23.4 C
Hanoi
Thứ Năm, 27 Tháng Hai, 2025
spot_img
Home Blog Page 46

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Phụ mẫu

0

Đẩu số với “Phụ mẫu cung”, có ba ý nghĩa quan trọng khi thôi đoạn luận đoán:

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Thứ nhất (đệ nhất), sử dụng để thôi đoạn luận đoán về duyên phận giữa cá nhân cùng với phụ mẫu, với sinh tử tồn vong bệnh phúc các chủng loại tình huống của phụ mẫu.

Thứ hai (đệ nhị), quan hệ giữa cá nhân cùng với thượng ti, ông chủ như thế nào?

Thứ ba (đệ tam), là người bình thường lập thân trong xã hội, cuối cùng chung quy có một chút quan lại hoặc cơ quan có thể tại trong một giai đoạn thời kì với hành động làm chủ quản cá nhân. Những người chủ quản quan lại hoặc chủ quản cơ quan cùng với cá nhân có mối quan hệ như thế nào?

Với ba điều nói trên, trong Mệnh bàn có “Phụ mẫu cung” chủ yếu sử dụng để luận đoán về điều thứ nhất. Luận đoán được chủ yếu tính chất như sau, nhưng vẫn tương ứng với kiểm chứng tại mỗi cái đại hạn cùng mỗi cái lưu niên tại Phụ mẫu cung để luận đoán, với sự xem xét cát hung họa phúc của phụ mẫu tại một thời kì. Còn như đệ nhị, đệ tam lưỡng điểm, thì chủ yếu do từ đại hạn hoặc lưu niên với “Phụ mẫu cung” để luận đoán. Nhưng lại cần phải linh hoạt ứng dụng những tính chất được liệt kê trong thiên này. Ví dụ như, Thiên Cơ thủ Phụ mẫu cung, cùng với Thiên Mã đồng độ hoặc đối chiếu thì chủ là người ấu niên li gia. Nhất là khi tại lưu niên Phụ mẫu cung phùng kết cấu tinh hệ thì, dể có khả năng là vận trình có một lần li biệt hoặc đề bạt giữa bản thân mình với thượng ti; hoặc chủ tự bản thân mình li khai xuất thân ra khỏi công ti. Lại như, Thiên Đồng Cự Môn đồng độ thủ Phụ mẫu cung, chủ phụ tử bất hòa. Đương khi tại lưu niên Phụ mẫu cung kiến kết cấu tinh hệ này, dể có khả năng là nội trong năm ấy, chủ là bản thân mình và chủ quản trong cơ quan bất hòa. (Nếu là kiến trúc sư, thì có khả năng cùng với quan lại phê duyệt đồ án có sự bất hòa; nếu là nhà công nghiệp, thì có khả năng cùng với lao công bộ môn bất hòa các loại).

Có khả năng lí giải được liên quan đến “Phụ mẫu cung” với chân chính ý nghĩa, tại luận đoán thì tài năng phát huy tương ứng có hiệu lực có tác dụng, liên quan đến một điểm này, sách Đẩu số trên phố phường rất ít đem nói ra điều này. Nhưng tại thật tế ứng dụng thì, độc giả nhất định gặp phải sự phát sinh ra một cái khốn nhiễu, tức là sau đó xem đến đại hạn hoặc lưu niên với tổ hợp tinh diệu tại Phụ mẫu cung, có khả năng không hiểu rỏ đạo lý về tính chất của tinh hệ là cứu cánh tương ứng nên sử dụng làm đại biểu cho phụ mẫu, hoặc là đại biểu cho thượng ti, còn là đại biểu cho quản hạt của chính bản thân mình với cơ quan và quan lại.

Chiếu theo kinh nghiệm của bút giả, thông thường có thể sử dụng cùng với xem xét các cung vị khác nhằm đưa ra biện pháp để giải quyết. Như đồng thời xem xét Sự nghiệp cung, thôi đoạn luận đoán tình trạng của mối quan hệ với thượng ti; đồng thời xem xét Điền trạch cung, thôi đoạn luận đoán từng chủng loại tình trạng là họa là phúc của phụ mẫu; đồng thời xem xét Phúc đức cung, thôi đoạn luận đoán tình trạng giao thiệp với cơ quan chủ quản; mà cả ba cái này đều phải tương ứng đồng thời xem xét Mệnh cung cẩn thận tường tận để làm cơ sở thôi đoạn luận đoán.

Đương nhiên, có khi tình hình thật tế căn bản một chút không phức tạp như thế này. Ví dụ như một người từ trung niên trở về sau, với khả năng là song thân đã tạ thế, tự bản thân mình lại trở thành ông chủ lão bản, đại hạn và lưu niên Phụ mẫu cung với tính chất tinh diệu như thế này, đương nhiên dể chuyên chỉ kì sở thiệp với đơn vị chủ quản mà nói. Như lưu niên Phụ mẫu cung có Thiên Lương nhập thủ, Thiên Khôi Thiên Việt đồng độ hội chiếu, chủ là người đắc phụ mẫu ấm tí. Về sau này, làm cho biến thành có thể đắc sở thiệp với cơ quan ích ấm. Minh bạch những nguyên tắc luận đoán này, đối với sự trình bày của thiên này dể tự có thể linh hoạt ứng dụng.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, mà lại hội chư Cát, chủ là người có phụ mẫu phú quý, mà lại không bị hình khắc. Nếu lạc hãm, thì phụ mẫu chủ kiến cực kỳ cường mạnh, dể cùng với tự bản thân mình phát sinh ý kiến trái ngược. Kiến Sát diệu thì chủ bất hòa. Vào đại hạn lưu niên thì là phụ mẫu có nguy hiểm tai bệnh. Phụ mẫu cung có Tham Lang, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Diêu các tinh diệu đồng độ, chủ có kế mẫu, hoặc phụ thân có người bên ngoài, thiên phòng vợ nhỏ. Nhưng Mệnh cung kiến Hỏa Tinh, Linh Tinh độc thủ, Phụ mẫu cung lại giống như tình hình đã nói ở trên, thì có khả năng là con nuôi của người khác (quá kế xuất tự chi Mệnh), chủ có lưỡng trùng phụ mẫu. Điều được gọi là lưỡng trùng phụ mẫu, bao gồm bản thân mình cùng tùy tùng phụ thân, mẫu thân cưới lần khác (lánh giá); hoặc trong tình hình mẫu thân tự mình tái hôn tự bản thân mình có phát sinh phụ (cha dượng), bất thuần chỉ nói về điều làm con nuôi họ khác (xuất tự quá kế nhi ngôn). Sau đây là chủng loại tình hình phức tạp, Phụ mẫu cung có nhiều Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc đồng độ. (Chủng loại tình hình này có thể sử dụng với các tinh diệu khác nhập thủ Phụ mẫu cung, không chỉ chuyên mỗi Tử Vi nhập thủ nhi ngôn). Tử Vi thủ Phụ mẫu cung, có Kình Dương, Đà La, Hóa Kị, Thiên Hình đồng độ hội chiếu, chủ hình khắc. Phụ mẫu hoặc có ý ngoại chi tai. Hoặc có trọng bệnh. Tại Mệnh bàn Phụ mẫu cung thì chủ là người ấu niên cùng phụ mẫu có quan hệ sơ viễn. Trọn đời cũng thiếu phụ mẫu ấm tí. (Chúng ta đương nhiên có thể đem chủng loại tính chất này khoách đại, xem là một giai đoạn thời kì không được thượng ti nể trọng; hoặc sự giao thiệp với cơ quan chủ quản thường có phát sinh trở ngại).

Tử Vi Thiên Phủ đồng độ, chủ phụ mẫu phú quý, mà không có hình khắc.

Tử Vi và Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu; chủ là người rời xa gia đình từ nhỏ, không thì có hình khắc, hoặc sự khác biệt cực kỳ sâu nặng.

Người có Tử Vi Thất Sát đồng độ, kiến Cát diệu hội hợp không có hình khắc, duy chủ phụ mẫu uy quyền, hoặc tính cách cường liệt. Kiến Sát Hình cùng Kiếp Sát, Cô Thần đẳng diệu chủ hình khắc.

Tử Vi Thiên Tướng đồng độ, hỉ kiến Thiên Đức, Giải Thần, Thiên Vu, chủ bất khắc, kiến Sát Kị Hình Cô các sao này chủ hình khắc.

Tử Vi Tham Lang đồng độ, thông thường chủ bất khắc.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ là phù đãng tinh diệu, nhập thủ Phụ mẫu cung, chủ là người viễn li phụ mẫu, không thì có hình thương khắc hại. Thiên Cơ thủ Phụ mẫu cung, Thiên Mã đồng độ, hoặc tại đối cung củng chiếu, chủ là người ấu niên li gia; lớn tuổi thì làm rể nhà vợ (niên trường tắc nhập chuế nhạc gia). Nhất là tại xã hội hiện đại, ý nghĩa của điều này lại có thể chuyển biến thành là người cung dưỡng nhạc phụ nhạc mẫu, nhưng ngược lại đối với thân sinh phụ mẫu thì sơ viễn. Người có Thiên Cơ thủ Phụ mẫu cung, có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Hóa Kị, Âm Sát, Kiếp Sát, Cô Thần đẳng diệu (gọi chung là “Sát Kị Hình Cô”) đồng độ hoặc hội chiếu, chủ ấu niên phụ mẫu bất toàn không đầy đủ. Hoặc chủ trùng bái phụ mẫu (làm con nuôi), xuất thân từ người khác, hoặc có quá phòng phụ mẫu (cha mẹ khác).

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, tảo niên bất lợi phụ mẫu. Người với Mệnh cung kiến Hỏa Linh các sao này cũng chủ lưỡng trùng phụ mẫu.

Thiên Cơ Thái Âm đồng độ hội chiếu; hoặc người với Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ hội chiếu, không chủ hình khắc. Kiến tam Hóa cát diệu, Phụ Tá cát diệu lại chủ đắc phụ mẫu ấm tí. Với người kiến Sát Kị Hình Cô chư diệu như đã trình bày ở trên thì chủ phụ mẫu có tai bệnh. Nhưng với người có Thiên Cơ Thiên Lương kiến Sát Kị Hình Cô các sao này, cũng chủ phụ mẫu chủ kiến cực kỳ nặng, cần phải tiểu tâm chú ý điều hòa sự khác biệt.

3. Thái Dương.

Thái Dương thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, phụ mẫu không bị hình khắc. Canh kiến tam Hóa, Phụ Tá cát diệu hội chiếu đồng độ, thì chủ được phụ mẫu ái sủng. Lại chủ phụ mẫu phú dụ giàu có, sự nghiệp chưởng quyền (trong tay nắm quyền hành). Nếu lạc hãm, thì phụ thân bất lợi. Nhưng lạc hãm Hóa Kị, mà phùng tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình các sao này, cần phải đồng thời xem xét trong Mệnh bàn với Thái Âm có hay không có Sát đồng độ, nếu như có Sát, chủ khắc mẫu. Nếu như vô Sát, ngược lại có Cát tinh cùng Thiên Lương, Thiên Thọ, Giải Thần, Thiên Phúc đẳng tinh đồng độ hội chiếu, thì chủ trước tiên khắc phụ.

Thái Dương Thái Âm tại Sửu cung đồng độ, bất lợi phụ. Tại Mùi cung đồng độ bất lợi mẫu. Thái Dương Hóa Kị thông thường chủ phụ có nhiều tai bệnh; Thái Âm Hóa Kị thông thường chủ mẫu có nhiều tai bệnh.

Thái Dương Cự Môn đồng độ, chủ cùng với phụ thân bất hòa, có sự khác biệt lớn.

Người có Thái Dương Thiên Lương đồng độ, có Cát tinh hội chiếu mà vô Sát các sao này, phụ mẫu không bị hình khắc. Tại Mão cung đồng độ lại chủ đắc phúc ấm từ phụ mẫu; nếu cùng với Sát Hình chư diệu đồng hội, thì chủ hình khắc, hoặc viễn li phụ mẫu, hoặc trùng bái phụ mẫu.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc mang theo tính chất cô khắc hình kị, thủ Phụ mẫu cung, thông thường chủ hình khắc phụ mẫu. Nếu nhập miếu, mà lại có Cát tinh đồng hội, thì thích nghi quá kế xuất tự (làm co nuôi). Hoặc viễn li phụ mẫu, thì có thể tránh được hình khắc. Do vì Vũ Khúc là Tài tinh, cho nên nếu khi ấu niên hoặc thiếu niên, người này tự thân tai bệnh là nguyên nhân phá hao phụ mẫu sản nghiệp, thì cũng không bị hình khắc. Vũ Khúc tại Phụ mẫu cung hỉ kiến Thiên Phủ, Thiên Thọ, có thể tránh được hình khắc. Nhưng Vũ Khúc đến cuối cùng (cứu cánh) mang theo sắc thái cô khắc, cho nên dù cho tránh được hình khắc, cũng chủ không được phụ mẫu sủng ái. Nếu Vũ Khúc tại Phụ mẫu cung hội chiếu tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình, Cô Thần các sao này, thì ấu niên đã hình khắc phụ mẫu, hoặc tai hoặc bệnh. Canh kiến Kị tinh, chủ phụ mẫu tử vong, hoặc bệnh nan y hiểm nghèo (hoạn tuyệt chứng), hoặc gia nghiệp của phụ mẫu bị điêu linh, kinh tế khốn nan.

Vũ Khúc Thất Sát, Vũ Khúc Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, cũng đều chủ hình thương khắc hại.

Vũ Khúc Thiên Tướng đồng độ, kiến Cát không bị hình khắc; kiến Sát Kị thì có thương khắc.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng là Phúc tinh, nhưng điều được gọi là “Phúc”, có khi chỉ là người thiếu niên gian tân, bạch thủ hưng gia lập nghiệp. Cho nên khi nhập thủ Phụ mẫu cung thì, vẫn cần phải chú ý xem xét cẩn thận tường tận có hay không có tính chất hình khắc thương hại. Thiên Đồng nhập miếu, chủ là người thiếu niên phụ mẫu song toàn, không bị khắc hại hình thương. Thiên Đồng lạc hãm, kiến Phụ Tá cát diệu, cùng Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Thọ, Thiên Phúc các sao này không bị hình thương khắc hại. Không thì thích nghi viễn li phụ mẫu hoặc quá kế xuất tự. Người có Thiên Đồng tại Phụ mẫu cung cùng với Hỏa Linh Dương Đà, Không Kiếp Thiên Hình đồng hội các sao này cũng chủ hình khắc, cần phải quá kế xuất tự (làm con nuôi họ khác hoặc là đi tu).

Người có Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, Thái Âm Hóa Kị hoặc tại Ngọ cung đồng độ kiến Sát Hình mà không có Cát tinh giải cứu, chủ trước tiên khắc mẫu; nếu có Cát tinh giải cứu mà trong Mệnh bàn Thái Dương lạc hãm hội chiếu, thì chủ trước tiên khắc phụ. Nếu người có Thái Âm Thiên Đồng tại Tí cung đồng độ, bất kiến Sát Hình các sao này, chủ phụ mẫu không bị hình khắc thương hại. Tái kiến chúng Cát hội củng hoặc đồng độ, lại chủ đắc phụ mẫu ấm tí.

Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, chủ phụ tử bất hòa, hoặc phụ tử chênh lệch tuổi nhau rất lớn.

Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, bất chủ hình khắc thương hại, duy Thiên Đồng Hóa Kị, hoặc hội chiếu tứ Sát Hình Cô các sao này, thì vẫn chủ có khắc hại. Nếu Cát Hung tinh diệu tịnh chiếu, thì chủ phụ tử bất hòa.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh thủ Phụ mẫu cung là Ác diệu, thông thường cũng đều bất lợi cho phụ mẫu, có hình thương khắc hại, người bị nhẹ cũng chủ bất thụ phụ mẫu ấm tí, hoặc cảm tình thiếu tốt đẹp. Liêm Trinh tại Phụ mẫu cung lạc hãm, hoặc Hóa Kị, cần phải xuất tự hoặc quá kế (làm con nuôi hoặc đi tu), hoặc trùng bái phụ mẫu. Nếu đắc Thiên Phủ, Thiên Tướng đồng độ hoặc hội chiếu, lại kiến Thiên Phúc, Thiên Thọ đẳng cát diệu các sao này thì có được sự giải cứu, mức độ khắc hại giảm nhẹ, cận chủ tình cảm không hòa hiệp. Liêm Trinh và Thiên Mã, Thiên Hư đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ ấu niên viễn li phụ mẫu.

Người có Liêm Trinh có Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang hội chiếu hoặc đồng độ các sao này, cũng đều chủ phụ mẫu hình thương. Canh kiến tứ Sát, Không Kiếp, Thiên Hình, Cô Thần, Âm Sát, thì chủ hình khắc tử vong, hoặc gặp phải tai họa trọng đại, hoặc có bệnh nguy hiểm nan y (nguy chứng tuyệt chứng).

Nếu Liêm Trinh thủ Phụ mẫu cung, có Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, chủ là người từ thiên phòng kế thất sinh ra. Không thì chủ phụ thân có người bên ngoài. Tại xã hội hiện đại, cũng có khả năng chủ mẫu thân có lưỡng thứ hôn nhân.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ thủ Phụ mẫu cung thông thường cũng chủ phụ tử cảm tình hòa hiệp. Cũng chủ là người khi ấu niên phụ mẫu song toàn. Nhưng nếu Thiên Phủ và Kình Dương đồng cung, thì cũng chủ phụ tử ý kiến bất hòa. Hỉ kiến chư Cát, đều chủ được hưởng thụ phúc ấm từ phụ mẫu. Nhưng nếu là người có Lộc Tồn đồng độ, thì chủ phụ mẫu thích nắm quyền về tài chính, lão niên cũng không thích giao thác cho bản thân mình. Canh kiến Huynh đệ cung có tinh diệu mang tính chất thị phi phân tranh, thì chủ phụ mẫu đối với tự bản thân mình có thiên kiến, thì quyền giao cho huynh đệ tỷ muội. Với người có Thiên Phủ tại Phụ mẫu cung, hội chiếu Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Không Kiếp, Thiên Hình các sao này, nhưng vẫn chủ phụ mẫu có bị hình thương. Thích nghi phân cư sống riêng, hoặc xuất tự quá kế.

8. Thái Âm.

Người có Thái Âm thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, có Cát diệu đồng hội các sao này, chủ phụ mẫu song toàn, không bị hình khắc thương hại. Nếu Thái Âm lạc hãm, thì không được hưởng phúc ấm từ mẫu thân, hoặc mẫu thân chết sớm hoặc mẫu thân li hôn tái giá, tự bản thân mình thì tùy thuộc vào cha (tắc cân tùy phụ thân); Hoặc mẫu thân với tự bản thân mình lúc ấu niên có nhiều bệnh có thể đối với bản thân mình tự chăm sóc lo liệu (tự kỷ chiếu liêu). Cần phải xem xét tường tận tinh diệu hội hợp mà xác định. Thông thường kiến Đào Hoa, Thiên Hình chủ tái giá; kiến Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Âm Sát thì chủ hoạn bệnh, với người kiến Hóa Kị cùng Sát Hình chủ tử vong. Phàm Thái Âm Hóa Kị tại Phụ mẫu cung, nhưng vẫn cần phải đồng thời xem xét Thái Dương trên Mệnh bàn, nếu lạc hãm kiến Sát Hình các sao này chủ cha chết trước. Cha chết thì Mẫu thành quả phụ, cũng hợp với tính chất của Thái Âm Hóa Kị. Với người có Thái Âm hội tứ Sát, Thiên Hình, Hóa Kị, Âm Sát, Cô Thần, Thiên Hư các sao này, ấu niên cần phải quá kế (làm con nuôi). Kiến Thiên Mã thì chủ viễn li, không thì có hình thương khắc hại. Người có Thái Âm Thái Dương đồng độ, tại Sửu cung thì bất lợi phụ; tại Mùi cung thì bất lợi mẫu.

9. Tham Lang.

Người có Tham Lang thủ Phụ mẫu cung, nhập miếu, Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc hội chiếu Cát diệu các sao này, phụ mẫu không bị hình khắc. Nếu người có Tham Lang Hóa Kị, hội Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp các sao này, thích nghi tảo niên viễn li Phụ mẫu hoặc xuất tự (đi tu), không thì chủ có hình khắc. Tái kiến Thiên Nguyệt, Âm Sát đồng độ, thì phụ mẫu có tai bệnh. Có Thiên Đức, Thiên Thọ, Thiên Phúc đồng độ, thì có sự giải cứu. Tham Lang nhập Phụ mẫu cung, thông thường chủ phụ mẫu tử nữ cảm tình hòa hiệp, nhưng có tự tư tự lợi chi tâm.

Nếu người có Tham Lang và Liêm Trinh đồng độ, hoặc kiến Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Hình, Thiên Diêu, Hàm Trì các sao này, chủ là người từ thiên phòng kế thất sinh ra, không thì chủ có hình khắc. Đại hạn lưu niên kiến các sao này, chủ phụ thân lão thượng phong lưu, hoặc vẫn còn nhiều phong hoa tuyết nguyệt với ứng thù tiệc tùng, không thì chủ phụ mẫu lún sâu vào ham mê sở thích thị hảo.

10. Cự Môn.

Cự Môn là Ám diệu, thủ Phụ mẫu cung bất lợi, có thể xem là Ác diệu. Thông thường tình hình, cũng ứng với quá kế xuất tự, trùng bái phụ mẫu, không thì chủ hình thương khắc hại.

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, khắc hại hình thương với tính chất càng thêm nặng. Cự Môn Hóa Kị, thì phụ tử có nhiều thị phi khẩu thiệt, Thiên Cơ Hóa Kị, hai đời đều có tâm cơ xảo quyệt (lưỡng đại các hoài cơ tâm).

Cự Môn Thái Dương đồng độ, hai đời tranh cải về những chuyện vô vị (lưỡng đại đa vô vị tranh sảo).

Cự Môn Thiên Đồng đồng độ, chủ tổ sản phụ nghiệp dần dần tiêu ma, hoặc không bảo tồn gìn giữ tổ nghiệp, bị người khác chiếm đoạt. Cũng chủ bất lợi phụ mẫu, lúc thiếu niên thì phụ mẫu khó được lưỡng toàn.

Cự môn thủ Phụ mẫu cung, hỉ kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn đồng độ hoặc hội chiếu, không có Sát Hình các sao này, chủ phụ mẫu phú dụ giàu có. Canh kiến Thiên Vu đồng độ hội chiếu, chủ phụ mẫu có di sản để lại. Nếu hội Hỏa, Linh, Dương, Đà, Không, Kiếp, Hình, Kị, thì chủ phụ mẫu có hình thương khắc hại, hoặc bị nhiều thị phi từ tụng.

11. Thiên Tướng.

Với người có Thiên Tướng thủ Phụ mẫu cung, nếu phùng “Tài Ấm giáp Ấn” các sao này, chủ phụ mẫu phú quý trường thọ. Nếu phùng “Hình Kị giáp Ấn” các sao này, thì chủ phụ mẫu có bị hình khắc tai thương bệnh họa. Thông thường tình hình giống như sau, Thiên Tướng nhập miếu thủ Phụ mẫu cung, không bị hình khắc. Nếu lạc hãm, kiến Cát giả không bị khắc, kiến Sát tinh Ác diệu thì hữu hình thương tai bệnh. Tối bất hỉ Vũ Khúc đồng độ, chủ có bị hình thương khắc hại. Với người có Vũ Khúc Hóa Kị các sao này càng thêm nặng. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị, chủ phụ mẫu có bị tai bệnh, người với Sát Hình chư diệu nặng các sao này, bị bệnh nguy hiểm nan y (hoạn tuyệt chứng cấp bệnh).

Liêm Trinh đồng độ, cũng chủ có bị hình thương tai bệnh, Hóa Kị giả, hoặc hai đời cảm tình quyết liệt đoạn tuyệt chấm dứt, hoặc phụ mẫu có huyết quang nguy chứng. Với người đồng hội tứ Sát các sao tảo niên có bị khắc. Canh kiến Hình Kị khắc nặng, thích nghi viễn li phụ mẫu hoặc trùng bái phụ mẫu.

Người có Thiên Tướng hội Khôi Việt, Phụ Bật, Giải Thần, Thiên Đức, Thiên Vu, Thiên Thọ các sao này, tuy dù kiến Sát Kị cũng chủ có được sự giải cứu.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương hóa khí là Ấm, nhập Phụ mẫu cung là tường diệu. Nếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đồng độ hoặc hội chiếu, cùng chủ đắc phụ mẫu ấm tí, lại chủ có di sản thừa kế để lại, người có kiến Thiên Vu đồng hội càng thêm chính xác. Duy chỉ bất hỉ cùng với Lộc Tồn đồng độ, chủ hai thế hệ (lưỡng đại) bất hòa, canh kiến Sát Hình đẳng diệu, thì chủ di sản phân tranh. Thiên Lương lạc hãm, thông thường cùng chủ hình thương khắc hại. Thiên Lương hội Kình Dương, Thiên Mã, chủ là người còn thiếu niên đã li gia. Người có Sát trọng các sao thì chủ tái bái phụ mẫu hoặc làm rể nối dòng giữ việc cúng tế (nhập chuế thừa thiêu).

Thiên Đồng đồng độ, thông thường không chủ hình thương khắc hại. Vô Sát, kiến Thiên Mã, thì chủ phụ tử có duyên phân ly (duyên phân thiển), hoặc phụ thân thường li gia đình, hoặc tự bản thân mình viễn li rời xa phụ mẫu. Duy chỉ Thiên Đồng nếu Hóa Kị, hội Sát, thì cũng chủ có bị hình thương. Hoặc hai thế hệ bất hòa, cũng thích nghi xuất tự trùng bái. Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, chủ ấu niên phụ mẫu li gia.

Người có Thái Dương Thiên Lương đồng độ, hội Cát diệu không bị hình thương khắc hại. Với người tại Mão cung càng thêm chủ đắc phụ mẫu phúc ấm; tại Dậu cung không thì phụ nghiệp tiêu ma (tại yểu ngụ phủ tắc phụ nghiệp tiêu ma). Nếu kiến Sát diệu, nhưng vẫn chủ hình phân li, trùng bái phụ mẫu hoặc làm rể nối dòng giữ việc cúng tế (nhập chuế thừa thiêu).

13. Thất Sát.

Thất Sát thủ Phụ mẫu cung là Ác diệu. Thông thường cùng chủ tảo niên li gia, hoặc phụ mẫu có bị hình thương khắc hại.

Thất Sát và Liêm Trinh, Vũ Khúc đồng độ, cùng đối với phụ mẫu bất lợi. Người có Hóa Kị thì tai bệnh, canh kiến Sát Hình chư diệu, thì hoặc phụ mẫu tử vong, hoặc phụ mẫu sự nghiệp băng bại, hoặc kiến trọng tai nguy chứng. Thất Sát duy chỉ cùng với Tử Vi đồng độ, kiến cát tinh tường diệu, mới không bị hình khắc thương hại. Người có Thất Sát nếu hội chiếu Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp, Kiếp Sát, Cô Thần các sao này, hình thương khắc hại rất nặng. Duy chỉ có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Phúc, Thiên Thọ có thể tái sinh giải cứu. Kiến Tử Vi cùng Thiên Tướng hội chiếu các sao này càng thêm chính xác, có thể hóa giải đi hiểm nguy.

14. Phá Quân.

Phá Quân tại Phụ mẫu cung cũng là Ác diệu, tính chất tương đồng Thất Sát. Tối hiềm Vũ Khúc, Liêm Trinh đồng độ, lại càng bất hỉ Hóa Kị. Duy chỉ có hỉ Tử Vi đồng độ lại hội Cát diệu, thì có thể tránh được hình thương khắc hại. Thông thường tình huống giống như sau, Phá Quân thủ Phụ mẫu cung, cùng chủ hình thương phụ mẫu, hoặc cảm tình bất hòa hiệp, bất luận phụ mẫu tồn vong đều chủ cô độc lẻ loi. Thích nghi viễn li phụ mẫu, hoặc xuất tự, nhập chuế, hoặc trùng bái phụ mẫu. Nếu Phá Quân và Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ, với người kiến Sát Hình Kị các sao này, chủ phụ mẫu có trọng bệnh. Phá Quân thủ Phụ mẫu cung, chủ bất thủ tổ nghiệp, hoặc tổ nghiệp hao tán.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Phúc đức

0

“Phúc đức cung” tại Đẩu số có tác dụng, sử dụng để thôi đoạn luận đoán một cá nhân với tư tưởng hoạt động và tinh thần hưởng thụ. Nếu như đem so sánh cùng với Mệnh Thân cung, có thể nói, Mệnh Thân cung của đời người chủ về vật chất hưởng thụ, thật chất vận trình, mà so với Phúc đức cung của đời người thì chủ mang theo điểm trừu tượng. Có một số người theo biểu hiện ngoài mặt để xem xét đánh giá, danh thành lợi tựu, người khác ao ước thèm muốn, nhưng có khả năng trong nội tâm của người đó thống khổ không giống như ở bên ngoài, người bên ngoài không thể hiểu được, đây chính là người có Mệnh Thân cung hảo, mà Phúc đức cung lại có khuyết hãm chi cố; hoặc hoàn toàn tương phản, có một số người mặc dù chưa được ấm no (cận kham ôn bão), nhưng trong nội tâm sung mãn khoái lạc, đây chính là những người do tại Mệnh Thân cung thiếu tốt đẹp, nhưng Phúc đức cung lại hảo tốt. “Phúc đức cung” và “Tài bạch cung” đối củng, có thể thấy sinh hoạt tinh thần vẫn hiển nhiên thoát li không phụ thuộc vào tài phú; và “Phu thê cung” hội chiếu, cũng đủ thấy một cá nhân với tinh thần hưởng thụ, và sinh hoạt hôn nhân có mối tương quan gắn bó mật thiết; cũng cùng với “Thiên di cung” tương hội, thì là do từ cá nhân với tư tưởng hoạt động, có thể ảnh hưởng đến chính cá nhân đó với chiều hướng, hoặc khư khư cố thủ gia viên, hoặc li gia xuất ngoại phát triển, luôn luôn quyết định bởi cá nhân với một ý niệm.

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Thiên này trình bày, lấy tinh thần hưởng thụ với lương hảo tốt đẹp hoặc phá phôi xấu xa làm chủ. Còn như về mặt tư tưởng hoạt động, bởi vì mỗi cá nhân có trình độ giáo dục bất đồng, rất khó tiến hành trình bày cụ thể, cận có thể đề xuất cung cấp một ít điều trọng yếu. Độc giả có thể tham khảo tính chất tinh diệu để thôi đoạn luận đoán. Thôi đoạn luận đoán Phúc đức cung, lấy tinh diệu Mệnh bàn Phúc đức cung làm chủ, sử dụng để thôi đoạn luận đoán đời người với bản chất tư tưởng, cùng phương diện tinh thần hưởng thụ với xu thế chủ yếu. Đại hạn cùng lưu niên có Phúc đức cung, thì sử dụng để xem xét tùy vào từng năm biến thiên mà đưa đến sự biến hóa thay đổi. Như Mệnh bàn Phúc đức cung là Tử Vi, Tử Vi tức là bản chất, tiếp đó một cái vận trình kiến Thiên Cơ tọa đại hạn Phúc đức cung, Tử Vi với tính chất hậu trọng vẫn ổn định bất biến, nhưng cũng chủ là người về sau lớn tuổi sẽ tăng gia sự linh động cơ biến. Như vậy mà thôi đoạn luận đoán, không được phép xem nhẹ tính chất chủ yếu của Phúc đức cung tại nguyên cục.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Phúc đức cung, thông thường cũng chủ là người với nhân phẩm đôn hậu, nhưng chủ quan rất mạnh. Bởi vì Tử Vi chính là Đế tinh, tự nhiên hỉ lấy ý kiến của chính bản thân mình làm ý kiến. Có Phụ Tá chư diệu đồng hội, hoặc đắc “Bách quan triều củng”, thì là người có chủ kiến tuy cường, nhưng vẫn có thể lắng nghe ý kiến của người khác tiến hành suy xét. Nếu không có chư Cát hội chiếu, thì thành kiến cực kỳ sâu nặng. Nếu không có chư Cát, lại cùng với Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì chủ là người thích triết lí, canh kiến Hoa Cái đồng độ, là người tất phải thích nghiên cứu tông giáo. Nếu cùng với Không Kiếp đồng độ tái kiến Sát diệu, thì có thể nghiên cứu lý số cùng công trình khoa mục. Thông thường mà nói, Tử Vi thủ Phúc đức cung chủ là người có tư tưởng cao thượng, hoặc có ham muốn làm lĩnh đạo, nhưng hỉ chi phối sắp xếp cùng sai khiến tả hữu người khác hành động. Nếu cùng với Đà La đồng độ, thì chủ tự sinh khốn nhiễu, vô sự mà phiền não. Nếu cùng với Tứ sát đồng hội, canh kiến Không Kiếp, Hình Hao, thì tinh thần có nhiều phiền táo; tái có Hóa Kị hội chiếu, thì chủ đa ưu đa lự.

Tử Vi Thiên Phủ đồng độ, hoặc Tử Vi Thiên Tướng đồng độ, cũng đều chủ là người tinh thần du khoái khai lãng. Người có Sát thì sinh phiền nhiễu.

Tử Vi Tham Lang đồng độ, hội Đào hoa chư diệu, chủ là người lấy đam mê sở thích làm hưởng thụ, hoặc thi tửu cầm kì, hoặc phong nguyệt đổ bác, bất nhất mà xác định. Hội Xương Khúc thì tất hảo văn nghệ. Nếu cùng với Không Kiếp đồng độ, thì tại văn nghệ tất phải có nhiều linh cảm.

Tử Vi Thất Sát đồng độ, hội Cát thì hảo lộng quyền bính, hội Hung Sát thì phiền táo bất an, hoặc hành sự thiếu suy nghĩ.

Tử Vi Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, chủ là người hảo thân lực thân vi, hơn nữa luôn luôn cải biến chủ ý. Hội Cát có thể như trên, nếu hội Hình Sát chư hung, thì chủ là người thân tâm lao lực, thay đổi xoành xoạch sáng nắng chiều mưa (triêu lệnh tịch cải). Tuy dù lao lực vất vả nhưng lại dể tự giác cho là hài lòng mãn túc.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ tọa Phúc đức cung, thông thường chủ là người có tư tưởng mẫn duệ. Đây chính là nguyên nhân cũng làm cho đời người tâm tư bất an. Nếu Thiên Cơ Hóa Kị, thì càng thêm chủ là người hành sự úy thủ úy vĩ, đụng chuyện thì thích chú ý vào chuyện vụn vặt, đến nỗi tiến thối thất cư, đa lự đa ưu. Nếu Thiên Cơ có Kình Dương, Đà La hội chiếu, thì chủ là người tự tầm phiền não, vô sự tầm sự, đến nỗi suốt ngày bôn ba. Nếu Thiên Cơ có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì chủ là người không có tinh thần hưởng thụ, suốt ngày bôn mang tâm phiền, thân và tâm không được yên tĩnh. Nếu Thiên Cơ có cát tinh tường diệu chiếu hội hoặc đồng độ, thì chủ là người tâm lao mà thân bất lao: mà ngoài tâm lao cũng bất trí đoản tiêm giác ngưu (bế tắc) đưa đến phát sinh vô vị khốn nhiễu. Nhưng là người là để truy cầu theo đuổi tinh thần hưởng thụ, hoặc là để tiêu ma thời gian, lại hỉ học tập nhiều vấn đề với tri thức và kĩ thuật, nhưng mà lại không thích thâm nhập đi sâu vào.

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, chủ là người phù hoạt, đa nghi, thiện biện, tư tưởng cơ mẫn mà thích thị phi phiền nhiễu. Nếu hội Cát diệu thì tâm nhiều suy nghĩ mà thân an, hội Sát Kị thì lao tâm lao lực.

Thiên Cơ Thái Âm đồng độ, chủ là người thân tâm lao lực, biểu hiện ra ngoài là một nhân vật hoan hỷ nhiệt náo, thế mà thật ra trong nội tâm lại thích thanh tĩnh. Hơn nữa khi cùng với Xương Khúc Văn diệu tương hội, hoặc kiến Hồng Loan Thiên Hỉ, là người tất phải hỉ văn nghệ.

Thiên Cơ và Thiên Lương đồng độ, thì tuy dù kiến Sát, nhưng vẫn chủ là người có thể tranh thủ thời gian hưởng nhàn (mang lí thâu nhàn), tầm cầu theo đuổi tinh thần hưởng thụ. Nhưng nếu Thiên Cơ Hóa Kị, thì khuynh hướng với bi quan tiêu cực, hoặc có khi có tư tưởng trách trời thương dân (thì hữu bi thiên mẫn nhân đích tư tưởng).

3. Thái Dương.

Thái Dương không thể không di động trên bầu trời (vô thì bất tại thiên không di động), bởi vậy khi thủ Phúc đức cung thì, chủ là người bôn mang vất vả không ngừng. Nhưng thân lao mà tâm vị tất đã lao. Nhưng nếu có Phụ Tá cát diệu hội hợp, hoặc đắc “Bách quan triều củng”, thì chủ trong khi vất vả bận rộn thì sự nghiệp thành tựu. Nếu kiến tứ Sát, Không Kiếp hội chiếu, thì chủ là người bôn tẩu không yên, hơn nữa thường thường hao phí khí lực. Nhưng có Cát diệu đồng thời hội chiếu, thì vẫn chủ có thành tựu. Thái Dương Hóa Kị, thì chủ là người dể dẫn đến thị phi khốn nhiễu, lao lực mà vô công, canh kiến Sát diệu, chủ thường đại nhân thụ quá, với tâm trí tâm tư không yên.

Thái Dương và Thái Âm đồng độ, gọi là “Âm dương điều hòa”, chủ là người mặc dù lao lực bôn mang vất vả, nhưng vẫn có thể hưởng thụ sinh hoạt tình thú. Có Cát diệu hội hợp, thì càng thêm có thể xác định là người chỉ huy, giảm thiểu lao lực.

Thái Dương và Cự Môn đồng độ, thì ngoại trừ có đặc tính của Thái Dương là chủ thân lao, nhưng vẫn có đặc tính của Cự Môn chủ tâm lao, cho nên chủ là người mọi sự việc đều bôn mang vất vả, lao tâm phí thần. Hóa Kị càng thêm chủ thiếu tinh thần hưởng thụ.

Thái Dương Thiên Lương đồng độ, thì không những không chủ bôn mang vất vả, hơn nữa ngược lại chủ là người có phương thức sinh hoạt thức độc đáo đặc biệt. Mà lại chủ là người có tác phong danh sĩ khí phái, biểu hiện không được quan tâm và chây lười. Nếu Thái Dương lạc hãm, thì khả năng do vì chây lười mà ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển. Thái Dương thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ phối ngẫu nhiệt tình, hôn nhân sinh hoạt có nhiều lạc thú. Nếu kiến Đào hoa chư diệu, thì cần phải đề phòng tự thân mình không thể cùng với phối ngẫu phối hợp.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc tại Phúc đức cung là Thiện diệu, chủ là người có thể hưởng phúc. Nhưng điều được gọi là hưởng phúc, lại có khả năng mang ý nghĩa là người thiếu nhìn xa trông rộng, phàm thấy mọi sự việc đều bước từng bước một, cho nên không tổn thương trí não. Tất cần phải có Cát tinh hội hợp, mà lại Vũ Khúc nhập miếu, mới chủ là người thiện giỏi với quyết đoán, nhưng về sau mới là có hưởng phúc chân chính. Nếu Vũ Khúc lạc hãm, thì khả năng làm cho vật chất sinh hoạt tinh thần bị tổn thương. Vũ Khúc Hóa Kị, thì chủ luôn luôn vì tiền tài đam tâm lo lắng, đến nỗi thân tâm câu lao.

