30 C
Hanoi
Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeDịch lýTĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG - Phần 14

TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG – Phần 14

- Advertisement -

Thứ năm : LUẬN VỀ PHI THẦN

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Phi thần có 6 loại:
– Loại 1 : Quẻ đã có Phục Thần, hào mà Phục thần phục dưới đó gọi là Phi thần.
– Loại 2: Năm loại Lục thú gọi là Phi thần.
– Loại 3 : Năm loại ở cung khác gởi vào bản cung mà tạo thành Tài, Quan, Phụ, Huynh, Tử.
– Loại 4 , 5 và 6: Trong một quẻ hai hào trên và dưới , mà một loại nội tĩnh ngoại động thì Ngoại phi nhập Nội là loại 4, một loại ngoại tĩnh nội động thì Nội phi phập Ngoại là loại 5, còn loại trong và ngoài đều động gọi Phi khứ là loại 6.

Thứ sáu: PHỤC THẦN CHÍNH TRUYỀN

Phục thần là nói đến trong một quẻ không có Dụng thần, thì xem Dụng thần phục tại hào nào, Dụng lúc đó gọi là Phục thần. Dụng thần đã hiện rồi thì Tuần không, Nguyệt phá, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung đều từ đó mà điều động. Nếu có bệnh thì dùng thuốc, như lâm Không thì đợi trị nhật, Nguyệt phá thì cần điền hợp, Phục thì đợi xuất lộ, xung thì đợi hợp, hợp thì đợi xung. Ấy là vật cùng thì biến, vật đầy thì nghiêng.
Nếu theo thuyết xem Phá, Không là vô dụng, lấy quẻ Càn phục dưới quẻ Khôn dù có đủ cả ngũ loại (Phụ,Huynh,Tài, Quan, Tử), lại kéo quẻ Bỉ làm phục, lại từng hào đều có Phục. Há chẳng phải là bệnh mà không có thuốc sao, truyền lại như vậy thật là sai lầm. Khiến người học chẳng có cổng mà vào. Nay trình bày một lẽ nhất định để người học dễ thăng tiến.
Các quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn đứng đầu mỗi một trong 8 cung, gọi là quẻ Bát Thuần. đầy đủ các hào thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ mà tượng là Quan, Phụ, Tài, Tử, Huynh. Mỗi quẻ thuộc trong 8 cung đều căn cứ vào những quẻ này để tìm hào Phục. Như quẻ Cấu, quẻ Độn thiếu hào Tài thì tìm ở hào Dần Mộc của quẻ Càn; các quẻ Bỉ, Độn, Tấn, Quan thiếu Thuỷ thì dùng hào Tí thuỷ của quẻ Càn đến phục tại hào sơ; quẻ Quan, Bác thiếu Kim thì dùng Thân kim của quẻ Càn đến phục. Nay chỉ lấy quẻ Càn làm phép tắc, các quẻ khác cũng căn cứ vào quẻ đứng đầu cung mà tìm hào Phục vậy.

Thứ bảy: LUẬN VỀ LỤC THÚ

– Thanh Long hết sức vui vẻ mà rất nhân từ, ở Kị thần thì mưu sự chẳng lợi.
– Bạch Hổ hung, mạnh mẽ mà hiếu sát, sinh Dụng thần thì tốt.
– Chu Tước khắc Thân thì hay có khẩu thiệt, thị phi. Nếu sinh Dụng thần thì văn thư, thư từ thường đến.
– Câu Trần thuộc Thổ, lâm Không thì ruộng vườn thường kém thu hoạch, nếu mạnh mẽ mà khắc Thế thì bị công sai bắt đi.
– Đằng Xà quái dị khiến kinh sợ.
– Huyền Vũ tư tình, đạo tặc.

* Bạch Hổ là huyết thần, coi sinh sản chớ nên phát động.
* Ở cung Ngọ, Chu Tước hoá Thuỷ nào sợ tai hoả tai.
* Đằng Xà thuộc Mộc ở Quỷ lấn áp Thân, sợ rằng tự ải, mà khó tránh gông cùm.
* Huyền Vũ là Quan sinh Thế an tĩnh, dù giao thiệp tiểu nhân cũng chẳng sợ liên quan.
* Thế tĩnh có Thanh Long bị khắc bị bắt ở chốn hí trường, tửu điếm.
* Thổ Quỷ động mà có Câu Trần thì luận nên cầu đảo báo đáp Thái Tuế, nếu hỏi về bệnh thì phù thủng vàng da.
Đó là Lục thú ở Dụng thần,chớ suy tôn Lục thú, gặp cát thần nhiều thì tốt, gặp lắm hung thần thì hung.

