26 C
Hanoi
Thứ Tư, 17 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTứ TrụThập lục, luận tạp khí như hà thủ dụng

Thập lục, luận tạp khí như hà thủ dụng

- Advertisement -

Nguyên văn:

Tứ mộ, xung khí, tại sao đều là tạp khí? Ấy là vì tàng chứa nhiều, dụng thần bất nhất, nói là tạp khí vậy. Như Thìn vốn tàng Mậu, lại là thủy khố, nên Ất dư khí, cả 3 đều có, nên chọn dùng cái nào? Rất đơn giản, chọn cái thấu ra can trở thành thanh mà dùng, tạp mà chẳng tạp vậy.

Từ chú:

Kim mộc thủy hỏa, đều vượng 1 phương, thổ ở trong ương, không lúc nào không vượng, gửi ở 4 góc, 4 tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, đều vượng 18 ngày. Tại sao đều là tạp khí? 12 chi trừ Tí Ngọ Mão Dậu khí chuyên ra, Dần Thân Tỵ Hợi và Thìn Tuất Sửu Mùi, đều tàng 3 can. Do tàng nhiều ít, vốn là tạp, riêng khí tàng Dần Thân Tỵ Hợi, chính là sanh khí và đương vượng khí, trường sanh lộc vượng, khí thế tương thông, so với tàng của Thìn Tuất Sửu Mùi, không giống. Như Thìn tàng Mậu vốn là bản khí, trong 18 ngày đầu, Ất còn dư khí, thủy là mộ khố, ý nghĩa hiệu dụng khác biệt, nên nói là tạp. Phép chọn dụng thần, như can đầu thấu ra, chi Thìn hội thành cục, tất nhờ thấu ở can, hội thành cục là dụng, vì hễ thấu tất dụng thanh, hội tất lực mạnh vậy. Không thấu chẳng hội, tất lấy thổ luận, vì vật tàng gửi mà không nắm lệnh, lực lượng nhược, không thể dùng vậy Lại như Thìn Sửu là thấp thổ, Tuất Mùi là táo thổ, cách dùng khác biệt, cũng không thể bỏ qua.

Nguyên văn: Thấu can là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu tất dụng Thiên tài, thấu Quý tất dụng Chánh ấn, thấu Ất tất dụng tháng Kiếp là thế. Hội là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, gặp Thân Tí hội cục, tất dụng thủy Ấn vậy. Chỉ thấu 1 tất dụng 1, kiêm thấu tất kiêm dụng, thấu mà lại hội, tất thấu và hội đều dụng. Như hợp mà có tình là tốt, hợp mà vô tình tất xấu.
Từ chú: Thấu can là lấy trong các chi tàng, thấu ở can vậy. Bát tự phàm tàng trong chi, tất nên thấu ra can; muốn dụng thiên can, tất nên thông căn. ” Tích thiên tủy ” viết: ” toàn là thiên khí, không có gì để tải địa đức; địa toàn tam vật, bất khả sử thiên đạo mạc chi dong.”Tam vật tức là 3 thần tàng trong chi vậy. Thấu ở can, tức là có thể dung thiên đạo; thiên can thông căn, tức là có thể tải địa đức vậy.
Thí dụ như Thìn thổ thấu Mậu, là khí đương vượng chi, không cần phải nói hĩ, Ất Quý tuy lực lượng chẳng đủ, nhưng thấu ra can đầu, tác dụng hiển hiện. Hội chi là ví như chi Thìn hội hợp vậy. Hội Tí Thân tất hóa thủy, hợp Dậu tất hóa kim. Hội hợp thành cục, khí thế cường thịnh, bất luận là hỉ hay kị, đã thấu can hội chi, tất không thể bỏ qua. Hỉ tất là có tình nên cát, kị tất là vô tình nên hung.

Nguyên văn: Có tình là sao? Thuận mà tương thành vậy. Như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Quý là Ấn, như lại hội Tí hội Thân để thành cục, cách Ấn thụ, thanh mà chẳng tạp, nhờ thấu can và hội chi, hợp nên có tình vậy. Lại như Bính sanh tháng Thìn, thấu Quý là Quan, như lại gặp Kỷ là Ấn, Quan Ấn tương sanh, mà Ấn lại có thể khử ám thổ trong Thìn để thanh Quan, nhờ cả 2 can đều thấu, hợp nên có tình vậy. Lại như Giáp sanh tháng Sửu, thấu Tân là Quan, hoặc hội Tỵ Dậu thành kim cục, như lại thấu Kỷ Tài sanh Quan, Tài Quan cả 2 can đều thấu, gặp hội hợp nên có tình vậy.

Từ chú: Thế nên chuyên luận can chi thấu là có tình hay vô tình, không nói toàn cục là hỉ hay kị vậy. Như Giáp sanh tháng Thìn, nguyệt lệnh Thiên tài thấu Quý, như lại hội Tí hội Thân, tất Tài hóa ra Ấn, Ấn thụ cách thành hĩ. Thân cường Ấn vượng, hoặc lấy Thực thương để tiết tú, hoặc lấy Tài tinh để tổn Ấn (Trên can giờ riêng có Tài tinh, Thìn thổ hội hợp hóa thủy cục, không thể lấy để tổn Ấn). Thực thương với Tài, là tương thần ở trên, lại trở thành cách cục, không nhờ can thấu chi hội, làm sao dùng được như vậy. Bính sanh tháng Thìn, Quý Ất đều thấu, Quan Ấn tương sanh là có tình. Thân cường lấy Quan là dụng, riêng lấy Tài sanh Quan; thân nhược lấy Ấn là dụng, tức lấy Ấn hóa Quan, Giáp sanh tháng Sửu cũng thế. Tuy kiêm dụng, tất nên chú trọng, xem hỉ kị toàn cục, mới định được cốt yếu của nhật nguyên.

