Nguyên văn:
Thực Thần vốn thuộc thần hao tiết khí, có khả năng sinh Chính tài nên là hỷ. Vì thế Thực thần sinh tài là mỹ cách (cách tốt), Tài cần phải có gốc, không cần Thiên (tài) Chính (tài) cùng thấu. Như thân cường Thực vượng và thấu Tài là cách đại quý , như mệnh Lương thừa tướng :
Đinh Mùi / Quý Mão / Quý Hợi / Quý Sửu;
hoặc mệnh Tạ Các Lão:
Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Mậu Tí, Canh Thân đều thuộc trường hợp này.
Từ bình chú:
Thực thần là gốc của Tài, nhật nguyên khi vượng thịnh, khí thế này cần được an định; cái tinh anh cần phải được biểu lộ ra, nếu thân vượng không được tiết dẫn đến ngưng trệ thì không phải là mệnh tốt. Mệnh Lương thừa tướng, nhật chủ Quý thủy vượng, hợi mão mùi hợp mộc cục Thực thần, thấu Đinh hỏa là Tài. Mệnh Tạ Các Lão: Canh kim thực thần nắm lệnh, Tí Thân hợp Tài tinh hợp cục. Hai mệnh đều hết sức thanh thuần, ứng với dấu hiệu đại quý, mệnh phúc thọ đầy đủ.
Nguyên văn:
Thực tàng lộ Thương, chủ tính cách cứng rắn, như mệnh Thẩm Lộ Phân: Đinh Hợi / Quý Mão / Quý Mão / Giáp Dần. Thiên Chính (tài) cùng thấu xuất, phú quý không lớn, như mệnh Tri huyện họ Cung: Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Quý Sửu/ Bính Thìn.
Từ chú thích:
Ngũ hành can chi dùng âm dương phối hợp hành sự, như trường hợp Tài Quan Ấn. Ta sinh thì lấy cùng loại là thuận, tức là Thực thần, mà thuận thì hữu tình, nghịch thì lực tất mạnh mẽ. Còn về tính tình con người cương hay nhu cần coi phối hợp của tứ trụ, không phải tàng hay lộ mà phân biệt được (xem thêm chương luận tính tình của Trích Thiên Tủy). Như trụ của họ Thẩm, Quý thủy tuy thông căn và địa chi dần hợi lưỡng hợp, Thương Quan thái cường, tựa như phát tiết quá mức; mệnh Cung tri huyện, Quý thủy tuy thông căn tại thìn sửu, rốt cuộc e rằng khó thể vượng lên được, dù phát phúc cũng không thể to lớn, đại để Thực Thương là dụng thần, chủ nhân tính thông minh, tinh hoa phát tiết, tú khí hiển lộ, tự nhiên có chứng nghiệm. Còn tứ trụ toàn dương, chủ nhân tính cứng rắn, nóng nảy; trụ toàn âm thì tính thâm trầm chậm rãi, cũng là xu thế tự nhiên, càng thử càng ứng nghiệm.
Nguyên văn:
Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc: Kỷ Mùi / Kỷ Tỵ / Giáp Dần / Bính Dần thuộc trường hợp này.
Từ chú thích:
Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng đô đốc may có Giáp Dần tọa lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức.
Nguyên văn:
Còn nếu không dùng Tài mà dùng Sát Ấn thì đạt đến uy quyền hiển hách nhất. Như mệnh Thường Quốc Công: Tân Mão/ Tân Mão/ Quý Dậu/ Kỷ Mùi. Nhược bằng không Ấn mà đơn lộ Thiên Quan, chỉ cần vô Tài vẫn là quý cách, như mệnh Hồ Hội Nguyên: Mậu Tuất/ Nhâm Tuất/ Bính Tí/ Mậu Tuất.
Từ chú thích:
Đã có sự nhầm lẫn câu văn, “không dùng Tài” thực ra là “không dùng Thực”. Mệnh Thường Quốc Công có Ất mộc tuy tại nguyệt lệnh, nhưng hai mão bị hai Tân chế, Thực bị Kiêu đoạt không thể dùng được. Dùng Ấn hóa Sát làm dụng, Sát chủ uy quyền và cách cục thanh thuần cho nên chủ hiển hách. Mệnh Hồ Hội Nguyên, không thấy đẹp lắm, nhật chủ tuy thông căn tại tuất nhưng không vượng được, Mậu thổ quá cường chế Sát thái quá. Cần nhất là Ấn để khử Mậu thổ thái quá, tiết Nhâm thủy để sinh Bính hỏa. Tứ trụ thiếu cái cần thiết (mộc) sao có thể quý hiển? Tài vốn có khả năng tiết khí thổ, mà nhật nguyên không vượng, e Tài hùa theo Sát, vì vậy quyết không nên thấy Tài, may mắn ở vận trung niên gặp được Bính dần Đinh mão, vận mộc hỏa Ấn Tỷ liên tiếp, tu bổ cái khiếm khuyết của bát tự, bằng không thì sao có thể phát đạt được? Cho nên, cách đẹp không bằng vận đẹp.
Nguyên văn:
Nếu kim thủy Thực thần mà dụng Sát, đã quý cách mà còn đẹp nữa, như mệnh Thư Thượng thư:
Đinh Hợi / Nhâm Tí / Tân Tỵ / Đinh Dậu. Còn Thực thần kị Ấn, hỏa mùa hè quá nóng làm mộc cháy, thấu Ấn lại không sao cả, như mệnh Tiền Tham chính: Bính Ngọ/ Quý Tỵ/ Giáp Tí/ Bính Dần, thực thần kị ấn, mùa hạ hỏa thái vượng, mộc tiêu trừ, lộ ấn không ngại. Thực thần kị Quan, kim thủy thì không kị, tức là “kim thủy Thương quan khả kiến Quan” (kim sinh tháng thủy là kim thủy gặp Thương quan, rất cần gặp Quan tức hỏa để điều hậu).
Từ chú thích:
Phép chọn dụng thần, dùng phù ức làm chính, cho nên hễ nhược thì phù trợ, cường thì ức chế. Ngoài phù ức ra thì điều hòa khí hậu cũng là một phương pháp quan trọng (xem chương luận dụng thần). Bởi vậy mộc sinh mùa hạ, hỏa quá nóng, mộc bị thiêu rụi; kim sinh mùa đông, thủy lạnh kim hàn rét, tất cần dùng điều hòa, tức lấy thần khí điều hòa làm dụng.Như mệnh Thư thượng thư, kim thủy thương quan, hỉ gặp Quan Sát; mệnh Tiền tham chính, mộc hỏa Thương quan, hỉ gặp Ấn thụ, đều là phép điều hậu.
Nguyên văn:
Về phần dụng mỗi thực thần, thực thần cần hữu khí, hành được Tài vận đạt phú, không xuất hiện Tài vận thì nghèo.
Từ chú thích:
Dụng một mình thực thần, cũng cần xét kĩ vượng nhược của nhật nguyên và dụng thần, cũng như sự thanh thuần, hỗn tạp của tứ trụ. Như mệnh một người tiếng tăm: Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Tuất/ Tân Dậu, hai thần thành tượng, thân vượng lại thanh thuần, hành Tài vận sao lại không phú quý?
Nguyên văn:
Có khi Ân đến đoạt Thực, Tài lộ khả dĩ giải được, nên vẫn phú quý, song cần dựa vào toàn cục để đoán. Về phần Thực thần lại có Quan Sát tranh xuất ra, cũng có thể thành cục nhưng không thể quá quý hiển được.
Từ chú thích:
Đây là phép chọn dụng thần theo phương pháp bệnh dược, nhật nguyên vượng hỉ Thực Thương tiết tú, mà Ấn đến đoạt Thực thì Ấn chính là bệnh. Dùng tài chế Ấn để giải thì Tài chính là thuốc; có phú quý hay không cần xem Tài tinh có năng lực giải cứu hay không.