Vũ Khúc và Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, tái kiến Đà La, thì chủ là người bôn mang tâm phiền.

Nếu Vũ Khúc và Thất Sát đồng độ hoặc hội chiếu, tái kiến Thiên Mã, thì chủ là người tầm thường không thành, hoặc đa lao thiểu thành. Tái kiến Sát diệu, chủ sốt ruột. Có Cát hội chiếu, thì lao mà hậu thành.

Vũ Khúc Thiên Phủ đồng độ, kiến Cát diệu thì có khả năng hưởng thụ, kiến Sát Kị Hung diệu, thì chủ là người do dự bất quyết, vì vậy mà ngược lại gia tăng xử sự với khốn nan, đến nỗi tâm thần không yên.

Vũ Khúc và Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ là người thích hưởng thụ phong hoa tuyết nguyệt. Kiến Hàm Trì, Thiên Diêu, càng thêm dể rơi vào phong nguyệt. Nếu có Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ, thì là người có nhiều ham muốn vật dục, vật chất hưởng thụ nặng hơn tinh thần hưởng thụ.

Người có Vũ Khúc Thiên Tướng đồng độ, có Cát diệu các sao này hội chiếu, có thể đắc hưởng thụ, nếu kiến Sát, thì cận vãn niên có thể hưởng thanh phúc. Thiếu niên trung niên thì, biểu hiện quyết đoán, mà trong nội tâm luôn luôn phản phục hay thay đổi, đến nỗi lao tâm phí thần.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng hóa khí là Phúc, cho nên tối thích nghi nhập thủ Phúc đức cung, cũng là tinh diệu mang lại điềm lành nhất cho Phúc đức cung, chủ là người hưởng phúc. Thiên Đồng chủ là hưởng phúc, so với Vũ Khúc chủ là hưởng phúc nhưng bất đồng. Vũ Khúc là Tài tinh, cho nên ngoài hưởng phúc còn nghiêng về tài bạch và vật chất, tinh thần hưởng thụ cũng nhiều do từ vật chất hưởng thụ mang đến. Thiên Đồng là Phúc tinh, nó chính là tối đại hưởng thụ cảm thấy đắc tâm cảnh du khoái. Vũ Khúc với hưởng phúc, khả năng là do ít làm lo nghĩ, nhưng Thiên Đồng với hưởng phúc, lại là do là người có tài năng tự bản thân mình thay mặt sắp xếp an bài, cho nên tự bản thân mình căn bản không phải lo lắng tư lự. Bất quá chỉ là cứ như thế, dể dàng tạo thành tính trì trệ chậm chạp của Thiên Đồng. Thiên Đồng với hưởng phúc cũng bất đồng với Tử Vi, Thiên Phủ. Tử Phủ với hưởng phúc là do từ danh thành lợi tựu, cho nên sinh hoạt ưu du an nhàn. Mà Thiên Đồng tuy dù là Phúc tinh lại không chủ danh lợi, bất luận cảnh ngộ như thế nào, chính là chỉ biết được hưởng thụ sinh hoạt tình thú. Bởi vậy người có Thiên Đồng thủ Phúc đức cung, nếu nhập miếu, trong tâm thường sung mãn khoái lạc tình tự, đúng là một cái tình tự hóa hơn nữa tính chất nhập vào ngây thơ hồn nhiên. Cho dù tại công tác, cũng ngụ ý công tác với lạc thú, có tài năng tại công tác tìm ra một chút tình thú mang lại.

Thiên Đồng thủ Phúc đức cung, thường chủ là người hỉ hảo âm nhạc. Kiến Văn diệu, thì tính hỉ văn nghệ; kiến Đào hoa chư diệu, thì tính hỷ tu sức, mà lại có phẩm vị sinh hoạt đặc thù. Thiên Đồng có Sát Kị Hình Hao chư diệu hội hợp, nhưng vẫn chủ tinh thần khoái lạc, nhưng vật chất sinh hoạt thì không phong dụ. Có khả năng là người an bần lạc đạo.

Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, thông thường chủ hưởng thụ. Nếu Thái Âm Hóa Kị, thì chủ là người bên ngoài biểu hiện là hưởng thụ mà nội tâm thật ra có nhiều phiền nhiễu bất an.

Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, tất cần phải không có Sát diệu hội chiếu, mới có thể an hưởng. Nếu kiến Sát diệu, thì tư tưởng có nhiều không huyễn bất thật. Nguyên nhân là vì tinh thần hưởng thụ biến thành trầm mê với bạch nhật mộng chi trung. Người Kiến Thiên Hư đồng độ càng thêm chính xác.

Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, không thích nghi tái có Thiên Mã hội hợp, chủ là người phiêu lưu vô định. Tái kiến Địa Không, Địa Kiếp, thì lạc hãm lưu li, duy chỉ là người chỉ thích lãng đãng làm lạc thú. Nếu không có Không Kiếp Thiên Mã, thì chủ vật chất sinh hoạt an định, tinh thần sinh hoạt phong phú, hoàn toàn không kiến Sát, càng thêm hỉ danh sĩ có sinh hoạt thiên về hưởng lạc.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh thủ Phúc đức cung, thông thường chủ là người mang lục, hoặc tuy dù phú dụ, nhưng vẫn có nhiều quá mức lo lắng, hơn nữa vẫn cứ thích bôn mang. Hoặc không chú ý bố trí và trang sức trú trạch nhà ở, có cảm giác như hỗn loạn. Người có Hóa Kị càng thêm chính xác. Liêm Trinh đắc hội Cát diệu, nhưng vẫn chủ mang lục, nhưng có nhiều hưởng thụ. Người có Liêm Trinh thủ Phúc đức cung, hoan hỷ khẩn trương sinh hoạt, trí não cũng không bình tĩnh, hơn nữa tư tưởng hoan hỷ nhưng ngựa hoang tung vó (bào dã mã), không thể chuyên chú tâm suy nghĩ vào một vấn đề. Liêm Trinh và Hỏa Linh đồng độ, chủ là người phù táo nông nổi kiêu căng. Cùng với Dương Đà đồng độ, thì thường không thể khoan dung nhẫn nại với người khác, dể dẫn đến phân tranh khốn nhiễu. Liêm Trinh Hóa Kị thủ Phúc đức cung, thì thường nóng vội không chịu nổi một ngày (thường kiến cấp cấp bất khả chung nhật), nhiều ưu lự, lại có nhiều tư tưởng vô căn cứ, có những ý niệm vô căn cứ. Lại thêm cùng với Không Kiếp đồng độ, vật chất sinh hoạt khó khăn mệt mõi, mà tinh thần lại có cảm giác không hư. Người kiến Sát Hình Kị nặng các sao này, thì đời người không có lạc thú. Liêm Trinh duy chỉ hỉ cùng với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ, hội chiếu. Vô hung diệu, ngược lại chủ là người khoan hậu, ổn trọng. Kiến Cát diệu, thì trọn đời hưởng thụ khoái lạc. Nhưng vẫn nhiệt náo và bôn mang vất vả.

Liêm Trinh Tham Lang đồng độ, thì chủ phù đãng bôn mang vất vả, tư tưởng có thiên hướng về truy cầu vật chất hưởng thụ. Nếu lại thêm có Đào hoa chư diệu đồng hội, thì trọn đời phong lưu tự thưởng. Người có Sát nặng các sao thì phúc bạc.

Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, thì trọn đời mang lục bận rộn, tuy dù gia Cát diệu hội chiếu, nhưng kiến thân tâm bất an. Mà lại là người không giỏi việc suy xét tư khảo, thường thường rơi vào sự võ đoán với cái nhìn nông cạn đoản kiến.

Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, chủ là người không nhẫn nại không yên tĩnh, phàm mọi sự việc đều chần chừ do dự không quyết định, bởi vậy khi hành động thì phát sinh biến dị, mà tăng gia sự bôn mang vất vả và lo lắng ưu lự. Nếu Hóa Kị, thì suốt đời không có một ngày an định hưởng thụ, cận gởi gắm tình cảm vào công tác, trong gian khổ trung hoạch đắc thành công, là tối đại đích lạc thú.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ nhập Phúc đức cung, chủ là người có tư tưởng ổn trọng, khoan hậu. Nếu người khác phạm sai lầm, thường phát sinh tấm lòng tha thừ rộng lượng khoan dung. Thiên Phủ và Lộc Tồn đồng độ, thì tinh thần có nhiều mưu mẹo về quản lí trên tiền tài. Kiến Đà La đồng độ, thì chủ là người tham lam bủn xỉn. Người có Thiên Phủ thủ Phúc đức cung, trọn đời tầm cầu sinh hoạt an định. Cho nên rất xem trọng lợi ích trước mắt. Đương khi cần phải cách tân sự nghiệp, hoặc cần phải biến cách cựu nghiệp, dể cảm giác đắc khẩn trương, đa tư đa lự. Thông thường kiến giải, với người hội Phụ Tá chư cát diệu, thì chủ an trữ; nếu cùng với Đà La, Hỏa Tinh đồng độ hội chiếu, thì thường đa phần vô trung sinh hữu với sự ưu lự phiền muộn buồn rầu; nếu có Kình Dương, Thiên Hình đồng độ hội chiếu, thì tâm có nhiều phiền muộn; nếu cùng với Không Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì chủ là người không được an tĩnh, ngày đêm bôn ba vất vả.

Thiên Phủ và Tử Vi đồng thủ tại Dần cung, thì là người có thể chân chính hưởng phúc, trọn đời ít ưu lự đến khốn nhiễu, năng hưởng thanh phúc.

Thiên Phủ có Vũ Khúc Thất Sát đồng thời hội chiếu, thì chủ thân an tâm lao.

Thiên Phủ Liêm Trinh đồng độ hoặc hội chiếu, cuối cùng có cảm giác tinh thần hưởng thụ bất túc không đầy đủ, mà vật chất hưởng thụ thì bất ngờ.

8. Thái Âm.

Thái Âm thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ là người có khuynh hướng hưởng lạc. Nhưng điều được gọi là hưởng lạc, lại không thuần là vật chất hưởng thụ, mà là lợi dụng vật chất văn minh của thời đại, lấy làm hưởng thụ về mặt tinh thần, cho nên dể biều hiển đắc cao nhã, hoặc làm cho người khác cảm giác có được điều này. Thái Âm chủ tĩnh, chủ tàng, cho nên người có Thái Âm thủ Phúc đức cung, thông thường cũng không thích bôn tẩu bận rộn, thà rằng chịu lao tâm. Có Thái Âm Hóa Kị, đa phần chủ là người bên ngoài biểu hiện an tĩnh, nhưng trong nội tâm thì có nhiều tư lự lo lắng suy nghĩ. Người có Thái Âm thủ Phúc đức cung, tư tưởng không có khuynh hướng về cạnh tranh, lại càng bất hỉ phát sinh những sự việc chi tiết đâm ngang bất ngờ, duy chỉ có khi thiên hướng về lí tưởng. Nếu Địa Không Địa Kiếp đồng độ, thì chủ là người dể rơi vào không tưởng mà không là lí tưởng, cách thức trực tiếp một đường, tương soa thậm viễn (sai lệch rất xa). Nếu Hỏa Tinh và Đà La đồng độ, chủ là người tự tầm mang lục bận rộn. Nếu Kình Dương và Linh Tinh đồng độ, thì là người truy cầu lí tưởng vĩnh viễn không có một ngày mãn nguyện đầy đủ, dể làm cho người khác đa tư đa lự, cảm giác đến đời người mệt mỏi bi lụy.

Thái Âm và Thiên Cơ đồng độ, chủ là người vội vàng tâm mang. Nhưng tư tưởng thì thường dể bị thiếu suy nghĩ kỹ lưỡng (thâm tư thục lự), nhưng mà lại thật sự hoan hỷ thanh tĩnh.

Thái Âm Thái Dương đồng độ, là tối phúc hậu. Nhưng điều được gọi là phúc hậu, có khi lại có khả năng là đời người thiếu tích cực.

Thái Âm Thiên Đồng đồng độ, là người có sinh hoạt tình thú.

9. Tham Lang.

Tham Lang thủ Phúc đức cung, nhập miếu, chủ là người đam mê vật chất hưởng thụ, có đam mê sở thích thị hảo, hoặc đam mê tửu sắc, hoặc đam mê nghệ thuật, hoặc đam mê tông giáo triết lí. Thông thường mà nói, với người có Đào hoa chư diệu hội hợp, đam mê tửu sắc; người có Văn Khoa chư diệu hội hợp, đam mê nghệ thuật; với người có Không diệu Hoa Cái hội hợp, đam mê triết lí. Tham Lang thủ Phúc đức cung có Cát diệu hội hợp, là người phong phú dí dỏm, hỉ tiếu đàm. Nếu vô Cát, lạc hãm, thì chủ vật chất sinh hoạt bất túc, duy phong phú dí dỏm bất cải biến. Tham Lang hội chiếu Phụ Tá cát diệu, cận chủ vật chất hưởng thụ phong túc. Nếu hội chiếu Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình, thì đa khí đa tranh, vật chất sinh hoạt và tinh thần sinh hoạt cũng đều có khiếm khuyết. Ngoài đam mê sở thích thị hảo cũng thiên về thế tục và dục lạc. Nếu hội chiếu Hỏa Tinh, Linh Tinh, thì đối với hưởng lạc cũng không ảnh hưởng, duy chủ là người nóng tính tính cấp, hoặc tính khí nóng nảy bạo táo, tính cách cương liệt.

10. Cự Môn.

Cự Môn là Ám diệu, cho nên thủ Phúc đức cung thì, cho dù nhập miếu cùng hội chiếu Phụ Tá cát diệu, cũng chủ là người hảo sinh thị phi, mà lại đa nghi đa kị. Cho nên khó tránh khỏi lao tâm phí lực đi quan tâm chiếu cố nhiều sự vụ, mọi sự việc thân lực thân vi.

Nếu Cự Môn Hóa Kị, thì thích nghi hoài nghi càng thêm nặng, tiến thoái do dự, hành sự thường nữa đường là bỏ phế. Với người tái kiến Thiên Cơ đồng độ, lại càng thêm nữa đường phát sinh thay đổi cải biến tâm tình, mỗi lúc một bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển (tiền công tẫn khí), đến nỗi hao phí tinh thần. Mà lại thường dể sinh tâm hối tiếc, không thủ tín. Cho dù không Hóa Kị tinh, mức độ bất quá chỉ là giảm nhẹ. Cự Môn thủ Phúc đức cung có Phụ Tá cát diệu hội chiếu, cận chủ là người hưởng thụ vật chất sinh hoạt, tinh thần nhưng vẫn luôn luôn khó được sướng khoái. Tất cần phải có Thiên Đồng đồng độ, mới có thể cảm giác tâm an thần tĩnh, không hoài nghi, cải biến, hối tiếc chi tâm.

Cùng với Thái Dương đồng độ, tuy dù có Thái Dương có khả năng hóa giải tính ám của Cự Môn, duy chỉ Thái Dương là tinh diệu có tính phù động, cho nên tuy dù có thể tăng gia hưởng thụ, nhưng vẫn chủ mọi sự việc đều nhọc tâm lo lắng. Cự Môn thủ Phúc đức cung, nếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì mang tâm thị phi nghi kị càng thêm nặng, về tinh thần chịu thật nhiều áp lực. Nếu kiến Hình Kị, thì có nhiều khẩu thiệt thị phi phiền nhiễu, làm cho người khác thân tâm câu bì mệt mỏi.

11. Thiên Tướng.

Người có Thiên Tướng thủ Phúc đức cung, nhập miếu là người chính trực thản đãng rộng rãi vô tư, yêu mến chính nghĩa, giàu lòng thông cảm đồng tình. Nếu lạc vào hãm địa, thì dể rơi vào lí tưởng chủ nghĩa. Một khi hiện thật không được như lí tưởng, thì tâm tư không yên lành, hoặc đưa đến quá khích cực đoan, do là phát sinh nhiều thị phi chi tiết sự việc. Cho nên Thiên Tướng tọa thủ Phúc đức cung, tối bất nghi đắc Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu, chủ là người có tình tự dể sinh quá khích cực đoan, hoặc bôn ba lao lực để cầu đạt đến lí tưởng. Tái gia tăng Không Kiếp đồng độ, thì lí tưởng càng rơi vào không tưởng, dần dà lâu ngày (cửu nhi cửu chi), dể biến thành mộng tưởng giữa ban ngày (phát bạch nhật mộng), có nhiều không tưởng mà thiếu thật tế hành động. Tối hỉ đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa (đặc biệt là Thiên Phủ Hóa Khoa hội chiếu), lại thêm đắc Phụ Tá cát diệu hội chiếu, thì chủ là người có khả năng đối diện với hiện thật, cước đạp thật địa (tĩnh táo cẩn thận), lấy tính cách khoan hậu chân thành đối đãi với mọi người, suốt đời tinh thần sinh hoạt phong mãn. Nếu Thiên Tướng thủ Phúc đức cung mà kiến Sát diệu đồng hội, nhưng vẫn chủ không đủ trầm ổn đạp thật, đến nỗi không đạt đến mục tiêu lí tưởng.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương là thanh quý chi tinh, cho nên thủ Phúc đức cung thì, thông thường cũng đều chủ là người với tinh thần sinh hoạt quan trọng hơn vật chất sinh hoạt. Mà lại có tư tưởng thoát tục, người bình thường khác không dể gì hiểu nổi lí giải nổi. Tại Phúc đức cung nhập miếu, chủ là người bằng lòng an phận với số mệnh trời ban cho (lạc thiên tri mệnh), không còn lo lắng gì nữa, trong lòng khoáng đạt hào hiệp, thích nói chuyện phiếm (hỉ thanh đàm), thiếu hành động, cho dù hành động cũng nhất phiến an hạ, không chịu bôn ba mang lục vất vả bận rộn. Nếu lạc hãm, thì tính chất biến thành lười biếng, tính tình thích dây dưa trì hoãn tha duyên, đến nỗi hỏng việc. Hoặc lầm tưởng lấy phong nguyệt làm danh sĩ phong lưu, thật chất tư tưởng dung tục tầm thường.

Thiên Lương nhập miếu, tuy dù tính chủ quan cường mạnh, nhưng hành sự có nguyên tắc. Nếu lạc hãm, thì nguyên tắc có khả năng biến thành cố chấp. Thiên Lương tại Tỵ Hợi lưỡng cung, tâm hoài nghi cực kỳ nặng, đa tư lự ưu nghi, đến nỗi là người thiếu trầm ổn hậu trọng. Nếu hội Sát diệu, nhất là người kiến Kình Dương, Đà La các sao này, chủ là người có tâm kế.

Nếu Thiên Lương và Thiên Cơ đồng độ, mà người với Thiên Cơ Hóa Kị các sao này, tâm thần bất trữ không yên, phiền não tự phát sinh khốn nhiễu. Tái kiến Đà La đồng độ, trọn đời tự tầm phiền não; Kình Dương, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì có nhiều thị phi phân tranh. Đây đều do từ duyên cớ cố chấp và thiên kiến.

Duy chỉ Thái Dương đồng độ, kiến Phụ Bật, Khôi Việt, Ân Quang, Thiên Quý, Thai Phụ, Phong Cáo, Thiên Vu hội chiếu, mới chủ là người mênh mông đại lượng, có thể giữ vững nguyên tắc, mà lại mang tâm có nhiều trợ giúp người khác, không sinh nghi, chủ tâm thần sảng lãng cởi mở thẳng thắn. Thiên Lương tại Tỵ, Thân, Hợi tam cung thủ Phúc đức, hội Không Kiếp, Thiên Mã, chủ là người phù đãng. Thiên Lương cùng với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc đồng hội, thì tác sự dể không minh lãng minh bạch, mà lại thích che giấu lỗi lầm, lại đa phần tự cho là đúng, chính là đời người cũng dể gặp thấy khốn nhiễu.

13. Thất Sát.

Người có Thất Sát thủ Phúc đức cung, nhập miếu, phẩm cách cao thượng, nhưng dể rơi vào lí tưởng quá cao, tuy dù hội Phụ Tá cát diệu, cận chủ là người không dể chiêu hiềm kị, nhưng vẫn là người có lí tưởng quá cao mà thiếu nhân duyên may mắn. Cũng chủ thê tử hữu bị hình khắc, thích nghi trì hoãn lấy vợ, cũng thích nghi trì hoãn có con. Nếu cùng với Tử Vi đồng độ, lí tưởng càng thêm cao, càng dể cảm giác đời người bất đắc chí.

Thất Sát với lí tưởng quá cao bất đồng với Thiên Tướng. Thiên Tướng với lí tưởng có tính chất quần thể, ví dụ như có liên quan đến toàn bộ chế độ xã hội, hoặc chế độ công ti, nhưng Thất Sát với lí tưởng thì thuần túy là về cá nhân: bởi vậy Thiên Tướng có thể kiến giải là người theo lí tưởng chủ nghĩa, mà Thất Sát thì là người theo cá nhân chủ nghĩa. Tối hiềm cùng Vũ Khúc đồng độ mà Vũ Khúc Hóa Kị, thì đa thị phi đa ưu lự, cảm thấy đời người cực kỳ hư không trống rỗng. Cùng với Liêm Trinh Hóa Kị đồng độ, cá nhân lí tưởng chịu bị tỏa chiết, lại thường thường không thích đối diện hiện thật, vì vậy vẫn bị nhiều lao lực bôn tẩu, cùng với tâm phiền không yên ổn. Liêm Trinh không có Hóa Kị, thì cận chủ mang lục bận rộn, trên tình cảm không hội thụ đáo tỏa chiết. Thất Sát và Dương, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình đồng độ, thì chủ là người phí tổn tâm lực, mà lại bôn ba lao lực bất an. Đồng thời nhân duyên không tốt đẹp, dể chiêu hiềm kị. Nữ mệnh Thất Sát tọa Phúc đức cung, lấy sự trì hoãn hôn nhân hoặc đồng cư sống chung là thích nghi, không thì cũng có hình thương.

14. Phá Quân.

Người có Phá Quân thủ Phúc đức cung, nhập miếu thiện giỏi với quyết đoán, bởi vậy cũng ít gian lao khó nhọc. Nếu Phá Quân lạc hãm, thì phàm mọi sự việc đều lao tâm phí lực, mà lại thiếu quyết đoán, cũng dể phát sinh cải biến trong tâm. Cũng chính do từ sự do dự không quyết định, cho nên cũng làm đời người tăng gia sự khốn nhiễu. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị đồng độ, chủ là người dể quyết đoán bị sai lầm thác ngộ, ngu muội với tình thế, bởi vậy phàm mọi sự việc dể có nhiều trở ngại. Nếu Liêm Trinh Hóa Kị đồng độ, chủ là người “Ứng đoạn bất đoạn, phản thụ kì loạn (cần quyết đoán thì không quyết đoán, ngược lại chịu bị sinh loạn)”, đến nỗi hành động do dự lưỡng lự, tiến thối thất cư. Nếu không có Hóa Kị đồng độ, Phá Quân thủ Phúc đức cung mà hội tứ Sát, thì cận chủ dể chiêu phiền não. Nhưng hành động vẫn e ngại bất an định. Chỉ với người có Tử Vi đồng độ, mới có thể tự thân mình ngây ngất trong tâm, ngược lại tinh thần sinh hoạt là mãn túc, nhưng nếu hội chiếu Sát diệu, có khi cũng dể biến thành khí lượng hẹp hòi không chứa được nhiều (khí tiểu dịch doanh).

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Điền trạch

0

Tại Tử vi Đẩu số, “Điền trạch cung” có hai ý nghĩa quan trọng:

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Thứ nhất, do quan sát từ Điền trạch cung trên Tinh bàn, có thể biết rõ vận thế sản nghiệp của trọn đời người, như phụ mẫu có hay không có sản nghiệp để lại, thừa kế di sản sau đó có hay không có phá bại, cùng với vận thế của bản thân mình đưa đến cơ nghiệp to lớn như thế nào?

Thứ hai, do từ lưu niên hoặc đại hạn với sự quan sát Điền trạch cung, có thể biết rõ năm nào (hoặc vào đại hạn nào) có thể không lập nên cơ nghiệp lớn, có hay không có thiên cư vân vân.

Hai điều trình bày trên, chính là ý nghĩa phổ biến nhất của “Điền trạch cung”, cũng tức là nội dung giới thiệu của thiên này. Ngoại trừ điều này ra, “Điền trạch cung” còn có thể sử dụng để bang trợ giúp đỡ thôi đoạn luận đoán lưu niên với gia trạch vận. Lúc này thì, liên quan đến tính chất của tổ hợp tinh diệu tại Điền trạch cung, có thể tham khảo “Tính chất cơ bản của chư tinh diệu” đã trình bày, cùng với tính chất của chư tinh diệu nhập vào Mệnh Thân cung. Thiên này chú trọng bổ sung thêm một ít tư liệu mà tại những thiên đã trình bày ở trên chưa nói đến.

1. Tử Vi.

Tử Vi nhập vào Điền trạch cung thông thường chủ có sản nghiệp thừa kế, cùng có tự bản thân mình làm cho sản nghiệp gia tăng thêm nhiều. Càng thêm hỉ kiến Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội chiếu, tất chủ mua sắm tăng thêm cơ cấu vật nghiệp. (Cho nên đương khi vào đại hạn hoặc lưu niên có Điền trạch cung kiến Tử Vi tọa thủ, có lưu Lộc hoặc lưu Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu thì, dể tương ứng có thể giúp cho bước đầu thôi đoạn luận đoán, là người khi vào trong đại hạn hoặc trong lưu niên có khả năng đưa đến cơ nghiệp to lớn. Có thể tham khảo thêm vận trình của tài bạch để quyết định. Xem đây chỉ là ví dụ, với những cái dưới đây không thể giống như vậy mà chỉ ra). Tử Vi tại Điền trạch cung kiến Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa, mà không kiến Lộc, không chủ đưa đến sản nghiệp to lớn, cận chủ có thừa kế sản nghiệp. (Cho nên đương khi vào lưu niên Điền trạch cung kiến Tử Vi và “lưu Hóa Quyền” hoặc “lưu Hóa Khoa” tương hội thì, dể tương ứng đồng thời quan sát sự cát hung của Phụ mẫu cung, để xác định năm nào thì có hay không có chủ phụ mẫu qua đời (khí thế). Xem đây chỉ là ví dụ, với những cái dưới đây không thể giống như vậy mà chỉ ra). Người có Tử Vi thủ Điền trạch cung, cổ nhân nhận xét là thích nghi ở nơi đồi núi (trí sơn địa), bởi vì Tử Vi là đế tinh, có tính chất ngồi trên cao chỉ xuống (cao cao tại thượng), Tại Hương Cảng tương ứng nên thay đổi lại là thích nghi ở tại tầng cao của tòa nhà, hoặc tại vùng đất cao (như khu bán sơn) Đích lâu vũ. Người có Tử Vi hội Đào Hoa, gia tăng thêm Hàm Trì, Thiên Diêu, Mộc Dục, Hồng Loan, Thiên Hỉ các sao này, chủ trụ trạch nhà ở âm thịnh dương suy. Tức trong gia đình có nhiều nữ khẩu, ít nam khẩu. Hoặc chủ là người có trụ trạch nhà ở thuộc khu vực phồn hoa. Nếu có Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, thì trụ trạch nhà ở tiến gần tới khả năng là khu có phong tục giáo hóa bị xói mòn, hoặc là khu vui chơi giải trí là khu đất tập trung ẩm thực. Không thì láng giềng lân cận tứ phía đa phần là nữ tính.

Người có Tử Vi và Lộc hoặc Hóa Lộc hội chiếu, kiến Thiên Mã các sao này thích nghi phát triển cơ nghiệp to lớn tại ngoại quốc. Và người có Thiên Phủ hội hợp, thì thích nghi tại địa phương sinh ra hoặc tại địa phương sinh sống lâu năm mà phát triển cơ nghiệp to lớn.

Tử Vi Thiên Phủ đồng độ, không kiến Sát Hao, có tổ nghiệp, cũng có tự bản thân mình gây dựng thêm.

Tử Vi Thất Sát đồng độ, hoặc Tử Vi Phá Quân đồng độ, thông thường chủ không bảo vệ tổ nghiệp, với những người hội Sát Hao càng thêm chính xác. Có khả năng không tự mình gây dựng sản nghiệp, cần xem xét vận hạn lưu niên Điền trạch cung mà xác định, duy cũng chủ gây dựng được sau đó có biến đổi bán đi, trừ phi có Phụ Tá cát diệu đồng hội. (Gây dựng cơ nghiệp sau đó có biến đổi bán đi không nhất định là không tốt đẹp, khả năng là nhà cũ đổi thành nhà mới, khi luận đoán thì nên tương ứng gia tăng chú ý).

Tử Vi Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, kiến Văn Xương Văn Khúc, Long Trì Phượng Các, Hồng Loan Thiên Hỉ, lại kiến Cát diệu, thì chủ trụ trạch nhà ở hoa mĩ đẹp đẻ. Nếu kiến Hung diệu, không ngoài sự chủ âm thịnh dương suy.

Tử Vi Thiên Tướng đồng độ chủ có hiện đại sản nghiệp, cùng chủ trung niên mới có thể an định phát triển sản nghiệp. Duy vẫn tất cần phải có Phụ Tá cát diệu các sao đồng hội mới có thể bảo tồn, không thì dể phá hao. Kiến Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao thì tất phải chủ phá bại.

Người có Tử Vi và Hỏa Tinh đồng độ, tái hội Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao các sao này, chủ có hỏa tai. (Cho nên người có lưu niên Điền trạch cung kiến Tử Vi và Hỏa Tinh đồng độ, tái hội lưu Dương hoặc lưu Đà các sao này, dể tương ứng với việc chú tâm cẩn thận đề phòng trụ trạch nhà ở hoặc chỗ làm việc, hoặc vật nghiệp của chính bản thân mình có hỏa hiểm. Xem đây chỉ là ví dụ, với những cái dưới đây không thể giống như vậy mà chỉ ra).

Người có Tử Vi và Phá Quân đồng độ, kiến Kình Dương, Đà La, Hóa Kị các sao này, nguyên nhân chính là vì sản nghiệp mà phát sinh phân tranh.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ thủ Điền trạch cung, chủ không thể bảo thủ duy trì tổ nghiệp, nhưng có thể tự gây dựng, người có Hóa Kị càng thêm chính xác. (Đem thối khứ tổ nghiệp, có tính chất tự bản thân mình gây dựng vật nghiệp gia tăng chút biến hoán, tức chờ đợi thối khứ cựu nghiệp, tự bản thân mình gây dựng tân nghiệp, người có lưu niên Điền trạch cung kiến Thiên Cơ Hóa Kị các sao này, ứng với cẩn thận lưu ý là người có khả năng thay đổi nhà ở hoặc nơi làm việc). Thiên Cơ Hóa Kị tại Điền trạch cung, tự tối vật nghiệp không thể bền vững dài lâu. Không có Hóa Kị, thì chủ luôn luôn có thay đổi, dời chổ.

Thiên Cơ Thái Âm thủ Điền trạch cung, tổ hợp tinh diệu có tính chất cũng e ngại là không ổn định, cũng có chủ vật nghiệp có lúc tăng lúc giảm, hoặc khi thì mua khi thì bán. Kiến Phụ Tá cát diệu thì tuy dù biến động nhưng vẫn có vật nghiệp của bản thân mình, kiến Sát Hao Không Kiếp thì không có.

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, kiến Sát diệu, Thiên Hình, Không Kiếp, Đại Hao, chủ có phân tranh về vật nghiệp. Người cư Mão cung thì phụ mẫu có sản nghiệp, cư Dậu cung thì không có.

Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, tất phải vãn niên mới có thể tăng gia vật nghiệp. Vãn vận trước đây, không thích nghi gây dựng vật nghiệp thu tô. Nhưng nếu Lộc Tồn Thiên Mã và Thiên Lương đồng độ, và Thiên Cơ đối chiếu, thì thích nghi gây dựng cơ nghiệp tại ngoại quốc, có thể hoạch phát lợi lớn. Người có Thiên Cơ lạc hãm thủ Điền trạch cung, trụ trạch nhà ở không yên tĩnh, lối xóm bốn bên nhiều bát nháo tới lui âm thanh ồn ào. Tái Hóa Kị, gia trạch không yên ổn, suốt ngày ồn ào. (Thấy gia trạch ồn ào, tức thì tương ứng kiểm tra xem Phu thê cung, xem xét phu thê có bất hòa hay không). Thiên Cơ tại Điền trạch cung, cùng với Tứ sát, Không Kiếp, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, chủ có phân tranh về vật nghiệp.

3. Thái Dương.

Thái Dương là tinh diệu có tính phù động, không thích nghi thủ Điền trạch cung, chủ sản nghiệp khi thì tiến khi thì thối, mà lại cũng chủ khó lòng gìn giữ duy trì tổ nghiệp. Thái Dương nhập miếu, có Phụ Tá cát diệu đồng độ hoặc hội chiếu, hoặc đắc “Bách quan triều củng”, thì sản nghiệp phong hậu, nhưng vẫn chủ luôn luôn biến hóa thay đổi. Lợi dụng tính chất của điều này, dể biết được là người có thích nghi kinh doanh địa sản vật nghiệp hay không. Thái Dương lạc hãm, tuy kiến Cát diệu, không thích nghi kinh doanh địa sản, cũng làm suy giảm vốn liếng. Kiến Sát Hao các sao càng thêm không thích nghi. Thái Dương Hóa Kị tại Điền trạch cung, thông thường đề phòng trong gia đình nam khẩu có tổn thương. Nếu phụ mẫu, huynh đệ tử nữ các cung (Nữ mệnh thì tái kiêm tra xem Phu thê cung) đều không có hung tinh ác diệu hội chiếu, thủ cung viên với chính diệu cũng cát, thì có khả năng là nam tính tôn thân (như Ngoại công, Nhạc phụ hoặc gia ông các loại) có tật dạng nhẹ.

Thái Dương Thái Âm đồng độ; hoặc Thái Dương Cự Môn đồng độ, nếu không có Sát diệu, Hình Hao, Không Kiếp hội chiếu, canh kiến Phụ Tá chư cát phù trì, thì chủ vật nghiệp tự mình tạo dựng gia tăng lên nhiều. Nhưng vẫn khó tránh khỏi nguyên nhân vì tạo dựng cơ nghiệp mà có thị phi phân tranh. Thái Dương Thái Âm thủ điền trạch, thích nghi tạo dựng cơ nghiệp tại địa phương sinh ra hoặc tại địa phương sinh sống lâu năm; Thái Dương Cự Môn thủ điền trạch thì thích nghi tạo dựng cơ nghiệp tại ngoại quốc. Kiến Lộc càng thêm tốt đẹp.

Thái Dương Thiên Lương đồng độ, chủ có công sản phân tranh. Như huynh đệ tranh giành phụ nghiệp, cổ đông tranh giành vật nghiệp của công ty, phu thê tranh giành cùng đứng tên vật nghiệp.

Thái Dương Thiên Lương thủ Điền trạch cung, cũng thích nghi vào ở nhà công cộng. Thái Dương Thiên Lương và Kình Dương, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, tất phải là nguyên nhân vì công sản mà có đại tụng. Mệnh bàn Điền trạch cung kiến chủng loại tổ hợp tinh hệ này, trọn đời không thích nghi kinh doanh vật nghiệp địa sản, thậm chí liên quan đến địa sản cũng không nên nhúng tay vào. Nếu tổ hợp tinh diệu trình bày ở trên đồng thời kiến Lộc cùng Hóa Lộc, thì chủ là người với nguyên nhân vì thủ đoạn chiếm đoạt công sản mà phát sinh đại tụng.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc thích nghi thủ Điền trạch cung, thông thường tình huống giống như sau, có thể nói là vật nghiệp tăng gia rất nhiều. Vũ Khúc tối hỉ cùng với Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, chủ tăng gia sản nghiệp. Cùng với Hóa Quyền hội chiếu là thứ chi. Tối hiềm Vũ Khúc Hóa Kị, chủ nguyên nhân vì sản nghiệp mà phát sinh phá hao; hoặc nguyên nhân vì kinh doanh vật nghiệp địa sản mà phát sinh chu chuyển xoay vòng khốn nan. Cũng chủ là người trọn đời đa phần cư trú nhà cũ không đẹp. Lấy gia trạch vận mà nói, Vũ Khúc Hóa Kị tái kiến Dương Đà, chủ vật nghiệp biến hóa thay đổi, mà cựu trạch thắng thế so với tân trạch; nếu kiến Không Kiếp, Đại Hao, lại thêm cùng với Phá Quân hội chiếu, thì có tai ách gia sản bị phá hao.

Vũ Khúc Thiên Phủ đồng độ, có sẳn vật nghiệp hoặc tổ nghiệp, cũng có thể tự tạo dựng. Vũ Khúc Tham Lang đồng độ, chủ trung niên về sau sản nghiệp tăng gia. Kiến Hóa Kị, có quan ti về vật nghiệp, nếu hội Đào Hoa, trụ trạch nhà ở hoa nhi bất thật chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài. Tức là tuy dù bên ngoài biểu hiện mĩ quan, mà ám tàng ngầm chứa sự khiếm khuyết tổn hại. Nhất là với người có lưu niên Điền trạch cung kiến tinh hệ như thế này, tạo dựng cơ nghiệp cần phải cẩn thận chu ý.

Vũ Khúc Phá Quân, chủ phá đãng, cũng chủ dời vào ở nhà cũ; Vũ Khúc Thất Sát, chủ trước tiên thối tổ nghiệp nhưng về sau vãn niên tự bản thân mình tạo dựng. Lưu niên Điền trạch cung kiến Vũ Sát, thì chủ dời đến chổ ở mới đẹp (thiên giác giai chi tân cư).

Vũ Khúc Thiên Tướng đồng độ, trung niên về trước không thể bảo thủ duy trì vật nghiệp, trung niên về sau thì có thể tạo dựng cơ nghiệp duy trì bền vững. Vũ Khúc Thiên Tướng thủ Điền trạch cung, lân cung Cự Môn Hóa Lộc, hoặc Thiên Đồng Hóa Lộc, thì là “Tài Ấm giáp Ấn”. Mệnh bàn Điền trạch cung kiến chủng loại kết cấu này, tất phải là trùm sỏ địa sản nghiệp. Lưu niên kiến các sao này, chủ gia trạch hưng vượng tiến tài. Nhưng nếu phùng lân cung một kiến Kình Dương, một kiến Hóa Kị, thì là “Hình Kị giáp Ấn”, chủ nguyên nhân vì vật nghiệp mà hưng tụng khuynh gia. Lưu niên kiến các sao này, chủ gia trạch có tụng sự hoặc hung sự, hoặc phá tài.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng là tinh diệu bạch thủ hưng gia, thủ Điền trạch cung, chủ tất phài không có tổ nghiệp chia phân. Người có Thiên Đồng Hóa Lộc các sao này, tuy có tổ nghiệp, cũng là các loại nguyên nhân phá hao sạch hết. Thiên Đồng Hóa Kị các sao này, không có tổ nghiệp. Thiên Đồng tối bất hỉ cùng với Thiên Lương đồng độ, hoặc đối củng. Chủ trọn đời phiêu đãng, không tự mình tạo dựng vật nghiệp. Cũng không thể duy trì bảo tồn.

Duy chỉ với người có Thiên Đồng Thiên Lương tại Dần cung đồng độ, kiến Phụ Tá cát diệu cùng Lộc Tồn, Hóa Lộc các sao này, thì có sản nghiệp. Nhưng vẫn luôn luôn biến hóa thay đổi.

Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, không thích nghi tạo dựng cơ nghiệp, đề phòng nguyên nhân phá hao, hoặc phát sinh thị phi khẩu thiệt.

Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, với sự mua sắm có ao có cây có vườn cảnh (dĩ cấu trí hữu viên lâm), ao hồ nước lớn tại nơi nhà ở là thích hợp (trì chiểu đích trụ trạch vi nghi). Cổ đại có trang điền, cổ nhân nhận xét là ngộ Thiên Đồng Thái Âm tại điền trạch, tài hoa nuôi cá, trồng cây ăn trái có thể giàu to (bồi thực quả mộc khả dĩ đại phú). Người hiện đại cũng thích nghi kinh doanh nông trường. Thiên Đồng Thái Âm cư điền trạch, cũng chủ trụ trạch nhà ở trữ tĩnh yên tĩnh.

Người có Thiên Đồng nhập vào Điền trạch cung, kiến Dương Đà Hỏa Linh, Không Kiếp Đại Hao các sao này, không có sản nghiệp. Nhưng nếu Thiên Đồng Hóa Lộc, có thể là môi giới bất động sản vật nghiệp. Lưu niên Điền trạch cung kiến Thiên Đồng độc thủ, có tam Hóa cát diệu cùng Phụ Tá chư diệu, gia trạch tất phải có hỉ khánh. Nếu Thiên Đồng Hóa Kị, chủ chỉnh trang tu sửa, mua sắm thêm gia sản.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh tại Điền trạch cung là ác diệu, nhập thủ Điền trạch cung, chủ tổ nghiệp phá đãng, hoặc không có tổ nghiệp. Nhất là chỉ có Liêm Trinh Thiên Phủ đồng độ, mới chủ có tổ nghiệp mà lại có thể thủ nghiệp.

Người có Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, có tổ nghiệp, tất vì nguyên nhân khách quan phá hao. Nhưng về sau khi vào trung niên tự bản thân mình tạo dựng. Kiến Cát diệu hội hợp, vật nghiệp gia tăng.

Liêm Trinh Tham Lang đồng độ, chủ nhiều sản nghiệp tán hao. Cận với Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ có tình hình như sau mới có thể tạo dự sản nghiệp. Nếu có Sát diệu, Không Kiếp, Hàm Trì, Thiên Diêu, Đại Hao hội chiếu, thì nguyên nhân chính là vì ham mê tửu sắc tài khí hoặc sở thích không tốt (chủ nhân tửu sắc tài khí hoặc bất lương thị hảo), làm cho sản nghiệp phá đãng khuynh bại. Nếu ngộ Cát diệu phù trì mà không có Sát, canh kiến Hồng Loan, Thiên Hỉ, thì chủ là người cư trú hoa trạch.

Liêm Trinh Thiên Tướng, chủ đem sản nghiệp phá đãng sạch sẽ. Kiến tam Hóa, Phụ Tá cát diệu, thì trung vãn niên có vật nghiệp do tự bản thân mình tạo dựng.

Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, cũng tổ nghiệp phá đãng. Có thể không thể tự thân tạo dựng, cần phải xem xét tường tận trung vãn niên đại hạn điền trạch cung mà xác định.

Liêm Trinh Hóa Kị nhập Điền trạch cung, tái kiến Sát diệu, trọn đời tình hình tất phải có nguyên nhân vì vật nghiệp hai lần tạo dựng chiêu tai họa. Tương ứng xem xét tường tận đại hạn lưu niên Điền trạch cung mà xác định phát sinh vào năm nào. Nếu lưu niên Điền trạch cung kiến Liêm Trinh Hóa Kị, cần phải kiểm tra xem xét tinh diệu tại Tật ách cung, đề phòng có tai bệnh. Hoặc người trong gia đình bất an.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ thủ Điền trạch cung, thông thường cũng chủ phụ mẫu có vật nghiệp, mà lại có thể duy trì bảo tồn, cũng có thể tự thân tạo dựng. Là Điền trạch cung Cát diệu. Kiến Văn Xương, Văn Khúc hội chiếu hoặc đồng độ, tên là “Văn tinh nhập trạch”, tái kiến Lộc, chủ kinh doanh vật nghiệp nhục lợi, bất kiến Lộc, thì chủ trong gia đình có người học vấn uyên bác, có thể làm rạng danh tổ tông làm vinh dự cho dòng họ. Thiên Phủ hội Hồng Loan, Thiên Hỉ, Long Trì, Phượng Các, chủ là người cư trú nơi hoa lệ cựu hạ. Thiên Phủ hội Dương Đà, chủ sản nghiệp phân tranh. Hoặc chủ vật mạn chi giao dịch bất thành. Thiên Phủ kiến Hỏa Linh, trụ trạch nhà ở không yên tĩnh. Tái kiến Sát diệu, Không Kiếp, Đại Hao, chủ hỏa chúc hư kinh. Thiên Phủ kiến Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, chủ vật nghiệp phá hao. Người có lưu niên Điền trạch cung kiến các sao này (Doanh niên Điền trạch ngụ kiến giả), đề phòng người thân trong gia đình có bệnh hoặc phá tài.

8. Thái Âm.

Người có Thái Âm thủ Điền trạch cung, nhập miếu thích nghi hương cư. Cũng chủ trụ trạch nhà ở yên tĩnh, có hoa mộc chi thắng. Thái Âm nhập miếu chủ có tổ nghiệp; hãm địa thì ít ỏi, tái kiến Sát Hao, hoặc không có tổ nghiệp, hoặc tổ nghiệp có hao tổn.

Thái Âm dữ Thiên Đồng đồng độ, ngược lại không có tổ nghiệp, hoặc tuy dù có mà hao tán, nhưng về sau bạch thủ hưng gia tự thân tạo dựng.

Thái Âm và Thiên Cơ đồng độ, sản nghiệp luôn luôn có biến hóa thay đổi, hoặc chủ khi thì đa khi thì thiểu. Lưu niên Điền trạch cung kiến nhị diệu nhập thủ, chủ dời đổi hoặc ngoại du.

Thái Âm tối hỉ cùng với Thái Dương đồng độ, chủ sản nghiệp phong hậu. Duy chỉ Thái Dương Hóa Kị hoặc Thái Âm Hóa Kị, thì chủ trạch trung đa quan quả. Kiến Sát Hình Hao diệu tịnh hội, thì chủ gia trạch bất an, hoặc liên quan đến kiện tụng, hoặc nhiều bệnh thống, hoặc nhiều thị phi khẩu thiệt, hoặc kiến phụ mẫu tử nữ phân li.

Thái Âm và Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, chủ tạo dựng nhiều sản nghiệp, hoặc mua sắm tạo dựng nông trường, ao hồ là thích nghi. Thái Âm hội chiếu Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, chủ sản nghiệp phá hao. Hội Dương, Đà, Hỏa, Linh, thì vật nghiệp bị hỏa tai sụp đỗ. Thái Âm kiến Sát, lại kiến Thiên Hình, Đại Hao, tái kiến Văn Khúc Hóa Kị, đề phòng trụ trạch nhà ở bị trộm cắp. Nếu kiến Kiếp Sát, Âm Sát đồng độ, đề phòng trụ trạch nhà ở bị kiếp. Thái Âm kiến Sát, Hao, lại có Thiên Nguyệt đồng độ, trạch trung nhiều tật bệnh.

9. Tham Lang.

Tham Lang tại Điền trạch cung là Ác diệu, thông thường chủ tán hao, hoặc chủ tụ tán vô thường. Thông thường không có tổ nghiệp, hoặc chủ khó lòng duy trì. Tham Lang nhập miếu, có Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì có thể tự tạo vật nghiệp. Duy chỉ trụ trạch nhà ở tất phải có khuyết hãm, hoặc từng kinh qua tu bổ, nhưng tái có Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, tứ Sát hội chiếu hoặc đồng độ, thì chủ hỏa chúc, hoặc chủ binh tai, hoặc chủ đạo kiếp. Người kiến Hỏa Tinh đồng độ càng thêm chính xác; người kiến Linh Tinh đồng độ giảm nhẹ hơn. Nếu tình hình trình bày như trên sau đó đồng thời hội chiếu Cát diệu, thì cận chủ hư kinh, không dao động cùng tự bản thân mình có trụ trạch nhà ở. Tham Lang Hóa Kị, thì nguyên nhân vì vật nghiệp mà nhiều thị phi khẩu thiệt. Tham Lang tối hỉ cùng với Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn hội chiếu, chủ là người có sản nghiệp phong hậu. Nếu cùng với Hồng Loan, Thiên Hỉ, Long Trì, Phượng Các hội chiếu, thì trụ trạch nhà ở chỉnh trang tu sửa mĩ quan. Hỏa Tinh Linh Tinh đồng triền, thì là cựu trạch hoa hạ. Nếu lưu niên Điền trạch cung gặp tình huống đã trình bày ở trên, thì chủ gia trạch có hôn nhân hỉ khánh, hoặc chủ thêm nhân khẩu.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Điền trạch cung, không thích nghi có tổ nghiệp, thì có nhiều tranh giành. Người kiến Sát Kị Hình Hao các sao này, mà lại nguyên nhân vì tổ nghiệp mà phát sinh tranh tụng. Cự Môn nhập miếu, kiến Lộc, Quyền, Khoa cùng Lộc Tồn đồng độ hoặc hội chiếu, thì có thể tự thân tạo dựng sản nghiệp. Nhưng nếu kiến Thái Dương đồng độ, thì có phân tranh phiền nhiễu, hoặc nguyên nhân vì tạo dựng cơ nghiệp mà phát sinh không khoái chí.

Thiên Đồng và Cự Môn đồng độ hoặc hội chiếu, dể vì nguyên nhân nước cầu, đường sông, đất trũng ngập nước mà dẫn đến phân tranh tranh tụng. Cự Môn lạc hãm, không thích nghi tạo dựng sản nghiệp, kiến Đại Hao, Không Kiếp, nguyên nhân chính là vì tạo dựng cơ nghiệp mà chịu bị tổn thất. Cự Môn Hóa Kị, chủ trong gia đình có nhiều thị phi. Nếu cùng với Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình đồng hội, thì nguyên nhân vì vật nghiệp mà sinh tụng sự. Lưu niên Điền trạch cung kiến tổ hợp tinh diệu này, chủ nhân khẩu hình thương, hoặc có tai họa. Lưu niên Điền trạch cung Cự Môn có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Nguyệt, Âm Sát hội chiếu, thì trụ trạch nhà ở có hỏa tai, trộm cắp, thưởng kiếp (cướp giật) chi họa. Nếu Mệnh bàn Điền trạch cung kiến tình hình như đã trình bày ở trên, thì chủ là trọn đời người có nhiều phiêu đãng.

11. Thiên Tướng.

Người có Thiên Tướng thủ Điền trạch cung, kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn các sao này hội chiếu, chủ là người có sản nghiệp phong hậu. Có Không Kiếp, Đại Hao hội chiếu, thì chủ sản nghiệp phá đãng. Người có Vũ Khúc Phá Quân các sao này tại đối cung củng chiếu, thì chủ là người tổ nghiệp dần dần tiêu ma, đến nỗi hao tán phá bại. Nhưng Vũ Khúc canh kiến Hóa Kị, thì chủ là người có gia trạch không yên ổn, nhiều tranh đoạt khẩu thiệt thị phi, đa tai đa bệnh. Thiên Tướng bất hỉ cùng với Đà La cùng Thiên Mã đồng độ, chủ là người tuy dù luôn luôn dời chổ ở, duy chỉ trọn đời không được xứng tâm như ý nơi nhà ở trú trạch. Tuy dù cư trú nơi hoa hạ, cũng có bất mãn ý chi xử. Nếu cùng với Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng hội, thì chủ gia nghiệp điêu linh, hoặc nguyên nhân vì sản nghiệp mà hưng tụng.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương là Ấm tinh, cho nên cư Điền trạch cung chủ đắc tổ nghiệp. Canh kiến Thiên Vu đồng độ, có thể đắc phong hậu di sản. Thiên Lương và Thiên Cơ đồng độ hoặc hội chiếu, cũng đều chủ trú trạch nhà ở có nhiều lần dời đổi, hoặc đề phòng nhà cải kiến xây sửa lại.

Thái Dương Thiên Lương đồng độ, nguyên nhân chính là vì sản nghiệp mà hưng tụng. Thiên Lương hội chiếu Lộc Tồn, Hóa Lộc, phàm khi tạo dựng cơ nghiệp tất phải phát sinh ma phiền. Người có Thiên Lương thủ Điền trạch cung, cũng chủ trọn đời nhiều cư trú cựu trạch. Thiên Lương có Tứ sát hội chiếu đồng độ, chủ là người có gia trạch bất an, đa thị phi, đa tai bệnh. Hóa Kị hội chiếu, thì đa phần nhìn thì nhàn mà thật ra không nhàn. Tại Tỵ Hợi Thân cung, cũng không thích nghi cùng với Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, không thì chủ trọn đời người phiêu lưu không cư trú một nơi cố định. Thiên Lương và Thiên Mã đồng độ, cũng chủ phiêu đãng. Duy chỉ tái có Lộc Tồn hội chiếu, thì chủ li hương bối tỉnh an thân.

13. Thất Sát.

Thất Sát nhập miếu thủ Điền trạch cung, chủ có tổ nghiệp. Hãm địa thì tuy dù có cũng như không. Tối hỉ đắc Tử Vi củng chiếu, thì chủ một gia đình được quý nhân che chở giúp đở (ấm tí). Cùng với Liêm Trinh đồng độ, cũng có thể tạo dựng gia tăng sản nghiệp. Thất Sát lạc hãm thủ Điền trạch cung, chủ sản nghiệp có phá bại. Nếu có Hóa Kị đồng hội, thì chủ gia trạch bất an. Đa tai bệnh, thị phi. Cùng với Hỏa Tinh, Đà La đồng độ, chủ có hư kinh. Cùng với Linh Tinh, Kình Dương đồng độ, trong gia đình có nhiều tranh cải. Cùng với Địa Kiếp, Địa Không đồng độ, gia nghiệp phá bại.

14. Phá Quân.

Phá Quân tại Thìn, Tuất nhị cung thủ điền trạch, là tổ hợp tương đối lí tưởng, chủ là người có sẳn cơ nghiệp, cũng có thể tự thân tạo dựng, mà lại sản nghiệp phong hậu. Tại Tí, Ngọ nhị cung thủ điền trạch, thì cận chủ tự thân tạo dựng phong hậu. Phá Quân và Tử Vi đồng độ, tuy dù sản nghiệp vận thế không tốt đẹp, nhưng cũng chủ ý ngoại đắc sản nghiệp. Phá Quân lạc hãm, thì chủ là người cư trú nơi trụ trạch nhà ở cũ nát. Phá Quân có Dương, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp hội chiếu, chủ tổ nghiệp điêu linh hao bại. Lưu niên Điền trạch cung kiến Phá Quân, nhập miếu kiến Cát, chủ dời sang nhà mới (thiên tân trạch); lạc hãm, kiến Sát, thì chủ gia trạch có phá bại.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Quan Lộc

0

“Sự nghiệp cung” cổ nhân gọi là “Quan lộc cung”, đây là do vì tại thời cổ đại, chỉ là độc thư học hành rồi sau đó xuất sĩ ra làm quan đó chính là mục tiêu của đời người đây chính là đường xuất thân tốt nhất. Những người là vụ nông vụ công vụ thương, địa vị xã hội bị đánh giá thấp. Cho nên tại Tử vi đẩu số trên Tinh bàn, “Quan lộc cung” tất phải cùng với “Phu thê cung” xung đối. Đây là do vì với quan lộc sự nghiệp của đời người, có thể ảnh hưởng đến địa vị của thê tử. Hiện tại với kết cấu xã hội đã hoàn toàn bất đồng.

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Thương nhân có địa vị cực kỳ cao, nhất thiết lấy tài bạch làm trọng, độc thư học hành xuất sĩ ra làm quan có khi ngược lại không phải là đường xuất thân lí tưởng; nam tử thông thường lấy sự nghiệp làm trọng, thậm chí có thể chính bản thân mình lấy lời nói và việc làm đối với xã hội cũng phát sinh ảnh hưởng. Cho nên “Quan lộc cung” thích nghi thay đổi gọi là “Sự nghiệp cung”, mà “Sự nghiệp cung” và “Phu thê cung” ở vị trí đối chiếu, cũng không thể nào xem là sự nghiệp và gia đình có mâu thuẫn, thích nghi quan sát có hay không có sự điều hòa dàn xếp. Theo như chủng loại bối cảnh sau đây, cổ nhân xác định thôi đoạn luận đoán “Quan lộc cung” có một ít nguyên tắc cơ bản, dể có thể hầu như xem là lỗi thời, như “Thái Dương nhập miếu đắc Cát củng, nhất phẩm đương triều”; “Thiên Đồng nhập miếu, văn vũ tam phẩm chi chức”; “Phá Quân Quan lộc cung nghi thủ nghệ, kiến Cát tắc khả quyên ban”, những kiểu thôi đoạn luận đoán như thế này, cùng với xã hội trước mắt không còn phù hợp. Bút giả từng nổ lực tính toán căn cứ vào các tinh diệu của “Sự nghiệp cung”, để thôi đoạn luận đoán chức nghiệp của đời người, kết quả là do vì tư liệu không đầy đủ để mà loại bỏ đi được. Bởi vậy trước mắt có thể đề cử, chính là giống như những nguyên tắc cơ bản. Ví dụ như kiến Thiên Lương hội tài diệu các sao này, có thể là hạch sổ sư (bậc thầy về kiểm toán), có thể là nghề nghiệp kiến trúc là nhân tài “Thiết kế”, nhưng cũng có khả năng là phụ trách về nhân sự trong công ti, hành chính tổng hợp với vai trò là người chủ quản, một khi nói qua mặt khác, dể biết rõ tính chất của tổ hợp tinh diệu cùng với sự tương ứng phù hợp nhau, nhưng cũng chưa thể bằng vào tinh diệu nói ra cụ thể với chức nghiệp gì. Hiện đại hành nghiệp chức nghiệp thật tế nhiều quá mức, hi vọng độc giả có thể nói lời tha thứ thông cảm. Ngoài ra, phán đoạn chức nghiệp của một người, cũng nên tương ứng tham khảo tinh diệu tại Mệnh cung cùng Phúc đức cung, điểm này cũng cần phải tương ứng chú ý. Đến mức đối với sự nghiệp vận thế của trọn đời của mỗi người, cũng không thích nghi chỉ căn cứ vào Tinh bàn tại “Sự nghiệp cung” để thôi đoạn luận đoán, vẫn nên cần phải tương ứng đối chiếu với đại hạn lưu niên với sự di chuyển thay đổi vị trí, căn cứ theo hạn lưu của mỗi cá nhân hòa cùng “Sự nghiệp cung” để nghiên cứu cẩn thận tường tận, tiến hành phối hợp với “Lưu diệu”, đối với vụ nghiệp vận thế được thuận hay nghịch, tự mình có thể đưa ra phán đoán.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Sự nghiệp cung, nhập miếu, nếu bất kiến Sát diệu Hình Kị hội hợp, mà cùng với Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý đồng độ hoặc hội chiếu, thì có thể dấn thân theo sự nghiệp chính trị, đương nhiên quan cao lộc hậu. Cho dù dấn thân theo kinh thương cũng từ kinh thương mà nhập vào chính trị. Nếu tái cùng với Hóa Lộc, Lộc Tồn, Thiên Mã hội hợp, thì có thể dư chưởng tài quyền, hoặc thiện giỏi quản lý tiền tài, thích nghi làm lĩnh tụ về tài chính kinh tế, kim dung ngân hàng, hoặc làm tài phú chi quan. Xã hội hiện đại, chưa hẳn là người người đều có hứng thú dấn thân theo sự nghiệp chính trị, nếu hội Cát diệu, không có Sát diệu, như các sao đã trình bày ở trên, cũng có thể dấn thân theo sự nghiệp thật nghiệp (sản xuất) hoặc mậu dịch, bối bà tất phải là văn nhân trong xã hội, lĩnh tụ trong giới kinh thương. Hội Lộc Mã là người thích nghi dấn thân theo sự nghiệp kim dung, duy chỉ cũng có thể kinh doanh buôn bán bên ngoài, khả ngại cự phát (có thể phát to). Phàm Tử Vi thủ Sự nghiệp cung, dù cho không có cát tinh tường diệu hội chiếu, có Sát diệu hội hợp hoặc đồng độ, cũng chủ là người có tài năng lĩnh đạo, thiện trường tổ chức sắp xếp, tìm mưu tính kế. Duy chỉ cùng với Phá Quân hội chiếu, vô luận dấn thân theo chính trị theo công nghiệp theo thương nghiệp, thì trọn đời sự nghiệp có thành tựu, nhiều phong ba tỏa chiết. Nhưng Phá Quân Hóa Lộc, thì đa tài đa năng, có thể kinh doanh nhiều chủng loại sự nghiệp, hoặc bản thân kiêm nhiều chủng loại nghề nghiệp, hoặc cũng chính trị cũng thương mại, cần phải kinh qua ba chiết, mà khố để có thành công. Nếu Vũ Khúc tại miếu vượng chi địa, cùng với Kình Dương, Thiên Hình hội hợp thủ Sự nghiệp cung chính là Tử Vi, thì là người thích nghi dấn thân theo quân cảnh lập nghiệp, cũng có thể kinh doanh súng ống đạn dược quân hỏa, khí tài dụng cụ phòng chống trộm cắp, hành nghề bảo vệ an ninh. Phàm Tử Vi tại Sự nghiệp cung Hóa Khoa, thì thích hợp nhất là phát triển tại giới chính trị, không thì cũng tất cần phải tham dự ngành phục vụ công cộng (công dụng sự nghiệp), công cộng phục vụ hành nghiệp là thích nghi. Tử Vi thủ Sự nghiệp cung bất kị tứ Sát, duy chỉ nếu cùng với Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, thì phần lớn là đang khi phát triển trung bất ngờ phát sinh chi tiết trở ngại chen ngang, duy chỉ thích nghi với ảo tưởng sự nghiệp thành tựu, bất quá chỉ là cận thích nghi dấn thân theo sự nghiệp công nghiệp, không thích nghi dấn thân theo chính trị theo thương mại. Công nghiệp gia tăng đem cái ảo tưởng thay thế thành thật hành, biến thành những sản phẩm mới, là lí tưởng nhất.

Tử Phá, duy chỉ thích nghi dấn thân theo sự nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, không thích nghi dấn thân theo chính trị. Trọn đời sự nghiệp trong thành có bại, mọi sự việc không được toàn mĩ. Phá Quân Hóa Lộc, tuy dù sự nghiệp có thể thành tựu, duy vẫn chưa được như lí tưởng. Nếu Lộc Tồn đồng độ, thì chủ đưa đến mọi người ghen ghét đố kị, dẫn đến cạnh tranh. Nếu Tử Vi Hóa Khoa, thì chủ danh lớn hơn lợi. Nhưng có Xương Khúc Văn diệu đồng hội, không bằng như dấn thân theo sự nghiệp văn hóa nghệ thuật công tác, ngược lại được thích nghi.

Tử Phủ, Tử Vi Thiên Phủ đồng cư tại Sự nghiệp cung, tất cần phải kiến Phụ Tá chư diệu cùng Cát hóa, đắc “Bách quan triều củng” nhưng sau đó có thể thành sự nghiệp vĩ đại. Nếu vô Cát diệu triều củng, thì cận thông thường là chủ quản nhân tài. Nếu có Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, thì thích nghi chủ quản trong cơ cấu tài chính kinh tế. Nếu có Lộc Mã giao trì tại đối cung, Nữ mệnh thì thích nghi trợ giúp trượng phu phát triển thương vụ. Nam mệnh chủ được thê tài, hoặc nhạc gia có sự nghiệp kinh doanh. Nếu không được như vậy, thì thích nghi buôn bán ở bên ngoài (ngoại mậu).

Tử Tham, kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Khôi Việt, Phụ Bật, Xương Khúc, cùng Bách quan triều củng các sao này, tất phải là hồng nhân của giới chính trị, thiện trường giao tế, nghệ thuật, nếu có Sát diệu đồng thời hội hợp, thì thích nghi dấn thân theo thương mại theo công nghiệp, cũng tất phải mạnh vì gạo bạo vì tiền (trường tụ thiện vũ), bát diện lung linh. Duy chỉ cùng với Không Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì tất cần phải dấn thân theo sự nghiệp công nghiệp, nếu đầu cơ thì tất phải thất bại, duy chỉ sự nghiệp phát triển nhưng vẫn phát sinh ba chiết.

Tử Tướng, kiến Cát diệu cùng “Bách quan triều củng”, cũng thích nghi tiến thân vào giới chính trị. Duy chỉ nếu kiến Không Kiếp, thì thích nghi dấn thân theo sự nghiệp công nghiệp, kiến Sát diệu, thì làm công trình nhân viên, chủ có chuyên môn kĩ năng. Nếu dấn thân theo sự nghiệp chính trị thì tất phải có sự lật đỗ phá vỡ, càng thêm không thích nghi đầu cơ.

Tử Sát, nhị diệu đồng cư Sự nghiệp cung, nếu kiến Sát diệu, hoặc Liêm Trinh Hóa Kị các sao này, thích nghi dấn thân tòng sự quân cảnh vũ chức là thích hợp. Hoặc có thể dấn thân tòng sự công nghiệp, hoặc lấy đặc thù kĩ nghệ khởi gia kiến nghiệp, kiến Long Trì Phong Các các sao này càng thêm chính xác. Không thích nghi dấn thân tòng chính trị tòng thương mại, cũng có phong ba.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ nhập vào thủ Sự nghiệp cung, trọn đời dấn thân tòng sự nhiều chủng loại nghề nghiệp, không lấy chuyên thủ một nghề nghiệp để phát phúc. Nếu cùng với Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Tam Thai Bát Tọa các cát diệu hội chiếu, càng thêm chủ sự nghiệp có nhiều mặt để phát triển, hoặc chủ thân kiêm số chức. Kiến Xương Khúc, Hóa Khoa hội chiếu, thích nghi dấn thân tòng sự văn hóa sự nghiệp, hoặc dấn thân tòng sự cùng với công chúng có liên quan đến sự nghiệp, lợi với thành danh. Duy cùng với Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu, canh kiến Phụ Bật, Xương Khúc, Khôi Việt, nếu Thiên Cơ cư tại cung vị nhập miếu, thì thích nghi dấn thân tòng sự chính trị. Nhưng nếu Thiên Cơ lạc hãm, hoặc đồng thời kiến Sát diệu các sao, thì chỉ thích nghi tại đại xí nghiệp, công dụng phục vụ đãi nghiệp công tác. Thiên Cơ Hóa Lộc, Hóa Khoa cư Sự nghiệp cung kiến Thiên Vu, Thiên Lương, Cự Môn các sao này, có thể do từ tinh tướng (số Tử vi) khởi gia. Tái kiến Hoa Cái, có thể dấn thân tòng sự tông giáo. Tứ Sát hội chiếu, tăng gia thêm Thiên Cơ có tính chất động đãng, chủ là người thường thường chuyển hoán một công việc hoặc một chức nghiệp. Hoặc dấn thân tòng sự nghề nghiệp có tính chất lưu động, hoặc cương vị công việc luôn luôn bị thay đổi điều động. Thiên Cơ tại Sự nghiệp cung cùng với Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng hội, thích nghi dấn thân theo công nghiệp. Đầu cơ tất nhiên khuynh gia phá sản.

Cơ Âm, tại Sự nghiệp cung, tăng gia thêm Thiên Cơ có tính chất lưu động, khiến cho sự nghiệp của đời người có nhiều biến động. Nếu “Cơ Nguyệt Đồng Lương” đồng hội, thì thích nghi dấn thân tòng sự công chức, hoặc phục vụ tại đại cơ cấu, đại xí nghiệp. Nhưng kiến cát tinh tường diệu đồng hội, lại kiến Hóa Lộc, Lộc Tồn các sao này, thì có thể tổ chức tập đoàn, kinh doanh nhiều hạng nghiệp vụ. Kiến Xương Khúc, Long Trì Phượng Các, thì thích nghi văn hóa sự nghiệp. Duy chỉ “Cơ Nguyệt Đồng Lương” mà kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đầy đủ mà không có Sát diệu các sao, thì dấn thân vào tòng sự quân cảnh trị an công tác là thích hợp, đồng thời kiến Sát, thì cũng thích nghi công nghiệp.

Cơ Cự, phàm Thiên Cơ Cự Môn nhập vào Sự nghiệp cung, tuy dù có cát tinh tường diệu, hoặc có Thiên Tài, Long Trì, Phượng Các tinh diệu, vẫn chủ là người có chuyên môn kĩ năng, mà vẫn không theo đuổi một nghề nghiệp, hoặc văn hoặc vũ, biến động đa đoan nhiều chủng loại. Nhưng tuy dù có nhiều ảo tưởng hão huyễn, nhưng có khả năng gia tăng thêm với hậu thiên nỗ lực, thì vẫn có thể do từ ảo tưởng hão huyễn biến thành sự thật. Nếu Sát Kị tịnh kiến, thì lưu đãng giang hồ. Tái kiến Địa Kiếp, Địa Không, Thiên Hình, Đại Hao, thì có nhiều quan phi khẩu thiệt phá hao.

Cơ Lương, phàm khi người có Thiên Cơ Thiên Lương đồng thủ Sự nghiệp cung, chủ là người thường thân kiêm số chức, nhưng có nhiều biến động. Vô luận phải hay không phải cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, cũng không thích nghi tự mình làm kinh thương, với nhậm chức tại đại cơ cấu, hoặc dấn thân tòng sự công tác xã hội, phục vụ công chúng là thích hợp, cũng có thể dấn thân tòng sự hành nghiệp y dược công tác. Kiến Sát Kị Hình Hao, thì dể do vì sự nghiệp mà liên quan tới quan ti tranh tụng, có thể suy xét cân nhắc dấn thân tòng sự pháp luật, ti pháp công tác. Sát diệu quá mức nặng, Mệnh cung bất cát, thì là giang hồ lạc thác (tinh thần sa sút) văn nhân.

3. Thái Dương.

Thái Dương tại Sự nghiệp cung nhập miếu, với người tại Ngọ cung sự nghiệp là to lớn nhất. Nhưng tất cần phải kiến Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, hoặc đắc Văn Xương Văn Khúc, mà bất phùng Sát diệu Không Kiếp các sao này mới là thượng cách. Nếu Cát diệu bất kiến, mà kiến Không Kiếp Hình Hao, thì sự nghiệp tuy dù to lớn, nhưng vẫn chủ không hư trống rỗng, dể bị gặp băng bại. Thái Dương nhập miếu, kiến nhiều Cát diệu củng chiếu, bất kiến Sát tinh Ác diệu, có thể dấn thân tòng chính trị, cũng có thể dấn thân tòng thương mại, cũng chủ sự nghiệp đỉnh thịnh. Hoặc chủ là người địa vị cao trọng, hoặc chủ là người đào lí mãn khắp thiên hạ. Thái Dương nhập miếu, kiến Cát tinh củng chiếu, canh kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp, cũng có Văn Xương đồng độ, là kết cấu tốt đẹp nhất, chủ là người vô luận bất kể dấn thân tòng chính trị tòng thương mại, cũng là lĩnh tụ nhân tài, năng phú năng quý. Cư Ngọ cung, vô Sát, có được “Bách quan triều củng”, thì là lương đống của quốc gia, là nhân vật trọng yếu trong giới chính trị. Có Sát, thì trong thành có bại. Thái Dương tối hỉ cùng với Cự Môn hội chiếu, kiến Cát diệu là ngoại giao nhân tài, ti pháp nhân tài. Nếu Thái Dương lạc hãm, tuy dù hội Tam hóa Cát diệu, hoặc “Bách quan triều củng”, thì sự nghiệp thủy chung trước sau không hư trống rỗng, canh kiến Thái Dương Hóa Kị, thì sự nghiệp có một tiến triển, thị phi cùng oán tùy lai kéo đến. Không thích dấn thân tòng chính trị, với dấn thân tòng sự ti pháp, pháp tân là thích hợp. Cũng thích nghi đảm nhậm giáo chức, kiến Xương Khúc, có thể dấn thân tòng sự công việc trong giới truyền bá. Kiến Long Trì Phượng Các, thì thích nghi dấn thân tòng sự khoa học nghiên cứu. Nếu kiến Không Kiếp, càng thêm thích nghi vu không trung lâu các (xây lâu đài trên cát, ảo tưởng) khởi gia lập nghiệp, là nhân tài phát minh. Thái Dương lạc hãm, Sát diệu lại nặng, thì bôn ba lao lực mà ít thành biến.

Nhật Nguyệt, nếu kiến cát tinh tường diệu củng chiếu hội hợp, thì là người năng phú năng quý, có thể dấn thân tòng sự chính trị, thương nghiệp. Kiến Sát sự nghiệp tạm thời, chức nghiệp có nhiều biến đổi. Thích nghi là liêu mạc nhân tài, hoặc dấn thân tòng sự công quan (quan hệ cộng đồng), truyền bá, công tác phục vụ xã hội.

Nhật Cự, nhị diệu đồng cung, với người cư tại Dần cung là thích hợp, với người vô Sát tinh là đại phú đại quý, là nhân viên trọng yếu trong ngành ngoại giao; có Sát Kị, thích nghi dấn thân tòng sự pháp luật, ti pháp, giáo dục. Kiến Lộc Mã cũng có thể dấn thân tòng sự ngoại mậu (buôn bán ở ngoài hay ngoại thương), chủ chịu được người ngoại quốc thôi sùng yêu mến. Kiến Lộc Mã mà đồng thời kiến Sát, thì thích nghi dấn thân tòng sự thương nghiệp thôi tiêu (giao hàng bán hàng). Nếu Xương Khúc Văn diệu hội hợp, thì là nhân tài trong truyền bá, văn hóa công tác. Tối hỉ vô Sát diệu mà Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa tịnh kiến, thì là nhân vật cao cấp chính yếu của quốc gia. Nếu đồng thời kiến Sát, dấn thân tòng thương nghiệp cũng là lĩnh tụ của một nhóm một nghề, hoặc là nhân sĩ trứ danh trong xã hội. Người cư tại Thân cung kém hơn (giác thứ).

Nhật Lương, Thái Dương Thiên Lương đồng cư Sự nghiệp cung, kiến chư Cát, cũng cận thích nghi dấn thân tòng sự giám sát, thẩm tra sát hạch công tác. Nếu có Sát diệu, thì thích nghi lấy kĩ nghệ khởi gia, hoặc dấn thân tòng sự khoa học nghiên cứu. Kiến Kình Dương, Thiên Hình, có thể làm y liệu, y dược nhân tài. Duy chỉ kiến Thái Dương, Thiên Lương, Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, Văn Xương hoặc Văn Khúc các sao này đồng hội, thì thích nghi tham gia với tư cách là điển thí, thành là chuyên nghiệp nhân tài. Nếu cận kiến Văn diệu, hoặc Thiên Lương Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì nên dấn thân tòng sự xã hội công chúng sự vụ là thích hợp. Nhưng bất luận như thế nào, cũng không thích nghi cá nhân mình kinh thương.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc nhập vào Sự nghiệp cung, cổ nhân cho rằng thích nghi dấn thân tòng sự “Vũ chức vinh thân”, thật ra tại xã hội hiện đại hóa, với Vũ Khúc là Tài bạch cung chủ tinh chi cố, cũng có thể dấn thân tòng sự tài chính kim dung hành nghiệp, kinh thương cũng có được lợi, thì với người mang theo tính chất kim chúc là thích hợp. Người có Vũ Khúc nhập miếu, canh kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đồng hội, hoặc kiến Lộc Tồn Thiên Mã các sao này, dấn thân tòng chính trị có thể là nhân viên trọng yếu trong giới tài chính kinh tế, tại thương mại sự nghiệp cũng được phát triển. Canh kiến Văn Xương Văn Khúc, Long Trì Phượng Các, thì có thể thành là nhân tài phân tích kinh tế. Duy chỉ Vũ Khúc và có Phá Quân hội chiếu, lại kiến Thiên Hình, thì cần phải xuất thân từ đơn vị quân cảnh trị an, nhưng về sau này mới miễn được ba chiết thị phi. Canh kiến Thất Sát hội chiếu, có Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Văn Xương Văn Khúc đồng hội, tất phải là nhân viên trọng yếu vũ chức làm văn, hoặc văn chức làm vũ. Cổ nhân nhận xét như thế này chính là cách cục “Lĩnh bách vạn hùng sư trấn thủ biên cương”. Cùng với Tham Lang đồng độ, với dấn thân tòng thương mại là thích nghi. Nếu dấn thân tòng chính trị thì lòng tham lam không bến bờ, không bằng như kinh thương, tuy dù tính chất cận mưu cầu chiếm lấy món lợi kết sù (thủ bạo lợi), cũng không bị hãm vào hung hiểm. Người có Hỏa Tinh Linh Tinh các sao này đồng độ, cách cục không bằng như chỉ có thuần chất là “Hỏa Tham” “Linh Tham”, kinh thương thì chủ hoành phát, nhưng cũng có gặp phải cảnh ngộ hoành phá. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị, thì kinh thương tất phải chủ trọn đời gặp nhiều cảnh ngộ chu chuyển xoay vòng khốn nan trắc trở, cố nghi thụ cố vi nghi (thích nghi làm thuê), duy chỉ tại khi trong quá trình sự nghiệp phát triển, nhưng vẫn có nhiều ba chiết trắc trở, hoặc tiến thối thất cư (không biết tiến không biết thoái). Nếu kiến tứ Sát, Không Kiếp, Hình Hao, thì chủ trọn cuộc đời người có nhiều tỏa chiết thất bại, có thị phi khốn nhiễu, đa mưu thiểu thành, đa lao thiểu hoạch.

Vũ Phủ, tại Tí cung tốt đẹp hơn so với Ngọ cung, có thể dấn thân tòng sự tài chính kinh tề, công tác kế toán, là nhân tài chuyên nghiệp quản lí tài chính. Nếu Cát tinh hội chiếu, lại kiến tam Hóa cát diệu, thì là lĩnh tụ tài chính kinh tế, chưởng nhất phương tài quyền. Kiến Lộc Mã cũng thích nghi kinh thương. Kiến Sát diệu hội chiếu, thì có thể là nhân tài thiết kế, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật chuyên môn. Người có Xương Khúc cùng Long Trì Phượng Các các sao này đồng độ hoặc hội chiếu càng thêm chủ tú phát.