Nguyên văn: Vô tình là sao? Là trái ngược lại. Như Nhâm sanh tháng Mùi, thấu Kỷ là Quan, như địa chi hội Hợi Mão trở thành Thương quan cục, thế là Quan thấu và chi hội, hợp mà vô tình vậy. Lại như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Tài, lại thấu Nhâm hoặc Quý là Ấn, thấu Quý tất Mậu Quý tác hợp, Tài Ấn đều mất, thấu Nhâm tất Tài Ấn đều bị thương, lại tham Tài hại Ấn, thế là 2 can đều thấu, hợp mà vô tình vậy.
Lại như Giáp sanh tháng Tuất, thấu Tân là Quan, như lại thấu Đinh Thương quan, chi tháng lại hội Dần hội Ngọ trở thành Thương quan cục, thế là 2 can đều thấu, với chi hội hợp vô tình vậy.

Từ chú: Hợp mà vô tình, tức là đới kị, trong cục như không có cứu ứng, tất là bại cách. Như Nhâm sanh tháng Mùi, can thấu Quan mà chi hội Thương, trụ có trọng Ấn, chế Thương để hộ Quan, hoặc thân vượng có Tài, hóa Thương để sanh Quan, đều gọi là cứu ứng vậy. Giáp sanh tháng Thìn, Nhâm Mậu Tài Ấn đều thấu, như Tài Ấn chia ra ở năm giờ, cách bởi Quan, Quan hóa Tài sanh Ấn, cách bởi Kiếp, chế Tài hộ Ấn, hoặc cách bởi Đinh hỏa Thương quan, hợp mất Ấn để tựu Tài, đều gọi là cứu ứng vậy. Giáp sanh tháng Tuất cũng thế. Như không có cứu ứng, là bại cách, cục bần tiện vậy.

Nguyên văn: Lại có có tình mà rốt cuộc thành vô tình giả, là sao? Như Giáp sanh tháng Thìn, gặp Nhâm là Ấn, như lại gặp Bính, Ấn thụ vốn là hỉ, tiết thân là tú, tự thành cách hĩ, nhưng hỏa sanh thổ, lại tự giúp Mậu trong Thìn, Ấn cách chẳng thanh, như can Nhâm thấu mà chi lại hội Thân hội Tí, tất Bính thấu cũng không ngại. Lại như Giáp sanh tháng Thìn, thấu Nhâm là Ấn, tuy không lộ Bính nhưng chi gặp ngôi Tuất, Tuất với Thìn xung, tháng xung nên thổ động, can đầu Nhâm khó thông nguyệt lệnh, Ấn cách chẳng thành, thế là đều có tình mà rốt cuộc vô tình, phú mà chẳng quý vậy.

Từ chú: Có tình mà rốt cuộc vô tình, nên xem địa vị phối trí như thế nào. Như Giáp sanh tháng Thìn, mà năm Bính tháng Nhâm Thìn, tất Bính hỏa bị Nhâm thủy chế, không thể tiết Giáp mộc cho đẹp. Như là ngày Giáp giờ Bính Dần, Bính cùng với Thìn thổ cách nhau, tất Bính hỏa tiết tú mà không thể sanh Thìn thổ vậy. Hội Thân hội Tí, tất Ấn cách thanh, nhưng không thể dùng Bính tiết tú, nhưng nên xem kỹ ngôi vị, 1 ví dụ không kể hết vậy. Nhâm tự thấu Thìn, thủy phò lộ, không thể là dụng, thế là Ấn cách thành mà chẳng thành, phú mà chẳng quý vậy. Thế là trọc mà chẳng thanh, nếu không dùng Ấn tức khả lấy phú cách là vậy.

Nguyên văn: Lại có khi vô tình mà kết cục trở thành có tình, là sao? Như Quý sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Quan, lại hội Thân hội Tí trở thành thủy cục, can thấu với chi hội khắc nhau hĩ. Nhưng Kiếp bị khắc, ví như tháng Kiếp dùng Quan, hà thương chi có? Lại như Bính sanh tháng Thìn, thấu Mậu là Thực, như lại thấu Nhâm là Sát, thế là 2 can đều thấu, mà tương khắc vậy. Nhưng khắc Thiên quan, ví như Thực thần đới Sát, Sát gặp Thực chế, cả 2 đều là cách tốt, cục như thế càng quý. Thế là đều vô tình mà kết cục trở thành có tình vậy.

Từ chú: Vô tình mà kết cục trở thành có tình, chính nhờ tương khắc mà thành vậy. Nguyên văn rất rõ, chuyên dùng Quan thì Quan nên vượng; như dùng Tài sanh Quan, nên thấu ra can đầu, không nên bị Tỷ kiếp đoạt; hoặc nên có Thực để hóa kiếp, cùng 1 kiểu với tháng kiếp dụng Quan. Bính sanh tháng Thìn, Mậu Nhâm đều thấu, tất Mậu cường mà Nhâm nhược, Mậu là khí đang vượng, Nhâm Sát nên có Tài sanh Ấn hóa, mới có thể dùng, so với Thực thần đới Sát, Sát gặp Thực chế cùng loại.

Như Từ Nhạc Ngô:

Tỉ Sát Nhật chủ Tỉ
Bính Nhâm Bính Bính
Tuất Thìn Thân Thân

Nhâm thủy trong Thìn thấu ra, lấy Ất mộc trong Thìn hóa Sát là dụng vậy (Sanh sau Thanh minh 1 ngày ất mộc nắm lệnh, nên khả dụng). Đại loại như thế, không thể kể hết, ví dụ là như thế, coi lấy để mà ngộ.

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY