30 C
Hanoi
Thứ Sáu, 4 Tháng Bảy, 2025
spot_img
Home Blog Page 25

CÁCH LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

0

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

Để lập lá số TỨ TRỤ nhanh và chuẩn xác nhất các bạn vào tuvivietnam.vn. Đây là trang cung cấp công cụ và thư viện miễn phí lớn nhất Việt Nam.

1 – Các Yếu tố bắt buộc để thành lập 01 lá số
  • Ngày tháng năm giờ sinh phải là chính xác theo giờ sinh của mình. Nhiều bạn không nhớ ngày giờ sinh tự cho mình một giờ sinh là không đúng
  • Ngày sinh trên giấy tờ không liên quan đến việc lập lá số TỨ TRỤ
2- Cách lập lá số TỨ TRỤ
  • https://tuvivietnam.vn/la-so-tu-tru/ Vào mục Lập Lá Số TỨ TRỤ sau đó điền thông tin : Họ Tên – Năm – Tháng  – Ngày – Giờ Sinh
  • Click vào An Lá Số sẽ thấy được lá số.
  • Lá số được hiển thị dưới dạng ảnh nên có thể download về máy tính hay điện thoại của mình
3- Xem tứ trụ miễn phí
  • Các bạn vào group hỗ trợ luận giải https://www.facebook.com/groups/diendantuvivietnam/ . Là nơi giao lưu luận giải sôi động và quy tụ rất nhiều thầy giỏi trong nước và quốc tế.
  • Đưa hình ảnh lá số của mình lên và hỏi việc cần quan tâm .

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

CÁCH LẬP LÁ SỐ TỬ VI

0

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

Để lập lá số tử vi nhanh và chuẩn xác nhất các bạn vào tuvivietnam.vn. Đây là trang cung cấp công cụ và thư viện miễn phí lớn nhất Việt Nam.

1 – Các Yếu tố bắt buộc để thành lập 01 lá số
  • Ngày tháng năm giờ sinh phải là chính xác theo giờ sinh của mình. Nhiều bạn không nhớ ngày giờ sinh tự cho mình một giờ sinh là không đúng
  • Ngày sinh trên giấy tờ không liên quan đến việc lập lá số Tử Vi
2- Cách lập lá số tử vi
  • https://tuvivietnam.vn/lasotuvi/ Vào mục Lập Lá Số Tử Vi sau đó điền thông tin : Họ Tên – Năm – Tháng  – Ngày – Giờ Sinh
  • Click vào An Lá Số sẽ thấy được lá số.
  • Lá số được hiển thị dưới dạng ảnh nên có thể download về máy tính hay điện thoại của mình
3- Xem tử vi miễn phí
  • Các bạn vào group hỗ trợ luận giải https://www.facebook.com/groups/diendantuvivietnam/ . Là nơi giao lưu luận giải sôi động và quy tụ rất nhiều thầy giỏi trong nước và quốc tế.
  • Đưa hình ảnh lá số của mình lên và hỏi việc cần quan tâm .

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

THỂ VÀ DỤNG

0

Tử Vi Việt Nam – Sưu Tầm

Trong luận đoán tử vi nói chung, đặc biệt là trong vấn đề luận đoán vận hạn bằng các kỹ thuật phi tinh bắc phái nói riêng thì việc phân định thể dụng là cực kỳ quan trọng, quan niệm không rõ ràng sẽ làm cho góc độ định “tượng” để luận “sự việc” dễ sai lầm. Trong tử vi, có rất nhiều cặp thể – dụng, ví dụ như tinh diệu là thể, cung chức là dụng; cung chức là thể, cung vị là dụng; khi xem quan hệ đối đãi giữa cung A với cung B thì cung B là thể, cung A là dụng… Nhưng ở đây, tôi xin phép chỉ bàn đến vấn đề thể – dụng khi xem vận mà thôi.

Trước tiên, chúng ta nên hiểu thế nào là “Thể” và “Dụng”? “Thể” là bản thể, là tính chất, tính cách sẵn có của đối tượng. “Dụng” là sử dụng, dùng vào việc gì, dùng trong hoàn cảnh nào. Lấy ví dụ cho dễ hiểu: cái kéo – Thể của nó là sắc, nhọn, có 2 cái lỗ ở chuôi – cái đó là bản thể, là tính cách sẵn có của cái kéo. Nếu chúng ta dụng cái kéo vào việc cắt tờ giấy, cắt quần áo,… thì ta nói là thể dụng tương hợp. Nếu chúng ta dụng cái kéo vào việc cắt thịt lợn, cắt thịt bò …tuy khó hơn 1 chút, nhưng vẫn làm được thì ta nói thể khắc dụng. Nhưng nếu sử dụng kéo để cắt những vật liệu bằng gỗ hay bằng kim loại (dùng để chặt cây chẳng hạn) thì chắc chắn là không thể, khi đó ta gọi là dụng khắc thể.

Lấy con người làm ví dụ: một người tính tình sôi nổi, bốc đồng, táo bạo, nghĩa khí, liều lĩnh…. – đó là “thể” của người đó, là tính cách sẵn có của người đó. Nếu để người này làm việc trong những lĩnh vực như giáo viên, nhà nghiên cứu…thì đó là dụng khắc thể, đối với người đó sẽ tuyệt đối không hợp. Nhưng vẫn với thể tính đó, được hoạt động trong lĩnh vực như vận động viên thể dục thể thao hay công an, quân đội…thì sẽ rất hợp cách.
Ở đây, chúng ta cần hiểu rõ: có những người làm giang hồ bảo kê, ra tù vào tội nhưng họ lại làm trùm xã hội đen, làm đại ca, dưới trướng có nhiều đàn em, nhất hô bách nặc, đối với thể của họ thì dụng vào việc đó là hợp, không đem quan điểm tốt xấu của xã hội gán vào cặp thể – dụng đó một cách phiến diện, không được phân tốt xấu cát hung, chỉ hiểu rằng thể dụng tương hợp là tốt cho thể, thể dụng tương khắc là không tốt cho thể (nhất là dụng khắc thể). Ví như: làm trùm buôn ma túy mà không bị bắt đi tù thì cát hay hung? Bị bắt đi tù rồi, nhưng có khoảng 5, 6 tỷ chạy án, vào tù ở như khách sạn, cơm bưng nước rót, vậy đi tù đó là cát hay hung? Câu trả lời là tùy vào sự tương hợp, tương khắc của dụng đối với thể mà phân định cát hay hung đối với thể.

Theo vòng quay của thời gian, mười hai cung chức (mệnh, phụ, phúc, điền…) của đại vận sẽ được phân bố lại trên lá số, đại vận mệnh đầu tiên sẽ được khởi từ cung mệnh nguyên thủy, tùy theo nam nữ thuận hay nghịch lý âm dương mà chúng ta sẽ an thuận hay nghịch vòng cung chức đại vận. Lúc này, mệnh bàn nguyên thủy và mệnh bàn đại vận sẽ trở thành một cặp thể – dụng, trong đó cung chức tầng nguyên thủy sẽ là thể và cung chức đại vận sẽ là dụng.

Lấy ví dụ để phân tích: khi hóa kị đại vận xung cung đv tật ách trùng điệp với tử tức nguyên cục, chúng ta có thể hiểu: thể là tử tức, dụng vào tật ách, bị hóa kị xung nên có động biến –> ý tượng: bước vào đại vận này nữ mệnh có khả năng sinh con hoặc sức khỏe đường sinh sản có vấn đề. Ngoài ra, với tình huống trên, khi hóa kị đại vận nhập cung đại vận phụ mẫu trùng điệp với điền trạch nguyên cục, ta có thể hiểu: thể là điền trạch, dụng vào phụ mẫu, bị hóa kị nhập nên gặp dính mắc, khó khăn –> có thể luận: trong đại vận này mệnh tạo có khả năng thay đổi chỗ ở nhiều lần hoặc gặp trục trặc giấy tờ, pháp lý về vấn đề nhà cửa, đất cát.

Một ví dụ khác: khi hóa lộc đại vận nhập cung đại vận tài bạch trùng điệp với cung huynh đệ nguyên cục, ta có thể hiểu: thể là huynh đệ, dụng vào tài bạch, hóa lộc nhập là sự tăng trưởng, khởi phát –> ý tượng: trong đại vận này, đương số có khả năng hợp tác nương nhờ với anh em, bạn bè để làm ăn, có những ý tưởng kiếm tiền mới hoặc nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ anh em. Ý tượng này sẽ rất khác nếu như hóa lộc đại vận nhập vào cung đại vận bào trùng điệp với tài bạch nguyên cục. Khi đó thể là tài, dụng vào bào, chúng ta có thể luận: trong đại vận này đương số mở rộng làm ăn, tiền bạc có sự giao dịch, luân chuyển lớn, có thể thuê thêm nhân lực…

Cùng lúc phân tích cặp thể dụng cung chức nguyên thủy – cung chức đại vận, chúng ta còn có tương tác giữa tứ hóa các tầng vận, điều đó sẽ khơi động, xâu chuỗi nhau làm ý tượng tăng lên nhiều hơn, nên càng đi sâu vào chi tiết sự việc, tính toán càng phức tạp, sai số càng lớn. Tôi đọc thấy có câu “tại sao bắt con bạn phải giải toán giỏi khi nó chạy nhanh nhất thế giới”, đôi dòng chia sẻ cùng các bạn đồng đạo, chúc các bạn học tốt!

——

Trong tử vi đẩu số, tam tài được thể hiện dưới dạng Tinh, Cung, Hóa.

Tinh là tinh đẩu.

Cung là thập nhị cung vị.

Hóa là thập can hóa diệu.

1-Tinh đẩu, chính là nghiên cứu biến động của tinh hệ, rồi kết hợp với lục cát lục sát và các thần sát.

Đỉnh cao của nó là thập nhị huyền đồ, 144 cách cục Nam Phái và tính lý của tinh đẩu.

2-Cung, tức là phi cung, được nghiên cứu dựa trên quan điểm thể và dụng.

Ví dụ, cung phu thê phi kị nhập mệnh, thì tùy vào thế mà ta xét đâu là thể, đâu là dụng để dùng phi hóa.

3-Hóa, là tự hóa, nói về biến động hậu thiên của các cung chức.

Từ đây, Tử vi đẩu số sinh ra ba môn phái chính:

Tinh Diệu kết hợp với Phi cung, tạo ra hệ thống phi tinh.

Phi cung kết hợp với Tự Hóa, tạo thành hệ thống phi hóa.

Tinh diệu kết hợp với Tự Hóa, tạo thành hệ thống Tinh Hóa.

Đây chính là nguồn gốc của lục đại hệ thống – Tử vi đẩu số.

——

Vì sao người ta thường nói, tử vi bắc phái là đệ nhất công phu về xem vận?

Tương truyền, bộ tử vi vốn có bảy cuốn ở trong cung và được dạy riêng cho quan chức để dùng người, cử hiền diệt ác. Tuy nhiên, đến một ngày, kẻ trộm vào trong cung và lấy mất 4 cuốn sách đầu tiên, thuộc về tử vi Nam Phái, và truyền ra ngoài.

Nhà vua lúc đấy mới quyết định chế tạo ra hàng trăm dị bản của bộ tử vi Nam Phái để phát tán trong nhân gian để không ai biết đâu là giả là chân. Cuối cùng, một trong những dị bản được truyền về Việt Nam và hình thành nên tử vi Việt Nam hiện nay.

Tử vi Bắc Phái thuộc ba quyển nâng cao, thì vẫn còn nguyên trong cung vua cho tới khí triều đình Mãn Thanh sụp đổ, và rơi vào tay của Tưởng Giới Thạch, sau đó lan truyền sang Đài Loan.Vì lý do lịch sử như vậy, nên không khó có thể phân định được đâu là sách vở còn nguyên gốc, đâu là ngụy thư.

Về cơ chế, Tử Vi Nam Phái với hàng trăm sao chuyên được sử dụng để xem tính cách, thành tựu chung chung của cuộc đời, nên rất dễ dàng đi lạc vào mê cung không lối thoát các tinh đẩu. Tử Vi Bắc Phái, ngược lại, chỉ sử dụng duy nhất tứ hóa để làm đường chính, kết luận chính xác thời điểm xảy ra hung cát của sự việc sau đó mới sử dụng phép hội sao trên nền cung khí để tăng thêm phần chi tiết.

Nói một cách nôm na, bạn Nam Phái sẽ làm quen tất cả các anh có thể, đi chơi, tìm hiểu rồi chọn đối tượng trong đó.

Ngược lại, bạn Bắc Phái sẽ ngồi im, lựa chọn trong tất cả các anh có thể, xem anh nào thực sự tốt nhất, giàu nhất thông qua tín hiệu là dụng thần rồi mới bắt đầu hội sao, tìm hiểu, đi chơi, rồi chốt sale để tối ưu hóa chi phí.

Chính vì vậy, việc xem đúng hạn tháng, đối với người học Nam Phái, là một cảnh giới huyền thoại, phải những người nghiên cứu 4-50 năm mới may ra có thành tựu. Nhưng điều đó lại có thể dễ dàng đạt được bởi các bạn trẻ học bắc phái dù chỉ vài tháng.

Đâu có gì lạ, anh phải đàu tư dàn trải công sức xem tất cả lá số, còn người ta chỉ cần khoan sâu vào đúng vị trí trọng điểm nơi thần tụ lại trong 12 cung, không cách biệt mới là chuyện lạ.

Vậy lập tức, sẽ có người hỏi, tôi chỉ cần xem vận, biết chuyện gì xảy ra trong tương lai, còn tôi tự biết tôi tính cách thế nào, xem làm gì cho mệt. Cần gì phải học tử vi Nam Phái?

Câu hỏi đó rất đúng, vì xét cho cùng mục đích bạn tìm hiểu tử vi là để biết chính xác cái gì xảy ra với mình để từ đó ứng xử cho phù hợp. Tuy nhiên, ngay sau khi bạn tìm hiểu và biết trước thời điểm tháng nào ngày nào xảy xa chuyện gì, bao giờ bạn cũng sẽ phải thực hiện thủ pháp hội sao Nam Phái trên nền của cục số để phân tích rõ các chi tiết của sự việc. Do đó, người học Bắc Phái, trước hết phải là một cao thủ Nam Phái.

Mặc dù vậy, nếu bạn là người học, hiển nhiên bạn không thể bỏ 50 năm cuộc đời ra để học Nam Phái, vì học một lãnh vực không bao giờ kết thúc, bạn dễ dàng lọt vào đại dương không bao giờ ra. Người học tốt nhất, nên học những kiến thức căn bản, không bị pha tạp man thư, không xuất hiện sự mâu thuẫn giữa nam và bắc phái, rồi từ đó nghiên cứu xem vận trong lúc bổ sung kiến thức nền cần thiết.

Lẽ tất nhiên, kiến thức nào sai, dùng khi khán vận quá khứ rõ nét thì lập tức hiện rõ, chúng ta biết ngay chân giả.

Nói đến đây, chúng ta lại có thể hỏi, nói như anh, thì Nam Phái không có cao thủ sao? Câu trả lời là sai, bất cứ phái nào cũng có cao thủ, và đều có t hể xem vận chính xác, tuy nhiên, giống như cầm dao kiếm để chiến đấu với người cầm súng AK, luôn có cao thủ kiếm đạo có thể chiến thắng súng đạn, tuy nhiên con số đó thực sự hiếm. Và hơn nữa, khi chúng ta sử dụng hai tay hai súng hiển nhiên sẽ mạnh hơn là chỉ dùng một súng.

Cũng chính vì vậy, trong thời gian tới, trang chúng tôi sẽ đăng tải dần các kiến thức bắc phái vốn ít được thảo luận để giúp cho cộng đồng có thêm cái nhìn toàn cục.

Mong các bạn đón đọc.

——–

LỘC TÙY KỊ LAI

Đi qua màn đêm ta lại thấy ánh Mặt Trời

每个人的一生都注定要在沟沟坎坎中跋涉,品尝苦涩与无奈,经历挫折与失意。痛苦,是人生必须经历的一课。在漫长的人生旅途中,苦难并不可怕,受挫折也无须忧伤。只要心中的信念没有枯萎,你的人生旅途就不会中断。在这段异常艰难的时光中挺过来的人,人生就会豁然开朗;挺不过来的,时间也会教会你怎么与它们握手言和,所以你不必害怕。

Cuộc đời mỗi người đều đã định phải trải qua rất nhiều kiếp nạn, nếm trải vị đắng và cảm giác vô vọng cũng như vượt qua những khó khăn cùng thất bại. Đau khổ chính là bài học mà bất kì ai cũng phải trải qua. Trên hành trình dài của cuộc đời khó khăn chẳng có gì đáng sợ. Có trở ngại cũng không cần phải lo lắng, chỉ cần ngọn lửa niềm tin trong bạn vẫn cháy, hành trình cuộc đời bạn sẽ không bao giờ bị gián đoạn.

Trong những năm tháng vô cùng gian nan ấy, nếu ai vượt qua được, cuộc đời sẽ như được mở sang trang mới; những ai không vượt qua được, rồi thời gian cũng sẽ dạy cho bạn phải làm như thế nào để chấp nhận nó.

Vậy nên, bạn đừng sợ hãi nhé. Bạn của tôi.

–Trích: Lộc tùy Kị lai—-

(Chép từ Fanpage Tử Vi Bắc Phái)

(Chép lại từ Fanpage Tử Vi Cổ Học)

Sự khác nhau giữa hóa nhập và hóa xuất trong tứ hóa bắc phái

0
Sự khác nhau giữa hóa nhập và hóa xuất trong tứ hóa bắc phái

Chương này muốn cùng mọi người bàn luận về cái gì gọi là [Xuất]? cái gì gọi là [Nhập]? Đây là quan niệm nhập môn Phi tinh Tử Vi Đẩu Số, không biết rõ phương pháp sử dụng của [Nhập] và [Xuất] thì không còn cách nào tiến vào phần cốt lõi của Phi tinh Tử Vi Đẩu Số. Bởi vì những thứ ấy là quy tắc vận chuyển của Tứ Hóa, nếu như quy tắc cơ bản cũng không hiểu thì sao có thể vận dụng Phi tinh Tử Vi Đẩu Số để suy đoán vận mệnh.

Tử Vi Việt Nam – Sưu Tầm

Trong các sách bày bán trên phố thì có khả năng các vị từng xem qua suy đoán: “Năm gặp Kị xung hoặc tọa Kị thì coi chừng phát sinh các chuyện như tổn thất tiền tài, sự nghiệp thất bại, thân thể tổn thương”. Thế nhưng sau khi trải qua năm đó vẫn tung tăng vui vẻ, suôn sẻ cực kỳ. Vì sao suy luận và thực tế lại sinh ra sự khác biệt lớn như vậy? Ắt là bỏ quên sự khác biệt giữa [Nhập] và [Xuất].

Cho nên, đối với người học Tử Vi Đẩu Số thì Hóa Nhập và Hóa Xuất là quan niệm rất quan trọng. Nhưng, cái gì gọi là [Xuất]? cái gì gọi là [Nhập]?

Giả như đem 12 cung vị trên lá số, căn cứ theo mối quan hệ giữa chúng với ta có tính gắn bó hay không để mà chia làm Tha cung (cung của nó) và Ngã cung (cung của ta). Như thế thì, một cung nào đó (lấy cung X để gọi) có Hóa nhập vào cung vị của ta, thì gọi là [Hóa Nhập]. Hóa Nhập vào cung vị của ta thì đương nhiên những sự việc được chủ bởi cái cung X đó [là cái ta nhận

được, là cái ta dụng được], là ý nghĩa cát lợi. Nếu mà cung X hóa nhập cung vị của nó, tức là [Hóa Xuất], ý nghĩa như tên gọi, đó là những sự việc được chủ bởi cái cung X đó lại bị người khác đoạt được, hay được sử dụng vì người khác, thế thì đối với ta chính là cái hàm ý [tổn thất, không chiếm được]. Vì vậy phân chia rõ ràng sự khác biệt của [Xuất] và [Nhập], mới biết được Tứ Hóa của cái cung X đó phi ra thì đối với ta mà nói là ý nghĩa cát hoặc hung.

Phi tinh Tử Vi Đẩu Số dùng các cung vị gồm cung Mệnh – Tài – Quan – Điền – Phúc – Tật, vì có sự gắn bó chặt chẽ với ta nên các cung vị của [Ta] được gọi là [Ngã Cung] (nghĩa là cung của ta).

Còn các cung như Nô – Bào – Phối – Tử – Phụ – Thiên Di đều không thuộc về ta nên các cung vị của [nó] được gọi là [Tha Cung] (nghĩa là cung của nó).

Những cung vị này phi xuất Tứ Hoá rơi vào các cung mệnh cục khác nhau, bởi vì cung vị phi nhập có sự phân biệt giữa Tha Cung với Ngã Cung, mà cái cung khởi phi lại cũng có sự phân biệt giữa Tha Cung với Ngã Cung. Do đó, có thể phân biệt được sự khác nhau của mối quan hệ

[Xuất] và [Nhập] từ cung khởi phi của Tứ Hóa với cung mà chúng nhập vào, và cũng phân được ý nghĩa cát hung của chúng.