Thứ tám: LUẬN VỀ VỊ TRÍ CỦA TỨ SINH

Hoả có Sinh ở Dần; Kim có Sinh ở Tỵ; Thuỷ Thổ có Sinh ở Thân; Mộc có Sinh ở Hợi.
Hoả có Khố[1] ở Tuất, Tuyệt ở Hợi; Kim có Khố ở Sửu, Tuyệt ở Dần.Thuỷ Thổ có Khố ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ; Mộc có Khố ở Mùi, Tuyệt ở Thân.
Đó là lệ định về Trường Sinh, Mộ, Tuyệt. Các quẻ đều dùng. Ngoài ba yếu tố đó ra, còn những yếu tố[2] khác trong quẻ đều chẳng quan trọng. Như Hoả có Mộc Dục tại Mão, là tương sinh; Quan Đới tại Thìn , Suy ở Mùi, Dưỡng ở Sửu là tiết khí. Tỵ hoả có Lâm Quan ở Tỵ là Phục ngâm; Ngọ hoả có Lâm quan ở Ngọ là Thoái thần. Tỵ hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Tấn thần; Ngọ hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Phục ngâm. Ngọ hoả có Suy ở Mùi là tương hợp; Ngọ hoả có Bệnh ở Thân. Tỵ Ngọ hoả có Tử ở Dậu là Cừu thần; Tỵ hoả có Bệnh ở Thân là tương hợp, Thai ở Tí là tương khắc. Ngọ hoả có Thai ở Tí là khắc, là xung là Phản ngâm. Xem như thế thì các yếu tố này chẳng quan trọng gì.

Thứ chín: LUẬN VỀ NGUYỆT PHÁ


Phàm Nguyệt Phá ở trong quẻ đều có liên quan đến những hào hiện trong quẻ. Như khi Nguyệt Phá động có thể sinh khắc hào khác, khi là biến hào có thể sinh khắc hào đã biến ra nó. Trước mắt tuy bị Phá, nhưng ra khỏi tháng lại không Phá, ngày hôm nay tuy bị Phá, nhưng đến trị nhật lại không Phá[3].
Nguyệt Phá rất mừng gặp được hợp, điền thực. Lần lượt ứng năm hoặc tháng; nếu ứng gần hơn thì ngày hoặc giờ. Như hào Phá mà an tĩnh lại lâm Không, suy nhược lại gặp động hào, Nguyệt kiến, Nhật thần khắc hại thì loại Nguyệt Phá này gọi là Chân Phá, cuối cũng sẽ bị Phá.

Thứ mười: LUẬN VỀ TUẦN KHÔNG

Phàm trong quẻ hào gặp Tuần Không là thần cơ biểu hiện tại đó. Nếu các loại hào gặp Tuần Không mà vượng tướng hoặc hưu tù mà phát động. được Nhật thần sinh phò, động mà được biến hào sinh phò, động biến Không, phục mà vượng tướng, cuối cùng cũng hữu dụng, chẳng qua đợi lúc xuất Tuần mà gặp Trị nhật, lại có những cách hợp Không, xung khởi, xung thực, điền bổ sẽ chú rõ ở phần chiêm nghiệm ở quyển sau. Nếu loại hào gặp Tuần không mà hưu tù an tĩnh hoặc bị Nhật thần khắc, động hào khắc, phục mà bị khắc, tĩnh mà bị Nguyệt phá thì mới là Thực Không, cuối cùng sẽ là Không.

[1] tức Mộ khố.

[2] Định suy vượng của Ngũ hành bằng vòng Trường Sinh gồm 12 yếu tố :Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tuyệt, Mộ, Thai, Dưỡng. Trong đó Sinh, Tuyệt, Mộ (Khố) là quan trong mà thôi.

[3] Như xem vào tháng Dần thì hào Thân gọi là Nguyệt Phá. Ứng việc sẽ xảy ra ở Tỵ (hợp với Thân), hoặc Dần (điền thực).

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY