19 C
Hanoi
Thứ Sáu, 21 Tháng Hai, 2025
spot_img
Home Blog Page 67

Tử Vi Đông A (Phần 2) – Tuvivietnam

0

Bộ Đông A Di Sự chia ra làm 4 phần. Phần thứ nhất chép tiểu sử các vị hoàng đế, hoàng hậu, vương, hầu, phi, tần trong hoàng tộc đời Trần. Phần thứ hai chép thi văn nghệ thuật. Phần thứ ba chép về ngôi mộ Thái Đường, phát tích của nhà Trần. Phần thứ tư chép về Tử Vi (tất nhiên là chỉ chép các việc có liên quan, xẩy ra trong cung nhà Trần mà thôi). Đây là một bộ sử được coi là đúng nhất nói về các chuyện trong hoàng cung nhà Trần, vì do các người trong hoàng cung chép về các chuyện trong hoàng cung.

Người khởi công chép là Huệ Túc Phu Nhân, là vợ vua Trần Thái Tông. Tiếp nối theo là quan tể tướng Đoàn Nhữ Hài và Trần Nguyên Đán. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài Huệ Túc Phu Nhân Liệt Truyện trong phần thứ nhất, để độc giả thấy rõ lối văn kỳ diệu cùng những bí ẩn trong hoàng cung nhà Trần, đặc biệt là những giai thoại kỳ thú về Tử Vi.
I . Một lá số kỳ lạ

Huệ Túc Phu nhân là con út của Tống triều di thần Hoàng Bính, húy là Thủy Thiên. Khi Hoàng Bính tiên sinh còn làm quan tại triều Tống, thì phu nhân của tiên sinh đã sinh năm người con trai mà chưa có người con gái nào. Phu nhân thường than thở ước ao có được một người con gái. Tiên sinh có nói rằng:
– Ta nhất sinh khảo về Tử Vi thấy cung Tử tức có Lương Nhật tại Mão cung ngộ Khoa, được Thái Âm ở thiên môn chiếu sang, Lương Nhật thuộc Nam đẩu tinh tại nội mạnh hơn Nguyệt ở bên ngoài chiếu, thành ra sinh năm con trai liền. Nhưng Mão là âm cung, thêm Nguyệt chiếu thì thế nào cũng sẽ có một nữ tử quý lắm. Hạn của ta cũng như phu nhân, năm tới đều có số sinh con gái. Như thế thì phu nhân khỏi mong ước lâu.
Một đêm, tiên sinh ngồi đọc sách tại thư phòng, bỗng thấy một người con gái tú lệ khác phàm xộc đi vào trước sân nhà, tiên sinh bèn hỏi:

– Nàng kia là ai mà dám xông vào thư các của ta?

Nữ nhân quỳ xuống ôm mặt khóc:

– Thưa đại quan, tôi bị thác oan. Tôi tên là Thủy, vốn là con của một nho sinh, khi đi qua khúc sông ngoài Tây thành bị tên phú hào tên Ngô Phượng cưỡng bức. Tôi cắn lưỡi tự vẫn để khỏi ô danh thất tiết. Nó bỏ xác tôi xuống đáy sông, cạnh cây phong ba chạc, xin đại quan soi xét.

Tiên sinh phán:

– Nàng đi cùng ta đến gặp quan địa phương.

Nữ tử chạy lại ôm lấy chân của tiên sinh. Tiên sinh giật mình tỉnh giấc mộng, coi lại là giờ Sửu. Tiên sinh bèn gọi kẻ tùy tùng gióng ngựa ra Tây thành. Đi đến khúc sông có cây phong ba chạc, sai tùy tùng xuống mò, quả nhiên thấy xác chết còn tươi của người con gái tên Thủy trong mộng. Tiên sinh bèn truyền gọi quan địa phương đến giao cho điều tra. Tên Ngô Phượng bị bắt, khảo, xưng hết, bị án trảm. Tiên sinh sai liệm xác Thủy, chôn cất tử tế bên sông. Trên mộ có đặt tấm bia, thủ bút bốn chữ TRINH LIỆT THUẦN CHÍNH.

Đêm đó khi về đến nhà tiên sinh mộng thấy Thủy đến quỳ lạy:

– Tiểu nữ muôn tạ đại quan, nguyện xin đầu thai để báo đáp công ơn.

Sau đó thì phu nhân của tiên sinh thọ thai. Năm Tân Sửu, tháng ba, giờ Dần, ngày 24 phu nhân sinh được một bé gái, tú lệ khác phàm. Đặt tên là Thủy Thiên.

Tiên Sinh bấm số than:

– Cung số của ta, Thân tại Di cung ngộ Tham, Quyền, Đào, Hồng, Khôi. Sự nghiệp viên thành ngoại xứ. Số phu nhân ta Thân cư Phu Quân, thì đương nhiên bôn ba theo ta rồi. Trong năm con trai, người nào cũng Thân tại Di cung, đến Thủy Thiên Thân cư Quan lộc ngộ Nhật, Tả, Khoa, Quyền, Khúc, Việt, quá tốt, như vậy thành danh nhờ ta và chồng nó sau này. Thế thì cả nhà ta phải xuất ngoại mới thành danh. Ta trộm xem số của Hoàng thượng cùng chư Vương, Thái tử, Tam công, Cửu khanh, thấy vận cùng cả rồi, chắc là không khỏi vong quốc. Âu là ta mang cả tộc thuộc Nam di để khỏi nhìn thấy quốc phá.

Phu nhân hỏi:

– Số của đứa gái này tốt chăng? Lớn lên đẹp chăng?

Tiên sinh đáp:

– Đẹp lắm, “Nhật Nguyệt, tinh minh hợp chiếu hư không, cư trung Khôi, Hồng, nam tất vi tể tướng, nữ tất đắc quý nhân sủng ái”

Lại hỏi:

– Học có giỏi chăng?

Đáp:

– Thông minh gấp mười phu nhân, gấp hai ta. Vì được cả bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Đào, Hồng, Khoa, Quyền, Lộc.

Hỏi:

– Có gì xấu chăng?

Đáp:

– Ngặt vì Cơ, Nguyệt, Hỉ, cư Thiên Di, ngộ Hữu, Xương, Kị, Đà. Cơ, Xương ngộ Kị thì văn tài xuất chúng. Có Hữu, Hỷ thì may thêu đều giỏi. Song Đà, Kị thì danh không hiển được.

Mùa xuân tháng Giêng, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 đời Trần Thái Tông (1257) Tiên sinh cùng gia tộc 1200 người tới biên ải xin lập nghiệp tại An Nam. Thái Tông được tin báo, đón về Kinh cho tạm trú tại An ấp. Tháng 6 Thuỷ Thiên tiểu thư tiến cung, được phong Huệ Túc Phu Nhân. Khi phu nhân nhập cung thì từ tư thái, ngôn ngữ, cư xử khác phàm. Từ hoàng hậu đến cung nga, thái giám không ai mà không nể phục. Sau lễ bái kiến hoàng hậu hỏi:
– Phu nhân là người phương Bắc, mới tới đất hủ lậu này, sao đã nói được tiếng Nam, lễ nghĩa thông cả.

Phu nhân tâu:

– Thiếp thường đọc sách, thấy nàng Hoài Doanh quê ở Tần mà đức thịnh ở Tấn. Nàng Tề Khương người đất Tề mà khiến cho Tấn Văn Công thành Bá. Cha con thiếp như đàn chim gặp phong ba, thấy bóng cây lớn thì núp. Tống triều vận số không còn nữa. Mà vượng khí Nam phương đến mấy trăm năm sau mới dứt, nên tìm đến đây nương nhờ uy linh của dòng họ Đông A. Không ngờ lại được Thánh thượng dung nạp để hầu hạ, thật lấy làm hổ thẹn.

Hoàng hậu than:

– Ta quả không bằng phu nhân. Trong nội cung đây phi tần, thái giám không mấy người có học. Phu nhân thay ta dạy dỗ họ. Ta mong đức của phu nhân sẽ làm cho hậu cung thêm vượng.

Thái Tông phán:

– Phu nhân mới muời sáu tuổi mà làu thông Bách gia, Chư tử, Cửu lương, Tam giáo, không biết có lời nào dạy cho quả nhân chăng?

Phu nhân tâu:

– Thánh dạy: Nam tại ngoại, nữ tại nội. Thiếp đã được hầu bệ hạ và hoàng hậu thì xin chỉ bàn chuyện trong nhà mà thôi. Khi thiếp mới đến đất Nam đã nghe thấy chuyện huynh đệ tương tranh.

Thái Tông phán:
– Trẫm đang khổ tâm về việc đó đây. Phu nhân có cao kiến gì chăng?