1. Tứ Hóa phi xuất từ Ngã Cung:

Nếu bàn về vận tiền tài của ta, thì lấy cung Tài Bạch làm bản cung, vì nó có liên quan với ta, mà Lộc với Kị đều từ bản cung phi xuất, căn cứ theo Lộc phi xuất hoặc Kị nhập Ngã Cung hay Tha Cung mà phán định cát hung, các loại hình cơ bản gồm có:

1.1 Lộc nhập Ngã Cung, Kị nhập Ngã Cung:

Cái này tức là nói đến cát với hung của sự kiện đều do chính mình gánh chịu, không thông qua sự trung gian của người khác, như: [Tài Bạch hóa Lộc nhập cung Mệnh, hóa Kị nhập Quan Lộc] tức là biểu thị cát hung của tiền tài đều là yếu tố cá nhân chứ hoàn toàn không liên quan gì đến những người khác, chính mình có nỗ lực hay không, hưng suy của tài vận do chính mình quyết định, cũng có thể nói chính là cách cục tự lực cánh sinh.
1.2 Lộc nhập Tha Cung, Kị nhập Ngã Cung:

Tuy là Hóa Lộc đến cho người khác, chính mình dường như không chiếm được, thế nhưng Hóa Kị phi nhập Ngã Cung, căn cứ hiện tượng của [Lộc theo Kị đi ] thì cái [Hóa Lộc] này sẽ bị [Hóa Kị] mang về Ngã Cung, nhưng là ta sở hữu, đối với ta thì tinh thần hoặc vật chất trước khi đầu tư trở về sau, đều có thể có sự quay trở lại, thuộc về loại hình [Đắng trước Ngọt sau], thí dụ như phương thức phi hóa của [cung Mệnh hóa Lộc vào Nô, hóa Kị vào Tài bạch ] chính là loại hình này.

1.3 Lộc nhập Ngã Cung, Kị nhập Tha Cung:

Theo hiện tượng của [Lộc theo Kị đi ] để giải thích, Hóa Lộc tuy nhập Ngã Cung, nhưng sẽ bị Hóa Kị mang đi ra ngoài đến Tha Cung. Thí dụ như: [Tài Bạch hóa Lộc nhập vào cung Mệnh, hóa Kị nhập vào cung Nô], loại hình thái phi hóa này nếu như có mối quan hệ qua lại về tiền tài với bạn bè thì ắt sẽ có tổn thất tiền bạc, tránh việc qua lại về tiền tài với bạn bè thì giảm thiểu được tổn thất, cũng có thể giữ được tình bạn.

1.4 Lộc nhập Tha Cung, Kị nhập Tha Cung:

Bất kể là tốt hay xấu đều giao cho người khác hết, đây là hiện tượng hung nhất. Thí như: [cung Tài Bạch hóa Lộc nhập vào Phụ Mẫu, hóa Kị nhập vào Nô] là đem tiền của mình giao cho bạn bè, tự mình thành ông thần tài qua cửa nhà bạn mà thôi. Thậm chí cả cuộc đời đều đi làm kiếm tiền cho người khác, mà chính mình chẳng được gì cả, loại người có hình thái này rất phù hợp với dân đi làm công trong ngành tài chính, không nên ham muốn những quyền lợi không thỏa đáng, biết đủ thì mới được hạnh phúc, sẽ có thể bình an qua ngày.

2. Tứ Hóa phi xuất từ Tha Cung:

Đó là hiện tượng phi Tứ Hóa từ Tha Cung, xem chúng nhập vào Ngã Cung hay Tha Cung để mà luận về cát hung.

2.1 Lộc nhập Ngã Cung, Kị nhập Ngã Cung:

Là tượng may mắn, thí dụ như: [Phụ Mẫu hóa Kị nhập vào Quan Lộc, hóa Lộc nhập vào Tài Bạch], khi Hóa Kị nhập vào Quan Lộc của ta thì dường như có sự bất lợi về sự nghiệp, thế nhưng có Hóa Lộc nhập vào Tài Bạch của ta, căn cứ vào nguyên lý [Lộc theo Kị đi ] thì chính là Tài Bạch của bạn bè (Nô) nhập vào Quan Lộc của ta, là có ý nghĩa rằng bạn bè mang tiền tới giúp đỡ, đầu tư cho ta.

2.2 Lộc nhập Ngã Cung, Kị xung Ngã Cung:

Hung tượng, chủ về tổn thất; đây cũng là hiện tượng của [Lộc theo Kị đi], tuy rằng Lộc nhập vào Ngã Cung, nhưng Kị tới xung Ngã Cung, cái Hóa Lộc ấy là Lộc ảo, sau khi có được thì còn trả lại hết, thậm chí còn phải trả cả vốn lẫn lãi. Cho nên gặp phải loại hình này thì không nên vì lúc đầu thu được Lộc mà ngộ nhận cho rằng đang ở tình thế tốt, mở rộng đầu tư, thường thường lúc này mới chính là thời khắc mấu chốt của việc thịnh đến cực sẽ sinh ra suy.

2.3 Lộc xung Ngã cung, Kị nhập Ngã cung:

Theo giải thích về tượng [Lộc theo kị đi], đây chính là cát tượng, thí dụ như: [Nô hóa Lộc xung cung Mệnh, hóa Kị nhập Tài Bạch] là hiện tượng bạn bè sẽ không đầu tư hoặc giúp đỡ ta, thế nhưng Hóa Kị nhập Ngã Cung thì vẫn sẽ dành cho sự ủng hộ về tinh thần hay đạo nghĩa, lúc này Ngã Cung không thể lại Tự Hóa, sẽ có sự khác biệt là điềm báo hiệu tổn thất, loại hiện tượng này sẽ không thể lại vay tiền bạn bè.

2.4 Lộc và Kị cùng nhập Ngã Cung:

Tốt xấu cát hung của Tha Cung, hoàn toàn từ Ngã Cung tiếp nhận, gặp Ngã Cung cát thì theo đó được cát, còn Ngã Cung hung thì theo đó xảy ra hung, thí dụ như: [cung Nô hóa Lộc nhập vào cung Tài Bạch, hóa Kị nhập vào cung Mệnh] là ý nghĩa bạn bè đem tiền giúp đỡ ta, thế nhưng Hóa Kị cũng nhập cung Mệnh của ta (Ngã), nếu như cung Mệnh là cát thì hiện ra cát tượng, còn cung Mệnh không cát thì sẽ sản sinh nguy hại, thật giống như cái ý [bạn bè lấy tiền giúp đỡ ta với mục đích là dụ ta cắn câu, sau đó sẽ tùy cơ để nuốt trọn sự nghiệp của ta].

2.5 , Lộc và Kị cùng xung Ngã Cung:

Hung tượng, chủ về tổn thất to lớn, có lợi ở Tha Cung mà Ngã Cung không được hưởng, còn phải đề phòng Tha Cung tới xung vào Tài Bạch, Quan Lộc của ta. Chúng ta kiếm tiền, làm việc, cùng đối tượng qua lại với nhau, nhất định sẽ cùng Tha Cung sản sinh quan hệ, như tượng này chủ không được hưởng chỗ tốt, lại còn phải đề phòng bị nguy hiểm xung phá.

2.6 Lộc nhập Tha Cung, Kị xung Ngã Cung:

Cũng hiện ra hung tượng, nếu Lộc đã nhập vào Tha Cung, đối với ta cũng đã là bất lợi rồi, mà Kị lại tới xung phá Ngã Cung, cái tổn thất ấy càng lớn hơn nữa. Cái tượng (hình ảnh) này có ý nghĩa là chỗ tốt của nó dành cho người khác, lúc có chuyện hoặc gặp phải cửa ải khó khăn, thì mới tìm đến ta, đối với ta mà nói, ta nỗ lực trả giá mà không được hưởng chỗ tốt của nó, bởi vì nó đã bị người khác hớt tay trên hết rồi, chỉ có tới tìm ta cứu trợ.

Nhưng mà trục Tài Bạch – Phúc Đức, thì không có cái loại hình Kị xung kiểu đó, bởi vì khi Kị nhập vào Tài Bạch hay Phúc Đức thì đều thuộc về Ngã Cung, cho nên không chủ về sự tổn thất, mất mát.

Những quy tắc bên trên có thể đem áp dụng vào Đại Hạn để mà luận cát hung của Đại Hạn, nếu luận về cát hung của chuyện vợ chồng, có thể lấy cung Phu Thê làm cung Mệnh, rồi tìm ra Ngã Cung và Tha Cung của Phu Thê, [thí dụ như: cung Phúc Đức của Ta chính là cung Quan Lộc của cung Phu Thê, là thuộc về Ngã Cung của cung Phu Thê], cân nhắc tổ hợp các sao tọa ở trong cung, cũng như phi Tứ Hóa, sẽ biết ngay tốt xấu, lúc này, phi Tứ Hóa ứng với quy về lá số của ta để mà luận cát hung [thí dụ như: lấy Can của cung Phúc Đức phi Tứ Hóa, nhập vào cung Quan Lộc của ta, đại biểu cho sự nghiệp của vợ chồng cùng vận trình cũng không tệ ], nguyên tắc của những cung khác cũng như trên, cứ phỏng theo đó.

Còn như, hành vận lại sẽ sản sinh ra mối quan hệ của [Hóa Nhập] và [Hóa Xuất], xin mời tham khảo ở các chương có liên quan trong sách này.

(Chép lại từ cuốn Tử vi mệnh vận phân tích)

Phi tinh tử vi đẩu số Lương Nhược Du

0

Phi tinh tử vi đẩu số Lương Nhược Du

Lương Nhược Du Bổ sung thêm những tính chất sao:

1, “Tử Vi”, “Thiên Tướng”, “Thiên Đồng”, “Thiên Lương”, “Tham Lang” đều là “Thọ tinh”, chủ trường thọ. Nhưng nhập Mệnh thì không phát cho “người còn tuổi thiếu niên”. Trừ sao Tham Lang thuộc sao “Thiên Tài” ra thì các sao còn lại đều là sao Chính Tài là sao “bổng lộc”.

2, Phàm là những người được một chút sao Thiên Tài, thì nhóm kể trên mà an định là tốt.

3, Các sao Dịch Mã: “Thiên Cơ”, “Thái Dương”, “Thái Âm”, “Văn Xương”, “Văn Khúc”.

Phàm là người có các sao Dịch Mã nhập Mệnh, đa phần có thói quen thích ngủ muộn. Về nhà khuya, đi ngủ trễ.

4, Các sao “Thiên Đồng”, “Thiên Tướng”, “Thiên Lương” đều là những “ông hòa thuận”. Lại có thể chia tỉ mỉ hơn:

Thiên Đồng – bác trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, lý trưởng, già làng,…

Thiên Tướng – ông hòa thuận, hòa giải,…

Thiên Lương – bác chủ trì công đạo, phân xử, đúng mực.

5, Tổ hợp sao Vũ Khúc Thất Sát đại biểu nhà ga, hành lang đường sắt.

6, Thái Âm đại biểu khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, cái giường.

7, Thiên Hình đại biểu con cún, chó con. Phá Quân đại biểu chó lớn hoặc ngựa, trâu, bò.

8, Cự Môn hội Thiên Hình dễ tập luyện tà thuật. Tham Lang hội Thiên Hình dễ tập luyện chính thuật.

9, Phàm là cung Phu Thê được tọa thủ bởi Thiên Lương hoặc Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cơ, Cự Môn, mà các tinh diệu này hóa Kị, thì sẽ dễ gặp cảnh “già trẻ cưới nhau” trong hôn nhân.

Nhận thức về tượng nghĩa của cung vị

Giáp (A), Bốn nhóm “Tam Phương” của 12 cung:

Định nghĩa của Tam phương: Tam phương là một khối “Tổ hợp tổng thể” cùng tồn tại, thiếu 1 cái cũng không được. Chính là cái mà trong môn Cơ Học gọi là modul bội ba (triple) của “vật thể rắn hình tam giác”, vĩnh viễn kết hợp cùng nhau, tách biệt chúng ra thì “Vật bất thành khí” (Vật không có hồn), “Vô dĩ vi dụng” (không dùng được vào việc gì cả).

A1, Tam phương Mệnh: bao gồm 3 cung vị là Mệnh, Tài Bạch, Quan Lộc. Là biểu lộ hình ảnh “phương thức sinh tồn” của một cá nhân mưu cầu trong cõi hồng trần. Cũng chính là các cung “triển vọng, thành tựu” của 1 cá nhân.

A2, Tam phương Điền Trạch: bao gồm 3 cung vị là Điền Trạch, Huynh Đệ, Tật Ách. Là những chỗ biểu lộ hình ảnh của 1 cá nhân về tình huống của “Thân thế”, “Bối cảnh”, “Tông tộc”, “Gia đình”, “Thân tình”, “Kinh tế”, “Tài sản”, “Sức khỏe” và “Đời sống vật chất”. Hoặc cũng có thể coi là những chỗ “kết quả” của đời sống. Chính là các cung “thu gom”, “gìn giữ”.

A3, Tam phương Phúc Đức: bao gồm 3 cung “Phúc Đức”, “Thiên Di”, “Tật Ách”. Chính là những chỗ biểu lộ hình ảnh của 1 cá nhân về các sự tình “Nhân duyên Quả báo” như “Bản tính”, “Tinh thần”, “Đam mê”, “Thiên phú”, “Nhân duyên”, “Gặp gỡ”, “Hôn nhân”, “Căn khí” (khí chất gốc rễ, bản năng).

A4, Tam phương Nô Bộc: bao gồm 3 cung “Nô Bộc”, “Phụ mẫu”, “Tử Tức”. Chính là những chỗ biểu lộ hình ảnh của 1 cá nhân về các tình huống “Ăn ở” và “đối nhân xử thế” như là “Tính tình”, “Tâm trí”, “Học vấn”, “Trình độ”, “Đức hạnh”, “Trung hiếu”, cũng như “Nhân”, “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”.

Ất (B), Mở rộng hàm nghĩa cung vị 12 cung:

B1, Mệnh cung:

B1.1, điểm Thái Cực, “Trung khu” của lá số. Dẫu vạn biến cũng không thể xa rời cái “tông chỉ” của nó.

B1.2, Khuynh hướng của “Ta” về những mặt “Tinh thần”, “Ý chí”, biểu hiệu về “Vui, buồn, mừng, giận”, nói đơn giản là “Ta”.

B1.3, Hiển lộ hình ảnh “Cá tính”, “Năng khiếu”, “Tính tình”, và “Tư duy”.

B1.4, Nơi bày tỏ biểu lộ những cảm xúc “Vui, buồn, mừng, giận”.

B1.5, Chỗ của Ông ngoại, Bà nội, Ông Bác cả, Ông chú.

B2, Huynh Đệ cung:

B2.1, Xem về tình anh em.

B2.2, Cung “cất giữ” của tiền mặt, chính là “sự tích góp”, mục “tiết kiệm” của “tài khoản gửi tiết kiệm ngân hàng”. Cũng chính là “kho bảo hiểm” trong nhà, “két bảo hiểm” của ngân hàng. Gọi đơn giản là “Khố vị”.

B2.3, Vị trí “Nhất lục cộng tông” của Quan Lộc, chính là chỗ xem về “quy mô” lớn nhỏ của sự nghiệp.

B2.4, Phối hợp 2 dạng ở trên, còn gọi cung Huynh Đệ là chỗ “Thành tựu”.

B2.5, “Lãnh đạo chỉ huy” (được “Quyền” xung Nô Bộc).

B2.6, Chính là chỗ “vận Cơ thể” – cửu vị “Khí Số” cung của cung Tật Ách (QNB chú: cung vị “Khí Số” được tính bằng cách đếm nghịch chiều từ bản cung tới vị trí thứ 9), cho nên còn gọi là cung vị “Thể chất”.

B2.7, Cũng chính là chỗ hiển lộ hình ảnh “Đời sống vật chất”.

B2.8, Vị trí mượn cung để xem Cha mẹ vợ/chồng – mẹ đẻ. Cũng chính là Bác hai, chú hai.

B2.9, Chính là [cung Điền Trạch của “cung ăn ở với người hôn phối”] – Tài Bạch, vì “Tài Bạch” là [cung Phu Thê của cung Phu Thê], cũng chính là chỗ cái giường, chủ “phòng ngủ”.

B2.10, Là do kết hôn mà thành vị trí “ông Nhạc” (bố vợ/chồng), chỗ của chị vợ/chồng.

B2.11, Là chỗ xem “Phúc phận” của tiểu hài nhi (vì nó là [cung Phúc Đức của cung Tử Tức]).

B2.12, Chỗ của anh trai cả (em trai), chị cả.

B3, Phu Thê cung:

B3.1, Xem tình cảm, hôn nhân.

B3.2, Vị trí mượn cung của “hạn lúc nhỏ” (chủ niên hạn sở hữu trước Đại Hạn thứ 2).

B3.3, Xem “phúc phận hưởng tiền tài” trong “phước báo”, vì nó chính là [cung Phúc Đức của cung Tài Bạch].

B3.4, Nhà bếp (nó là [cung Điền Trạch của cung Tật Ách] – tức là cung cất giữ của sức khỏe).

B3.5, Chỗ vận khí xuất ngoại, bởi vì nó là cung vị “Khí Số” của cung Thiên Di.

B3.6, Xem vóc dáng, thể hình – vì nó là [cung Điền Trạch của cung Tật Ách].

B3.7, Vị trí của Cậu, anh (em) trai thứ hai.

B3.8, “Tình trạng kinh tế” của Huynh Đệ (cung Huynh Đệ của Huynh Đệ).

B4, Tử Tức cung:

B4.1, Xem duyên phận con cái, nhiều hay ít, hiền hay ngu.

B4.2, Tình dục (chính là [cung Phúc Đức của cung Tật Ách]).

B4.3, Cung “đào hoa”, vị trí “ngoại tình” (gặp sao Đào Hoa).

B4.4, Vị trí đối tượng tái hôn, chỗ vợ bé (thiếp).

B4.5, Vị trí “thân thích” (chính là cung tiếp theo của cung Phu Thê – vì hôn nhân mà dẫn tới vị trí liên quan).

B4.6, Vị trí của Chị em dâu (vì là [cung Phu Thê của cung Huynh Đệ]), người cậu thứ hai, anh vợ, người con trưởng.

B4.7, Vị trí của Dịch Mã (vì là [cung Thiên Di của cung Điền Trạch] – vị trí khi dời nhà đi ra ngoài).

B4.8, Bất trắc ngoài ý muốn, bệnh nghề nghiệp (có Song Kị trở lên).

B4.9, Xem mối quan hệ của ta với thuộc hạ, những người có vai vế bên dưới.

B4.10, Vị trí của người hùn vốn (vì là [cung Quan Lộc của cung Nô Bộc]).

B4.11, Vị trí biểu hiện Từ tâm, lòng nhân ái.

B4.12, Vị trí vận tuổi già, cảnh xế chiều.

(Tác giả chú: Việc tái hôn là lấy cung Tử Tức để làm “Dụng”, nhưng vẫn không thể xa rời cái “Thể” là cung Phu Thê; Nếu như cung Phu Thê xấu quá mức, thì e rằng dù có tái hôn thì cung chẳng được hạnh phúc như lần kết hôn đầu trước).

B5, Tài Bạch cung:

B5.1, Vị trí duyên phận với tiền tài.

B5.2, Các tình huống kiếm tiền, ngành nghề.

B5.3, Quan điểm giá trị và về tiền bạc của 1 cá nhân.

B5.4, Quan hệ đối đãi của hôn nhân (vì là [cung Phu Thê của cung Phu Thê]).

B5.5, Vị trí biểu hiện tâm tư cảm xúc, tình trạng sức khỏe của cha mẹ, (vì là [cung Tật Ách của cung Phụ Mẫu]).

B5.6, Vị trí của con thứ, người cậu thứ hai, đứa cháu.

B5.7, Phòng trọ, Nhà trọ, phòng khách (vì là [cung Điền Trạch của cung Nô Bộc]).

B6, Tật Ách cung:

B6.1, Thân thể xác thịt – vị trí “nhất lục cộng tông” của cung Mệnh.

B6.2, Xem tình trạng của sức khỏe.

B6.3, Xem việc béo hay gầy.

B6.4, Xem thói quen phản ứng và mức độ hoạt động của 1 cá nhân.

B6.5, Vị trí biểu lộ phản ứng tâm tư cảm xúc vui buồn mừng giận.

B6.6, Vị trí của vận nhà.

B6.7, Vị trí biểu lộ đời sống vật chất.

B6.8, Vị trí của Cửa hàng, Phòng làm việc, hoàn cảnh công tác, địa phương công tác (vì là [cung Điền Trạch của cung Quan Lộc]).

B6.9, Vị trí của năng lực của địa vị và các mối quan hệ xã hội của cha mẹ (vì Tật Ách là [cung Thiên Di của cung Phụ Mẫu]).

B6.10, Biểu lộ tình trạng tiền mặt của anh em (vì là [cung Tài Bạch của cung Huynh Đệ]).

B6.11, Vị trí của người vợ cả.

B7, Thiên Di cung:

B7.1, Dáng vẻ biểu lộ ra bên ngoài, bộ dạng, hình ảnh.

B7.2, Vị trí của Xã giao, Hoạt động, sân khấu cuộc đời, bày tỏ năng lực, lãnh đạo thống trị.

B7.3, Biểu lộ hình ảnh của Thân phận, Địa vị.

B7.4, Vị trí của Dịch Mã.

B7.5, Vị trí của gặp gỡ, nhân duyên cuộc đời của đầu mối Nhân-Quả ở bên trong.

B7.6, Vị trí Thiên phú của A Nại Gia Thức, tài hoa, trí tuệ, căn khí, thiện duyên của người tu hành.

B7.7, Có liên quan tới những bệnh Nhân-Quả, tai nạn, bất trắc ngoài ý muốn.

B7.8, Trạng thái sức khỏe và tâm tình của anh em (vì là [cung Tật Ách của cung Huynh Đệ]).

B7.9, Vị trí trạng thái tiền tài của người phối ngẫu (vì là [cung Tài Bạch của cung Phu Thê]).

B7.10, Vị trí của trưởng họ, đích tôn.

B7.11, Vị trí của “mức độ tuổi thọ”, “vận của tuổi già”.

B7.12, Cái sân, bên ngoài cửa.

B7.13, Vị trí “kinh nghiệm từng trải” của đời người do trải qua rèn luyện mà trưởng thành.

B8, Nô Bộc cung:

B8.1, Vị trí của “chỉ tiêu” của tình trạng hôn nhân (vì là vị trí nhất lục cộng tông với cung Phu Thê).

B8.2, Vị trí của tình trạng sức khỏe và tâm tình của người phối ngẫu (vì là [cung Tật Ách của cung Phu Thê]).

B8.3, Vị trí biểu hiện của hình ảnh, của năng lực và của địa vị của anh em.

B8.4, Vị trí của tình trạng gặp gỡ tiếp xúc người khác mà có duyên giao thiệp.

B8.5, Vị trí của việc thi cử, cạnh tranh.

B8.6, Vị trí biểu hiện “tình và nghĩa” của tính người.

B8.7, Nghề nghiệp công tác của cha mẹ.

B8.8, Cung vị biểu lộ tình trạng tiền tài của con cái.

B8.9, Vị trí tích đức, bố thí hành thiện.

B8.10, Vị trí miếu thờ, bàn thờ, phật đường ở trong gia đình (vì là [cung Điền Trạch của cung Phúc Đức])

B9, Quan Lộc cung:

B9.1, Cung vị của “Vận khí” (số 9 là cực của Dương, “Hóa khí” lưu hành).

B9.2, Nghề nghiệp công tác, phương thức kiếm tiền.

B9.3, Vị trí biểu hiện địa vị, năng lực và hình ảnh của người phối ngẫu (vì là [cung Thiên Di của cung Phu Thê]).

B9.4, Tình cảm ngoài hôn nhân (đào hoa tinh), (vị trí của tinh cảm bên ngoài hôn nhân – [cung Thiên Di của cung Phu Thê]).

B9.5, Cung vị biểu lộ tâm tình và tình trạng sức khỏe của con cái (vì là [cung Tật Ách của cung Tử Tức]).

B9.6, Mộ phần của tổ tiên (vị trí [cung Phúc Đức của cung Phúc Đức], mà cung Phúc Đức đại biểu cho “nhân quả tiên thiên” và nơi quy tụ sau này của bản thân mình – “mộ phần”).

B9.7, Phòng đọc sách, bàn học, bàn đọc sách (vì là [cung Điền Trạch của cung Phụ Mẫu]).

B10, Điền Trạch cung:

B10.1, Gia thế, gia tộc, họ hàng thân thuộc.

B10.2, Gia đình, quan hệ cha con anh em.

B10.3, Cung cất giữ của tài sản – vì là cung vị nhất lục cộng tông với cung Tài Bạch (chứa các loại động sản, bất động sản, chứng khoán có giá trị, kim cương châu báu, vật phẩm trân quý, sổ tiết kiệm ngân hàng,… hết thảy những vật có giá trị). Gọi đơn giản là vị trí của “Tài khố”.

B10.4, Hoàn cảnh cư trú (bao gồm cả cách đối đãi hàng xóm láng giềng).

B10.5, Phòng tiếp khách.

B10.6, Cung vui vẻ (gia đình vui vẻ, vợ chồng ân ái).

B10.7, Vị trí biểu hiện hình ảnh, năng lực, địa vị của con cái.

B10.8, Vị trí của Tổ tiên, cha ông.

B11, Phúc Đức cung:

B11.1, Vị trí tiền duyên nghiệp quả, nhân quả truyền đời.

B11.2, Vị trí hưởng thụ, hứng thú, sở thích, bản tính.

B11.3, Vị trí vận tuổi giả, xem hạn tuổi thọ.

B11.4, Phản ứng “Tinh Thần”, “Cảm Thụ” (vị trí biểu hiện của vui, mừng, buồn, giận).

B11.5, Phẩm vị, Nội hàm, và cũng là thiện duyên của người tu hành, cũng là vị trí của Trí Tuệ, Tự Tại, Buông Bỏ, Căn khí (sự thăng tiến về mặt tinh thần).

B11.6, Mức độ cảnh tượng đám tang long trọng, cuộc truy điệu sau khi chết, cũng là Quan Tài và Mộ Phần sau khi chết.

B11.7, Cung biểu hiện về dục vọng và tiền bạc (vì là [cung Thiên Di của cung Tài Bạch]).

B11.8, Vị trí của Ông cha.

B11.9, Phòng ăn (vị trí hưởng thụ).

B11.10, Nghề nghiệp của người phối ngẫu (vì là [cung Quan Lộc của cung Phu Thê]).

B11.11, Vị trí biểu đạt tình cảm.

B11.12, Vị trí của bác gái.

B12, Phụ Mẫu cung:

B12.1, Cha mẹ, duyên với người trưởng bối.

B12.2, Vị trí hình ảnh của hình và sắc của “Khí Chất”, “Nội Hàm”, “Tu Dưỡng” (cung tướng mạo)

B12.3, Vị trí học tập thông thường, tri thức, bằng cấp, đọc sách thành hiền, cách làm người.

B12.4, Vị trí tình trạng gia đình của nhà ngoại (của ông chồng).

B12.5, Nghề nghiệp của con cái.

B12.6, Vị trí nhất lục cộng tông của Thiên Di – tức là quy tắc “tiêu chuẩn đạo đức” của xã hội.

B12.7, Vị trí tích đức của “bách thiện Hiếu vi tiên” (trong trăm cái điều thiện, thì Hiếu kính là cái đứng đầu).

B12.8. Người cha mẹ che chở cho ta, nghĩa bóng chính là “Cơ quan chính phủ”.

B12.19, Cung Phụ Mẫu là [cung Tài Bạch của cung Nô Bộc], cho nên nghĩa bóng là cung vị “tiền bạc qua lại của “ngân hàng”, “hội hỗ trợ” (chơi hụi), cho vay tư nhân.

III, Nhận thức về Tứ Hóa

IIIA, Nhận thức về Lộc, Quyền, Khoa, Kị

Thái Cực sinh “lưỡng Nghi” (âm, dương), lưỡng Nghi sinh “tứ Tượng” (thiếu dương, lão dương, thiếu âm, lão âm). Cái tứ Tượng, lấy ví dụ đơn giản nhất thì chính là “Xuân, Hạ, Thu, Đông” được chứng kiến ở trong đời sống sinh hoạt của chúng ta.

Theo mùa Xuân đến mà trăm hoa đua nở, hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi nảy lộc, thiên nhiên tràn đầy sự “sinh sôi”, “hy vọng”, con người cũng liền bắt đầu cấy cày vụ xuân của một năm bận rộn. Đến mùa Hạ, vạn vật đã “khỏe mạnh”, “tươi tốt”, con người cũng vui mừng khi thấy thành quả. Bước vào mùa Thu, lá vàng theo gió Thu rớt xuống, cái khí sát phạt đầy trời, đó chính là quy luật “thấy thịnh quá thì phải hạn chế” của thế giới tự nhiên, con người cũng bận rộn dùng những công cụ (thuộc Kim khí) để thu hoạch thóc lúa về kho. Đến mùa Đông, ngàn núi vắng bóng chim bay, vạn đường chẳng người qua lại, muôn vật “ẩn náu trú đông”, con người cũng “thâu tàng” cho qua mùa đông, nghỉ ngơi là để đi tiếp con đường còn dài.

Xuân Hạ Thu Đông tuần hoàn quay lại mối ban sơ, năm này qua năm khác. Do đó:

* Mùa Xuân hoa nở lá xanh, là thuộc về thời kỳ Mộc vượng.

* Mùa Hè trời nắng chang chang, là thuộc về thời kỳ Hỏa vượng.

* Mùa Thu xơ xác đầy trời, lá khô rớt rụng, là thuộc về thời kỳ Kim vượng.

* Mùa Đông đất đầy sương tuyết, vạn vật ẩn phục, là thuộc về thời kỳ Thủy vượng.

Khí vận hành mà “tại Thiên thành tượng”. Xưa nay có rất nhiều bậc trí tuệ đều noi theo “Đạo pháp Tự Nhiên”. Do đó, Tứ Hóa của Đẩu Số chính là cái “Pháp” (quy luật, phép tắc) từ Tứ Tượng ở trong thế giới Tự Nhiên mà ra. Cũng có thể nói rằng, Tứ Hóa của Đẩu Số chính là tứ tượng Xuân Hạ Thu Đông của thế giới Tự Nhiên.

Nay, đem Tứ Hóa phân loại, để hồi tưởng lại cho dễ hiểu:

IIIA1, “Lộc” – chính là Thiếu Dương, cũng chính là Mùa Xuân, là thuộc tượng Mộc vượng, vạn vật “sinh sôi”, “hy vọng”

Tổng hợp tượng nghĩa là:

IIIA1.1, Vui sướng, may mắn, tốt đẹp, nhẹ nhõm, thông thuận, lạc quan, tùy duyên, tự tại, thân thiện, hòa hợp.

IIIA1.2, Phúc khí, hy vọng, cơ hội, tươi sáng, khỏe mạnh.

IIIA1.3, Tuổi trẻ, ban đầu, nguyên nhân.

IIIA1.4, Lãng mạn, tình cảm, ý hay, mộng đẹp, tưởng tượng.

IIIA1.5, Hưởng thụ, thỏa mãn, phân tán, làm biếng, mập mạp.

IIIA1.6, Lớn, Mới, Nhiều, Tốt.

IIIA2, “Quyền” – chính là Lão Dương, cũng chính là mùa Hạ, là thuộc tượng Hỏa vượng, vạn vật “khỏe mạnh”, “tươi tốt”.

Tổng hợp tượng nghĩa là:

IIIA2.1, Tự tin, chủ kiến, mưu đồ, hoài bão, tích cực, dục vọng.

IIIA2.2, Lãnh đạo, khai sáng, mở rộng, đột phá, rắn chắc, cường tráng, quyền lực, địa vị.

IIIA2.3, Chủ quan, năng lực, quyết đoán, kiên cường, ứng biến.

IIIA2.4, Can đảm, hành động, vận động, kịch liệt, khí phách, sắc bén, tranh đấu.

IIIA2.5, Lớn, Mới, Nhiều, Tốt.

IIIA3, “Khoa” – chính là Thiếu Âm, cũng chính là mùa Thu, là thuộc tượng Kim vượng, vạn vật xơ xác tiêu điều. Thánh nhân noi theo mà chế ra Lễ giáo, Văn minh.

Tổng hợp tượng nghĩa là:

IIIA3.1, Danh tiếng, Khoa giáp.

IIIA3.2, Quý nhân, xoay vần, hòa hoãn.

IIIA3.3, Khiêm tốn, lịch sự, học thức, văn hóa, thanh tú, khéo léo, tinh tế, đẹp đẽ.

IIIA3.4, Khoan thai, do dự, làm ra vẻ, mượn cớ che đậy.

IIIA3.5, Lớn nhỏ vừa đúng chừng mực.

IIIA4, “Kị” – chính là Lão Âm, cũng chính là mùa Đông, là thuộc về tượng Thủy vượng, vạn vật “ẩn náu”, “thâu tàng”, chờ đợi hy vọng mới.

Tổng hợp tượng nghĩa là:

IIIA4.1, Thật thà, mộc mạc, thẳng thắn, cương trực, trung thành, nghĩa khí.

IIIA4.2, Thu tàng, cố thủ, gìn giữ, an định, kết quả.

IIIA4.3, Cứng nhắc, cố chấp, phiền muộn, đau thương, nợ nần, vất vả.

IIIA4.4, Tiểu nhân, thị phi, thù hận, phẫn nộ, đau khổ.

IIIA4.5, Tham dục, si mê, vọng tưởng, tà niệm, ích kỷ.

IIIA4.6, Trắc trở, nhỏ mọn, tối tăm, bẩn thỉu, xấu xí, đổ nát.

Tác giả chú: đừng có thấy “Lộc” mà đã nói là hay, nhiều Lộc lại phản chuyển thành “tiêu diêu tự tại” (QNB chú: ám chỉ sự buông bỏ, tiêu dao, phóng túng, không thích ràng buộc); đừng có thấy “Kị” mà đã nói là hung, cố chấp chọn cái thiện chính là được cái Kị mà có thể thành tựu. Có nhiều Quyền thì đề phòng ngang ngược, có nhiều Khoa thì phản chuyển thành do dự nhu nhược.

Tứ Hóa là tượng (hình ảnh mô phỏng), cho nên “Lộc, Quyền, Khoa, Kị” là hóa “Tượng”, chứ không phải thuộc về các tinh diệu.

Các sách trên phố nói “nhiều Kị thì phản chuyển thành không Kị, không cần e ngại”, ấy là sự hoang đường.

Bởi vì “một Kị” tọa thủ, là “giữ gìn” hoặc “nợ nần”, “trả giá” (là những việc đương nhiên trên cõi đời mà thôi).

“Song Kị” đồng cung hoặc cặp Kị đó đối cung, là khởi đầu của “phá bại”.

“Tam Kị” đồng cung hoặc cặp Kị trong số đó đối cung, thì là “xu thế chung đã xấu”.

“Tứ Kị” đồng cung hoặc có cặp Kị đối cung, thì thường phải đối mặt với “Đi hay Ở”, “Sống hoặc chết”.

Tác giả chú: Thí dụ như cung Nô Bộc tọa Kị của năm sinh, mà cung Tài Bạch của ta lại phi Lộc nhập vào, thì “Lộc, Kị” hiện ra “Song Kị”. Ngược lại, nếu như cung Nô Bộc tọa Lộc năm sinh, mà cung Tài Bạch phi Kị nhập vào, thì “Lộc, Kị” hiện ra “Song Lộc”. Được mất toàn là lấy “Cung Vị” mà định.

Cát hung của “đơn Kị” hoàn toàn là lấy cung vị nó tọa thủ mà định đoạt. Còn đơn Kị lạc nhập “tam phương Mệnh” và “tam phương Điền Trạch” thì không thể luận là “mất”. Đơn Kị lạc nhập “tam phương Nô Bộc” hoặc “tam phương Phúc Đức” mới bắt đầu ước định có thể luận là “mất”.

IIIB, Tứ Hóa của 10 Thiên Can

Can là Thiên, còn Chi là Địa, có cái gọi là Khí lưu hành (do thời gian lưu chuyển nên có biến hóa), mà tại Thiên thành tượng, tại Địa hóa hình. Tứ Hóa là tượng, ắt dựa vào Thiên Can để mà hóa; thiên Can mà khác nhau, sinh ra những hóa tượng khác nhau.

IV, Cung vị tất yếu khi vận dụng thủ pháp luận sự việc

* Nhớ kỹ! cung Mệnh là “Thái Cực tuyệt đối”. Bất kể là luận đoán sự việc nào, đều không được quên [Tứ Hóa của cung Mệnh].

IV.1 Luận tình cảm:

IV.1.1, Lấy cung Phu Thê lập Thái Cực.

IV.1.2, Cung Nô Bộc: đối tượng.

IV.1.3, Cung Phúc Đức: biểu hiện tình cảm.

IV.1.5, Có thể tham khảo các cung Điền Trạch, Phụ Mẫu, Thiên Di, Tật Ách.

Tác giả chú: có thể trực tiếp tìm 2 sao Liêm Tham, bất luận là chúng nhập vào cung nào thì đều ước định chủ chuyện tình cảm.

IV.2, Luận kết hôn:

IV.2.1, Lấy cung Phu Thê lập Thái Cực

IV.2.2, Cung Điền Trạch: thành gia thất, cưới hỏi

IV.2.3, Cung Phụ Mẫu: cung văn thư

IV.2.4, Có thể tham khảo thêm các cung Phúc Đức, Thiên Di

IV.3, Luận ly hôn:

IV.3.1, Lấy cung Phu Thê lập Thái Cực

IV.3.2, Cung Điền Trạch: gia đình chia rẽ

IV.3.3, Cung Phụ Mẫu: cung văn thư

IV.3.4, Có thể tham khảo thêm cung Phúc Đức (biểu hiện tâm tình)

IV.4, Phân chia nhà, giường

IV.4.1, Lấy cung Phu Thê lập Thái Cực

IV.4.2, Cung Nô Bộc: cơ thể của người phối ngẫu.

IV.4.3, Cung Tật Ách: cơ thể của ta.

IV.4.4, Cung Huynh Đệ: Căn nhà, cái giường.

IV.4.5, Có thể tham khảo thêm cung Phúc Đức (biểu hiện tâm tình)

IV.5, Sống riêng (ly thân)

IV.5.1, Lấy cung Phu Thê lập Thái Cực

IV.5.2, Cung Nô Bộc: cơ thể của người phối ngẫu.

IV.5.3, Cung Tật Ách: cơ thể của ta.

IV.5.4, Cung Điền Trạch: nhà cửa khác nhau.

IV.5.5, Có thể tham khảo thêm cung Phúc Đức (biểu hiện tâm tình)

IV.6, Luận ốm đau

IV.6.1, Lấy cung Tật Ách lập Thái Cực.

IV.6.2, Cung Phúc Đức: phúc phận.

IV.6.3, Cung Huynh Đệ: vận cơ thể.

IV.6.4, Có thể tham khảo cung Thiên Di (vận phúc), cung Tử Tức (vị trí nhất lục cộng tông của Phúc Đức)

Tác giả chú: nhọt, Nham (ung thư, cancer) cần tìm ngay 2 sao Cự Môn (ám diệu), Liêm Trinh (độc tố).

IV.7, Luận tử vong

IV.7.1, Lấy cung Phúc Đức lập Thái Cực.

IV.7.2, Cung Tật Ách: tình trạng sức khỏe.

IV.7.3, Cung Thiên Di: vận phúc.

IV.7.4, Có thể tham khảo cung Huynh Đệ (vận cơ thể), cung Tử Tức (vị trí nhất lục cộng tông của Phúc Đức).

IV.8, Luận bất trắc, bệnh nhân quả

IV.8.1, Lấy cung Thiên Di hoặc cung Phúc Đức để lập Thái Cực.

IV.8.2, Cung Tật Ách: tình trạng sức khỏe.

IV.8.3, Cung Tử Tức: vị trí nhất lục cộng tông của Phúc Đức.

IV.8.4, Có thể tham khảo cung Huynh Đệ (vận cơ thể).

IV.9, Luận mệnh cách (Mạt / Hanh thông)

IV.9.1, Lấy tam phương Điền Trạch là chủ: cung Thâu tàng.

IV.9.2, Lấy tam phương Phúc Đức làm chủ: phúc phận.

IV.9.3, Lấy tam phương Mệnh làm phụ trợ: làm hết sức mình.

IV.10, Luận sự gặp gỡ

IV.10.1, Lấy cung Thiên Di lập Thái Cực.

IV.10.2, Cung Phúc Đức: Phúc phận.

IV.10.3, Tam phương Mệnh: làm hết sức mình.

IV.11, Luận giữ gìn thành tựu và ổn định

IV.11.1 Lấy tam phương Điền Trạch làm chủ: cung Thâu tàng.

IV.11.2, Lấy tam phương Mệnh cung làm phụ: làm hết sức mình.

IV.12, Luận Dịch Mã

IV.12.1, Lấy cung Thiên Di lập Thái Cực.

IV.12.2, Cung Tật Ách: thân thể.

IV.12.3, Cung Điền Trạch: trụ sở, nơi dừng chân.

