18 C
Hanoi
Thứ Bảy, 22 Tháng Hai, 2025
spot_img
Home Blog Page 10

Chương 43. Luận Dương Nhận

0

Chương 43. Luận Dương Nhận

Nguyên văn: Dương Nhận là thần Kiếp tài, là Thất Sát của Chính Tài vậy. Ở trước Lộc một vị trí, duy chỉ có ngũ dương mới có, đó là Dương Nhận. Không nói là Kiếp mà nói là Nhận, vì chữ Kiếp này quá lớn vậy. Nhận cần được chế phục, Quan Sát đều cần đến, Tài Ấn theo hỗ trợ thì lại càng quý. Nói đến Chính Quan mà có Tài Ấn theo hỗ trợ thì tốt vậy, được Thất Sát, nó là cái gì vậy ? Mặt khác sao biết cách lấy Sát có thể thương hại thân, do đó hỉ chế phục mà kị Tài Ấn; dụng Dương Nhận thì cậy nhờ để chế Nhận, không sợ hại thân, cho nên trái lại là hỉ Tài Ấn mà kị chế phục vậy.

Từ chú: Trước Lộc một ngôi là Nhận, Nhận là phần vượt quá vượng, đầy quá thì sẽ tổn hại, cho nên không phải là cát thần. Ngũ dương là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm vậy. Tại sao chỉ có ngũ dương là có Nhận, còn ngũ âm thì không có Nhận? Ngũ hành phân âm dương mà có Thập Can, Giáp Ất cùng là mộc, Bính Đinh cùng là hỏa vậy; Trường sinh, Lộc, Vượng vốn là một không phải hai. Theo nhà Âm dương nói thì chỉ có Tứ Trường sinh và cũng chỉ có Ngũ Nhận mà thôi. Lại nói Nhận thì xác định khí hậu mà nói vậy, Giáp mộc sinh ở tháng Mão là Nhận, nếu không phải tháng Mão mà thiên can thấu Ất, hoặc chi năm, ngày, giờ là Mão, thì ứng với tên là Kiếp mà không phải tên là Nhận. Có tên là Nhật Nhận và Thời Nhận, thực ra cũng chỉ là Kiếp mà thôi, đặc biệt Nhận lực là rất nặng vậy. Vượt quá kỳ vượng cho nên cần có chế phục, bất luận là Quan hay Sát đều cần cả. Ở cách khác dụng Quan Sát, hỉ có Tài mà không hỉ Ấn, hỉ Ấn thì không hỉ Tài, duy chỉ có Dương Nhận cách lấy Nhận cường Sát vượng là tốt. Thân vượng địch Sát, không dựa vào Thực Thương để chế phục, duy chỉ có ở Dương Nhận cách mà thôi. Đã lấy thân cường địch Sát, cớ sao lại hỉ Ấn? Là do Sát Nhận giằng co nhau. Ấn dùng điều hòa Sát Nhận quá cứng cỏi mà để khí hoãn lại vậy. Sự thật thì ở trên Sát Nhận lưỡng đình thì rất ít, dù cho chính xác là Sát Nhận lưỡng đình cũng lấy Ấn vận là cần nhất, thân càng vượng thì càng có thể dùng Sát vậy.Như mệnh của Nhạc Vũ Mục, Quý Mùi/Ất Mão/Giáp Tí/Kỉ Tỉ, Nhận vượng mà Sát khinh, có Tài Ấn phụ tá, vận Ấn là tốt, đến Hợi vận tam hợp hội Nhận mà xung Tỵ, lưu niên Tân Dậu hợp Sát, Sát Nhận tương chiến, tuế vận xung kích, họa đến thảm khốc. Cách Dương Nhận là nổi bật đứng đầu vậy. ( Xem “Mệnh Giám”).

Nguyên văn: Dương Nhận dụng Quan, thấu Nhận không lo; Dương Nhận lộ Sát, thấu Nhận không thành; Quan có thể chế Nhận, thấu mà không làm hại; Nhận có thể hợp sát, thì có công sao ? Như Bính sinh tháng Ngọ, thấu Nhâm chế Nhận, mà lại lộ Đinh, Đinh cùng Nhâm hợp, thì Thất Sát có ý tham hợp vong khắc, làm sao chế Nhận? Cho nên vô công vậy.

Từ chú: Nguyệt lệnh Dương Nhận, không phải đều lấy Quan Sát làm dụng, đặc biệt nhật nguyên vượng vượt quá mức độ, không dùng Quan Sát chế Nhận, thì không thành quý cách, cho nên nói Dương Nhận nhất định mang theo Quan Sát là lấy chỗ này vậy. Nguyệt lệnh Dương Nhận không phải hết thân vượng, như Mậu Tí/Mậu Ngọ/Bính Thìn/Mậu Tuất, nguyệt lệnh Dương Nhận, tiết khí quá nhiều, trái lại là ngại thân nhược, cần trợ giúp cho Nhận. Tí thủy Quan tinh không thấu, do nơi Mậu thổ chế , không có thể dùng, trái lại cần lấy Ấn khứ Thực mà trợ giúp cho Nhận là tốt, là ví dụ vậy. Sát Nhận cùng thấu, hợp Sát thì như vô công, như Giáp Thân/Ất Mão/Giáp Dần/Canh Ngọ, là mệnh của một quan chức, thì lấy Tham hợp vong khắc vậy.

Nguyên văn: Nhưng cùng là Quan Sát chế Nhận, mà cách cũng có cao thấp, như Quan Sát lộ mà căn thâm, thì quý cũng lớn; Quan Sát tàng mà không lộ, hoặc lộ mà ít căn, thì quý hiển không lớn vậy. Như Kỉ Dậu/Bính Tí/Nhâm Dần/Bính Ngọ, Quan thấu có lực,Tài vượng sinh, là mệnh của Thừa tướng vậy. Lại như Tân Dậu/Giáp Ngọ/Bính Thân/Nhâm Thìn, thấu Sát mà gốc cạn, có Tài Ấn trợ giúp, cũng là mệnh của Thừa tướng.

Từ chú: Một tạo Kỷ Dậu, Kỷ lộc ở Ngọ, Dần Ngọ hội cục, Bính hỏa lưỡng thấu, Tài vượng sinh Sát, Nhận Tí thủy không khỏi bị cô lập. Cũng may ở Tài không phá Ấn, vận hành Tây Bắc, được bình yên sao không quý! Một tạo Tân Sửu, Sát Nhận lưỡng đình, cho nên Tài Ấn đều tốt. Nhưng mà lấy tàng mà không lộ là tiểu quý, giống như không hết như thế. Như mệnh của Hòa Thân, Canh Ngọ/Ất Dậu/Canh Ngọ/Nhâm Ngọ, Quan Nhận đều tàng mà không lộ, tốt ở Ất tòng Canh hóa, không trợ giúp Quan tinh, Quan tinh bị Nhâm thủy làm tổn thương. Vận hành Mậu Tí, Kỷ Sửu, hóa Quan trợ thân, địa vị đứng đầu thần dân. Đến Dần vận hội Ngọ, Tài sinh Quan vượng, mà gia đình tan nát mệnh bị tử vong. Đủ thấy cách có cao thấp là do nơi thanh trọc; lộ mà căn thâm, thì cách cục thanh tất nhiên thành quý vậy.

Nguyên văn: Nhưng cũng có Quan Sát chế Nhận mang Thương Thực mà cũng quý, sao vậy? Hoặc là Ấn lộ, hoặc là Sát quá nặng mà làm hại Tài, Quan Sát khinh mà thủ thanh như mệnh của Mục Đồng Tri, Giáp Ngọ/Quý Dậu/Canh Dần/Mậu Dần, Quý thủy hại dần Ngọ là Quan, mà Mậu lấy hợp Quý là chỗ Ấn hộ vậy. Như mệnh của Giả Bình Chương, Giáp Dần/Canh Ngọ/Mậu Thân/Giáp Dần, Sát lưỡng thấu mà căn quá nặng, lấy Thực chế thì cũng gọi là tổn Tài vậy. Như Bính Tuất/Đinh Dậu/Canh Thân/Nhâm Ngọ, Quan Sát xuất ra mạnh, mà Nhâm hợp Đinh Quan, Sát thuần mà không tạp. So sánh Dương Nhận cách, lợi ở lưu Sát, là nơi thủ thanh vậy.

Từ chú: Sát Nhận mang Thương Thực, Quan Sát bị chế, cách thành bệnh vậy, Mậu Ấn hợp Quý, khứ được bệnh thần, cho nên thành quý mệnh. Mệnh họ Mục tiếc là ở Dần Ngọ hợp mà ngăn cách bởi Dậu, không có thể hội hợp, lại không có Ấn vận thuần túy. Nếu trụ năm, trụ giờ Dần Ngọ hoán đổi vị trí, cách cục càng được. Mệnh của Giả Bình Chương,có trụ năm và tháng Dần Ngọ hội cục, chính là Ấn mà không phải Nhận, Canh kim thông căn ở Thân, thân cường Sát vượng mà có chế. Mậu sinh ở tháng Ngọ, hỏa viêm thổ táo, thích hợp có thủy để nhuận táo, gọi là điều hậu vậy, giống như không lấy Sát Nhận cách để xem. Mệnh Bính Tuất, Đinh Nhâm hợp Quan lưu Sát, cách cục thủ thanh, nhưng Quan Sát đều xuất ra mạnh. Chủ yếu là sắp đặt được thích hợp, đều không nhất định cần phải hợp chế. Như mệnh của vua Càn Long đời Thanh, Tân Mão/Đinh Dậu/Canh Ngọ/Bính Tí, tức Dương Nhận cách có Quan Sát xuất ra mạnh vậy.

Nguyên văn: Kỳ ở Bính sinh tháng Ngọ, bên trong tàng chứa Kỷ thổ, có thể lấy khắc thủy, lại cần mang Tài đeo Ấn; nếu Mậu sinh tháng Ngọ, can thấu Bính hỏa, chi hội hỏa cục, thì hóa Nhận thành Ấn, hoặc Quan hoặc Sát, thấu thì khứ Nhận, lưu Ấn thì cách cục càng thanh.Hoặc nếu Tài Sát cùng thấu lộ thì phạm khứ Ấn lưu Sát là kị, không lấy ví dụ sinh Sát, chế Sát, phú quý cả 2 đều là không.

Từ chú: Bính sinh tháng Ngọ, mang Tài đeo Ấn, như Bính Dần/Giáp Ngọ/Bính Thân/Nhâm Thìn,Thân Thìn củng hợp, Nhâm thủy thông căn, Nhận vượng Sát cường, Tài không phá Ấn, là tốt. Cho nên chấp chưởng binh hình, nắm đại quyền sinh sát vậy. Nếu Dần Thân đổi vị trí, năm Thân ngày Dần, Nhận vượng mà Sát không cường, tức không phải quý cách. Lại như Bính Dần/Giáp Ngọ/Bính Ngọ/Quý Tỵ, đeo Ấn mà không mang Tài, Quý thủy Quan tinh vô căn, như giọt nước mà nấu khô, không có thể làm dụng, chỉ có thể tòng theo thế cường, mất trung hòa, cũng không phải là cách tốt vậy. Đến như Mậu sinh tháng Ngọ, là hỏa viêm thổ táo, lại thêm hội hỏa cục, can thấu Bính Đinh, là hỏa cực vượng vậy, nếu thấu Quan Sát, mộc tòng thế hỏa, ngược lại là trợ giúp thêm vượng, làm sao có thể khứ Nhận mà lưu Ấn? Như Mậu Ngọ/Mậu Ngọ/Mậu Ngọ/Giáp Dần, tuy Bính Đinh không thấu, nhưng vì Dần Ngọ củng hợp, Giáp mộc trái lại trợ thế Viêm, cần hành kim để tiết thổ, chế Sát thành tốt. Thủy vận nghịch thành dụng, như Giáp Dần/Canh Ngọ/Mậu Dần/Giáp Dần, Giáp mộc thông căn Dần lộc, Sát vượng khứ Nhận lưu Ấn, lấy Ấn hóa Sát, được thành trung hòa, phúc thọ phú quý, danh lợi lưỡng toàn. Chỗ này tốt là ở chỗ không có Tài, Canh kim vô căn, có thể hiểu là không dùng; nếu thấu Tài, tất Tài phá Ấn mà sinh Sát, cách cục bị phá hoàn toàn vậy.

Nguyên văn: Lại như Dương Nhận dụng Tài, cách cục không tốt, nhưng Tài căn sâu mà dụng Thực Thương, lấy chuyển Nhận sinh Tài, tuy không thể so với Kiến Lộc Nguyệt Kiếp, cũng có thể lấy phú. Nếu không, thì Nhận cùng Tài cùng nhau đọ sức, cách cục không thành.

Từ chú: Nguyệt lệnh Dương Nhận, nhật nguyên nhất định vượng, gốc Tài nếu sâu, cả 2 đều đứng trơ trọi, nhất định dùng Thương Thực để thông khí, gọi là Thông quan vậy. Như Giáp Thân/Bính Tí/Nhâm Dần/Tân Hợi, hỉ có Dần Hợi tương hợp, mộc hỏa được đất sinh, Thân Tí hội cục, Thực thần lại được sinh phù, Tài khí thông môn hộ, là phú cách vậy. Nếu Nhận vượng Tài khinh, mà không có Thực Thương, như Mậu Tí/Mậu Ngọ/Mậu Tuất/Mậu Ngọ, có một chữ Thân là gốc của Tí thủy, mà kim thủy không thấu, không phải là cách phú quý, song cũng có kết cục giống nhau vậy.

 

Chương 48. Phụ luận, Tạp cách thủ vận

0

Đảo Xung cách

Tỉ Tỉ Nhật chủ Tỉ
Mậu Ngọ Mậu Ngọ Mậu Ngọ Mậu Ngọ
Đinh,Kỷ Đinh,Kỷ Đinh,Kỷ Đinh,Kỷ
Ấn,Kiếp Ấn,Kiếp Ấn,Kiếp Ấn,Kiếp
Đế vượng Đế vượng Đế vượng Đế vượng

Đại vận: Kỉ Mùi/Canh Thân/Tân Dậu/Nhâm Tuất/Quý Hợi/Giáp Tí
Lưỡng thần ( Mậu và Ngọ) thành tượng. Cả 2 khí thế nghiêng về hỏa thổ, là Tòng vượng cách. Kim vận là tốt nhất, nhưng mà “Hỏa viêm thổ táo” ( Hỏa nóng đất khô) rút cuộc sợ thiên khô thì cần có thủy thổ để hộ vệ. Như vận Canh Thìn, Tân Sửu, đều tốt. Nếu gặp thủy vận, giống như lấy một chén nước ở xa mà cứu giúp cái xe chưa đầy củi lửa vậy. Lập tức gặp tai nạn ngay. Chỗ Đảo Xung rất kị Điền thực, tức là ý này vậy. Mộc vận tính chống lại thổ, thêm lửa cho hỏa cũng là không thích hợp vậy.

Kiêu T.Tài Nhật chủ Kiêu
Giáp Dần Canh Ngọ Bính Ngọ Giáp Ngọ
Giáp,Bính,Mậu Đinh,Kỉ Đinh,Kỉ Đinh,Kỉ
Kiêu,Tỉ,Thực Kiếp,Thương Kiếp,Thương Kiếp,Thương
Trường sinh Đế vượng Đế vượng Đế vượng

Đại vận: Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu/Giáp Tuất/Ất Hợi/Bính Tí
Canh kim vô căn coi như bỏ không luận. Khí nghiêng về mộc hỏa, thành cách Viêm thượng, cần nhất là thổ vận tiết khí hỏa. Thuyết này luận như Nhân Thọ cách.

Lấy 2 mệnh ở trên tục đều gọi là Đảo xung cách.

Triều Dương cách

Ấn Tỉ Nhật chủ Ấn
Mậu Thìn Tân Dậu Tân Dậu Mậu Tí
Mậu,Quý,Ất Tân Tân Quý
Ấn,Thực,T.Tài Tỉ Tỉ Thực
Mộ Lộc Lộc Trường sinh

Đại vận: Nhâm Tuất/Quý Hợi/Giáp Tí/Ất Sửu/Bính Dần/Đinh Mão
Mệnh này kim thủy Thương quan, gốc không có Quan tinh, khí thế thiên về kim thủy, lấy thuận kỳ tính. Hành thổ kim thủy vận là tốt, hỏa vận là kị. Mộc mang thủy ở trên có thể hành, mà mộc mang hỏa thì không nên thấy. Chỗ này tục gọi là Triều Dương cách.

Hợp Lộc cách

Kiếp Tỉ Nhật chủ Thực
Kỷ Mùi Mậu Thìn Mậu Thìn Canh Thân
Kỷ,Đinh,Ất Mậu,Ất,Quý Mậu,Ất,Quý Canh,Mậu,Nhâm
Kiếp,Ấn,Quan Tỉ,Quan,Tài Tỉ,Quan,Tài Thực,Tỉ,T.Tài
Suy Quan đái Quan đái Bệnh

Đại vận: Đinh Mão/Bính Dần/Ất Sửu/Giáp Tí/ Quý Hợi/Nhâm Tuất
Mệnh này thổ kim Thực thần cách vậy. Tỉ kiếp quá trọng, khí thế nghiêng về thổ kim, lấy kim vận tiết thổ tú khí là vận đẹp nhất, thủy vận cũng tốt. Mộc hỏa vận là kị, gọi là “Thổ thịnh mộc chiết ( gãy)” vậy. Tục lấy Canh hợp Ất là Quan tinh, xưng là Hợp Lộc cách, lại không cần thấy rõ, hỉ Tài để sinh. Lấy vận cũng như nhau.