– Thiếp nghe khi An Sinh Vương huynh khi lâm chung có trối lại các con rằng:

Dòng họ Đông A nhà ta trải qua ba đời, ngôi mộ tổ Ngũ đại để vào chỗ đất nóng nên phải qua ba đời Võ cách phát liên Hầu Bá, duy hiềm tử thương trận địa. Từ đời thứ tư đất nguội mới phát đế vương. Ngôi mộ có đặc điểm là xxxxx. Nhờ bà cô nhập cung làm hoàng hậu cho triều Lý nên mới có cơ đoạt quyền. Sau này xẩy ra việc thái sư Thủ Độ cưỡng bệ hạ làm chuyện lỗi đạo. Vì vậy các con của An Sinh Vương huynh phải cướp ngôi trả thù.
– 
Bệ hạ nhận ngôi trời là do phúc trạch nhiều đời để lại và công lao vào ra sinh tử của Tiên Vương, phú quý nên để anh em cùng hưởng. Thái Sư đã làm chuyện không đúng, bệ hạ phải chuộc lại. An Sinh Vương huynh có phẫn hận khi lâm chung cũng không có gì là quá đáng. Xưa kia Ngụy Võ Đế vì câu nói “ta thà phụ người, chớ không để người phụ ta” mà phải tốn không biết bao nhiêu xương máu mà cũng không quang phục nổi. Chiêu Liệt Đế vì câu nói “Ta thà chịu người phụ, chớ không nỡ phụ người” mà lấy được Tam Xuyên. Nay bệ hạ lấy đó làm gương. Xin bệ hạ hãy quên đi lời trối của An Sinh Vương huynh, mà trọng dụng các thế tử của người để chuộc lỗi lầm do Thái Sư gây ra. Mai này nếu họ làm chuyện đại nghịch thì ngôi trời cũng vẫn còn trong tay họ Đông A. Còn họ nhất tâm khuôn phò xã tắc thì đó là điều đại phúc nhà ta. Thiếp xem Tử Vi cho các thiếu niên trong Hoàng Tộc thấy họ đều là các vị anh hùng xã tắc mai sau. Sự nghiệp của Quang Khải, Quốc Tuấn mai sau rực rỡ vô cùng. Số của Quốc Tuấn là số của một vị anh hùng, là bậc thánh nhân chắc không có việc tạo phản đâu. Trong số các vị thái tử, thiếp chỉ lo có số của đệ tứ thái tử Trần Ích Tắc thông minh, nhưng sau này hình khắc lục thân, trôi nổi ….

Thái Tông nghe lời phong cho Quốc Tuấn làm Tiết Chế tổng đốc quân mã. Năm sau, tuyển con gái út của An Sinh Vương cho thái tử Quang, và phong cho làm hoàng hậu.

“Thiếp xem Tử Vi cho các thiếu niên trong Hoàng Tộc thấy họ đều là các vị anh hùng xã tắc mai sau” – Thật đáng để suy nghẫm và đừng quên khi học khoa Tử Vi.

 

II . Huệ Túc Phu Nhân cứu Đoàn Nhữ Hài

Năm Mậu Tuất (1298), tháng sáu, mùa hạ, nhằm niên hiệu Hưng Long thứ 6.
Đoàn Nhữ Hài may gặp được vua Anh Tông phong cho chức Xử Mật Viện.
Nhập cung bái yết thái hậu và hoàng hậu.

Khâm Từ thái hậu (là con gái của Hưng Đạo Vương, vợ vua Nhân Tông, là mẹ Anh Tông so vai vế là cháu gọi Huệ Túc Phu Nhân bằng bà) phán rằng:

– Ta tuy là thái hậu, nhưng trên còn có Huệ Túc Thái Hoàng Thái Phi, tiên sinh theo ta vào bái kiến người.

Hài đến cung, phu nhân đón ở lầu Tinh các (lầu nghiên cứu thiên văn). Hài sụp xuống khấu đầu, phu nhân phán:

– Sáng nay thấy thủy tiên nở mười cánh, ta bấm độn biết là có đại thần đến viếng, tiếc rằng ta đón trễ, e không đủ lễ với bậc trung lương.

Khâm Từ thái hậu tâu:

– Tâu tổ mẫu, tiểu hài nhi (chỉ vua Anh Tông) vì say rượu suýt bị tội. Được Đoàn tiên sinh đây dùng văn tài tạ tội cho mới thoát.

Phu nhân phán:

– Thủa hoàng thượng (chỉ vua Anh Tông) mới ra đời, ta tính số thấy Đồng, Lương, Tang, Mã ở Mệnh thêm Hình …ta đã biết có việc này rồi. Đồng, Lương ham chơi có thể gây ra tai họa. Nhưng là phúc tinh thì không bao giờ bị truất ngôi cả. Có Tang, Hình đắc địa thì sau này càng lớn càng nghiêm cẩn, uy nghi tài ba, thái hậu đừng lo.

Thái hậu lại tâu:

– Đoàn tiên sinh được Thái thượng Hoàng (Trần Nhân Tông) và Hưng Nhượng Vương xem số cho phê là: văn mô, vũ lược, chí cả, tâm hùng.

Lại quay lại bảo Hài:

– Này Đoàn tiên sinh, Thượng hoàng nhà ta và Hưng Nhượng Vương đều được Thái hoàng Thái Phi đây truyền dạy về Tử Vi Đẩu Số đấy.

Hài trình lên niên canh: Tuổi Kỷ Mão, tháng 9, ngày 1, giờ Mão.

Phu nhân nói:

– Cái cách của tiên sinh gọi là Nhật Nguyệt tịnh minh thì thế nào cũng phò tá đế vương. Bậc cao nhất là tể tướng. Lại có Xương, Khúc, Long, Phượng, Kị thì văn tài xuất chúng. Có Kình miếu thì vũ lược siêu quần, vì thế mà Thượng Hoàng mới phê là văn mô vũ lược, chí cả tâm hùng.

Thái hậu hỏi:

– Thần thấy tiên sinh có cách “Tam hợp minh châu, đa chiết quế”. Ngoại hợp có
Khoa, cư trung Xương, Khúc sao tiên sinh không đậu đại khoa? Không đậu đại khoa làm sao lên tới tể tướng được?
Phán:

– Số trời cả. Có bao giờ vua bị học trò túm áo đâu? Tại sao Đoàn tiên sinh lại túm áo vua? Lão Thái Sư (Thủ Độ) có đậu đạt gì đâu mà cũng là tể tướng? Sự nghiệp tiên sinh đây sau này làm tới Hầu, Bá là đàng khác. Còn tại sao tiên sinh không đậu? là vì hạn còn xấu quá. Hạn xấu thì làm sao mà đậu được. Trong khi số lại có công danh sớm, nên nay có danh mà không có khoa vậy.

Thái hậu hỏi:

– Cung Nô của tiên sinh tại Tí có Tham là Phiếm Thủy Đào Hoa, lại thêm Quyền, Tả, Hồng có gì đáng lo chăng?

Đáp:

– Tham cư Nô tại Tí thì thế nào cũng có ngày tỳ thiếp làm rối kỷ cương. Quyền, Tả chế được. Tham 3 độ, Đào 3 độ, Hồng 3 độ ở cùng chung nhau thành 27 độ xấu. Quyền 3 độ, Tả 3 độ thành 9 độ không đủ chế 27 độ xấu. Nhưng Mệnh có Xương, Khúc, Kình thì bình thường chế được mà gia cang vững. Sợ là khi hạn gặp các dâm tinh thì như giặc ngoài đột nhập, trong nhà khó giữ nổi kỷ cương. Sang năm tới đây, đại hạn tiên sinh ở Tỵ, có Cơ, Hình, Mã, Đà, Tang. Tiểu hạn tại Dậu có Riêu, Hao, Hỏa, Hư. Lưu Kình nhập Mệnh, lưu Đà nhập đại hạn. Dâm tinh quá mạnh, cung Nô phát dậy thế nào cũng vì má đào mà gây họa nguy khốn. Phải nhờ lưu Thái Tuế gặp Thái Âm thành Quyền tinh tại cung Hợi giải cho nên thoát nạn.

Hài tâu:

– Thượng Hoàng xem số bảo thần vì má đào mà bị trảm, nên xé bìa kinh Kim Cương viết cho mấy chữ: “Tứ đại giai không. Miễn tử” để khi hữu sự thì dùng đến.

Phu nhân phán:

– Thượng Hoàng cũng là Nô cung của tiên sinh đấy, tờ giấy ấy là Tả, Quyền đấy, tiên sinh đưa cho ta giữ cho.

Tháng tư niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299) trong nội cung khám phá ra chuyện tình giữa Hài và thứ phi Giao Châu. Triều đình nghị án trảm cả hai.

Phu nhân hay được bèn ngự tới sân rồng. Triều đình đồng bái lạy, phu nhân nói:

– Xin Hoàng thượng và triều đình cho ta góp vài lời quê mùa nên chăng?

Vua Anh Tông phán:

– Hài nhi kính cẩn xin nghe lời nghiêm huấn của Thái tổ mẫu.

Phán:

– Thái Tông nhà ta đức rộng như biển. An Sinh Vương dặn Thượng Phụ (Hưng Đạo Vương) cướp ngôi, ngài biết cả. Thế mà vẫn trọng dụng Thượng Phụ, nên họ Đông A mới làm nên đại nghiệp phá Thát đát. Nay Giao Châu bất quá 16 tuổi, Đoàn tiên sinh bất quá 21 tuổi. Tiên sinh chưa vợ. Giao Châu tiến cung đã 6 tháng không gặp thiên tử. Trai tài gái sắc họ cảm nhau là chuyện thường. Nay vì chút ít kỷ cương mà giết một công thần tài đức, làm mất đi đức bao dung của Tiên đế không? Sao bằng tác hợp cho Đoàn tiên sinh đây và Giao Châu thành phu phụ để tuyên đức bao dung của triều đình. Trọn đời họ là kẻ chịu ơn triều đình, nhất tâm khuôn phò xã tắc, quý thay.

Anh Tông nói:

– Hài nhi không chủ trương được việc này. Hình pháp đã định.

Phu nhân phán:

– Giao Châu là cung phi, thì để cho nội cung xử. Ta là phu nhân của Thái Tông, bậc cao nhất nội cung, để ta lãnh xử. Còn Đoàn tiên sinh làm Xử Mật Viện là người của họ Đông A hơn của triều đình, xin giao cho Thân Vương xử.

Vua Anh Tông và triều đình cúi đầu vâng mệnh. Giao Châu phục xuống ôm chân phu nhân mà khóc. Lệ nhà Trần là các Thân Vương về ấp ở, mỗi tháng có một vị ở triều đại diện mà thôi. Tháng tư đến lượt Trấn bắc đại tướng quân Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Hầu kính cẩn thưa:

– Thánh đức của Thái Tôn nhà ta nên giữ lấy. Thần xin tác hợp cho Đoàn tiên sinh và Giao Châu.