Vũ Tham, Vũ Khúc Tham Lang đồng độ, kiến Cát thì thích nghi dấn thân tòng thương, với hành nghiệp ngành kinh doanh có tính chất tiêu phí, hành nghiệp có tính chất trang sức là thích hợp. Nếu hội Mệnh cung có Liêm Trinh Hóa Kị, thì trọn đời sự nghiệp tài bạch vẫn có cơ hội bị tỏa chiết thất bại. Không thích nghi đầu cơ; với bản chất là có tính mưu mô để thủ lợi ích lớn, cũng thích nghi thẩm độ hình thế, không thì chủ phá bại.

Vũ Tướng, nhị diệu đồng độ, chủ văn nhân làm chức võ, uy vũ làm chức văn. Trông mong làm chính trị, hoặc làm công việc quân cảnh bảo an là thích hợp. Nếu kinh thương, thì không giỏi việc quản lí tài chính, khi sự nghiệp phát triển thì tiến thối thất cư. Nếu có nhiều Cát hội hợp, mới có thể làm nghề nghiệp về tài chính.

Vũ Sát, nhị diệu đồng thủ sự nghiệp cung, nếu kiến Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ Hữu Bật, Tam Thai Bát Tọa, Thai Phụ Phong Cáo chư diệu, thích nghi xuất thân làm nhân viên quân cảnh trị an, có thể hoành lập công danh. Nếu kiến Sát diệu, thì thích nghi làm ngành công nghiệp mang tính chất kim chúc, kiến Thiên Phủ đồng độ hoặc hội chiếu, thì có thể làm ngành ẩm thực, nghề nghiệp có tính chất về thực phẩm.

Vũ Phá, cổ nhân nhận xét đây là tinh hệ cũng thích nghi với vũ chức, hiện tại ngày nay, thì cũng thích nghi kinh doanh công xưởng, nhưng hao phí nhiều về sức lực.

Kiến Thiên Phủ hội chiếu, cũng có thể kinh doanh ẩm thực, nghề nghiệp thực phẩm. Nhưng bất luận tòng theo võ hay tòng theo thương mại, suốt cả cuộc đời tất phải trải qua nhiều phong hiểm tỏa chiết, thích nghi làm đến nơi đến chốn (cước đạp thật địa). Người có Sát Kị Hình diệu nặng, càng không thích nghi mạo hiểm phát triển mở rộng hoặc đầu cơ.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng thủ Sự nghiệp cung, chủ là người bạch thủ hưng gia. Thông thường tình hình giống như sau, Thiên Đồng thủ sự nghiệp, thích nghi làm nghề nghiệp có tinh chất mĩ quan cùng tính chất hưởng thụ. Như nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch, nghề nghiệp về trang sức, nghề nghiệp về thời trang, cùng trang điểm, thẩm mỹ, ăn uống các loại. Người có Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu, hoặc Lộc Mã giao trì, thì sự nghiệp từ nhỏ đến lớn, càng ngày càng hanh thông, đến nỗi thành là lĩnh tụ nhân tài trong nghề nghiệp. Thiên Đồng lạc hãm, không thích nghi theo thương mại, chỉ thích nghi làm thuê, hoặc đảm nhậm công chức, hoặc nhậm chức tại đại xí nghiệp. Nếu có Đà La, Thiên Mã hội chiếu, thì trọn đời sự nghiệp phát sinh nhiều biến hóa, một hoặc chủ chức nghiệp phát sinh nhiều biến động. Nếu có Kình Dương, Thiên Hình hội chiếu, thì có nhiều nguyên nhân đưa sự nghiệp đến sự phân tranh. Hoặc gặp phài người ác tính cạnh tranh. Nếu có Hỏa, Linh đồng độ, thì chủ là người với sự nghiệp bị nhiều nghịch cảnh, thích hợp với làm thuê, không thích nghi tự mình tiến hành kinh doanh. Nếu hội Địa Không, Địa Kiếp, thì chủ từ tài nghệ bạch thủ hưng gia.

Đồng Nguyệt, Thiên Đồng Thái Âm đồng cư Sự nghiệp cung, chỉ thích nghi khi đã hình thành rõ cục diện sau đó mới phát triển. Rất dể được người khác đề bạt, kế thừa công tác sự nghiệp. Cũng có thể suy xét cân nhắc kế thừa cách thức ý tưởng kinh doanh của người khác. Chỉ tất phải cần hội chiếu Lộc Mã mới có thể kinh thương, nếu có Xương Khúc Văn diệu hội hợp, thì thích nghi làm văn nghệ. Không có Xương Khúc cũng có thể làm công chức.

Đồng Cự, Thiên Đồng Cự Môn thủ Sự nghiệp cung, kiến ít Cát diệu, cũng tất phải kinh qua gian khổ phấn đấu nhưng về sau thành công. Nếu không có Cát diệu, Tam phương Tứ chính kiến Sát, thì chủ là người hành sự thiếu nghị lực, không thể kiên nhẫn, đến nỗi sự nghiệp được nữa đường thì phế bỏ.

Đồng Lương, Thiên Đồng Thiên Lương đồng thủ Sự nghiệp cung, bất luận theo thương mại, theo chính trị, cũng chủ thích nghi làm nhân tài phụ tá tìm mưu tính kế, kiến cát tinh tường diệu, có thể đảm nhậm chức vụ thư ký cơ yếu, hoặc làm nhân viên quản lý giám sát tài vụ. Nếu kiến Sát diệu, thì thích nghi tại bệnh viện, nghề nghiệp công việc phục vụ xã hội. Nếu kiến Thiên Mã cùng Đào hoa chư diệu, thì thích nghi làm nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng không, thủy thủ các nghề. Nhưng kiến Cát diệu, lại kiến Kình Dương, Thiên Hình đồng hội, thì có thể đảm nhậm công việc điều trị bệnh công việc vệ sinh, hoặc quan viên hải quan, viên chức bưu cục.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh thủ Sự nghiệp cung, nhập miếu, thông thường cũng thích nghi võ chức, người có Hóa Kị lại càng thích nghi. Nếu làm nghề nghiệp khác, thì tỏa chiết thất bại biến hóa rất lớn. Có Xương Khúc, Khôi Việt, Phụ Bật củng chiếu hoặc đồng độ, Tử Vi hội chiếu, thì từ văn chức mà nắm (chấp chưởng) võ quyền. Nếu kiến Vũ Khúc và Văn Xương Văn Khúc đồng hội, cũng thích nghi theo chính trị theo quân sự, hoặc bộ đội kỉ luật, chủ văn nhân làm võ, hoặc võ chức làm văn. Là nhân tài văn võ kiêm tư. Nếu theo thương mại, thì thích nghi dựa vào các tinh diệu hội chiếu mà xác định nghề nghiệp. Như hội chiếu Tham Lang, có thể làm thiết kế, công quan, quãng cáo. Hội chiếu Thất Sát, kiến Thiên Trù, có thể làm ẩm thực, thực phẩm hành nghiệp; hội chiếu Thiên Phủ, có thể làm về tài chính; hội chiếu Thiên Tướng, thì là nhân tài tìm mưu tính kế về thương nghiệp hoặc nhân tài tìm mưu tính kế về kinh tể. Xương Khúc đồng độ, thì làm nghệ thuật là thích nghi.

Liêm Tướng, kiến cát tinh tường diệu các sao, thích nghi làm quân cảnh, công tác Hải Quan. Theo chính trị thì tất phải văn nhân làm võ chức. Kiến Sát Hình Kị Hao chư ác diệu hội hợp, thì lại mất chức hoặc thất nghiệp, nguy hiểm phá sản. Kiến Sát diệu nhẹ, theo thương mại theo công nghiệp, có thể bằng kĩ thuật để khởi gia.

Liêm Phá, Liêm Trinh Phá Quân đồng thủ Sự nghiệp cung, thì đúng là kết cấu không mấy tốt đẹp, nếu theo thương mại theo công nghiệp, cũng chủ trong cả đời người ít nhất có một lần thất bại và tỏa chiết vỡ mộng, cho nên tương ứng xem xét tường tận đại hạn lưu niên, kiên định ứng phó. Nếu theo chính trị, thì là văn viên chi chức, kiến cát tinh tường diệu, cũng có thể tích lũy kinh nghiệm mà thăng chức. Kiến Sát thì ở lâu ở chức thấp. Nếu theo thương mại, cùng với huyết nhục anh em, ẩm thực hành nghiệp là thích nghi, hoặc làm nghề nghiệp mang theo tính chất hung hiểm. Làm quân cảnh, bảo an, hải quan công tác cũng có thể được.

Liêm Phủ, kiến cát tinh tường diệu hội hợp, sự nghiệp thành đạt. Do ảnh hưởng từ Thiên Phủ tính cách bảo thủ cẩn thận, không thích nghi làm võ chức, có thể làm tài chính, tài kinh hành nghiệp. Nếu kiến Sát diệu, thì sự nghiệp có nhiều biến thiên ba chiết trắc trở. Kiến Hóa Kị, thì kinh doanh không được thuận lợi, không thích nghi đầu cơ.

Liêm Tham, thích nghi nhất là làm giao tế ứng thù, hoặc nghề nghiệp có tính chất tiêu phí, cũng thích nghi làm nghề vui chơi giải trí, nghệ thuật sự nghiệp. Kiến Xương Khúc, Thiên Tài đồng hội, thì với văn nghệ công tác là thích nghi. Nếu kiến Hàm Trì, Thiên Diêu, Hồng Loan, Thiên Hỉ, thì thích nghi làm biểu diễn nghệ thuật. Kiến Thiên Mã thì là nhân tài nghề hướng dẫn du lịch.

Liêm Sát, Liêm Trinh Thất Sát cư Sự nghiệp cung, tối thích nghi kỉ luật bộ đội xuất thân, như Quân cảnh, Hải quan, Trị an đơn vị. Nếu kiến Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Long Trì Phượng Các, cũng thích nghi là kĩ nghệ nhân tài. Nhưng canh kiến Thiên Nguyệt, có Văn Khoa nhị diệu củng chiếu hoặc đồng độ, thì là ngoại khoa y sư, thầy thuốc về gân khớp. Nếu có Thiên Trù đồng độ, thì có thể làm ẩm thực. Nếu Liêm Trinh Hóa Kị, tuy dù với quân cảnh là thích nghi, nhưng cũng có thể làm công việc có liên quan về huyết dịch.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ thủ Sự nghiệp cung, đắc cát tinh tường diệu củng chiếu giả, nhập miếu chủ sự nghiệp phát triển có thành tựu. Nếu cư vào hãm địa, hội Xương Khúc, cổ nhân nhận xét bất quá chỉ là “Đao bút lại”, tức chủ quản lí văn thư làm văn viên chính phủ. Nếu Thiên Phủ tại Sự nghiệp cung, kiến Lộc Tồn, Thiên Mã, có thể lấy kinh thương đưa đến giàu có, nhưng không thích nghi sang tân cải cách, cận thích nghi khi đã có cơ sở sau đó phát triển lên. Thiên Phủ Hóa Khoa, thì thích nghi đảm nhậm chức vụ trong cơ cấu tại tài chính, hoặc tự mình tiến hành kinh doanh, ít nhất cũng một mình đảm đương một công việc. Nhưng không thích nghi đầu cơ. Kiến Sát, thích nghi làm công nghiệp. Không Kiếp đồng độ, thì ngược lại chủ là người với công nghiệp phát triển biểu hiện ra nghị lực và phách lực (quyết đoán) khiếp người. Thiên Phủ tại Sự nghiệp cung có hai cái cao cách:

Một là Vũ Khúc Thiên Phủ tại Ngọ cung, Tử Vi Thiên Tướng tại Tuất cung tương hội, tại Dần cung đắc Lộc Tồn. Không có Sát Kị, kiến cát tinh tường diệu phù trợ củng chiếu, chủ đại quý, thích nghi xuất thân giới chính trị.

Một nữa là Thiên Phủ tại Sửu cung, Lộc Tồn tại Dậu cung lai hội, vô Sát, kiến Cát diệu, cũng chủ đại quý.

8. Thái Âm.

Thái Âm thủ Sự nghiệp cung, tính chất biến hóa đa đoan nhiều loại, cần phải xem xét tường tận các tinh diệu hội hợp mà xác định. Người có cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, không thích nghi kinh thương, làm chức vụ trong chính phủ, hoặc có chức vụ trong cơ cấu đại xí nghiệp vụ là thích nghi. Tối thích nghi nhậm chức với sự nghiệp phục vụ công cộng. Túng hội Hóa Lộc, Lộc Tồn, Thiên Mã, có thể lấy kinh thương, cũng tất phải tổ chức lập công ti hữu hạn là tốt đẹp, không thích nghi tự mình tiến hành kinh doanh. “Cơ Nguyệt Đồng Lương” cách kiến tam cát Hóa tịnh chiếu, vô Sát, thì thích nghi chấp chưởng nắm quân quyền, canh kiến Phụ Tá chư diệu hội chiếu, thì là yếu nhân của quân sự chính trị lưỡng giới. Đắc Văn Xương Văn Khúc hội chiếu, thích nghi làm công tác văn hóa, hoặc công tác trong giới truyện bá. Tả Phụ Hữu Bật hội chiếu, theo chính trị là thích nghi, canh kiến Lộc Tồn, là nhân viên tài kinh. Theo thương mại cũng thích nghi làm tài kinh hành nghiệp. Nếu Thái Âm và Thiên Lương tương hội, kiến Đại Hao, một Thiên Vu, Kiếp Sát, thích nghi làm phú thuế quan lại.

Thái Âm và Thiên Đồng hoặc Thiên Cơ đồng độ, cũng thích nghi làm nghề nghiệp không có căn bổn cơ sở hành nghiệp, không thì sự nghiệp có nhiều biến đổi. Có hai cái cách cục tương ứng nên làm công nghiệp:

Một là Thiên Cơ đồng độ, đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu. Một là có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ. Duy chỉ là người trước phát triển thuận lợi, người sau thì có nhiều biến động. Nhưng cũng thích nghi làm phát minh về khoa học kĩ thuật, hoặc bằng chuyên môn kĩ nghệ hưng gia.

Thái Âm cùng với Văn Xương Văn Khúc, Long Trì Phượng Các, Thiên Tài đồng độ hoặc hội chiếu, chủ là người có thiên tài về nghệ thuật. Có thể lấy nghề nghiệp nghệ thuật để phát triển. Canh kiến Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu, có thể làm nghề vui chơi giải trí, hoặc tại giới biểu diễn nghệ thuật mà thành danh.

9. Tham Lang.

Tham Lang thủ Sự nghiệp cung, thích nghi ngoại vụ công tác. Như doanh nghiệp, thôi tiêu bán hàng, công quan công tác. Tất cần phải với người lấy ứng thù giao tế làm công tác trọng điểm là thích nghi. Cũng có thể làm giải trí vui chơi, biểu diễn nghệ thuật công tác. Với người kiến Văn Khoa chư diệu, hoặc Đào hoa chư diệu là thích nghi. Nhưng nếu tại Tam phương Tứ chính đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu, vô Sát Kị Hình Hao chư diệu, mà Phụ Tá chư diệu, canh đắc Thiên Quan, Thiên Phúc; Ân Quang, Thiên Quý; Tam Thai, Bát Tọa; Thai Phụ, Phong Cáo; Thiên Vu các sao này hội chiếu, thì có thể là chính trị quyển trung hồng nhân, các nhân vật trong tập đoàn chính trị khác nể trọng, giao tế giành thắng lợi, bát diện linh lung. Nếu có Vũ Khúc đồng độ hoặc hội chiếu, canh kiến Hỏa, Linh đồng hội, thì thích nghi làm võ chức vinh thân. Tử Vi đồng hội, có Phụ diệu, cũng có thể theo chính trị. Nhưng nếu như đồng thời hội Sát, thì vẫn theo thương mại là thích nghi. Nếu Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì tương ứng làm công nghiệp. Duy Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì vẫn có phong ba tỏa chiết. Nếu Tham Lang và Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ, ngoài ra canh bất kiến Sát diệu cùng Hình Kị Kiếp Hao các sao, có thể làm đầu cơ; hoặc chủ trọn đời tất phải gặp được vận may đặc biệt. Nếu Tham Lang Hóa Kị, thì sự nghiệp phát triển không được như lí tưởng, nhưng kiến Cát diệu, thì chủ lí tưởng mặc dù bị thất bại, nhưng cũng có thể thu hoạch được thành tựu bất ngờ ngoài ý, do là “Vô tâm sáp liễu”. Nhưng nếu Hóa Kị mà canh kiến Sát diệu quần tập, thì hoành phát hoành phá, bạo khởi bạo điệt, tất phải chú ý trì doanh bảo thái, mới có thể tránh được. “Hỏa Tham”, “Linh Tham” nhị cách, có thể được thành tựu bất ngờ ngoài ý, tuy không có Hóa Kị, hoặc ngoài ra không kiến Sát diệu, nhưng cũng tương ứng tự khắc chính mình tránh được. Nếu kiến Sát Kị, canh kiến Hình Hao Không Kiếp, thì dể phát sinh đột biến mà khuynh bại.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Sự nghiệp cung, nhập miếu, chủ là người bạch thủ sáng nghiệp, cũng thích nghi lấy kĩ năng chuyên môn hoặc tri thức chuyên môn để hưng gia. Nếu như tựu nghiệp y sư, pháp luật, biểu diễn nghệ thuật, ngoại giao, công quan, truyền bá giới hành nghiệp. Hội Thiên Cơ, thì là nhân tài máy tính, kế toán; Hội Văn Xương Văn Khúc, có thể làm nghệ thuật, hoặc tinh tướng. Cự Môn kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, cùng đắc Phụ Tá chư diệu hội chiếu, thì tất phải có khả năng với khẩu tài hoặc tri thức chuyên môn để thành danh. Đồng thời kiến Sát diệu, Thiên Hình các sao này, thì làm lĩnh tụ bang hội; nếu kiến Hoa Cái, thì là nhân tài tuyên truyền tông giáo. Vô Sát Kị Hình diệu, thì là quân chính yếu viên, thương giới văn nhân. Nếu Thái Dương đồng độ, chủ danh lớn hơn lợi. Nếu Thiên Cơ đồng độ, thì sự nghiệp biến động, không thủ theo nhất chức nhất nghiệp. Là người xem trọng hưởng thụ vật chất nhiều ham muốn dục vọng, nhiều ảo tưởng. Nếu cùng với Thiên Đồng đồng độ, thì phàm mọi sự đều hữu đầu vô vĩ. Cự Môn thủ Sự nghiệp cung, Sát Kị các sao nặng, kiến Thiên Mã, là giang hồ lưu lãng chi khách, canh kiến Văn diệu, cũng là lạc thác văn nhân.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng thủ Sự nghiệp cung, hỉ hội chiếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn, cùng Phụ, Tá chư diệu, tất phải là yếu nhân trong giới chính trị, công thương nghiệp cự tử (đại gia). Thiên Tướng hội chiếu Tử Vi, thích nghi lập thân giới chính trị. Người có Thiên Tướng hội chiếu chư Cát, mà vô Sát diệu các sao hội chiếu, lập thân trong giới chính trị cũng lợi, nhưng không thích nghi mưu cầu giành lấy vị trí tối cao trong cơ cấu, không thì lập thành đích ngắm cho mọi người nhắm vào chỉ trích, vào niên hạn vận trình không tốt đẹp thì sụp đỗ. Cho nên Thiên Tướng là “Nhị bang hoa đán” Mệnh.

Vũ Khúc hoặc Liêm Trinh đồng độ, làm Quân cảnh, Hải quan là thích nghi. Cũng có thể làm công nghiệp. Nếu có Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu, thì chủ là người sự nghiệp khởi điệt lên xuống vô thường, theo chính trị là điều không thích nghi, có thể từ kĩ nghệ phát triển. Kiến Long Trì, Phượng Các, Thiên Tài các sao này càng thêm lợi. Tứ Sát hội chiếu, chủ sự nghiệp có nhiều phiền nhiễu, cho dù đang trong thuận cảnh cũng bất ngờ gặp phải nghịch cảnh (tức sử thuận cảnh dã gian trung tao phùng hoành nghịch). Canh kiến Hình Kị Hao diệu, là người theo chính trị cũng bị mất chức chi ngu, người khi đang kinh thương thì có phá bại, hoặc đến mức đình nghiệp sụp đỗ.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương thủ Sự nghiệp cung, với người độc tọa tại Ngọ cung có cách cục lớn mạnh nhất, không kiến Sát Kị, đắc Thiên Khôi Thiên Việt, Văn Xương Văn Khúc, Tả Phụ Hữu Bật, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn củng chiếu hoặc đồng độ, theo thương mại theo chính trị cũng làm nhân vật lĩnh tụ. Thiên Lương hội Lộc Mã, đại lợi kinh thương, chủ được người nước ngoài tín nhiệm. Cùng với Thái Dương đồng độ, tất phải lấy tài nghệ dương danh, kiến Lộc Mã, thì danh truyền ra ngoại quốc. Kiến Sát, thích nghi phục vụ xã hội. Thiên Lương thủ Sự nghiệp cung, thông thường thích nghi làm chức vị giám sát, cũng có thể làm máy tính, hạch sổ, thiết kế nghiệp. Dữ Thiên Đồng hội chiếu, thì là liêu mạc nhân tài, làm công tác hoạch định lập mưu tính kế. Thiên Lương thủ Sự nghiệp cung mà kiến Sát Hình chư diệu, có thể làm công tác điều trị bệnh tật, nếu Sát diệu đa kiến, lại kiến Địa Không Địa Kiếp, Thiên Hình Đại Hao, thì thích nghi làm công tác nguy hiểm. Không thì dể phát sinh tai họa, hoặc chiêu nhạ quan phi mà dẫn đến phá háo. Người có Thiên Lương tại Tỵ cung, phần nhiều là làm nghề hành nghiệp đặc biệt.

13. Thất Sát.

Thất Sát thủ Sự nghiệp ngụ, xã hội hiện đại thích nghi làm công nghiệp, mà lại thích nghi với người làm chủ tài nguyên nhân lực. Duy chỉ tuyệt đối không thích nghi đầu cơ. Nguyên nhân là Thất Sát tại Sự nghiệp cung, trọn đời người tất phải có một lần tỏa chiết trọng đại, nếu đầu cơ thì khó lòng mà thua keo này ta bày keo khác (nan đông sơn tái khởi).

Vũ Khúc Thất Sát đồng độ, hoặc Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, hội Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tam Thai Bát Tọa, Thiên Vu, Thiên Phúc các sao này, quyền uy xuất chúng, võ chức có thể vinh thân, nếu làm công nghiệp, cũng chủ thanh danh làm ngoại quốc phải biết. Thất Sát không sợ tứ Sát. Có tứ Sát đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ là người lập nghiệp trong gian khổ, nhưng trọn đời vẫn có nhiều thị phi phong ba. Thất Sát và Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, tất cần phải làm sự công nghệ, lấy kĩ thuật lập thân, không thì gặp phải cảnh phá bại. Phàm Thất Sát thủ Sự nghiệp cung, bất luận kiến Cát kiến Sát, cũng đều không thích nghi làm văn giáo. Nguyên nhân là người thiện giỏi với quản lí hạ chức, chỉ thích nghi làm quân cảnh hoặc công xưởng lĩnh đạo.

14. Phá Quân.

Phá Quân nhập miếu thủ Sự nghiệp cung, thích nghi quản lí hoặc kinh doanh công xưởng, hoặc thích nghi làm vũ chức. Nếu Lộc, Quyền, Khoa hội, thì là người vũ chức nắm quyền uy. Cổ nhân gọi là “Uy trấn hoa di”. Phá Quân thủ Sự nghiệp cung, không thích nghi kinh thương, không thì tất có nhiều ba chiết trắc trở, dù có cát tinh tường diệu hội hợp, cũng khi bại khi thành, chợt phất lên chợt lụi tàn. Duy chỉ Phá Quân Hóa Lộc, hoặc có Lộc Tồn đồng độ, thì chủ là người cương nghị trác việt, lũ bại lũ khởi, người có Cát diệu các sao này hội chiếu, cuối cùng chung cuộc đến với thành công. Nếu vô Cát diệu, thì áp lực rất nặng nề, canh hội Không Kiếp, trong cả đời người tất phải có một lần sụp đỗ hoặc phá sản. Nếu làm công nghiệp, thì có khả năng dựa vào sản phẩm mới mà chuyển hoán nguy cơ. Phá Quân thủ Sự nghiệp cung, tuyệt đối không thể làm đầu cơ, không thì tất phải kiến khuynh bại. Phá Quân cũng thích nghi làm nghề nghiệp giao thông vận chuyển, người kiến Lộc Mã càng thêm tốt đẹp.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Nô bộc

0

“Giao hữu cung” cổ nhân gọi là “Nô phó cung”. Tại cổ đại, “Nô phó” là thành viên trong gia đình. Một đời làm, đời đời làm nô (Nhất đại vi nô, thế thế vi nô), cho nên Nô phó cung có tốt hay xấu, thật ra từ đây có thể khuynh đỗ cả gia tộc với sự thịnh hay suy (thật diệu dĩ do thử khuy đổ gia tộc đích thịnh suy). Bởi vậy mà các Đẩu số gia thời cổ đại đối với cung vị này, cũng đã chú trọng nhấn mạnh đến việc thôi đoạn luận đoán nô phó có được đắc lực hay không đắc lực, đông hay ít ngưới, hội hay không hội lưng chủ, xem thường chủ, oán hận hoặc có khả năng đối với chủ nhân có sự phù trợ giúp đỡ. Ngày nay đem “Nô phó cung” cải biến thay đổi thành là “Giao hữu cung”, thì đúng là sự cách tân mang tính dũng cảm hạng nhất. Thuận theo lí luận trên mà nói, hiện tại không chủ lực nói về mối quan hệ chủ và đầy tớ, bởi vậy về cơ bản không cần phải thuận theo “Nô phó” để suy đoán Mệnh vận của gia tộc. Thế nhưng đây chính là quan hệ giao tế có tốt hay xấu, đối với người thời hiện đại mà nói thì là cực kỳ trọng yếu, chính là sáng lập ra “Giao hữu cung”, thật tế là đem môn thuật số là Đẩu số từ thời cổ đại gán cho ý nghĩa mới mẽ hiện đại.

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Độc giả hoặc có hoài nghi: cổ nhân truyền xuống lại với phương pháp, có thể nào lại tùy tiện cải cách đi chứ? Thật ra bản thân Đẩu số đời đời truyền dạy lại, vẫn một mạch liên tục biến động, từ “Thập bát phi tinh” phát triển thành “Tử vi đẩu số”, chính là sự biến động cải cách cực kỳ lớn. Từ thời nam Tống tới thời Minh, Thanh, rồi tới về sau này, đời nào cũng có người tài giỏi, truyền xuống lại không ít khẩu quyết có tính hữu dụng tương đối cao, tức là đối với Đẩu số dể có biến cách. Bởi vậy vấn đề mấu chốt không phải là điều ứng với hoặc không ứng với sự cải biến thay đổi, mà là ở chổ biến cách đúng hay sai. Nhưng quan sát tại dân gian cho phép nhiều sách vở về Đẩu số, nhưng chỉ là những bản sao chép (khước chích thị nhân vân diệc vân), đem “Nô phó cung” cải cách danh xưng thành là “Giao hữu cung” cho xong chuyện, vẫn chưa là danh xưng đã được cải biến, đem Tam phương Tứ chính với ngụ ý khác, cũng mang ý nghĩa về sự cải biến. Xem thử lúc ban đầu nguyên lai “Nô phó cung” cùng với Tam phương Tứ chính, với đối cung là Huynh đệ cung, hội hợp cùng Phụ mẫu cung và Tử nữ cung, đơn giản đây thật là một tổ hợp của tổ tôn ba đời cùng với nô phó, cũng chính là một hình thức điển hình về một gia tộc cổ xưa.

Hiện tại đem tính chất của các tinh hệ tại “Nô phó cung”, cải biến thành tính chất của quan hệ giao tế, chiếu theo sự hiểu biết của bút giả, cũng tương ứng đem “Huynh đệ” thành giao tế quan hệ với người ngang hàng bằng vai; “Phụ mẫu” thành giao tế quan hệ với người trưởng bối bề trên; “Tử nữ” thành là giao tế quan hệ với người vãn bối bên dưới. Ba cái cung vị này có các tinh diệu hội chiếu đến “Giao hữu cung”, bởi vậy mà đem lập thành một chỉnh thể hoàn chỉnh để phản ánh các mối quan hệ giao tế.

Khi chúng ta tiến hành thôi đoạn luận đoán Đẩu số, khi đem “Giao hữu cung” sử dụng để thôi đoạn luận đoán mối quan hệ cùng với nhân viên hoặc hạ chức, nên đồng thời tương ứng đem “Phụ mẫu” so với bản thân mình là ông chủ, thượng ti, hoặc hành nghiệp với bậc tiền bối; đem “Tử nữ” so với bản thân mình chính là trợ thủ trực tiếp, hoặc hành nghiệp cùng với hạng vãn bối; đem “Huynh đệ’ so với bản thân mình chính là người ngang vai, mà “Giao hữu cung” chính là sự phản ánh một cách tổng quát.

Với người mới bắt đầu học Đẩu số, thường thường có một căn bệnh, chính là không chịu đem các cung vị có liên quan ra quan sát toàn diện. Lấy ví dụ như quan sát “Nô phó cung”, cổ nhân lấy “Phụ mẫu cung” cùng “Nô phó cung” từng cái một cùng với Tam phương Tứ chính để cân nhắc xem xét đánh giá, sau đó mới tái xem xét các tinh hệ tại “Phụ mẫu cung” và “Nô phó cung” hỗ tương giao thiệp như thế nào, bởi vậy lại có thể so sánh được một đời của “Phụ mẫu” với tình trạng của nô phó: như là đem “Huynh đệ cung” cùng “Tử nữ cung” cũng quan sát từng cái một, tái xem xét sự giao thiệp của những cái đó và “Nô phó cung”, thì tình trạng của nô phó với ba thế hệ của đời người dể có thể hiểu rõ như trong lòng bàn tay.

Hiện tại quan sát “Giao hữu cung” cũng có thể sử phương pháp giống như vậy, nhưng như đem “Phụ mẫu cung” và “Giao hữu cung” so sánh, đồng thời tiến hành liên hệ nghiên cứu, lại có thể tự bản thân mình nhìn ra các mối quan hệ của chính mình với thượng ti và hạ chức. Ví dụ như “Phụ mẫu cung” có Thiên Lương độc tọa tại Ngọ cung, “Giao hữu cung” là Thiên Đồng độc tọa tại Tuất cung, mà “Huynh đệ cung” có Cự Môn tại Thìn cung mang theo Sát diệu chiếu xạ, như thế thì chúng ta không ngần ngại đưa ra một cái giả định: thượng ti là người rất thích soi mói bắt bẻ; trong đồng sự cũng có người thích thọc gậy bánh xe hoặc thích đâm bị thóc chọc bị gạo, bởi vì chính mình khi trong cơ cấu công việc có mối quan hệ giao tế, biến thành rất xấu hổ, sẽ phải bị liên lụy lôi vào cuộc tranh chấp. Một điểm này, có thể dựa vào tính chất của Thiên Đồng tại Tuất cung nhìn ra được. Nhưng nếu như Thiên Lương có Lộc, Quyền, Khoa hội, thì tính chất của Thiên Lương biến thành mênh mông đại độ, “Giao hữu cung” có Thiên Đồng cũng chịu ảnh hưởng của Lộc, Quyền, Khoa hội chiếu mà cải thiện.

Bút giả kiến nghị với độc giả chiếu theo phương pháp này thử nghiệm xem, tin tưởng rằng chính bản thân mình dể dàng có thể tìm ra khi còn sống, cùng với mối quan hệ giao tế vào mỗi giai đoạn của đời người.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Giao hữu cung, tinh diệu thái cường, tình hình giống như sau, chủ khó khống chế được hạ chức. Nếu nhập miếu, mà lại có Tả Phụ, Hữu Bật cùng Phụ Tá chư diệu đồng độ hoặc hội chiếu, thì tinh diệu càng thêm cường mạnh, tuy dù giao du với ngang hàng chủ có thể có được ích lợi, nhưng bằng hữu tất phải thắng hơn bản thân mình, mà hạ chức thì tất phải càng thêm khó khống chế. Nhưng nếu bản thân mình có tâm tính rộng rãi mênh mông có hoài bão chí khí, đề huề hợp tác với hậu bối, thì có thể cải thiện mối quan hệ giao tế, mà lại có thể được bằng hữu và vãn bối ủng hộ. Nếu Tử Vi lạc hãm, không có Phụ, Tá cát diệu hội chiếu, thì chủ hào nhoáng bên ngoài, khả năng có nhiều bằng hữu, nhưng ít tri kỷ; hoặc lại chủ dù được kết giao với những người có địa vị xã hội, nhưng chỉ là quan hệ sơ sài xa xôi không thân. Cũng chủ có nhiều hạ chức, nhưng cũng đều có chủ kiến. Tử Vi tối bất hỉ tại Giao hữu cung hội chiếu Phá Quân, nếu hội chiếu, lại kiến Không Kiếp, thì chủ vì thủ hạ mà chịu liên lụy, hoặc vì bằng hữu mà phá tài. Nếu Tử Vi vừa hội Phá Quân, lại hội Đà La, thì chủ tự chính mình vì thủ hạ mà xuất đầu lộ diện để chiêu nhạ phân tranh thị phi. Nếu Tử Vi hội chiếu tứ Sát, thì chủ vì thủ hạ dể dàng bị hỏng việc. Tại phương diện giao du, thì chủ khó giao du với bạn bè có ích lợi, dể cận tiểu nhân, hoặc bị lầm là những người có địa vị. Nếu Tử Vi và Hóa Kị cùng Kình Dương tương hội, thì chủ thủ hạ là người bạc tình vô nghĩa, được chính mình đề huề giúp đỡ nhưng ngược lại lấy oán báo ơn, hoặc chịu bị lừa dối bán đứng. Tại phương diện giao du thì chủ dốc sức vì người khác, hoặc có nhiều bang trợ, nhưng ngược lại chịu bị báo oán.

Tử Phá, chủ hạ chức vô tình vô nghĩa, đến nỗi tự bản thân mình chịu bị tổn thất. Hoặc sự nghiệp chịu đến đả kích, hoặc tiền tài chịu đến tổn thất, hoặc địa vị chịu đến dao động lung lay. Tại phương diện bằng hữu, chủ có thể được lời ngay thẳng can ngăn, nhưng nếu Sát diệu hội chiếu, thì chủ có nguyên nhân phá tài. Nhưng Sát Kị Hình Hao tịnh chiếu, thì nguyên nhân chính là vì bằng hữu hoặc hạ chức mà bị liên lụy họa bất ngờ về quan phi. Nhưng nếu có cát tinh tường diệu hội hợp, thì vì được mọi người quý trọng mà nhận được lợi ích; hạ chức tuy vô tình nghĩa, nhưng có nhiều hạ chức, mà lại cũng có một thời kỳ có được sự trợ lực. Hoặc lại chủ có cơ hội được những người có địa vị xã hội chiếu cố quan tâm. Duy chỉ quan hệ dể có xu hướng bình thường.

Tử Phủ, tình huống giống như sau, chủ có thể giao kết với những người có địa vị xã hội; có nhiều hạ chức, nhưng ý kiến không đồng nhất. Nếu Tử Vi Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì hạ chức có nhiều chủ kiến, có khả năng thành là trợ thủ đắc lực, nếu tiến hành giúp đỡ đề huề phù dịch, thì có thể đem lại hữu ích. Nếu Thiên Phủ Hóa Khoa thì không thích nghi canh kiến Lộc Tồn đồng cung, chủ hạ chức dù có thể thủ tài, nhưng cũng không thiện giỏi kinh doanh, cận có thể thủ thành bảo vệ. Cát diệu hội tập, oán hận; hoặc chủ hạ chức có âm mưu; nếu kiến Không Kiếp, Đại Hao, thì có nguyên nhân phá tài, hoặc hạ chức là trộm cắp. Nếu hội Vũ Khúc Hóa Kị, thì chủ tự bản thân mình có hạ chức xem thường khi dể chính mình; nếu hội Liêm Trinh Hóa Kị, thì đề bạt hạ chức ngược lại bị liên lụy.

Tử Tham, chủ là người giao du rộng rãi. Nếu kiến Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Thiên Vu, Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Phúc hội chiếu, thì đi đến đâu cũng được mọi người hoan nghênh chào đón; nếu hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa các sao này, thì là người tài phú, quyền lực, hoặc danh dự được mọi người ủng hộ; nhưng nếu kiến Đào hoa chư diệu, lại kiến Đà La, Âm Sát, thì lại chịu bị mọi người hãm hại, hoặc vì hạ chức mà bị liên lụy; hoặc vì tại phong nguyệt giao du mà chiêu nhạ thị phi khẩu thiệt. Nếu Lộc Tồn đồng độ mà kiến Sát diệu, chủ cùng với bạn bè tranh tài, hoặc bạn bè đa tài mà bủn xỉn keo kiệt.

Tử Tướng, chủ hạ chức cùng bạn bè có trợ lực, nếu kiến Cát diệu cùng Cát hóa hội chiếu, càng thêm chủ được người có địa vị giúp đỡ trợ lực. Duy có nhiều bạn tốt mà mình quý trọng, hoặc bạn bè và hạ chức là những người có nhiều chính nghĩa. Nhưng nếu hội Sát diệu, thì chủ vì bạn bè hoặc hạ chức mà phá tài, lại kiến thêm Không Kiếp, Đại Hao, thì chủ đại nhân thụ quá. Tứ Sát, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì có nhiều giao tế đem lại tổn hại, hoặc bị hạ chức trộm cắp.

Tử Sát, tối hiềm Tử Sát đồng độ, chủ bị bạn bè và hạ chức bài bác xa lánh lật đỗ, hội ít cát tinh tường diệu, cũng chủ chịu bị tước đoạt tài bạch hoặc quyền lực. Lại kiến thêm Không Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, thì chủ bạn bè cùng hạ chức lấy oán báo đức. Hỏa Tinh, Thiên Hình đồng độ, thì bạn bè và hạ chức là những người có nhiều cương bạo.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ thủ Giao hữu cung, hội Cát diệu thì chủ giao du rộng rãi, nhập miếu cũng giống như vậy. Nhưng hạ chức tuy dù tốt đẹp, cũng chủ thay đổi tùy từng lúc (gió chiều nào nó theo chiều đó). Đắc lực trợ thủ nhưng khó được bền vững trường cửu. Bạn bè cũng có lúc thay đổi. Đời người tuy dù không cô tịch, nhưng cũng khó được hạ chức trường kì trợ lực dài lâu. Nếu lạc hãm, hoặc hội Sát diệu, thì bạn bè tuy có nhiều, người kết oán cũng nhiều; hạ chức thay đổi người khác luôn luôn, mà lại mang trong tâm sự bất mãn. Với tính chất của Sát diệu để phân biệt, người có Kình Dương, Đà La đồng độ giống như chủ chịu khi phụ hoặc hạ chức mà bị liên lụy, lại kiến thêm Thiên Hình, thì chủ chịu hãm hại. Hỏa Tinh Linh Tinh đồng độ, thì chủ đa tranh đa đoạt, nếu Thiên Cơ Hóa Lộc, lại càng chủ thêm vì tiền tài mà tranh đoạt. Kiến Không Kiếp, Đại Hao, tùy theo có phá tài, hoặc mới thay đổi hạ chức mà chịu tổn thất tài bạch lớn, hoặc chiêu nhạ phân tranh mà phá hao. Thiên Cơ Hóa Lộc kiến Sát tinh, vì giao hữu mà tiền tài hao tán. Canh kiến Hóa Kị, Thiên Hình đồng hội, chủ cùng với bạn bè hoặc hạ chức tranh tụng.