IV.12.4, Có thể tham khảo cung Phụ Mẫu (vị trí nhất lục cộng tông với Thiên Di), cung Tử Tức (vị trí Dịch Mã)

IV.13, Chuyển nhà

IV.13.1, Lấy cung Điền Trạch lập Thái Cực.

IV.13.2, Cung Thiên Di: vị trí Dịch Mã.

IV.13.3, Cung Tử Tức: vị trí Dịch Mã.

IV.13.4, Cung Tật Ách: vận nhà.

IV.14, Thiết lập sản nghiệp

IV.14.1, Lấy cung Điền Trạch lập Thái Cực.

IV.14.2, Cung Tài Bạch, cung Phụ Mẫu: Tiền tài và tài khoản.

IV.14.3, Cung Huynh Đệ: vị trí kinh tế.

IV.14.4, Cung Tật Ách: vận tài sản.

IV.14.5, Có thể tham khảo các cung Phúc Đức, Thiên Di (phúc phận – được trợ giúp tài sản)

IV.15, Địa vị xã hội

IV.15.1, Lấy cung Thiên Di lập Thái Cực.

IV.15.2, Cung Nô Bộc: vị trí giao tiếp với người khác.

IV.15.3, Tam phương Điền Trạch: vị trí thực lực.

IV.15.4, Tam phương Mệnh cung.

Tác giả chú: cần Quyền của Thiên Di nhập vào Tam phương Mệnh của ta, hoặc Tam phương Điền Trạch, được Lộc của Nô Bộc nhập vào cùng nhau bọc đỡ.

IV.16, Tranh cử

IV.16.1, Lấy cung Thiên Di lập Thái Cực.

IV.16.2, Cung Nô Bộc: vị trí cạnh tranh.

IV.16.3, Cung Huynh Đệ: vị trí thực lực.

IV.17, Thi cử

IV.17.1, Lấy cung Phụ Mẫu lập Thái Cực.

IV.17.2, Cung Nô Bộc: vị trí cạnh tranh.

IV.17.3, Thích được Lộc Quyền tới giao củng ở các cung Phúc Đức, Thiên Di, Phụ Mẫu.

IV.18, Giới biểu diễn nghệ thuật

IV.18.1, Lấy cung Thiên Di lập Thái Cực.

IV.18.2, Cung Giao Hữu: quần chúng.

IV.18.3, Cung Phúc Đức: tài hoa.

IV.19, Luận con cái nhiều hay ít

IV.19.1, Lấy cung Tử Tức lập Thái Cực.

IV.19.2, Cung Điền Trạch: xem sự vượng suy về gia đình.

IV.19.3, Cung Phúc Đức: xem phúc phận.

IV.20, Căn khí, năng khiếu trời phú, xu hướng tình dục

IV.20.1, Cung Phúc Đức làm chủ.

IV.20.2, Cung Thiên Di làm chủ.

IV.20.3, Cung Mệnh.

IV.20.4, Cung tật Ách.

IV.21, Tính khí tốt đẹp vui vẻ

IV.21.1, Cung Mệnh, Phúc Đức, Tật Ách hóa Lộc nhập Thiên Di, Phụ Mẫu (dáng vẻ bên ngoài).

IV.22, Tính khí cáu gắt, dễ tức giận

IV.22.1, Cung Mệnh, Phúc Đức, Tật Ách tọa hóa Kị.

IV.22.2, Cung Mệnh, Phúc Đức, Tật Ách lại hóa Kị nhập Thiên Di, Phụ Mẫu (dáng vẻ bên ngoài).

IV.23, Gân cốt kém, bụng dạ nông cạn, ý chí không kiên định, tinh thần hao nhược, hành vi bừa bãi, đều do 2 cung Phụ Mẫu, Thiên Di (vẻ bên ngoài) toàn là thấy nhiều Kị.

V, Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số – “bí quyết luận đoán căn bản” – 12 cung 720 tượng.

Luận giải lá số của Phi tinh Tử Vi Đẩu Số, trước khi chưa đề cập tới ý nghĩa tính chất các sao, bất kể là sự “Tự Hóa” của “đơn Cung” cho đến sự “Hỗ Hóa” của “cặp 2 cung vị”, đều có tồn tại tượng nghĩa đặc thù của chúng. Nói cách khác, Cung vị và Tứ Hóa xác định yếu tố tien quyết dẫn đến “mục tiêu gieo tượng”; sự khác nhau giữa các Cung vị, và tượng nghĩa của Tứ Hóa của chúng tất nhiên sẽ có những luận giải ra kết quả không giống nhau.

Trước khi luận giải lá số thì cần định vị “mục tiêu gieo tượng” cái đã, sau đó mới thêm tinh diệu để trình bày và phân tích tổng hợp các tính chất, ngõ hầu đạt được sự trọn vẹn. Nhưng mà, trên mệnh bàn có 12 cung vị còn trong thế gian “những vấn đề nhân sự” lại tồn tại phức tạp không tưởng tượng hết được. Cho nên sự gieo tượng của Tứ Hóa và Cung Vị, nhất định là phải “trải rộng” và “linh hoạt”, do đó cần phải:

V.1, Mỗi một định nghĩa “Bình Diện” của cung vị cho đến những ý nghĩa “Hoạt Bàn” của các tầng sâu hơn ở cung đó, nhất định phải nắm trong lòng cho rạch rõi, sau đó mới có thể hóa tượng đan xen của dạng “Lập Thể hóa”.

QNB chú: Thuật ngữ “Bình Diện” là chỉ các chức năng cung nhân sự ở lá số gốc. Thuật ngữ “Hoạt Bàn” là chỉ sự biến cung sau khi dịch chuyển linh hoạt. Thuật ngữ “Lập Thể hóa” là dạng biến hóa trong không gian 3 chiều, hình học lập thể. Ví dụ, cung Phu Thê ở trên lá số gốc góc độ “bình diện” thì nó đảm nhiệm những vấn đề liên quan tới tình cảm, vợ chồng; ở góc độ “hoạt bàn” thì nó là cái nhà bếp, cái bệnh viện vì nó là [cung Điền Trạch của cung Tật Ách], lại nếu như ở hoạt bàn Đại Hạn (giả sử Mộc 3 Cục, Đại Hạn đi nghịch, hiện đang ở Đại Hạn 13-22 trên cung Huynh Đệ) thì cung Phu Thê gốc lại chính là [cung Huynh Đệ của Đại Hạn] và cũng là cái két sắt cất tiền của Đại Hạn 13-22 này vì lúc này nó chính là [cung Điền Trạch của cung Tài Bạch của Đại Hạn này],…

V.2, Suy xét về “nghĩa rộng”, giải thích về “đời sống hóa” những tượng nghĩa của Lộc-Quyền-Khoa-Kị ở giữa các cung vị, sẽ khiến cho những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố bừng bừng trên lá số.

Phàm tất cả những người tập luyện môn Phi tinh Tứ Hóa nhiều năm mà vẫn khó có thể tiến sâu hơn, đa phần đều cảm thấy vướng mắc khó khăn ở phân đoạn cơ bản của sự gieo tượng Tứ Hóa và Cung Vị, khiến cho chẳng có cách này đi sâu vào xương tủy của nó. Ở khái niệm cơ bản mà nhận thức chưa đủ như những kiểu chắp vá nghĩa gốc của chúng thì thường đưa ra các đáp án sai, thậm chí nói ngược lại, kết quả của những chuyện đó khiến cho người đến xem số chẳng thể hài lòng hoặc dở khóc dở cười.

Thí dụ như, Mệnh cung phi Lộc nhập vào Quan Lộc cung, chúng ta gọi cung Mệnh là cung “Hóa xuất”, còn cung Quan Lộc là cung “Hóa nhập”. Cái tượng này chúng ta gọi tắt là “Mệnh Lộc nhập Quan”.

Hóa của 2 cung mà sản sinh mối quan hệ đối đãi, dùng cái lập trường của sự đối đãi mà nói, cung của Hóa xuất thì chúng ta ước định có thể gọi là “Nhân cung” (QNB chú: cung nguyên nhân), còn cung Hóa nhập thì ước định gọi là “Quả vị” (QNB chú: vị trí kết quả). Mọi hiện tượng nhân sự và cát hung tốt xấu, đều sẽ không rời xa phạm trù của “Nhân – Quả”.

Những tượng tồn tại ở “Tĩnh bàn” (lá số gốc, hoặc gọi là Thiên bàn, Thái Cực bàn) thì chưa thể nói ngay lên cát hung, do có năm tháng lưu chuyển mà có “Động bàn” (các dạng lá số của Đại Hạn, Lưu Niên,…), có sự ăn khớp của Động bàn thì mới sinh ra sự tăng giảm về cát hung.

Cát hung tốt xấu sinh ra ư động, vậy là “Động” mà sinh (tứ) “Hóa”, hóa mà sau đó sinh “Tượng”, tiếp đó dùng tượng đển phán đoán cát hung. Giống như trong một năm, do thời gian lưu chuyển (động) mà có tứ tượng Xuân Hạ Thu Đông, do sự biến hóa của tượng mà sinh ra các hiện tượng nhân sự khác nhau như: hy vọng (Lộc), tráng thịnh (Quyền), thu hoạch (Khoa), ẩn chứa (Kị).

Đem hiện tượng sinh ra khi phi Hóa của cung nào đó trên lá số đối chiếu với sự thuận lợi theo quy luật của thế giới Tự Nhiên hoặc sự trở ngại theo quy luật của giới Tự Nhiên, để mà phán đoán cát hung tốt xấu.

Khi cái Động bàn (Dụng) biến động ăn khớp với Tĩnh bàn (Thể), thì xuất hiện “Hóa tượng đối đãi” mà sinh ra cát hung. Nói cách khác, Tĩnh bàn vốn có một hóa tượng nào đó, ở thời điểm khác nhau (Đại Hạn, Lưu Niên,… khác nhau), tình huống nhân sự khác nhau, đương nhiên sản sinh ra kết quả khác nhau. Đưa ra thí dụ để nói:

Chúng ta đều biết, 3 cung gồm Phụ Mẫu – Mệnh – Huynh Đệ ở trên mối quan hệ là các cung vị rất thân thiết. Giả sử cung Phu Thê của lá số gốc mà hóa Lộc nhập Mệnh, thì:

Lúc đi đến Đại Hạn thứ hai, chúng ta gọi là “Phu Thê gốc Lộc nhập [cung Huynh Đệ của Đại Hạn]” (nếu Đại hạn đi thuận) hoặc gọi là “Phu Thê gốc Lộc nhập [cung Phụ Mẫu của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi nghịch). Bất luận đó là cung Phụ Mẫu hay cung Huynh Đệ thì đều thuộc những cung rất thân thiết. Do đó có thể mạnh dạn suy đoán cái cung Phu Thê này phi Lộc nhập Mệnh gốc lúc ở Đại Hạn thứ hai, thế nào cũng khởi đầu tình cảnh gió xuân hôn lên khuôn mặt (QNB chú: ám chỉ má ửng hồng, tình nồng,…).

Đổi lại là khi tới Đại Hạn thứ ba, thì cung “Phu Thê gốc phi Lộc nhập [cung Phu Thê của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi thuận) hoặc “Phu Thê gốc phi Lộc nhập [cung Mệnh của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi nghịch). Thời khắc này, về mặt quan hệ đối đãi chính là trực tiếp ăn khớp vào cung vị đương sự, đương nhiên là chuyện tình duyên ắt sẽ trở nên chín muồi rồi.

Nếu như Hóa tinh diễn hóa ở cung vị nào đó mà vẫn là lạc tại “Bản cung” (không có sự phi nhập Tha cung), cái tượng này chúng ta gọi là Bản cung “Tự Hóa”. Hiện tượng Bản cung Tự Hóa này cũng tồn tại những tượng nghĩa đặc thù của nó.

Tỉ như Lộc tinh của cung Mệnh hóa Lộc, tinh diệu này vẫn tọa ở cung Mệnh gốc, cái tượng này chúng ta gọi là [Mệnh cung Tự Hóa “Lộc xuất”], gọi tắt là “Mệnh cung tự hóa Lộc”.

Ngoài ra Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị ở Bản cung, đều kiêu ngạo như tên tượng của chúng. Phàm “Tự Hóa” được gọi là cái “Xuất”, ý nghĩa của nó:

1, “Ở tính ở tình”: dễ dàng dùng tình cảm ngay, sau khi sự việc xảy ra thì đa phần “không thèm đếm xỉa gì nữa”, mặc dù trông có vẻ như là tự tại nhưng mà “thiếu tính nguyên tắc”, thậm chí là mắc phải những thiếu sót “kiêu căng vô vị”, “do dự bất quyết”, “không có tính nhẫn nại”, “vô trách nhiệm”, “không biết rút ra bài học kinh nghiệm”. Phàm sở hữu những khuyết điểm ấy đều không biết kiên định ở sự lựa chọn tốt đẹp theo lý trí.

2, “Ở sự ở vật”: ăn không nói có (Tự hóa Lộc), phô trương thanh thế (Tự hóa Quyền); hờ hững nhân sự, khi có khi không (Tự hóa Khoa), thậm chí gàn dở tự hại mình, có cũng biến thành không (Tự hóa Kị). Không có cái nhìn đại cuộc, chung quy không chịu nổi xung kích, thử thách.

Chính là, Tứ Hóa vốn gửi cái nghĩa ở tại “tự mình tiêu tán” của bản cung. Đặc biệt là “Tự hóa Lộc xuất” và “Tự hóa Kị xuất” tồn tại nguy cơ khá lớn. Tự hóa Lộc xuất giống như có tiền mà để lộ liễu, dễ gặp trộm cướp; Tự hóa Kị xuất thì bản cung tự mình ngầm tiêu tán, cuối cùng thì chẳng còn gì cả.

Dễ lấy lập trường tu hành dẫn dụ, Tự hóa (xuất) đa phần thuộc “cảm giác vô danh” tào lao kiểu như Tùy duyên, Buông xả, Hư không,… xa rời sự thông minh và sáng suốt, chứ chẳng phải là đã đạt được cái diệu hữu chân không của minh tâm kiến tánh.

“Thể” với “Dụng” cần phân biệt rõ ràng, nếu không thì gieo tượng của chúng sẽ tán loạn hoang mang.

Thế nào là “Thể” và “Dụng”?

Cái “Thể”, chính là “12 cung” lá số gốc; cái “Dụng”, là chỉ “cung vị trợ thủ” không thể thiếu khi luận sự việc.

Thí dụ như hỏi về sự việc anh em, lấy cung Huynh Đệ làm Dụng, còn 12 cung trên lá số gốc là Thể vậy. Giả sử, cung Huynh Đệ hóa Kị nhập Thiên Di, thì cái này nói rõ hàm ý là anh em thật thà ngay thẳng. Đây chính là cung “điểm rơi” của Kị được phi hóa bởi cung Huynh Đệ, cung này vẫn cần quy hồi về cung Thiên Di bản thể của đương số để mà giải thích tượng nghĩa. Đây chính là phép tắc gieo tượng được gọi là “Hồi quy Thái Cực”.

Nói cách khác, lấy cung vị của “Hóa xuất” là “Dụng”, còn cung vị “Hóa nhập” cần quy hồi về cung vị bản “Thể” của lá số gốc để mà diễn giải ý nghĩa. Nếu như Dụng không quy về Thể, thì chiêu thức trên có thể lại diễn giải thành ra cung Huynh Đệ hóa Kị nhập [cung Tật Ách của cung Huynh Đệ], thế thì chẳng hóa ra là anh em có cá tính chịu khó vất vả à??? Lời đó hoang đường lạc điệu mất rồi.

Chỗ hóa của “Dụng” cần phải quy hồi về chỗ gieo tượng “Hồi quy Thái Cực” của “Thể”, chính là con đường duy nhất của thủ pháp luận đoán sự việc của Phi tinh Tứ Hóa.

Đẩu Số chính là môn học trí tuệ nghiên cứu cuộc sống, nguyên lý của nó ăn khớp với hiện tượng nhân sự, là thuộc về quan niệm logic suy xét giải tượng, chứ không thể lấy nhân chia cộng trừ của Toán học để tính toán ra kết quả. Chính là bản thân “Tứ Hóa” được gọi là “Ký hiệu” hàm chứa ý nghĩa rộng rãi, có thể đem chúng làm “các giá trị năng lượng” trong một phạm vi nào đó, nhưng nhất định không thể coi là “tham số” giá trị xác định trong Toán học được.
Học tập Tứ Hóa gieo tượng, cần phải để tâm mà cân đo đong đếm giữa Tứ Hóa và Cung Vị. Nếu cẩu thả không nắm rõ tượng nghĩa cơ bản, kết quả phi Hóa cuối cùng sẽ loạn xạ ngập lá số, rồi hãi tới già vì ngay lúc ban đầu đã chưa có sự hiểu cho nó cẩn thận mà.

Phi tinh Tứ Hóa thập nhị cung “624 quyết” sau đây, chỉ muốn lập thành công thức hóa, thuần túy trình bày và phân tích mục tiêu duy nhất. Sau đây nói về chỗ biến hóa tương tác với Tứ Hóa của tha cung phi đến hoặc Tứ Hóa năm sinh giao hội tương tác, tượng nghĩa của chúng sẽ có thể sinh ra sự biến dịch to lớn. Huống hồ, luận mệnh chính là đánh giá tổng quát toàn cục, chứ không được lấy bất kỳ 1 hóa tượng đơn lẻ nào thì mới có thể làm thành kết quả luận đoán chém đinh chặt sắt, để tránh khỏi sai lầm kiểu vơ đũa cả nắm.

Lương Nhược Du cẩn thức.

VI, Tượng nghĩa của Tứ Hóa năm sinh nhập 12 cung mệnh bàn

VI.1, Mệnh cung

VI.1.1, Hóa Lộc năm sinh nhập Mệnh:

* Chủ phúc. Cả đời ít lo, cơm áo không thiếu.

* Thấu tình đạt lý, tùy duyên chứ không cố chấp. Tấm lòng chân thật.

* Không hận thù, khéo ăn ở. Nhân duyên tốt (Mệnh cung và Nô Bộc cũng là cung vị nhất lục cộng tông).

* Hôn nhân, gia đình chung sống đều hòa hợp (Mệnh cung là [cung Phúc Đức của Phu Thê]).

VI.1.2, Hóa Quyền năm sinh nhập Mệnh:

* Chủ quan, chủ kiến, tự lực, tự tin.

* Dễ không khiêm tốn, tự cho mình là đúng.

* Tính cứng, tùy hứng.

* Cách cục tốt thì nắm quyền hành, có tài năng, tích cực, có thể “khai sáng, kiến lập”.

* Thêm Kị thì ngoan cố bảo thủ.

VI.1.3, Hóa Khoa năm sinh nhập Mệnh:

* Tướng mạo lịch sự, văn nhã.

* Các tính khá là tao nhã, văn vẻ.

VI.1.4, Hóa Kị năm sinh nhập Mệnh:

* Cố chấp, câu nệ, khó khai thông.

* Hận thù, phiền não, cáu giận.

* “Tham, sân, si”, đề phòng đi vào ngõ cụt mà không tự nhận ra.

(Tác giả chú: Kị nhập Mệnh là cá tính “thâu liễm” vào trong, không thể mở rộng tấm lòng. Đụng việc rất dễ tự mình “nhiều đắn đo”, tự mình phiền muộn; người có cách cục xấu thì thậm chí nôn nóng, tự bế tắc. Cung Phúc Đức tọa Kị cũng luận giống như vậy).

VI.2, Huynh Đệ cung

VI.2.1, Hóa Lộc năm sinh nhập Huynh Đệ:

* Anh em thuận lợi như ý, anh em chính là “phúc của ta”.

* Anh em ăn ở tốt, tình thâm như chân tay.

* Sự nghiệp một đời nhiều tiền ít trái nghịch (cung Huynh Đệ là vị trí thành tựu), có lợi cho việc thăng tiến, sáng lập sự nghiệp.

* Không cô quạnh, quanh mình không bao giờ thiếu bạn bè.

* Thân thể ít bệnh (cung Huynh Đệ là vị trí của vận thân thể).

* Duyên phận với mẹ được tốt đẹp.

* Chủ phòng ngủ lớn, tiếng hót họa mi.

(Tác giả chú: cung Huynh Đệ cũng chính là vị trí “tình trạng kinh tế”, được Lộc ắt là kinh tế tốt đẹp, luân chuyển dễ dàng. Dù cho gặp cảnh sơn cùng thủy tận, cũng rất nhanh lóe lên tia hy vọng).

VI.2.2, Hóa Quyền năm sinh nhập Huynh Đệ:

* Anh em rất dễ có thành tựu.

* Dễ có người “anh cả” ở trên mình.

* Sự nghiệp của ta có thành tựu về tiền tài (cung Huynh Đệ là cung vị thành tựu).

* Thể chất khỏe mạnh (cung Huynh Đệ là cung vị của vận thân thể).

* Tài năng của người mẹ rất lớn.

* Chủ phòng ngủ lớn.