Như: Kỷ Hợi/ Bính Dần/ Giáp Dần/ Nhâm Thân
Giáp mộc tọa lộc, Bính hỏa Thực thần thấu xuất là hỷ, nhưng Nhâm Ấn đoạt Thực là bệnh, Kỷ thổ Tài tinh vô căn, không lực chế Ấn là bệnh nặng thuốc nhẹ. Hành vận tây bắc kim thủy, trợ giúp bệnh thần, hao phá không ngừng, âu cũng không thể tránh được. Nhưng có khi Ấn Thực không ngại nhau là khi có Tỉ Kiếp bảo vệ, Tài không thể chế Ấn, cần nhìn toàn cục xem phối hợp như thế nào.
Như: Kỷ Sửu/ Bính Dần/ Giáp Tí/ Mậu Thìn. Thấu Thực, mà Tài Ấn không ngại nhau là mệnh phú quý.
Về phần Thực thần cạnh tranh với Quan Sát thấu lộ ra, chỉ cần không ảnh hưởng đến toàn cục thì cùng là mệnh phú quý.
Như: Tân Mão/ Canh Dần/ Giáp Thìn/ Bính Dần, đông phương nhất khí, thực thần tú khí nở hoa. Canh tân Quan Sát thấu ra cạnh tranh là bệnh, mừng vì chúng vô căn, cách cục không đáng ngại. Hành vận thổ kim, khó tránh cảnh hao phá. Nếu như hành vận mộc hỏa, tất danh lợi song toàn.
Nguyên văn:
Thực thần hợp Sát giữ lại Tài, là cách cực quý.
Từ chú thích:
“Thực thần hợp Sát giữ lại Tài”, Thực thần ở đây nhầm lẫn với Thương quan. Bởi vì cũng là Thực Thương, nhưng Thực thần hợp Quan, Thương quan hợp Sát. Như Ất gặp Bính là Thương quan, gặp Tân là Sát; Bính tân hợp để Sát không thể khắc thân, sở dĩ mới quý. Cũng có khi cùng thấu nhưng không ngại nhau, đây là vị trí phối hợp thích hợp.
Như: Kỷ Hợi/ Giáp Tuất/ Quý Hợi/ Bính Thìn, là trường hợp hợp Sát tồn Tài.
Hoặc như mệnh quan trung thừa Dư Thọ Bình: Bính Thìn/ Canh Tí/ Tân Mão/ Ất Mùi, nguyệt lệnh Thực thần dụng Quan tinh, Thực sinh Tài, Tài sinh Quan, địa vị phối trí phù hợp, quý cách.
Nguyên văn:
Còn phần Thực thần thấu Sát, cách cục vốn kị gặp Tài, mà Tài trước Sát sau, Thực đứng giữa, thì Tài không hùa theo Sát, tóm lại vẫn quý. Như mệnh quan đề đài họ Lưu: Quý Dậu/ Tân Dậu/ Kỷ Mão/ Ất Hợi. Các biến hóa còn lại không thể nói hết, cứ tương tự mà suy luận ra.
Từ chú thích:
Thực Thương thấu Sát, tại sao sợ gặp Tài tinh. Sát vốn kị là do khắc thân, cho nên cần dụng Thực chế Sát. Nếu gặp Tài tất Thực thần sinh Tài, Tài sinh sát, chẳng những không chế mà còn chuyển thành sinh thêm cho Sát, dĩ nhiên là kị rồi. Song, mệnh Lưu đề đài, nhật nguyên quá nhược, kim mộc khắc chiến nhau, tuy Tài không hùa theo Sát, cũng chẳng được xem là mệnh đẹp. Vận trình trung niên 15 năm Đinh Tỵ Bính, hóa Sát chế Thực thành đẹp, cho nên quý làm đến chức quan đề đài mà thôi. Vận đầu đời Canh thân, thời thơ ấu tất phải gian khổ rồi.