Cơ Nguyệt, nếu nhập miếu thì giao hữu rộng rãi; nhưng nếu bị lạc hãm, thỉ cần phải đề phòng bạn bè hoặc hạ chức có âm mưu. Nếu hội Thiên Đồng Hóa Lộc, là người làm việc tại đại cơ cấu hoặc đảm nhậm công chức, chủ có nhiều hạ chức. Giao hữu cung đồng thời hội Sát diệu các sao này, thì đề phòng hạ chức xâm hại chiếm đoạt, canh kiến Thiên Hình, chủ là người vì thủ hạ chịu bị liên lụy.

Cơ Cự, tình hình giống như sau, chủ cùng với nhiều bạn bè vô nghĩa có thị phi khẩu thiệt, hoặc tuy dù khoan hậu mà vẫn chịu bị hạ chức ngầm oán, cũng chủ giao du với những người tùy tiện ranh mãnh. Cự Môn Hóa Kị, không thích nghi canh kiến Thiên Hình, nếu kiến các sao này thì vì do phân tranh mà quan phi khẩu thiệt lớn. Kiến Sát diệu, Dương Đà chủ chịu bị liên lụy, tranh cải; kiến Hỏa Linh chủ chịu bị hãm hại; kiến Không, Kiếp, nguyên nhân chính là vì khí phách phân tranh mà phá tài.

Cơ Lương, chủ có thể giao du với bạn tốt có lợi ích, bạn bè mà mình quý trọng, nhưng mối quan hệ hữu nghị không kéo dài. Nếu kiến Cát diệu các sao này, thì được bạn bè trợ lực, hoặc chủ được hạ chức ngay thẳng chính trực. Duy chỉ hạ chức vẫn có nhiều thay đổi người khác. Cho nên Giao hữu cung nếu kiến Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, tất phải cần đối đãi tử tế với hạ chức, mới có thể thay đổi được tiên thiên (bẩm sinh) vận thế. Nếu Mệnh cung hữu Lộc Tồn đồng độ giả, càng thêm thích nghi chú ý điều chỉnh sự đãi ngộ với hạ chức. Kiến Sát Kị Hình diệu, do vì bạn bè hoặc hạ chức mà chịu bị liên lụy, hoặc chí duệ quan phi, canh kiến Không Kiếp, Đại Hao, thì nguyên nhân chính là vì bị liên lụy hoặc quan phi mà phá tài. Nhưng nếu có Cát diệu đồng hội, thì cận chúc lo sợ chuyện không đâu vào đâu.

3. Thái Dương.

Thái Dương cư Giao hữu cung, thông thường tình hình cũng chủ chịu bị bạn bè hoặc hạ chức ngầm oán, nếu Phụ mẫu cung tinh diệu bất cát, càng thêm chủ khi bị thượng ti giao trọng trách. Bởi vì đây là Thái Dương đem quang cùng nhiệt cống hiến ban bố rộng khắp, bởi vậy vạn vật được lợi ích, nhưng vạn vật cũng không hề có một báo đáp ngược lại cho Thái Dương, thường thường ngược lại đối với Thái Dương có nhiều cớ sự ngầm oán. Nếu Thái Dương Hóa Kị, thì sự trình bày ở trên có tình hình càng thêm nặng, thường thường thay mặt người khác đã từng chịu bị qua.

Nếu Thái Dương cùng với Cự Môn hội chiếu, Cự Môn Hóa Kị, thì lại thêm chủ bị nhiều oan uổng về sự phân tranh. Thậm chí là vì hạ chức mà xuất đầu lộ diện, mà ngược lại dẫn đến thượng ti và hạ chức cả hai mặt đều có sự ngầm oán. Cho nên tổ hợp tinh diệu của Giao hữu cung có giá trị yếu nhược, tất cần phải phàm mọi sự việc công bằng thẳng thắn không thành kiến, hơn nữa tuyệt đối không dẫn dắt nhập vào bất cứ cái gì can dự giao thiệp vào hoặc vòng xoáy phân tranh. Ví dụ như thay mặt nhân viên đấu tranh đòi hỏi phúc lợi, hoặc thay mặt ông chủ điều đình hòa giải đình công, cũng đều là không thích hợp. Hội Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật các sao này, nếu Thái Dương nhập miếu, thì chủ có thể giao du với bằng hữu có trợ lực mà lại hào sảng phóng khoán ngay thẳng, hạ chức cũng có nhiều trợ lực, nhưng có tính chất chịu bị ngầm oán khi giao trọng trách thì bất biến không thay đổi, nếu hội tứ Sát, Không Kiếp các sao này, hạ chức tất lấy oán báo đức. Cách thức hóa giải là giữ nguyên tắc kiên trì, Hơn nữa sớm dự kiến xác định chế độ, đả phá giao du người chuyên môn phụ trách chấp hành, tự bản thân mình cố hết sức mình tránh xa không quan tâm.

Nhật Nguyệt, đây là tổ hợp tinh diệu Thái Dương nhập Giao hữu cung tối cát lợi ích, chủ nhân duyên tốt đẹp, thì được bạn tốt có giúp ích, hạ chức cũng có trợ lực lớn. Cận hội Sát Hình chư diệu, nhưng về sau mới có hạ chức, có tính chất bạn bè ngầm oán hoặc chịu bị thượng ti giao trọng trách, nhưng nhân duyên vẫn tốt đẹp. Thái Dương Hóa Kị chủ thị phi, Thái Dương Hóa Kị kiến Kình Dương Đà La, thì đề phòng thủ hạ có âm mưu.

Nhật Cự, Thái Dương Cự Môn đồng độ, chủ thị phi khẩu thiệt. Kiến Sát tinh càng thêm bất lợi, xem kỹ phần trình bày ở trên. Duy Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì chủ có được bạn bè bằng hữu năng ngôn thiện biện, hoặc có nhiều bạn bè trong giới pháp luật và giới truyền bá. Cũng cùng với những người thuộc loại hành nghiệp giao vãng, nhưng về sau mới có thể cải biến thị phi, có tính chất chịu bị oán.

Nhật Lương, chủ giao du với nhiều nhân vật trong giới chính trị hoặc xã hội nhân văn, nhưng nếu kiến Kình Dương, Thiên Hình, Đại Hao, thì nguyên nhân  chính là vì giao du mà phá hao, mà lại thậm nhạ thượng quan phi. Nếu kiến Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ Hữu Bật, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa các sao này, thì có được bạn bè chính trực hoặc có hạ chức trung thành, mà lại nhờ bạn bè mà có được lợi ích, được hạ chức trợ lực, duy vẫn chủ chịu bạn bè hoặc hạ chức ngầm oán. Cho nên Giao hữu cung phùng các tinh diệu này, tối kị do vì bạn bè bị cuốn vào vòng xoáy chính trị, đặc biệt tại Dậu cung lạc hãm là càng thêm chính xác.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc nhập Giao hữu cung, thông thường tình hình như sau chủ có ít bằng hữu, hạ chức cũng không nhiều. Nhân duyên cũng kém tốt đẹp. Nhưng nếu hội Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Cùng Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa các sao này, mới chủ có nhiều bạn bè và hạ chức cùng có trợ lực, nhưng vẫn khó có được tâm phúc bằng hữu hoặc tâm phúc hạ chức. Tối kị kiến Đào hoa chư diệu, lại hội Tham Lang, thì trọn cuộc đời có nhiều bằng hữu chơi bời nhậu nhẹt đàng đúm; cũng không thích nghi hội Phá Quân tái kiến Hóa Kị, Đại Hao, Thiên Vu, Âm Sát, chủ là có phá tài, tự tài trợ giúp đỡ người khác, ngược lại chịu bị người khác oán hận; cũng không thích nghi hội chiếu Thất Sát, lại kiến Sát mờ ám xấu xa, chủ chịu bị bạn bè hoặc hạ chức bán đứng phản bội. Nói tóm lại, Vũ Khúc cư Giao hữu cung, có “Sát Phá Lang” các sao này hội hợp cũng đều không thích hợp. Vũ Khúc duy hỉ có Thiên Phủ tương hội, nếu Vũ Khúc nhập miếu, kiến Cát diệu hội chiếu, thì dù không có nhiều bằng hữu, mà lại chủ được bằng hữu cùng hạ chức ủng hộ, mà tự bản thân mình cũng có cá tính hào sảng phóng khoáng kết giao.

Vũ Phủ, chủ có nhiều bằng hữu hoặc hạ chức, hơn nữa đắc lực. Vì Vũ Khúc nhập Giao hữu cung là kết cấu tinh diệu tốt đẹp nhất. Cho dù hội Sát, cũng không quá mức chủ chịu bị tiểu nhân oán hận. Duy chỉ không thích nghi Vũ Khúc Hóa Kị, canh kiến Dương Đà, Thiên Hình, thì chủ tự bản thân mình chịu bị bạn bè hạ chức khắc chế chiếm lấy tiền tài, mà lại càng dẫn đến sự tranh đoạt cực lớn.

Vũ Tham, chủ giao du với bằng hữu thuộc loại chơi bời đàng đúm ăn chơi. Kiến Đào hoa chư diệu, chủ giao du chơi bời với những bạn bè háo sắc; kiến Không Kiếp, Đại Hao, thì chủ giao du chơi bời với những bạn bè ham mê cờ bạc. Nếu canh kiến Sát Kị chư diệu, thì chịu bị bạn bè hoặc hạ chức dẫn dụ cám dỗ mê hoặc, đến nỗi phá hao khuynh gia. Duy chỉ với cát tinh tường diệu hội hợp, hoặc Vũ Khúc Hóa Quyền, Hóa Lộc các sao này, mới có thể đem lại tính chất cải thiện, nhưng vẫn chủ cần phải thận trọng chọn lựa trong giao du chơi bời, cẩn thận tuyển chọn hạ chức.

Vũ Tướng, thông thường tình hình như sau chủ bạn bè hoặc hạ chức vô nghĩa, nếu kiến Sát diệu đồng độ, thì chủ tới lúc trọng yếu quan đầu thì lại bán đứng phản bội. Duy chỉ cát tinh tường diệu đồng độ, thì cận chủ bạn bè hoặc hạ chức cùng với bản thân mình tranh tài. Phùng kết cấu tinh diệu này, không thích nghi chính bản thân mình có bạn bè thâm giao nịnh hót bợ đỡ, cũng không thích nghi quý trọng những lời ngon tiếng ngọt, vâng vâng dạ dạ của hạ chức.

Vũ Sát, vì Vũ Khúc tọa Giao hữu cung chính là kết cấu phá hoại nhiều nhất, chủ chịu bị bạn bè hoặc hạ chức bán đứng phản bội. Nếu kiến cát tinh tường diệu. Canh kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa các sao này, thì chủ bạn bè cùng hạ chức tuy dù ít, nhưng có thể đắc lực, nếu giao du rộng rãi, hoặc có nhiều hạ chức, thì vẫn nhìn ra tình hình chịu bị ruồng bỏ phản bội. Vũ Khúc Hóa Kị, kiến Sát Hao Không Kiếp, thì chủ vì liên lụy bạn bè mà phá sản, phá tài; hoặc chịu hạ chức liên lụy mà có phá hao. Lộc Tồn đồng độ, thì chủ chịu bị người khác bài trừ lật đỗ, lấy oán báo đức.

Vũ Phá, Vũ Khúc Phá Quân đồng cư Giao hữu cung, chủ có nhiều hạ chức là người a dua siểm nịnh, bạn bè cũng có kẻ khẩu thị tâm phi miệng nói một đường tâm nghĩ một nẻo. Khi phùng Cát diệu hội hợp có thể không chịu bị tổn thất, hoặc bạn bè và hạ chức đều có thể có lợi, nhưng nếu phùng Đại Hao, tất phải vì bạn bè hoặc thủ hạ mà phá tài. Kiến Địa Không, Địa Kiếp, thì chủ chịu bị bạn bè hoặc hạ chức tại lúc trọng yếu quan đầu phản bội. Hóa Kị, canh kiến Sát, Hình, Âm Sát, chịu bị bán đứng phản bội mà chiêu nhạ quan phi.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng thủ Giao hữu cung, giao du rộng rãi, mà lại không câu nệ giai cấp tầng lớp. Nếu Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Thiên Khôi Thiên Việt các sao này tịnh kiến, càng thêm chủ là người giao du rộng khắp ngũ hồ tứ hải. Về phương diện hạ chức, cũng chủ có nhiều mà lại đắc lực. Duy chỉ nếu Thiên Đồng lạc vào hãm địa, thì bằng hữu hoặc hạ chức có nhiều hãm hại, nhưng bạn tốt hoặc có thể giúp đỡ mình tháo gỡ được một ít. Hỉ có Thái Âm hoặc Thiên Lương hội chiếu, chủ có được bạn tốt có giúp ích, bạn quý người mà mình kính trọng. Hạ chức có khả năng trợ giúp, hoặc cảnh trực cương giới. Bất hỉ có Cự Môn hội chiếu, chủ dể bị bạn bè hoặc hạ chức hiểu lầm. Thiên Đồng lạc hãm canh ngộ Dương, Đà, thì bị liên lụy vì bạn bè, hoặc hạ chức hại. Nhập miếu thì cận chủ bất hòa, hoặc hạ chức không có trợ lực. Thiên Đồng lạc hãm mà kiến Hỏa, Linh, chịu bạn bè gian khí, hoặc là hạ chức chống đối châm chọc. Nhập miếu thì mức độ giảm nhẹ. Thiên Đồng lạc hãm và có Địa Không, Địa Kiếp tương hội, chủ vì do bạn bè hoặc hạ chức mà phá tài. Canh kiến Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Âm Sát, thì chịu liên lụy mà khiên thiệp quan phi, đến nỗi phá hao.

Đồng Nguyệt, tình hình giống như sau chủ được giao du với bạn tốt có giúp ích, hoặc hạ chức có nhiều trợ lực. Duy nếu tứ Sát tịnh kiến, lại kiến Thiên Hư, Âm Sát, thì chủ do vì bạn bè mà chịu bị hại, hoặc hạ chức có âm mưu, thích nghi gia tăng đề phòng.

Đồng Lương, chủ có nhiều bạn bè bằng hữu chính trực cảnh giới, hoặc hạ chức có khả năng trung thành với chức vụ. Nếu tứ Sát, Hình, Hao tịnh kiến, lại kiến Âm Sát, Phỉ Liêm, thì dể bị thủ hạ hãm hại, mà sự việc đưa vào kiện tụng, kiến Không Kiếp các sao này, chủ phá hao.

Đồng Cự, chủ cùng với bạn bè hoặc hạ chức có nhiều hiểu lầm, hoặc ngược lại trở thành thù hận. Có Dương Đà hội chiếu càng thêm nhiều thị phi tranh tụng. Kiến Không Kiếp, Âm Sát, thì do vì bạn bè hoặc hạ chức mà phá tài. Nếu tứ Sát, Hình Kị, Hao Hư tịnh kiến, thì giao hữu tuy dù nhiều, bất quá chỉ có vài người là bằng hữu; hạ chức tuy dù nhiều, bất quá chỉ có có tên trong danh phận. Đời người không tránh khỏi sự cô tịch.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh tọa Giao hữu cung, chủ có nhiều bằng hữu hoặc hạ chức, nhưng chưa hẳn đã có trợ lực, cần phải xem xét cẩn thận nhập miếu hay lạc hãm cùng với tinh diệu hội chiếu mà xác định. Tối hỉ kiến Lộc, vô luận là Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, cũng đều chủ được bạn bè trợ lực mà đắc tài, hoặc hạ chức có khả năng phát sinh tiền tài. Cho dù Liêm Trinh lạc hãm, cũng bất quá chỉ làm giảm bớt mà thôi. Nhưng nếu Liêm Trinh lạc hãm Hóa Kị mà lại phùng Sát diệu, thì ngược lại chủ vì bạn bè mà phá tài. Hội Văn Khúc Hóa Kị, chủ vay mượn tiền không trả (tá trái bất hoàn); hội Tham Lang, chủ chịu bị bằng hữu hoặc hạ chức dẫn dụ mê hoặc, tham gia đầu cơ, đổ bác mà đưa đến phá tài; nếu canh kiến Hàm Trì, Đại Hao, Thiên Diêu, thì bị dẫn dụ mê hoặc mà vì sắc phá tài. Nếu Liêm Trinh có Phá Quân, Thất Sát hội chiếu, canh hội Dương, Đà, Hỏa, Linh, Thiên Hình, Đại Háo, Địa Kiếp, Địa Không các sao này, chủ chịu bị bằng hữu hoặc hạ chức liên lụy mà phát sinh quan phi. Nếu Liêm Trinh tái Hóa Kị, dể phát sinh lao ngục chi tai. Kiến Âm Sát giả, cần phải đề phòng hạ chức hãm hại.

Liêm Tướng, nếu Liêm Trinh Hóa Lộc, hoặc Lộc Tồn đồng độ, canh kiến Cát diệu tại Tam phương Tứ chính phù trợ, chủ được bằng hữu trợ lực hưng gia, hoặc hạ chức có thể trợ giúp mình phát sinh tiền tài. Hóa Kị giả, tuy kiến Cát diệu, cũng đề phòng bằng hữu hoặc hạ chức tuy dù có thể trợ giúp mình, nhưng cũng có liên quan đến phá tài.

Liêm Sát, chủ có nhiều bằng hữu cương bạo, hạ chức cùng với bản thân mình về tình cảm không hòa hiệp. Liêm Trinh Hóa Kị, canh kiến Ác Sát, cổ nhân gọi là “Ác nô khi chủ”. Cũng chủ là hạ chức trộm ngầm chiếm đoạt. Tất phải được Liêm Trinh Hóa Lộc, mà lại Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Thiên Khôi Thiên Việt tịnh chiếu, canh hỉ kiến Huynh đệ cung có Thiên Phủ Hóa Khoa, Liêm Trinh Thất Sát mới hóa giải thành tường hòa chi khí, chủ bằng hữu cùng hạ chức cương nghị. Nhất là duy chỉ Liêm Trinh Hóa Kị, mà bất phùng Sát Hình các sao, cũng chủ dể kết giao với giới quân cảnh và bác sỹ thầy thuốc.

Liêm Phá, Liêm Trinh Phá Quân tại Giao hữu cung đồng độ, nếu hội Sát diệu, thì dể chiêu dẫn hạ chức phản bội chống lại, hoặc chủ chịu bị bằng hữu hãm hại, hoặc bằng hữu phản mục thành cừu. Kiến Thiên Hình, Đại Hao, Không Kiếp, càng thêm nguyên nhân chính là vì liên quan đến quan phi. Duy có thể nhờ cậy trưởng bối hoặc thượng ti của chính mình trợ lực hóa giải.

Liêm Phủ, nếu Thiên Phủ Hóa Khoa, thì hữu tình hậu trọng sâu nặng, hạ chức thành khẩn trung trực; Liêm Trinh Hóa Lộc, thì ngược lại nguyên nhân chính là vì bằng hữu hoặc hạ chức trợ lực mà đắc hưng gia. Kiến Cát diệu, càng thêm chủ có bằng hữu hoặc hạ chức ủng hộ, cũng chủ thượng ti của chính mình có sự nghiệp đỉnh thịnh, cho nên tự thân mình hoạch cát; kiến Hóa Kị, Hình Sát, thì ân phản thành cừu, hoặc đề bạt hạ chức, mà hạ chức phản bội chống lại.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ tọa Giao hữu cung, chủ giao du rộng rãi, nhưng cẩn thận chọn bạn mà chơi. Duy ở đây so với tính chất của Thiên Đồng về giao du rộng rãi bất đồng, Thiên Đồng giao hữu, bất câu nệ xuất thân địa vị. Cũng cùng với Liêm Trinh có giao du rộng rãi bất cẩn, Liêm Trinh dể tổn hại khi giao hữu. Thiên Phủ thủ Giao hữu cung, chủ có nhiều hạ chức giống như Thiên Đồng có nhiều hạ chức, đồng thời tất phải có thành phần tình cảm; Liêm Trinh có nhiều hạ chức, thì kiêm chủ tự thân mình thường dể cùng với hạ chức gắn kết thành một khối (đả thành nhất phiến), mà lại có nhiều sinh hoạt riêng tư giao lưu lui tới, mà Thiên Phủ thủ Giao hữu cung, chủ đắc hạ chức tôn trọng, chính tự thân mình làm trưởng bối phụ bối. Nếu Thiên Phủ Hóa Khoa, hội Hóa Quyền, Hóa Khoa, hoặc đắc cát tinh tường diệu toàn chiếu, thì bằng hữu và hạ chức cũng đều trung thành đối với chính mình.

Tứ Sát đồng độ hoặc hội chiếu, thì bằng hữu hoặc hạ chức tụ tán vô định. Hoặc ái mộ bằng hữu, xem thường lăng nhục hạ chức. Nhưng Thiên Phủ sở hội với Thiên Tướng lạc hãm vô lực, canh kiến Không Kiếp Hình Kị Hao Sát các sao này, chủ chịu bị bằng hữu hoặc hạ chức âm mưu hãm hại, hoặc thôn tính chiếm đoạt, trộm cắp tài vật.

Thiên Phủ độc tọa, có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, không có Ác diệu khác hội Khoa, thì chủ có bằng hữu hoặc hạ chức vô tình vô nghĩa, thành hậu đãi người khác, ngược lại hung chung khích mạt.

8. Thái Âm.

Thái Âm nhập miếu thủ Giao hữu cung, chủ cuộc đời có nhiều bạn tốt, cũng dể được hạ chức trợ lực. Nhưng không thích nghi kiến Thiên Cơ hội chiếu, tuy dù chủ giao du rộng rãi, có nhiều hạ chức, duy chỉ dể thường luôn cải biến, khó có được thâm giao bằng hữu, cũng không vĩnh cửu đắc lực trợ thủ. Thái Dương đồng độ, thì là người thích sự giao kết rộng rãi, tiêu sài phóng khoáng hào sảng, cũng chỉ chủ tình cảm chợt nồng hậu chợt bạc bẽo. Thái Âm lạc hãm thủ Giao hữu cung, thì dể tổn hại sự giao du với bằng hữu, hoặc dể sai lầm tin tưởng vào thủ hạ tiểu nhân. Kiến Ác diệu Sát tinh hội hợp, cũng chủ chịu bị âm mưu hãm hại, xâm hại thôn tính chiếm đoạt. Kiến Không Kiếp, Đại Hao chủ vì bằng hữu phá tài, hoặc do vì thủ hạ nhân phạm sai lầm mà tự thân mình chịu bị tổn thất. Kiến Kình Dương, Đà La, thì dể làm tự thân mình rời xa người tri kỷ làm hại, hoặc đối với hạ chức ban bố ân huệ, ngược lại chịu bị báo oán. Kiến Hỏa Tinh, Linh Tinh. Chủ là người nhiều mưu mô mà lao lực. Kiến Thiên Hình đồng độ, chủ chịu bị bằng hữu hoặc hạ chức uy hiếp. Kiến Âm Sát, Thiên Vu, chủ chịu bị bằng hữu hoặc hạ chức âm tổn, xâm hại thôn tính tài vụ, hoặc hạ chức đối với chính mình có những lời dèm pha với thượng ti.

9. Tham Lang.

Tham Lang thủ Giao hữu cung, nhập miếu, kiến Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Vu các sao này hội chiếu, chủ là người giao du rộng rãi, nhân tế sinh hoạt được sôi nổi sinh động, rất được bằng hữu hoan nghênh, danh tiếng bia miệng lan truyền trong nội bộ xã giao. Nhưng thật tế động lực thì bất túc. Nếu canh kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu, thì là nhân vật cầm đầu trong giới xã giao, được mọi người tôn kính. Tại phần trình bày ở trên về tổ hợp tinh diệu tình hình như sau, cũng chủ hạ chức ít là người thành thật, mà tự bản thân mình cũng là người thường dể lơ là xem nhẹ sự thành thật (thật kiền phái). Nên tương ứng gia tăng chú ý cải thiện, không thì đối với sự nghiệp của bản thân mình có phương hại trở ngại. Thông thường tình hình giống như sau, Tham Lang thủ Giao hữu cung, tất phải là yêu thích sự kết giao, hoặc thư họa cầm kì, hoặc y bặc tinh tướng, hoặc tửu sắc tài khí, hoặc phong hoa tuyết nguyệt, hoặc tôn giáo tín ngưỡng, nhìn vào tính chất của tinh diệu hội chiếu mà xác định. Tối hỉ kiến Thiên Hình đồng độ, thì chủ là người tuy dù có nhiều đam mê nhiều sở thích, nhưng cũng có khả năng tự luật tự kiềm chế. Cũng hỉ kiến Hoa Cái đồng độ, chủ hỉ nghiên cứu về triết lí tông giáo. Không thích nghi kiến Hàm Trì, Đại Hao, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Diêu, Đà La, Kiếp Sát, Thiên Nguyệt, kiến thì có nhiều tửu nhục bằng hữu. Canh kiến Sát diệu, nguyên nhân chính là lạm giao mà sinh tai, hoặc sai lầm khi nghe theo lời sàm ngôn dèm pha của hạ chức mà chiêu nhạ thị phi mà phát sinh phiền toái, thậm chí là nguyên nhân đưa đến phá bại, hoặc bị gặp âm mưu ám toán.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Giao hữu cung, tối hỉ Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Xương Khúc, Khôi Việt, Phụ Bật hội chiếu, chủ được giao du với người năng ngôn thiện biện, bạn bè là người đa trí đa mưu, mà lại được bằng hữu trợ lực; hạ chức cũng có người trung thực can gián, có khả năng trợ giúp bản thân mình hưng gia sáng nghiệp. Vưu hỉ Thái Dương đồng độ, chủ có được bạn bè là người trượng nghĩa. Cổ nhân thì cho rằng “Chủ chiêu nghĩa phó báo ân”. Dù kết cấu tinh hệ có giá trị như đã trình bày ở trên, vẫn chủ có bằng hữu nhân hoặc hạ chức gây ra khẩu thiệt tranh cải, bất quá chỉ là cùng với người lương thiện giao du chơi bời, không đến mức phải phản bội thù ghét nhau. Duy chỉ Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, thì có nhiều bằng hữu hoặc hạ chức là những người phù hoạt tùy tiện ranh mãnh, khó làm người tâm phúc thân tín gởi gắm tâm sự riêng tư. Thiên Đồng và Cự Môn đồng độ, nhều thị phi khẩu thiệt, bằng hữu bạn bè cùng hạ chức tâm khẩu bất nhất. Nếu Cự Môn Hóa Kị, thì có nhiều thị phi khẩu thiệt phiền nhiễu, mà lại không có bằng hữu cùng hạ chức trợ lực. Canh kiến tứ Sát, thì chủ bằng hữu hoặc hạ chức thất tín bội nghĩa lật lọng. Kiến Âm Sát, Thiên Nguyệt, thì chủ có âm mưu hãm hại, hoặc điềm ngôn mật ngữ để lừa dối gian trá. Tái kiến Không Kiếp, Đại Hao, thì phá tài háo tổn, hoặc bị xâm hại thôn tính chiếm đoạt tài vật, hoặc tự bản thân mình bị tổn hại về lợi ích.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng thủ Giao hữu cung, thông thường tình hình giống như sau có thể được xem là tốt đẹp nhất cho tinh diệu, là người bẩm sinh có được sự cảm nhận về chính nghĩa, mà lại chủ là người có nhiệt tâm, cho nên chủ được giao du với bằng hữu có khả năng trợ giúp bản thân mình hưng gia, là chính bản thân mình cống hiến sức lực cho bằng hữu chân chính, đồng thời cũng chủ được hạ chức gắng sức giúp đỡ, mà lại trung thành tận tâm tận lực có thể nhờ cậy tin cẩn. Nếu kiến Tả Phụ Hữu Bật, cũng chủ tự bản thân mình giao du rộng rãi, hoặc có nhiều hạ chức. Nếu kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn hội chiếu, nguyên nhân bằng hữu cùng hạ chức có thể đối với tự bản thân mình có sự cực đại bang trợ. Canh kiến Tử Vi hội chiếu, thì chủ được bạn quý bạn mà mình kính trọng, cùng với hạ chức trung thành can gián tôi luyện. Kiến Thiên Phủ mang theo Cát diệu hội chiếu, bằng hữu hoặc hạ chức thành phác chất phác thật thà lương thiện, có trợ lực, khi bản thân mình xuất hiện nguy khốn gian nan thì có thể gia tăng viện thủ trợ giúp. Không thích nghi cùng với Vũ Khúc đồng độ hoặc hội chiếu, chủ được bạn bè bằng hữu vô tín vô nghĩa, cũng chủ là hạ chức phản bội ruồng bỏ. Cùng với Liêm Trinh hội chiếu hoặc đồng độ, kiến Sát diệu Hình Kị các sao này, ngược lại dể giao du với bạn bè tổn hại, hoặc chịu bị liên lụy vì hạ chức thân tín, tổn hại. Vũ Khúc Phá Quân đồng thời củng chiếu, thì thi ân ngược lại dể bị gặp oán. Không Kiếp, Đại Hao hội chiếu, thì giao du tuy dù rộng rãi, nhưng không có tri kỷ; hạ chức tuy dù nhiều, nhưng không đắc lực. Canh kiến Sát Hình chư diệu, thì chủ tự bản thân mình đã từng là đại nhân thụ quá. Nếu Sát, Hình, Kị, Hao nhiều chư ác diệu lai hội chiếu, thì bằng hữu hoặc hạ chức cũng đều là những người có tâm nhiều bất lương làm tổn hại; hoặc là vì bằng hữu, hạ chức mà đưa tới bản thân mình tổn hao rất to lớn.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương thủ Giao hữu cung, thông thường tình huống giống như sau chủ bằng hữu không có nhiều, hạ chức không nhiều. Duy chỉ cùng với Thiên Cơ đồng độ, nhưng sau đó mới chủ bằng hữu hoặc hạ chức có nhiều, nhưng vẫn luôn luôn chịu họa ách thay cho hạ chức, thay cho bằng hữu. Nếu đắc hội Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, hoặc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu hoặc đồng độ, mới chủ được hạ chức ủng hộ, mà lại trung thành có trợ lực, cũng đắc giao du với bạn bè cảnh thương hỗ trợ giúp ích. Lại đắc thêm Thiên Đồng đồng độ, giao du rộng rãi, có nhiều bạn tốt, có trợ lực cũng có nhiều thủ hạ. Nếu cát tinh tường diệu tịnh hội, mà Thái Dương đồng độ, thì chủ đắc giao du với quý nhân chi bằng hữu. Mà lại chủ được bằng hữu đề bạt. Hạ chức là những người đa tài đã qua tôi luyện. Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, chủ do vì giao du mà sinh tai. Nếu Thái Dương đồng độ, không có Cát diệu, kiến Sát, không thích nghi do vì bằng hữu mà bị cuốn vào trong vòng chính trị. Cũng không thích nghi tham gia vào các thế lực cạnh tranh. Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì chủ bằng hữu cùng hạ chức không có trợ lực. Canh kiến Đại Hao, Kiếp Sát, Âm Sát, Thiên Nguyệt, đề phòng chịu bị gặp phải âm mưu ám toán, hoặc nguyên nhân vì thủ hạ bằng hữu phù động mà đưa đến bản thân mình chịu tổn thất. Nếu Thiên Lương và Kình Dương, Thiên Hình, Đại Hao đồng độ, thì chủ cùng với bằng hữu hoặc hạ chức phát sinh từ tụng.

13. Thất Sát.

Thất Sát nhập vào Giao hữu cung, kết giao với những người ít đôn hậu, hạ chức cũng có nhiều cạnh tranh thị phi. Khi có các tinh diệu mang các giá trị như thế này, thích nghi chớ nên nghe lời dèm pha gây xích mích chia rẻ, phàm mọi sự cũng nên đều phải thận trọng tra soát. Kiêm thính tắc minh (sáng suốt thì nghe lời phải), thiên thính tắc ám (ngu muội thì nghe lời sai trái). Nếu ngộ Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Văn Xương Văn Khúc, bất quá chỉ là chủ kết giao rộng rãi, tuy dù có tính chất tranh đấu thị phi nhưng vẫn được cải thiện, nhưng vẫn chủ không thích nghi. Nếu Lộc Tồn và Thất Sát đồng độ, thì càng thêm chủ chịu bị mọi người bài trừ lật đỗ xa lánh cấu xé khuynh yết. Vũ Khúc Hóa Kị đồng độ hoặc hội chiếu, kiến Sát diệu tuy dù nhẹ, cũng đề phòng do vì bằng hữu mà chịu liên lụy, hoặc hạ chức khuynh hãm mà đưa đến phá sản. Hoặc do vì thủ hạ nhân làm hỏng sự việc mà dẫn đến sự nghiệp thất bại. Hoặc như cổ nhân thường nói “Cường nô áp chủ”. Thất Sát thủ Giao hữu cung, nếu vô Cát diệu hóa giải, tức là bất ngộ Sát, cũng chủ chịu bằng hữu bạn bè đố kị, hãm hại, hoặc bị hạ chức phản bội bỏ rơi, hoặc hạ chức là bọn trộm cắp thâu đạo, xâm thôn chiếm đoạt biển thủ. Duy chỉ có Tử Vi đồng độ. Mới có khả năng hóa giải tính chất bất lương, ngược lại chủ có được trợ lực. Duy chỉ như không có nhiều (vô chúng) Cát củng chiếu, lại kiến Sát Kị Hình Hao, thì suốt đời chịu bị liên lụy liên quan đến lợi dụng bóc lột chiếm đoạt xâm đoạt.

14. Phá Quân.

Phá Quân thủ Giao hữu cung, thông thường tình huống giống như sau cũng chủ do vì bằng hữu mà chiêu dẫn đến phá hao, hoặc do vì hạ chức phản bội bỏ rơi bối khí mà dẫn đến sự nghiệp chịu bị tổn hại, tài bạch phá tán. Nếu canh kiến Sát diệu chiếu hội, thì chiêu oán phản bội bỏ rơi bối khí càng thêm nặng, đến nỗi dẫn đến phát sinh tai qua. Cùng với Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kiếp Sát, Âm Sát, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì chủ do vì bằng hữu mà rước lấy quan phi hoành họa. Hoặc chịu bị hạ chức âm mưu gây tổn hại, hoặc xâm thôn ngầm chiếm đoạt ngầm biển thủ đạo đoạt. Tối hiềm Vũ Khúc đồng độ, chủ bằng hữu cùng hạ chức khẩu thị tâm phi. Duy chỉ Tử Vi đồng độ là tốt đẹp nhất, ngược lại chủ đắc ích lợi, cùng cảnh trực trung gián của những hạ chức đây là do cát tinh tường diệu hóa giải, thì bằng hữu và hạ chức vẫn bất lợi, duy chỉ là tha lụy (liên lụy) được giảm nhẹ.

Phần phụ: ảnh hưởng  của Phụ Tá Sát diệu đối với Giao hữu cung.

Văn Xương, Văn Khúc.

Thông thường giống như chủ có nhiều bằng hữu cùng hạ chức. Nhưng Văn Xương hoặc Văn Khúc Hóa Kị, thì chủ hạ chức làm việc phục vụ thiếu tài năng, bằng hữu bạn bè ít trợ lực, không thích nghi trông chờ dựa vào để sáng lập sự nghiệp. Văn Xương Hóa Kị kiến Sát, chủ do vì bằng hữu hoặc hạ chức mà đưa đến văn thư bị sai xót thất ngộ. Văn Khúc Hóa Kị kiến Sát, thì nguyên nhân chính là vì chịu ảnh hưởng của bằng hữu bạn bè, mà đưa đến đầu tư bị sai lầm thất ngộ.

Tả Phụ, Hữu Bật.

Thông thường chủ có nhiều bằng hữu hoặc hạ chức, mà lại đắc lực. Duy chỉ tất phải cần ngộ Cát diệu các sao này hội hợp thì mới là đúng. Nếu cùng với Thiên Hư, Âm Sát, Thiên Nguyệt hội hợp, thì tuy dù có nhiều nhưng vô ích. Thích nghi viễn li rời xa tiểu nhân.

Thiên Khôi, Thiên Việt.

Thông thường chủ được bằng hữu trợ lực, lại là có nhiều hạ chức triệu tập bên dưới. Nhưng kiến Sát, Kị, Hình, Hao cùng Không Kiếp đồng hội, ngược lại chủ bằng hữu cùng hạ chức là những người bạc bẽo vô tình.

Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa.

Thông thường chủ được giao du với những người có địa vị xã hội rất cao; lại chủ có nhiều người thủ hạ đắc lực, có khả năng trợ giúp bản thân mình hưng gia sáng nghiệp. Nếu lại thêm gia hội cát tinh tường diệu, thì người này người kia đề huề giúp đỡ trợ lực càng thêm to lớn. Nếu kiến Sát tinh Ác diệu, thì tuy dù giao du với những người quyền thế, cũng đề phòng nguyên nhân đưa đến tổn hại. Hoặc nguyên nhân là do hạ nhân tôi tớ ngược lại vượt trội áp đảo hơn bản thân mình.

Lộc Tồn, Thiên Mã.

Chủ xuất ngoại có thể được mọi người trợ lực sinh tài. Nếu cận đắc Lộc Tồn đồng độ, mà lại chính diệu bất cát, ngược lại chủ chịu bị mọi người đấu đá loại trừ. Canh kiến Sát diệu càng thêm hung.

Kình Dương, Đà La.

Thông thường chủ chịu bị liên quan liên lụy. Kiến Hình Kị, thì có liên quan đến quan ti chi ách. Tái kiến Không Kiếp, Đại Hao, chủ chịu bị liên lụy phá sản.

Hỏa Tinh, Linh Tinh.

Thông thường chủ chịu bị mọi người hiểu lầm. Canh kiến Âm Sát, Kiếp Sát, Địa Không, Địa Kiếp, chủ chịu bị mọi người ám toán mà dẫn đến tổn thất. Hoặc chủ gặp phải người trộm cắp thâu đạo, xâm thôn ngầm chiếm đoạt.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Thiên di

0

Tại Đẩu số, Thiên di cung sử dụng để thôi đoạn luận đoán Mệnh vận từ nơi sinh ra của cá nhân di chuyển đến định cư tại địa phương khác ở bên ngoài; đồng thời cũng có thể sử dụng để thôi đoạn luận đoán trạng huống của đời người sinh ra khi đi ra ngoài kinh doanh. Từ lưu niên Thiên di cung, cũng có thể thôi đoạn luận đoán hoàn cảnh tao ngộ của cá nhân khi lữ hành ra ngoài đời, như là không du khoái, hội hay bất hội bị đạo, hội hay bất hội hoàn cảnh tao ngộ bất ngờ ngoài ý các loại. Do từ Thiên di cung và Mệnh cung đối chiếu, bởi vậy Thiên di cung với tinh diệu cũng tiện dể ảnh hưởng đến tính cách của cá nhân, đặc biệt là năng lực xã giao, nhân tế quan hệ vân vân. Thiên di cung cũng cùng với Phúc đức cung tương hội, cho nên đó là hưởng thụ về tinh thần của một cá nhân, thật ra cùng với đời người có quan hệ nhân tế, hoạt động xã giao có liên quan. Còn như ví dụ sinh sống tại nơi vùng đất khác, hưởng thụ về mặt tinh thần tốt hay xấu, đương nhiên có thể từ đây thôi đoạn luận đoán thêm. Hợp lí nhất chính là Thiên di cung tất cùng với Phu thê cung hội hợp, bởi vì dù cho là ở tại thời cổ đại, cá nhân li gia phát triển hoặc khư khư ở tại cố hương, đương nhiên có quan hệ đến sinh hoạt phu thê; mà với xã giao của cá nhân, cũng không thể không chịu đến ảnh hưởng của phối ngẫu. Đến nỗi đưa gia đình đi đến nơi khác, đương nhiên cùng với phối ngẫu lại càng thêm có quan hệ mật thiết. Từ đây có thể thấy tổ hợp tinh diệu của Thiên di cung, tại Đẩu số cực kỳ là trọng yếu, thậm chí có thể nói là gần như Mệnh thân cung hoặc chỉ đứng sau Mệnh cung.

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Hơn nữa khi thôi đoạn luận đoán về xu thế Mệnh vận của đời người, có một điều không thể không biết rõ, tức là khi đời người từ nơi sinh ra di chuyển tới vùng đất khác để sinh sống định cư, ngay từ năm đầu tiên với xu thế của Mệnh vận, là được quyết định từ Thiên di cung, mà không phải là Mệnh cung, bởi vậy phải đem Thiên di cung tương ứng xem như Mệnh cung để tham khảo xem xét, nhưng các cung vị thì vẫn giữ y nguyên bất biến. Tại các chủng loại tình huống sau đây, độc giả có thể tham khảo thảo luận bàn bạc liên quan với Mệnh Thân cung. Giả dụ như một cá nhân không ở cố định một nơi mà thiên di (như thủy thủ, nhân viên hàng hải và người bán rong), vĩnh viễn không khư khư ở một nơi cố định, thì cũng tương ứng đem Thiên di cung xem như Mệnh cung để luận đoán.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Thiên di cung, chủ xuất ngoại được mọi người kính trọng. Lại hội chiếu thêm Tả Phụ, Hữu Bật, xuất ngoại được mọi người trợ lực. Cũng chủ giao du rộng rãi, hoặc giao thiệp với nhiều người bạn tốt. Nếu hội Thiên Khôi, Thiên Việt hoặc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì chủ có quý nhân trợ lực mà được ích lợi. Nhưng tinh diệu tại Mệnh cung không Cát, ứng với sự xem xét suy tính việc li khai nơi sinh ra để phát triển. Tử Vi hội chiếu Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã, thì chủ ra khỏi cửa là đắc tài, cũng thích nghi ngoại xuất. Nhưng nếu đồng thời hội chiếu Sát diệu, Không Kiếp, thì tuy dù xuất ngoại đắc tài, nhưng phải cạnh tranh tranh với mọi người và làm sứt mẻ tình cảm. Nhưng Tử Vi và Lộc Tồn đồng độ, tuy dù chủ có thể xuất ngoại phát tài duy chỉ chủ bị mọi người bài bác xa lánh chỉ trích. Nên tránh đương đầu căng thẳng.

Kình Dương, Đà La hội chiếu với Tử Vi, chủ là người thiếu duyên, cũng chủ tâm tình không yên. Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình hội chiếu, thì ra ngoài bị nhiều thị phi khẩu thiệt, Sát nặng càng chủ thêm quan phi, phá tài.

Tử Phủ, xuất ngoại được mọi người tôn trọng hoặc đề bạt. Rời xa nơi sinh ra để kinh doanh hoặc tựu nghiệp, có thể đắc lợi, mà địa vị xã hội lại đề cao. Kiến Lộc Tồn, Thiên Mã, Hóa Lộc các sao này, xuất ngoại tài khí càng tốt đẹp.

Tử Phá, xuất xử (thôi việc hay ra làm việc) có thể được mọi người phù trợ, nhưng đồng thời cũng tất phải có tiểu nhân đố kị thị phi.

Tử Tướng, có Sát thì thành bại nữa nọ nữa kia, được mọi người trợ lực, cũng bị mọi người phá; nếu không có Sát diệu hội chiếu, thì tại ngoại như ý nguyện, cũng chủ khả phát.

Tử Tham, không có Sát hội chiếu, xuất môn thường nhận được mọi người hoan nghênh tôn kính, mà lại thích thú giao tế ứng thù. Có Sát, cận chủ lao tâm lao lực mà thành sự nghiệp; nhưng Sát diệu, Hóa Kị, Không Kiếp, Thiên Hình đa kiến, thì chủ bị trộm cắp hoặc cướp giật.

Tử Sát, xuất môn được mọi người kính nể, hoặc xuất môn ngộ quý nhân. Nhưng Sát diệu và Thiên Hình đồng hội, thì chủ tại ngoại bị mọi người liên lụy hoặc hãm hại.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ là tinh diệu có tính phù động, chủ hoạt động, chủ biến hóa. Cho nên phàm người với Thiên Cơ tọa Thiên di cung, li khai rời khỏi nơi sinh ra để phát triển ngược lại mà có lợi. Nếu sinh sống tại nơi sinh ra, ngược lại chủ tâm chí dao động bất định, lập trường không vững dể dao động, mà lại dể sinh thị phi khẩu thiệt. Nhưng nếu Thiên Cơ tại Thiên di cung hội chiếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Không Kiếp các sao này, thì xuất môn bất lợi, chủ có thị phi khẩu thiệt, phá tài, nguy hiểm cùng với tai họa bất ngờ ngoài ý. Nhưng Thiên Cơ tại Thiên di cung có Thái Âm củng chiếu, thì khuê xuất môn (đi ra ngoài hoặc lấy chồng) có thể đắc tài, có Lộc Tồn, Hóa Lộc các sao này hội chiếu, cũng chủ xuất môn có cơ hội làm giàu, đồng hội Thiên Mã càng thêm chủ phát đạt tại viễn phương. Nhưng nếu Lộc Mã giao trì mà ngộ Sát diệu, thì chủ trọn đời ngược xuôi vất vả, Sát nặng thậm chí lưu lạc tận chân trời, tuy nhiên vẫn có thể đắc lợi, nhưng lao lực bôn ba khác thường.

Cơ Nguyệt, Thiên Cơ và Thái Âm đối cung tương hội, cũng chủ xuất môn đắc tài, gia tăng thêm Cát diệu các sao càng thêm tốt đẹp. Nếu Lộc Mã giao trì, càng thêm chủ xuất môn hoặc thiên di có thể thành cự phú.

Cơ Cự, Thiên Cơ vô luận hội chiếu Cự Môn, hoặc cùng với Cự Môn đồng độ, cũng thích nghi xuất ngoại sáng lập cơ nghiệp. Duy chỉ chủ phí tổn tinh thần và khẩu thiệt. Nhưng nếu đồng thời hội chiếu Sát diệu, thì chủ tại ngoại có thị phi khẩu thiệt xâm phạm quấy nhiễu, nếu kiến Hóa Kị cùng Thiên Hình, thì chủ có quan phi ngoài ý.

Cơ Lương, chủ xuất ngoại có cơ duyên, mà lại là nhiều cơ hội hiện thành, làm chơi ăn thật khoanh tay mà vẫn được. Hoặc chủ quý nhân trợ lực. Chỉ cần kiến một hai Sát diệu, lại kiến Văn Xương Văn Khúc, thì là văn sĩ mang dáng vẻ giang hồ.

3. Thái Dương.

Thái Dương cũng không là tinh diệu tĩnh mịch yên lặng, tuy có tính chất phù động không như Thiên Cơ, nhưng cũng lợi động không lợi tĩnh. Cố phàm người có Thái Dương tọa Mệnh cung, không thích nghi tĩnh thủ, thích nghi xuất ngoại phát triển. Nếu xuất môn hoặc đồ cư ngoại địa, có thể được cận gần quý nhân lập thành sự nghiệp. Duy nếu Thái Dương lạc vào hãm địa, thì chủ xuất ngoại bôn ba vất vả, lao tâm kiệt lực. Tuy cận quý nhân, cũng cận chủ chịu bị quý nhân đông sai tây khiển. Nếu Thái Dương Hóa Kị, thì đông bôn tây tẩu cuối cùng chung cuộc không thành tựu. Nhưng Hóa Kị lại kiến Sát diệu, thì tại ngoại mà lại chủ có tai họa hoặc có bệnh tật.

Thái Dương tại Thiên di cung kiến Dương, Đà, Hỏa, Linh tứ sát cùng Không Kiếp các sao này, xuất môn tất có thị phi phá hao.

Nhật Nguyệt, xuất ngoại tất vất vả bôn ba. Kiến Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt thì tất nhiều quý nhân trợ lực, có thể phát đạt, nhưng ngàn vạn lần cũng không đủ sức tranh đấu cùng mọi người, không thì tuy dù không phùng Sát diệu, cũng chủ phá hao.

Nhật Cự, Thái Dương Cự Môn đồng độ, tại Dần cung tốt đẹp hơn tại Thân cung. Kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hoặc Lộc Tồn các sao này, chủ xuất môn sự nghiệp có thể đại thành mà lại có thể lấy ngôn từ lời nói thủ tín với mọi người. Lại chủ được người khác tán thưởng cùng tróc huề (tìm đến), có thu hoạch bất ngờ ngoài ý. Nếu Cự Môn Hóa Kị thì chủ khẩu thiệt; Thái Dương Hóa Kị, thì bôn ba lao lực mà không thành.

Dương Lương, Thái Dương Thiên Lương cư Thiên di cung, tối lợi xuất ngoại cầu danh, thích nghi xuất môn cầu học. Nếu Dương, Lương, Xương, Lộc tứ diệu đồng hội tại Thiên di cung, xác định chủ tại đất khách quê người danh thành lợi tựu. Thái Dương Hóa Kị, thì vẫn nhiều thị phi khẩu thiệt. Duy nếu dạy học tại đất khách quê người, dấn thân thuận tòng theo sự nghiệp học thuật nghiên cứu, hoặc chấp nghiệp luật sư, hoặc dấn thân thuận tòng theo sự nghiệp bán hàng, thì tuy dù Hóa Kị cũng không ngại.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc thủ Thiên di cung, tại tình huống giống như bất lợi khi xuất môn hoặc thiên di. Nguyên nhân vì Vũ Khúc là tài bạch tinh chủ, thích nghi tĩnh không thích nghi động. Cho nên phàm Vũ Khúc cư Thiên di cung, xuất ngoại tất lao tâm phí lực, tức có Cát diệu phù trì, cũng chủ lao lực bôn ba vất vả nhưng về sau phát tài. Nếu hội chiếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Thiên Hư các Ác Sát chư diệu, thì tại ngoại tuy dù bôn ba nhưng không có kết quả, đến cuối một giấc mộng xuân dài (đáo đầu nhất trường xuân mộng), cố dẫn đến bi quan tiêu cực; hoặc mọi sự việc vừa đa tảm lại đa lận, thì phát sinh phân tranh (củ phân), thường thường sắp thành lại bại (vãng vãng công bại thùy thành), cũng đủ làm người khác bi quan thất vọng. Nhưng Vũ Khúc Hóa Kị, lại ngộ thêm Hình Kị chư Sát, thì chủ có tai bệnh tại quê hương khác, phá hao rất lớn.

Vũ Phủ, chủ xuất môn phát tài giàu có lớn, người đi xa nghìn trùng lại càng thêm tốt đẹp. Nhưng phùng Đà La, Hỏa Tinh, Âm Sát, thì đề phòng ngộ tiểu nhân âm mưu ám hại, lại kiến thêm Thiên Hình, Không Kiếp, do vì âm mưu mà sinh tai bệnh, lại hội thêm Kình Dương, chủ có từ tụng quan phi.

Vũ Tham, Vũ Khúc Tham Lang đồng độ, chủ tại nước ngoài phát phú, nhưng không thích nghi kiến thêm Hỏa Tinh, Linh Tinh, không chủ bạo phát, chỉ chủ thị phi cùng phân tranh. Hỉ kiến Lộc Tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, danh lợi song thu.

Vũ Tướng, chủ tại ngoại danh lợi song thu, đắc tài ý ngoại. Duy kiến Tứ sát cùng Thiên Hình hội chiếu, ngược lại chủ tại ngoại hương cô độc. Người có Sát diệu Hình Kị nặng, thì chủ bị tiểu nhân hãm hại đến nỗi gặp họa.

Vũ Sát, Vũ Khúc Thất Sát đồng độ, chủ là người tại dị hương có năng lực hoạt động cực mạnh, giao du rộng rãi, cũng vì đây mà hoạch tài lợi. Nhưng nếu Vũ Khúc Hóa Kị, tại dị hương có tai bệnh, hoặc sự nghiệp bị thất bại. Nếu định cư tại nước ngoài, thì trong cả cuộc đời tất phải có quan ti, Sát diệu cùng Hình Kị kiến nhiều sao này, vả lại chủ có lao ngục chi tai.

Vũ Phá, Vũ Khúc Phá Quân đồng độ, chủ tại nước ngoài lấy nghệ thuật biểu diễn (kĩ nghệ) hoặc trí thức chuyên môn, hoặc lấy nghệ thuật để mưu sinh. Kiến Cát cũng hữu thành, nhưng vẫn chủ là người có tâm thần không yên.

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng tại Thiên di cung, chủ là người động tĩnh hàm nghi. Nếu kiến Lộc Mã giao trì tại Thiên di cung, chủ tại tha hương có thể trí phú. Không thì cũng chủ xuất môn đắc phúc. Duy Thiên Đồng lạc hãm hội chiếu Kình Dương, Đà La, chủ tại ngoại nhiều phiền nhiễu cùng tai họa. Hỏa Tinh, Linh Tinh cùng Thiên Hình hội chiếu, tại ngoại có đấu tranh. Địa Không, Địa Kiếp hội chiếu, chủ lữ hành đồ tài vật mất trộm, hoặc bởi vì sự tình phá hao đến nỗi ngưng trệ tại dị hương. Nếu Thiên Đồng nhập miếu, kiến tứ Sát, Không Kiếp, nhưng chủ không yên.

Đồng Nguyệt, chủ cách xa biển cả nghìn trùng (viễn thiệp trùng dương), xuất môn trí phú, duy bôn ba khó tránh khỏi. Nếu Thái Âm lạc hãm, thì chủ gian khổ khó khăn vất vả. Đồng cư, tối hỉ Lộc Tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền đồng độ, viễn thiệp trọng dương, bạch thủ sáng nghiệp, duy nhiều phiền não thị phi khẩu thiệt.

Đồng Lương, xuất môn phát triển ổn định. Kiến Tả Phụ Hữu Bật, Thiên Khôi Thiên Việt, Văn Xương Văn Khúc thì phùng nhiều trợ lực hợp tác đề huề. Duy Thiên Đồng Hóa Kị thì nhiều khẩu thiệt phiền nhiễu, không được bình an yên lòng. Kiến Sát, chủ tiểu nhân âm mưu xâm hại.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh tọa Thiên di cung, không thích nghi lưu luyến tại nơi được sinh ra, thích hợp với đi ra ngoài tha hương. Hỉ đắc chư Cát hội chiếu. Tối hiềm Hóa Kị, thứ kế đến thì hiềm kiến Sát. Liêm Trinh là thứ đào hoa, cố nếu Liêm Trinh Hóa Kị, chủ đi ra ngoài do vì tửu sắc mà chiêu tai. Canh kiến Sát diệu, Thiên Hình, Đại Hao tại Tam phương Tứ chính, không có cát tinh tường diệu hóa giải, thì chủ khách tử tha hương. Nếu Sát Hình nhẹ, có Cát diệu phù trợ, nhưng kiến Thiên Nguyệt, thì chủ tại tha  hương nhiễm bệnh. Liêm Trinh tối hỉ kiến Tử Vi, Thiên Tướng, thì có thể hóa giải kì hung, mà lại chủ tại ngoại hương đắc quý nhân trợ lực.

Liêm Tướng, đắc Thiên Tướng đồng độ, khí chất chuyển thành tường hòa, chủ là người xuất ngoại kiên nhẫn cương nghị, cuối cùng chung cuộc có khả năng sáng nghiệp, cũng hỉ kiến tam cát Hóa cùng Lộc Tồn, thì cuối cùng chung cuộc có danh lợi, tức ngộ Sát Kị Hình Hao, cũng có thể chuyển nguy thành an. Nhưng cũng chủ tại ngoại là người thiếu duyên, tức đắc Tả Phụ Hữu Bật phù trợ, nhưng vẫn khó tránh khỏi cô độc.

Liêm Sát, lưỡng tinh diệu này đồng độ, cát hung biến hóa rất lớn, có Lộc Tồn, Hóa Lộc hội chiếu, thì chủ tại ngoại phát đạt; nhưng nếu hội chiếu Sát tinh, Hóa Kị, thì chủ tại ngoại vì tiền tài mà phát sinh tai họa, hoặc vì tửu sắc mà phát sinh họa, hoặc có huyết quang chi tai. Gặp kết cấu tinh diệu như thế này tại đại hạn lưu niên Thiên di cung, không thích nghi xuất ngoại viễn du tại niên hạn này. Nếu với người rời nơi sinh ra, thì an ở chổ dị bang, không tái tác (làm lại) viễn hành. Đợi đến khi đi qua niên hạn này, mới có thể di động.

Liêm Phá, tương đồng với kết cấu tinh diệu Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, có thể tham khảo phần trình bày ở tiết trước. Duy Liêm Phá thủ Thiên di cung, ngộ Cát diệu, tuy có thể phát đạt, cũng chủ phàm mọi sự phải lao tâm phí lực, không thành tựu lớn như Liêm Trinh Thất Sát các sao này.

Liêm Tham, Liêm Trinh Tham Lang tại Thiên di cung đồng độ, chủ là người tại ngoại thiện trường giỏi giao tế, nhân tế quan hệ rất tốt đẹp, nhiều ứng thù, kiến Cát diệu, thì có thể nhân đây mà phát phúc, kiến Hỏa, Linh đồng độ, càng thêm chủ dị hương bạo phát, nếu kiến Tham Lang Hóa Kị, thì phàm mọi sự không như lí tưởng; nếu Liêm Trinh Hóa Kị, thì chủ tại ngoại ra ngoài vì tửu sắc mà sinh tai nguy.

Liêm Phủ, tại ngoại giao du rộng rãi, ngộ cát, có thể làm phú thương cự cổ; ngộ Sát diệu, thì làm mọi việc đều tốn phí nhiều tinh thần (tắc tác sự đa phí tinh thần).

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ tọa Thiên di cung, chủ là người động hay tĩnh cũng đều thích nghi. Nếu xuất ngoại hoặc thiên cư, có thể toại tâm, mà lại được mãn ý vừa lòng (đắc nhập tôn trọng), có trợ lực, sáng nghiệp hoặc kinh thương buôn bán, cũng đều có thể phú dụ. Cũng thích hợp hội chiếu với Vũ Khúc hoặc cùng Vũ Khúc đồng độ, lợi viễn thiệp trọng dương (cách xa biển cả nghìn trùng) trí phú. Tối hiềm Thiên Phủ bị lạc hãm, phùng Đà La, Hỏa Tinh, lại phùng thêm Âm Sát, thì cần phải tại ngoại phòng tiểu nhân âm mưu. Nếu có Kình Dương, Thiên Hình đồng độ, thì chủ tiểu nhân tổn hại. Kiến Đại Hao chủ phá tài. Nhưng Kình Dương, Thiên Nguyệt đồng độ, thì chủ nhiễm bệnh tha hương.

8. Thái Âm.

Thái Âm tại Thiên di cung nhập miếu, chủ là người có nhân duyên cực tốt đẹp, tại dị hương có quý nhân phù trợ. Nếu lạc vào hãm địa, thì chiêu nhiều thị phi khẩu thiệt âm mưu. Lại kiến thêm Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Âm Sát, thì càng thêm nhiều tiểu nhân âm tổn. Tức có cát tinh tường diệu hội hợp giải cứu, cũng chủ bôn ba mà không có kết quả. Thái Âm Hóa Kị tại các cung miếu vượng, chủ là người do dự bất quyết. Hoặc chịu bị dẫn dụ đầu tư mà chiêu tổn thất nặng. Kiến Sát càng thêm chủ nhiều thị phi khẩu thiệt. Thái Âm và Địa Kiếp, Địa Không đồng độ, tại ngoại tất phải có phá hao. Phàm Thái Âm tọa Thiên di cung, vô luận tại bất cứ cung độ nào, cho dù có Cát tinh kiến tập, cũng không thích nghi cùng với mọi người tranh cường đấu thắng. Phàm mọi sự việc đều thối nhượng ba phần, ngược lại thành phúc trạch.

9. Tham Lang.

Tham Lang là chính đào hoa, chủ tửu sắc tài khí (tửu sắc vận may phát tài). Có Tham Lang tại Thiên di cung, hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hoặc Lộc Tồn, chủ tại dị hương với nhiều tửu sắc có ứng thù tiệc tùng. Có nhiều bài bạc, có nhiều tiệc tùng, hoặc hoa tửu phong nguyệt chi hữu. Trường hợp tốt đẹp nhất là người có tông giáo tín ngưỡng, có nhiều bằng hữu bạn bè trong tôn giáo. Nếu hội Văn Xương Văn Khúc, thì nhiều thi tửu ứng thù các loại lạc thú. Duy chỉ cùng với Liêm Trinh đồng độ, thì có nhiều ứng thù tiệc tùng, là người cũng chủ không có sự việc gì cũng bị lao lực gian khổ, nhưng cũng không có cách gì giúp cho nhàn hạ. Kiến Sát, nguyên nhân chính là vì sắc chiêu tai. Tham Lang tại Thiên di cung hội chiếu Kình Dương, Đà La, Đại Hao, Không Kiếp, chủ xuất môn là tao ngộ đạo tặc thiết lược. Gia tăng hội thêm Hàm Trì, Thiên Diêu, nguyên nhân chủ yếu là vì sắc mà có trí họa (họa lớn). Phàm cùng với Liêm Trinh đồng độ mà ngộ Sát, lạc hãm hoặc Hóa Kị, ngoại trừ vì tửu sắc mà sinh tai lại chủ bị mọi người hãm hại. Nhưng cát tinh tường diệu đồng thời hội chiếu, thì tuy dù có tai họa, nhưng vẫn chủ là người có tài năng tại ngoại hưởng lạc thú. Tham Lang Hóa Kị, chủ là người chiếm đoạt ái tình. Liêm Trinh Hóa Kị, đề phòng nùng huyết chi tai.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Thiên di cung, tối hỉ có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn đồng độ. Nếu Cự Môn nhập miếu, thì là người chủ lấy giảng học, biện luận danh dương nơi dị vực. Có thích nghi làm nhân viên ngoại giao. Nhưng Cự Môn Hóa Kị, thì xuất môn nhiều thị phi khẩu thiệt phiền nhiễu, làm cho đời người tâm thần bất an, mà lại lao lực bôn ba nhưng ít thành tựu. Nếu Thái Dương tại Tỵ cung hoặc Ngọ cung chiếu hội, do với dương quang cường liệt, ngược lại dể tao ngộ tiểu nhân đố kị. Cự Môn tại Thiên di cung ngộ Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, xuất ngoại dể tao ngộ tai truân. Mà lại chủ nhân duyên không được tốt đẹp, nhiều thị phi. Lại ngộ thêm lưu niên Hóa Kị cùng lưu Sát tịnh lâm, thì có lao ngục chi tai, hoặc lục thân hình khắc. Có Cự Môn tại Thiên di cung hội hợp các tinh diệu bất cát, không thích hợp rời xa nơi sinh ra.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng thủ Thiên di cung, tối hỉ Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Thiên Mã các cát tinh tường diệu hội chiếu. Chủ là người tại ngoại có ý không tận dụng được các cơ hội, nhưng lại được quý nhân đề bạt, có người trợ lực, cùng đương địa nhân sĩ ái mộ ủng hộ, có thể phát phú hoặc phát phúc. Tử Vi đồng độ, càng thêm chủ địa vị cao quý, được mọi người ngưỡng mộ. Vũ Khúc đồng độ, thì chủ tại dị bang đắc ý ngoại tài nguyên. Vũ Khúc và Phá Quân củng chiếu, thì chủ là người thiếu duyên may đến nỗi thành bại bất nhất, duy chỉ thích nghi lấy sự nhẫn nại cùng nghị lực sáng nghiệp hoặc thủ nghiệp. Không thích nghi có Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Kiếp Sát hội chiếu. Không thì chủ tại dị địa có nhiều phong ba nạo chiết. Nếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình các sao hội chiếu, thì chủ tại ngoại dể tao ngộ họa bất ngờ tai bay vạ gió, chịu bị tiểu nhân hãm hại. Có Cát diệu đồng thời hóa giải, cũng chủ là người thiếu duyên may.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương thủ Thiên di cung, tại ngoại làm mọi người kính nể. Nếu tại Tỵ, Hợi nhị cung độc tọa, hoặc tại Dần Thân có Thiên Đồng đồng độ, tại nơi sinh ra cận chủ bôn ba lao lực, không như viễn Ttiệp tha hương ngược lại là phát phúc. Càng thêm hỉ được Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu, tại dị bang có thể thành danh lập nghiệp. Tại Ngọ cung có Thiên Lương thủ Thiên di cung, cũng hỉ cách xa nghìn trùng biển khơi (viễn độ trọng dương), duy tại cung này hội với Thiên Lương, dể dàng chiêu dẫn tiểu nhân đố kị; thích hợp không nên tự mình xuất đầu lộ diện, cũng như không nên phê bình sai trái lỗi lầm của người khác.

Người có Thiên Cơ Thiên Lương đồng thủ Thiên di cung, xuất môn có nhiều cơ hội, nhưng tại ngoại thụ chịu nhiều biến hóa, làm mọi người bất an, không bằng như cứ khư khư ở tại gia hương là tốt hơn.

Thái Dương và Thiên Lương đồng độ, chủ là người tại dị bang thành danh. Cũng thích nghi dấn thân thuận tòng theo sự nghiệp y dược, pháp luật, kế toán, hoặc nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nếu Thiên Lương và Hóa Kị đồng độ, thì xuất ngoại chủ có nhiều thị phi khẩu thiệt, lại kiến thêm tứ Sát hội chiếu, xuất ngoại có tai họa, mà lại chủ tao ngộ tiểu nhân âm tổn (ngầm hại).

13. Thất Sát.

Thất Sát tại Thiên di cung, thông thường cũng chủ là người tại ngoại hương có quyền thế, có thể uy phúc, và cũng làm cho người dân bản xứ kính nể (cập lệnh đương địa nhân sĩ kính úy). Nếu có Thiên Hình đồng độ, thì chủ là người tại dị hương có tai họa. Nếu Thất Sát lạc hãm, thì chủ bị người khác làm liên lụy. Hoặc tại ngoại bị người khác gây áp lực. Tái kiến Sát diệu, thì chủ chịu bị uy hiếp. Kình Dương, Đà La đồng độ, thích hợp nhất là tại dị hương đảm nhậm vũ chức. Hoặc dấn thân tòng theo sự nghiệp công trình, kĩ nghệ, không thì chủ là người thiếu duyên may, mà lại tất cần phải lịch tẫn gian tân nhưng sau đó mới có khả năng an định. Hỉ độc nhất Hỏa Tinh và Thất Sát đồng cung, thì chủ có ý ngoại chi tài. Nếu độc nhất Linh Tinh và Thất Sát đồng độ, thì chủ là người với võ chức (tài chủ nhân dĩ vũ chức), hoặc kĩ nghệ lập thân, mà sự nghiệp lại có thể được thành tựu. Nếu Thất Sát và Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì thích hợp với đầu tư công nghiệp, không thì ngược lại chủ lưu đãng vô y. Vũ Khúc Hóa Kị và Thất Sát đồng độ, thì tại ngoại hương có tai họa, hoặc sự nghiệp thất bại, mà lại chủ bị liên lụy về quan phi. Liêm Trinh Thất Sát tại Sửu cung đồng độ, xuất ngoại khó cát cũng chủ tất phải phát sinh thị phi khẩu thiệt. Duy Tử Vi Thất Sát đồng thủ Thiên di cung, xuất ngoại chủ làm đương địa nhân sĩ tôn trọng kính nể, là tối cát tường.

14. Phá Quân.

Phá Quân thủ Thiên di cung, nếu li xuất sinh địa. Cũng đều chủ lấy kĩ nghệ mưu sinh, hoặc dựa vào chuyên môn tri thức, chuyên môn kĩ năng để hưng gia. Nếu hội cát tinh tường diệu, thì kĩ nghệ làm mọi người kính phục cảnh ngưỡng. Phá Quân tại Tí, Ngọ lưỡng cung thủ Thiên di, thích hợp nhất là xuất ngoại viễn du, hoặc định cư tại dị vực (khu vực khác hay nước ngoài). Hội Cát diệu thì có khả năng phát đạt. Tối hỉ Tử Vi Phá Quân đồng thủ Thiên di cung, chủ được người khác trợ lực, có thể sáng hưng sự nghiệp. Nếu Vũ Khúc và Phá Quân đồng độ, thì là người tất phải có khả năng văn có khả năng vũ chi kĩ nghệ tài năng, có thể tại dị bang lập thân. Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ, xuất ngoại nhiều phá bại, không bằng như phát triển tại xuất sinh địa, không thì chỉ có bôn ba lao lực. Phàm Phá Quân tại Thiên di cung, cũng đều chủ xuất ngoại nhân duyên không tốt đẹp, duy Tử Vi Phá Quân là ngoại lệ. Phá Quân cũng bất hỉ có Văn Xương Văn Khúc hội hợp, chủ là thiên nhai hàn sĩ. Nếu có Văn Xương Vũ Khúc đồng thời chiếu hội, thì chủ làm đào hát kép hát, xuyên lục địa (xuyên châu quá phủ), viễn thiệp trùng dương để mưu sinh. Nếu Phá Quân và Liêm Trinh Thiên Tướng củng chiếu, kiến Văn Xương Văn Khúc, thì chủ tại ngoại bang lấy khúc nghệ hoặc văn nghệ để cầu tài.

Phần phụ: ảnh hưởng của Phụ Tá Sát diệu đối với Thiên di cung.

Văn Xương, Văn Khúc.

Ngộ Cát diệu thì phát đạt, gia tăng thêm Sát diệu thì thiếu bình an yên lòng. Văn Xương, Văn Khúc Hóa Kị tại Thiên di cung, có khả năng mất trộm, hoặc tại ngoại phá tài.

Tả Phụ, Hữu Bật.

Ngộ Cát diệu thì chủ có nhiều trợ lực. Gia tăng thêm Sát diệu Hình Kị, thì ngược lại chủ bị tiểu nhân cạnh tranh, thị phi khẩu thiệt.

Thiên Khôi, Thiên Việt.

Tại ngoại chủ ngộ quý nhân phù trợ. Hoặc nguyên nhân chính là do phong tục của dị hương, do pháp lệ của dị hương thích hợp để đầu tư để hòa nhập mà trí phát phúc. Ngộ Sát Kị Hình Hao chư diệu, ngược lại chủ phàm mọi sự việc đều phí lực. Mà lại thích nghi nhập cảnh vấn cấm.

Lộc Tồn, Thiên Mã.

Ngộ Cát diệu, thì tại ngoại có thể kinh doanh trí phú. Nếu kiến Ác Sát Hung diệu, thì là người thiếu duyên may.

Kình Dương.

Chủ chiêu cạnh tranh, chủ nhân duyên bất giai. Cũng chủ thị phi, lại kiến thêm Thiên Hình, Đại Hao, chủ tai bệnh, hoặc chủ quan phi từ tụng.

Đà La.

Chủ tha duyên (dây dưa trì hoãn), đến nỗi tuy dù có cơ hội tốt để xuất ngoại cũng bất thành hành. Kiến ác diệu hung tinh hội hợp, chủ là người thiếu duyên may, bị người khác đố kị.

Hỏa Tinh, Linh Tinh.

Thông thường chủ xuất môn thị phi, kiến Hóa Kị, Thiên Hình thì chủ xuất môn có quan phi khẩu thiệt.  Nếu kiến chư Cát, thì ngược lại chủ tại dị hương phát tích, nhưng vẫn lao tâm lao lực bôn ba.

Địa Không, Địa Kiếp.

Thông thường cũng tỏa chiết. Kiến Kình Dương, Thiên Hình, Hóa Kị, thì tại dị hương khuynh bại.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Tật ách

0

Tật ách cung và hội hợp với “Tam phương Tứ chính”, là Phụ mẫu cung, Huynh đệ cung và Điền trạch cung. Tổ hợp tinh hệ dạng này, cố nhiên vì rằng tại chế độ đại gia đình, tật bệnh thường di truyền nhiễm, kiêm mà lại xã hội cổ đại phong kiến, gia tộc thành viên phạm tội, thường thường có thể liên lụy đến người thân hữu, đây chính là nguyên nhân tạo thành tổ hợp tam phương tứ chính này, tiện dể có ý nghĩa đặc thù.

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Hoàn cảnh xã hội hiện đại tuy rằng có biến thiên, nhưng Tật ách cung và Phụ mẫu cung hội hợp xem xét bệnh di truyền, và Điền trạch cung hội hợp xem xét các thành viên trong gia đình về thân thể trạng huống, thậm chí do từ sự hội hợp của Huynh đệ cung để quan sát đời người có hung nguy hay không, căn cứ kinh nghiệm, y nhiên hữu hiệu.

Tật ách cung sở chủ, là tật bệnh và tai ách. Nhưng liên quan về tai ách có hay không có, Tật ách cung thật ra chỉ có thể tiến hành tham khảo thêm. Bởi vì do từ Mệnh cung có tinh hệ tổ hợp đối với tai ách tiến hành thôi đoạn luận đoán, thường thường có thể còn cần phải lợi dụng trực tiếp tinh hệ tại Tật ách cung, nhưng đối với sự quan sát về tật bệnh, thì thích nghi đem tinh hệ của Mệnh cung và tinh hệ của Tật ách cung xem trọng như nhau, như Liêm Trinh Thất Sát, thông thường chủ bệnh về hô hấp khí quản, nếu Tật ách cung kiến các sao này, đương nhiên có ý nghĩa về chủng loại như thế này, nhưng nếu Tật ách cung kiến ác diệu, mà Mệnh cung là Liêm Trinh Thất Sát, thì cũng chủ hô hấp khí quản có bệnh. Thậm chí có khi cần phải đem tinh hệ của Mệnh cung và tinh hệ của Tật ách cung liên hợp lại để thôi đoạn luận đoán một chủng loại tật bệnh. Như Tật ách cung kiến Liêm Trinh Thất Sát, mà có Sát hội chiếu, Mệnh cung kiến Hồng Loan Thiên Hỉ, căn cứ vào nghiên cứu của bút giả, tiện dể có khả năng phát hen suyễn thở khò khè. Hoặc tạm thời chưa phát tác, vào đến đại hạn lưu niên Mệnh cung kiến Hồng Loan Thiên Hỉ, tái có lưu Sát trùng hội, sau đó mới phát bệnh.

Do từ ví dụ tường thuật ở trên, có thể hiểu bằng vào tinh diệu thôi đoạn luận đoán tật bệnh rất là khó khăn gian nan. Thiên này tuy nhiên mặc dù tận lực tối đa đem một chút kinh nghiệm của bút giả phát hiện, hoặc kinh qua sự nghiên cứu nhận biết của bút giả là chuẩn xác với tính chất của tinh hệ được liệt kê ra, nhưng độc giả vẫn thích nghi linh hoạt sử dụng, không thể câu nệ. Có khi phải đem tinh diệu của Mệnh cung và Tật ách cung Tam phương Tứ chính sở hội tinh diệu đồng thời tham khảo xem xét thêm, thậm chí cần phải đem đại hạn cùng với lưu niên đích “Lưu diệu” liên hợp lại để thôi đoạn luận đoán, sau đó mới có thể thôi đoạn luận đoán chuẩn xác.

Ví dụ như phát bệnh ra ung thư biểu mô, chủ yếu vẫn là tinh hệ Liêm Trinh Thất Sát, hành vận đến Thiên Đồng và Cự Môn tại cung hạn xung đối, nếu đại hạn Sát Kị tịnh chiếu, mà lại kiến Long Trì và Mệnh cung đồng độ hoặc đối chiếu, mà Liêm Trinh Thất Sát lại hội hợp Hỏa Linh hoặc Thiên Hình như vậy, thì khi vào đại hạn thì làm phát bệnh. Lấy điều này là ví dụ, đối với tật bệnh mà phép tắc thôi đoạn luận đoán có thể gặp một đốm nhỏ.

Đẩu số thôi đoạn luận đoán về tật bệnh, hoàn toàn lấy trung y với ngũ hành âm dương làm căn cứ, cho nên rất khó khăn đem vào thôi đoạn luận đoán và tây y hiện đại xác định có bệnh tật kết hợp với danh xưng đơn giản. Bút giả đối với điều này tuy dù đã từng có một chút nỗ lực, nhưng do với tư liệu hữu hạn, nhưng vẫn tiếp tục bị thiếu xót không được đầy đủ, điều này còn phải chờ cùng với cộng đồng độc giả nỗ lực, để có thể đột phá chướng ngại.

Hiện tại, mà lại đem một chút tri thức có liên quan đến Ngũ hành sinh khắc cùng lục phủ ngũ tạng, giới thiệu đơn giản như sau:

Tâm (tim) chúc hỏa, tiểu tràng (ruột non) cũng chúc hỏa, hỏa cũng là hệ thống tuần hoàn, cùng hệ thống thần kinh, với ngũ quan thì là thiệt (lưỡi).

Gan chúc mộc, mật cũng chúc mộc, mộc cũng là hệ thống nội tiết, với ngũ quan thì là nhãn (mắt).

Tì chúc thổ, vị (dạ dày) cũng chúc thổ, thổ cũng là hệ thống tiêu hóa, với ngũ quan thì là khẩu (miệng).

Phế (phổi) chúc kim, đại tràng (ruột già) cũng chúc kim, kim cũng là hệ thống hô hấp, với ngũ quan thì là Tỵ (mũi).

Thận chúc thủy, bàng quang cũng chúc thủy, thủy cũng là hệ thống bài tiết cùng hệ thống sinh thực, với ngũ quan thì là nhĩ (tai).

Căn cứ vào những luận cứ Ngũ hành sở chúc này, cố nhiên có thể hiểu tật hoạn ở tại chổ nào, như kiến Vũ Khúc tại Tật ách cung, có Sát diệu, vì Vũ Khúc chúc âm Kim, chủ âm Kim chịu tổn thương, cho nên bị bệnh tại phế hoặc đại tràng; nhưng do vì duyên cớ Kim khắc Mộc, nếu Vũ Khúc hội hợp với tinh diệu thái quá cường mạnh, như đắc hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa cùng chư cát, thì kim thịnh làm tổn thương Mộc, khả năng được gan mật bệnh hoặc nhãn bệnh, bởi vậy cũng có lưỡng mục phát hoàng, viêm gan đẳng tật. Nhưng như Mệnh cung kiến Sát Hình Kị diệu các sao này, càng có khả năng dựa vào đây mà thôi đoạn luận đoán để xác định.