VI.2.3, Hóa Khoa năm sinh nhập Huynh Đệ:

* Anh em văn vẻ hào hoa.

* Thu nhập không nhiều, nhưng quản lý tài chính có kế hoạch, kinh tế ổn thỏa.

* Hợp đi làm công an ổn.

* Dưỡng sinh.

VI.2.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Huynh Đệ:

* Thu nhập không nhiều hoặc chi tiêu ra nhiều, đời sống nên “tiết kiệm”.

* Đa phần là người đi làm công ăn lương hoặc buôn bán nhỏ lẻ.

* Giữ gìn thành quả, an định, giữ phận an tĩnh, chăm lo việc nhà.

* Tự mình làm nhiều việc, vừa làm ông chủ vừa kiêm chân tiểu nhị.

* Không kết giao rộng rãi, ưa thích “nội tâm”, thanh tĩnh (xung cung Nô Bộc).

* Nữ mệnh thì rất dễ là theo chuyên ngành thuộc về phụ nữ.

* Mệnh cách mà tốt đẹp, góp cát thành gò, kiến tha lâu đầy tổ.

* Rất dễ là con cả.

* Có thể muốn sáng lập sự nghiệp.

* Tượng của công việc vất vả.

VI.3, Phu Thê cung

VI.3.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Phu Thê:

* Có duyên với người khác giới, hôn nhân được hạnh phúc.

* Hoặc ta “đa tình”, đề phòng chuyện “đào hoa” (có Đào Hoa tinh), Tề nhân chi phúc (QNB chú: thành ngữ từ tích “có người nước Tề có cả vợ lẫn thiếp, lại có cả tình nhân bên ngoài”), nếu mà ngoại tình thì khó bị phát hiện.

* Sau khi kết hôn thì mọi việc đều thuận ý toại lòng.

* Công việc như ý (Lộc chiếu Quan Lộc).

* Vận lúc còn trẻ bình an không âu lo (trước Đại Hạn thứ hai)

* Cả đời khá thuận lợi về chuyện tiền bạc (cung Phu Thê là [cung Phúc Đức của cung Tài Bạch]).

* Người phối ngẫu ăn ở tốt “thấu tình đạt lý”.

* Gặp “sao Thiên Tài”: đầu cơ, trúng thưởng, trúng số.

* Con cái thông minh.

VI.3.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Phu Thê:

* Người phối ngẫu có tính chủ kiến mạnh mẽ, nhưng đề phòng dễ xảy ra tranh chấp.

* Vận công việc của ta mạnh mẽ (có Hóa Quyền chiếu Quan Lộc).

* Vận lúc còn trẻ bình an không âu lo (trước Đại Hạn thứ hai)

* Gặp “sao Thiên Tài”: đầu cơ, trúng thưởng, trúng số.

* Cả đời khá thuận lợi về chuyện tiền bạc (cung Phu Thê là [cung Phúc Đức của cung Tài Bạch]).

VI.3.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Phu Thê:

* Người phối ngẫu văn vẻ nho nhã, xinh đẹp.

* Người phối ngẫu có gia thế khá đơn giản.

* Dễ có tình cảm kiểu “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”.

VI.3.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Phu Thê:

* Người phối ngẫu cố chấp, không dễ khai thông, hôn nhân cần phải nhẫn nhịn.

* Hoặc ta “cố chấp vào tình cảm”, gặp người không quen.

* Ít duyên nợ, nhiều trắc trở, chia ly.

* Không lợi ở đào hoa, hôn nhân không giá thú, cẩn thận đề phòng chuyện đào hoa ngang trái (thân bại danh liệt).

* Chớ có đánh bạc, đầu cơ.

* Công việc dễ thay đổi. Cũng có khả năng dễ thất nghiệp (Kị xung Quan Lộc).

VI.4, Tử Tức cung

VI.4.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Tử Tức:

* Dễ có con, sinh được nhiều con.

* Có phúc nhờ con, con cái sẽ không hư.

* Thân thích thường xuyên qua lại.

* Hùn vốn để kiếm tiền.

* Đề phòng đào hoa (nếu có Đào hoa tinh)

* Nhiều cơ hội rời nhà.

* Cảnh tuổi già tốt, có chỗ dựa (Tử Tức là vị trí nhất lục cộng tông của Phúc Đức).

* Trẻ con theo nhiều.

* Hợp với việc “ra ngoài kiếm tiền”.

VI.4.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Tử Tức:

* Con cái có chủ kiến mạnh mẽ, dễ có thành tựu.

* Con cái khó bảo, việc dạy dỗ cần hao tâm tổn sức.

* Có nhiều con cái.

* Hùn hạp thì có thành tựu.

* Hợp với việc “ra ngoài kiếm tiền”

* Cảnh tuổi già tốt.

VI.4.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Tử Tức:

* Con cái văn vẻ, nho nhã, xinh xắn.

* Con cái tinh khôn lanh lợi.

VI.4.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Tử Tức:

* Con cái cố chấp, khó mà khai thông.

* Hiếm con, con cái không có tiền đồ hoặc chia ly, ít được yên ổn.

* Đối với việc giáo dục con cái “không nắm được điểm mấu chốt”.

* Dễ xảy ra việc hay rời bỏ nhà.

* Dịch mã, chuyển nhà, sa sút tài sản, thiếu năng lực quản lý tiền bạc, phải đề phòng cuộc đời nhiều thăng trần không an định (Kị xung vào cung “thủ thành”).

* Bất động sản ít khi ghi tên của chính bản thân mình.

* Về già đề phòng xui xẻo, hợp với việc tu tâm dưỡng tính (cung Tử Tức chính là vị trí nhất lục cộng tông của Phúc Đức).

VI.5, Tài Bạch cung

VI.5.1, Hóa Lộc năm sinh nhập vào cung Tài Bạch:

* Có duyên với tiền tài, con đường tiền tài tốt đẹp (không hẳn là do tự mình kiếm ra).

* Cuộc đời không phải lo lắng đến tiền chi tiêu.

* Dễ kiếm tiền.

* Cha mẹ ít đau bệnh.

* Hôn nhân ăn ở khá tốt (cung Tài Bạch chính là vị trí “đối đãi” của hôn nhân).

* Có duyên với tiền tài, thích hợp với các công việc “tiêu thụ hàng hóa” và “thuế vụ”, cũng có thể theo những việc “buôn bán lấy tiền mặt”.

* Lộc mừng có Quyền tới tụ hội, thì “gặp hoàn cảnh tốt” sẽ càng mạnh mẽ chân thực, không gian phát triển càng thêm to lớn. Hội với Khoa thì “nguồn tiền tài lâu dài”, hội với Kị thì phải trải nhiều vất vả.

VI.5.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Tài Bạch:

* Kiến thức, tích cực, năng lực đều rất tốt.

* Giỏi về nguồn cung cấp (hàng hóa) trong kinh doanh, thu nhập tốt.

* Thích hợi với công việc lãnh đạo, phát triển, thanh toán thuế vụ. Lợi cho việc thăng tiến, cũng có thể sáng lập sự nghiệp.

* Hợp với kiểu tiền lương ăn chia theo hoa hồng. Không hợp với tiền lương cố định.

* Cha mẹ thân thể cường tráng.

* Quyền mừng có Lộc tới tụ hội, thì “gặp hoàn cảnh tốt” sẽ càng mạnh mẽ chân thực, không gian phát triển càng thêm to lớn.

* Hợp đi sâu vào chuyên môn, có thể được lương cao chức trọng.

VI.5.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Tài Bạch:

* Thu nhập không cao, vừa khéo đủ dùng.

* Dễ quay vòng vốn tiểu ngạch.

* Kiến tha lâu đầy tổ, kiểu gì cũng có lợi.

* Thích hợp “đi làm công ăn lương”.

VI.5.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Tài Bạch:

* Thích hợp với “tiền lương ổn định”, hoặc làm ăn lấy tiền mặt.

* Vất vả kiếm tiền, cực nhọc mới có lợi nhuận.

* Cách cục mà tốt thì vất vả, bày mưu tính kế, yêu thích kiếm tiền.

* Nữ mệnh rất dễ làm những công việc mang tính chất của người phụ nữ.

* Cách cục mà tốt, buôn bán nhỏ nhưng kiếm tiền to, góp cát thành đồi.

VI.6, Tật Ách cung

VI.6.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Tật Ách:

* Vật vờ, không chảy mồ hôi, đề phòng bị béo phì.

* Rất dễ thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

* Đời sống vật chất khá hậu đãi, hưởng thụ.

* Vận gia đình tốt, ít phải lo nghĩ. Tấm lòng vàng.

* Ít bị “đau đớn” bởi những bệnh mãn tính lâu năm.

* Môi trường công việc tốt (Tật Ách chính là [cung Điền Trạch của cung Quan Lộc]).

* Ăn ở tốt với vợ con (Tật Ách chính là vị trí của người chồng).

* Có duyên với người già bên ngoại, bản thân mình cũng ăn ở tốt (Tật Ách chính là [cung Thiên Di của cung Phụ Mẫu], cũng chính là [cung Phúc Đức của cung Nô Bộc]).

VI.6.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Tật Ách:

* Thân thể khỏe mạnh, cường tráng.

* Sức đề kháng mạnh, ít bệnh vặt.

* Sức sống khá mạnh, vận động nhiều.

* Nhưng đề phòng bị tổn thương do va chạm hay té ngã, hoặc do sự vận động dẫn đến tổn thương.

* Năng lực của người cha mạnh mẽ, quyết đoán và dễ có thành tựu.

* Thêm Kị thì tần suất hoạt động càng nhiều.

VI.6.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Tật Ách:

* Dễ gặp thầy gặp thuốc khi bị bệnh.

* Hiếm khi tàn bạo, cử chỉ luôn văn nhã.

* Đề phòng sự do dự.

VI.6.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Tật Ách:

* Vất vả, không được nhàn.

* Tận lực cho bổn phận, giữ gìn thành quả, cất giấu vào trong.

* Thêm Quyền thì vất vả vô cùng.

* Làm tăng ca, kiêm nhiệm chức vụ. Nữ mệnh thì rất dễ làm những công việc mang tính chất của người phụ nữ.

* Người cha chính trực, phúc hậu.

* Khó bị béo phì.

VI.7, Thiên Di cung

VI.7.1 Hóa Lộc năm sinh nhập cung Thiên Di:

* Hòa hợp không câu nệ, thân thiện, linh hoạt, hài hước, có duyên với người bên ngoài, hay nhận được sự hoan nghênh chào đón.

* Gặp hung hóa cát, gặp nạn lại được thấy lành.

* Duyên xuất ngoại tốt, có nhiều cơ hội xuất ngoại, hợp với việc “kiếm tiền ở bên ngoài”.

* Thích hợp với “quan hệ xã hội” (PR), công việc “thuế vụ”.

* Vận tuổi già tốt, tướng thọ.

* Hợp với “tiền lương ăn chia theo hoa hồng”.

* Đề phòng kẻ xu nịnh giả vờ thật thà vì sẽ khiến cho không phân rõ được thị phi trắng đen, cũng nên đề phòng quyết đoán thái quá trong trường hợp “ra tay vì việc nghĩa”.

* Gặp sao “Thiên Tài” thì thường đầu cơ, trúng thưởng.

(Tác giả chú: Thiên Di mà nhiều Lộc thì tiêu dao tự tại).

VI.7.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Thiên Di:

* Tích cực, có chí tiến thủ, có sinh lực.

* Quyết đoán, can đảm, ứng biến, thông tuệ, có năng lực, sự khai sáng, kiến lập.

* Thích hợp các công việc lãnh đạo, khai phá.

* Thích hợp công việc chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu, lợi ở sự thăng tiến, sáng lập sự nghiệp.

* Có thể hưởng lương cao hoặc lương theo ăn chia hoa hồng.

* Có thể giành được chức vị cao, địa vị xã hội cao.

* Cách cục xấu, sắc bén, tự phụ, không khiêm tốn, làm phách, kết oán.

* Gặp sao “Thiên Tài” thì thường đầu cơ, trúng thưởng.

(tác giả chú: Ở cung Thiên Di thì Quyền rất mừng được Lộc đến hội, sẽ đủ cả “năng lực” lẫn “hòa hợp”, bổ sung qua lại cho nhau, mọi sự đều thuận).

VI.7.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Thiên Di:

* Văn vẻ phong nhã, thanh tú, xinh xắn, hình tượng tốt đẹp.

* Đề phòng chuyện “mượn cớ che đậy”, “lý do lý trấu”.

VI.7.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Thiên Di:

* Ngay thẳng, thành thật, hướng nội, chất phác, vô tư, không biết lấy lòng. Có tật hay quên, nghiêm túc, cứng nhắc, thiếu tâm cơ tính toán, không giỏi việc “quan sát nét mặt” của người khác mà hành động.

* Không khéo che đậy, không coi trọng hình thức bên ngoài.

* Vụng về trong chuyện “dịch mã” (QNB chú: tức là về di chuyển, đi lại, thay đổi, ứng biến,…)

* Hợp những việc vặt ít phải sắp đặt quản trị, chỉ lo lấy thân mình, thiếu năng lực nắm giữ đại cuộc.

* Không được cá độ, cờ bạc, đầu cơ vì Người tính không bằng Trời tính.

* Đề phòng thiếu tính nhẫn nại, không đủ ý chí.

* Nữ mệnh thì nên an tĩnh giữ bổn phận (không có tài thì giữ lấy đức) (hầu hết đều là cá tính của phụ nữ truyền thống).

* Cách cục xấu, đề phòng bất trắc, bệnh nghề nghiệp.

* Tu hành: Nhất thân thanh tĩnh đạt “La Hán quả vị”.

VI.8, Nô Bộc cung:

VI.8.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Nô Bộc:

* Đối với người khác đều tốt bụng hòa nhã, vui vẻ, nhân duyên tốt.

* Giành được “phúc bạn bè”, dễ được bạn bè tương trợ.

* Đa tình (sao tình cảm).

* Ăn ở tốt với người phối ngẫu (Nô Bộc chính là cung Tật Ách của cung Phu Thê).

* Người phối ngẫu đẫy đà, dễ béo mập.

* Vận thi cử tốt đẹp.

* Kinh tế tốt, thuận lợi mà chi xuất nhiều (quản lý tài sản thiếu nghiêm cẩn).

* Anh em bên ngoại duyên tốt, sự nghiệp của cha mẹ suân sẻ thuận lợi.

VI.8.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Nô Bộc:

* Dễ kết giao được bạn bè có năng lực tốt.

* “Anh em” có địa vị và thành tựu.

* Người phối ngẫu thân thể to lớn.

* Sự nghiệp của trưởng bối trong nhà có thành tựu.

* Vận thi cử mạnh (nếu như Hóa Kị của cung Nô Bộc nhập vào Tam phương của Ta thì ắt là kỳ phùng địch thủ).

* Cách cục tốt, kết giao bạn bè thì ta có thành tựu. Cách cục xấu, dễ bị bạn bè xỏ mũi dắt đi.

VI.8.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Nô Bộc:

* Kết giao được những bàn bè mà đa phần đều khiêm tốn.

* Có tình bạn dài lâu, quân tử chi giao.

* Ít kết giao với những bạn bè bất lương.

VI.8.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Nô Bộc:

* Là người “luyến tiếc tình cảm”, nghĩa khí, trọng nghĩa khinh tài, coi trọng lời hứa.

* Tán tài, ít tích trữ, quản lý tài chính không nắm được mấu chốt, khó tiết kiệm (Kị xung Huynh Đệ cung – chính là Khố vị).

* Người phối ngẫu vất vả không được nhàn, đề phòng hôn nhân thiếu thú vị.

* Vận thi cử kém.

* Còn đề phòng cuộc sống nhiều thăng trầm, hợp với an định đi làm công ăn lương.

* Phòng thân thể không đủ mạnh khỏe.

* Bất lợi ở việc cạnh tranh, thăng tiến.

VI.9, Quan Lộc cung

VI.9.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Quan Lộc:

* Tiếp nhận cơ hội đơn lẻ một cách vững chắc.

* Chức vị khá như ý.

* Người phối ngẫu có duyên tốt với bên ngoài.

* Sức khỏe của con cái tốt (cung Quan Lộc chính là [cung Tật Ách của cung Tử Tức]).

* Đề phòng tình cảm ngoài hôn nhân, hoặc hôn nhân không giá thú (khi có đào hoa tinh).

VI.9.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Quan Lộc:

* Tích cực, ứng biến, sức sống, năng lực đều tốt.

* Giỏi trong việc quản lý nguồn cung cấp, thu nhập tốt.

* Thích hợp những việc khai thác, mở rộng, phát triển, lãnh đạo, có lợi cho thăng tiến. Cũng có khả năng sáng lập sự nghiệp.

* Giỏi về chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu.

* Năng lực của người phối ngẫu tốt, một mình đảm đương công việc.

* Sức khỏe của con cái tốt.

VI.9.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Quan Lộc:

* Được quý nhân phò trợ (cung Quan Lộc chính là vị trí của vận khí).

* Ổn định có thừa, nhưng đề phòng không đủ sự dứt khoát kiên quyết.

* Hợp với làm công ăn lương, các công việc thiết kế hoặc làm quan văn, dân sự.

* Đề phòng làm việc “có nhiều do dự”.

VI.9.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Quan Lộc:

* Công việc bận rộn hoặc có nhiều áp lực nặng nề, thời gian công tác kéo dài.

* Chuyên chú, ôm việc vào 1 mình làm, vừa làm ông chủ vừa làm bồi bàn.

* Đi làm công ăn lương hưởng an ổn hoặc buôn bán nhỏ.

* Nữ mệnh thì rất dễ làm những công việc mang tính chất của người phụ nữ.

* Người phối ngẫu thẳng thắn cương trực, phúc hậu, không khéo nói lời đường mật. Nhưng đề phòng hôn nhân kém lãng mạn, thậm chí là bằng mặt nhưng không bằng lòng (hôn nhân Kị xuất).

* Đề phòng tình cảm ngoài hôn nhân, hoặc hôn nhân không giá thú (khi có đào hoa tinh). (Cung Phu Thê Kị xuất mà mất tình nghĩa, e rằng hôn nhân bị tổn hại).

* Khi còn nhỏ thì hợp “nhận cha mẹ nuôi”, đem cho người nuôi dưỡng, nhận làm con nuôi (xung cung Phu Thê là hạn tuổi thơ).

* Cách cục xấu thì phiền lòng chẳng thuận. Cách cục tốt thì cũng nhiều mệt mỏi.

VI.10, Điền Trạch cung:

VI.10.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Điền Trạch:

* Gia đình phúc hậu, gia đình vui vẻ, đời sống vật chất “hậu đãi”.

* Được “tổ tiên che chở”, thừa hưởng tổ nghiệp, đất tổ tiên có thể phát tích giàu sang.

* Cha mẹ an nhàn, sống thọ.

* Gặp sao “Thiên Tài” thì giàu có. Đông thời có thể theo nghề kinh doanh bất động sản.

* Chỗ ở có điều kiện tốt hoặc phòng ốc rộng rãi, nhà cửa có giá trị.

* Vượng về con cái, sinh được nhiều con, con cái khá có triển vọng thành tựu.

* Họ hàng thường xuyên qua lại.

* Có thể tự mình mở tiệm kinh doanh kiếm lời.

* Có duyên tốt với bất động sản, dễ mua bán hoặc thiết lập hay được giúp đỡ về tài sản.

* Nữ mệnh thì vượng phu ích tử.

VI.10.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Điền Trạch:

* Bản thân dễ kiến lập khai sáng về tài sản.

* Cũng rất dễ sáng lập sự nghiệp.

* Gia đình có truyền thống nhiệt tâm hăng hái, sức sống dồi dào, hoặc gia giáo khá nghiêm.

* Nhà cửa to lớn, bất động sản có giá trị hoặc ở vị trí đoạn đường rất đẹp (vị trí đắc địa). Có thể tự mở tiệm kinh doanh hoặc cho thuê.

* Gặp sao Thiên Tài thì giàu có. Cũng có thể theo nghề bất động sản.

VI.10.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Điền Trạch:

* Nhà cửa phòng ốc không to lớn, nhưng thoải mái dễ chịu và giản dị.

* Trong nhà có “hơi thở của dòng dõi học vấn”, ít có sự tranh cãi ồn ào.

* Đời sống vật chất điềm đạm, không mưu cầu danh lợi.

VI.10.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Điền Trạch:

* Áp lực của sinh hoạt.

* Nhà cửa phòng ốc cũ kỹ hoặc nhỏ bé, hoặc điều kiện ăn ở không được tốt.

* Gìn giữ, tằn tiện, an thân giữ phận, chăm lo việc nhà, vất vả khởi nghiệp.

* Hợp với việc an định, đi làm công ăn lương, buôn bán nhỏ kiếm tiền.

* Cách cục tốt thì “tích cát thành gò”, kiến tha lâu đầy tổ, buôn thúng bán mẹt mà lãi quan viên.