Sát Kiêu Nhật chủ Ấn
Kỷ Dậu Tân Mùi Quý Mùi Canh Thân
Tân Kỷ,Đinh,Ất Kỷ,Đinh,Ất Canh,Mậu,Nhâm
Kiêu Sát,T.Tài,Thực Sát,T.Tài,Thực Ấn,Quan,Kiếp
Bệnh Mộ Mộ Tử

Đại vận: Canh Ngọ/Kỉ Tỵ/Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần/Ất Sửu
Tục gọi cách này cũng gọi là Hợp Lộc cách, lấy Thân hợp Tỵ trong có Mậu thổ là Quan tinh vậy. Nguyệt lệnh là Thiên Quan ( Sát), thấu ra ở can năm, thời thượng Canh Ấn hóa Sát là dụng thần ( Xem chương luận Thất Sát cách). Cách cục chính thanh, có gì không tốt? Nếu lấy Tỵ trong Mậu Quan tinh, sao không phải là Quan Sát hỗn tạp ư?

Tòng Tài cách

T.Tài Ấn Nhật chủ Thương
Canh Thân Ất Dậu Bính Thân Kỷ Sửu
Canh,Mậu,Nhâm Tân Canh,Mậu,Nhâm Kỷ,Quý,Tân
T.Tài,Thực,Sát Tài T.Tài,Thực,Sát Thương,Quan,Tài
Bệnh Tử Bệnh Dưỡng

Đại vận: Bính Tuất/Đinh Hợi/Mậu Tí/Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão
Ất tòng Canh hóa, không lấy Ấn luận, Bính hỏa đến Thân, tọa ở đất Bệnh, tứ trụ không có căn gốc, thời thượng Kỉ Sửu lại đến sinh kim, khí thế nghiêng về kim vượng. Là khí mệnh Tòng Tài cách vậy. Hành vận phù hợp là thổ kim thủy, Nam phương hỏa địa là tối kị, mộc cũng bất lợi.

Tòng Sát cách

Tỉ Tỉ Nhật chủ Kiếp
Ất Dậu Ất Dậu Ất Dậu Giáp Thân
Tân Tân Tân Canh,Mậu,Nhâm
Sát Sát Sát Quan, Tài,Ấn
Tuyệt Tuyệt Tuyệt Thai

Đại vận: Giáp Thân/Quý Mùi/Nhâm Ngọ/Tân Tỵ/Canh Thìn/Kỉ Mão
Ất mộc vô căn, khí thế nghiêng về kim, là khí mệnh Tòng Sát cách. Kim vận tốt nhất, thổ thủy cũng cát. Vận mộc là Ất mộc gặp căn, hỏa vận là nghịch kỳ thế vượng, là tối kị. Cùng cách Tòng Tài ở trên đều giống nhau.

Tỉnh Lan Xoa Cách

Kiêu Tỉ Nhật chủ Tỉ
Mậu Tí Canh Thân Canh Thân Canh Thìn
Quý Canh,Mậu,Nhâm Canh,Mậu,Nhâm Mậu,Quý,Ất
Thương Tỉ,Kiêu,Thực Tỉ,Kiêu,Thực Kiêu,Thương,Tài
Tử Lộc Lộc Dưỡng

Đại vận: Tân Dậu/Nhâm Tuất/Quý Hợi/Giáp Tí/Ất Sửu/Bính Dần
Chỗ này tục gọi là Tỉnh Lan Xoa Cách. Canh kim thừa vượng tiết tú, chi toàn Thân Tí Thìn thủy cục. Khí thế nghiêng về kim thủy, đang thuận kỳ thế lấy thủ vận. Thổ kim thủy là vận tốt, mộc vận cũng có thể. Hành hỏa vận là nghịch kỳ thế vượng thì không tốt.

 

Diêu hợp cách

Tỉ Tỉ Nhật chủ Kiếp
Tân Sửu Tân Sửu Tân Sửu Canh Dần
Kỷ,Quý,Tân Kỷ,Quý,Tân Kỷ,Quý,Tân Giáp,Bính,Mậu
Kiêu,Thực,Tỉ Kiêu,Thực,Tỉ Kiêu,Thực,Tỉ Tài,Quan,Ấn
Dưỡng Dưỡng Dưỡng Thai

Đại vận: Canh Tí/Kỷ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu/Bính Thân/Ất Mùi
Chỗ này tục gọi là Sửu diêu Tỵ cách. Thổ kim thành cục, sinh ở tháng 12, thời thượng Dần mộc ( trụ giờ) vô khí, không thể thành dụng. Thế tượng thiên về thổ kim, cần vận thổ kim thủy, mộc hỏa thì nghịch kỳ thế vượng là không tốt. Cùng Tí Diêu Tỵ cách thủ vận giống nhau vậy.

Sửu diêu Tỵ lộc cách ( còn gọi là Hình Hợp)

Thực Tỉ Nhật chủ Thương
Ất Mùi Quý Mão Quý Mão Giáp Dần
Kỉ,Đinh,Ất Ất Ất Giáp,Bính,Mậu
Sát,T.Tài,Thực Thực Thực Thương,Tài,Quan
Mộ Trường sinh Trường sinh Dưỡng

Đại vận: Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tí/Kỉ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu
“Hỉ Kị Thiên” viết: “Quý nhật tiến phùng Dần vị, tuế nguyệt phạ Mậu dĩ nhị phương”, có nghĩa là “ Ngày Quý tiến lên gặp vị trí Dần, năm tháng sợ Mậu lấy 2 phương”. Lấy Dần hình xuất Tỵ trong có Mậu thổ làm cách, kỳ thật chính là Tòng Nhi Cách vậy. Khí thế thiên về mộc, hành vận mộc hỏa là tốt nhất. Tòng cách kị gặp Tỉ Kiếp, mà Tòng Nhi có Thực Thương dẫn hóa không kị Tỉ Kiếp, việc này là điểm bất đồng. Quan Sát là đại kị, Ấn vận cũng vậy.

Tí diêu Tỵ lộc cách ( còn gọi là Diêu Hợp Cách)

Tỉ Tỉ Nhật chủ Tỉ
Giáp Thân Giáp Tuất Giáp Tí Giáp Tí
Canh,Mậu,Nhâm Mậu,Tân,Đinh Quý Quý
Sát,T.tài,Kiêu T.Tài,Quan,Thương Ấn Ấn
Tuyệt Dưỡng Mộc dục Mộc dục

Đại vận: Ất Hợi/Bính Tí/Đinh Sửu/Mậu Dần/Kỉ Mão/Canh Thìn/Tân Tỵ
“Hỉ Kị Thiên” viết: “Giáp Tí nhật tái ngộ Tí thời, úy Canh Tân Thân Dậu Sửu Ngọ, dĩ Tí diêu hợp Tỵ vi cách”, có nghĩa là “Ngày Giáp Tí lại gặp giờ Tí, sợ Canh Tân Thân Dậu Sửu Ngọ, lấy Tí hợp xa Tỵ làm cách”. Thực ra, nguyệt lệnh là Thiên Tài, dụng Tài phá Ấn, cần gì lấy cách cục riêng? Tuất tàng Đinh hỏa, sinh khởi Tài tinh, gặp vận thấu thanh là tốt, Canh Tân Thân Dậu Quan Sát sinh

Chương 48. Phụ luận, Tạp cách thủ vận

Từ chú: Tạp cách không giống nhau, đa số là khí thế thiên về vượng, vượt ra ngoài lý lẽ ngũ hành bình thường. Người xưa luận mệnh, thường cố chấp ở thuyết Tài Quan, tứ trụ không có Tài nhưng vẫn lấy, thì không ngại mà lấy Diêu hợp, Đảo xung, kèm theo hiểu biết một cách khiên cưỡng, lấy phù hợp ở Tài Quan, không khỏi khá là giễu cợt. Mệnh lý không ngoài ở ngũ hành, khí thế tuy là thiên về vượng, mà trong thiên vượng vẫn có chính lý để lấy, theo “Tích Thiên Tủy chinh nghĩa” thì cách thiên vượng, đại để lấy vận cần thuận theo thế của khí, dù can chi hỉ kị cũng cần phải xem kỹ tứ trụ phối hợp như thế nào mà thuận thế lấy vận, nói chung là có quy định.Nhân tiện thêm chỗ bản gốc dẫn ra các tạo. Ước lược nói:

Khúc trực Nhân thọ cách

Kiêu Tỉ Nhật chủ Ấn
Quý Hợi Ất Mão Ất Mùi Nhâm Ngọ
Nhâm,Giáp Ất Kỷ,Đinh,Ất Đinh,Kỷ
Ấn,Kiếp Tỉ T.Tài,Thực,Tỉ Thực,T.Tài
Tử Lộc Dưỡng Trường sinh

Đại vận: Giáp Dần/Quý Sửu/Nhâm Tí/Tân Hợi/Canh Tuất/Kỉ Dậu
Nhật chủ là Giáp Ất, chi đủ Hợi Mão Mùi hoặc Dần Mão Thìn, là Khúc Trực Nhân Thọ Cách vậy. Khí thế thiên vượng về Mộc, cần hành vận Thủy Mộc Hỏa, Quan Sát vận là tối kị, Tài vận cũng không tốt.
– Bính Đinh là Nhật chủ, chi đủ Dần Ngọ Tuất hoặc Tỵ Ngọ Mùi, là Viêm Thượng Cách.
– Nhật chủ là Mậu Kỉ, chi đủ Thìn Tuất Sửu Mùi là Giá Sắc cách.
– Canh Tân là Nhật chủ, chi đủ Tỵ Dậu Sửu hoặc Thân Dậu Tuất, gọi là Tòng Cách cách.
– Nhật chủ là Nhâm Quý, chi đủ Thân Tí Thìn hay Hợi Tí Sửu, gọi là Nhuận Hạ cách.
5 loại trên đều có ý nghĩa như nhau.

Hóa khí cách

Thực Tài Nhật chủ Thực
Giáp Tuất Đinh Mão Nhâm Dần Giáp Thìn
Mậu,Tân,Đinh Ất Giáp,Bính,Mậu Mậu,Quý,Ất
Sát,Ấn,Tài Thương Thực,T.Tài,Sát Sát,Kiếp,Thương
Quan đái Tử Bệnh Mộ

Đại vận: Mậu Thìn/Kỉ Tỵ/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý dậu
Đinh Nhâm hợp hóa mộc, sinh ở Xuân nguyệt, giờ phùng Giáp Thìn, nguyên thần mộc thấu xuất, chính là Hóa Mộc Cách. Khí thế nghiêng về mộc vậy. Hóa thần hỉ hành ở đất vượng, cần nhất là Dần Mão Thìn đất Tỉ Kiếp, mà kị Quan Sát, đất của nhật chủ trở lại như cũ thì cũng kị, trong đó cần phân biệt sơ lược như Đinh Nhâm hóa mộc, nhật nguyên Nhâm thủy, hành Hợi Tí Sửu là Ấn địa, sinh khởi Hóa Thần cũng tốt; Nếu lấy Giáp hóa thổ, mà hành Dần Mão Thìn, là khắc Hóa Thần của Ta là đại kị vậy.
Hóa Khí cách có Giáp Kỷ hóa thổ, Ất Canh hóa kim, Bính Tân hóa thủy, Đinh Nhâm hóa mộc, Mậu Quý hóa hỏa, có 5 loại, ý nghĩa đều giống nhau.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Chương 46. Luận Kiến Lộc, Nguyệt Kiếp thủ vận

0

Nguyên văn: Lộc Kiếp thủ vận, tức lấy Lộc Kiếp thành cục, phân ra mà phối hợp. Lộc Kiếp dụng Quan, có Ấn hộ thì hỉ Tài, sợ gặp hợp Quan tinh, sợ lạm dụng Thất Sát. Thương thực không thể thành hại, Tỉ Kiếp không đến thành hung.

Từ chú: Nguyệt lệnh Lộc Kiếp không thể là dụng, tùy tứ trụ phối hợp, dụng Tài Quan Thực thương, tức là cùng với luận Tài Quan Thực thương thủ vận là giống nhau. Dụng Quan có Ấn hộ, thì Quan tinh kị Thương và Quan Ấn cùng thấu, lấy Ấn chế Thương hộ Quan làm dụng vậy. Lộc Kiếp thấu Ấn, nhật nguyên tất vượng, cho nên lấy Tài sinh Quan, kị Quan tinh bị hợp khứ, hoặc Thất Sát hỗn tạp, nguyên cục thấu Ấn, cho nên Thực thương không thể làm hại; Kiếp Tỉ tuy không phải là vận tốt, nhưng nguyên cục thấu Quan thì Kiếp Tỉ cũng không nhất định là hung vậy. Như mệnh của Kim Thừa tướng, là Quan dụng Ấn hộ mà hỉ Tài vậy.

Ấn Quan Nhật chủ Tỉ
Canh Tuất Mậu Tí Quý Dậu Quý Hợi
Mậu,Tân,Đinh Quý Tân Nhâm,Giáp
Quan,Kiêu,T.Tài Tỉ Kiêu Kiếp,Thương
Suy Lộc Bệnh Đế vượng

Đại vận: Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão/Nhâm Thìn/Quý Tỵ/Giáp Ngọ
Nguyệt lệnh kiến lộc, Mậu thổ Quan tinh, thông căn ở Tuất, là Quan có gốc vậy. Canh kim là phụ giúp, nhưng thân vượng không cần Ấn phải nhọc công, duy chỉ có hành vận đến đất Thực thương là lấy để hộ Quan. Vận Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn đều bình thường, hậu vận Quý Tỵ chuyển đến Nam phương, Tài sinh Quan vượng, hoan hỉ đến tuổi già vậy.

Nguyên văn: Tài sinh hỉ Ấn thụ, cần phải có gốc Quan tinh, sợ kẻ lấn áp Thực Thương, gặp Tài thì càng có sự nghiệp,còn hỗn tạp Sát sao mà chẳng ngại?

Từ chú: Tài sinh hỉ Ấn, là nguyên cục có Tài sinh Quan vậy. Tuy dụng ở Tài Quan nhưng cần có Ấn, thì không sợ Quan vượng. Ấn như thấu xuất, đến Tài bản thân cũng không ngại, tức là Tam kỳ cách, ở dưới gặp mệnh của Vương Thiếu sư thì rõ. Có Ấn hộ thì hỉ Tài, Tài sinh hỉ có Ấn, nguyên cục cần phải đồng đều đủ cả, gọi là Tài Ấn tương tùy là vậy. Nhưng, nguyên cục Tài sinh Quan vượng, vận đến Ấn địa cũng là tốt đẹp. Quan tinh cắm rễ là như dụng Nhâm là Quan, vận lại gặp Quan là Quan nặng, gặp Quý là hỗn tạp Sát, đất Hợi Tí Sửu thì là cắm rễ vậy. Sợ Thực thương khắc chế mà hỉ có Tài sinh.

Tỉ Kiếp Nhật chủ Quan
Đinh Dậu Bính Ngọ Đinh Tỵ Nhâm Dần
Tân Đinh,Kỉ Bính,Mậu,Canh Giáp,Bính,Mậu
T.Tài Tỉ,Thực Kiếp,Thương,Tài Ấn,Kiếp,Thương
Trường sinh Lộc Đế vượng Tử

Đại vận: Ất Tỵ/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tí/Kỷ Hợi/Mậu Tuất
Mệnh của Lý Tri phủ, hỉ Tỵ Dậu hội, dẫn Tài mà gần bên lấy sinh Nhâm thủy Quan tinh, lại hỉ trụ giờ có Dần, là Tài Ấn tương tùy ( hỗ trợ theo ) vậy. Nhâm Dần Quan Ấn, Tân Sửu Canh Tí đất Tài Quan là đẹp nhất, Kỷ Hợi ở trên có khả không có ngại. Vận Mậu Tuất tất không tốt, là chỗ Thực thương lấn áp vậy.

Ấn Quan Nhật chủ T.Tài
Canh Ngọ Mậu Tí Quý Mão Đinh Tỵ
Đinh,Kỉ Quý Ất Bính,Mậu,Canh
T.Tài,Sát Tỉ Thực Tài,Quan,Ấn
Tuyệt Lộc Trường sinh Thai

Đại vận: Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão/Nhâm Thìn/Quý Tỵ/Giáp Ngọ
Mệnh cuả Vương Thiếu Sư, là Tài Quan Ấn cách Tam Kỳ vậy. Hỉ kỳ Quan Ấn thông căn ở Tỵ, Tài tinh đắc lộc ở Ngọ, chi tàng can thấu, là trời che đất chở. Nếu ít lộ can mà không tàng chi thì cũng không đủ quý. Lại hỉ trụ năm là Ấn , trụ giờ là Tài, mà cả 2 thì không tương khắc nhau ( vì cách xa trụ), Mậu Quý tương hợp mà có tình, chuyên hướng về Nhật chủ, phù hợp với quý cách, đó chính là mệnh của Thiếu sư vậy. Vận hỉ Tài Quan mà Ấn cũng tốt, cùng Tài sinh hỉ Ấn là giống nhau.

Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Tài mà mang Thực Thương, Tài Thực nặng thì hỉ Ấn thụ và không kị Tỉ kiên; Tài Thực nhẹ thì cần trợ giúp Tài mà không hỉ Ấn Tỉ. Gặp Sát không bị hại, gặp Quan thì không thành phúc.

Từ chú: Lộc Kiếp cùng Dương Nhận là giống nhau, đơn độc dụng Tài là chỗ kị, không mang Thương Thực thì không có khả năng dụng Tài vậy. Cũng nên phân ra thân khinh, thân trọng, Thực thương nặng tiết khí thái quá, thì cần Ấn thụ, gặp Tỉ Kiếp, có Thực thương dẫn hóa mà không kị; Tài Thực nhẹ, hỉ nhất là Thực thương, Tài vận cũng tốt, Ấn chế Thực thương, Tỉ Kiếp phân tài, đều không phù hợp. Quan Sát mà có Thực thương hồi khắc thì không có lo, nhưng không thành phúc vậy, như mệnh của Trương Đô Thống:

Thương Tài Nhật chủ Tài
Giáp Tí Bính Tí Quý Sửu Bính Thìn
Quý Quý Kỷ,Quý,Tân Mậu,Ất, Quý
Tỉ Tỉ Sát,Tỉ,Kiêu Quan,Thực,Tỉ
Lộc Lộc Quan đái Dưỡng

Đại vận: Đinh Sửu/Mậu Dần/Kỉ Mão/Canh Thìn/Tân Tỵ/Nhâm Ngọ
Giáp Bính đều không thông căn, Thương quan quá nhẹ, cần hành vận Thực thương để trợ giúp Tài tinh. Mậu Dần, Kỉ Mão vận, đất Thực Thương là tốt nhất, còn vận Canh Thìn thì không phải tốt. Mệnh này tiếc là không có các vận Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ để trợ giúp vậy.

 

Thực Thực Nhật chủ T.Tài
Kỉ Mùi Kỉ Tỵ Đinh Mùi Tân Sửu
Kỉ,Đinh,Ất Bính,Mậu,Canh Kỉ,Đinh,Ất Kỉ,Quý,Tân
Thực,Tỉ,Kiêu Kiếp,Thương,Tài Thực,Tỉ,Kiêu Thực,Sát,T.Tài
Quan đái Đế vượng Quan đái Mộ


Đại vận: Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần/Ất Sửu/Giáp Tí/Quý Hợi/Nhâm Tuất
Mệnh này Tài Thực đều thông căn, nhật nguyên cũng không nhược, hơn mệnh họ Trương nhiều vậy. Lại hỉ có Tỵ Sửu củng hợp mà lộ Tân, Kiếp hóa thành Tài tinh, vận hỉ Ấn thụ mà không kị Tỉ Kiếp. Đinh Mão, Bính Dần 20 năm đất Kiếp Ấn là vận tốt nhất. Ất Giáp khắc mất Kỷ thổ, Tí Quý Quan Sát không tốt vậy.

Tỉ T.Tài Nhật chủ T.Tài
Canh Tí Giáp Thân Canh Tí Giáp Thân
Quý Canh,Mậu,Nhâm Quý Canh,Mậu,Nhâm
Thương Tỉ,Kiêu,Thực Thương Tỉ,Kiêu,Thực
Tử Lộc Tử Lộc

Đại vận: Ất Dậu/Bính Tuất/Đinh Hợi/Mậu Tí/Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão
Mệnh này là của Cao Thượng thư. Tí Thân hội cục, Lộc Kiếp hóa làm Thương quan, mừng được sinh tại tháng 7 ( Thân), khí hậu chưa hàn lạnh, cho nên kim thủy Thương quan không thấy Quan Sát, không làm thương tổn quý khí vậy.
Lại lấy nguyên cục không có hỏa, khí nghiêng về kim thủy, vận cần kim thủy bản địa, lại tiếp gặp vận Quan Sát hỏa địa là không tốt. Thổ vận có Giáp Mộc hồi khắc, không ngại, gọi là thuận kỳ khí thế để lấy vận vậy.

Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Sát Thực chế, Thực trọng Sát khinh thì vận cần trợ Sát; Thực khinh Sát trọng thì vận hỉ trợ giúp Thực.

Từ chú: Lộc Kiếp dụng Sát lấy Thực chế, cùng Thực thần chế Sát không khác biệt. ( Xem lại chương luận Thiên Quan)

Nguyên văn: Nếu dụng Sát mà mang Tài, trong mệnh hợp Sát lưu Tài, thì Thương Thực là cần thiết, Tài vận không kị, thấu Quan không lo, thân vượng cũng hanh thông. Nếu trong mệnh hợp Tài lưu Sát, mà dụng Thực chế, Sát khinh thì trợ Sát, Thực khinh thì trợ Thực vậy.

Từ chú: Lộc Kiếp dụng Sát mà mang Tài, thì Tài bè đảng cùng Sát là kị, hợp Sát hợp Tài, đều lấy thủ thanh mà quý. Hợp Sát lưu Tài, thì lấy Tài luận, tất phải nhở Thực thương chuyển sinh; còn hợp Tài lưu Sát thì lấy Sát luận và cần Thực thần chế phục, giống như dùng Sát để tiết khí.

T.Tài Kiếp Nhật chủ Sát
Đinh Tỵ Nhâm Tí Quý Mão Kỉ Mùi
Bính,Mậu,Canh Quý Ất Kỉ,Đinh,Ất
Tài,Quan,Ấn Tỉ Thực Sát,T.Tài,Thực
Thai Lộc Trường sinh Mộ

Đại vận: Tân Hợi/Canh Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Thân/Đinh Mùi/Bính Ngọ
Mệnh này hợp Tài lưu Sát, là mệnh của Lâu Tham Chính. Đinh Nhâm hợp nhất, Tài không thể bè đảng với Sát được, Mão Mùi hợp thành Sát có chế, đều là nơi lấy thanh. Dậu Thân đất của Ấn là tốt, Bính Đinh Tài địa không tốt.

Sát Kiếp Nhật chủ T.Tài
Mậu Thìn Quý Hợi Nhâm Ngọ Bính Ngọ
Mậu,Quý,Ất Nhâm,Giáp Đinh,Kỉ Đinh,Kỉ
Sát,Kiếp,Thương Tỉ,Thực Tài,Quan Tài,Quan
Mộ Lộc Thai Thai

Đại vận: Giáp Tí/Ất Sửu/Bính Dần/Đinh Mão/Mậu Thìn/Kỉ Tỵ/Canh Ngọ

Đây là hợp Sát lưu Tài, là mệnh của Viên Nội các. Mậu Quý hợp Sát có thể không luận, hỉ có Hợi trong tàng Giáp, lấy Thực thần sinh Tài làm dụng, cần hành đến đất thân vượng, Thực Thương. Vận Bính Dần, Đinh Mão, đất Thực thương Tài tinh là đẹp. Vận Mậu Thìn đất Quan Sát là không tốt.

Nguyên văn: Lộc Kiếp mà dụng Thực thương, Tài vận là cần nhất, Sát cũng không kị, hành Ấn thụ không tốt, Quan thấu cũng không đẹp. Nếu mệnh có Thương thực quá nặng, thì Tài vận chắc chắn có lợi, mà Ấn cũng không kị vậy.

Từ chú: Lộc Kiếp mà dụng Thực Thương, tức Thực Thần, Thương Quan cách vậy. Tài vận là tốt nhất, Thực thương hỉ hành Tài địa; Thất sát cũng không kị, kim thủy Thương quan hỉ gặp hỏa, mộc hỏa Thương quan hỉ gặp thủy, là điều hậu khí hậu vậy. Quan Ấn cũng không bắt đầu không đẹp, đặc biệt cần xem phối hợp tứ trụ, như mệnh của Trương Trạng nguyên:

Tỉ Thực Nhật chủ Thực
Giáp Tí Bính Dần Giáp Tí Bính Dần
Quý Giáp,Bính,Mậu Quý Giáp,Bính,Mậu
Ấn Tỉ,Thực,T.Tài Ấn Tỉ,Thực,T.Tài
Mộc Dục Lộc Mộc Dục Lộc


Đại vận: Đinh Mão/Mậu Thìn/Kỉ Tỵ/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu
Lưỡng Thần ( là 2 Thập thần: Tỉ – Thực) thành tượng, Giáp mộc ở nguyệt lệnh Kiến Lộc, mà Bính hỏa cũng từ Dần thấu xuất ra, cho nên là mộc hỏa thông minh vậy. Nhưng mà không có Tí thủy Ấn thụ thì hỏa táo mộc khô. Tí thủy ở đây lấy để điều hậu, không phải lấy làm dụng được. Vận chuyển Nam phương, đến kỳ thích nghi mà đứng đầu thiên hạ vậy. Canh Ngọ vận, Sát không có căn, Bính hỏa hồi khắc, không đủ làm hại được. Vận Tân kim hợp Bính hỏa, không khỏi bị mờ mịt, trì trệ. Vận Nhâm Thân, đất của Sát Ấn không được tốt.

Thương Tỉ Nhật chủ Tỉ
Quý Mão Canh Thân Canh Tí Canh Thìn
Ất Canh,Mậu,Nhâm Quý Mậu,Quý,Ất
Tài Tỉ,Kiêu,Thực Thương Kiêu,Thương,Tài
Thai Lộc Tử Dưỡng

Đại vận: Kỉ Mùi/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ/Bính Thìn/Ất Mão/Giáp Dần
Đây là mệnh của một trạng nguyên, là kim thủy tương hàm ( hỗ trợ) vậy. Nhận biết ngày Canh gặp toàn Nhuận hạ, là Tỉnh Lan Xoa cách. Kỳ thật là Thân Tí Thìn tam hợp thủy cục, chính là cách cục Thực thần sinh Tài, nhưng nguyên cục không có hỏa, khí nghiêng về kim thủy, hành Quan Sát hỏa vận nhất định là không tốt. “Hỉ Kị Thiên” nói: Kị phương Bính Đinh Tỵ Ngọ vậy. Ấn Kiếp Thực Tài đều tốt, kỳ làm lớn đứng đầu thiên hạ nhất định là do hậu vận có Thìn vậy.

Nguyên văn: Lộc Kiếp mà Quan Sát đều thấu ra, không luận hợp Sát lưu Quan, lưu Quan chế Sát. Vận hỉ Thực Thương, Tỉ kiên cũng tốt, Ấn thụ chưa tốt, Tài Quan cũng không phải là phúc vận.

Từ chú: Hợp Sát lưu Quan, Sát không bị hợp khứ ( hợp nhưng không mất), Quan Sát tạp mà nặng, cho nên cần chế phục vậy. Chế Sát lưu Quan, cùng Quan Sát mà lấy Thực Thương chế phục vậy. Xem xét 2 mệnh ở dưới:

Quan Sát Nhật chủ Kiếp
Tân Sửu Canh Dần Giáp Thìn Ất Hợi
Kỉ,Quý,Tân Giáp,Bính,Mậu Mậu,Quý,Ất Nhâm,Giáp
Tài,Ấn,Quan Tỉ,Thực,T.Tài T.Tài,Ấn,Kiếp Kiêu,Tỉ
Quan đái Lộc Suy Trường sinh

Đại vận: Kỉ Sửu/Mậu Tí/Đinh Hợi/Bính Tuất/Ất Dậu/Giáp Thân
Đây là mệnh thứ nhất Bình Chương, là hợp Sát lưu Quan vậy. Riêng Ất Canh tương hợp, Sát không hợp khứ, Quan Sát cùng thấu ra, lấy Sát luận, hỉ kỳ thân vượng địch Sát vậy. Đinh Hợi, Bính Tuất vận là vận chế Sát, cùng Thân vượng bằng nhau đều là vận tốt. Nhật nguyên lấy vượng không cần nhọc có Ấn sinh, Quan Sát hỗn tạp sao có thể tiếp tục trợ giúp?

Quan Sát Nhật chủ Thực
Tân Hợi Canh Dần Giáp Thân Bính Dần
Nhâm,Giáp Giáp,Bính,Mậu Canh,Mậu,Nhâm Giáp,Bính,Mậu
Kiêu,Tỉ Tỉ,Thực,T.Tài Sát,T.Tài,Kiêu Tỉ,Thực,T.Tài
Trường sinh Lộc Tuyệt Lộc

Đại vận: Kỉ Sửu/Mậu Tí/Đinh Hợi/Bính Tuất/Ất Dậu/Giáp Thân
Thất Sát thông căn, Quan trợ cho Sát, lấy Thực thần chế Sát vậy. Gọi là chế Sát lưu Quan, sao như hợp Quan lưu Sát? Tóm lại, thân cường lấy chế làm dụng vậy. Vận Đinh Hợi, Bính Tuất, đất thân vượng chế Sát là tốt nhất, Ấn vận dù tốt nhưng cần phòng kỳ khứ Thực mà hại dụng vậy.

Quan Thương Nhật chủ Kiêu
Kỉ Dậu Ất Hợi Nhâm Tuất Canh Tí
Tân Nhâm,Giáp Mậu,Tân, Đinh Quý
Ấn Tỉ,Thực Sát,Ấn,Tài Kiếp
Mộc dục Lộc Quan đái Đế vượng

Đại vận: Giáp Tuất/Quý Dậu/Nhâm Thân/Tân Mùi/Canh Ngọ/Kỉ Tỵ
Mệnh của Vương Tổng binh. Ất Canh tương hợp, hỉ kỳ hóa mà thành Ấn thụ, khứ Thương còn Quan, danh phù kỳ thực. Khứ bệnh thành quý, mệnh này là quý cách vậy. Đến vận Tân Mùi, Canh Ngọ là tốt, vận hỉ Tài Quan mà khứ Quan thì thành kị vậy. Ngọ Mùi là Tài địa, chi không hại can, mà lại có sinh Quan là ích lợi. Canh Tân hướng về Mão là can không thông căn, mà còn sinh trợ cho nhật nguyên là vận tốt vậy.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Chương 47. Luận Tạp cách

0

Nguyên văn: Tạp cách là Nguyệt lệnh không có dùng, lấy ngoại cách mà dùng, cách quá nhiều cho nên mới nói là Tạp. Hạn chế lớn là yêu cầu can đầu không có Quan Sát thì phương thành cách, nếu có Quan Sát thì đương nhiên lấy Quan Sát làm dụng, xếp vào ngoại cách vậy. Nếu thấu Tài ở trên thì có thể lấy thành cách, nhưng Tài có gốc sâu, hoặc Tài thấu ra hai vị, thì cũng lấy Tài làm trọng mà không lấy ngoại cách vậy.

Từ chú: Dụng thần lấy nguyệt lệnh làm trọng, nguyệt lệnh có dụng thần thì có thể lấy, thì rất là thân thiết. “Tích Thiên Tủy” nêu: “Lệnh thượng tầm chân tụ đắc chân” vậy. Trong Nguyệt lệnh có Tài Quan Thực Ấn, hoặc không thể dùng thì ở trong trụ năm, trụ ngày, giờ có thể chọn ra mà dùng, nếu như tất cả đều không có cách thì không giới hạn là Tài, Quan, Thất Sát vậy. Thủ dụng thần là lấy Phù ức là nguyên tắc chính, nếu tứ trụ không có thể phù ức, thì khí thế nhất định thuộc về hướng vượng. Như Tài Quan Ấn Thực Thương các loại, thừa căn được thế, trong cục lại vừa có trợ giúp thế vượng, gọi là Nhị nhân đồng tâm (2 người hợp lại); Hoặc Nhật chủ được mùa nắm lệnh, tứ trụ đều có thần củng hợp, nói là quyền hành ở 1 người, chỉ có thể thuận theo khí thế, khiến cho tính tình lấy để mà dùng; nếu chế cái mạnh quá, thì trái lại là kích động mà thành hoạn nạn. Ngày xưa nói Tạp cách đều là giống nhau vậy. Tức là lấy hóa khí mà luận, cũng là lấy thuận theo thế vượng của hóa thần làm dụng, nghịch lại hành hóa khí là kị, cho nên hợp lại thành một loại chuyên vượng vậy.

Nguyên văn: Như lấy mọi cách luận, như lấy ngũ hành một phương tú khí, lấy Giáp Ất có đủ Hợi Mão Mùi, Dần Mão Thìn, lại sinh ở Xuân nguyệt, vốn là cùng loại Kiếp Tài, lấy ngũ hành đều được toàn thể cho nên thành cách, hỉ có Ấn lộ mà thể thuần. Như Quý Hợi/Ất Mão/Ất Mùi/Nhâm Ngọ, là mệnh của Ngô tướng công vậy. Vận cũng hỉ là đất của Ấn thụ, Tỉ kiếp, Tài Thực cũng tốt, duy chỉ có hành Quan Sát là tối kị.

Từ chú:
Được một phương tú khí có Khúc Trực, Viêm Thượng, Giá sắc, Tòng Cách, Nhuận Hạ là 5 loại cách cục, lấy một phương khí chuyên vượng vậy. Cũng có phương cục không đầy đủ, chỉ cần khí thế chuyên nhất, tòng theo thế vượng như Quý Mão/Ất Mão/Giáp Dần/Ất Hợi, thêm Bính Ngọ/Giáp Ngọ/Bính Ngọ/Giáp Ngọ cũng đều là quý cách. Vận lấy Thực thương tiết kỳ tú khí là tốt nhất, nguyên cục có Thực thương thì vận Tài cũng tốt. Khí thuần thế cường mạnh, nên thuận mà không nên nghịch. Ấn Tỉ vận, tòng kỳ vượng thần cho nên là thích hợp, nhưng cũng không thể không biết biến thông . Như nguyên cục lộ Thực thương tiết tú, thì Ấn vận là kị; Tỉ Kiếp thấu mà không có Thực thương, thì Tài vận cũng kị. Tùy sự sắp đặt mà có hỉ kị; nghịch Quan Sát là kỳ thế vượng, là tối kị, nếu không có Ấn hóa sinh thì là gặp họa không phải nhẹ.

Nguyên văn: Lấy cách có Tòng hóa, thì vật cần hóa xuất ra, được mùa thừa lệnh, trong cục 4 chi đều có đủ. Như Đinh Nhâm hóa mộc, địa chi đủ Hợi Mão Mùi, Dần Mão Thìn mà lại sinh ở tháng mùa Xuân, phương thành đại quý. Nếu không, tháng Hợi Mùi cũng là mộc địa, quý hiển xếp vào thứ đẳng, như Giáp Tuất/Đinh Mão/Nhâm Dần/Giáp Thìn, là mệnh nhất phẩm quý cách vậy. Vận hỉ ở chỗ biến thành vật hóa ra, cùng chỗ hóa thành Ấn thụ, Tài Thương cũng có thể, chỉ có bất lợi là Quan Sát.

Từ chú: Tòng hóa, là nói tòng và hóa, cùng khí mệnh giúp tòng là có khác. Như Giáp Kỷ hóa thổ, Ất Canh hóa kim, Bính Tân hóa thủy, Đinh Nhâm hóa mộc, Mậu Quý hóa hỏa, là có 5 cách vậy. Lại cần phải gặp Thìn, cái ngũ hành độn can gặp Thìn thì hóa thần thấu xuất. Như Giáp Kỷ hóa thổ, mà Giáp Kỷ độn can đến Thìn là Mậu Thìn; Đinh Nhâm hóa mộc, mà Đinh Nhâm độn can đến Thìn là Giáp Thìn. Xưa nói: “Phùng Long tắc hóa, dĩ thử cố dã” . Hóa khí nhất định cần được khí của địa chi, mà càng cần giúp đỡ của mùa sinh, nhưng mùa sinh không được khí, thì nhất định không thể hóa. Như Đinh Nhâm hóa mộc, nhất định cần phải sinh ở hai tháng Dần Mão; Giáp Kỷ hóa thổ nhất định cần phải sinh ở tháng Thìn Tuất Sửu Mùi; cho nên nói vật hóa xuất được mùa là thừa lệnh vậy. Mà cục cùng phương hoàn toàn đều không đủ, thì không quan trọng, chỉ có đầy đủ thì khí thuần vậy. Còn nữa, Đinh Nhâm hóa mộc sinh ở tháng Mùi, rất khó hóa, do mùi là Đinh hỏa khí dư vậy; trái lại Mậu Quý hóa hỏa sinh ở tháng Mùi, Tuất trái lại có thể tòng hóa, bởi vì Tuất Mùi đều là hỏa thổ, có thể khắc chế khí chất gốc mà thành hóa thần vậy. Nơi vật hóa như Giáp Kỷ hóa thổ hỉ Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Đinh Nhâm hóa mộc hỉ các loại Giáp Ất Dần Mão vậy. Chỗ hóa thành Ấn thụ Tài Thương, như Giáp Kỷ hóa thổ, Ấn thụ là Bính Đinh Tỵ Ngọ, Tài là Nhâm Quý Tí Hợi, Thương là Canh Tân Thân Dậu các loại. Đinh Nhâm hóa mộc, thì Ấn thụ là Nhâm Quý Hợi Tí, Tài là Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi, Thương là Bính Đinh Tỵ Ngọ các loại.
Không phải hợp Nhật nguyên hóa khí, bên ngoài còn lại đều lấy can chi hóa khí luận vậy. Đặc biệt hóa khí cũng có vượng nhược, vượng thì hỉ tiết, nhược thì hỉ phù. Xét kỹ hỉ kị mà nói lấy dụng thần, phương thành xác thực, rõ ràng, không thể thoải mái lấy Ấn thụ là tốt. Như một tạo Giáp Tuất, tức là lấy ở trong Dần có Bính hỏa làm dụng, tiết kỳ tú khí vậy. Quen thuộc thấy luận hóa khí, lấy Nhật nguyên hóa hợp mà theo can chi còn lại lấy hết mà luận hóa thì không khỏi hiểu lầm, tường thuật đặc biệt.
( Xem chương luận Thập can phối hợp tính tình)

Nguyên văn: Như Đảo xung thành cách, lấy tứ trụ bày ra Tài Quan, mà đối diện lấy xung, cần có nhiều chữ trong địa chi, phương xung được động. Ví như lấy chủ nhược mà yêu cầu đạt đến Quan cường, Chủ không đông thì Khách không tòng, như Mậu Ngọ /Mậu Ngọ/ Mậu Ngọ /Mậu Ngọ, vốn là xung Tí là Tài vậy; Giáp Dần/Canh Ngọ/Bính Ngọ/Giáp Ngọ, là xung Tí là Quan vậy. Vận kị điền thực, ngoài ra đều có thể thực hiện.

Từ chú: Tạo đồng nhất Mậu Ngọ, tương truyền là mệnh của Quan Thánh, thật ra là hỏa thổ thiên lệch táo khô, cả đời chỉ có kim vận là tốt đẹp, là tiết kỳ vượng khí vậy. Đất của mộc, hỏa, thổ, có cực vượng khó mà tiếp theo, là tượng gây ra đầy tổn thương. Thủy vận che lại thế vượng, cùng nhau xảy ra xung đột, làm sao mà bình ổn?
Mệnh Giáp Dần, cũng chỉ có thổ vận là tốt. Đa số, xem mệnh trước đây chuyên trọng Tài Quan, mà ở các loại cách cục này không cách nào giải thích, liền dùng từ ngữ quanh co khúc khủy, lấy Đảo Xung làm thuyết vậy.

Nguyên văn: Như Triều Dương thành cách, Mậu mất đi mà hướng về Bính, ngày Tân được Quan tinh, lấy Bính Mậu cùng có Lộc ở Tỵ, tức là ý nghĩ kéo lên. Muốn can đầu không có mộc hỏa, phương thành cách, cái có hỏa thì không đợi ở nơi hướng về, có mộc Tài thì làm cho Mậu tức giận, mà không làm hướng về Ta. Như Mậu /Tân Dậu/Mậu Tí, mệnh của Trương Tri huyện, vận hỉ thổ kim thủy, vận mộc bình thường, vận hỏa thì kị vậy.

Từ chú: Tháng Lục Tân , giờ Mậu Tí, tứ trụ không có Quan Sát là cách Lục Âm Triều Dương. Lấy Tí động Tỵ, Tỵ động Bính hỏa Quan tinh là dụng, là thuyết quanh co, ngoằn ngoèo. Sao chỉ có Lục Tân là Triều dương vậy? Mà trong lục Tân thì Tân Tỵ, Mùi cũng không triều kiến vậy. Mệnh Mậu Thìn, theo “ Thần phong thông khảo”, là mệnh Trương Tri huyện xa xưa. Lấy Bát tự mà luận, thổ kim thừa vượng, dùng Tí tiết kỳ tú khí, lý lấy Tòng vượng là giống nhau, hỉ thổ kim thủy vận, kị mộc hỏa. Xem Nhất phương tú khí vậy.

Nguyên văn: Như Hợp lộc thành cách, mệnh không có Quan tinh, mượn can chi để hợp. Ngày Mậu, Canh Thân, lấy Canh hợp Ất, mượn nhật chủ mà được thành đôi. Như Kỷ Mùi/Mậu Thìn/Mậu Thìn/Canh Thân mệnh của Thục vương. Ngày Quý, Canh Thân, lấy Thân hợp Tỵ, dựa vào nhật chủ mà được bằng hữu. Như Kỷ Dậu/Quý Mùi/Quý Mùi/Canh Thân mệnh của Triệu Thừa tướng. Vận cũng kị điền thực, Quan Sát không có lợi, lý thì không cần lấy hỏa khắc kim, khiến cho Tỉ bị chế mà không có thể hợp, còn lại thì tốt.

Từ chú: Lộc là Quan tinh vậy. Canh hợp Ất, lấy Ất là Quan của Mậu thổ; Thân hợp Tỵ, lấy trong Tỵ có Mậu thổ thành Quan tinh của Quý thủy. Lấy ngày Lục Mậu, giờ Canh Thân, tứ trụ không có Quan, Ấn là hợp cách. Bình chú: Mệnh của Thục Vương là Kỷ Mùi, thổ cường thân vượng, Canh Thân là Thực thần tiết tú làm dụng, Quan Sát là phạm kỳ vượng thần, hỏa càng tổn thương Thực thần tú khí. Sách nói: “ Canh Thân thời phùng Mậu nhật, Thực thần vượng chi phương, tuế nguyệt phạm Giáp Bính Mão Dần, thử nãi ngộ nhi bất ngộ” ( Giờ Canh Thân gặp ngày Mậu , Thực thần ở phương vượng, năm tháng phạm Giáp, Bính, mão, Dần, câu này chính là gặp mà không gặp), lý lẽ chính là phù hợp. Triệu Thừa tướng mệnh là Kỉ Dậu, Quý thủy thân nhược, gánh lấy Sát Ấn tương sinh làm dụng, có Sát thấu can rõ ràng, sao lại nói ám hợp Quan tinh? Mệnh này cùng thân thích với Trương tri phủ gần giống nhau, đều cần thuận kỳ khí thế mà dụng. (Xem tiết luận dụng thần chuyên vượng).

Nguyên văn: Như khí mệnh giữ Tài, tứ trụ đều là Tài mà thân thì không có khí, bỏ mà tòng theo, cách thành đại quý. Nếu thấu Ấn, thì thân cậy nhờ Ấn sinh mà không tòng, có Quan Sát thì cũng không tòng Tài, lý lẽ bao gồm cả Tòng Sát, là cách không thành. Như Canh Thân/Ất Dậu/Bính Thân/Ất Sửu, mệnh của Vương Thập Vạn. Vận hỉ đất Thực, Thương, Tài, không thích hợp thân vượng. Như khí mệnh Tòng sát, tứ trụ đều là Sát, mà nhật chủ vô căn, bỏ mà tòng là cách đại quý. Nếu có Thương Thực, thì Sát thụ chế mà không tòng, có Ấn thì Ấn lấy hóa Sát mà không tòng theo. Như Ất Dậu/Ất Dậu/Ất Dậu/Giáp Thân, là mệnh của Lý Thị Lang vậy. Vận hỉ gặp Tài Quan, không cần thân vượng, Thực thương thì càng kị.

Từ chú: Tòng Tài, Tòng Sát, lý lẽ cũng giống nhau vậy. Khí thế nghiêng về vượng, nhật chủ vô căn, không thể không tòng theo thế vượng vậy. Tòng Tài cách mà có Ấn, thì xem Ấn là không thông căn, như Ấn vô căn, thì không ngại không tòng. Như mệnh của Vương Thập Vạn, Bính hỏa vô căn, Ất mộc cũng vậy, tức là thường lệ vậy. Tứ trụ Tài nhiều mà gặp Sát, thì luận theo cách Tòng Sát. Tòng Tài cách hành vận tối kị Tỉ Kiếp, nhưng tứ trụ gốc có Thực thương, thì có thể hóa Tỉ Kiếp mà sinh Tài, nếu không thì không khỏi bị phá cách vậy, gặp Quan Sát thì Tài bị tiết khí mà không tốt. Tòng Sát cách, hỉ hành vận Tài sinh Sát, gặp Ấn thì tiết khí Sát mà không tốt, Tỉ Kiếp thì không cần, mà Thực thương chế Sát là tối kị.

Tóm lại, Tòng cách thì tối kị nghịch lại thế vượng vậy.

Nguyên văn: Như Tỉnh Lan thành cách, Canh kim sinh tháng 7,8, là phương dùng cách này. Lấy Thân Tí Thìn xung Dần Ngọ Tuất, Tài Quan Ấn thụ hợp mà xung, nếu thấu Bính Đinh, có Tỵ Ngọ, lấy rõ có Tài Quan mà không đợi ở xung, là không phải Tỉnh Lan cách vậy. Như Mậu Tí/Canh Thân/Canh Thân/Canh Thân, mệnh của Quách Thống chế vậy. Vận hỉ Tài, không lợi điền thực, còn lại cũng tốt vậy.

Từ chú: Tỉnh Lan Xoa cách, lấy 3 ngày Canh Thân, Canh Tí, Canh Thìn, yêu cầu phải đủ Thân Tí Thìn. “Hỉ Kị thiên” nói: “ Canh nhật toàn phùng nhuận hạ, kị Nhâm Quý Tỵ Ngọ chi phương; thời ngộ Tí Thân, kỳ phúc giảm bán”, kỳ thực tức là Kim Thủy Thương quan vậy. Can năm Mậu thổ vô căn, lấy Thương quan làm dụng, đặc biệt khí thế thuần túy vậy. Hành Đông phương Tài địa là tốt nhất, thứ đến là Bắc phương cũng tốt. Tối kị Quan Ấn, vì Quan Sát chế thân, còn Ấn khắc Thực vậy, đều là nghịch kỳ vượng thế, ở tại phương Tỵ Ngọ vậy. Thời ( giờ) gặp Tí, độn can là Bính Tí, lộ Quan tinh, gặp Thân là Quy lộc, cho nên nói là Kỳ phúc giảm bán.Nguyên văn: Như Hình hợp thành cách, ngày Quý, giờ Giáp Dần, Dần hình Tỵ mà được Tài Quan, Hợp Lộc cách cũng tương tự, nhưng Hợp Lộc thì hỉ lấy hợp, mà phép Hình Hợp thì kiên định dùng vậy. Mệnh có Canh Thân thì mộc bị xung khắc mà không có thể hình; có chữ Mậu Kỉ, thì rõ ràng thấu Quan Sát mà không đợi ở hình. Như Ất Mùi/Quý Mão/Quý Mão/Giáp Dần, mệnh của Thập Nhị Tiết Độ Sứ vậy. Vận kị điền thực, bất lợi đất của kim, còn lại thì tốt vậy.

Từ chú: Hình Hợp cách thì lấy Quý Hợi, Quý Mão, Quý Dậu 3 ngày gặp giờ Giáp Dần. “Hỉ Kị Thiên” nói: “Lục Quý nhật thời phùng Dần vị, tuế nguyệt phạ Mậu Kỉ nhị phương” ( tức là: Ngày Lục Quý gặp giờ Dần, năm tháng sợ gặp hai phương Mậu, Kỷ), tứ trụ cần phải không có Quan sát vậy. Cách này cùng Phi Thiên Lộc Mã, Hợp Lộc, Tỉnh Lan Xoa, đều là Tòng Thương Quan cách mà phân ra, mà dùng danh từ là Đảo xung Hình Hợp, mà lấy thành. Như mệnh trên ở “Tích Thiên Tủy” nói là thuận cục Tòng Nhi cách. Mệnh Tòng Nhi chính là Tòng Thực Thương vậy, thấy Tài là tốt, đại kị đất của Kim, là khắc chế Thực Thương vậy. Quan cũng kị, tức là Điền Thực, là tiết khí thì tổ hại nhật nguyên vậy. Đều dựa vào lý luận không rõ ràng, cố tình tạo ra thuyết quanh co vậy.

Nguyên văn: Như Diêu hợp thành cách, Tỵ cùng Sửu hội, vốn là cục giống nhau, Sửu nhiều thì hội Tỵ, mà Tân Sửu là xứ Quan, ý cũng là Hợp Lộc vậy. Như Tân Sửu/Tân Sửu/Tân Sửu/Canh Dần, là mệnh của Chương Thống Chế vậy. Nếu mệnh mà có chữ Tí, thì Sửu cùng Tí hợp mà không xa; có Bính Đinh Mậu Kỉ, thì Tân Quý Quan Sát lấy thấu, mà không đợi ở xa, lấy dụng có khác, là không phải cách này rồi. Còn như Giáp Tí ở xa, quay nghiến cầu mưa, giống như cảm thấy vô tình, cách này có thể bỏ đi, dựa vào mệnh La Ngự sử, tạm thời lưu lại là Giáp Thân/Giáp Tuất/Giáp Tí/Giáp Tí.

Từ chú: Diêu hợp có 2: Sửu Diêu Tỵ cách và Tí Diêu Tỵ cách vậy.
Sửu diêu Tỵ cách, lấy Tân Sửu, Quý Sửu 2 ngày, dùng Sửu nhiều làm chủ, lấy Sửu trong có Tân Quý, diêu hợp ( hợp xa) Tỵ trong có Bính hỏa. Mậu thổ là Quan tinh, trong cục hỉ có 2 chữ Thân Dậu, hợp trụ chữ Tỵ, kị có chữ Tí buộc chân trụ có chữ Sửu và chữ Tỵ là điền thực. Đúng như Tân Sửu, mệnh của Chương Thống chế, trong Dần có mộc hỏa Tài Quan là có thể dùng, sao lại đợi tại chữ “Diêu”?
Thơ cổ nói:
Tân nhật Quý nhật đa phùng Sửu,
Danh vi Diêu Tỵ hợp Quan tinh,
Mạc ngôn bất hỉ Quan tinh vượng,
Thùy tính Quan lai đại hữu thành”
Thì hỉ thấy Tài Quan rõ ràng vậy.
Tí diêu Tỵ cách, lấy ngày Giáp Tí, giờ Giáp Tí, lấy Tí trong có Quý thủy hợp xa Tỵ trong có Mậu thổ, Mậu thổ làm động Bính hỏa, Bính hỏa hợp Tân kim, là Giáp mộc Quan tinh, quay nghiêng cầu để hợp, càng không có lý do. Mệnh Giáp Thân, của La Ngự Sử, nguyệt lệnh tạp khí Thiên Tài có thể dùng, sao lại lập cái thuyết quanh co? Thật là vô lý bát nháo vậy.Nguyên văn: Như nói đến Củng lộc, Củng Quý, Xu Can, Quy Lộc, Giáp Tuất, Thử Quý, Kị Long, Nhật Quý, Nhật Đức, Phú Lộc, Khôi cương, Kim Thần, Thời Mộ, Lưỡng Can Bất tạp, Can Chi Nhất khí, Ngũ hành câu túc các loại, các cách hết thảy đều không có lý, vừa áp đặt chớ lấy. Dù là tính cách bên trong người xưa cũng có thành quy tắc, tóm lại là ý nghĩ khiên cưỡng, kiên quyết bổ sung vào Cách, trăm không có một, người đời sau gặp học mà uổng phí vậy. Nếu mà trời đất cùng bay, dù phú quý cũng có chữ, có cách, không dựa vào cách này. Mà cũng có thể thêm vào cách cơ bản, tức là dụng thần không có dụng, như ngẫu nhiên dựa vào lấy làm dụng, cũng thành cách tốt. Nhưng mà có dụng thần không tốt, tức là lấy làm hung, không thể chấp nê vậy.

Từ chú: Loại cách cục này, bất quá tứ trụ thanh thuần, dụng thần mà cát, ngoại cách càng tốt, như thế mà lấy, không có thể dựa vào mà lấy dụng vậy. Xem lại tiết luận Tạp cách.

Nguyên văn: Nói về Thương quan thương tận, bảo là thương tận thì không nên gặp Quan tinh, nhất định tận lực mà lấy tổn thương, khiến cho không có đất dung thân, đến hành Thương vận liền có thể phú quý, không biết là Quan có tội gì mà ác như vậy? Huống chi gặp Quan mà tổn thương, thì lấy Quan không phải là tốt, mà lấy chế để tổn thương, thêm Thương Quan là hung thần, mà gặp Quan thì “Vi họa bách đoan” ư? Còn lại là dùng phương pháp lấy thứ đến mà thử, nhưng mà có bần tiện, đều không có phú quý, không dễ căn cứ vậy, gần đây cũng có đại quý, không biết là sao? Song cũng thấy xấu tiện thì nhiều, không thể không xem xét nhân vật để nhận định.