Căn cứ vào nguyên tắc Ngũ hành tương khắc, có thể lấy đó hiểu rõ một chút đạo lý do từ sự quan sát tinh diệu tật bệnh với quy luật cơ bản:

Hỏa chịu Thủy khắc, Thủy thái quá cường mạnh, thì chủ tâm (tim) và tiểu tràng (ruột non), hệ thống tuần hoàn cùng hệ thống thần kinh, hoặc (thiệt đầu) đầu lưỡi (khẩu khang) khoang miệng sinh bệnh.

Mộc chịu Kim khắc, Kim thái quá cường mạnh, thì chủ gan mật, hệ thống nội tiết tố, hoặc nhãn mục có bệnh.

Thổ chịu Mộc khắc, Mộc thái quá cường mạnh, thì chủ tì vị, hệ thống tiêu hóa, hoặc khoang miệng (khẩu khang) thực quản (thực đạo) có bệnh.

Kim chịu Hỏa khắc, Hỏa thái quá cường mạnh, thì chủ phế (phổi) cùng đại tràng (ruột già), hệ thống hô hấp, hoặc khoang mũi (Tỵ khang), khí quản có bệnh.

Thủy chịu Thổ khắc, Thổ thái quá cường mạnh, thì chủ thận cùng bàng quang, hệ thống bài tiết, hoặc khoang tai (nhĩ khang), tai ngoài (ngoại nhĩ) có bệnh.

Ngoại trừ những cái này, lại có kiến giải “Mẫu từ giảm tử”. Như Hỏa thái quá hưng thịnh, Hỏa tuy dù có thể sinh Thổ, nhưng sinh mà thái quá thì ngược lại sinh Thổ bệnh, cho nên dựa vào đây lại có thể xác định một chút nguyên tắc.

Hỏa chịu Mộc sinh, chịu sinh thái quá thì Hỏa bệnh, như tâm bệnh các loại.

Mộc chịu Thủy sinh, chịu sinh thái quá thì Mộc bệnh, như gan bệnh các loại.

Thổ chịu Hỏa sinh, chịu sinh thái quá thì Thổ bệnh, như vị (dạ dày) bệnh các loại.

Kim chịu Thổ sinh, chịu sinh thái quá thì Kim bệnh, như phế bệnh các loại.

Thủy chịu Kim sinh, chịu sinh thái quá thì Thủy bệnh, như thận bệnh các loại.

Do đây có thể thấy bằng vào tinh diệu thôi đoạn luận đoán tật bệnh, cực kỳ là nguy khốn gian nan, đích xác cần phải có một chút kinh nghiệm. Nhưng một chút nguyên tắc tổng quát như là, trước tiên nhìn thấy tinh diệu tại Tật ách cung phải hiểu rõ tường tận Ngũ hành Âm Dương, như Kim suy nhược, trước tiên hoài nghi là Kim bệnh; như Kim cường mạnh, thì tương ứng hoài nghi là sẽ khắc với Mộc có bệnh; như Kim tinh lâm lập, thì tương ứng hoài nghi là Thủy bệnh. Hiện đem tinh diệu trong Đẩu số với Ngũ hành Âm Dương, cùng triệu chứng chủ yếu từng cái từng một liệt kê như sau, để tiện dể tham khảo.

Tử Vi âm Thổ, chủ tì vị, tiêu hóa khí quan bệnh. Thiên Cơ âm Mộc, chủ gan mật, nội tiết tố bệnh. Thái Dương dương Hỏa, chủ tâm, mục, tuần hoàn cùng hệ thống thần kinh bệnh. Vũ Khúc âm Kim, chủ phế, khí quản, hệ thống hô hấp bệnh. Thiên Đồng dương Thủy, chủ bàng quang, hệ thống bài tiết bệnh. Liêm Trinh âm Hỏa, chủ tâm hỏa, phụ khoa, hệ thống tuần hoàn bệnh. Thiên Phủ dương Thổ, chủ vị bệnh, khẩu khang bệnh. Thái Âm âm Thủy, chủ âm hư, thận bệnh, hệ thống sinh thực bệnh. Tham Lang dương Mộc, chủ gan mật, hệ thống nội tiết tố bệnh. Cự Môn âm Thổ, chủ tì bệnh. Thiên Tướng dương Thủy, chủ mật bệnh, hoặc chủ hệ thống bài tiết bệnh. Thiên Lương dương Thổ, chủ vị cùng nhũ bệnh. Thất Sát âm Kim, chủ hệ thống hô hấp bệnh. Phá Quân âm Thủy, chủ âm suy cùng hệ thống sinh thực bệnh. Tả Phụ dương Thổ, chủ thống phong. Hữu Bật âm Thủy, chủ thận suy nhược. Văn Xương dương Kim, chủ đại tràng bệnh, cùng tam tiêu bệnh. Văn Khúc âm Thủy, chủ ban chí, chủ sinh thực khí quan bệnh. Thiên Khôi dương Hỏa, chủ dương minh bệnh. Thiên Việt âm Hỏa, chủ đàm bệnh. Lộc Tồn âm Thổ, chủ tì vị bệnh. Thiên Mã dương Hỏa, chủ truyền nhiễm (lưu hành) ôn dịch, huyết bất dưỡng cân, thấp hỏa lưu cùng chờ bệnh. Kình Dương dương Kim, chủ đại tràng bệnh, trùng thương, ngoại thương. Đà La âm Kim, chủ phế bệnh, ngoại thương. Hỏa Tinh dương Hỏa, chủ thấp hỏa sang độc. Linh Tinh âm Hỏa, chủ hư hỏa thượng thăng. Địa Không âm Hỏa, chủ huyết hư, huyết áp thấp. Địa Kiếp dương Hỏa, chủ vị thống (dạ dày bị đau nhức). Hóa Lộc âm Thổ, chủ tì vị bệnh. Hóa Quyền dương Mộc, chủ gan mật (đảm) bệnh, hệ thống nội tiết tố bệnh. Hóa Khoa dương Thủy, chủ thận suy. Hóa Kị dương Thủy, chủ hệ thống sinh thực bệnh, lại chủ tích tụ khối u, khí phân bất hành bệnh. Thiên Thương dương Thủy, chủ di tinh, lao sái. Thiên Sứ âm Thủy, chủ tim mạch (chinh xung), phụ khoa bệnh. Thiên Hình dương Hỏa, chủ tâm phế bệnh, lại chủ bệnh dịch, ngoại thương. Thiên Diêu âm Thủy, chủ âm hư, bàng quang bệnh, hệ thống sinh thực bệnh. Thiên Khốc dương Kim, chủ lao sái, ho gà (bách nhật khái). Thiên Hư âm Thổ, chủ suy tổn, phụ nữ âm hư. Hồng Loan âm Thủy, chủ thận hàn thận suy, phụ nữ ám (ngầm) bệnh. Thiên Hỉ dương Thủy, chủ thận bệnh, tử cung bệnh. Tam Thai dương Thổ, nguyên nhân chính là do tiêu hóa không tốt bị rối loạn mà phát sinh mụn trứng cá. Bát Tọa âm Thổ, nguyên nhân chính là do dư thừa quá nhiều chất dinh dưỡng nên bị tích tụ. Long Trì dương Thủy, chủ nhĩ bệnh, tai điếc (nhĩ lung), tai ù (nhĩ minh). Phượng Các dương Thổ, chủ tước ban, thừa mỡ (phương lựu). Thiên Tài âm Mộc, chủ nội tiết tố bệnh. Thiên Thọ dương Thổ, chủ tiêu hóa khí quan bệnh. Thiên Quan dương Thổ, bì phu thấp bệnh (bệnh ngoài da), tiêu hóa không tốt bị rối loạn. Thiên Phúc dương Thổ, chủ tì vị bệnh. Ân Quang dương Hỏa, chủ dương minh bệnh, hư hỏa. Thiên Quý dương Thổ, chủ tì vị bệnh, tiêu hóa không tốt bị rối loạn. Thai Phụ dương Thổ, chủ tì vị bệnh. Phong Cáo âm Thổ, chủ thực đạo (thực quản) bệnh, cũng chủ đả cách (trật gân gãy xương). Cô Thần dương Hỏa, chủ nhiệt bệnh (sốt cao sốt đột ngột), huyết áp cao. Quả Tú âm hỏa, chủ phong chứng.

Do từ Đẩu số thôi đoạn luận đoán tật ách, không thể chuyên nhìn Tật ách cung trên Tinh bàn, cần phải đem từng cái đại hạn có Tật ách cung tiến hành quan sát, sau đó mới có thể thôi đoạn luận đoán xác định trọn đời người với tật bệnh chủ yếu. Có khi còn cần phải tái tra lưu niên tại Tật ách cung, sau đó mới có thể xem xét đến sự phát triển của bệnh tình. Đây là kĩ xảo trọng yếu để thôi đoạn luận đoán tật bệnh, độc giả cần phải gia tăng chú ý.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Tật ách cung, thông thường cũng chủ tì vị bệnh. Thường thấy tình hình, là phúc tả (đau bụng tiêu chảy), ẩu thổ (nôn mửa), khí thống (khí đau nhức), khí trướng (sình hơi). Tì vị có bệnh, có khi cũng biểu hiện là tì thổ bất vận hóa (không vận hành hóa giải) mà hấp thu không tốt bị rối loạn (bất lương), hoặc vị nạp bất giai (không tốt) mà trí vị hàn (lạnh bao tử). Kiến nhiều tinh diệu chúc Thổ, như Thiên Phủ, Tả Phụ, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thai Phụ, Phong Cáo, thì chủ có thận bệnh, hoặc chủ hệ thống sinh thực bệnh. Cũng chủ hoạn sắc lao. Cùng Hỏa Tinh Linh Tinh đồng độ hội chiếu, chủ thấp hỏa, thấp chẩn (bệnh mẩn ngứa), bì phu bệnh (bệnh ngoài da), vị nhiệt (nóng bao tử), tiêu hóa bất lương (không tốt bị rối loạn). Cùng Không Kiếp đồng độ hội chiếu, chủ nhãn mục hôn hoa (mờ mắt hoa mắt), thanh quang nhãn (bệnh tăng nhãn áp, bệnh cườm nước), vị thống vị hàn (đau bao tử lạnh bao tử), vị thần kinh thống (đau thần kinh dạ dày).

Tử Vi Thiên Phủ đồng độ hoặc hội chiếu, cũng chủ vị bệnh.

Tử Vi Phá Quân, chủ phụ nữ ám bệnh (bệnh ngầm). Hội Kình Dương, chủ thủ thuật hoặc phá tướng (xanh xao vàng vọt). Cũng chủ khẩu tật (nói lắp nói ngọng), thần kinh khẩn trương căng thẳng. Kiến tinh diệu nặng chúc Hỏa, đề phòng hệ thống thần kinh  có tật hoạn. Tái gia tăng thêm tứ sát tịnh chiếu, hoặc là thần kinh quá nhạy cảm đa nghi, tâm thận bất giao, huyết khí bất hòa. Nếu Sát Kị Hình diệu trùng trùng, thì chủ thần kinh phân liệt.

Tử Vi Tham Lang, chủ hảo sắc. Hội chiếu Thiên Diêu, Hàm Trì đẳng, có thủ dâm, di tinh, sắc lao chờ bệnh. Nếu hội Kình Dương, nam chủ bao bì quá trường (bao quy đầu quá dài); nữ chủ ngoại âm bì trường (da âm hộ dài), hoặc phụ nữ có ám bệnh (bệnh ngầm). Hội Hồng Loan, Thiên Hỉ các sao này, kinh kì bất chuẩn (kinh nguyệt không đều), xích bạch đái (đỏ mang theo trắng), tử cung ám bệnh.

Tử Vi Thất Sát, chủ đại tràng kiền kết hoặc hư tả. Khí hư âm suy, khí thống (khí đau). Kiến Sát diệu, thì chủ ngoại thương. Nếu hội Liêm Trinh Hóa Kị, đề phòng thương tổn bất ngờ ngoại ý.

Tử Vi Thiên Tướng, chủ hoạn bì phu quá mẫn (da quá nhạy cảm), hoặc giả có đảm thạch (sỏi mật), thận thạch (sỏi thận), bàng quang kết thạch. Gia tăng thêm sát thì là manh tràng viêm (viêm ruột thừa), gia tăng thêm Hỏa Linh, hấp thu chất dinh dưỡng không tốt.

Phàm Tử Vi nhập vào Tật ách cung, kiến Sát diệu hội chiếu, lại kiến Thiên Hình, nguyên nhân chủ yếu là bệnh động thủ thuật. Tử Vi hội Đào hoa chư diệu, tái hội Liêm Trinh Hóa Kị, chủ giới tính bệnh (bệnh lây qua đường sinh dục). Đặc biệt Tử Vi Phá Quân đồng cư Sửu Mùi, hội Liêm Trinh Tham Lang các sao này, hoạn giới tính bệnh với khả năng càng thêm lớn. Người có kết cấu Tật ách cung như thế này, thích nghi với trêu hoa ghẹo nguyệt (triêm hoa nhạ thảo).

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ thủ Tật ách cung, thông thường chủ hoạn gan bệnh, mật (đảm) bệnh. Hoặc chủ là người với trẻ sơ sinh (anh nhân) thì nhiều tai bệnh, dể hoạn kinh phong. Phong chúc Mộc, cố Thiên Cơ cũng chủ kinh phong. Gan mật có bệnh, biểu hiện ra ngoài là can khí (dể nổi cáu) vị thống (đau dạ dày); gan vượng tì hư đến nỗi chức năng hấp thu chất dinh dưỡng không tốt (khiếm giai); hoặc chủ gan dương thượng kháng, xuất hiện đầu váng mắt hoa, hiện tượng mờ mắt (nhãn phong), Nữ mệnh thì chủ kinh nguyệt khô ít, đây là cớ sự âm phân suy tổn.

Nữ mệnh Thiên Cơ thủ Tật ách cung, lại kiến thêm Thái Âm, Hồng Loan Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu đồng độ, chủ kinh nguyệt không đều bất chuẩn, kinh thống (đau bụng kinh), hoặc tử cung có ám bệnh như tử cung bất chính các loại. Thiên Cơ có Kình Dương, Thiên Hình, Đại Hao đồng độ, chủ cần phải động thủ thuật. Thiên Cơ nếu cùng với tinh diệu chúc thủy hội hợp chúng giả, như Thái Âm, Thiên Đồng, Văn Khúc, Hữu Bật, Hóa Kị, Thiên Diêu, Hồng Loan, Thiên Hỉ, vị chi “Mẫu từ diệt tử”, Mộc chịu Thủy sinh thái quá, ngược lại chủ Mộc bệnh, có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố không cân đối, hoặc có nhiệt độc, thấp hỏa, gân cốt chi tật. Với bệnh lí như trên, đều là do âm hư dẫn đến.

Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, là gan mộc khắc tì thổ có tật hoạn, biểu hiện là nóng giận nổi cáu ức bị đau nhức (can khí úc thống), hoặc tá tràng dạ dày nhiều khí. Kiến Sát diệu, Thiên Hư, Âm Sát, thì chủ hoạn âm thư. Nếu Sát, Kị, Hình, Háo tịnh chiếu hoặc đồng độ, thì có khả năng bệnh hoạn về ung thư dạ dày (vị nham).

Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, cũng là Mộc khắc tì Thổ, chủ vị (dạ dày) nạp bất hòa, tiêu hóa không tốt bị rối loạn. Kiến Dương Đà, thì thấp hỏa thương cân, tái kiến Thiên Hình, thì chủ manh tràng viêm. Nếu kiến Hỏa Tinh, Linh Tinh, Hóa Kị, Thiên Hình tịnh chiếu, tái cùng Âm Sát, Kiếp Sát hội hợp hoặc đồng độ, thì có nhũ nham (ung thư vú), có khả năng ung thư dạ dày (vị nham).

Thiên Cơ và Sát diệu hội hợp, Phi Liêm đồng độ, can trùng (nhiễm siêu vi gan). Thiên Cơ và các tinh diệu thuộc chúc Hỏa, như Thiên Khôi, Thiên Việt, Địa Không, Địa Kiếp, Cô Thần, Quả Tú hội hợp, chủ nhãn viêm.

3. Thái Dương.

Thái Dương thủ Tật ách cung, thông thường cùng chủ huyết áp tâm tạng (tim mạch huyết áp) có bệnh, như huyết áp cao, đường trong huyết cao, hoặc huyết quản tắc nghẽn. Cũng có các hiện tượng đầu thống (nhức đầu), đầu vựng (choáng váng), nhãn hoa (hoa mắt). Thái Dương tại Ngọ cung thủ Tật ách cung, hoặc lạc hãm ngộ Dương Đà, chủ hoạn mục tật, hoặc nhãn tình (con ngươi) thường lộ hồng cân (gân máu đỏ). Lại phùng thêm Hóa Kị, tắc nhãn mục thương tổn. Thái Dương thủ Mệnh cung hoặc Tật ách cung, thông thường cùng chủ hoạn cận thị, tán quang. Cũng chủ dể trúng gió. Thái Dương cũng chủ gan dương thượng kháng, đại tràng táo kết nhất thiết chờ dương minh (phát ra) tật hoạn. Cũng chủ tiện huyết (tiểu ra máu), trĩ lậu đẳng. Thái Dương thủ Tật ách cung, và có các tinh diệu chúc Mộc hội hợp, ngược lại chủ hệ thống nội tiết tố có bệnh.

Thái Dương Thái Âm đồng cung, chủ tâm thận bất giao, âm dương bất hòa, chủ dể có tật hoạn ở hệ thống thần kinh, người bị nhẹ là mất ngũ (thất miên), kiến Sát Kị tinh diệu hội hợp, đề phòng hiếp thống, tâm tạng bệnh. Tái kiến Thiên Hình, Thiên Thương, Không Kiếp, thì dể gặp bị uốn ván phong đòn gánh (phá thương phong).

Thái Dương Cự Môn đồng cung, chủ huyết áp bệnh, nhưng Đà La đồng độ, thì chủ bán thân bất toại. Cũng chủ hoạn thiên đầu thống (đau nữa đầu), đầu phong.

Thái Dương Thiên Lương đồng cung, là tinh diệu thuộc Hỏa hội hợp, cũng chủ hệ thống nội tiết tố (nội phân bí) cùng tuần hoàn khí quản tật bệnh. Kiến Hỏa Linh, “Mẫu từ diệt tử”, Thiên Lương ngược lại nguyên nhân chính là chịu sinh thái quá mà trí bệnh, tái kiến Hình Kị, chủ hoạn nhũ nham, vị nham. Nội phân bí tật hoạn, thì là các loại như tuyến giáp tiết ra quá nhiều hóc môn (tắc vi giáp trạng tuyến phân bí kháng tiến chi loại). Cũng chủ dể sinh mẫn ngứa (thấp chẩn), phong ban chờ tật. Độc kiến Thiên Hình, cũng chủ hấp độc (hít thuốc phiện).

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc thủ Tật ách cung, thông thường cũng phong phế bộ cùng hô hấp khí quản tật bệnh. Nếu kiến Thiên Mã cùng Hỏa Linh, là các tinh diệu chúc Hỏa, thương khắc Vũ Khúc âm Kim, khái thấu (ho khan), thổ huyết. Là hiện tượng (phế kết hạch). Lại kiến thêm Thiên Hình, Hóa Kị, thì chủ có nguy cơ ung thư phổi (phế nham). Vũ Khúc cũng chủ Tỵ nục (chảy máu cam), thanh ách (giọng nói ồn ồn). Hoặc là khí quản viêm, khí quản viêm chờ tật hoạn. Do từ Vũ Khúc cũng chủ tiểu tràng thống chứng bệnh, có thể biểu hiện là đại tiện táo kết (bón), hoặc dương minh hầu thống (phát ra chứng đau cổ họng).

Vũ Khúc và Văn Khúc đồng độ, kiến Hỏa, Linh, chủ bạch hầu, nga hầu (bướu cổ hay là dài cổ???). Nhưng Vũ Khúc thủ Tật ách cung, kiến Hỏa, Linh, Dương, Đà, Không, Kiếp, Thiên Hình, thì trọn đời có nhiều tai bệnh, mà lại chủ khai đao thủ thuật. Vũ Khúc Thiên Phủ đồng độ, thông thường tình hình có bệnh tật nhẹ (hạ tai bệnh khinh). Nhưng Vũ Khúc Hóa Kị, tái kiến Sát diệu, thì có vị (dạ dày) bệnh; Vũ Khúc Hóa Kị, đề phòng vị nham (ung thư dạ dày), hoặc phế nham (ung thư phổi).

Vũ Khúc Tham Lang đồng độ, hoặc hội hợp chiếu, chủ thủ cước dịch thương (tay chân dể bị thương). Nếu Sát, Kị, Hình diệu hội chiếu, Vũ Khúc lại càng hóa thành Kị tinh, thì chủ dể hoạn can nham (ung thư gan), can ngạnh hóa (xơ gan).

Vũ Khúc Thiên Tướng đồng cung, có Phá Quân củng chiếu, chủ dể phá tương (hốc hác xanh xao vàng vọt), hoặc trên mặt có ban sang (bớt đỏ). Phá Quân Hóa Lộc củng chiếu, chủ chỉnh dung (phẩu thuật thẩm mỹ). Nếu kiến Sát Hình chư diệu nặng, thì có ám bệnh, hoặc chủ chịu bị tổn hại, cần phải cấy ghép da (tu động thực bì), trọng thực đẳng thủ thuật (nặng thì chờ phẩu thuật).

Vũ Khúc Thất Sát, thông thường cũng chủ tổn thương, nếu hội Đà La thì thủ túc tương tàn; kiến Không Kiếp, kim chụi bị Hỏa khắc, thì có hệ thống hô hấp mẫn cảm (dị ứng) chư tật.

Vũ Khúc Phá Quân, thông thường tình hình chủ nha thống bạt nha (nhổ răng), bổ nha (trồng răng), đơn giản chờ nha chu. Nếu Vũ Khúc Hóa Kị, lại kiến thêm chư Sát, thì là chứng bướu ung thư (tắc vi lựu thũng nham chứng chi tai).

5. Thiên Đồng.

Thiên Đồng nhập vào Tật ách cung, thông thường tình hình là chủ tai nan ít. Tại phương diện tật bệnh, thì biểu hiện là thận tạng (quả thận), bàng quang, niệu đạo, thâu tinh quản (ống dẫn tinh) hoặc thâu noãn quản (vòi trứng) có tật bệnh. Thiên Đồng kiến sát diệu, thì chủ tử cung bệnh, tiền liệt tuyến bệnh. Hoặc chủ lâm bệnh (bệnh lậu), sán khí (sưng dái), trĩ sang. Thiên Đồng kiến Thiên Hư, Phượng Các, Thiên Nguyệt, thì chủ hàn nhiệt (sốt rét) phong tà, hoặc kiến phúc thống thủy tả (đau bụng tiêu chảy).

Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, hoặc hội chiếu kiến Sát, chủ cốt chất tăng sinh (gai cột sống), cốt lạt, cốt mô thối hóa (loãng xương) chờ chứng, đến nỗi ảnh hưởng đến thủ túc thần kinh (hệ thần kinh vận động tay chân), mà sinh ma Tí (tê liệt), đông thống (đau nhức dữ dội hay là thấp khớp). Sát kị đa hội, dể vì cốt bệnh hoặc tiểu nhân ma Tí, cốt lao chờ bị tàn tật, có thể trí than hoán (bệnh bại liệt). Thiên Đồng Thái Âm đồng độ, thì chủ hung cách trướng (xưng ngực) sầu muộn, thủy thũng (phù thũng), cổ trướng, cước khí (xưng phù chân), duy sinh tố ất khuyết phạp (thiếu vitamin), cùng tứ chi vô lực, thân thể đãi quyện (bãi hoãi) chờ thấp khí tật hoạn. Nếu Sát Kị đa hội, cũng có thể chủ do vì than hoán ma mộc (bại liệt tê liệt). Cũng chủ nhãn mục tật. Cũng chủ thần kinh suy nhược.

Thiên Đồng Thiên Lương đồng độ, chủ can vị khí thống (xưng gan đau nhức dạ dày đầy hơi đau nhức hoặc là khổ tâm). Nếu kiến Sát diệu, thì chủ tâm khí thống (tim mạch hay nghẽn mạch máu), tâm cơ xuyên tắc hoặc huyết quản tật hoạn. Lạc hãm lại kiến thêm Sát Kị Hình Hao, Nữ mệnh thận bệnh hoặc phụ khoa triền miên; nam tử cũng chủ thận bệnh, hoặc năng lực sinh thực bất túc.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh tại Tật ách cung, đa chủ hư hỏa thượng thăng (bốc hỏa) hoặc tâm hỏa cấp táo (tức giận trong lòng), còn đây là với Liêm Trinh là âm Hỏa chi cố. Liêm Trinh tại Đẩu số lại là “Huyết tinh”, cố chủ tiện huyết, lạc huyết (thổ huyết), tâm huyết, suy tổn, tâm thận bất giao mà trí huyết phân suy thiếu thất miên, bần huyết (thiếu máu) đẳng tật. Nữ mệnh cũng chủ kinh huyết bất túc, kinh kì bất chuẩn. Hóa Kị giả, kiến Sát diệu hình chủ huyết nham (ung thư máu), hoặc tiên thiên tính bần huyết (thiếu máu bẩm sinh). Liêm Trinh là thứ đào hoa, thủ Tật ách cung, cố hựu chủ thủ dâm, ý dâm, di tinh, lâm bệnh (bệnh lậu), mai độc (giang mai), cùng chư bàn tính bệnh. Liêm Trinh thủ Tật ách cung, cũng chủ là người dể bị hoạn bệnh lưu hành tính (bệnh truyền nhiễm, bệnh thông thường) cảm mạo. Kiến Thiên Nguyệt, thì cảm mạo triền miên, đến nỗi Tỵ quá mẫn (mũi quá nhạy cảm bị dị ứng), khí quản quá mẫn. Nếu Liêm Trinh Hóa Kị, kiến Sát diệu, Không Kiếp, thì có huyết quang chi tai, kiến Thiên Hình các sao này lại càng thêm chích xác; nếu không có Thiên Hình, cũng chủ có nùng huyết (máu độc hoặc nhiễm trùng máu) chi bệnh, người bị nhẹ thì dể sinh ám sang.

Liêm Trinh Tham Lang đồng độ, Nam mệnh chủ mộng tinh di tinh, Nữ mệnh chủ kinh thống, hoặc tử cung tật hoạn. Kiến Sát Kị Hình Háo cùng Không Kiếp, thì khả năng sinh thực khí quan tể nham bệnh. Sát Kị nhẹ, Nữ mệnh thì chủ tử cung khuynh tà (lệch tử cung), hoặc phụ nữ ám bệnh. Độc kiến Hỏa Tinh, Nam nữ đều chủ yêu thống (đau lưng nhức lưng), can khí thống (xưng gan đau nhức).

Liêm Trinh Thiên Tướng đồng độ, chủ đường niệu bệnh, hoặc bàng quang, thận tạng kết thạch. Nếu kiến Đào hoa chư diệu, như Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu đẳng, thì có lâm bệnh (bệnh lậu), bạch trọc chờ giới tính bệnh. Nam tử cũng chủ di tinh, nữ tử thì có âm hư chư bệnh.

Liêm Trinh Thất Sát đồng độ, chủ là người còn ấu niên đa bệnh, có phế lao, khái thấu (ho khan), khái huyết (ho ra máu) chờ tật. Nếu hội Kình Dương, thì chủ tiện huyết, kiến Hóa Kị, Thiên Hình, Sát nặng, hoặc tràng nham, hoặc thụ thương bất ngờ ngoại ý mà có huyết tai.

Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, cũng chủ có thận thạch, bàng quang kết thạch chờ chứng. Nếu ngộ Hóa Kị cùng kiến Sát, thì có khả năng cần phải động thủ thuật, hoặc chủ trên mặt có nhiều ban ngân.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ thủ Tật ách cung, thông thường chủ vị bệnh, cũng có cước khí phù thũng, thấp khí ma Tí (thấp khớp tê liệt), cùng với cổ trướng đẳng tật. Nếu hội chiếu Hoa Cái, Thiên Tài, thì là Thổ bị Mộc làm tổn thương, chủ có phản vị (dạ dày bị lộn ngược), chinh xung (loạn nhịp tim) đẳng bệnh. Do từ vị thống, nếu kiến tinh diệu chúc Hỏa, chủ vị nhiệt, cũng chủ khẩu xú nha cam, thiệt sang đẳng chứng. Nếu kiến tinh diệu chúc Thủy, thì chủ vị hàn, vị hạ thùy (sa dạ dày).

Thiên Phủ và Liêm Trinh hội chiếu, chủ thấp hỏa.

Thiên Phủ và Thiên Tướng, Hữu Bật hội chiếu, chủ vị hàn, vị thống.

Thiên Phủ và Thất Sát, Thiên Hình hội chiếu, thì chủ có thương tổn.

8. Thái Âm.

Thái Âm thủ Tật ách cung, thông thường cũng đều chủ âm hư suy tổn. Biểu hiện là tả lị, chân phù thũng, âm lũ, hoặc tì vị cùng tiểu tràng thấp nhiệt. Kiến Đào hoa chư diệu, như Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Đại Hao, Âm Sát, Thiên Hư, nam tử chủ thận hư tinh lãnh. Nữ Tử chủ lãnh cảm. Tương kiến Sát diệu, Hình Kị, thì âm phân cực suy, có thể là do khí huyết bất hòa mà phát sinh ra các chư bàn ác dược, như đường niệu, thủy thũng, ác tật, cổ trướng cùng với than hoán (bại liệt).

Thái Âm hội Thiên Đồng, chủ nhãn bệnh, như phi văn các loại. Cũng chủ nhâm hà có ban điểm các tật hoạn, lại hội thêm Văn Khúc Hóa Kị, thì chủ ma chẩn.

Thái Âm hội Thiên Cơ, cũng phòng phụ nữ ám bệnh. Nếu Thái Âm Hóa Kị, thì ngược lại chủ can vượng trí thành cố tật. Nếu Thiên Cơ Hóa Kị, lại kiến thêm Sát diệu cùng Thiên Hư, Âm Sát, nam chủ dương nuy (liệt dương), nữ thì âm nuy (liệt âm). Thông thường tình huống sau đây, cũng chủ thần kinh quá mẫn cảm đa nghi.

9. Tham Lang.

Tham Lang tại Tật ách cung, thông thường cũng chủ có gan đảm bệnh. Chủ can vượng, tì hư, đảm tiết ra chất dịch không điều hòa không cân bằng. Ấu niên thì chủ gan phong trừu súc (co rút). Tham Lang và Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, chủ có trĩ sang. Nếu lại hội thêm Liêm Trinh, thì chủ gan khí thống, hoặc đầu vựng (choáng váng đầu), đầu phong, bần huyết đẳng chứng.

Tham Lang và Tử Vi đồng độ, kiến Sát diệu, chủ đa dục. Tham Lang Hóa Kị, thì chủ thủ dâm, cũng chủ âm suy tổn, hư dương thượng kháng. Trung vãn niên thì chủ dương nuy (liệt dương).

Tham Lang độc tọa tại Dần, Thân cung thì, tất cùng Liêm Trinh xung đối, chủ âm hư, yêu thống. Kiến sát kị hình diệu, cùng Thiên Hư, thì chủ shuy tổn, thận bệnh, cơ năng sinh thực bệnh.

Liêm Trinh và Tham Lang đồng độ tại Tỵ, Hợi cung, thì chủ mộng di, tính dục kháng tiến (vượt quá mức bình thường). Nữ mệnh lại càng thêm chủ kinh thống, yêu thống, tử cung bất chính, xích bạch đái (đỏ mang theo trắng), cùng phụ nữ ám bệnh.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Tật ách cung, chủ tì vị bệnh cùng tiêu hóa có khả năng đột ngột bệnh. Nhưng do với Thổ năng sinh Kim, nếu tì Thổ hư nhược, thì Kim cũng thiếu sinh trợ, cũng có khả năng liên quan ảnh hưởng đến hô hấp khí quản tật bệnh. Cự Môn tại Tật ách cung, kiến Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, thì chủ bạo ẩm bạo thực (rượu chè quá độ) mà sinh vị bệnh. Nếu kiến Kình Dương, Đà La, Hóa Kị, Thiên Hình, thì chủ có khả năng sinh vị nham, thực đạo nham. Do từ vị bệnh, hoặc cơ năng tiêu hóa không tốt, cũng chủ là người tiêu sấu (gầy ốm), âm tổn. Lại kiến thêm Thiên Hư, Đại Hao, thì làm âm thư hoặc phế bệnh, nếu tái Sát diệu Hình Kị tịnh kiến thì làm phế nham.

Cự Môn và Thiên Cơ đồng độ, chủ gan vị bất hòa, biểu trưng là ai khí (ợ chua), ai toan (buồn nôn), phản vị (lộn ngược dạ dày). Hoặc tâm khí úc kết (tâm tình ứ đọng), hung cách muộn tích (tức ngực).

Cự Môn và Thái Dương đồng độ, thì làm cao huyết áp.

Cự Môn và Thiên Đồng đồng độ, thì làm tọa cốt thần kinh thống các loại cốt bệnh; hoặc làm thấp sang, tiển sang, hãn tiển (đổ mồ hôi). Nếu Sát Kị Hình Hao tịnh hội, mà lại là Thiên Hình, Kình Dương và Thiên Lương đồng độ tại Mão Dậu cung, thì làm thực đạo nham, hoặc cốt nham.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng tại Tật ách cung, chủ bàng quang, niệu đạo tật bệnh, có khi cũng chủ đảm bệnh. Cũng chủ do bởi thận thủy thất điều (thận nước mất cân bằng) dẫn khởi đến các tật hoạn, như đường niệu, thận thạch, bàng quang kết thạch đẳng. Do từ thấp độc, cũng dẫn khởi đến bì phu bệnh, như bì phu quá mẫn cảm, thấp chẩn (mẫn ngứa), thấp tiển chi loại. Lại hội thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu, thì làm bạch trọc (mào gà???), lâm bệnh, mai độc. Kiến Sát diệu, thì là khó điều trị các giới tính bệnh. Có Kình Dương, Đà La, Thiên Hình hội chiếu, chủ phong thấp cốt thống, tâm tạng suy nhược, cùng thủ túc than hoán (tê tay chân), ma mộc bất nhân (tê liệt mất cảm giác). Thiên Tướng có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Nguyệt hội chiếu, thì chủ cảm mạo, ngược tật (sốt rét). Cũng chủ bì phu thấp độc. Thiên Tướng tọa Tật ách cung, đối cung với Tử Vi Phá Quân củng chiếu, mà Phá Quân không có Hóa Lộc, cũng không được Lộc Tồn đồng độ, thì chủ là người tiên thiên bất túc (không đầy đủ bẩm sinh). Nếu trung vãn vận kiến tinh hệ này. Thì chủ là người hậu thiên (ngày sau) suy tổn.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương thủ Tật ách cung, nhiều khả năng làm cho tật bệnh chuyển nguy thành an. Nhưng tổng cộng có Sát hội chiếu, thì tất nhiên thấy trước được triệu chứng nặng sau đó chữa khỏi bệnh (tiên kiến trọng chứng nhiên hậu đắc dũ), mới thấy được năng lực tiêu tai giải nạn của Thiên Lương. Thiên Lương chủ tràng vị bệnh, tiêu hóa bất lương. Tại Dần, Thân lưỡng cung, thì chủ vị trùng hướng kinh thống. Kình Dương, Đà La, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ thủ cước ngoại thương, hoặc gân cốt thụ thương. Cũng chủ hung yêu có thương tích. Cũng chủ manh tràng viêm (viêm ruột thừa), hoặc tràng viêm cấp tính. Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ chủ sang lựu thũng độc. Cũng chủ nhũ nham, vị nham. Kiến Hóa Kị, Thiên Hình các sao này càng thêm chích xác. Thiên Lương và Địa Kiếp, Địa Không, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ phong thấp Tí thống. Cùng với Thiên Nguyệt, Âm Sát đồng độ, thì dể hoạn thì dịch (bệnh dịch), lưu hành tính cảm mạo, tính chất hư suy chi vựng huyễn đẳng. Thái Dương Thiên Lương đồng độ, kiến Sát Hao, cũng chủ nội phân bí thất điều.

13. Thất Sát.

Thất Sát lâm Tật ách cung, chủ là người còn ấu niên đã có nhiều tai bệnh, mà lại dể bạo nộ (nổi điên), thương trí gan phế. Có Liêm Trinh đồng độ, có nhiều xoay chuyển, điệt thương (ngã bị thương tích), chàng thương (đụng bị thương tích). Sát diệu cùng Hóa Kị hội chiếu, thì làm lựu thũng chi tai, hoặc là huyết tật. Liêm Trinh đồng độ, cũng chủ phế qua, khái huyết (ho ra máu). Sắc lại kiến thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ, thì làm hen suyễn. Có Tử Vi hoặc Thiên Phủ củng chiếu, chủ tràng vị bất hòa, vị nạp không tốt. Tử Phủ đồng thời củng hội, lại kiến Kình Dương, cũng chủ lựu thũng chi tai. Nhẹ thì là viêm ruột thừa (manh tràng viêm), tràng vị viêm. Kiến Thiên Mã, Thiên Hình, Thiên Khôi, Thiên Việt, mới vừa xui xẻo tiện huyết, lạc huyết.

Vũ Khúc Thất Sát đồng độ, chủ thụ thương, hội Đà La thì phòng thủ túc thụ thương, sát nặng thì có thể đưa đến tàn tật. Thất Sát Hỏa Tinh đồng độ, chủ mục tật, là đưa đến âm hư. Thất Sát Long Trì đồng độ, chủ nhĩ lung (điếc tai), là Kim bất kiều Thủy, đưa đến thận dương thụ tổn thương.