Triều đình nhất nhất tuân theo. Bấy giờ, phu nhân mới rút trong tay áo ra tấm bìa kinh Kim Cương có bút tích của Thái Thượng Hoàng: “Tứ đại giai không. Miễn tử” đưa ra. Anh Tông và cả triều đình tung hô vạn tuế.

Tử Vi Đông A (Phần 1) – Tuvivietnam

0

Câu chuyện nổi tiếng về tử vi thời Trần chép từ Đông A Di Sự:


Người phụ nữ giúp Trần Quốc Tuấn giữ chức “Quốc Công Tiết Chế” đánh bại quân Nguyên Mông
Theo lịch sử ghi lại thì cha của Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu mang theo mối hận với vua, trước khi chết đã trăn trối với con rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”
Điều này Vua và Hoàng thân quốc thích nhà Trần đều biết rõ, nhưng vì sao nhà Vua vẫn quyết định phong cho Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế – Tổng chỉ huy quân đội đánh quân Nguyên Mông? Điều này không thấy trả lời rõ trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhưng được nói rõ trong cuốn “Đông A di sự” của Trần Triều Bình Chương Quốc Sư, Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán. “Đông A di sự” là một bộ sử được coi là đúng nhất nói về các chuyện trong hoàng cung nhà Trần, vì nó do những người trong hoàng cung ghi chép lại.
Câu chuyện mối hiềm khích trong nhà Trần
Trong lịch sử triều đại nhà Trần vào giai đoạn đầu, người nắm thực quyền không phải là Vua, mà là Thái Sư Trần Thủ Độ, người có công lớn nhất đối với nhà Trần khi ép nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi phải nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh mới 8 tuổi, từ đó lập ra nhà Trần. Quyền lực thực chất nằm trong tay Trần Thủ Độ cho đến khi ông mất vào năm 1264.
Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông, phong hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng là Chiêu Thánh hoàng hậu, năm 15 tuổi sinh hoàng tử Trần Trịnh nhưng không may chết yểu, sau đó hoàng hậu Chiêu Thánh không thể mang thai lại được nữa.

Năm 1237 vua Trần Thái Tông mãi vẫn chưa có con, điều này khiến nhiều tôn thất nhà Trần lo lắng hậu vận nhà Trần không có người nối dõi. Lúc này anh ruột của Vua Trần Thái Tông là Trần Liễu có vợ là bà Thuận Thiên đang có thai 3 tháng.

Trần Thủ Độ liền ép bà Thuận Thiên phải làm vợ của vua Trần Thái Tông, tức ép Vua phải lấy chị dâu đang mang thai. Sự việc này khiến nhà Vua và anh mình là Trần Liễu đều phản đối kịch liệt không tuân thủ theo.

Nửa đêm nhà Vua cùng hai cận thần trốn nên núi Yên Tử, gặp Quốc Sư Phù Vân là bạn của mình ngỏ ý muốn nương nhờ cửa Phật, Quốc Sư trả lời rằng: “Trên núi không có Phật, mà Phật ở ngay trong tâm ta”.

Lúc này Trần Thủ Độ dẫn quân tìm Vua và cuối cùng gặp được nhà Vua trên núi Yên Tử, nhà Vua nhất quyết không chịu trở về cung. Trần Thủ Đội nói rằng: “Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó”, rồi ra lệnh xây ngay cung điện trên núi nơi Vua ở.

Sợ mất sự yên tĩnh nơi tu hành trên núi Yên Tử, Quốc sư Phù Vân khuyên vua trở lại kinh thành và nhờ vậy, vua Trần Thái Tông cùng mọi người quay trở lại hoàng cung.

Trần Liễu uất ức vì bị mất vợ, nhân lúc Trần Thủ Độ dẫn quân đi tìm vua liền đem quân của mình đến đánh chiếm kinh thành. Thế nhưng Trần Thủ Độ khi dẫn quân đi tìm Vua đã đề phòng có biến, nên dặn dò sắp đặt trước mọi việc cho các tướng lĩnh giữ thành. Vì thế quân Trần Liễu chưa kịp tới kinh thành thì đã bị bao vây.

Không đủ sức chống lại quân Triều Đình, Trần Liễu bỏ chạy, biết rằng khó thoát tội chết, lại nghĩ rằng bây giờ chỉ có em mình là vua Trần Thái Tông mới cứu được mình, liền hẹn vua ở sông Cái, rồi Trần Liễu đem thân đầu hàng trước Vua. Tới khi gặp Trần Thủ Độ, nhà Vua đem thân mình che chở bảo vệ cho anh mình khiến cho Trần Thủ Độ không làm gì được.

Trần Thủ Độ tức lắm ném gươm xuống sông và nói: “Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?”.

Trần Liễu được tha nhưng quân tướng đi theo ông thì bị xử tội chết hết cả. Sau sự việc này anh em Trần Liễu và Trần Cảnh đã xóa hiềm khích. Tuy nhiên Trần Liễu vẫn dấu mối hận trong lòng, nhất là vợ mình là Thuận Thiên khi trở thành vợ vua ngoài sinh được Trần Quốc Khang còn sinh ra Trần Hoảng (sau này là vua Trần Thánh Tông), Trần Quang Khải, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc.

Trần Liễu có đứa con thứ ba là Trần Quốc Tuấn rất khôi ngô tuấn tú, Trần Liễu hy vọng đứa con này sau này có thể rửa mối hận cho mình, vì thế ông từ sớm đã đưa Quốc Tuấn đến thành Thanh Long ăn học ở nhà em gái mình là Thụy Bà công chúa, tìm thầy giỏi về dạy học cho Quốc Tuấn, nhờ đó ngay từ thời trẻ Trần Quốc Tuấn đã giỏi võ và thông thạo binh pháp.

Trước khi qua đời Trần Liễu trăn trối với Trần Quốc Tuấn rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”

Trước khi 50 vạn đại quân Nguyên Mông sang xâm lược đại Việt lần thứ 2, rất nhiều binh lính và tôn thất nhà Trần dao động, không biết nên đánh hay hòa. Nhưng lúc này vua Trần lại quyết định trao chức vụ quan trọng Quốc Công Tiết chết (tức tổng chỉ huy quân đội) cho Trần Quốc Tuấn. Vì đâu vua Trần có được niềm tin này?
Việc trao binh quyền cho Trần Quốc Tuấn bắt đầu từ câu chuyện dưới đây:

Câu chuyện đánh cuộc tử vi nổi tiếng nhà Trần

Nước Tống có một vị quan đậu đến tiến sĩ, rất thông tỏ thiên văn, tử vi là Hoàng Bính, khi quân Nguyên Mông sang đánh Tống, ông hiểu rằng nhà Tống đã hết thời, tử vi nhiều quốc thích dòng tộc nhà Tống rất xấu, lại chết cùng năm. Nhìn về phương nam thấy nơi ấy sáng tỏ tất có thể cư ngụ.

Tháng giêng năm 1257, Hoàng Bính đưa toàn bộ gia tộc khoảng 2.000 người đến Đại Việt xin được lập nghiệp. Vua Thái Tông được tin liền cho đưa về kinh. Cảm nhận thấy vua cùng các đại thần vẫn còn nghi ngại về mình. Hoàng Bính lấy tay chỉ lên trời mà rằng: “Trời Nam… linh khí ngùn ngụt, thánh nhân giáng trần, cầm gươm đuổi ác quỷ, đó là nơi có thể an thân. Vì vậy thần mới đem tông tộc sang xin bệ hạ cho núp bóng hoàng long”.

Lại nói Hoàng Bính có cô con gái út mới 16 tuổi tên là Hoàng Chu Linh hết sức tài giỏi, thông hiểu tử vi, học một hiểu mười. Trở về kinh thành, được biết Hoàng Bính rất giỏi tử vi, nhiều người muốn ông xem, nhưng Hoàng Bính lại để con gái của mình là Chu Linh xem cho mọi người.

Chu Linh xem cho mọi người đều vô cùng chuẩn xác, khiến ai cũng khâm phục. Lúc này Thái Sư Trần Thủ Độ mới tìm cách thử tài Chu Linh, câu chuyện này được ghi chép trong Đông A Di Sự.

Nhà Vua chỉ vào Trần Thủ Độ nói: “Hoàng cô nương! Đây là lão Vũ Thủy. Lão vốn cùng quê với quả nhân. Vì lão có tài trồng hoa, nên quả nhân trao cho lão coi vườn Thượng uyển. Xin cô nương coi dùm xem lão còn sống được mấy năm nữa!”

Sau khi hỏi ngày giờ sinh rồi bấm tay, Chu Linh nói: “À! Lão tiên sinh đùa tiểu nữ đây! Đến đấng chí tôn cũng thử tiểu nữ nữa”. Nàng nói bằng giọng nũng nịu, khiến cử tọa đều rung động.

Chu Linh đoán: “Cứ như tướng tiên sinh: Dáng đi như con diều hâu rình mồi, mắt hổ, đầu lân, tay vượn… Thì e tiên sinh chỉ ngồi dưới một người, mà trên vạn vạn người. Còn số Tử vi, để tiểu nữ tính xem.”

Lúc này Hoàng Bính mới xen vào câu chuyện cùng Trần Thủ Độ đánh cuộc, nếu Chu Linh đoán đúng hết thân thế sự nghiệp thì Trần Thủ Độ phải thực hiện 3 yêu cầu của Chu Linh; còn ngược lại đoán không đúng thì Hoàng Bính cùng toàn bộ gia tộc trở về tộc.

Triều đình giật mình, vì không ngờ Hoàng Bính dám đánh cuộc lớn quá như vậy. Nhà Vua định bảo Thủ Độ bỏ cuộc, nhưng Trần Thủ Độ đồng ý đánh cuộc.
Sau một lúc bấm ngón tay, Chu Linh nói:

“Mệnh của tiên sinh lập tại Dần, Tử, Phủ thủ mệnh. Tử vi, Thiên phủ đều là đế tinh. Vì vậy tiên sinh thuộc loại mệnh cực lớn. Tiên sinh sinh ra đúng thời, là người tạo ra thời thế. Tất cả thăng trầm của Đại Việt trong vòng 50 năm qua, đều do một tay tiên sinh nắn bóp thành voi, thành hổ, tùy ý.

Tiên sinh tuổi Dần, mệnh lập tại Dần, thì trong người có đến hai ông kễnh thủ mệnh, lại thêm sao Thiên hình phù trì. Tử vi kinh nói: Hình hổ cư Dần, hổ đới kiếm hùng, tương phùng đế cách, ư Giáp Kỷ nhân, uy vũ trấn động. Nghĩa là: Người có Thiên hình, với Bạch hổ, hay tuổi Dần, là cách hổ đeo kiếm hùng. Người tuổi Giáp, tuổi Kỷ, uy vũ trấn động. Có điều tiên sinh được Lộc tồn thủ mệnh, Hóa lộc cư quan, là cách song lộc, thì là người chuyên quyền.

Cung thê của tiên sinh có Phá quân, ngộ Hóa quyền, Thai, lại bị Kiếp, Không chiếu thì duyên tình của tiên sinh rối như mớ bòng bong. Cho đến giờ này cũng chưa xong, còn chạy như ngựa nhong nhong.

Năm trên mười tuổi, tiên sinh gặp một người. Rồi hai người thề non, hẹn biển, định cuộc trăm năm, không cần mai mối, cũng chẳng thỉnh mệnh cha mẹ. Mà dù cha mẹ có cản trở, tiên sinh cũng không nghe nào!

Hai người xa nhau. Nàng tuân lệnh cha mẹ lấy chồng. Tiên sinh hóa điên, hóa khùng, nhưng nhất quyết trung thành với nàng. Vì vậy khi chồng nàng qua đời, tiên sinh với nàng nối lại tình xưa. À, có một điều tiểu nữ nói tiên sinh đừng giận. Kể về uy quyền, thì tiên sinh thuộc loại vương bất vi vương, bá bất vi bá, nhi quyền khuynh thiên hạ.Nghĩa rằng tiên sinh chẳng là vua, cũng chẳng là bá, mà quyền nghiêng thiên hạ. Thế nhưng, bất cứ một người ở địa vị cao sang cũng năm thế bẩy thiếp. Riêng tiên sinh thì chỉ biết có một phu nhân mà thôi!

Cung quan của tiên sinh có Liêm trinh, Thiên tướng, thì tiên sinh là người võ công cao thâm không biết đâu mà lường. Danh tiếng bốn bể. Nhưng tiếc rằng cung quan ngộ Thiên không, nên tiên sinh hành sự bất chấp luật pháp, chẳng kể đạo lý. Có lúc tiên sinh thành người nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ. Tiểu nữ e muôn nghìn năm sau còn bị dị nghị. Nhưng… dù ai dị nghị, thì chỉ dị nghị về cá nhân tiên sinh. Còn đối với đất nước, quả thật công nghiệp cũng như tấm lòng của tiên sinh sáng như trăng rằm, không ai chê trách được.”

Lúc này Hoàng Bính hỏi Thủ Độ: “Thưa tiên sinh, xét số tiên sinh, thì tiên sinh chính là Thái sư Trần Thủ Độ”.
Nhà vua tuyên chỉ: “Thái sư thua Hoàng cô nương rồi. Vậy Thái sư phải làm cho cô nương ba điều đi thôi.”

Chu Linh nói điều ước thứ nhất của mình là mong toàn thể gia đình được ở Đại Việt, 2 điều ước còn lại sẽ nói sau.

Lúc này Hoàng Bính mới quỳ trước Vua và nói rằng: Chuyến về Thăng long này, mục đích của ông là dâng con gái cho nhà vua, để tỏ lòng trung với Trần triều. Lập tức nhà vua ban chế phong Hoàng Chu Linh là Huệ Túc phu nhân.

Người phụ nữ củng cố tinh thần kháng Nguyên và giúp Trần Quốc Tuấn đảm nhiệm Quốc Công Tiết Chế

Năm 1285 khi 50 vạn quân Nguyên Mông chuẩn bị tiến đánh Đại Việt, nhiều người lo lắng, một số tôn thất bàn nên hàng giặc như Trần Nhật Hạo, Trần Di Ái.

Huệ Túc Phu Nhân lúc này thấy lá số của nhiều tôn thất trong Hoàng tộc đều rất vẻ vang, nhiều người là anh hùng, bèn khuyên nhà Vua nên quyết tâm chống giặc.

Bà cũng thấy rõ Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, sự nghiệp và tên tuổi của ông sẽ lưu lại thiên thu, nên dù cho mâu thuẫn gia tộc bà cũng khuyên nhà vua nên giao chức Quốc Công Tiết Chế cho Trần Quốc Tuấn.

Huệ Túc Phu Nhân tâu với Vua rằng: “Thiếp xem Tử Vi cho các thiếu niên trong Hoàng Tộc thấy họ đều là các vị anh hùng xã tắc mai sau. Sự nghiệp của Quang Khải, Quốc Tuấn mai sau rực rỡ vô cùng. Số của Quốc Tuấn là số của một vị anh hùng, là bậc thánh nhân chắc không có việc tạo phản đâu. Trong số các vị thái tử, thiếp chỉ lo có số của Trần Ích Tắc, tuy thông minh, nhưng sau này hình khắc lục thân, trôi nổi…”

Huệ Túc Phu Nhân cũng thấy rõ lá số của Trần Quốc Tuấn là người thông tuệ, tấm lòng sáng tỏ như đôi vầng nhật nguyệt, tuyệt đối không thể làm phản nên hết lòng tiến cử Quốc Tuấn, và nhà Vua đã tin tưởng nghe theo lời bà mặc cho có lời bàn tán.

Nhờ đó, Trần Quốc Tuấn được cất nhắc thành Quốc Công Tiết Chế, tổng chỉ huy quân đội. Khi 50 vạn quân Nguyên tiến sang, phía nam Toa Đô dẫn 20 vạn quân đánh ngược lên, người giữ thành Nghệ An là Trần Kiện cùng toàn bộ gia quyến đã đưa toàn quân đầu hàng giặc. Quân giặc từ hai hướng Bắc Nam như hai gọng kìm siết chặt, Đại Việt rối bời.

Lúc này nhiều người nói với Trần Quốc Tuấn rằng đây là cơ hội tốt nhất để trả thù cho cha. Thế nhưng Trần Quốc Tuấn bỏ ngoài tai hết, kể cả những lời nhắc nhở của con trai và người thân khác về thù nhà. Ông dốc lòng đem tài thao lược của mình với kế sách “vườn không nhà trống”, “dùng đoản binh phá trường trận”, từng bước lấy lại thế trận đánh bại 50 vạn đại quân Nguyên Mông, giữ vững giang sơn xã tắc nước Đại Việt.

Nếu như không có lời tiến cử của Huệ Túc Phu Nhân, không có lòng trung trinh của Trần Quốc Tuấn, thì có lẽ lịch sử Đại Việt đã thay đổi.

Thông Báo: Thành Lập Group luận quẻ Dịch trên Facebook

0
Thông báo mở group luận quẻ dịch : https://www.facebook.com/groups/phongthuythanglong/
Nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của các thành viên. BQT group quyết định mở thêm 01 group khác trực thuộc CLB Phong Thủy Thăng Long chuyên về quẻ dịch và phong thủy.
 
Chào mừng sự kiện mở group mới, BQT group https://www.facebook.com/groups/phongthuythanglong/ sẽ hỗ trợ luận giải quẻ dịch FREE cho những người mới tham gia bằng nhiều hình thức khác nhau (Bình luận, Livestream ….). Xin mời các thành viên tham gia và chia sẻ rộng rãi.
Một vài thuật ngữ và yêu cầu nên biết:
1 – Giờ động tâm: Là giờ bất chợt bạn nghĩ đến việc muốn hỏi quẻ, dựa trên yếu tố ngẫu nhiên trong cuộc sống. Ngày giờ động tâm phải rõ ràng.
2 – Nếu không nhớ chính xác giờ thì nên lấy quẻ Ngẫu Nhiên .
3 – Không nói trống không trong bài viết vì có nhiều người lớn tuổi tham gia.
4 – Một quẻ không hỏi nhiều việc. Mỗi quẻ một sự việc cụ thể.
5 – Việc cần hỏi nên rõ ràng ví như : Sắp tới em chuyển việc được không ? Sắp tới em có người yêu không ? Mình có dự định mua nhà / mua xe gieo được quẻ này hỏi có nên (hay có mua được )không? ….. Nếu có thể nên thêm những yếu tố là lý do thì càng tốt.
7 – Hỏi sự việc hộ người khác sẽ khó ứng.
8 – Các công cụ hỗ trợ lấy quẻ :
Hoặc
Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tử Vi Việt Nam – Điểm check-in mới của giới trẻ. – Tuvivietnam

0

Đến với Tử Vi Việt Nam các bạn không những được giao lưu với những Thầy nổi tiếng mà còn có cơ hội “checkin sang chảnh”. Với phong cách cổ điển, điểm check-in độc và lạ này đang được rất nhiều giới trẻ quan tâm. Chính vì “hot” thế này nên rất nhiều nam thanh nữ tứ đến để nhờ xem vận mệnh (Tử Vi, Phong Thủy, Tứ Trụ, Tướng Pháp … ) và có được những bức ảnh độc và lạ . Không những được sống ảo, các bạn còn có cơ hội gặp những Thầy nổi tiếng. Sau đây là một vài hình ảnh xem vận hạn đầu xuân 2020.

Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam

Hình ảnh chương trình luận giải đầu xuân năm Canh Tí ( Phần 02) – Tuvivietnam

0
tuvivietnam-01

Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo thành viên và những người quan tâm. Năm nay Group Tử Vi Việt Nam tổ chức chương trình luận số đầu xuân – CÓ THU PHÍ cho những ai quan tâm. Mục đích là để tư vấn cho người quan tâm một cách đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc, với một mức chi phí vừa phải. Tham gia đăng ký tại:

Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Số điện thoại liên hệ :
                – 0835553685 – Thầy Thành
                – 0936354333 – Cô Trang
                – 0963186683 – Thầy Thiềm
Chương trình luận giải đầu năm Canh Tí 2020 đã được đông đảo các thành viên của Group Tử Vi Việt Nam tham gia, nhắm hiểu biết hơn về vận hạn của mình trong năm. Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, Thanh Phong Các đã đem lại cho mọi người sự chuyên nghiệp và gần gũi:
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
Bất ngờ với sự ghé thăm của Thầy Nguyễn Trọng Tuệ Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Phong Thủy Thăng Long
Ảnh Tuvivivetnam
Ảnh Tuvivivetnam
(Còn Tiếp)
Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Hình ảnh chương trình luận giải đầu xuân năm Canh Tí ( Phần 01)-Tuvivietnam

0

Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo thành viên và những người quan tâm. Năm nay Group Tử Vi Việt Nam tổ chức chương trình luận số đầu xuân – CÓ THU PHÍ cho những ai quan tâm. Mục đích là để tư vấn cho người quan tâm một cách đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc, với một mức chi phí vừa phải. Tham gia đăng ký tại:

Số điện thoại liên hệ :
                – 0835553685 – Thầy Thành
                – 0936354333 – Cô Trang
                – 0963186683 – Thầy Thiềm
Chương trình luận giải đầu năm Canh Tí 2020 đã được đông đảo các thành viên của Group Tử Vi Việt Nam tham gia, nhắm hiểu biết hơn về vận hạn của mình trong năm. Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, Thanh Phong Các đã đem lại cho mọi người sự chuyên nghiệp và gần gũi:
Công tác chuẩn bị
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Số người tham gia ngày một đông:
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
Ảnh Tuvivietnam
(Còn tiếp)
Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tứ trụ là gì?

0

Tứ trụ là 4 trụ, mỗi trụ bao gồm một cặp can chi. Can chi ở đây là theo THIÊN CAN và ĐỊA CHI. Thiên Can đại diện cho trời, Địa Chi đại diện cho đất.
Tứ trụ được coi là một môn khoa học dựa trên Bát Tự và có nguồn gốc xuất xứ từ Trung hoa. Theo đó các yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh theo âm lịch, gọi là “Tứ Trụ”.
Kết hợp với đại vận, lưu niên để luận đoán mức độ cát hung, họa phúc của đời người. Trong đó, đại vận là vận hạn trong 10 tính theo trụ tháng và lưu niên là năm hiện tại ví dụ Lưu niên Kỷ Hợi 2019.
Sự tương tác giữa các trụ và nguyên tắc chung khi xem tứ trụ
Để xem và biết chính xác về vận mệnh của một người như thế nào cần phải nắm vững ý nghĩa của từng trụ cũng như sự tương tác, phối hợp giữa các Trụ qua tổng hợp cách nhìn khác nhau. Dựa vào cung và mỗi trụ là một cung, qua lục thân, qua can, chi, qua ngũ hành.
Tứ trụ được tính theo 4 yếu tố:
Trụ Năm
Trụ năm xác định “mệnh năm, hay đại mệnh, hay mệnh”, ví dụ trường lưu thuỷ, đại lâm mộc,… (trong lục thập hoa giáp). Năm là thái tuế, họa phúc một đời của người đó.
Trụ năm là cung chủ về ông bà, cha mẹ, tổ nghiệp, hay là cung phúc đức. Muốn biết trụ năm mạnh hay yếu, phải:
– Lấy lệnh tháng để đo vượng, suy
– Xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giữa Can và Chi năm:
+ Tương sinh (ví dụ: Giáp Ngọ, Mậu Thân): Tốt. Cha mẹ hoà thuận, gia đình êm ấm, thịnh vượng.
+ Tương khắc (ví dụ: Nhâm Ngọ, Giáp Thân): Bất lợi cho cha mẹ.
Can khắc chi: không lợi cho mẹ.
Chi khắc can: không lợi cho cha.
Nếu trong tứ trụ không có gì chế ngự hoặc giải cứu sự xung khắc đó mà ngược lại còn phù trợ cho lực Khắc thì càng tai hại: cha mẹ chia lìa hoặc 2 người sớm chết 1 người.
Ngang hoà, cùng khí âm dương (ví dụ Mậu Thìn, Nhâm Tí…): phần nhiều cha mẹ bất hoà; việc nhà sóng gió, gia nghiệp khó khăn.
Trụ Tháng
Trụ Tháng là cung Huynh đệ (anh, chị, em), nhưng có quan điểm cho là trụ tháng chủ về cha mẹ, dùng để dự đoán về anh em về cha mẹ.
Nếu can chi tháng tương sinh cho nhau; hoặc can tháng gặp vượng địa, lại được những trụ khác (năm, ngày, giờ) đến sinh trợ, không bị xung khắc phá hại: anh em hòa thuận.
Nếu can tháng bị khắc hoặc can chi tháng khắc nhau: anh chị em không nương tựa nhau, hoặc bất hoà, hoặc mỗi người đi một ngả.
Ngoài vai trò của Cung, chi tháng còn có vai trò rất quan trọng trong tất cả các khoa bói toán của Trung hoa (tử vi, bốc Dịch, Tử Bình). Nó ấn định mùa, tiết khí, và quyết định sự vượng, suy của một (ngũ) hành nào đó.
Lệnh THÁNG nắm quyền chủ thể sinh sát của cả một tháng, nên nó vô cùng quan trọng. Không biết được Lệnh THÁNG thì không có cách gì đo lường được sự VƯỢNG – SUY của tứ trụ, tức là không thể quyết đoán được sự chính xác của thông tin dự đoán.
Ðể đo lường vượng suy của tất cả những thứ trên, phải lấy Lệnh THÁNG làm tiêu chuẩn kết hợp với CAN liên hệ, và lấy “Sinh Vượng Tử Tuyệt” làm căn cứ để xác định.
Trụ ngày
Như đã biết can ngày là nhật nguyên, là mệnh chủ, là Thân. Tất cả đều xoay quanh nó để tạo ra khoa Tử Bình.
Từ CAN ngày (là TA) mà xác định lục thân hay 10 Thần; Lục thân do thiên can biểu thị, và được xác định do quan hệ sinh khắc của từng can trụ (yy,mm,hh) đối với CAN NGÀY; sẽ xét kỹ trong chương 10 Thần, hay lục thân.
CAN ngày là mệnh chủ, là TA. Ngày là chủ của cả đời người, là mảnh đất cát hung họa phúc của cả cuộc đời. Do đó sự sinh, vượng, hưu tù, suy, nhược của trụ ngày quan hệ đến vận mệnh tiền đồ suốt cả cuộc đời.
– Nếu sinh vượng : giống như thân thể khỏe mạnh, có thể thắng của cải, đề kháng sự sát hại, bảo vệ được lục thân, thông minh, tháo vát, nuôi dưỡng được gia đình, gặp việc phần nhiều biến hung thành cát.
– Nếu suy nhược, hưu tù : giống như người yếu, bệnh nhiều, tinh Thần bạc nhược, không thể bảo vệ được của cải của mình; chắc chắn là xấu nhiều tốt ít, làm việc gì cũng không thành.
– Nếu trung hoà là quý, mạnh thì tốt, yếu thì xấu (phải cân ngũ hành) nhưng nếu vượng quá hoặc yếu quá: xấu nhiều hơn.
Then chốt của phương pháp dự đoán mệnh theo tứ trụ là phải xác định được nhật chủ (Can ngày) vượng hay nhược, rồi nhờ đó ta mới xác định được Dụng Thần, hỷ Thần, kị Thần. Ðược 3 yếu tố này, nhất là Dụng Thần, ta mới có thể kết hợp với vận trình để phán xét các vận là tốt, xấu, hay bình thường ; tức là những điểm chính yếu (mạch chính) của một mệnh, trước khi đi vào chi tiết rườm rà.
Khi đã nắm được mạch chính rồi thì bạn có thể dựa vào đó mà đoán, không sợ sai; còn không nắm vững được Vượng Suy thì vận lúc nào tốt, lúc nào xấu cũng không biết; dù bạn có nói đúng cũng chỉ là may mắn “chó ngáp táp phải ruồi” mà thôi.
Trụ ngày là cung hôn nhân: Can ngày là mình, chi ngày sát cánh bên can ngày, vậy cũng là vợ (hoặc chồng)
– Can chi cùng sinh cho nhau : vợ chồng hòa thuận;
– Chi sinh can : nam lấy được vợ hiền giúp đỡ, nữ được chồng tốt giúp sức.
– Can sinh chi : nam yêu vợ, nữ giúp chồng;
– Can chi tương xung, tương khắc : có nguy cơ vợ chồng xa nhau; tượng hôn nhân muộn.
– Can chi tương khắc nặng: không ly hôn cũng chết một trong hai.
– Can chi có cùng (ngũ) hành : tượng bất hoà.
Trụ giờ
Trụ giờ là cung con cái:
– Sinh vượng: con cái thịnh vượng, thân thể khỏe mạnh, đẹp đẽ, thông minh, tiền đồ rộng mở.
– Hưu tù, tử tuyệt: con cái tai nạn nhiều, hoặc chết yểu.
– Trụ giờ sinh phù trụ ngày: con nhiều mà trung hiếu, về già được nhờ, bình yên, êm ấm.
– Trụ giờ xung trụ ngày: con nhiều nhưng bất hiếu, về già cô độc, tình thân bạc bẽo.
Giờ là quan tả hữu của ngày, ngày là vua, giờ là Thần :
– Ngày giờ tương sinh , tương hợp : như vua tôi hoà hợp.

– Giờ bổ trợ cho ngày ở chỗ: có thể sinh trợ cho ngày; có thể trợ giúp hỉ thần hay dụng thần trong cách cục; có thể chế ngự kị thần trong cách cục; nếu không thì không làm tròn vai trò bổ

Thập Can Chiết Tự

0

Trong thuật số cổ xưa có lưu truyền 1 bài thơ có tên là “Thập Can Chiết Tự”, đa phần mọi người thấy nó xuất hiện trên cuốn sách “Ngọc hạp chính tông” nên trích dẫn ra, nhưng có lẽ nó không phải bắt nguồn từ đấy, mà phải có một ngọn nguồn xa xôi ở đâu đó trong giang hồ thuật sĩ của Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc gì đó.

Tuvivietnam – Phongthuythanglong
THẬP CAN CHIẾT TỰ, tức là đem biến hóa 10 chữ Thiên Can theo thuật “chiết tự” của chữ Hán để đoán ý nghĩa của nó. (Chứ không phải là dùng Âm Dương-Ngũ hành với Năng Lượng gì gì đó đâu…)
THẬP CAN CHIẾT TỰ

Giáp (甲) biến vi điền(田)
Ất (乙) biến vi vong (亡)
Bính(丙) biến vi tù (囚)
Đinh (丁) biến vi vu (于)
Mậu (戊) biến vi quả (寡)
Kỷ (己) biến vi ân (殷)
Canh (庚) biến vi cô (孤)
Tân (辛) biến vi toan (酸)
Nhâm(壬) biến vi vương (王)
Quý (癸) biến vi thiên(天)

Chú : Phép “chiết tự” “Biến tự”, tức là thay đổi số nét của chữ đi để thành 1 chữ khác gần giống tự dạng (như chữ Giáp, chữ Điền), hoặc them bớt bộ thủ trong chữ cho thành chữ khác (như chữ Quý, chữ Thiên), hoặc lấy âm (âm đọc tiếng trung) gần giống để thay thế v.v….

Thập Thiên Can chiết tự thi (bài thơ về chiết tự 10 chữ Thiên Can) – Chép theo Ngọc Hạp Chính tông

1. Chữ Giáp

Nhân sinh Giáp tự biến vi Điền
Phú quý vinh hoa thực lộc thiên
Phụ mẫu huynh đệ tha biệt sở
Phu thê nhị đại hậu song toàn

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Giáp có số đất điền
Bằng không cũng hưởng lộc tài tự nhiên
Anh em nào có cậy trông
Tha hương lập nghiệp mà nên cửa nhà
Vợ chồng thay đổi nhiều lần
Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng
Cho hay duyên số ở trời
Khá làm âm đức, phước đành hậu lai
Số này tuổi nhỏ tay không
Lớn lên có của, vợ chồng làm ra

2. Chữ Ất

Nhân sinh Ất tự biến vi Vong
Gia thất, tiền tài tất thị không
Lục súc Tỵ phiền du vong bại
Phu thê biến cải định nan phùng

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Người sinh chữ Ất gian nan
Lắm khi dào dạt, lắm lần tay không
Nuôi vật, vật cũng tang thương
Ở cùng bầu bạn chẳng phần đặng yên
Vợ chồng thay đổi lương duyên
Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng
Số này sớm cách quê hương
Ra ngoài lập nghiệp mới nên cửa nhà
Cho hay số ở Thiên Tào
Người hiền lận đận, tuổi già nhờ con

3. Chữ Bính

Nhân sinh Bính tự biến vi Tù
Lão thiểu vô an hạn bất chu
Sở hữu ngoại nhân y hữu định
Thân cư quan quý quá niên trường

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Bính số cũng quạnh hiu
Người sinh chữ ấy trọn đời âu lo
Tuổi nhỏ bịnh hoạn ốm đau
Lớn tuổi cô quạnh một mình thảm thương
Số này lập nghiệp tha phương
Có chí tu niệm kính tin Phật Trời
Nếu mà giữ dạ hiền lương
Tuổi già sẽ được lộc tài tự nhiên
Những người có chí thiện nhân
Có khi lao khổ có ngày thảnh thơi.

4. Chữ Đinh

Nhân sinh Đinh tự biến vi Vu
Gia thất tiền tài bất định tu
Trung vận trùng lai vinh phú đắc
Thiếu niên lao khổ uổng công phu

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Đinh biến vi chữ Du
Số nhỏ bệnh tật ốm đau thường thường
Lắm lần tai nạn thảm thương
Nhờ có hồng phước Phật Trời chở che
Lớn lên thông tuệ khác thường
Có quyền có chức có tài tự nhiên
Có chí sáng tác mọi ngành
Có tài có đức cầm quyền điểm binh
Xét xem qua số nợ duyên
Trai đôi ba vợ, gái thì truân chuyên
Nết na đức hạnh dung hoà
Nhưng mà cũng chịu vui chiều buồn mai
Cho hay căn số tự Trời
Duyên đầu lỡ dở hiệp hoà duyên sau
Có căn tích thiện tu nhân
Tuổi già chung hưởng lộc tài ấm no

5. Chữ Mậu

Nhân sinh Mậu tự biến vi Quả
Phiêu phất tha phương định thất gia
Cô độc nhất thân vô phương định
Hành thân phản mại lạc ngâm nga

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Mậu cô quạnh tha phương
Lìa nhà xa xứ, lắm lần gian nan
Anh em ruột thịt chẳng hoà
Tha phương bầu bạn chỉ nhờ người dưng
Gái thì lận đận lương duyên
Khi thì vui vẻ khi tan nát lòng
Đôi lần mới đặng thành công
Tuổi trẻ lao khổ, tuổi già nhờ con
Tánh hay tích thiện từ hoà
Tin Trời, tưởng Phật lòng hàng ái tha
Những ai có chí tu nhơn
Tuy rằng hoạn nạn, phước còn hậu lai
6. Chữ Kỷ

Nhân sinh Kỷ tự biến vi Ân
Gia thất tiền mệnh phú vinh
Gia sự đa tài, sinh hiếu tử
Hữu thời tấn tới tự phi vân

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Kỷ biến vi chữ Ân
Tánh thì mau mắn làm ơn cho người
Tấm lòng trung trực vẹn bề
Làm ơn nên oán, nhiều lần tân toan
Của, con có sẵn tuổi già
Tuổi trẻ lao khổ tha phương lập thành
Nhiều khi tán tụ như sương
Khi ăn chẳng hết,khi thì tay không
Nợ duyên tan vỡ buồn lòng
Đôi lần ly hiệp mới nên gia đình
Khá nên tích thiện tu thân
Tuổi già sẽ thấy môn đình sum vinh

7. Chữ Canh

Nhân sinh Canh tự biến vi Cô
Số ấn công hầu lưu khách địa
Gia thất lập thân thừa tổ đức
Phước tài tái tận mãn vinh hoa

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Nhân sinh Canh tự biến vi Cô
Số ấn công hầu nên danh phận
Bằng không thì cũng lắm nghề khéo thay
Vợ chồng cách trở sơn xuyên
Đôi lần ly hiệp mới nên cửa nhà
Gái thì hiu quạnh muộn màng
Bằng không thì cũng đôi lần mới nên
Số này tu niệm thì hay
Hậu lai sẽ hưởng phước dày lộc cao
Có đâu thiên vị người nào
Số cao thì hưởng lộc tài tự nhiên

8. Chữ Tân

Nhân sinh Tân tự biến vi Tan
Tánh khí hiền lương lập nghiệp nan
Phu phụ nhất tâm lưỡng nhân thú
Bằng hữu cự tộc tối vinh quang

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Tân biến vi chữ Toan
Gia đình dời đổi đắng cay muôn vàn
Một thân tự lập mà nên
Tha phương lắm độ phong sương hải tần
Lương duyên thay đổi đôi lần
Tuổi già phú túc miên miên cửu trường
Những người có chí thiện nhân
Trời dành hậu quả hưởng nhờ phước dư

9. Chữ Nhâm

Nhân sinh Nhâm tự biến vi Vương
Thân thọ mạng trường thiên số chung
Tỵ hiềm hung đồ tha biệt sở
Thân cư quan quý hậu an khương

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Nhâm biến vi chữ Vương
Thân thì thọ số, mạng thì vinh quang
Có lần cách trở gia hương
Xứ xa lập nghiệp, vinh quang ai bì
Số này nghiệp tổ không nhờ
Thân lưu đất khách lập nên cơ đồ
Trai thì vợ đôi,vợ ba
Gái thì số cũng đôi lần mới nên
Khá nên tích đức thiện nhơn
Hậu lai sẽ hưởng phước Trời ấm no

10. Chữ Quý

Nhân sinh Quý tự biến vi Thiên
Tiền hậu phu thê y lộc nhiên
Chức phận văn chương đa phú quý
Trí tuệ vinh hoa hưởng thọ trường

(Dịch Nôm – Ngọc hạp chính tông)

Chữ Quý biến vi chữ Thiên
Trai thời chức phận, gái thời chính chuyên
Số này cũng có đất điền
Gia môn phú túc thọ trường bền lâu
Vợ chồng hoà thuận đủ điều
Khi ra phong nhã, khi vào hào hoa
Nếu mà tích thiện, tu thêm
Ngày sau con cháu miên miên cửu trường

Theo bài thơ này, có khá nhiều câu “ăn theo”, thường là do các thầy giang hồ thuật sĩ dân gian thêm thắt, diễn nôm cho dễ nhớ dễ thuộc, kiểu như “Canh cô – Mậu quả”, “Trai Đinh Nhâm Quý thì tài – gái Đinh Nhâm Quý thì hai lần đò”.

Xét 1 cách chi tiết :

Tuổi Giáp : Nam thì tuổi trẻ tha hương lập nghiệp, Nữ thì lận đận tình duyên, gia đạo dời đổi đôi lần.

Tuổi Đinh : Nam thì thiếu thời vất vả, có chí lập nghiệp, trung vận ắt sẽ thành phú quý. Nữ thì gia đạo không yên, dời đổi đôi lần.

Tuổi Nhâm : Nam thì thiếu thời ly biệt tha hương, là người có tài chí, hậu vận sẽ thịnh đạt. Nữ thì gia đạo không yên, dời đổi đôi lần.

Tuổi Quý : Nam thì Phú Quý vinh hoa, Nữ thì chính chuyên, phu thê hòa mục (!)

Nếu xét như trên, để cho câu ấy đúng cho cả hai trường hợp (Nam có tài, Nữ hai lần đò), thì phải là : “Trai Đinh Nhâm Giáp thì tài, Gái Đinh Nhâm Giáp thì hai lần đò”.

Lý thuyết thì là như thế, nhưng thực tế câu ấy có đúng không thì chưa thể kết luận, bởi vì nếu xét theo Can Chi bát tự thì mới chỉ có Niên Can thôi chưa đủ. Tuy nhiên, nguyên tắc của Thuật số Tri Mệnh là “không có câu nào hoàn toàn đúng cho mọi trường hợp”, mà đơn giản chỉ nên hiểu rằng đó là 1 khía cạnh cần xem xét. Nhiệm vụ của “ông thầy” là phải tập hợp, tổng kết và … chốt hạ. Xôi gà ở đấy mà ra cả.

Thực ra, trong các bài thơ trên thì cái ý nghĩa “Trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng” thể hiện khá rõ. Bởi lẽ, chuyện dời đổi gia đình đâu chỉ có xảy ra với Nữ nhân, mà Nam nhân cũng chịu đó thôi, tại sao lại chỉ xét Nữ mà không xét Nam? Có phải chăng “Nữ nhân Phu Tử tối vi tiên”??

Vài lời bản nhảm, xin nhường các cao nhân tiếp tục.

Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tử Vi Đẩu Số Cách Cục Luận – Phần 5

0

6. 机月同梁格
6.Cơ Nguyệt Đồng Lương cách

此 指天同天梁在寅申坐命, 天机太阴在寅申坐命而言, 三方四正必是天机 , 太阴 , 天同 , 天梁四星交会, 再与禄存 , 科权禄 , 左右 , 昌曲 , 魁钺加会方为本格, 或身宫 , 命宫逢此四星会吉亦为本格, 务必三合有文昌或文曲方是. 入此格者, 多在公家机构 , 大规模企业中任职, 从事管理工作 , 外务工作 , 案牍工作 , 文秘工作 , 设计策划工作等, 一般事业稳定少风险. 格局佳者, 富贵不小. 见煞星则破格. 亦有从事自由职业者, 但仍以其专长技艺而成名. 于他宫守命会齐四星亦算此格.

Thử chỉ Thiên Đồng Thiên Lương tại Dần Thân tọa Mệnh,Thiên Cơ Thái Âm tại Dần Thân tọa Mệnh nhi ngôn,tam phương tứ chính tất thị Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương tứ tinh giao hội,tái dữ Lộc Tồn, Khoa Quyền Lộc, Tả Hữu, Xương Khúc, Khôi Việt gia hội phương vi bổn cách,hoặc Thân cung, Mệnh cung phùng thử tứ tinh hội cát diệc vi bổn cách,vụ tất tam hợp hữu Văn Xương hoặc Văn Khúc phương thị. Nhập thử cách giả,đa tại công gia cơ cấu, đại quy mô xí nghiệp trung nhiệm chức,tùng sự quản lý công tác, ngoại vụ công tác, án độc công tác, văn bí công tác, thiết kế sách hoạch công tác đẳng,nhất bàn sự nghiệp ổn định thiểu phong hiểm. Cách cục giai giả,phú quý bất tiểu. Kiến sát tinh tắc phá cách. Diệc hữu tùng sự tự do chức nghiệp giả,đãn nhưng dĩ kì chuyên trường kĩ nghệ nhi thành danh. Ư tha cung thủ Mệnh hội tề tứ tinh diệc toán thử cách.

诗曰:
寅申四曜命加临,
祖宗根源定有成.
刀笔之中宜作力,
荣华发旺在公门.

Thi viết:
Dần Thân tứ diệu Mệnh gia lâm,
tổ tông căn nguyên định hữu thành.
Đao bút chi trung nghi tác lực,
vinh hoa phát vượng tại công môn.

经云:“ 机 , 月 , 同 , 梁作吏人”, “ 机月同梁福临”, “ 寅申最喜同梁会”, “ 巳亥会同梁机月, 多主作吏人”( 加身宫会齐四星方是), “ 太阴与天机昌曲同宫于寅, 男为奴仆女为妓”.

Kinh vân: “Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương tác lại nhân” , “Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương phúc lâm” , “Dần Thân tối hỉ Đồng Lương hội” , “Tỵ Hợi hội Đồng Lương Cơ Nguyệt,đa thiển tác lại nhân” (gia thân cung hội tề tứ tinh phương thị) , “Thái Âm dữ Thiên Cơ Xương Khúc đồng cung ư Dần,nam vi nô bộc nữ vi kĩ” .

如:
王肯堂, 乾造 1549 己酉年九月十二日申时生, 天机太阴在寅宫坐命, 财帛 , 官禄见天同 , 天梁, 无子. 明代著名医学家. 早年习读文史, 兼精医学, 曾任福建参政等职, 晚年退居故乡后, 著有 《 六科准绳》, 《 古今医统正脉全书》 等. ( 己酉甲戌戊寅庚申, 一岁)

Như:
Vương Khẳng Đường,càn tạo 1549 Kỷ Dậu niên Cửu Nguyệt thập nhị nhật Thân thời sanh,Thiên Cơ Thái Âm tại Dần cung tọa Mệnh,Tài Bạch, Quan Lộc kiến Thiên Đồng, Thiên Lương,vô tử. Minh Đại trước danh y học gia. Tảo niên tập độc văn sử,kiêm tinh y học,tằng nhậm phúc kiến tham chính đẳng chức,vãn niên thối cư cố hương hậu,trước hữu 《lục khoa chuẩn thằng》 , 《cổ kim y thống chính mạch toàn thư》 đẳng. (Kỷ Dậu Giáp Tuất Mậu Dần Canh Thân,nhất tuế)

陆游, 乾造 1125 乙巳年十月十七日卯时生, 天机太阴在申宫坐命, 财帛 , 官禄宫见天同 , 天梁. 南宋大诗人, 今存诗九千多首, 大多雄浑豪放, 不少诗词充满爱国激情. 曾任夔州通判 , 宝章阁待制, 命犯劫空忌星, 羊陀冲照, 政治上不能显达, 一生犹如浪里行船, 报国无门, 至死都没能见到收复中原. ( 乙巳丁亥甲寅丁卯)

Lục Du,càn tạo 1125 Ất Tỵ niên Thập Nguyệt thập thất nhật Mão thời sanh,Thiên Cơ Thái Âm tại Thân cung tọa Mệnh,Tài Bạch, Quan Lộc cung kiến Thiên Đồng, Thiên Lương. Nam Tống đại thi nhân,kim tồn thi cửu thiên đa thủ,đại đa hùng hồn hào phóng,bất thiểu thi từ sung mãn ái quốc kích tình. Tằng nhậm quỳ châu thông phán, bảo chương các đãi chế,Mệnh phạm Kiếp Không Kị tinh,Dương Đà trùng chiếu,chính trị thượng bất năng hiển đạt,nhất sinh do như lãng lý hành thuyền,báo quốc vô môn,chí tử đô một năng kiến đáo thu phục Trung Nguyên. (Ất Tỵ Đinh Hợi giáp Dần Đinh Mão)

庄淑婉女士, 坤造 1954 甲午年九月初九日寅时, 生于澳门. 天同天梁在申宫坐命, 财帛 , 官禄宫见太阴 , 天机, 禄马交驰, 左右相逢, 故大富. 现任香港申银万国有限公司 , 申银万国证券有限公司总裁

Trang Thục Yển nữ sĩ,khôn tạo 1954 Giáp Ngọ niên Cửu Nguyệt sơ cửu nhật Dần thời,sinh vu Áo Môn. Thiên Đồng Thiên Lương tại Thân cung tọa Mệnh,Tài Bạch, Quan Lộc cung kiến Thái Âm, Thiên Cơ,Lộc Mã giao trì,Tả Hữu tương phùng,cố đại phú. Hiện nhiệm hương cảng thân ngân vạn quốc hữu hạn công ti, thân ngân vạn quốc chứng khoán hữu hạn công ti tổng tài.