* Ít người qua lại giao thiệp.

* Dễ là “con trưởng”.

* Cha mẹ vất vả không có thành tựu, hoặc là có sự thất vọng.

VI.11, Phúc Đức cung

VI.11.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Phúc Đức:

* Vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo, sống vô tư, ít tính toán so đo.

* Thích đủ thứ vì hứng thú rất rộng nhưng mà lại thiếu kiên trì.

* Đề phòng lan man không tập trung, không tích cực, hững hờ vô tâm.

* Có phúc báo tốt, chẳng cầu mà được, lòng nghĩ thì việc sẽ thành, an nhàn có phúc. Gặp dữ hóa lành, hoặc họa chẳng sờ tới tấm thân.

* Thọ cao, tuổi già sung túc.

* Ít bị dày vò do bệnh kinh niên hay bệnh tật hiểm ác.

* Thích hợp với những công việc tinh thần hứng thú vui vẻ, tài hoa, tâm linh. Cũng có thể theo nghề nghiệp du lịch, nghỉ dưỡng, và những công việc mà bản thân yêu thích.

VI.11.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Phúc Đức:

* Tích cực, hăng hái, tự tin, mưu đồ, dục vọng.

* Dám kiếm tiền dám tiêu xài, coi trọng đời sống vật chất.

* Phúc hậu, luôn có trách nhiệm.

* Đề phòng ham hố đao to búa lớn, lo giữ thể diện, xa xỉ phung phí.

* Nắm giữ kỹ năng, chuyên nghiệp, thường có thu nhập lớn.

* Làm ăn kinh doanh chất lượng cao (phong cách), vị trí đắt giá, cách làm rất táo bạo.

* Gặp sao Thiên Tài, đầu cơ, trúng thưởng, trúng số.

VI.11.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Phúc Đức:

* An nhàn không màng danh lợi, tu tâm dưỡng tính, không thích hư hoa.

* Cá tính bình hòa, ôn tồn điềm đạm.

* Nội hàm, thanh cao, tĩnh lặng.

* Rơi vào hoàn cảnh cấp bách thì lại được gặp quý nhân.

VI.11.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Phúc Đức:

* Coi trọng hưởng thụ, dám tiêu xài (Tài Bạch Kị xuất)

* Đề phòng tính cố chấp quá nặng mà không thể lấy đại cục làm trọng, hoặc ham thú chơi bời hay là mê muội cái đẹp mà không thể tự kiềm chế.

* Thích hợp với các công việc sáng tạo theo hứng thú như thiết kế, nghiên cứu (gặp được Lộc, Quyền thì sẽ hiển đạt).

* Cũng rất thích hợp làm các nghề dịch vụ như trung gian môi giới, tư vấn, viết thuê, kế toán, kỹ thuật (Kị xung Tài Bạch, không thích hợp tính chất “gom hàng, trữ hàng” hay là “dồn vốn, đọng vốn”).

* Bớt có những đam mê xấu như lợi dụng, tửu, sắc,… để tránh khỏi “mê tình vọng dục”, cũng đề phòng chấp vào yêu hận, ưa thích mà tự làm hại cho tương lai.

* Mệnh cách xấu thì nghiệp lực nặng, dễ lo bò trắng răng, khéo lo trời sập. Nữ mệnh càng lộ rõ.

* Hoặc số phận có các kiểu khốn đốn như trái ngang, ly biệt, bị vùi dập.

VI.12, Phụ Mẫu cung

VI.12.1, Hóa Lộc năm sinh nhập cung Phụ Mẫu:

* Vẻ mặt ôn hòa, kính cẩn lễ độ.

* Có duyên tốt với người trưởng bối, cha mẹ thấu hiểu.

* Lợi cho việc đọc sách, học hành, thi cử, công chức.

* Giành được sự che chở tí ấm của cha mẹ, cũng dễ được cấp trên đề bạt.

* Nhà ngoại (chồng) có gia cảnh tốt.

* Con cái có sự nghiệp thuận lợi.

* Đề phòng a du gièm pha, tán tụng giả tạo.

VI.12.2, Hóa Quyền năm sinh nhập cung Phụ Mẫu:

* Đề phòng “được lý không tha cho người khác”, “ngạo mạn vô lý”, gay gắt, không khiêm tốn, cá tính rất xung động.

* Lợi cho việc đọc sách, học hành, thi cử, công chức.

* Đọc nhiều sách thánh hiền thì lời lẽ có sức mạnh. Học tập chuyên nghiệp, kỹ thuật thì có sức thuyết phục.

* Cha mẹ có tính chủ kiến rất mạnh.

* Sự nghiệp của con cái có thành tựu.

VI.12.3, Hóa Khoa năm sinh nhập cung Phụ Mẫu:

* Văn vẻ, khiêm hòa, có khí chất.

* Nói năng nhã nhặn, ôn hòa.

VI.12.4, Hóa Kị năm sinh nhập cung Phụ Mẫu:

* Hỉ nộ đều lộ ra nét mặt, dễ đắc tội với người khác.

* Kém duyên với cha mẹ.

* Cha mẹ cố chấp, không dễ thông hiểu.

* Cá tính nghiêm túc, cứng nhắc, không khéo biểu đạt, không biết lấy lòng.

* Đọc sách, học hành, thi cử đều cần nghiêm túc chăm chỉ. Chăm chỉ thêm 1 chút thì sẽ thu được thành tựu nhiều hơn 1 chút.

* Các cục tốt, hiếu thuận, thích đọc sách. Cẩn thận đề phòng thành con mọt sách.

* Không giỏi “nhìn sắc mặt mà nói chuyện”.

* Cần cố gắng “trách nhiệm hiếu dưỡng”.

VII, Tượng nghĩa của Tam phương Mệnh tự Hóa và hỗ Hóa

VII.1, [Mệnh cung / Quan Lộc cung]

VII.1.1, Mệnh [Lộc nhập] Quan:

* Lạc quan, nhiều ý tưởng, cũng có vận khí tốt, may mắn, dễ tìm được công việc yêu tích của bản thân, chức vụ được như ý hoặc công việc vui vẻ.

* Nhưng “không có nhiều nhiệt tâm”, “chưa đủ chuyên nghiệp”, cũng dễ đứng núi này trông núi nọ. Làm việc nếu như không có hứng thú thì không có sự tích cực chuyên chú, dễ có tư tưởng đổi nghề chuyển việc hoặc có tư tưởng nghỉ hưu sớm.

* Thích hợp làm những công việc có hứng thú với bản thân (tốt nhất là thành thạo 1 nghề) hoặc nghề tự do.

* Người phối ngẫu cởi mở, có duyên với bên ngoại.

* Nhưng đề phòng ngoại tình, hôn nhân ngoài giá thú (gặp sao đào hoa). (bởi vì cung Quan Lộc là vị trí tình cảm không chính thức ngoài hôn nhân)

* Lộc ưa có Quyền đến hội, thì cơ hội sẽ càng dễ chuyển biến thành hiện thực, không gian phát triển sẽ càng to lớn. Hội với Khoa thì ổn định dài lâu. Hội với Kị thì có nhiều vất vả.

VII.1.2, Quan [Lộc nhập] Mệnh:

* Vận khí tốt, may mắn, lạc quan có phúc. Công việc dễ dàng tới tay, cũng dễ có được công việc vừa ý (hàm ý báo trước điềm về thu nhập, thăng tiến, phát triển), chức vụ như ý, gặp đúng thời cơ, tham gia đúng ngành nghề.

* Thích hợp với những nghề tự do hoặc buôn bán tự do, cũng có thể ổn định đi làm công ăn lương, nhưng hợp với nghề ăn chia hoa hồng (vận khí tốt, may mắn, có thể nhiều thu nhập).

* Ăn ở vui vẻ với con cái (cung Quan Lộc chính là [cung Tật Ách của cung Tử Tức]).

* Lộc ưa có Quyền đến hội, thì cơ hội sẽ càng dễ chuyển biến thành hiện thực, không gian phát triển sẽ càng to lớn. Hội với Khoa thì ổn định dài lâu. Hội với Kị thì có nhiều vất vả.

VII.1.3, Mệnh [Quyền nhập] Quan:

* Có trình độ, tích cực, khai sáng, tự tin, có sức sống, ứng biến, đa mưu.

(tác giả chú: Quyền ấy, chính là tùy cơ ứng biến hoặc quyền biến, chính là năng lực của Khai sáng và Ứng biến).

* Năng lực tốt, dễ thăng làm trưởng phòng, ông chủ.

* Thích hợp các công việc thực thi, lãnh đạo chuyên nghiệp, mở mang phát triển, thiết kế, kỹ năng chuyên môn.

* Quyền ưa có Lộc đến hội, thì càng thêm không gian để thuận tay mà phát huy. Hôi với Khoa thì kiêm cả quả cảm và tinh tế. Hội với Kị thì liều mạng.

* Đối với người phối ngẫu thì có thái độ hung hăng (Quyền xung Phu Thê).

VII.1.4, Quan [Quyền nhập] Mệnh:

* Vận khí mạnh mẽ, dễ được đề bạt, nước chảy thành sông có thể phát huy sáng tạo. Thường được chức vụ đắc ý, sự nghiệp càng làm càng lớn.

* Vốn có điềm báo trước về kiến thức và tự tin, tích cực và khai sáng.

* Dễ thăng tiến, sáng lập sự nghiệp. Nắm giữ nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn rất giỏi. Thích hợp để lãnh đạo, mở rộng, khai phá.

* Quyền ưa có Lộc đến hội, sẽ càng có thêm không gian phát huy. Hội với Khoa thì kiêm cả quả cảm và tinh tế. Hội với Kị thì làm việc căng thẳng, khiến người khác hết sức buồn rầu.

VII.1.5, Mệnh [Khoa nhập] Quan:

* Có thừa sự ổn định, nhưng đề phòng không đủ quyết đoán.

* Hợp với đi làm công ăn lương. Thích hợp công việc văn phòng, dân sự, thiết kế.

* Đề phòng gặp việc lại đắn đo cân nhắc.

VII.1.6, Quan [Khoa nhập] Mệnh:

* Bình ổn, bình an, vững vàng, ổn định.

* Được nhiều sự trợ giúp của quý nhân.

VII.1.7, Mệnh [Kị nhập] Quan:

* Chuyên nghiệp, chuyên chú, chịu khó, việc gì cũng đến tay để tự làm, dễ vừa làm hiệu trưởng vừa làm lao công.

* Các cục xấu thì phải đề phòng cá tính “chuyên chú quá thành ra hẹp hòi” mà không thể chu toàn cho đại cuộc.

* Thích hợp với những công việc mang tính kỹ thuật và chuyên nghiệp, chức vụ chuyên trách.

* Nữ mệnh đa phần là theo nghề mang tính chất của phụ nữ.

* Đề phòng dễ xảy ra ngoại tình, hôn nhân ngoài giá thú (có sao đào hoa). (Phu Thê Kị xuất mà mất tình nghĩa, e rằng hôn nhân bị tổn hại).

* Lúc còn bé thì thích hợp “nhận cha mẹ nuôi”, đem cho người khác nuôi dưỡng, bán khoán (Kị xung Phu Thê cung là cung hạn của tuổi thơ).

(Tác giả chú: Lấy tam phương Phúc Đức làm cung vị “Nhân Quả”, cuộc đời của một người thường có những sự việc chẳng phải là cứ làm hết sức thì có thể đạt được họa phúc, được mất,… những cái này đều có liên hệ tới chỗ lực quả báo điều khiển ở tam phương Phúc Đức. Quy nạp lại lấy:

a, “Tuổi trẻ trông vào Phu Thê”: Cung Mệnh bất kể Đại Hạn, những tuổi mà thuộc về thời gian trước Đại Hạn thứ hai đều là mượn cung Phu Thê để dùng. Lấy cung Phu Thê làm “Tuổi thơ Hạn”. Phàm là những người mà Quan Lộc, Phu Thê bị song Kị trở lên tới phá, phải đề phòng những chuyện đáng ngại về sức khỏe cũng như những sự vùi dập trong giai đoạn tuổi thơ.

b, “Lớn lên nhờ cậy ở Thiên Di”: Dù cho điều kiện và hoàn cảnh giống nhau, sự nỗ lực cũng như nhau, vậy mà về sau lại có thành tựu khác nhau, thế là vì như thế nào? Đó chính là có sự khác biệt về sự “gặp gỡ” vậy”. “Cung Thiên Di” chính là “vị trí quả báo” của Nhân-Quả.

c, “Về già dựa vào Phúc Đức”: tuổi già tới không còn lực, toàn là do sự “phước báo” gắn liền với vận mệnh. Khỏe mạnh ư? Con cháu hiếu thảo ư? Thường đều chẳng phải là những điều mà có thể dùng hết sức của mình để có thể nắm trong lòng bàn tay cả.

(Tác giả chú: Người có cung Phúc Đức tốt đẹp, dễ dàng có được cảnh vô ưu vô lo khi về già. Còn “cung Tử Tức” chính là “vị trí nhất lục cộng” của cung Phúc Đức, cho nên nó cũng chính là cung vị để xem vận tuổi già).

VII.1.7, Quan [Kị nhập] Mệnh:

* Cực nhọc (bao gồm áp lực lớn, bận rộn hoặc thời gian làm việc quá dài). Mắc nợ với công việc, sự nghiệp. Vất vả tới già.

* Cách cục xấu ắt sẽ “phiền lòng, chẳng thuận lợi”, cách cục tốt cũng nhiều mệt mỏi.

* Dễ làm những nghề nặng nhọc, bỏ nhiều công sức vất vả mà chẳng thu được mấy công lao.

* Nữ mệnh dễ làm những công việc mang tính chất thuộc về nữ giới.

* Thích hợp với đi làm công ăn lương, hoặc buôn bán nhỏ.

(Tác giả chú: cái “Kị” chính là “thu nhập cố định” hoặc là “vất vả mà thu được”)

(Tác giả chú: lấy “cung vị” mà nói, thông thường thì ở Tam phương Mệnh giao hỗ Kị thì đa phần thuộc về dạng “Lao tâm” – nhọc lòng, lấy điển hình như [Quan Kị nhập Mệnh]. Còn như [Quan Kị nhập Tật] thì lạ thuộc dạng “Lao lực” – nhọc sức; cung Huynh Đệ với cung Quan Lộc là vị trí nhất lục cộng tông, bởi thế nên Kị nhập Tật Ách thì càng thêm “lao lực”).

VII.2 [Mệnh cung / Tài Bạch cung]

VII.2.1, Mệnh [Lộc nhập] Tài:

* Có duyên với tiền tài (chưa chắc đã là giàu có), tiền tới dễ dàng (không nhất định là hoàn toàn do tự bản thân kiếm được tiền), xài tiền thuận lợi.

* Lạc quan, không tích cực, rất dễ thỏa mãn, không so đo tính toán (về tiền bạc), ít quan niệm về tiền bạc.

* Tiền tài thuận lợi mà khiến cho dễ xài nhiều dùng nhiều, nên tăng cường về quan niệm quản lý tiền tài.

* Có duyên tốt với tiền mặt, thích hợp với nghề thuế, các công việc tiêu thụ hoặc là kinh doanh tiền mặt.

* Lộc mừng được Quyền tới hội, thì cơ hội sẽ càng thêm chân thực, không gian mở rộng phát triển càng thêm lớn. Hội với Khoa thì nguồn tiền kéo dài, còn hội với Kị thì vất vả nhiều rồi mới đạt được.

VII.2.2 Tài [Lộc nhập] Mệnh:

* Lạc quan hạnh phúc, thu nhập tốt (không nhất định là hoàn toàn do tự bản thân kiếm được tiền), tiền tới dễ dàng, tiền tài thuận lợi nhưng chưa chắc đã giàu có.

* Thu nhập dễ được khoản to tát, hợp với những nghề ăn chia theo lợi nhuận, hoa hồng.

* Có duyên tốt với tiền mặt, thích hợp những công việc thuế má, tiêu thụ và kinh doanh tiền mặt.

* Lộc mừng được Quyền tới hội, thì cơ hội sẽ càng thêm chân thực, không gian mở rộng phát triển càng thêm lớn. Hội với Khoa thì nguồn tiền kéo dài, còn hội với Kị thì vất vả nhiều rồi mới đạt được.

(Tác giả chú: Lộc chính là “phúc”, ắt có không gian phát triển khá to lớn, không phù hợp với việc bị giới hạn về tiền lương hay thu nhập cố định).

VII.2.3 Mệnh [Quyền nhập] Tài:

* Tích cực, khai sáng, chủ kiến, ý đồ, đa mưu, ứng biến.

* Dám kiếm tiền dám tiêu, hoạt động mạnh mẽ. Thu nhập tốt, lợi nhuận cao.

* Dễ dàng thăng tiến, khai sáng sự nghiệp, dễ kiêm chức vụ, có nghề tay trái.

* Thích hợp với những việc khai phá thị trường, lãnh đạo và tiêu thụ.

* Quyền mừng có Lộc tới hội hợp thì “cơ hội” sẽ càng thêm tốt, không gian phát triển càng lớn.

* Hợp nhất là những chuyên ngành, chuyên môn cao, có thể hưởng lương cao chức lớn, hợp với những nghề ăn chia theo lợi nhuận, hoa hồng.

VII.2.4 Tài [Quyền nhập] Mệnh:

* Tích cực, tự tin, phát triển, năng lực tốt, thu nhập cao, lợi nhuận lớn.

* Thích hợp với những công việc khai phá thị trường, lãnh đạo và tiêu thụ. Lợi ở sự thăng tiến, sáng lập sự nghiệp.

* Hợp nhất là những chuyên ngành, chuyên môn cao, có thể hưởng lương cao chức lớn, hợp với những nghề ăn chia theo lợi nhuận, hoa hồng.

* Quyền mừng có Lộc tới hội hợp thì “cơ hội” sẽ càng thêm tốt, không gian phát triển càng lớn.

VII.2.5 Mệnh [Khoa nhập] Tài:

* Tùy theo mức thu mà chi tiêu, ấm no bình ổn.

* Đối với tiền bạc thì lòng mưu đồ không lớn, hợp với đi làm công ăn lương.

VII.2.6 Tài [Khoa nhập] Mệnh:

* Tiền tài như nước cần chảy nhỏ thì mới được dài lâu, thích hợp buôn bán nhỏ, hoặc thu nhập theo tiền lương.

* Tùy theo mức thu mà chi tiêu.

VII.2.7 Mệnh [Kị nhập] Tài:

* Thích tiền, tính toán, bất kể gian khổ, kiếm tiền chăm chỉ (đối với thu nhập thì ít nhiều cũng không hề có quan niệm tương đối), món tiền lớn nhỏ đều kiếm hết.

* Vất vả, tự làm nhiều việc.

* Nữ mệnh dễ làm những nghề nghiệp mang tính chất phụ nữ.

* Cách cục tốt thì buôn bán nhỏ cũng kiếm được món tiền lớn, nhưng không tránh được vất vả. Cách cục xấu thì “vì tiền mà phiền não”, kiếm tiền vất vả.

* Có thể đi làm công ăn lương và kiêm cả nghề khác hoặc là “buôn bán thu tiền mặt”.

(Tác giả chú: Mệnh Kị nhập Tài là “chỉ vì cái trước mắt”, cho nên hợp với “buôn bán thu tiền mặt”).

VII.2.8 Tài [Kị nhập] Mệnh:

* Làm ăn buôn bán mà lợi nhuận nhỏ, hoặc đổ mồ hôi sôi nước mắt. Hợp nhất là đi làm công ăn lương.

* Cách cục tốt cũng nhất định gian khổ mới thu được tiền tài; Cách cục xấu thì thường vì tiền mà tất tưởi ngược xuôi.

* Hoặc có ý nghĩ chán ghét chuyện vì tiền mà hao tổn tâm trí cho nên không giỏi trong việc quản lý tài chính.

* Gặp các sao Thiên Tài hóa Kị thì phải đề phòng cờ bạc và đam mê tửu sắc mà tự gây ra tội lỗi.

VII.3 [Tài Bạch cung / Quan Lộc cung]

VII.3.1 Tài [Lộc nhập] Quan:

* Buôn bán tốt, quay vòng vốn rất nhanh, chuyện làm ăn thì “càng làm càng thuận lợi” (trong Tam phương của Mệnh thì đều thuộc các cung “Dương động”, cho nên có tượng là “quay vòng đầu tư” mang tính chất thường xuyên).

* Dễ có lương cao, chức lớn, hợp với công việc ăn chia theo lợi nhuận, hoa hồng.

* Hợp với buôn bán thu tiền mặt mà có tính chất biến đổi nhanh.

* Lộc mừng có Quyền tới hội hợp thì cơ hội sẽ càng thêm tốt, không gian phát triển càng thêm lớn. Hội với Khoa thì nguồn tiền tài lâu dài, còn hội với Kị thì vất vả gian khổ mới thu được.

VII.3.2 Quan [Lộc nhập] Tài:

* Buôn bán tốt, tiền bạc thu hồi về rất mau, lợi nhuận nhiều hoặc tiêu thụ được số lượng lớn.

* Dễ có lương cao, chức lớn, mức thu nhập cao.

* Hợp với những công việc làm ăn thu tiền mặt mà có tính chất biến đổi nhanh, hoặc những nghề ăn chia theo tỷ suất lợi nhuận.

* Lộc mừng có Quyền tới hội hợp thì cơ hội sẽ càng thêm tốt, không gian phát triển càng thêm lớn. Hội với Khoa thì nguồn tiền tài lâu dài, còn hội với Kị thì vất vả gian khổ mới thu được.

VII.3.3 Tài [Quyền nhập] Quan:

* Tích cực, phát triển (trong Tam phương của Mệnh đều thuộc các cung “Dương động”, cho nên có tượng là “quay vòng đầu tư” mang tính chất thường xuyên). Việc làm ăn càng làm càng to lớn, tài chính càng trôi chảy càng nhiều thêm.

* Dễ dàng có lương cao, chức lớn, hợp với công việc ăn chia theo lợi nhuận, hoa hồng. Cũng dễ dàng khai sáng sự nghiệp.

* Tốt nhất là những công việc thuộc dạng chuyên môn chuyên nghiệp, lãnh đạo, khai phá thị trường.

* Quyền mừng có Lộc tới hội hợp thì cơ hội sẽ càng thêm tốt, không gian phát triển càng thêm lớn.

VII.3.4 Quan [Quyền nhập] Tài:

* Có chủ kiến, tích cực, có không gian phát triển. Có thể có lợi nhuận cao, thu nhập lớn.

* Tốt nhất là những công việc thuộc dạng chuyên môn chuyên nghiệp, lãnh đạo, khai phá thị trường.

* Dễ dàng có lương cao, chức lớn, cũng dễ dàng khai sáng sự nghiệp.

* Quyền mừng có Lộc tới hội hợp thì cơ hội càng thêm tốt, không gian phát triển càng thêm lớn.

(Tác giả chú: bất luận là [Tài Lộc nhập Quan] hay là [Quan Lộc nhập Tài] đều chỉ có duyên tốt với tiền tài ở trong sự nghiệp, cho nên hợp theo những công việc thuế vụ và tiêu thụ. Còn như [Tài Quyền nhập Quan] hoặc [Quan Quyền nhập Tài] thì đều thích hợp với các công tác chuyên môn chuyên nghiệp, lãnh đạo, khai phá).

VII.3.5 Tài [Khoa nhập] Quan:

* Bình ổn hài hòa chính là phúc, chớ có tham to, đừng cầu lợi nhuận lớn.

* Hợp với các công việc văn phòng, kế toán, thiết kế.

* Hợp với đi làm công ăn lương, an ổn.

VII.3.6 Quan [Khoa nhập] Tài:

* Lợi nhuận không lớn, Bình ổn hài hòa chính là phúc.

* Hợp với quản lý tài chính, làm sổ sách kế toán.

* Hợp với đi làm công ăn lương, an ổn.

VII.3.7 Tài [Kị nhập] Quan:

* Không thích hợp với những công việc sản xuất thu hồi vốn chậm và đầu tư vốn lớn.

* Thích hợp với những việc làm ăn vốn nhỏ mà không phải tồn trữ hàng hóa hay đọng vốn, hoặc làm các nghề dịch vụ như cố vấn, kỹ thuật, đại lý thứ cấp.

* Hợp nhất với đi làm công ăn lương, an ổn.

VII.3.8 Quan [Kị nhập] Tài:

* Chỉ thích hợp với những việc buôn bán nhỏ mà lợi nhuận ít. Cách cục tốt cũng phải trải qua nhiều vất vả mới thu được tiền tài.

* Đề phòng những chuyện đầu tư khó thu hồi vốn, không thể ôm hàng đọng vốn.

* Hợp nhất với đi làm công ăn lương, an ổn.

VII.4 Mệnh cung Tự Hóa

VII.4.1 Mệnh cung Tự hóa Lộc:

* Cá tính tuy là cũng lạc quan thông suốt, khéo ăn ở, nhưng đề phòng tính cách tùy tiện thiếu nguyên tắc, thiếu dụng tâm mà ăn nói ba hoa khiến cho dễ bị mất lòng.

* Đề phòng chuyện đầu voi đuôi chuột, cả thèm chóng chán, cẩu thả cho xong.

* Nếu gặp Tha cung phi Kị nhập vào “ép” Lộc của Tự hóa này (cùng loại tinh diệu “Lộc Kị thành ra Song Kị”), thì ta thành ra kiểu “mặt nóng dí vào cái mông lạnh của người khác”, “bị gài bẫy” hoặc bị “xỏ mũi dắt đi” đến nỗi kết oán sinh hận.

VII.4.2 Mệnh cung Tự hóa Quyền:

* Cá tính tuy cũng tự chịu trách nhiệm, đề phòng thiếu đi chủ kiến, không tự chủ được thói ưa chém gió.

* Xem như tích cực, nhưng đề phòng không kiên trì mà việc nhiều quay trở, đầu voi đuôi chuột.

* Đề phòng giống như kiểu bụi bậm gặp gió mà khí thế không được lâu dài, được xem trọng nhưng mà lại không được trọng dụng.

VII.4.3 Mệnh cung Tự hóa Khoa:

* Văn chất, thanh tú nho nhã, lanh lợi.

* Nhưng đề phòng do dự bất quyết, nhàn rỗi quá mức.

VII.4.4 Mệnh cung Tự hóa Kị:

* Không mang thù oán, chẳng được kiên trì, thiếu nguyên tắc.

* Việc đã qua thì coi như xong, chẳng thể ghi nhớ bài học kinh nghiệm.

* Nhưng đề phòng thiếu chủ kiến mà lại làm như tự tại chẳng có gì là quan trọng cả, chẳng có quan hệ, trong khi thực ra là thiếu Ý chí với Tính nhẫn nại của bản thân kém cho nên rốt cuộc là vô trách nhiệm.

* Gặp Tha cung phi Lộc vào (cùng loại tinh diệu “Lộc Kị thành ra Song Lộc”), chính là “người ta đem tiền cấp cho mình”, đã được thuận tiện mà lại còn ra vẻ khoe tài, rất dễ gây thù chuốc oán.

(Tác giả chú: phàm là sở hữu “Tự Hóa” đều thuộc tính chất “khinh mạn” và “tiêu tán”, đại biểu cho việc xử thế thiếu lý trí phấn đấu lựa chọn cái tốt đẹp và thiếu nguyên tắc, thiếu cái nhìn về đại cuộc).

VII.5 Tài Bạch tự Hóa

VII.5.1 Tài Bạch Tự hóa Lộc:

* Tiền tài dễ tới, đương nhiên cũng là do “tình hình kinh tế thuận tiện” lại không có “khái niệm quản lý tiền tài” mà tiện chi tiêu đi, ít có kế hoạch trù định về tiền tài.

* Rất thích hợp những việc buôn bán thu tiền mặt mà ngày nào cũng thấy tiền, nhưng cần nghiêm khắc tự thân quản lý tiền tài, có tiền khi có thể thì tích trữ.

* Gặp Tha cung phi Kị nhập vào (cùng loại tinh diệu “Lộc Kị trở thành Song Kị”), thì là “tiền tài của ta gặp kiếp nạn”, “cấp lại cho người khác”, bị người ta bán đứng mà chẳng biết lại vẫn còn giúp người đếm tiền.

VII.5.2 Tài Bạch Tự hóa Quyền:

* Tiền tài dễ dàng đến gọn cả 1 khoản, nhưng cũng dễ dàng tiêu dùng cả khoản lớn.

* Hợp với buôn bán thu tiền mặt đối với các hàng hóa là nhu yếu phẩm, quay vòng mối sinh lời kiểu trao tay / lướt sóng, tốt nhất đi tiêu thụ những sản phẩm đầu tiên của trào lưu, mốt thời thượng. Cũng có thể đi làm công ăn lương.

* Xem như có vẻ tích cực nhưng không có kế hoạch quản lý lâu dài. Cũng cần tăng cường khả năng quản lý tài chính và bồi dưỡng thành thói quen tích lũy bất cứ lúc nào có thể.

VII.5.3 Tài Bạch Tự hóa Khoa:

* Hợp với đi làm công ăn lương hoặc buôn bán nhỏ kiểu nước chảy nhỏ thì dòng được kéo dài.

* Đề phòng kế hoạch quản lý tài chính thiếu chu toàn, tuy là quay vòng dễ dàng nhưng cũng tăng thêm không ít phiền toán (các khoản tiểu ngạch điều tiết dễ dàng).

VII.5.4 Tài Bạch Tự hóa Kị:

* Kém duyên với tiền bạc. Trong túi thường xuyên chẳng có được nhiều tiền, cứ có nhiều 1 chút là lại xảy ra chuyện để phải chi tiêu đi.

* Tượng này thì tốt nhất là đừng có buôn bán kinh doanh, bằng không thì việc làm ăn kém, lợi nhuận thấp, dù cho là kiếm được nhiều thì cũng phải tiêu tốn cho việc đối ngoại gần hết luôn.

* Thích hợp đi làm công nhận lương cố định, hoặc theo những nghề dịch vụ cố vấn, môi giới, kỹ thuật.

* Gặp Tha cung phi Lộc nhập vào (cung loại tinh diệu “Lộc Kị biến thành song Lộc”), được thuận lợi lại ra vẻ khoe tài, rất dễ gây thù chuốc oán.

(Tác giả chú: Cung Tài Bạch “tự Hóa” đại biểu cho việc quản lý tiền tài có vấn đề hoặc không dễ để nắm giữ về nguồn tiền tài cũng như các tình trạng tài chính).

VII.6 Quan Lộc cung tự Hóa

VII.6.1 Quan Lộc Tự hóa Lộc:

* Không nên làm nghành nghề sản xuất mà có tính chất chậm thu hồi vốn, cũng không hợp làm với vốn lớn, tốn thời gian, kiểu đầu tư mà dòng mà dòng tiền chỉ có 1 hướng (thí dụ như nhận thầu công trình).

* Nên làm những sản phẩm tiêu thụ phù hợp với xu thế trào lưu, có tính chất đa nguyên (nhiều góc độ, thực thể) hoặc là những việc thu hồi ngắn hạn.

* Hợp nhất với những sản phẩm sáng tạo thời thượng, model, có nhiều phương hướng, cơ động hóa, tốc chiến tốc thắng.

* Gặp Tha cung phi Kị nhập vào (cùng loại tinh diệu “Lộc Kị biến thành Song Kị), đề phòng đem tiền đưa cho người ta bị người ta lợi dụng.

VII.6.2 Quan Lộc Tự hóa Quyền:

* Nhìn có vẻ như tích cực, nhưng đề phòng kiểu đầu voi đuôi chuột hoặc không nắm được điểm mấu chốt.

* Làm ông chủ không được lâu dài vững chắc, hợp nhất làm chức vị ổn định kiểu nhân viên công chức.

* Làm kinh doanh thì sẽ tốt đẹp khi áp dụng những cách làm như “đi đầu trào lưu”, “theo đuổi mốt thời thượng”, “sản phẩm sáng tạo”, “vừa đánh vừa rút”. Thủ pháp buôn bán cũng ứng với tính chất cơ động, đa nguyên hóa thì tốt.

* Thích hợp với những công việc kỹ thuật chuyên sâu, chuyên môn hóa. Không thích hợp sự nghiệp sản xuất có đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm.

VII.6.3 Quan Lộc Tự hóa Khoa:

* Có thể tăng cường chuyên sâu ở tuyên truyền văn hóa và đóng gói tinh xảo.

* Hợp với đi làm lĩnh lương.

VII.6.4 Quan Lộc Tự hóa Kị:

* Đi làm lĩnh lương là khá ổn thỏa.

* Làm kinh doanh hợp với những cách làm không đọng vốn, không tồn trữ hàng hóa, tốc chiến tốc thắng.

* Thích hợp với các nghề dịch vụ như kỹ thuật, cố vấn, môi giới. Hoặc làm các hàng hóa nhu yếu phẩm như đồ tiêu dùng hàng ngày, đồ tiêu hao, tạp hóa.

* Hết sức khô hợp với ngành nghề sản xuất.

* Gặp Tha cung phi Lộc nhập vào (cùng tinh diệu “Lộc Kị biến thành Song Lộc”), được thuận lợi lại ra vẻ khoe tài, rất dễ gây thù chuốc oán.

(Tác giả chú: phàm là ở Tam phương của Mệnh Tài Quan gặp Lộc đa phần đều thiên về phía thuế vụ tiêu thụ kiếm lời. Gặp Quyền thì khá thích hợp với lãnh đạo khai phá chuyên nghiệp).

(Tác giả chú: Phàm là cùng 1 loại tinh diệu “Tự hóa Lộc” gặp Tha cung phi Kị nhập vào, hoặc “Tự hóa Kị” gặp Tha cung phi Lộc nhập vào, đều thuộc về sự không hợp với các trạng thái tính cách thông thường của người ta, Lộc Kị biến thành “Song Lộc” hoặc “Song Kị”. Trong cái được và cái mất rất dễ sinh ra các sự việc tranh chấp, kết oán đánh lộn).

VII.7 Tóm lại

Tứ Hóa tương hỗ ở Tam phương Mệnh, bất luận là phi xuất ở cung nào và phi nhập tới cung nào, đều vẫn thuộc về sự tình của một nhà ở trong Tam phương. Cho nên Hóa tượng tương hỗ ở Tam phương, có thể thống nhất những ý tứ của chúng:

VII.7.1 Nhiều Lộc: là “có phước”, cá tính cũng lạc quan tùy duyên mà đa phần đều được như ý. Dẫu không phải là dùng toàn lực để ứng phó, mưu cầu sốt sắng, nhưng vẫn dễ dàng “nước chảy thành sông”, “nguồn tài thuận lợi”. Nhưng cũng đề phòng “chưa đủ tích cực”, “dễ thấy thỏa mãn”. Sáng lập sự nghiệp dù tốt, vẫn cần tăng cường để ý chuyên nghiệp và tích cực. Nhiều Lộc thì dễ được lương cao chức trọng, thu nhập lớn, không phù hợp với tiền lương cố định.

VII.7.2 Nhiều Quyền: vốn có chủ kiến, tinh thần hăng hái, ứng biến phát triển, tích cực năng động, cũng dễ thành ra kiểu giỏi quá thì việc gì cũng đến tay. Dễ được lương cao chức trọng. Làm nhiều hưởng nhiều, đồng thời song hành. Vốn những việc chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên sâu thì lại càng có không gian để phát huy. Dễ dàng thăng tiến và sáng lập sự nghiệp. Cách cục tốt, buôn bán thường càng làm càng lớn, tiền tài càng chảy càng nhiều. Cách cục xấu thì thường nặng sự ngang tàng, đề phòng chúng bạn xa lánh.

VII.7.3 Nhiều Khoa: Có thừa sự bình ổn, lại thiếu sự quyết đoán. Hợp với những việc thiết kế, tuyên truyền văn hóa và đóng gói tinh xảo. Bình ổn thì chính là được phúc. Chớ có tham lớn, chớ có hòng lợi nhuận nhiều. Còn đề phòng làm việc chậm chạp, do dự, thiếu sự quyết đoán. Thích hợp an ổn đi làm công ăn lượng hoặc buôn bán nhỏ kiếm tiền dạng dòng nước chảy nhỏ thì chảy được dài.

VII.7.4 Nhiều Kị: Nghiệp lực khá nặng, nhiều vất vả, nhiều công sức trả giá (chưa chắc thu nhập đã nhiều), hoặc lợi nhuận khá nhỏ, tiền kiếm được là dạng mồ hôi nước mắt. Hợp nhất những việc buôn bán thu tiền mặt vì những cái trước mắt, hoặc vừa làm ông chủ vừa làm cu li. Hợp với đi làm công ăn lương. Không thích hợp công việc sản xuất có vốn lớn và thu hồi vốn chậm. Thích hợp với những buôn bán vật tư tiêu hao, nghề dịch vụ, nghề môi giới trung gian, giới kỹ thuật, không tồn đọng vốn hoặc tích trữ hàng hóa. Không được mơ tưởng xa vời kiểu chẳng làm mà cũng có cái ăn (vì Kị xung vào Tam phương của Phúc Đức). Cách cục tốt thì cuộc sống mỏi mệt cũng đánh đổi. Cách cục xấu thì đề phòng làm nhiều mà chẳng được bao nhiêu, đụng 1 chút lại phạm lỗi lầm.

(Nhập môn tử vi đẩu số phi tinh – Lương Nhược Du) -Sưu Tầm

Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh

0

Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh

Ba trụ cột của Tứ hóa phi tinh đó là: Cung chức, tinh diệu và hóa tượng. Gọi tắt là Cung Tinh và Tượng. Cung có nghĩa là cung Tí sửu dần mão thìn Tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi cố định trên lá số. Chức là chức năng của cung đó. Cung đó có chức năng phụ mẫu phu thê hay tử tức v.v… Giống như người đàn ông có thể vừa là cha đối với con mình, vừa là con đối với cha mình, vừa là chồng đối với vợ mình. Tinh diệu là 18 sao bao gồm 14 chính tinh và 4 sao Tả Phụ Hữu Bật Văn Xương Văn Khúc. Hóa Tượng có nghĩa là Lộc Quyền Khoa Kị. Tất cả các phái đều dựa trên ba trụ cột này để diễn hóa suy luận. Thiếu một trụ cột đều không thể luận chính xác. Cho dù bạn học Phi tinh từ thầy nào và theo đại phái nào thì cũng phải nắm vững Cung Tinh và Tượng. Nói như vậy để bạn hình dung ra trọng tâm học tập Tử vi đẩu số Phi tinh là gì. Nói như vậy cũng để bạn hiểu rằng trụ cột chỉ có ba trụ cột mà thôi, đừng quá hoảng sợ khi mới học và đừng hoang mang lo lắng không cần thiết cho các thông tin khác trong khi ba trụ cột này vẫn chưa vững.


Phi tinh Lương phái xây dựng trên hai Đường Chuyển Kị. Đường Chuyển Kị cho ta biết mối liên hệ giữa cung và cung. Nói cách khác, nó bao hàm Cung chức và Hóa tượng trong đó. Sau khi nắm vững đường Chuyển Kị bạn chỉ cần nắm vững tính lý tinh diệu là bạn hoàn toàn có thể luận đoán tự tin chính xác. Toàn bộ Độc Môn Tâm pháp của Lương phái chỉ nói về đường Chuyển Kị này thôi. Nếu bạn có đọc Tứ hóa Khâm Thiên Bí nghi. Cách xem của Khâm Thiên rất coi trọng tự hóa và tính lý tinh diệu. Một tinh diệu được phân tích cặn kẽ về âm dương về ngũ hành về hóa khí là tài (như Vũ Khúc) hóa khí là ám (như Cự Môn). Thiếu tính lý tinh diệu, Khâm Thiên Bí Nghi dù cao siêu đến đâu cũng không thể luận đoán được tử vi. Và chẳng những Khâm Thiên mà bất cứ phái nào cũng vậy.

Do mối quan hệ giữa cung chức với cung chức bằng hóa tượng (Lộc chuyển Kị và Kị chuyển Kị) là có hạn và có quy luật có thể công thức hóa được, cho nên chúng ta cần nắm vững trước. Sau khi đã xét đoán kỹ lưỡng Cung chức và Hóa tượng, chúng ta mới xét đến Tinh diệu. Tính lý của Tinh diệu đa dạng phong phú linh hoạt và không có công thức cố định. Sau khi thành thạo Chuyển Kị và Xuyến Liên thủ pháp, việc kết hợp tính lý tinh diệu để luận đoán hoàn toàn do tài năng kinh nghiệm và sự ứng biến của bạn.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Đường Kị chuyển Kị trong Lương Phái

0

Đường Kị chuyển Kị trong Lương Phái

Đường Kị chuyển Kị cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Kị. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là xấu. Số lượng Kị xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ xấu và bất ổn của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Kị chuyển Kị và nguyên tắc dừng Kị chuyển Kị. Kị chuyển Kị xảy ra khi năng lượng Kị tràn đầy. Năng lượng Kị đó của năm sinh, của mệnh cung, và của số đông (trường hợp Truy Kị).

Truy Kị là trường hợp có cung phi Hóa Kị đuổi theo và gặp nhóm cung ta đang xét. Ví dụ ta đang xét nhóm cung A B C trong đó cung A hóa Kị nhập cung B và cung B chuyển Kị nhập cung C, thì có một cung D nào đó hóa Kị nhập cung C. Khi đó là cung D Truy Kị tới cung C, và cung C có thể tiếp tục chuyển Kị sang một cung khác. Truy Kị chỉ cần đồng cung là cung C (cung vừa nhận chuyển Kị từ cung B). Nhưng Truy Lộc Truy Quyền từ cung D tới cung C cần cùng tinh diệu với tinh diệu vừa nhận chuyển Kị tại cung C thì mới có thể tiếp tục chuyển Kị.

Nguyên tắc Kị chuyển Kị như sau:

  • Hóa Kị năm sinh đương nhiên chuyển Kị
  • Hóa Kị cung mệnh đương nhiên chuyển Kị
  • Truy Kị (không cần cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kị

Hóa Kị năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kị. Ví dụ Hóa Kị năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Kị năm sinh tiếp tục chuyển Kị đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kị tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Kị (hóa Kị xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ quyền của Cực (tức cung Mệnh là lập cực của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Kị đương nhiên chuyển Kị. Truy Kị là trường hợp hai cung cùng hóa Kị vào một cung, cung đó nhận năng lượng Hóa Kị từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kị tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài.

Nguyên tắc dừng Kị chuyển Kị như sau:

  • Cung vừa được chuyển Kị lại tự hóa Kị xuất
  • Chuyển Kị tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
  • Không có cung Truy Kị

Chuyển Kị dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kị xuất là cung đó tự phi Kị vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kị tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kị sang B, cung B lại chuyển Kị về A, có chuyển nữa cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Kị là trường hợp dừng chuyển Kị khi hết năng lượng. Tại cung vừa được chuyển Kị tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kị.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Đường Lộc chuyển Kị trong Lương Phái

0

Đường Lộc chuyển Kị trong Lương Phái

Đường Lộc chuyển Kị cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Lộc. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là tốt. Số lượng Lộc xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ tốt của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Lộc chuyển Kị và nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kị. Lộc chuyển Kị xảy ra khi năng lượng Lộc tràn đầy. Năng lượng Lộc đó của năm sinh, của mệnh cung, của Tự hóa Lộc và của số đông (trường hợp Truy Lộc cùng tinh diệu).

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm

Nguyên tắc Lộc chuyển Kị như sau:

  • Hóa Lộc năm sinh đương nhiên chuyển Kị
  • Hóa Lộc cung mệnh đương nhiên chuyển Kị
  • Tự hóa Lộc đương nhiên chuyển Kị
  • Truy Lộc (nhất thiết phải cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kị

Hóa Lộc năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kị. Ví dụ Hóa Lộc năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Lộc năm sinh tiếp tục chuyển Kị đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kị tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Lộc (hóa Lộc xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ (tức cung Mệnh là lập cực (Chủ) của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Lộc đương nhiên chuyển Kị. Tự Hóa Lộc là cung đó tự phi Lộc về chính nó, Hóa Lộc này là phi.
Lộc đặc biệt và được coi như nguồn Lộc hiện hữu. Nếu niên Lộc là kho tiền quốc gia thì Tự hóa Lộc có thể coi là kho tiền địa phương. Truy Lộc là trường hợp hai cung cùng hóa Lộc vào một tinh diệu, tinh diệu đó nhận năng lượng Hóa Lộc từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kị tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài. Chuyển Kị ở đây là dòng chảy là hướng đi của Hóa Lộc.

Nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kị như sau:

  • Cung vừa được chuyển Kị lại tự hóa Kị xuất
  • Lộc chuyển Kị tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
  • Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu

Lộc chuyển Kị dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kị xuất là cung đó tự phi Kị vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kị tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kị sang B, cung B lại chuyển Kị về A, có chuyển nữa thì Lộc cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu là trường hợp dừng chuyển Kị khi hết năng lượng. Tại cung vừa được Lộc chuyển Kị tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kị. Khác với Truy Kị, Truy Lộc nhất định phải cùng tinh diệu mới có thể tiếp tục chuyển Kị.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Xuyến liên thể dụng Lương Phái

0

Xuyến liên thể dụng Lương Phái

Bất cứ cung nào cũng có khả năng phát động phi hóa, nhưng không phải lúc nào cũng có quyền phát động phi hóa. Giống như cá nhân chúng ta trong biển người đều có thể phát ngôn, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nắm được micro phát ngôn cho cả biển người nghe. Quyền phát ngôn đó thuộc về Thái Tuế, quyền phát ngôn đó thuộc về Mệnh cung, và quyền phát ngôn đó thuộc về những cung được lựa chọn làm Thể Dụng. Đại vận và lưu niên thái tuế nắm thời lệnh, cho nên cũng có quyền phát ngôn, và khi người nắm lệnh phát ngôn, không ai có thể ngó lơ. Bất cứ cung nào cũng có thể được lựa chọn làm Thể Dụng, giống như phép chọn dụng thần của bốc dịch, cho nên bạn cần hiểu Thể Dụng là linh hoạt. Những công thức Thể Dụng giới thiệu trong sách này là cơ bản, và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bộ Thể Dụng của riêng mình nếu thấy đúng và hợp lý.

Đầu tiên cần nắm vững cung Thể và cung Dụng là gì. Cung Thể là một cung hoặc nhiều cung trực tiếp cho biết vấn đề ta cần xét, ví dụ xét gia đạo thì cung Điền là cung Thể. Cung Dụng là những cung có liên quan trực tiếp tới vấn đề ta xét. Ví dụ cung mệnh cung phúc cung di là ba cung liên quan trực tiếp tới vấn đề gia đạo ta xét. Cho nên những cung có tính chất giống nhau được dùng là nhóm cung có cùng chức năng, chức năng Thể hoặc Dụng. Việc phân thể dụng cũng như phân ra âm dương, như phân ra tay trái và tay phải, hai tay vỗ vào nhau mới thành tiếng. Khi thể va chạm tương tác với dụng thì mới xảy ra sự kiện. Cảnh sát gặp tội phạm mới xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm nghiêm trọng. Cảnh sát gặp cảnh sát là cùng phe, không xảy ra sự kiện bắt bớ giam cầm. Sau này khi xem vận, bạn phải đặc biệt lưu ý điều này. Như xem tính cách, cần xuyến liên ba cung là mệnh phúc và tật. Ba cung này là một phe, cho dù coi đó là Thể hay Dụng. Bởi vì ba cung này có mối quan hệ nhất lục cộng tông. Mệnh là 1 thì tật là 6, tật là 1 thì phúc là 6. Cho nên ba cung này cùng tông, có thể xếp chung với nhau. Khi đó Tật và Phúc làm rõ nghĩa cho mệnh. Và xuyến liên ba cung để đoán định đương nhiên đầy đủ và chính xác hơn chỉ xem một cung bất kỳ trong ba cung đó. Giống như ta có ba góc nhìn về một vật thể, ta có ba thông tin về một sự kiện, đương nhiên sự xét đoán sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

Ta hiểu ở đây có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Thể, coi nó là nhóm cung Thể. Hoặc có thể tìm mối liên hệ giữa các cung Dụng, coi nó là nhóm cung Dụng. Nhưng các nhóm đó chưa tạo ra sự kiện. Sự kiện được xảy ra khi có sự va chạm tương tác giữa cung Thể và cung Dụng. Xuyến liên Thể Dụng là đi tìm mối liên hệ giữa cung Thể và cung Dụng bằng hai đường Lộc chuyển Kị và Kị chuyển Kị. Nếu có nhiều cung Thể, hoặc nhiều cung Dụng, ta vẫn cứ xét tương tác đôi một giữa hai cung Thể Dụng. Sau đó kết nối tất cả các tương tác đôi một nói trên thành bức tranh chung để đánh giá.

Số lượng Lộc hay Kị trong xuyến liên thể dụng cho ta biết cường độ tốt xấu của các liên kết đó.

Xuyến liên thể dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dụng quy về Thể
  • Dụng bất ly Thể
  • Dụng xung phá Thể

Nói tóm lại làm sao cho Dụng gặp được Thể. Trong nam phái ta có cung Tí xung cung ngọ, khi đó cung Tí gặp cung ngọ bằng mối quan hệ tương xung. Tương tự như vậy cung Tí gặp cung sửu bằng mối quan hệ nhị hợp. Cung Tí gặp cung thìn bằng mối quan hệ tam hợp. Nhưng trong tứ hóa phi tinh, các cung có thể gặp nhau bằng Lộc hoặc Kị. Ví dụ một cung A hóa Kị nhập cung B là cung A gặp cung B bằng mối quan hệ Kị. Cung A hóa Kị nhập cung B sau đó chuyển Kị sang cung C là cung A gặp cung C bằng mối quan hệ Kị. Cung A hóa Kị nhập cung B, cung C cũng hóa Kị nhập cung B, khi đó cung A gặp cung C tại cung B bằng mối quan hệ Kị. Cứ như vậy cung Dụng có các cách gặp cung Thể nhìn qua công cụ Kị sẽ có những trường hợp như sau (xem ví dụ cụ thể trên hình vẽ tương ứng):

  • Đồng cung tương bách (bách trong từ bức bách nghĩa là chèn ép nhau)
  • Lưỡng đầu kiến Kị (hai cung xung nhau đều có Kị)
  • Kị xung phá Thể (Kị của cung dụng tới đối cung với cung Thể)

Sau khi xuyến liên được cung Dụng và cung Thể bằng Kị hoặc Lộc, cần đếm số lượng Kị hoặc Lộc trong xuyến liên này. Có bao nhiêu Kị, có bao nhiêu Lộc đi xuyên qua các cung này. Số lượng Kị hay Lộc thể hiện cường độ xấu tốt của xuyến liên.
Cách đếm số lượng Kị trong xuyến liên (cách đếm số lượng Lộc là tương tự):

  • Số lượng Kị trong một trục được tính bằng cộng gộp hai đầu, ví dụ đầu Tí có 3 Kị, đầu ngọ có 2 Kị thì coi như trục Tí ngọ có 5 Kị, và coi như đầu Tí có 5 Kị và đầu Kị cũng có 5 Kị. Ta hiểu là Kị ở bất cứ đầu nào trong trục cũng có thể ảnh hưởng trong toàn trục.
  • Không tính Tự hóa Kị xuất vào số lượng Kị trong xuyến liên, nhưng khi luận thì lưu ý luận tượng Kị xuất. Tượng Kị xuất là gì thì xem cụ thể trong phần Kị xuất.
  • Lưu xuất Kị trong các trục được cộng vào số lượng Kị trong xuyến liên. Ví dụ cung Tí tọa 3 Kị và cung ngọ tọa 2 Kị. Trong khi đó cung Tí lưu xuất Kị tới cung ngọ, như cung giáp Tí mà cung ngọ có sao Thái Dương thì Tí lưu xuất Kị sang ngọ. Khi đó trục Tí ngọ có tổng cộng 2 + 3 + 1 = 6 Kị.
  • Không tính số Kị bị trùng lặp Hóa Kị và chuyển Kị. Ví dụ cung Điền hóa Kị nhập cung Phúc, cung Phúc hóa Kị nhập cung Di. Khi xem gia đạo hưng suy, cung Điền cung Phúc đều là những cung có quyền phát động Hóa Kị. Thế nhưng ở đây có sự trùng lặp Hóa Kị từ Phúc sang Di và Chuyển Kị từ Phúc sang Di, cho nên cả chuỗi Điền-Phúc-Di chỉ tính có 1 Kị chứ không phải 2 Kị.

Theo như cách tính số lượng Kị trong xuyến liên trên đây, thì nếu trong quá trình xuyến liên, càng có nhiều lưu xuất Kị thì số lượng Kị càng nhiều, có nghĩa là xấu. Lưu xuất Kị trong các trục hàm ý mâu thuẫn nội tại, tự mâu thuẫn bên trong vấn đề làm cho vấn đề càng xấu đi.

(Phi tinh Lương Phái – Alex Alpha)

Luận giải Hóa Lộc [năm sinh] nhập 12 cung theo Phi Tinh Lương Phái

0

Luận giải Hóa Lộc [năm sinh] nhập 12 cung theo Phi Tinh Lương Phái

a.  Mệnh cung tọa sinh niên Lộc:

Mệnh cung chủ suy xét, tinh thần, tâm tình phản ứng, cũng là giao hữu Tật ách.

Sinh niên Lộc là có phúc bẩm sinh.

Lộc suy lý Tượng nghĩa: Sinh sôi, hữu duyên, vui sướng.

Mệnh cung tọa sinh niên Lộc, có suy xét linh hoạt, tinh thần thường tốt, người này lạc quan, thông tình đạt lý, suy nghĩ thông suốt. Giao tế quan hệ đương nhiên tốt (giao hữu Tật ách tọa Lộc).

b. Huynh đệ cung tọa sinh niên Lộc:

Huynh đệ cung chủ duyên huynh đệ, thành tựu sự nghiệp (sự nghiệp Tật ách luận sự nghiệp quy mô, Tài Bạch điền trạch luận tiền gửi ngân hàng), thể chất (là Tật ách của sự nghiệp luận sự may rủi cho thân thể)

Huynh đệ tọa sinh niên Lộc, biểu thị ta cùng với tình huynh đệ có duyên, huynh đệ thường cảm thông cho ta. Thành tự sự nghiệp của ta có tín hiệu tốt, nếu nỗ lực phấn đấu dễ thành công, cho dù sự nghiệp đổ vỡ cũng dễ gây dựng lại, ta có thiên khiếu phát triển sự nghiệp, thể chất tốt.

c. Phu thê cung tọa sinh niên Lộc

Phu thê cung chủ phối ngẫu đích tình duyên, tình duyên với người khác phái, có phúc tài (là phúc đức của Tài Bạch), gia đạo nhất lục cộng tông (là điền trạch của Tật ách).

Phu thê cung tọa sinh niên Lộc, ta cùng với người phối ngẫu tình duyên nồng hậu, người phối ngẫu thông cảm và thấu hiểu cho ta. Ta có phúc duyên với người khác phái. Nếu phu thê cung cùng với tài cung xuyến liên đa Lộc quyền, lại có thiên tài tinh (Phá Quân, Tham Lang, Liêm Trinh) giao nhau, dễ được người khác phái trợ giúp mà phát tài. Xuyến liên với điền trạch đa Lộc quyền thì gia đạo hưng thịnh.

d. Tử nữ cung tọa sinh niên Lộc:

Tử nữ cung chủ tử nữ tình duyên (vãn bối, thuộc hạ, cấp dưới), duyên hợp tác trong công việc làm ăn, khỏe mạnh (nói về năng lực tình dục).

Tử nữ cung tọa sinh niên Lộc, ta cùng với con cái có duyên lành, phẩm chất của con cái cũng tốt. Năng lực tình dục của ta tốt, nếu xuyến liên đi qua các sao đào hoa như Liêm Tham cần đề phòng phóng túng quá độ mà sinh bệnh.

e. Tài Bạch cung tọa sinh niên Lộc:

Tài Bạch cung chủ tiền mặt, cho biết cách thức kiếm tiền, trạng thái kiếm tiền dễ hay khó.

Tài Bạch tọa sinh niên Lộc, có duyên kiếm tiền mặt duyên hảo, suốt đời không thiếu tiền chi tiêu, kiếm tiền dễ dàng, thu nhập tốt. Luận về cách thức kiếm tiền cần xem thêm các thông tin phối hợp, không thể chỉ dựa vào phi hóa đã võ đoán, nhưng dù sao tài bạch có sinh niên Lộc cũng là một dấu hiệu rất thuận lợi. Nhưng tài bạch không cho biết tài sản tích lũy mà chỉ cho biết thu nhập. Thu nhập cao chưa chắc đã tích lũy được nhiều. Tài sản tích lũy phải xem cung điền.

f. Tật ách cung tọa sinh niên Lộc:

Tật ách cung chủ thân thể (hình thể, khỏe mạnh, tật bệnh), gia đạo nhất lục cộng tông (điền trạch sự nghiệp), nơi công tác (sự nghiệp điền trạch), ở chung (tiếp xúc trên thân thể).

Tật ách tọa sinh niên Lộc, thân thể hữu phúc, thân thể khỏe mạnh có da có thịt chứ không gầy còm xanh xao. Gia vận tốt (cung tật là khí số vị của cung điền). Nơi công tác rộng rãi thoải mái. Tâm tính tốt, tật là cung giao hữu của phúc thể hiện sự giao tiếp bằng cảm xúc, sự thông cảm và lòng trắc ẩn đối với người khác.

g. Thiên di tọa sinh niên Lộc:

Thiên di cung chủ xã hội gặp gỡ, năng lực xử thế ứng đối, sự di chuyển đi lại.

Thiên di cung tọa sinh niên Lộc, giao tiếp xã hội tốt, ra ngoài thường gặp quý nhân. Xử thế không câu nệ cố chấp, thích hợp quan hệ xã hội, có vẻ bề ngoài thân thiện lịch sự. Nếu thiên di xuyến liên với Tật và Điền hợp trình nhiều Lộc Quyền là người thường xuyên di chuyển đi lại, đi xa và đi lâu. Nếu Thiên Di với Tử nữ và Phụ mẫu xuyến liên thì lại là đi lại nhanh chóng rồi quay về, hành trình đi lại cũng không xa. Tử nữ là thiên di của điền trạch, còn Phụ mẫu là thiên di của tật ách chủ cơ thể, cả hai cung đều có hàm ý là bên ngoài. Bản Tật hay Điền bị xuyến liên cùng di thì đương nhiên sự đi lại nghiêm trọng hơn cho nên di chuyển đi lại nhiều xa và lâu.
h. Giao hữu tọa sinh niên Lộc:

Giao hữu cung chủ duyên giao tế gặp gỡ, thi cử cạnh tranh (cung quan của phụ mẫu, phụ mẫu chủ danh hiệu bằng cấp giải thưởng), cũng chủ sự làm việc thiện tích phúc đức (là phúc đức của điền trạch là là điền trạch của phúc đức tức nơi tích phúc, kho tàng của phúc đức).

Giao hữu tọa sinh niên Lộc, nhân duyên hảo, thường có bạn tốt, cạnh tranh thi đấu dễ thắng cuộc hơn người có cung Giao hữu xấu. Mặt khác cũng là người chịu khó hành thiện tích phúc. Tất cả các lãnh tụ cách mạng quần chúng đều có cung Giao hữu tốt, ví dụ như Grandhi hay Tôn Dật Tiên.

i. Sự nghiệp cung tọa sinh niên Lộc:

Sự nghiệp cung chủ trạng thái làm việc, phương thức kiếm tiền, vận khí.

Sự nghiệp tọa sinh niên Lộc, trạng thái làm việc rất thuận lợi trôi chảy. Xem cụ thể cách thức kiếm tiền cần lưu ý tham khảo các thông tin khác trên lá số mới có thể dự đoán chính xác. Nhưng dù sao có niên Lộc ở cung sự nghiệp tất nhiên công việc thuận lợi. Nhưng có thành tựu hay không phải xem tam phương điền tật bào là các cung thành quả của đời người, đặc biệt bào là cung sự nghiệp của tật ách cho biết trực tiếp thành tựu sự nghiệp.

j. Điền trạch cung tọa sinh niên Lộc:

Điền trạch cung chủ gia đình, tài sản, hoàn cảnh sinh hoạt.

Điền trạch tọa sinh niên Lộc, không khí gia đình đầm ấm vui vẻ hòa thuận. Kinh tế thu nhập chi tiêu của gia đình cũng tốt. Hoàn cảnh sinh hoạt cũng tốt.

k. Phúc đức cung tọa sinh niên Lộc:

Phúc đức cung (nắm chữ Linh trong thần linh) chủ tinh thần linh tính linh mẫn của đời người, chủ đam mê tinh thần, năng lực xử thế EQ, cũng cho biết mệnh chủ thích cái gì thích điều gì. Phúc đức là tổng hợp của thiên thiên phúc và hậu thiên đức. Đức là việc tốt mình làm hàng ngày, về sau đức sẽ chuyển thành phúc. Phúc khí vô hình này có thể bảo vệ bản thân mình, và truyền đời cho con cháu mình. Còn việc tốt (Đức) là chuyện hữu hình chỉ có thể kể lại chứ không thể truyền như phúc khí.

Phúc đức tọa sinh niên Lộc, tinh thần thường an lạc vui vẻ, không câu nệ chấp nhất, nhưng dễ ham hưởng lạc, dễ úi xùi và không phù hợp với những công việc đòi hỏi tỉ mỉ chính xác. Tuy nhiên phúc dày thì hay gặp may mắn vô hình, gặp sự cố thường có quý nhân giúp đỡ.

l. Phụ mẫu cung tọa sinh niên Lộc:

Phụ mẫu cung chủ phụ mẫu tình duyên (trưởng bối, thủ trưởng, người già), đọc sách bằng cấp học tập, trí thông minh IQ, chủ việc giao dịch tài chính với bạn bè với người khác (vì phụ mẫu là cung Giao hữu của Tài bạch).

Phụ mẫu tọa sinh niên Lộc, có duyên tốt với người lớn tuổi hoặc cấp trên. Thông minh ham học may mắn trong học hành thi cử. Có duyên giao dịch tiền mặt với người khác nên có thể làm nghề cho vay, làm tín dụng.

(Giáo Trình Phi Tinh Lương Phái – Alex Alpha)

- Advertisement -