Từ chú: Dụng Thương Quan kị gặp Quan tinh, cũng giống như dụng Quan mà kị Thương quan, dụng Ấn kị Tài, dụng Tài kị Kiếp vậy. Cớ sao không có hỉ kị, mà lại chỉ có một Thương quan? Huống chi có Quan tinh mà phân biệt hỉ gặp hay không hỉ gặp chăng? Đến ở tại cách cục không có thể giải thích nhiều. Chúng ta học thức chưa đủ, chưa nghiên cứu hết áo diệu, biết là biết, không biết là không biết, chính là không nên quanh co làm uổng phí công sức vậy.

Chương 45. Luận Kiến lộc, Nguyệt kiếp

0

Nguyên văn: Kiến Lộc tức là tháng gặp cung Lộc ( còn gọi là Lâm quan, 1 trong 12 cung của vòng Trường sinh), Lộc cũng chính là Kiếp. Hoặc là lấy cung Lộc thấu lộ ra, tức có thể dựa vào lấy dụng là không hợp. Cho nên Kiến Lộc cùng Nguyệt Kiếp là một cách, không nên phân thêm ra,, đều lấy thấu Can lộ Chi, phân biệt mà lấy Tài Quan Sát Thực làm dụng.

Từ chú: Nguyệt lệnh gặp Lộc là Kiến Lộc, Nhật chi tọa lộc là Chuyên lộc, Thời chi gặp Lộc là Quy Lộc. Nguyệt lệnh ( chi tháng) gặp Kiếp gọi là Nguyệt Kiếp vậy, Dương can là Nhận, Âm can là Kiếp. Kiến lộc, Nguyệt kiếp thì phương pháp là không thể lấy làm dụng được. Ngoài lấy dụng thần là Tài Quan Sát Thực, thì cùng với Tài Quan Sát Thực là phương pháp xem không có hai, cho nên khi lấy phân loại dụng thần thì nhất định xây dựng không có khác.

Nguyên văn: Lộc cách dùng Quan, can đầu thấu lộ ra thành kỳ, lại cần Tài Ấn tương trợ theo sau, không thể đơn độc mình Quan mà không có trợ giúp. Quan hữu dụng thì phải có Ấn hộ, như Canh Tuất/Mậu Tí/Quý Dậu/Quý Hợi, mệnh của Kim Thừa tướng vậy. Quan hữu dụng thì cũng phải có Tài trợ giúp, như Đinh Dậu/Bính Ngọ/Đinh Tỵ/Nhâm Dần là mệnh của Lý Tri phủ vậy.

Từ chú: Tài Ấn theo sau tương trợ, không phải đều dụng cả Tài và Ấn ( xem lại tiết luận Quan). Dụng Quan mà có Ấn hộ, là lấy Ấn khắc chế Thương quan vậy, như mệnh của Kim Thừa tướng, Mậu thổ Quan tinh thông căn tại Tuất, cũng may Mậu Quý hợp mà không hóa, lấy Dậu kim hộ Quan làm dụng vậy. Còn mệnh của Lý Tri phủ, là lấy Tài trợ Quan, chi năm là Dậu kim, cách ly rất xa , Tỵ và Dậu hợp mà không gần, sinh trợ Quan tinh, Đinh Nhâm hợp nhưng cũng không hóa, thì cách cục thanh vậy.

Nguyên văn: Có Quan mà kiêm mang Tài, Ấn, gọi là thân cường gặp Tam Kỳ, càng là quý khí. Tam kỳ chính là Tài Quan Ấn vậy, chỉ cần lấy Quan cách, dùng Tài Ấn cả 2 đều không thương hại nhau, thì cách càng cao. Như Canh Ngọ/Mậu Tí/Quý Mão/Đinh Tỵ, là mệnh của Vương Thiếu sư vậy.

Từ chú: Về thuyết Tam Kỳ, các mệnh sư còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lấy Tài Quan Ấn làm Tam Kỳ, cũng chính là một thuyết thôi. Như vậy, Can thấu cắm ở Chi tàng, trời che đất chở, phương là tốt đẹp. Như tạo này, Đinh hỏa thông căn ở Ngọ, Canh thông căn tại Tỵ, chi tàng thấu can thì phương thành có căn gốc. Tài Ấn cách ly, các nơi đều dùng mà không tương ngại, nên vượt thành quý cách.

Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Tài, cần mang Thực Thương, Nguyệt lệnh là Kiếp mà lấy Tài làm dụng, là 2 vật tương khắc, nhất định phải lấy Thực thương hóa mới có thể chuyển Kiếp mà sinh Tài, như Giáp Tí/Bính Tí/Quý Sửu/Nhâm Thìn mệnh của Trương Đô thống vậy.

Từ chú: Nguyệt lệnh Lộc Kiếp mà dùng Tài tinh, nhất định lấy Thực Thương làm cái núm chốt cửa, cùng Dương Nhận cách là giống nhau. Mệnh Trương Đô Thống mộc không thông chi, mừng gặp Thủy Mộc Thổ hỗ tương hộ vệ, có thể bồi dưỡng cho mộc Thực có gốc. Vận hành Mậu Dần, Kỉ Mão là rất tốt.

Nguyên văn: Về phần hóa Kiếp thành Tài, cùng hóa Kiếp thành sinh, càng làm tú khí. Như Kỉ Mùi/Kỉ Tỵ/Đinh Mùi/Tân Sửu, Sửu cùng Tỵ hội, tức là lấy Kiếp Tài ( hỏa) thành kim cục là Tài tinh, được yên ổn mà không thành đại quý? Gọi là hóa Kiếp thành Tài vậy.
Như mệnh Cao Thượng thư, Canh Tí/Giáp Thân/Canh Tí/Giáp Thân.Tức lấy Kiếp Tài là kim, hóa sinh thủy sinh Tài, gọi là hóa Kiếp thành sinh vậy.

Từ chú: Mệnh thứ nhất Kỉ Mùi, tứ trụ ngũ hành nặng về thổ vượng, mộc bị hỏa tiết khí quá nhiều, Tỵ Sửu củng hợp Tân kim, Kiến Lộc hóa Tài, nhật nguyên càng suy nhược, cho nên vận hành đến đất Bính Dần, Đinh Mão là Ấn Kiếp nên thành quý. Mệnh của Cao Thượng thư, tháng giờ đều có 2 lộc, năm thấu Tỉ kiên, nhật nguyên không nhược, có Tí hóa Kiếp làm sinh, nghịch hành đất thủy mộc hỏa đều cát. Cả 2 mệnh trên đều thanh thuần nên cực quý.

Nguyên cục: Lộc Kiếp dụng Sát, tất nhiên là có chế phục, như mệnh cuả Lâu Tham chính, Đinh Tỵ/Nhâm Tí/Quý Mão/Kỉ Mùi, Nhâm hợp Đinh Tài, là khứ đi bè cánh với Sát, Mão Mùi hội cục là lấy chế Sát vậy.

Từ chú: Lộc Kiếp dụng Sát, cùng với dụng Sát bình thường là giống nhau. Thân vượng Sát cường, lấy Thực chế sát làm dụng vậy. Đinh Nhâm hợp nhất, can đầu lấy thanh, càng đẹp là trong Tỵ có Bính hỏa ẩn tàng, Tài không bè đảng với Sát, mà có dùng điều hòa khí hậu vậy. Thủy ấm khiến cho mộc được sinh trưởng, thổ cũng không bị đóng băng, là Cát thần ám tàng vậy.

Nguyên văn: Tới dụng Sát mà lại gặp Tài, vốn là không tốt, nhưng có thể khứ Sát mà tồn tại Tài, lại thành quý cách. Mậu Thìn/Quý Hợi/Nhâm Ngọ/Bính Ngọ, là mệnh của Viên Nội Các vậy.

Từ chú: Hợp Tài, Hợp Sát, dùng giống nhau đều là cách cục thanh thuần. Nguyệt Kiếp dụng Tài, nhất định dựa vào Thực Thương để hóa, đã thấy ở tiết trước. Mệnh của Viên Nội các, Ngọ trong có Tài Quan đều đắc lộc, giống như là hợp Sát lưu Quan, lấy Tài sinh Quan làm dụng thần, không phải chuyên lấy Tài làm dụng, cũng không phải chuyên lấy hợp Sát để đạt quý vậy.

Nguyên văn: Lộc Kiếp cách, không có Tài Quan mà dùng Thực Thương, là tiết khí thái quá, cũng là tú khí. Duy chỉ có Xuân mộc Thu kim, dùng thì quý. Còn mộc gặp hỏa thì sáng, kim sinh thủy thì cứu vớt nhau. Như mệnh của Trương Trạng nguyên, Giáp Tí/Bính Dần/Giáp Tí/Bính Dần, là mộc hỏa thông minh vậy; Lại như Quý Mão/Canh Thân/Canh Tí/Canh Thìn, là kim thủy bao bọc nhau vậy.

Từ chú: Mệnh họ Trương có 2 can không tạp, mộc hỏa thông minh là Thực thần cách. Càng hỉ có mang theo Ấn, mệnh trung hòa, cần vận Tài địa. Còn mệnh Quý Mão, ngày Canh có đủ Thân Tí Thìn, là kim thủy Thương quan, trong cách Tỉnh Lan Xoa. Chi năm là Mão mộc, tiết thủy vượng khí, vận hỉ Đông phương Tài địa. Gọi là ngày Canh gặp đủ Nhuận Hạ, kị phương Nhâm Quý Tỵ Ngọ là vậy.
Trong cách Thương quan, lấy kim thủy tương hàm, mộc hỏa thông minh, thủy mộc tinh hoa, là đứng đầu tú khí mà quý. Nếu hỏa thổ, thổ kim, không khỏi thiên khô, càng cần phải trung hòa cân bằng thì phương mới hoàn mỹ .

Nguyên văn: Lại có Lộc Kiếp mà Quan Sát mạnh xuất ra, lấy thanh mà thành quý vậy. Như một mệnh Bình Chương, Tân Sửu/Canh Dần/Giáp Thìn/Ất Hợi là hợp Sát lưu Quan vậy; Như Tân Hợi/Canh Dần/Giáp Thân/Bính Thân, là chế Sát lưu Quan vậy.

Từ chú: Quan Sát xuất ra mạnh, lấy thủ thanh thành quý. Hợp cùng chế, đều là phép lấy thanh thuần vậy. Ở mệnh Tân Sửu, Ất Canh tương hợp, Canh kim không phải bị hợp khứ. Mệnh Tân Hợi, Canh kim thông căn ở Thân, khắc mà không sạch. Quan Sát cùng thấy thì lấy Sát xem, một lấy Ấn hóa Sát làm dụng, một là lấy Thực chế Sát làm dụng. Như Giáp Thìn/Kỉ Tỵ/Mậu Thìn/Ất Mão, là hợp Sát lưu Quan vậy; Lại như Bính Thìn/Tân Mão/Ất Hợi/Canh Thìn, cũng là hợp Sát lưu Quan vậy. Cái hợp chế là yêu cầu khứ mất, hợp mà không khứ thì là vẫn như cũ, tức là không có thanh. Còn Quan Sát hỗn tạp mà tứ trụ sắp đặt phù hợp, tức là không có hợp chế, cũng có thể phú quý. Như Bính Thìn/Đinh Dậu/Canh Ngọ/Mậu Dần, Bính là Sát sinh ở Dần, Đinh là Quan lộc ở Ngọ, cả 2 cùng lộ ra thông căn, là chân hỗn tạp vậy, phát sinh Ấn hóa Quan Sát làm dụng, là tạo trông coi một Quận vậy.

Nguyên văn: Hoặc giả sử có 2 Quan đều xuất ra mạnh, cũng cần có chế phục, gọi là tranh giành Chính Quan thì không thể không có tổn thương vậy.

Từ chú: Quan nhiều thì lấy Sát luận, Sát nhẹ thì xem Quan. Như mệnh Canh Dần/Nhâm Ngọ/Đinh Mão/Nhâm Dần, cả 2 Quan đều xuất ra mạnh, lộ mà không hết, đến vận Tài Quan vượng mà phát hàng vạn đồng. Tuy không quý mà phú, cũng có thể thấy không phải nhất định là phải có chế phục vậy.

Nguyên văn: Nếu nói dụng Quan, mà Quan thế cô lại không có phụ trợ, cách cục càng thấp, khó mà lấy Quý; nếu thấu Thương thực thì không bị phá cách. Như vậy cũng có Quan Thương cùng thấu mà vẫn quý, là vì sao? Như Kỉ Dậu/Ất Hợi/Nhâm Tuất/Canh Tí, Canh hợp Ất mà khứ Thương lưu Quan, là mệnh của Vương Tổng binh vậy.

Từ chú: Mệnh của Vương Tổng binh, Ất Canh tương hợp, hóa Thương thành Ấn, cách cục lấy thanh; Kỷ thổ thấp kém, không đủ để ngăn cản thủy, hỉ kỳ thông căn ở Tuất, hỏa thổ rất nặng, đủ để kiên cố mà phòng bị cẩn thận. Hành vận đất Quan Ấn đủ thành quý vậy.

Nguyên văn: Dụng Tài mà không thấu Thực Thương, thì mở đầu khó mà hưng thịnh, nhưng can đầu thấu một vị mà không tạp, địa chi căn nhiều, cũng có thể lấy phú mà không quý vậy.

Từ chú: Lộc Kiếp dụng Tài cùng Dương Nhận là giống nhau, nhất định lấy Thực Thương thành cái núm chốt cài cửa, nhưng cách cục thanh mà có vận tương trợ, cũng nhất định phú quý vậy. Như Đinh Sửu/Tân Hợi/Quý Hợi/Quý Hợi, nguyệt Kiếp dụng Tài, Hợi là thấp mộc, không có thể dẫn hóa, hỉ kỳ vận hành Nam phương ( Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tỵ), cũng có thể phú quý. Chỗ này trước là rõ ràng, xem kỹ càng thì xuất thân là khoa Giáp vậy.

Nguyên văn: Dụng Quan Sát nặng mà không có chế phục, vận hành chế phục, cũng có thể phát tài, nhưng Quan Sát không thể quá nặng, thì thân bị nguy hiểm.

Từ chú: Quan Sát nặng mà không có Thực Thương chế phục, nhất định phải có Ấn cục; nếu không, thân nhẹ Sát nặng, đến vận Thực Thương khắc tiết xảy ra, nhất định nguy cấp đến thân mệnh, như Mậu Dần/Bính Thìn/Kỉ Mão/Bính Dần, chi toàn Đông phương, Quan Sát thái vượng vậy. Hỉ được tháng và giờ có 2 Bính trợ giúp thân, ở vận đầu đời là Tỉ Kiếp khốn khổ không kham nổi; trung niên Canh Thân Tân Dậu, là đất Thực Thương phát tài hàng vạn; về sau hành vận Tài địa, Tài phá Ấn sinh Sát là đất bại địa. Mệnh này là một phú ông ở quê hương của tác giả.

Chương 38. Luận Thực thần thủ vận

0

Như mệnh của Thư Thượng thư:

Sát Thương Nhật chủ Sát
Đinh Hợi Nhâm Tí Tân Tỵ Đinh Dậu
Nhâm, Giáp Quý Bính,Mậu,Canh Tân
Thương,Tài Thực Quan,Ấn,Kiếp Tỉ
Mộc dục Trường sinh Tử Lộc

Đại vận: Tân Hợi/Canh Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Thân/Đinh Mùi/Bính Ngọ
Kim Thủy Thực Thần dụng Sát, cùng kim thủy Thương quan dụng Quan là giống nhau, đều là điều hậu cả. Dụng thần là Quan tinh thì vận cũng hỉ Tài Quan. Như tạo này, vận Kỷ Dậu, Mậu Thân là đất Ấn Kiếp, mà nói không có vinh nhục, mà Đinh Mùi, Bính Ngọ là tốt nhất, Ất Tỵ Giáp Thìn ba vận cũng tốt. Cái Nguyên cục là kim hàn thủy lạnh, không phải có thể gánh lấy mà lý lẽ vậy, lại như Mệnh của Tiền Tham chính:

Thực Ấn Nhật chủ Thực
Bính Ngọ Quý Tỵ Giáp Tí Bính Dần
Đinh,Kỷ Bính,Mậu,Canh Quý Giáp,Bính,Mậu
Thương,Tài Thực,T.Tài,Sát Ấn Tỉ,Thực,T.Tài
Tử Bệnh Mộc dục Lộc

Đại vận: Giáp Ngọ/Ất Mùi/Bính Thân/Đinh Dậu/Mậu Tuất/Kỷ Hợi
Mộc hỏa Thương quan dụng Ấn, cũng là ý điều hậu vậy. Ấn khinh thì chuyên dụng Ấn Kiếp. Như mệnh này, Quý Ấn đắc lộc, khí hậu trung hòa, cho nên Bính Thân, Đinh Dậu là vận tốt. Nếu Mậu Tuất Tài vận thì Tài phá Ấn e rằng sợ không thể miễn vậy.
Kim thủy dụng Quan, cùng mộc hỏa dụng Ấn đều là điều hậu, nhưng mà không giống nhau vậy. Kim thủy không thể không gặp Quan, mà mộc hỏa không có Ấn, nếu thân cường cũng có thể lấy quý.

Như mệnh của Hoàng Đô đốc:

Tài Tài Nhật chủ Thực
Kỷ Mùi Kỷ Tỵ Giáp Dần Bính Dần
Kỷ,Đinh,Ất Bính,Mậu,Canh Giáp,Bính,Mậu Giáp,Bính,Mậu
Tài,Thương,Kiếp Thực,T.Tài,Sát Tỉ,Thực,T.Tài Tỉ,Thực,T.Tài
Mộ Bệnh Lộc Lộc

Đại vận: Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần/Ất Sửu/Giáp Tí/Quý Hợi/Nhâm Tuất.
Giáp mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có hỏa nhiều thì mộc gặp tai họa bị cháy thiêu vậy. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ muốn thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp, vận Ất Sửu, Giáp Tí, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy.

 

Nguyên văn: Thực thần thủ vận, tức lấy Thực thần ở chỗ thành cục, phân ra mà phối hợp. Thực thần sinh Tài, Tài Thực khinh, thì hành Tài Thực, Tài Thực trọng thì hỉ bang thân. Phương Quan Sát đều là không tốt.

Từ chú: Cục Thực thần sinh Tài. Dựa vào thân trọng, khinh mà không giống nhau. Thân trọng hỉ hành Tài Thực, Thân khinh hỉ bang thân. Nếu Thực thần thấu can, Tỉ Kiếp vận đều không kị, Quan Sát vận đều kị. Thân trọng như mệnh của Lương Thừa tướng:

T. Tài Tỉ Nhật chủ Tỉ
Đinh Mùi Quý Mão Quý Hợi Quý Sửu
Kỷ,Đinh,Ất Ất Nhâm,Giáp Kỷ,Quý,Tân
Sát,T.Tài,Thực Thực Kiếp,Thương Sát,Tỉ,Kiêu
Mộ Trường sinh Đế vượng Quan Đái

Đại vận: Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tí/Kỉ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu
Mệnh này hay là ở Hợi Mão Mùi tam hợp mộc cục, thấu xuất Đinh hỏa, thân cường, Thực vượng mà thấu Tài tinh. Mộc hỏa vận cho nên tốt, kim thủy vận cũng đẹp, vận Mậu Tuất 10 năm tất có ngăn trở vậy. Mệnh này nhược, nguyên cục thấu một chữ Nhâm hợp Đinh, không thể chiếu theo phương pháp này. Hỉ kim thủy mộc mà không hỉ hỏa thổ vậy ( Xem lại Tiết luận Thập can phối hợp tính tình).

Kiếp T.Tài Nhật chủ Thực
Kỷ Mùi Nhâm Thân Mậu Tí Canh Thân
Kỷ, Đinh,Ất Canh,Mậu,Nhâm Quý Canh,Mậu,Nhâm
Kiếp,Ấn,Quan Thực,Tỉ,T.Tài Tài Thực,Tỉ,T.Tài
Suy Bệnh Thai Bệnh

Đại vận: Tân Mùi/Canh Ngọ/Kỷ Tỵ/Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần
Thổ gửi ở tứ ngung ( bốn góc trong Đồ Hậu thiên bát quái), Thân cũng là đất trường sinh ( xem lại Tiết âm dương sinh tử) . Trụ năm gặp Kỷ Mùi, nhật nguyên nhược mà không nhược; trụ giờ thượng Canh Thân, Thực thần chuyên Lộc, Nhâm thủy sinh ở Thân, Tí Thân hợp cục, thân cường Tài Thực cùng vượng. Canh kim thấu lộ, Kỷ Tỵ, Mậu Thìn, vận trợ thân là vận tốt, Ấn vận cũng cát. Chỗ này tục gọi là Chuyên Lộc cách vậy ( Xem tiết Cách cục câu nệ thuyết).

( Lâm chú: Tạo này không có hỏa, thổ không có nguyên thần, phải biết vốn là thân nhược Tài Thực cùng vượng, mà không phải thân cường, nếu như là thân cường, cần lấy kim thủy là Tài Thực là hỉ dụng, sao lại hợp lấy Ấn Tỉ là hỉ dụng thế ?)

 

(Hỉ Kị thiên) nói: “Canh thân thì phùng mậu nhật, danh thực thần chuyên vượng chi phương, tuế nguyệt phạm giáp bính mão dần, thử nãi ngộ nhi bất ngộ” (tức là: giờ Canh Thân gặp ngày Mậu, gọi là phương Thực thần chuyên vượng, năm tháng phạm Giáp Bính Mão Dần, chính là gặp mà không gặp vậy), đúng là hợp với cách này. Chỗ này là mệnh của Tạ Các lão, cũng là mệnh thân trọng, Thực vượng vậy.
Về phần thân khinh Thực vượng, như mệnh của Thẩm Lộ Phân:

T.Tài Tỉ Nhật chủ Thương
Đinh Hợi Quý Mão Quý Mão Giáp Dần
Nhâm, Giáp Ất Ất Giáp,Bính,Mậu
Kiếp,Thương Thực Thực Thương,Tài,Sát
Đế vượng Trường sinh Trường sinh Mộc dục

Đại vận: Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tí/Kỷ Hợi/Mậu Tuất/Đinh Dậu.
Quý thủy tuy thông căn ở Hợi, mà Hợi Mão hợp cục, ngày giờ là Dần Mão mà thấu Giáp, Thực Thương vượng mà sinh Tài, là thân khinh mà tiết khí quá nặng, hành gặp đất Ấn thụ là tốt nhất, Tỉ Kiếp bang thân cũng tốt, can không cần mà cần, gặp Nhâm thì hợp khứ Đinh Tài, gặp Quý cũng sợ không thể khỏi tranh Tài. Hợi Tí Sửu Bắc phương là Kiếp địa, thì quá đẹp vậy. Lại xem mệnh của Cung Tri huyện:

Thương T.Tài Nhật chủ Tài
Giáp Ngọ Đinh Mão Quý Sửu Bính Thìn
Đinh,Kỷ Ất Kỷ,Quý,Tân Mậu,Ất,Quý
T.Tài,Sát Thực Sát,Tỉ,Kiêu Quan,Thực,Tỉ
Tuyệt Trường sinh Quan đái Dưỡng

Đại vận: Mậu Thìn/Kỷ Tỵ/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu.
Cũng là thân khinh mà mệnh trên là Thực trọng Tài khinh, còn mệnh này thì Thực khinh Tài trọng, mà thân nhược thì số một vậy. Cho nên đều lấy vận trợ thân là hỉ. Được trợ thân, Thực trọng hỉ Ấn, Tài trọng hỉ Kiếp. Mệnh này, nhất định đắc ý ở Nhâm Thân, Quý Dậu vận. Nếu so sánh hai tạo này thì mệnh họ Thẩm cách cục thanh, mệnh này cách cục hỗn tạp rõ ràng, phân ra sang hèn, cao thấp, hoàn toàn là ở thanh trọc thuần tạp mà ra. Lấy kỳ cách cục Giáp tạp, tuy ở vận tốt, bất quá cũng chỉ trăm dặm hướng tới mà thôi.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Chương 37. Luận Thực Thần

0

Nguyên văn:
Thực Thần vốn thuộc thần hao tiết khí, có khả năng sinh Chính tài nên là hỷ. Vì thế Thực thần sinh tài là mỹ cách (cách tốt), Tài cần phải có gốc, không cần Thiên (tài) Chính (tài) cùng thấu. Như thân cường Thực vượng và thấu Tài là cách đại quý , như mệnh Lương thừa tướng :

Đinh Mùi / Quý Mão / Quý Hợi / Quý Sửu;

hoặc mệnh Tạ Các Lão:

Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Mậu Tí, Canh Thân đều thuộc trường hợp này.

Từ bình chú:
Thực thần là gốc của Tài, nhật nguyên khi vượng thịnh, khí thế này cần được an định; cái tinh anh cần phải được biểu lộ ra, nếu thân vượng không được tiết dẫn đến ngưng trệ thì không phải là mệnh tốt. Mệnh Lương thừa tướng, nhật chủ Quý thủy vượng, hợi mão mùi hợp mộc cục Thực thần, thấu Đinh hỏa là Tài. Mệnh Tạ Các Lão: Canh kim thực thần nắm lệnh, Tí Thân hợp Tài tinh hợp cục. Hai mệnh đều hết sức thanh thuần, ứng với dấu hiệu đại quý, mệnh phúc thọ đầy đủ.

Nguyên văn:
Thực tàng lộ Thương, chủ tính cách cứng rắn, như mệnh Thẩm Lộ Phân: Đinh Hợi / Quý Mão / Quý Mão / Giáp Dần. Thiên Chính (tài) cùng thấu xuất, phú quý không lớn, như mệnh Tri huyện họ Cung: Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Quý Sửu/ Bính Thìn.
Từ chú thích:
Ngũ hành can chi dùng âm dương phối hợp hành sự, như trường hợp Tài Quan Ấn. Ta sinh thì lấy cùng loại là thuận, tức là Thực thần, mà thuận thì hữu tình, nghịch thì lực tất mạnh mẽ. Còn về tính tình con người cương hay nhu cần coi phối hợp của tứ trụ, không phải tàng hay lộ mà phân biệt được (xem thêm chương luận tính tình của Trích Thiên Tủy). Như trụ của họ Thẩm, Quý thủy tuy thông căn và địa chi dần hợi lưỡng hợp, Thương Quan thái cường, tựa như phát tiết quá mức; mệnh Cung tri huyện, Quý thủy tuy thông căn tại thìn sửu, rốt cuộc e rằng khó thể vượng lên được, dù phát phúc cũng không thể to lớn, đại để Thực Thương là dụng thần, chủ nhân tính thông minh, tinh hoa phát tiết, tú khí hiển lộ, tự nhiên có chứng nghiệm. Còn tứ trụ toàn dương, chủ nhân tính cứng rắn, nóng nảy; trụ toàn âm thì tính thâm trầm chậm rãi, cũng là xu thế tự nhiên, càng thử càng ứng nghiệm.

Nguyên văn:
Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc: Kỷ Mùi / Kỷ Tỵ / Giáp Dần / Bính Dần thuộc trường hợp này.
Từ chú thích:
Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng đô đốc may có Giáp Dần tọa lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức.

Nguyên văn:
Còn nếu không dùng Tài mà dùng Sát Ấn thì đạt đến uy quyền hiển hách nhất. Như mệnh Thường Quốc Công: Tân Mão/ Tân Mão/ Quý Dậu/ Kỷ Mùi. Nhược bằng không Ấn mà đơn lộ Thiên Quan, chỉ cần vô Tài vẫn là quý cách, như mệnh Hồ Hội Nguyên: Mậu Tuất/ Nhâm Tuất/ Bính Tí/ Mậu Tuất.
Từ chú thích:
Đã có sự nhầm lẫn câu văn, “không dùng Tài” thực ra là “không dùng Thực”. Mệnh Thường Quốc Công có Ất mộc tuy tại nguyệt lệnh, nhưng hai mão bị hai Tân chế, Thực bị Kiêu đoạt không thể dùng được. Dùng Ấn hóa Sát làm dụng, Sát chủ uy quyền và cách cục thanh thuần cho nên chủ hiển hách. Mệnh Hồ Hội Nguyên, không thấy đẹp lắm, nhật chủ tuy thông căn tại tuất nhưng không vượng được, Mậu thổ quá cường chế Sát thái quá. Cần nhất là Ấn để khử Mậu thổ thái quá, tiết Nhâm thủy để sinh Bính hỏa. Tứ trụ thiếu cái cần thiết (mộc) sao có thể quý hiển? Tài vốn có khả năng tiết khí thổ, mà nhật nguyên không vượng, e Tài hùa theo Sát, vì vậy quyết không nên thấy Tài, may mắn ở vận trung niên gặp được Bính dần Đinh mão, vận mộc hỏa Ấn Tỷ liên tiếp, tu bổ cái khiếm khuyết của bát tự, bằng không thì sao có thể phát đạt được? Cho nên, cách đẹp không bằng vận đẹp.

Nguyên văn:
Nếu kim thủy Thực thần mà dụng Sát, đã quý cách mà còn đẹp nữa, như mệnh Thư Thượng thư:
Đinh Hợi / Nhâm Tí / Tân Tỵ / Đinh Dậu. Còn Thực thần kị Ấn, hỏa mùa hè quá nóng làm mộc cháy, thấu Ấn lại không sao cả, như mệnh Tiền Tham chính: Bính Ngọ/ Quý Tỵ/ Giáp Tí/ Bính Dần, thực thần kị ấn, mùa hạ hỏa thái vượng, mộc tiêu trừ, lộ ấn không ngại. Thực thần kị Quan, kim thủy thì không kị, tức là “kim thủy Thương quan khả kiến Quan” (kim sinh tháng thủy là kim thủy gặp Thương quan, rất cần gặp Quan tức hỏa để điều hậu).
Từ chú thích:
Phép chọn dụng thần, dùng phù ức làm chính, cho nên hễ nhược thì phù trợ, cường thì ức chế. Ngoài phù ức ra thì điều hòa khí hậu cũng là một phương pháp quan trọng (xem chương luận dụng thần). Bởi vậy mộc sinh mùa hạ, hỏa quá nóng, mộc bị thiêu rụi; kim sinh mùa đông, thủy lạnh kim hàn rét, tất cần dùng điều hòa, tức lấy thần khí điều hòa làm dụng.Như mệnh Thư thượng thư, kim thủy thương quan, hỉ gặp Quan Sát; mệnh Tiền tham chính, mộc hỏa Thương quan, hỉ gặp Ấn thụ, đều là phép điều hậu.


Nguyên văn:
Về phần dụng mỗi thực thần, thực thần cần hữu khí, hành được Tài vận đạt phú, không xuất hiện Tài vận thì nghèo.
Từ chú thích:
Dụng một mình thực thần, cũng cần xét kĩ vượng nhược của nhật nguyên và dụng thần, cũng như sự thanh thuần, hỗn tạp của tứ trụ. Như mệnh một người tiếng tăm: Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tuất/ Tân Dậu, hai thần thành tượng, thân vượng lại thanh thuần, hành Tài vận sao lại không phú quý?

Nguyên văn:
Có khi Ân đến đoạt Thực, Tài lộ khả dĩ giải được, nên vẫn phú quý, song cần dựa vào toàn cục để đoán. Về phần Thực thần lại có Quan Sát tranh xuất ra, cũng có thể thành cục nhưng không thể quá quý hiển được.
Từ chú thích:
Đây là phép chọn dụng thần theo phương pháp bệnh dược, nhật nguyên vượng hỉ Thực Thương tiết tú, mà Ấn đến đoạt Thực thì Ấn chính là bệnh. Dùng tài chế Ấn để giải thì Tài chính là thuốc; có phú quý hay không cần xem Tài tinh có năng lực giải cứu hay không.

Như: Kỷ Hợi/ Bính Dần/ Giáp Dần/ Nhâm Thân

Giáp mộc tọa lộc, Bính hỏa Thực thần thấu xuất là hỷ, nhưng Nhâm Ấn đoạt Thực là bệnh, Kỷ thổ Tài tinh vô căn, không lực chế Ấn là bệnh nặng thuốc nhẹ. Hành vận tây bắc kim thủy, trợ giúp bệnh thần, hao phá không ngừng, âu cũng không thể tránh được. Nhưng có khi Ấn Thực không ngại nhau là khi có Tỉ Kiếp bảo vệ, Tài không thể chế Ấn, cần nhìn toàn cục xem phối hợp như thế nào.

Như: Kỷ Sửu/ Bính Dần/ Giáp Tí/ Mậu Thìn. Thấu Thực, mà Tài Ấn không ngại nhau là mệnh phú quý.

Về phần Thực thần cạnh tranh với Quan Sát thấu lộ ra, chỉ cần không ảnh hưởng đến toàn cục thì cùng là mệnh phú quý.

Như: Tân Mão/ Canh Dần/ Giáp Thìn/ Bính Dần, đông phương nhất khí, thực thần tú khí nở hoa. Canh tân Quan Sát thấu ra cạnh tranh là bệnh, mừng vì chúng vô căn, cách cục không đáng ngại. Hành vận thổ kim, khó tránh cảnh hao phá. Nếu như hành vận mộc hỏa, tất danh lợi song toàn.

Nguyên văn:
Thực thần hợp Sát giữ lại Tài, là cách cực quý.
Từ chú thích:
“Thực thần hợp Sát giữ lại Tài”, Thực thần ở đây nhầm lẫn với Thương quan. Bởi vì cũng là Thực Thương, nhưng Thực thần hợp Quan, Thương quan hợp Sát. Như Ất gặp Bính là Thương quan, gặp Tân là Sát; Bính tân hợp để Sát không thể khắc thân, sở dĩ mới quý. Cũng có khi cùng thấu nhưng không ngại nhau, đây là vị trí phối hợp thích hợp.

Như: Kỷ Hợi/ Giáp Tuất/ Quý Hợi/ Bính Thìn, là trường hợp hợp Sát tồn Tài.

Hoặc như mệnh quan trung thừa Dư Thọ Bình: Bính Thìn/ Canh Tí/ Tân Mão/ Ất Mùi, nguyệt lệnh Thực thần dụng Quan tinh, Thực sinh Tài, Tài sinh Quan, địa vị phối trí phù hợp, quý cách.

Nguyên văn:
Còn phần Thực thần thấu Sát, cách cục vốn kị gặp Tài, mà Tài trước Sát sau, Thực đứng giữa, thì Tài không hùa theo Sát, tóm lại vẫn quý. Như mệnh quan đề đài họ Lưu: Quý Dậu/ Tân Dậu/ Kỷ Mão/ Ất Hợi. Các biến hóa còn lại không thể nói hết, cứ tương tự mà suy luận ra.
Từ chú thích:
Thực Thương thấu Sát, tại sao sợ gặp Tài tinh. Sát vốn kị là do khắc thân, cho nên cần dụng Thực chế Sát. Nếu gặp Tài tất Thực thần sinh Tài, Tài sinh sát, chẳng những không chế mà còn chuyển thành sinh thêm cho Sát, dĩ nhiên là kị rồi. Song, mệnh Lưu đề đài, nhật nguyên quá nhược, kim mộc khắc chiến nhau, tuy Tài không hùa theo Sát, cũng chẳng được xem là mệnh đẹp. Vận trình trung niên 15 năm Đinh Tỵ Bính, hóa Sát chế Thực thành đẹp, cho nên quý làm đến chức quan đề đài mà thôi. Vận đầu đời Canh thân, thời thơ ấu tất phải gian khổ rồi.

Chương 36 – Luận Ấn thụ thủ vận

0

Chương 36. Luận Ấn thụ thủ vận

Nguyên văn:

Ấn cách thủ vận, tức lấy Ấn cách đã thành cục, phân ra các trường hợp mà phối hợp với nó. Trường hợp Kỳ Ấn thụ dụng Quan, Quan lộ Ấn trọng, Tài vận phản cát, hành vận theo phương Thương Thực cũng cát lợi nhất.

Từ chú thích:

Nguyệt lệnh Ấn thụ, trừ khi Thân nhược bị khắc tiết trầm trọng dụng Ấn tư trợ nhật nguyên ra thì phần lớn cũng không thể lấy Ấn làm dụng. Như Quan lộ Ấn trọng, hóa khắc thành sinh, Quan Ấn đều không thể dùng, cần chọn Dụng thần khác.

Mệnh của Trương Tham chính ở chương này:

Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tí

Kỷ Hợi – Canh Tí – Tân Sửu – Nhâm Dần – Quý Mão – Giáp Thìn

Quan lộ Ấn trọng, khí Quan tận tiết cho Ấn, Thân vượng Ấn cường, điểm đẹp tất cả ở giờ lộ ra Tí thủy, tiết tú khí kim cần lấy ngay kim thủy Thương quan thủ dụng, và kim thủy Thương quan này đều phải không gặp Quan tinh, do sinh vào tháng chín chưa đến thời điểm kim hàn thủy lạnh, và nguyên cục đã có Bính hỏa sưởi ấm, không cần lại hành vận hỏa nữa. Đã lấy kim thủy Thương quan làm dụng thì hiển nhiên hành Tài cùng Thực Thương vận là tối lợi, Tỉ Kiếp vận cũng khả thi. Tứ trụ này trải qua 55 năm từ Hợi đến Thìn thẳng tắp một đường kim thủy mộc vận, thực sự không dễ biến đổi được.

Nguyên văn:

Nếu dụng Quan mà kèm theo Thương Thực, vận hỷ Quan vượng Ấn thụ, còn Thương Thực làm hại, gặp Sát không kị.

Từ chú thích:

Nguyệt lệnh Ấn thụ, can thấu Quan Ấn, kiêm thấu Thương Thực, cần lấy Ấn thụ chế Thương hộ Quan làm dụng. Như mệnh Chu Thượng thư tương tự mệnh Trương Tham chính, còn thủ dụng khác nhau căn bản. Cho nên bát tự biến hóa đa dạng không thể chấp nhất.

Mệnh Chu Thượng thư:

Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn

Kỷ Hợi – Canh Tí – Tân Sửu – Nhâm Dần – Quý Mão – Giáp Thìn

Tứ trụ này và tứ trụ họ Trương có điểm khác nhau, mệnh họ Trương Tí thủy tại chi, dậu kim sinh bên dưới, Mậu không thể khắc, tứ trụ này Thương quan thấu can bị Ấn chế, nên không thể lấy Nhâm tiết tú làm dụng. Quan Thương tịnh thấu, lấy Ấn chế Thương, kiêm nhiệm hộ Quan. Dụng thần tuy tại Ấn, vẫn sợ thổ trọng chôn kim, cho nên gặp Tài vận Dần Mão Giáp, chế Ấn tiết Thương sinh Quan thành tốt đẹp. Nếu Ấn mỏng thì kị Tài vận phá Ấn.

Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần

Mậu Dần – Đinh Sửu – Bính Tí – Ất Hợi – Giáp Tuất – Quý Dậu

Là mệnh của Lâm Hoài Hầu đã bàn, cũng dụng Ấn chế Thực hộ Quan, và giống như mệnh chế Thương bên trên. Điểm khác là kị vận Thực Thương. Mệnh họ Chu hành Thực Thương vận, bị Ấn hồi khắc, còn tứ trụ này thì Ất Ấn đóng sẳn ở trụ năm cứu hộ có điều không đủ. Sửu vận tuy hội Dậu hóa kim, mà chẳng lo phòng trở ngại, bởi do Quan tinh không vượng mà còn cách ly với Ấn, Tài tuy vượng mà không phá Ấn, song song đó Sửu vận còn giải được cái xung của Dậu với Mão thành tốt đẹp. Tí Hợi là đất Quan, Giáp Ất là Ấn địa, đều là mỹ vận.

Chương 35. Luận Ấn thụ

0

Chương 35. Luận Ấn thụ

Nguyên văn:

Ấn thụ cách hỷ sinh thân, chính Ấn cách hay thiên Ấn cách đều là mỹ cách, cho nên hai cách Tài và Ấn không phân thiên chính, đều gom thành một mà bàn. Ấn thụ cách cục cũng không đồng nhất, trường hợp Ấn mà thấu Quan, Chính quan không độc thủ sinh Ấn, tức có thể làm dụng, cũng khác trường hợp dụng Sát. Cho nên Thân vượng Ấn cường, không phải băn khoăn quá mức, miễn là Quan tinh thanh thuần, như mệnh Trương Tham chính: Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu / Mậu Tí, thuộc trường hợp này.

Từ chú thích:
Quan và Ấn, tương tự như Tài và Quan, hoặc Tài và Thực thần, đều tương hỗ làm dụng, trường hợp dùng duy nhất một trong thập thần rất hiếm gặp, chỉ khác ở hành vận hỷ hay kị mà thôi. Trường hợp Ấn thấu Quan, Thân cường dụng Quan, hỷ Tài sinh Quan, Thân vượng Ấn cường, không lo Quan tinh thái quá, vì lý do đó mới hỷ Quan vượng. Chỉ cần Quan tinh thanh thuần tức là một bát tự tốt. Dẫn chứng từ mệnh Trương Tham chính, dường như không theo thói thường: Bính Dần / Mậu Tuất / Tân Dậu, hỏa vượng thổ khô kim giòn, nên hỷ gặp giờ Mậu Tí để nhuận thổ sinh kim, mà còn để tiết tú khí của kim, cho nên vận hành đông bắc kim thủy thổ liền phấn phát. Nếu không dụng Quan tinh, cũng không dụng Ấn thì phải chú trọng Thực thần, tức là con có thể cứu mẹ. Vì nguyệt lệnh Ấn thụ, cho nên đưa về luận Ấn mà thôi.

Nguyên văn:
Nhưng mà cũng có khi kèm theo Thương Thực mà quý hiển. Như mệnh Chu Thượng thư: Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn. Nhâm bị Mậu chế không tổn hại Quan. Hoặc như mệnh Lâm Hoài Hầu: Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần, do Kỷ bị Ất chế nên không đụng đến Quan.

Từ chú thích:
Mệnh Chu Thượng thư:
Bính Tuất / Mậu Tuất / Tân Mùi / Nhâm Thìn

Nhâm bị Mậu chế đúng ra không hại Quan tinh, nhưng tứ trụ trùng điệp 5 can chi thổ Ấn, địa chi tàng hỏa còn thiên can thấu Bính, nếu lại hành vận hỏa thổ lẽ nào gặp điềm may mắn? Tứ trụ này vi diệu ở can hỏa thổ kim thủy thuận chiều sinh nhau, cho nên thổ không chôn kim, Thìn thổ kiềm hãm táo khí (khí hanh khô), Nhâm thủy tiết tú khí của kim, trong Thìn Mùi đều tàng Ất mộc Tài tinh ám tổn Ấn thụ, ví như bệnh nặng mà được thuốc. Vận trình Canh Tí, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn là đất kim thủy mộc, thể dụng hòa hợp, cho nên quý hiển.

Lâm hoài hầu tạo:
Ất Hợi / Kỷ Mão / Đinh Dậu / Nhâm Dần

Dần Hợi Mão Ấn vượng, nắm lệnh và thấu Ất mộc, dụng thần đủ cả ở Dậu kim, tổn Ấn để sinh Quan, Kỷ thổ bị chế, không ngăn trở Quan tinh, trường hợp này là muốn khử bệnh thì chọn cái thanh thuần, không thể lấy Kiêu Ấn đoạt Thực làm dụng được.


Nguyên văn:
Trường hợp Ấn mà dụng Thương Thực, Thân cường Ấn vượng, e rằng thái quá, liền cho là tiết Thân để tạo thành tú khí. Như: Mậu Tuất / Ất Mão / Bính Ngọ / Kỷ Hợi, đây là mệnh Lý Trạng nguyên, nếu như Ấn thiển thân khinh, mà dụng Thương Thực tầng tầng lớp lớp là cách cục bần hàn.

Từ chú thích:
Thân cường Ấn vượng, dùng Kỷ thổ để tiết tú khí, tương tự như mệnh Trương Tham chính ( Bính Dần/ Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tí ), Kỷ thổ lộ ra, Quan tinh không thấy, dụng thần tương đối rõ ràng. Nếu Ấn thiển thân khinh mà Thương Thực trọng, thì cần lấy Ấn làm dụng, vận hành Ấn Tỉ cũng có thể bổ cứu cho mệnh, chỉ không phải cục quý hiển.

Nguyên văn:

Trường hợp (Ấn) dụng Thiên quan, Thiên quan vốn không không phải vật tốt lành, do mượn nó để sinh Ấn, bất đắc dĩ mà dùng. Cho nên tất Thân trọng Ấn khinh, hoặc Thân khinh Ấn trọng, vốn lực không đủ, mới thuộc trường hợp này. Như mệnh Mao Trạng nguyên: Kỷ Tỵ / Quý Dậu / Quý Mùi / Canh Thân, vốn là thân khinh Ấn trọng. Mệnh Mã Tham chính, Nhâm Dần / Mậu Thân / Nhâm Thìn / Nhâm Dần, thân trọng Ấn khinh. Nếu Thân Ấn cùng mạnh mà dụng Thất sát thì không cô đơn cũng nghèo khổ.

Từ chú thích:

Mệnh Mao Trạng nguyên, Kỷ thổ Thất sát tiết khí cho kim, Ấn thụ thái vượng, mà Tứ trụ vô Tài để phá Ấn, tức phản cục mà Trích Thiên Tủy gọi là mẫu từ diệt tử (mẹ hiền giết con). Chỉ có thể thuận theo mẫu tính, trái lại lấy kim thủy làm tốt, ngược với mệnh Lâm Hoài Hầu, bởi một mệnh thì có Tài còn một mệnh thì không có Tài. Mệnh Mã Tham chính, Nhâm thủy tuy thông nguồn, nhưng lưỡng Dần tiết khí, lấy Sát sinh Ấn làm dụng thần, quan trọng ở chổ Ấn, không thể kiến Tài, kiến Tài thì phá cách. Nếu Thân Ấn tịnh trọng mà kiến Thất sát thì lại không thể không có Tài. Dụng Tài phá Ấn sinh Sát, hoàn toàn không giống với dụng Sát sinh Ấn, bởi do Tài là gốc của Quan Sát, Quan Sát lại là gốc của Ấn, tiếp ứng cho nhau và cũng khắc chế lẫn nhau.

Nguyên văn:

Trường hợp dụng Sát kiêm đới Thương Thực, thì dụng Sát để khắc chế, sinh thân mà tiết tú, bất luận Thân vượng Ấn trọng, đều là quý cách.

Từ chú thích:

Dụng Sát kiêm đới Thương Thực chính là lấy Thực Thương tiết tú làm dụng, không phải chế Sát làm dụng. Khắc và tiết không thể tịnh dụng (cùng dùng). Thân cường Sát vượng, là mệnh chế Sát vi quyền, khi hỷ chế thì không nên lại hành vận Tài Sát; mệnh chế Sát thái quá, hỷ Tài Sát, không nên lại hành vận Thực Thương, điều này là lẽ bất di bất dịch. Như mệnh Tôn Bố Chính, khắc tiết tịnh kiến, chính là lấy Ấn thông quan làm dụng. Trường hợp này là mệnh mất căn bằng, lại ứng với một cách luận khác, xem ở chương luận vận tiếp theo sau thì rõ hơn.


Nguyên văn:

Trường hợp Ấn đa mà dụng Tài, Ấn trọng Thân cường, thấu Tài để ức cái thái quá, tùy cơ cân nhắc mà dùng, chỉ cần căn thâm, không cần phòng Tài phá. Như mệnh Uông Thị lang, Tân Dậu / Bính Thân / Nhâm Thân / Tân Hợi thuộc trường hợp này. Nếu Ấn khinh Tài trọng, lại vô Kiếp Tài để cứu ứng thành “tham Tài phá Ấn”, một cách cục bần tiện.

Từ chú thích:

Thân cường Ấn vượng, dụng Tài tổn Ấn, “căn thâm” tức nói đến gốc sâu của Ấn, “Tài phá” tức là ức Ấn thái quá này. Ấn là mẹ sinh ta, như mộc nhờ thủy sinh, song thủy vượng mộc trôi; hỏa nhờ mộc sinh, nhưng mộc thịnh hỏa bế tắc; thổ nhờ hỏa sinh, hỏa vượng thổ khét; kim nhờ thổ sinh, thổ trọng chôn kim; thủy nhờ kim sinh, kim đa thủy đục. Khử đi những cái thái quá này thì đắc trung hòa, tức là điều mà “Trích Thiên Tủy” nói: “quân lại thần sinh” (vua nhờ bề tôi), nhưng mệnh Uông Thị lang, Bính Tân hợp thành bệnh, may mắn vận trình đông nam mộc hỏa, khiến hợp này không hóa, mới có thể tổn Ấn hiệu quả. Nếu Ấn khinh Tài trọng mà Thân nhược, thì Tài là bệnh thần, tất cần dụng Tỉ Kiếp để lấy Kiếp khử Tài này, bằng không là tham Tài hoại Ấn.

Như mệnh một phú ông ở Chiết Tây:

Canh Thân / Mậu Dần / Bính Thân / Ất Mùi

Ất Canh viễn hợp, hóa Ấn thành Tài, Tài lại hội Lộc ở Thân, lưỡng Thân xung Dần, nhật nguyên Bính hỏa thân nhược, nhờ Ấn để tư trợ, nhưng mà Ấn bị Tài phá, lại không có Tỉ Kiếp chế Tài, đây chính là “tham Tài hoại Ấn”.

Nguyên văn:

Hoặc ngay như Ấn trọng Tài khinh mà kiêm lộ Thương Thực, Tài và Thực tương sinh, thành ra Tài khinh mà không khinh, tức có thể giàu nhưng không quý hiển. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đới (kèm theo) Thực mà quý hiển, tại sao vậy?

Như mệnh Ngưu Giám Bạc: Canh Dần / Ất Dậu / Quý Hợi / Bính Thìn. Ất hợp Canh không sinh cho Quý, vì lẽ đó mới quý hiển, bằng như hợp Tài tồn Thực thì có thể suy rộng ra.

Như một mệnh hợp Tài tồn Thực mà quý hiển: Kỷ Mùi / Giáp Tuất / Tân Mùi / Quý Tỵ.

Từ chú thích:

Nói chung thì hai chữ phú quý phân biệt thật là khó, thời xưa có người quý mà không phú, có người giàu có mà không quý hiển, còn người nay thì kẻ phú chưa chắc không quý hiển, kẻ quý hiển chưa chắc không giàu có. Sao phân biệt được? Phân biệt phú quý, cần lấy lời trong Trích Thiên Tủy là đầy đủ nhất: “Làm sao biết người đó giàu, tài khí thông môn hộ; làm sao biết người đó quý, Quan tinh hữu lý hội”, chỉ vài chữ nhưng hết sức đầy đủ. Tài và Thực tương sinh, nên khinh mà không khinh tức là Tài khí thông môn hộ (môn hộ là nguyệt lệnh). Nhưng mà mệnh Ngưu Giám Bạc vẫn cần phải chọn Thực thần sinh Tài làm dụng, lấy Ất Canh hợp không sinh Quý làm dấu hiệu quý hiển thì dường như chưa thật chính xác, bởi vì Ấn chưa hề bị hợp mất. Bính hỏa thông căn ở Dần, thân vượng Tài Ấn đều có gốc, có lẽ hợp với phú và kiêm cả quý hiển. Mệnh tuổi Kỷ Mùi, chế Ấn tồn Thực, còn Tỵ và Mùi lại củng Quan quý, đều là dấu hiệu quý hiển cả, còn Dụng thần thì ở Thực thần.

Nguyên văn:

Lại có khi Ấn mà kiêm thấu Quan Sát, hoặc hợp Sát, hoặc hữu chế, đều là quý cách. Như: Tân Hợi / Canh Tí / Giáp Thìn / Ất Hợi, mệnh này hợp Sát lưu Quan; Nhâm Tí / Quý Mão / Bính Tí / Kỷ Hợi, mệnh này Quan Sát hữu chế.

Từ chú thích:

Hợp Sát lưu Quan, hoặc chế Quan tồn Sát, cách cục nhân đó thanh thuần. Song hai mệnh trên, e rằng chưa thấy hết chổ vi diệu; mệnh sinh năm Tân Hợi, Sát Ấn cùng vượng và không có Thực Thương; còn mệnh Nhâm Tí, mộc ướt không có lửa, lực của Kỷ thổ e rằng bạc nhược, bảo là quý cách thì rất khó giải thích.

Nguyên văn:

Về trường hợp hóa Ấn làm Kiếp; bỏ theo Tài Quan, như mệnh Triệu Tri phủ, Bính Ngọ / Canh Dần / Bính Ngọ / Quý Tỵ, thì đã biến lại biến nữa.


Từ chú thích:

Dần Ngọ hóa Ấn thành Kiếp, Tài Quan Canh Quý có thể dụng, chỉ tiếc Tài Quan vô căn mà thôi. Nếu giờ Quý Tỵ đổi thành Quý Dậu hoặc Quý Hợi, vận hành đến đất Tài Quan tiền đồ càng lớn hơn nữa.

Chú thích bổ sung (đọc thêm tham khảo): Tứ trụ này Tài Quan vô căn, Tài lại bị Kiếp đoạt, cần phải luận theo Tòng vượng cách, Quý thủy là Bệnh, đại vận Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, thẳng đường phối hợp ăn khớp tứ trụ, cho nên quý hiển làm đến chức Tri phủ. Nếu dụng Tài Quan, phối với mộc hỏa vận trình, tất bần tiện không cần nghi ngờ.

Nguyên văn:

Lại có khi Ấn thấu Thất sát, còn có Kiếp tài để bảo tồn Sát Ấn, cũng là một trường hợp quý cách, như một mệnh Canh Tuất / Mậu Tí / Giáp Tuất / Ất Hợi, ứng với trường hợp này. Song cách này dù sao cũng khó xem, cần kỹ càng xem xét.

Từ chú thích:

Tứ trụ này can chi thổ Mậu, Tuất bao vây Tí Ấn, chọn Ất mộc khắc chế Mậu thổ để bảo tồn Sát Ấn, mà trong Tuất lại tàng Đinh hỏa Thực thần không bị Tí Ấn đoạt. Ất mộc càng làm tăng vẻ đẹp của hỏa, cát thần đều ám tàng ví như có bệnh mà có cứu, vì điều này nên mới quý hiển.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Chương 34 – Luận Tài thủ vận

0

Chương 34. Luận Tài thủ vận

Nguyên văn:
Tài cách thủ vận, tức lấy Tài cách đã định cục rồi phân ra để phối với vận. Trường hợp Tài vượng sinh Quan, vận hỷ thân vượng Ấn thụ, bất lợi Thất Sát, Thương Quan; nếu (Tài) sinh Quan rồi sau vận thấu Ấn, gặp Thương Quan cũng không hại lắm. Còn như (Tài) sinh Quan mà kèm theo Thực phá hỏng cục, thì vận hỉ Ấn thụ, còn như gặp Sát phản lại là tốt lành.

Từ chú thích:
Tài vượng sinh Quan, tương tự Chính Quan cách; hoặc nguyệt lệnh là chính Quan, hoặc nguyệt lệnh là Tài mà thôi. Tài Quan vượng mà thân khinh, vận hỉ thân vượng Ấn thụ; Tài Quan khinh còn thân vượng thì thích hợp vận Tài Quan. Thất Sát làm hỗn cục hoặc Thực Thương ngăn cản Quan đều là kị cả.

Như: Nhâm thân / Nhâm Tí / Mậu ngọ / Ất mão
Đại vận: Quý Sửu – Giáp Dần – Ất Mão – Bính Thìn – Đinh Tỵ – Mậu Ngọ – Kỷ Mùi

Đây là mệnh Cát Tham chính ở chương Luận Tài, dụng thần tại Ất mộc Quan tinh, nguyệt lệnh Tài vượng sinh Quan. Giáp vận Thất Sát hỗn cục nên bất lợi; gặp dần vận hội ngọ thành hỏa cục, giải đi Tí ngọ xung trong nguyên cục, cũng là một vận trợ thân nên tốt; mười năm vận Ất mão, Quan tinh thanh thuần, tuy vượng mà không lo; các vận Bính thìn, Đinh Tỵ, Mậu ngọ, Kỷ mùi đều là vận tốt, chỉ kị đất kim thủy mà thôi.

( Lâm chú thích: Tứ trụ này Dụng thần cần chọn Ngọ hỏa ở nhật trụ, tức thành Chính Quan bội Ấn kiêm điều hậu sưởi ấm cục, vì thế hành vận một mạch mộc hỏa thổ thân vượng, vận ấm áp nên đều tốt. )

Nếu trong cục thấu Ấn, hành vận Thực Thương mà không lo là vì có Ấn hồi khắc hộ Quan ( xem thêm mệnh quan Thái phó họ Phạm ở trên, đoạn: Quan cách dụng Ấn ). Nếu trong cục kèm Thực Thương, là Quan tinh mang bệnh, hành Ấn vận khắc chế Thực Thương là thuốc chữa bệnh, chuyển thành vận rất tốt. Về ý Sát vận chuyển tốt do có Thực Thương hồi khắc, chỉ là không làm hại mà thôi, chứ không thể cho là vận tốt đẹp được.

Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực sinh, Tài Thực trọng mà thân khinh thì hỉ trợ giúp thân; Tài Thực khinh mà thân trọng thì hành vận Tài Thực vẫn được. Sát vận không kị, Quan Ấn vận trái lại mờ mịt.

Từ chú thích:
Tài dụng Thực sinh tức cách Thực thần sinh Tài, chỉ Tài ở nguyệt lệnh, cho nên gọi là Tài dụng Thực sinh. Cũng phân ra hai trường hợp là thân khinh và thân trọng, thân yếu nên được (vận) trợ giúp, thân mạnh thì thích hợp với (vận) Tài Thực.

Như:
Nhâm dần / Nhâm dần / Canh thìn / Tân Tỵ
Quý Mão – Giáp Thìn -Ất Tỵ – Bính Ngọ – Đinh Mùi – Mậu Thân

Là mệnh quan Thị lang họ Dương ở chương Luận Tài, vốn là cách Thực thần sinh Tài, lực nhật nguyên, Tài Thực đồng đều nhau, hành vận Thực Thương Tài là tốt, tức các vận Quý mão, Giáp thìn, Ất Tỵ. Sát vận Bính hỏa không kị vì có Thực Thương hồi khắc, và cục lại được sưởi ấm. Đầu xuân thủy mộc được hỏa để phát triển tươi tốt, thế tại sao vận Quan Ấn (Đinh mùi, Mậu thân) trái lại mịt mờ? Đó là do Đinh hỏa Quan tinh hợp Nhâm dụng thần; còn Mậu thổ Ấn thụ khắc chế Nhâm thủy, tức dụng thần bị thương, cho nên mới nói là “mờ mịt” vậy.

Nguyên văn:
Tài cách bội Ấn, vận hỉ đất Quan; trường hợp Tài cách bội Ấn mà thân nhược thì thích hợp nhất vận Ấn vượng.

Từ chú thích:
Về phần Tài cách bội Ấn thì điều kiện quan trọng nhất là Tài Ấn phải không e dè nhau, nghĩa là tức không đánh phá nhau trong trụ.

Như mệnh quan Tham chính họ Tăng ở chương trước:
Ất mùi / Giáp thân / Bính thân / Canh dần

Bính hỏa trường sinh, Giáp mộc đắc lộc ở dần, còn Canh kim lộc ở Thân, Giáp Canh đều thấu và được cách ly bởi Bính hỏa, đây là Tài Ấn không dè chừng nhau, song rốt cuộc hiềm khích thân khinh Ấn nhược. Canh kim nắm lệnh và vượng, nên gặp vận giúp thân là tốt, thích hợp nhất vận Ấn vượng. Nhưng tại sao lại hỷ Quan Sát? là vì Tài sinh Quan còn Quan sinh Ấn, cũng có nghĩa thông quan. Tài Ấn đều thấu, phải có điều kiện không dè chừng nhau.

Như mệnh sau là Tài Ấn dè chừng nhau:

Ất Mùi / Kỷ Mão / Canh Dần / Tân Tỵ
Mậu Dần – Đinh Sửu – Bính Tí – Ất Hợi – Giáp Tuất – Quý Dậu

Ất Kỷ là Tài Ấn cùng thấu và cùng đứng song song thì Tài sẽ phá Ấn, nhật nguyên Canh kim thêm nhược, phải lấy Kiếp làm dụng. Vận hành Kiếp Tài phò trợ thân là vận tốt, Ấn vận cũng được. Quan Sát vận vẫn còn được, chứ vận Thực, Thương, Tài thì không thích hợp. Mặc dù cách cục tứ trụ thanh thuần, cuộc sống có thành tựu nhưng chỉ tiểu phú mà thôi, không thể quý hiển ( xem lại chương Luận Tài ).

Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Thực Ấn, Tài yếu thì hỷ Tài Thực; thân yếu thì hỉ Tỷ Ấn; Quan vận có trở ngại; còn Sát vận trái lại không kị.

Từ chú thích:
Tài dụng Thực Ấn, nguyệt lệnh Tài tinh mà can thấu Thực Ấn. Như vậy cũng nên xem tứ trụ phối hợp, như mệnh Ngô Bảng nhãn ở chương trước:

Canh Tuất / Mậu Tí / Mậu Tí / Bính Thìn
Kỷ Sửu – Canh Dần – Tân Mão – Nhâm Thìn – Quý Tỵ – Giáp Ngọ

Nguyệt lệnh Tài vượng, niên là Canh, giờ là Bính, Thực Ấn xa cách nhau và không e ngại nhau, mấu chốt của nó ở chổ Bính hỏa. Tài tàng ở địa chi còn Ấn thấu lộ. Tài Ấn không tương ngại là quý, niên can lộ Canh kim không đáng kể. Mậu thổ thân nhược, vận hỷ Tỷ Ấn, và tại sao ngại Quan vận mà Sát vận không kị? Bởi vì Quan vận là Ất mộc, Ất Canh hóa hợp thành Thực thần, tăng thế lực của Tài, còn Sát là Giáp vận thì sinh trợ Bính hỏa. Nhưng Canh dần Tân mão, kim không thông căn, mộc trợ giúp thế lực hỏa, nên là vận tốt; vận Nhâm thìn Bính hỏa bị thương, Tí thìn hiệp đồng, e rằng quý hiển mà khó thọ.

Nhâm Thìn / Ất Tỵ / Quý Tỵ / Tân Dậu
Bính Ngọ – Đinh Mùi – Mậu Thân – Kỷ Dậu – Canh Tuất – Tân Hợi

Đây là mệnh Bình Giang Bá ở chương Luận Tài, tuy Thực Ấn đều thấu và Thực vô căn, Quý thủy nhật nguyên hưu tù, song Ấn vượng vì Tỵ dậu, thìn dậu đều hợp về kim. Bính Mậu trong Tỵ đắc lộc, Quan được Tài sinh, thiên can Ất tương trợ, dù Ấn khắc Thực cũng không tổn hại quý khí, vậy mới gọi là Tài khinh hỷ hành Tài vận. Vận Thực thần sinh Tài cũng tốt, còn Quan vận càng đẹp. Thân dậu Canh Tân Ấn trợ giúp thân thêm vượng, không tránh khỏi u ám. Đây là ám Tài Quan cách, Ấn khử Thực, chính là tác dụng phụ.

 

Nguyên văn:
Trường hợp Tài đới Thương Quan, gặp Tài vận thì hanh thông, Sát vận bất lợi, vận hành Quan Ấn không được tốt.Từ chú thích:
Tài kèm Thương Quan lại bội Ấn, có hóa Kiếp, thân cường lấy Thương Quan sinh Tài làm dụng, thân nhược lấy giúp thân là tốt. Cần phải phối hợp tứ trụ, không thể coi như nhau.

Như:
Giáp Tí / Tân Mùi / Tân Dậu / Nhâm Thìn
Nhâm Thân – Quý Dậu – Giáp Tuất – Ất Hợi – Bính Tí – Đinh Sửu

Đây là mệnh Uông Học sĩ ở chương luận Tài, vốn lấy Thương hóa Kiếp làm dụng. Vì thìn dậu hợp kim, sinh ở tháng sáu, thổ khô nứt nẻ kim giòn dễ gãy. Tí tuy tương hại Mùi nhưng dùng nó để nhuận thổ sinh kim, chưa chắc không đẹp, và kiêm luôn sinh Tài, nên mệnh này dụng Thương Quan, Thực thần kiêm công dụng điều hậu thông quan. Tài vận là vận tốt nhất, Thực Thương vận cũng đẹp, Tỷ Kiếp vận cũng có thể dùng. Đinh hỏa vận Thất Sát, hợp khử Nhâm Thương nên rất kị. Vận quan tinh Bính hỏa hợp Tân, hoặc Ấn vận chế Thương, đều là phá dụng không thích hợp.

Nguyên văn:
Trường hợp Tài đới Thất Sát. Bất luận hợp Sát chế Sát, vận đều hỷ đi về phương Thực Thương thân vượng.

Từ chú thích:
Tài đới Thất Sát, nếu như Sát không bị hợp khử, hoặc không bị chế khử, thì ứng với lấy Sát làm trọng yếu, không thích hợp luận Tài nữa.

Như mệnh Mao Trạng nguyên ở chương luận Tài, vốn gọi là hợp Sát tồn Tài.

Ất Dậu / Canh Thìn / Giáp Ngọ / Mậu Thìn
Kỷ Mão – Mậu Dần – Đinh Sửu – Bính Tí – Ất Hợi – Giáp Tuất

Thiên can Ất theo Canh để hóa, địa chi thìn hợp dậu, Tài sinh Sát vượng cần phải lấy Đinh hỏa trong ngọ chế Sát làm dụng, Tài hùa theo bè đảng Sát công thân, sao có thể là dụng được? Mừng sinh ở tháng thìn, thêm được giờ thìn, nên vẫn còn Giáp mộc dư khí, nhưng e rằng thân nhược. Vận hành dần mão là đất thân vượng, cũng gặp phương Bính Đinh chế Sát, cho nên quý hiển. Ba vận Ất, hợi, giáp cũng trợ thân giúp vượng lên, duy Tí vận xung ngọ e có nạn sinh tử, tuy Tí thìn tương hội sợ rằng không dễ hóa giải. Thân nhược thích hợp với Ấn, còn cách chế Sát không hợp Ấn vận do sợ Ấn sẽ chế Thương đoạt Thực.

Xem lại mệnh Lý Ngự sử ở chương luận Tài, vốn gọi là chế Sát tồn Tài:

Canh Thìn / Mậu Tí / Mậu Dần / Giáp Dần
Kỷ Sửu – Canh Dần – Tân Mão – Nhâm Thìn – Quý Tỵ – Giáp Ngọ

Trụ ngày Mậu dần, nhật tọa ngay ngôi vị trường sinh, can hưởng được sự trợ giúp này, thân vượng lấy Thực thần chế Sát làm dụng, còn Tài tiết Thực thần và sinh Sát nên không thể làm dụng. Tí thìn tương hội, thổ kim thủy mộc lưu thông thẳng đường, đích thực là dấu hiệu quý hiển. Hành vận Thực Thương, thân vượng cho nên tốt đẹp; Ấn vận cũng tốt, nhưng dùng được chi mà không dùng được can vì gặp Bính hỏa, khó tránh khắc khử Canh kim làm tổn hại dụng thần.

Nguyên văn:
Trường hợp Tài dụng Sát Ấn, vận Ấn vượng là thích hợp nhất, gặp vận Tài ắt hẳn thành kị. Hướng về vận Thương Thực thì cũng tùy.

Từ chú thích:
Nguyệt lệnh Tài tinh mà thấu Sát Ấn, lấy Ấn hóa Sát làm dụng; Tài sinh Sát vượng, chỉ luận Sát không luận Tài. Ấn là dụng nên rất hợp vận gặp Ấn vượng, còn gặp vận Tài phá Ấn nhất định kị. Còn vận Thực thần Thương quan là hợp hay kị thì cần phải xem phối hợp tứ trụ để quyết định.

Ất Sửu / Đinh Hợi / Kỷ Hợi / Ất Hợi
Bính Tuất – Ất Dậu – Giáp Thân – Quý Mùi – Nhâm Ngọ – Tân Tỵ

Xem lại mệnh Triệu Thị lang tại chương luận Tài. Mừng Tài tàng ở chi và không thấu, thiên can Sát Ấn tương sinh, dùng Ấn hóa Sát làm dụng. Vận Giáp Ất thì Quan Sát sinh Ấn rất tốt đẹp; vận thân dậu tuy Thực Thương sinh Tài bè đảng cùng Sát, song trong nguyên cục thì Sát có Ấn hóa, tuy không phải là cát vận nhưng cũng không lo. Quý mùi là một đại vận cát; Nhâm vận hợp Đinh hóa thành Sát phá dụng thần, cho nên mới nói là gặp Tài nhất định kị.

Bính Dần / Quý Tỵ / Quý Mùi / Nhâm Tuất
Giáp Ngọ – Ất Mùi – Bính Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Hợi

Đây là mệnh Lâm Thượng thư ở chương luận Tài. Dần ngọ tuất là hỏa cục, ngọ dễ theo Tỵ, tuy không thành cục, nhưng có ý hội hợp ( Tỵ ngọ mùi / dần ngọ tuất ), mùi vừa ám hợp ngọ hỏa, địa chi Tài vượng lại thấu Bính, nên phải lấy Tài làm dụng. Nhưng Tài vượng thân nhược, vận thích hợp với phương Kiếp Ấn giúp cho thân vượng lên. Thuở thiếu niên Giáp ngọ Ất mùi, nhất định khốn khổ; sau đến vận Bính thân, khí chuyển phương tây bắc làm hỏa (Tài) không thông căn, còn Ấn thụ đắc địa, đương nhiên quý hiển.

Bính Thìn / Quý Tỵ / Nhâm Tuất / Nhâm Dần
Giáp Ngọ – Ất Mùi – Bính Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Hợi

Đây là mệnh Vương Thái phó ở chương luận Tài. Tương tự mệnh họ Lâm, tuy thìn là thủy khố, cuối cùng ngại gốc nhẹ thân nhược. Vận tới thân dậu phát tài, mệnh hai người tương tự nhau.

Bính Thìn / Bính Thân / Bính Ngọ / Nhâm Thìn
Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Hợi – Canh Tí – Tân Sửu – Nhâm Dần

Bính tọa ngọ Nhận, thân thìn củng hợp (về Tí thủy) và thấu Nhâm, nên bỏ Tài mà dụng Sát. Nhưng chỗ tốt ở đây đều do ngọ Nhận, bởi vì nó làm thân cường vượng thì mới có thể địch Sát. Nhâm thủy trường sinh ở thân là thu thủy thông nguồn, dụng thần tiến khí, do đó vận hành đất kim thủy Kỷ hợi, Canh Tí, Tân sửu, Nhâm dần, đều là dụng thần Sát cho nên quý hiển. Đây là mệnh một quan Thượng thư ở chương luận Tài. Tứ trụ này thích hợp đưa về Thiên Quan cách hoặc Sát Nhận cách để luận nhưng do nguyệt lệnh thân kim là Tài, nên đưa vào chương luận Tài.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng
- Advertisement -