6. Cơ Nguyệt Đồng Lương Cách

Đây là cách nói về mệnh an tại Dần hoặc Thân có Thiên Đồng, Thiên Lương đồng thủ, hoặc Thiên Cơ, Thái Âm đồng thủ, tam phương tứ chính Thiên Cơ Thái Âm, hay Thiên Đồng Thiên Lương hội chiếu, lại có Lộc Tồn, Khoa Quyền Lộc, Tả Hữu, Xương Khúc, Khôi Việt hội tụ chính là cách này, hoặc cung thân, hay cung mệnh có 4 sao Cơ Nguyệt Đồng Lương hội cát tinh cũng là cách này, phải có Văn Xương hoặc Văn Khúc tam hợp mới đúng cách. Người có cách này, phần nhiều là làm việc cho cơ quan nhà nước, hoặc nhận chức trong xí nghiệp quy mô, công tác quản lý, công tác đối ngoại, thư ký văn phòng, cũng như lập kế hoạch công tác, nói chung thường là các công việc ổn định, ít nguy hiểm. Được cách cục tốt đẹp, phú quý cũng không nhỏ. Gặp sát tinh dĩ nhiên là phá cách. Cũng thường có những nhà chuyên môn rất nỗi danh trong những nghề tự do. Mệnh an ở những cung khác mà có đũ 4 sao cũng đoán như cách này.

Thơ viết như sau:
Dần Thân tứ diệu mệnh gia lâm,
Tổ tông căn nguyên định hữu thành.
Đao bút chi trung nghi tác lực,
Vinh hoa phát vượng tại công môn.

Phú viết trong sách như:
“Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân”, “Cơ Nguyệt Đồng Lương phúc lâm”, “Dần Thân tối hỷ Đồng Lương hội”, “Tỵ Hợi hội Đồng Lương Cơ Nguyệt, đa chủ tác lại nhân” (cùng cung an thân có Tứ Linh hội tụ đúng là cách), “Thái Âm dữ Thiên Cơ Xương Khúc đồng cung ư Dần, nam vi nô bộc nữ vi kỹ”.

Như lá số sau đây:
Vương Khẳng Đường, nam mạng sanh ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Dậu (1549) giờ Thân, Thiên Cơ Thái Âm đồng thủ mệnh tại Dần, cung Tài Bạch, Quan Lộc gặp Thiên Đồng, Thiên Lương, không có con. Thầy thuốc nổi tiếng đời Minh. Sớm học văn sử tinh thông y học, từng tham chính ở Phúc Kiến, tuổi già trở về quê nhà, sách y thuật sáng tác có: “Lục Khoa Chuẩn Thằng”, “Cổ Kim Y Thông Chính Mạch Toàn Thư”.
(Bát tự: Kỷ Dậu Giáp Tuất Mậu Dần Canh Thân, khởi vận một tuổi).

Lục Du, nam mạng sanh ngày 17 tháng 10 năm Ất Tỵ (1125) giờ Mão, Thiên Cơ Thái Âm đồng thủ mệnh tại Thân, cung Tài Bạch, Quan Lộc có Thiên Đồng, Thiên Lương. Nhà thơ lớn đời Nam Tống, hiện còn có hơn chín mươi bài thơ của ông, đa số lời thơ hùng hồn, hào phóng, không ít bài mà lời lẽ rất nhiệt tình yêu nước. Từng nhậm chức Thông Phán Quỳ Châu, bởi mệnh phạm Kiếp Không Kị tinh, Dương Đà xung chiếu, nên đường chính trị khó mà hiển đạt, một đời như thuyền đi trong sóng, cho đến chết vẫn không thấy được ngày đất nước hồi phục.
(Bát tự: Ất Tỵ Đinh Hợi Giáp Dần Đinh Mão).

Bà Trang Thục Uyển, nữ mạng sanh ngày mùng 9 tháng 9 năm Giáp Ngọ (1954) giờ Dần, tại Áo Môn (Macao). Thiên Đồng Thiên Lương đồng thủ mệnh tại Thân, cung Tài Bạch, cung Quan Lộc có Thái Âm, Thiên Cơ, Lộc Mã giao trì, Tả Hữu hội tụ cho nên là đại phú. Hiện đang nhiệm chức chủ tịch Hương Cảng Thân Ngân Vạn Quốc, Ltd, công ty chứng khoán Thân Ngân Vạn Quốc, Ltd.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tử Vi Đẩu Số Cách Cục Luận – Phần 4

0

4. 君臣庆会格

4. Quân Thần Khánh Hội cách

命 宫有紫微星, 得天府 、 天相 、 左辅 、 右弼 、 文昌 、 文曲 、 三台 、 八座 、 龙池 、 凤阁 、 恩光 、 天贵等吉星在三方四正会合, 无煞方合此格, 加禄存并吉化更佳。 见四煞空劫诸恶同宫或加会谓之奴欺主, 臣蔽君, 反为祸乱, 不合此格。 紫微为君, 府相 、 左右 、 昌曲诸星作臣, 故为君臣庆会。 人命得此格, 不大贵即当大富。

Mệnh cung hữu Tử Vi tinh,đắc Thiên Phủ、Thiên Tướng、Tả Phụ、Hữu Bật、Văn Xương、Văn Khúc、Tam Thai、Bát Tọa、Long Trì、Phượng Các、Ân Quang、Thiên Quý đẳng cát tinh tại tam phương tứ chính hối hợp,vô sát phương hiệp thử cách,gia Lộc Tồn tịnh cát hóa canh giai。Kiến tứ sát Không Kiếp chư ác đồng cung hoặc gia hội vị chi nô khi thiển,thần tế quân,phản vi họa loạn,bất hợp thử cách。Tử Vi vị quân,Phủ Tướng、Tả Phụ、Xương Khúc chư tinh tác thần,cố vị Quân Thần Khánh Hội。Nhân Mệnh đắc thử cách,bất đại quý tức đương đại phú。

其基本格局为:
Kỳ cơ bổn cách cục vi:

① 命宫有紫微天相坐辰戌, 会文昌文曲。
① Mệnh cung hữu Tử Vi Thiên Tướng tọa Thìn Tuất,hội Văn Xương Văn Khúc。

② 命宫有天府独坐巳亥, 天机 、 太阴 、 天同和天梁夹命。
② Mệnh cung hữu Thiên Phủ độc tọa Tỵ Hợi,Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng hòa Thiên Lương giáp Mệnh。

③ 命宫有紫微破军, 左辅右弼夹命 、 合禄存 、天相来朝 坐文昌文曲龙池凤阁 、吉星 天马 台辅 封诰 三台八座 在三方四正会合。
③ Mệnh cung hữu Tử Vi Phá Quân,Tả Phụ Hữu Bật giáp Mệnh, hiệp Lộc Tồn, Thiên Tướng lai triều tọa Văn Xương Văn Khúc Long Trì Phượng Các, cát tinh Thiên Mã Thai Phụ Phong Cáo Tam Thai Bát Tọa tại tam phương tứ chính hội hợp。

注释:
君 臣庆会, 另一说法是与 「 百官朝拱」 相同, 即是紫微会 「 文武百官」( 天府 、 天相 、 左辅 、 右弼 、 天魁 、 天钺 、 文昌 、 文曲 、 禄存 、 天马 、 台辅 、 封诰 、 龙池 、 凤阁 、 三台 、 八座 、 恩光 、 天贵)。

Chú thích:
Quân Thần Khánh Hội,lánh nhất thuyết pháp thị dữ bách quan triều củng tương đồng,tức thị Tử Vi hội văn vũ bách quan (Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thai Phụ, Phong Cáo, Long Trì, Phượng Các, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý) 。

经云:“ 君臣庆会, 才学经邦”。
Kinh vân: “Quân Thần Khánh Hội,tài học kinh bang” 。

Quân Thần Khánh Hội Cách

Cung mệnh có Tử Vi, được Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phù, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Toạ, Long Trì Phượng Các, Ân Quang Thiên Quý cùng cát tinh ở tam phương tứ chính hội hợp, không có sát tinh chính là cách này, thêm Lộc Tồn cũng như cát hoá cũng càng tốt đẹp hơn. Gặp Tứ Sát Không Kiếp cùng các ác tinh khác đồng cung hay hội chiếu thì không hợp cách, chủ bị người dưới quyền qua mặt, lường gạt (tớ dấu chủ, quần thần che lấp vua, làm phản). Tử Vi là vua, các sao Phủ Tướng, Tả Hữu, Xương Khúc là quân thần, cho nên gọi là Quan Thần Khành Hội. Người được mệnh này, không được đại quý thì cũng đại phú.

Cách cục này gồm có:

① Cung Mệnh có Tử Vi Thiên Tướng đồng cung an tại Thìn hay Tuất,gặp Văn Xương Văn Khúc。

② Cung Mệnh có Thiên Phủ độc thủ tại Tỵ hay Hợi,gặp Thiên Cơ và Thái Âm, hai bên có Thiên Đồng với Thiên Lương giáp Mệnh。

③ Cung Mệnh có Tử Vi Phá Quân đồng cung,hai bên có Tả Phụ và Hữu Bật giáp Mệnh, nhị hợp có Lộc Tồn, Thiên Tướng và Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các xung chiếu, thêm vào nhiều cát tinh như Thiên Mã, Thai Phụ, Phong Cáo, Tam Thai, Bát Tọa tại tam phương tứ chính hội họp。
Chú thích:

Cách Quân Thần Khánh Hội phải lánh xa những tham quan vô lại (lánh xa Không Kiếp) tức là Tử Vi cần gặp trung thần bá quan văn võ (nên gặp Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thai Phụ, Phong Cáo, Long Trì, Phượng Các, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý).

Sách viết:
“Quân Thần Khánh Hội, tài học kinh bang”.

Nghĩa là: Ai có cách Quân Thần Khánh Hội thì là người tài trí học cao.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

- Advertisement -