14. Phá Quân.

Phá Quân thủ Tật ách cung, chủ là người còn ấu niên đã có nhiều nùng huyết chi tai. Kiến Thiên Hư, Đại Hao, Âm Sát, chủ là người bất túc nguyệt sinh, cần phải được chăm sóc đặc biệt chu đáo. Phá Quân và Kình Dương đồng độ, chủ khai đao hoặc thủ thuật. Phá Quân là âm Thủy, chủ là người có cơ năng sinh thực tật hoạn, như di tinh, dương nuy, nữ tử kinh thống, xích bạch đái. Tử Vi Phá Quân, chủ phúc tả (tiêu chảy). Vũ Khúc đồng độ, chủ nha thống cũng nữ khẩu nha chu bệnh, cố chủ nha khoa thủ thuật cùng bạt nha. Cũng chủ nhật tật, cùng với nam suy tổn chư bàn tật hoạn. Vũ Khúc đồng độ mà Hóa Kị, chủ nham chứng, cũng phát sinh đơn giản với sinh thực khí quản.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Tài bạch

0

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Tài bạch là nuôi dưỡng mệnh chi tư, càng xem trọng tại xã hội thương nghiệp, tiếu bần bất tiếu xướng, địa vị xã hội của đời người hầu như do tài phú quyết định đến, bởi vậy thôi đoạn luận đoán tài bạch có hay không, cùng lấy chủ yếu là dấn thân vào chủng loại sự nghiệp chức nghiệp như thế nào để cầu tài, dể trở thành là sự tình tương đối trọng yếu, về việc dấn thân theo loại sự nghiệp hành nghiệp, đã thảo luận tại Mệnh cung khi tường thuật tổ hợp tinh hệ, bởi vậy khi nghiên cứu tại Tài bạch cung thì, chủ yếu dể là xem xét tài khí như thế nào, thích nghi hoãn đắc ức (chậm có được) hoặc có thể bạo phát, được đến tài về sau lại không thể bảo vệ thành quả. Và Tài bạch cung hội chiếu với Tam phương Tứ chính, đối cung là Phúc đức cung, và Mệnh cung cùng Sự nghiệp cung. Phúc đức cung chủ là hoạt động về tư tưởng của đời người cùng với hưởng thụ về tinh thần. Tiền tài cần dựa vào suy nghĩ tư lự, mà bần hay phú thì có thể ảnh hưởng đến tinh thần của một cá nhân, đủ thấy rằng Phúc đức cung và Tài bạch cung cái này và cái kia có ảnh hưởng đến tính chất của nhau.

Còn về Mệnh cung, người có vận thế cùng với cách cục chủ yếu do đây quyết định, đương nhiên có liên quan với tài bạch. Mà sự nghiệp và tài bạch có mối quan hệ, đương nhiên cũng là đầu mối hỗ trợ chủ yếu. Mà Mệnh cung, Sự nghiệp cung và Tài bạch cung ba cung hội hợp, thật đúng là điều được gọi là biểu tượng của “Thế vị lợi lộc”. Nhưng chỉ bằng vào Tinh bàn với Tài bạch cung để thôi đoạn luận đoán tài bạch là được hay mất thành hay bại, thường thường cũng không thật sự chính xác, bởi vì nó biểu hiện ra ngoài với tính chất hữu hạn nhất định nào đó. Nếu như muốn thôi đoạn luận đoán chính xác, nhất định còn cần phải đem từng cái đại hạn của Tài bạch cung tiến hành thôi đoạn luận đoán, sau đó mới có thể hiểu rõ về sự phát triển của tài vận trọn cả đời người, mà trong Tinh bàn với Tài bạch cung, chẳng qua chỉ là chủ về xu thế tổng quát của tài vận trong đời người.

Thiên này trình bày, dù lấy Tài bạch cung trong Tinh bàn làm chủ, nhưng độc giả cũng vẫn có thể căn cứ vào đại hạn Tài bạch cung mà tiến hành thôi đoạn luận đoán. Điều cần phải chú ý chính là, phàm thiên trung thuật cùng Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Thiên Mã, Kình Dương, Đà La các sao, với thôi đoạn luận đoán đại hạn Tài bạch cung thì, kiến “lưu Hóa Lộc”, “lưu Hóa Quyền”, “lưu Hóa Khoa”, “lưu Lộc”, “lưu Mã”, “lưu Dương”, “lưu Đà” các sao, cũng chủ có tác dụng đồng nhất.

1. Tử Vi.

Tử Vi thủ Tài bạch cung, tình hình giống như dưới chủ phú hậu.

Hội chiếu Phá Quân, trước tiên cần phải kinh qua ba chiết thăng trầm sau đó đắc tài, duy đắc tài sau đó vẫn ba chiết thăng trầm trắc trở. Hội Sát thì đề phòng về sau bị phá bại. Tình hình hoạch phát bạo phát, đúng là Tử Vi hội chiếu Thất Sát, mà lại tinh diệu cát tường hội hợp, tối hỉ hội Tả Phụ Hữu Bật, thì tài nguyên phong phú từ nhiều mặt mang lại. Một chủng loại tình hình khác thì là, Tử Vi hội chiếu Kình Dương hoặc Đà La; Tử Vi hội chiếu Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh. Nhất là lúc Tử Vi hoặc Hỏa Linh Dương Đà nhập miếu thì, càng chủ hoạch phát, duy cũng không bền vững. Nhưng nếu kiến Hình Kị, Không Kiếp, thì dù cho hoạch phát, nhưng về sau cũng phá bại càng thêm bần.

Tử Vi thủ Tài bạch cung, không mừng Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, chủ bị mọi người khi thường ức hiếp đến nỗi phá hao. Dù cho có Cát diệu đồng thời hội chiếu, cũng chủ tài lai tài khứ không cách nào tích trữ súc tích. Tử Vi hỉ cùng với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ tài nô có thể tích trữ súc tích, cũng chủ là người giỏi quản lý tiền tài.

Tử Phủ, chủ tài bạch sung doanh tràn đầy, trọn đời giàu có, duy giỏi thiện chỉ quản lý tiền tài chưa hẳn giỏi thiện sử dụng tiền tài.

Tử Tham, thích nghi lấy tài nghệ của bản thân để tìm kiếm mưu cầu tiền tài, tuy dù kinh lịch trải qua gian nan khó nhọc nhất là không hội Sát Kị cũng có khả năng phú dụ giàu có. Kiến Hỏa, Linh, nguyên nhân là có Tử Vi khắc chế lực lượng tác dụng của Hỏa Linh. Ngược lại không bằng như “Hỏa Tham cách”, “Linh Tham cách” có khả năng đột phát.

Tử Tướng, như Mệnh cung là Thất Sát chính là “Hùng tú càn nguyên cách”, không hội Ác Sát, chủ tài bạch phong doanh giàu có sung túc. Nếu hội Ác diệu, thì tài bạch có thành cũng phá đi. Cần phải xem xét tường tận mỗi đại hạn Tài bạch cung mà xác định. Duy chỉ trọn đời tất có tài nguyên tiền của bất ngờ ngoài ý, nguyên nhân là do đột phát.

Tử Phá, kiến Sát ngược lại có khả năng hoạc phát, nhưng cũng không bền vững. Không kiến Sát, chủ có thể đắc tài, nhưng vẫn có thành có bại. Kiến Cát cũng chủ có thể đắc tiền tài bất ngờ ngoài ý, hoặc tài nguyên cực kì đặc thù đặc biệt, nhưng với Mùi cung tốt đẹp hơn Sửu cung.

Tử Sát, có cát tinh tường diệu phù trì có thể được hoạch phát. Nhưng về già vẫn đề phòng phá bại.

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ thủ Tài bạch cung, chủ có tiền tài nhưng khó tích trữ. Mặc dù nhập miếu, bất quá cũng chỉ là tài lai tài khứ, không thay đổi được điều gì (vô khuyết phạp chi ngu). Nhập miếu, cùng Lộc Tồn, Thiên Mã, Hóa Lộc hội hợp xác định phú dụ giàu có, tài bạch phong túc đầy đủ. Nếu Thiên Cơ Hóa Lộc, thì chủ do từ trong cựu nghiệp phát sinh ra tân nghiệp đắc tài. Đơn kiến Lộc Tồn, tiểu nhân tham lam. Nếu lạc vào hãm địa, thì tài nguyên có nhiều biến hóa chu chiết trắc trở, mà lại chủ là người lao tâm lao lực. Tái hội Sát diệu, kinh lịch trải qua gian nan lúc đầu mà về sau đắc tài. Duy chỉ tối hiềm cùng với Cự Môn hội chiếu, tất cần phải phí tỗn hết tinh thần khẩu thiệt, hao phí tinh thần lo toan suy tính nhưng về sau đắc tài, cũng chủ bất cứ chuyện gì cũng dẫn đến sự cạnh tranh. Cùng với Thiên Lương hội chiếu, thì chủ là người có kế hay mưu lạ (xảo kế tài mưu), lâm sự có nhiều cơ biến. Tối kị Tứ sát, Không Kiếp, Đại Hao hội chiếu, thì khó có nhiều cơ duyên để phát tài, duy chỉ tụ mà sau đó lại tán tài.

Cơ Nguyệt, chủ bạch thủ hưng gia, hoặc không dựa vào sự che chở giúp đỡ của phụ mẫu mà tự bản thân mình sáng lập cơ nghiệp đắc tài.

Cơ Cự, hao tốn tinh thần và sức lực (lao thần phí lực), cạnh tranh ganh đua đủ các loại. Phàm mọi việc khi chưa nhúng tay vào, thì không có người nào chú ý, vừa mới bắt đầu tiến hành, thì bắt đầu dẫn dụ làm cho những người khác truy theo tranh đoạt. Mà lại phàm khi đắc tài tất cần phải phí tổn tinh thần khẩu thiệt.

Cơ Lương, chủ quản cơ quan xảo kế với tìm mưu. Nếu hội Sát Kị, thì cơ quan mưu kế mất hết cũng chủ bần cùng.

3. Thái Dương.

Thái Dương nhập miếu, thông thường đều chủ tài bạch phong doanh giàu có sung túc đầy đủ. Nhưng bản thân Thái Dương có một đặc tính, tức là “Thi nhi bất thụ (cho đi chứ không nhận về)”, nguyên nhân là vì Dương quang phổ chiếu chính là thi xuất cho đi, Thái Dương chưa bao giờ thuận tòng theo hướng về bất cứ vật thể nào đã từng tiếp thụ quang và nhiệt. Do từ sẳn có chủng loại bản chất này, cho nên Thái Dương tọa Tài bạch cung mặc dù nhập miếu, cũng chủ trọn đời phải gánh vác phụ trách đảm đương nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hoặc nguyên nhân là vì giúp đỡ gia đình anh em, hoặc nguyên nhân là tư trợ huynh đệ, thậm chí là bằng hữu hạ chức, mà chi trả khoản tiền rất lớn (nhi trí khai chi thậm đại). Nếu như Thái Dương lạc hãm, do từ bản thân của Thái Dương không phát quang, cho nên không giống như khi Thái Dương nhập miếu như vậy có phiền toái trầm trọng với phụ trách đảm nhiệm, cũng không có phẩm cách ban bố cho đi, chủ trọn cuộc đời lao tâm phí lực, nhưng mà từ đầu tới cuối cũng không từng tài lai tài khứ khó lòng tích súc. Tối hỉ hội chiếu Lộc Tồn Thiên Mã, thì tuy dù lao tâm suy nghĩ, cũng vẫn có thể thành đại phú. Trứ hội Sát Hình Kị Hao chư diệu, thì gian lao mà vô công chẳng được gì, chịu khổ thay người khác (vi nhân tác giá); hoặc thậm chí tự bản thân mình vất vả (quật tỉnh), người khác uống nước (biệt nhân ẩm thủy). Nếu kiến Cự Môn hội hợp, tiền tài tất do từ cạnh tranh mà mễ thước, chủ lao tâm mà không được tán dương khen thưởng (tán trùng). Nhưng là người tất có thể sáng lập cơ nghiệp đắc tài.

Nhật Nguyệt, tài bạch tiên tán hậu tụ. Hỉ kiến Tả Phụ Hữu Bật hội chiếu, cùng với Thái Âm Thái Dương đều thành “Đối tinh”, có lực có tác dụng phù trợ, chủ biết dùng người sắp xếp dẫn dắt để phát tài (chủ đắc nhân đề huề đái khiết dĩ phát tài). Lại kiến thêm Hóa Lộc, Lộc Tồn cùng chư Cát, phát tài vạn kim.

Nhật Cự, Thái Dương Cự Môn tại Dần Thân nhị cung đồng độ, Dần cung chủ dung vượng chi hương, so với cư tại Thân cung tốt đẹp hơn, cho nên người tại Dần cung có thể lấy bạch thủ sáng nghiệp, tuy dù lao lực cạnh tranh, trung niên trở về sau vẫn có sở hoạch, chủ được mọi người tín nhiệm. Khi đã thành cơ nghiệp sau đó sẽ mở rộng phát triển; hoặc chủ được người ngoại quốc đề bạt thôi sùng tín nhiệm.

Dương Lương. Tại Mão cung Thái Dương là mắt trời lúc mới mọc (húc Nhật sơ thăng), có thể tiêu giải tính chất cô kị của Thiên Lương, cho nên về mặt tài bạch thường khởi tranh đoạt, nhưng vẫn chủ có thể phong túc đầy đủ, duy tất chỉ cần phải gia tăng thêm nhiều chư Cát diệu mới đúng cách. Tại Dậu cung Thái Dương tây trầm (rơi xuống phía tây), tranh đoạt càng thêm nặng. Kiến Kình Dương, Thiên Hình, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phát sinh kiện tụng.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc là chủ tinh nắm giữ về tài bạch, nhập miếu chủ tài bạch phong túc đầy đủ, mà lại thuận lợi đắc tài. Cũng chủ là người có tài năng quản lí tài bạch. Nếu như nhập miếu lại hội thêm Hóa Lộc, Lộc Tồn, Thiên Mã các sao, càng thành cách cự phú. Nếu như không được Cát diệu hội hợp, chỉ được Lộc thì có thể như dưới, thì chủ trong khi lao tâm lao lực để tiến tài, hoặc trong khi cạnh tranh thì đắc lợi. Vũ Khúc bất hỉ hội chiếu Phá Quân. Tuy dù hội Cát diệu, cũng chủ tài lai tài khứ, có lúc lên lúc xuống (hữu ba lãng khởi phục), duy cuối cùng có thể tích súc; nếu như hung tinh ác diệu tịnh hội, thì cuối cùng không có hy vọng tích tụ tiền tài. Vũ Khúc cũng hỉ Tử Vi, Thiên Tướng đồng thời hội chiếu, chủ tài nguyên phong túc đầy đủ. Kiến “Hỏa Tham” hoặc “Linh Tham”. Hội chiếu, chủ có tiền tài bất ngờ ngoài ý. Nhưng nếu đồng cung, thì ngược lại không như củng hội. Tối bất hỉ Kình Dương, Đà La đồng độ, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phát sinh tai họa. Kiến Hóa Kị, chủ chu chuyển xoay vòng nguy khốn gian nan. Vũ Khúc tự bản thân hóa thành Kị, chu chuyển xoay vòng càng gia tăng thêm nguy khốn gian nan. Kiến Địa Không Địa Kiếp, chủ là người bận rộn vất vả cầu tài, mà lại ít thành nhiều phá.

Vũ Phủ, Vũ Khúc là tài tinh, ngộ Thiên Phủ là tài khố, nếu hội chiếu Tả Phụ Hữu Bật, Lộc Tồn Hóa Lộc, càng làm thành cách cục đại phú. Nhưng kiến Sát Kị, cũng chủ ôn bão no ấm đầy đủ. Cách cục bình thường, thì chủ phú túc đầy đủ.

Vũ Tham, hội chiếu Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh, kiến Lộc Tồn, Hóa Lộc, chủ bạo phát; duy không kiến Hỏa Tinh mà kiến Đào hoa chư diệu, thì nguyên nhân chính là vì sắc mà phá tài; nhưng kiến Dương Đà, Không Kiếp, Đại Hao, nguyên nhân chính là do đổ bác hoặc đầu cơ mà phá sản. Độc kiến Vũ Tham, chủ trung niên mới có thể phát đạt.

Vũ Tướng, nhị diệu đồng cung, tất cùng Tử Vi hội chiếu. Tại Dần cung làm tốt đẹp, Thân cung kém hơn, nguyên nhân là tại Dần cung sở hội Tử Vi tại Ngọ miếu vượng, tại Thân cung sở hội Tử Vi tại Tí. Vũ Tướng Tử tam diệu tương hội, tài nguyên mậu thịnh tốt đẹp. Duy kiến Sát diệu, thì chủ có xảo nghệ hoặc có chuyên môn tri thức mà phát sinh tiền tài.

Vũ Sát, nếu như không kiến Sát diệu, chủ bạch thủ hưng gia phát sinh tiền tài. Kiến Lộc hoặc Lộc Tồn, chủ phú túc, vãn niên về già cũng có tích súc. Nhưng có Sát diệu, thì chủ hoạch đắc hoạch thất, bạo phát bạo phá. Nhưng Sát diệu, Thiên Hình hội chiếu, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phát sinh tai họa. Kình Dương đồng độ, hoặc Hỏa Tinh đồng độ, thì chủ có các chuyện như tranh đoạt, cướp giật, trộm cắp, lại càng không thích nghi kiến Âm Sát hoặc Kiếp Sát.

Vũ Phá, chủ tài lai tài khứ, tuy dù có Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã, cũng khó lòng tích trữ. Nhưng Thiên Phủ tọa Phu thê cung, có thêm Phu thê cung hội hợp chúng cát giả, có thể dựa vào trợ lực của phối ngẫu mà tích trữ tiền tài.

5. Thiên Đồng.

Phàm Thiên Đồng tại Tài bạch cung, tất chủ bạch thủ hưng gia, hoặc với tự phát gia giàu có. Cho nên đó là lý do vì sao người từ trung niên về sau mới an định, vãn niên về già mới có tích tụ. Cùng Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã các sao hội chiếu, xác định là chủ phú túc. Nếu kiến Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Kiếp, Địa Không đẳng Sát triều hội chiếu, mà kiến Long Trì Phượng Các, thì từ kỹ xảo nghệ thuật mà hưng gia, mà lại là người có danh sĩ phong trí, nhưng không có khả năng phú hữu giàu có.

Đồng Nguyệt, nhị diệu đồng cung, kiến Cát diệu, tuy bạch thủ hưng gia, nhưng chủ có thu hoạch bất ngờ ngoại ý. Chủng loại thu hoạch bất ngờ này là cùng với “Hỏa Tham”, “Linh Tham” có sự bất đồng khác biệt, có ý nghĩa ít cạnh tranh hoặc bạo phát, thích nghi chủ có cơ hội bất ngờ ngoài ý định. Nhưng kiến Sát diệu, thì khó tích tụ. Đồng Nguyệt, thường thường tình hình giống như sau chủ tài nguyên đắc thất vô định, khó tích tụ. Nếu kiến cát tinh tường diệu, thì vẫn chủ phong dụ, duy vẫn chủ lấy tri thức kĩ năng chuyên môn trí phú làm giàu, cũng thích nghi y dược, pháp luật.

Đồng Lương, nhị diệu hội Thái Âm Thiên Cơ, nếu tái kiến chư Cát, vẫn chủ trọn đời y lộc phong túc. Kiến Kình Dương, Thiên Hình, thì có sự phân tranh, duy dấn thân thuận tòng theo sự nghiệp y dược, pháp luật hoặc công tác xã hội có thể tránh được sự phân tranh. Kiến Sát, cũng chủ (kĩ nghệ) mưu sinh bằng nghệ thuật biểu diển; vô Sát, có thể đảm nhậm công chức.

6. Liêm Trinh.

Liêm Trinh nhập miếu cư Tài bạch cung, chủ trong cạnh tranh phát sinh tiền tài. Nếu nhập vào hãm cung, thì chủ trong gian nan mà đắc tài, mà lại tài lai tài khứ tụ tán vô thường. Liêm Trinh Hóa Kị, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà tâm trí phát sinh phiền muộn đau thương, hoặc nguyên nhân vì tình cảm khốn nhiễu mà phá tài. Sát diệu Hình Kị tịnh kiến, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phát sinh tai họa. Ngộ Không Kiếp, Đại Hao, đề phòng lạc tặc nguy kiếp. Phá hoại nhất là kết cấu của Hóa Kị, Dương Đà, Không Kiếp tịnh ngộ, nguyên nhân chính là vì quan phi mà phá tài.

Liêm Tướng, đắc Tử Vi Thiên Phủ, Vũ Khúc hội chiếu, thích nghi nhất là dấn thân thuận tòng theo kinh thương, kiến Cát diệu, chủ phú túc giàu có. Phùng Kình Dương hoặc Hỏa Tinh đồng cung, ngược lại chủ có thể cự phú. Nhưng tái kiến Sát diệu, thì ngược lại có phá tài.

Liêm Sát, nhị diệu đồng cung tại Sửu Mùi, với người cư tại Mùi cung có thể thành đại phú, Sửu cung là thứ chi. Duy cùng chủ từ trong cạnh tranh phát sinh tiền tài. Nếu kiến Sát Kị, thì chủ bần hàn.

Liêm Phá, hỉ kiến Mệnh cung với Vũ Khúc Tham Lang hội hợp bản cung có Hỏa Tinh Linh Tinh, thì có thể hoạch phát, nhưng cũng phát sau khi hoạch phá. Nếu kiến Lộc Tồn, Hóa Lộc chư cát, cũng từ trong gian lao khó nhọc phát sinh tiền tài, nhưng cũng có phá bại. Nhưng nếu kiến Sát Kị hội hợp, thì chủ là người phá bại nhiều thứ, trọn đời cùng khốn. Tái kiến Đại Hao, bần vô lập trùy.

Liêm Phủ, nếu kiến Lộc Mã, lại kiến thêm Xương Khúc, Khôi Việt, chủ trọn đời phú túc, nếu không có Cát diệu, là người có tài sản ở cấp trung lưu, kiến Sát Kị thì có khuynh bại.

Liêm Tham, tối hỉ Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ, hội chiếu cũng cát, có tài nguyên phong phú bất ngờ ngoài ý. Không thì cũng chủ hoạch phát hoạch phá. Tái kiến Sát thì phá bại càng thêm nặng. Nhưng nếu kiến Hóa Kị, dấn thân thuận tòng theo sự nghiệp quân cảnh, hoặc với ngoại khoa thủ thuật làm nghiệp, hoặc làm nha y, người với hạ cách thích nghi làm đồ tể, thì có thể tránh được hung nguy, kiến Cát hội thì lại chủ phú dụ giàu có. Duy trọn đời không thích nghi đầu cơ, cũng cần phải đề phòng nguyên nhân vì sắc mà phá bại.

7. Thiên Phủ.

Thiên Phủ là tài khố, thủ Tài bạch cung, chủ là người có khả năng tích tụ, có nhiều nhất là trọn đời phú túc. Nếu hội Tả Phụ Hữu Bật, Lộc Tồn, Hóa Lộc. Lại kiến thêm Tử Vi, Vũ Khúc các sao, thì là cách cục cự phú. Thiên Phủ cư tại bình nhàn cung độ, trước tiên kinh qua gian nan mà sau đó đắc tài. Kiến Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, cũng không chủ phá bại, cận chủ mỗi khi tiến tài tất đồng thời có tổn hao. Nếu hội chiếu Dương Đà, Hỏa Linh, Thiên Hình, mới chủ nguyên nhân chính là vì tiền tài chiêu nhạ phân tranh, hoặc liên quan đến tranh tụng.

8. Thái Âm.

Thái Âm chủ phú, thủ Tài bạch cung chủ phú dụ giàu có. Nhập miếu cung, cùng Lộc Tồn, Hóa Lộc, có Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc tương hội, là phú xa chi Mệnh. Nhập hãm cung, có Cát diệu, phú túc; không có Cát diệu, thì cần phải bằng vào vận hạn mà xác định tài bạch tụ hay tán. Nếu hội chiếu tứ Sát, lao tâm lao lực mà cầu tìm tiền tài. Không thì nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phát sinh tranh chấp bất hòa.

9. Tham Lang.

Tham Lang thủ Tài bạch cung, tối hỉ Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh đồng độ, thì chủ hoạch phát, hoặc chủ đắc tiền tài bất ngờ ngoài ý. Cũng hỉ Lộc Tồn, Hóa Lộc hội chiếu, thì chủ tài lộc phong doanh sung túc đầy đủ. Nếu kiến Sát tái cùng với Hàm Trì, Đại Hao, Thiên Hình, Thiên Diêu, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Âm Sát đồng hội, thì nguyên nhân chính là vì tranh chấp mà khuynh gia.

Liêm Trinh hội chiếu, cũng không thích nghi kiến Sát, không thì cũng do nguyên nhân chính là vì sắc mà tài bạch hao tổn. Hội chiếu Tứ sát, tái kiến Không Kiếp, nguyên nhân chính là vì đổ bác đầu cơ mà phá gia; hoặc chủ bị lây nhiễm tính bất lương đam mê mà đưa tới phá bại.

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Tài bạch cung, chủ lao tâm phí lực, trong khi cạnh tranh phát sinh tiền tài. Hoặc chủ suy tính bằng não lực, hoặc chủ bằng khẩu tài, phí tổn tinh thần khẩu thiệt mà đắc tài. Cự Môn tại Tài bạch cung, cũng chủ là người bạch thủ hưng gia. Cự Môn hội chiếu Cát diệu, hoặc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn đồng độ, đều cùng chủ phú dụ giàu có. Duy chỉ đề phòng sau khi phát tài mang theo dáng vẻ kiêu ngạo xem thường mọi người, hoặc lí tưởng cao thái quá, không tự lượng sức lực mà làm, thì chủ bị mọi người bài trừ xa lánh lật đỗ. Phàm Cự Môn thủ Tài bạch cung, đều có ẩn phục nguy cơ phá bại. Nếu tự bản thân mình có thể không thổ lộ tài năng (thu liễm phong mang), không phát sinh phá bại, thì cần phải giáo dục tử nữ, đề phòng tử nữ bại tán. Nếu kiến Kình Dương, Đà La đồng độ, nguyên nhân chính là vì tiền tài mà phân tranh kiện tụng. Nhưng Hỏa Linh, Không Kiếp, Đại Hao đồng độ hoặc hội chiếu, thì chủ có trộm cướp hoặc tai nạn hỏa hoạn (đạo kiếp hoặc hỏa tai).

Thiên Đồng Cự Môn, bạch thủ sáng nghiệp, mà lại nghi kị chuyên nghiệp mưu sinh.

Cự Môn Thái Dương, có lợi khi cùng với người ngoại quốc giao vãng, có thể được xem trọng, bởi thế làm giàu trí phú.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng tại Tài bạch cung tất cùng với Thiên Phủ hội chiếu, Ấn tinh và tài khố tương hội, nếu đắc Lộc Tồn, Hóa Lộc Cát tinh chiếu hội, tự chủ tài bạch phong túc sung mãn, tức cư hãm địa, cũng chủ là người có thể lấy bạch thủ thành gia. Nhất nhất giống như cùng Liêm Trinh đồng độ, thì có thể dấn thân thuận tòng theo kinh thương, chủ mạnh vì gạo bạo vì tiền (Trường tụ thiện vũ); nếu cùng với Vũ Khúc đồng độ, thì lấy chuyên môn kĩ nghệ (nghệ thuật biểu diển) hưng gia. Cùng Tử Vi hội chiếu, trọn đời tất có cơ hội đột nhiên phát đạt. Cùng với Vũ Khúc Phá Quân củng hội, thì chủ được mất vô định, hoặc chủ phá tổn tổ nghiệp mà sau đó phát sinh tiền tài. Vũ Khúc Phá Quân hội củng, tái phùng Không Kiếp, Đại Hao, thì không nhà cửa không tài sản (gia vô hằng sản), hoặc thậm chí thấu chi, nếu cùng Sát diệu, Thiên Không hội hợp, thì nguyên nhân là vì tiền tài mà phân tranh, Sát nặng mà lại kiến Hóa Kị, có thể đưa tới khuynh gia, không thì tức là lao ngục chi tai. Không có Cát tinh giải cứu, mà lại hoặc có tính mệnh chi nguy. Không có Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu mà kiến Sát diệu Hình Kị, mới vừa chủ chợt được chợt mất, khó lòng tích tụ.

12. Thiên Lương.

Thiên Lương tối hỉ cùng với Thái Âm hội hợp. Nếu nhập miếu hội chiếu Thái Âm, Hóa Lộc, Lộc Tồn, thì chủ có thể phát đạt. Tái kiến Thiên Vu, thì chủ có thể thừa hưởng di sản, hoặc khoanh tay mà đắc hiện thành tài bạch. Có Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp, cổ nhân gọi là “Tự ốc công khanh”, tức phú dụ giàu có mà không có công danh. Thiên Lương bất hỉ cư Tí cung là Tài bạch cung, chủ tuy dù có tài nguyên, nhưng hao tán cũng nhiều. Nếu có Hóa Kị chiếu hội, chủ vì tiền tài mà phát sinh thị phi khẩu thiệt phân tranh. Hoặc vì tiền tài mà tinh thần thống khổ. Nếu có Dương Đà, Hỏa Linh, Không Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình hội chiếu, tắc chủ có nguy hiểm phá sản, hoặc vì tiền tài mà sinh biến lớn, hoặc kiện tụng mà chiêu phá tổn cực lớn. Đắc thọ tinh tường diệu, như Khôi Việt, Xương Khúc, Phụ Bật hóa giải, tắc chủ nhiều lần trải qua gian lao vất vả mà sau đó đắc tài, nhưng vẫn không tránh khỏi nổi khổ thu không bù chi. Thiên Lương tại Tài bạch cung, nếu có Sát Kị Hình Háo. Cũng chủ trước khi đắc tiền tài tất phải phát sinh ma phiền cần phải được hóa giải.

13. Thất Sát.

Thất Sát nhập miếu, hội chiếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, là người có tài nghệ cao cường thần thông, chủ tài nguyên phong hậu, có khả năng đắc tài nguyên bất ngờ ngoài ý. Hỉ cư Thìn, Tuất nhị cung, người Thiên La Địa Võng ngược lại có khả năng phát đạt trí phú giàu có. Cư Mão, Dậu nhị cung chi Vũ Khúc Thất Sát là đồng độ, cái Vũ Sát khó có khả năng bạo phát, cũng có thể bạo bại. Thất Sát cư tài bạch, nếu có Sát diệu, Thiên Không hội chiếu, chủ vì tiền tài mà phát sinh tai họa, hoặc gặp phải kiếp nạn trộm cướp. Có Không Kiếp, Đại Hao hội chiếu, thì thường cảm thấy khó khăn mệt nhọc, cần phải bằng vào lao lực vất vả cầu tài mà cảm thấy nhiều thiếu thốn. Mà lại có rất nhiều cơ hội phá hao. Thất Sát cư Tài bạch cung, vô luận tại bất cứ cung độ nào, đều cùng chủ trọn đời tất cần phải kinh qua một lần nguy cơ, nhẹ thì chu chuyển xoay vòng nguy khốn gian nan, nặng thì khuynh gia phá sản, nhưng lãm Hóa Lộc, Lộc Tồn cùng chư Cát các sao, có thể trong thời gian ngắn tự mình xoay trở thay đổi vươn lên. Lạc hãm, tái kiến Sát diệu, Không Kiếp, Đại Hao hội chiếu mà toàn bộ không có Cát diệu, thì cảm thấy cùng khốn. Tái kiến Hình Kị, trọn đời cơ bần.

14. Phá Quân.

Phá Quân tại Tí, Ngọ cung độc tọa, hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, chủ phú quý. Tại Thìn, Tuất Thiên La Địa Võng là thứ. Phá Quân với Tử Vi tại Sửu, Mùi nhị cung, chủ đắc tiền tài bất ngờ ngoại ý, hoặc phát sinh tiền tài cực kỳ đặc dị. Mùi cung là thắng, Sửu cung là thứ. Duy lưu niên tái hành Sửu, Mùi cung, mua sắm có phá hao. Phá Quân bất hỉ độc tọa Dần, Thân cung, chủ là người làm khuynh bại tổ nghiệp. Phá Quân và Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thu không đủ chi (nhập bất phu chi). Kình Dương, Hỏa Tinh đồng độ, bạo đắc bạo thất. Đà La, Đại Hao đồng độ, thì phát sinh phân tranh phiền nhiễu, phá hao cực nặng.

Phần phụ: ảnh hưởng của Phụ Tá Sát diệu đối với Tài bạch cung.

Lộc Tồn.

Gia tăng thêm chúng Cát, tài nguyên phong hậu. Gia tăng thêm Sát diệu, trong gian lao phát sinh tiền tài, cuối cùng có thể tích tụ. Ngộ Không Kiếp đồng độ, hội Sát Kị, tuy dù có cũng như không. Hoặc trọn đời nhiều tranh tụng vì tiền tài.

Thiên Mã.

Có Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, có thể làm tăng gia tài bạch thu ích.

Văn Xương.

Tối hỉ cùng Cự Môn đồng độ, chủ phú. Nhập miếu kiến chư Cát, có thể được tiền tài nhờ quý nhân. Nếu Sát Kị Hình Hao tịnh kiến, trọn đời làm hàn sĩ.

Văn Khúc.

Cũng hỉ có Cự Môn đồng độ, chủ phí khẩu thiệt có thể phát sinh tiền tài. Còn hơn cả Văn Xương.

Thiên Khôi, Thiên Việt.

Chủ là người cận gần quý nhân được tài. Cũng chủ là người vì sự cải biến thay đổi về chính sách của chính phủ hoặc cải biến thay đổi về quy tắc của công ty xí nghiệp mà đắc tài.

Tả Phụ, Hữu Bật.

Chủ được người trợ lực, hoặc được người đề bạt thôi sùng mà sinh tài.

Kình Dương, Đà La.

Thường cùng chủ cạnh tranh. Gia tăng thêm Thiên Hình, Hóa Kị, Đại Hao, nguyên nhân chính là tiền tài hao tán, đến nỗi trọn đời cơ bần. Duy Kình Dương ngộ Hỏa Tinh, ngược lại chủ có được có mất.

Hỏa Tinh, Linh Tinh.

Thường cùng chủ thị phi. Nhập miếu, cũng chủ hoành phát hoành phá. Lạc hãm, thì chủ lao khổ cầu tài. Tái kiến Sát diệu hội hợp, lại kiến thêm Không Kiếp Hình Kị, bần vô lập trùy.

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa luận cung Tử tức

0

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Tại Đẩu số trong Mệnh bàn, Tử nữ cung và Điền trạch cung xung đối, cùng Phụ mẫu cung và Nô phó cung (Giao hữu cung) tương hội. Chủng loại kết cấu này, tức rõ ràng cho thấy một cái chế độ đại gia tộc. Tại đại gia tộc thời Phong Kiến, tử nữ do nô phó phục dịch, bởi vậy Nô phó cung đối với Tử nữ cung dể có ảnh hưởng nhất định; đồng thời từ tổ hợp tinh diệu của Phụ mẫu cung và Tử nữ cung, cũng có thể nhìn ra mối quan hệ được gọi là “Khắc thiệu ki cừu (theo gót cha ông)”; về phần Điền trạch cung, Đẩu số sử dụng để quan sát gia trạch, tự nhiên càng cùng với Tử nữ cung có tương quan mật thiết. Bởi vậy nếu như nói tổ hợp tinh hệ của Huynh đệ cung, thì chính là mặt cắt ngang của toàn bộ đại gia tộc, sử dụng để quan sát tình hình thực tế một cuộc đời của chính mình, huống hồ tổ hợp Tử nữ cung, dể là mặt cắt của toàn bộ một túm mì (tiện thị nhất cá túng thiết diện), sử dụng để quan sát từ tổ đến phụ, từ phụ đến tôn, cái chủng loại này nhất mạch tương truyền đến tận hậu duệ thế hệ sau. Hiện nay chế độ Phong Kiến gia tộc đã kinh qua băng hội sụp đổ, kết cấu Tam phương Tứ chính của Tử nữ cung đương nhiên đã kinh qua mất dần ý nghĩa. Càng đúng là Nô phó cung ngoại trừ xem xét mối quan hệ với người làm thuê còn xem xét như mối quan hệ của đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới, hoàn toàn sử dụng để quan sát mối quan hệ với bằng hữu bạn bè, thì cùng với Tử nữ cung tự nhiên nhận thức hiểu rõ được cách giao thiệp. Tại thật tế khi ứng dụng, lại cần phải xác định khác đi một chút so với nguyên tắc cơ bản.

Hợp lí nhất chính là sự đối đãi cư xử mối tương quan, đó là đem thuận theo mối quan hệ của gia tộc từ thời xa xưa trước, cải biến thành là quan sát đối với quan điểm (địa vị) xã hội ngày nay. Bởi vì thuận theo cá nhân của phụ mẫu, người làm thuê và bằng hữu bạn bè, cùng với tình hình thực tế của tử nữ, có thể cần phải thôi đoạn luận đoán ra địa vị xã hội của cá nhân. Thí dụ như nói, nếu tam cung câu cát, thì đó là người lúc nhỏ cần phải được phụ mẫu che chở bảo bọc dạy dỗ nuôi dưỡng, tự bản thân mình cũng có thể cùng với bạn bè hỗ tương dìu dắt nhau đề huề, đồng thời được trợ lực từ người làm thuê, tại trung niên phát triển sự nghiệp, mà vãn niên thì tử nữ có thể theo gót cha ông. Đúng là người điển hình với “Thiểu niên công tử lão phong quân”, có thể biết rõ địa vị xã hội. Nếu Phụ mẫu cung cùng Giao hữu cung cùng bất cát, thế nhưng Tử nữ cung thì cát tinh tường diệu tịnh tập, dựa vào đây dể có thể thôi đoạn luận đoán là người rất có khả năng phải kinh quan tân cần lao lực (cần kiệm vất vả) mà sau này bạch thủ thành gia, trung niên về sau này tối thiểu sẽ có thể tế thân vào địa vị giai cấp trung sản.

Bằng vào điểm này để thôi đoạn luận đoán, cố nhiên có thể trợ giúp chúng ta thôi đoạn luận đoán vận trình là người tự bản thân mình nổ lực. Tương phản ngược lại, từ vận trình là người tự thân nổ lực, cũng có thể thôi đoạn luận đoán tử nữ có thành đạt hay không. Thí dụ như nói, nếu Phụ mẫu cung cát, Mệnh cung cũng cát, Giao hữu cung không bị phá phôi, nhưng Tử nữ cung lại bị phá hoại lớn, như vậy dể có khả năng là không có người kế tục nối tiếp về sau, cũng có khả năng là con cái không ra gì. Từ đây dể có thể dựa vào Tinh bàn giúp người ta đưa ra một ít chỉ đạo hướng dẫn. Ví dụ như có thể căn cứ Tử nữ cung có biểu hiện dấu hiệu chính là tính cách của tử nữ, đề xuất lời khuyên chân thành.

Nói cách khác, từ Tử nữ cung với Tam phương Tứ chính, ngoài việc quan sát ứng với tử nữ nhiều hay ít, lại còn ứng với thôi đoạn luận đoán tình cảm của tử nữ đối với phụ mẫu, cùng với tính cách chủ yếu. Nhưng về những thôi đoạn luận đoán này, cùng với thuận theo đại vận lưu niên Tử nữ cung xác định sự tốt xấu về vận Mệnh của tử nữ (khuy trắc tử nữ đích Mệnh vận), có thành đạt hay không thành đạt, thì ngoại trừ tham khảo thiên này, còn phải tương ứng phiên tra phần “Chư tinh diệu cơ bản tính chất” ở thiên thứ nhất, tham khảo thêm tính chất của tinh hệ tọa tại Tử nữ cung mà xác định.

1. Tử Vi.

Đắc tử nữ tất tính cương, chí cao khí ngạo, nhưng nhiều tú phát. Hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa tất là được giai nhân. Nhưng thích hợp với sự trì đắc chậm đạt được, chủ quý lộc. Hội Tả Phụ Hữu Bật, năm lần mang thai trở lên. Đồng thời hội chiếu Tứ sát, thì có hình khắc, hư hoa thiểu thật. Hoặc chủ nguyên nhân là do tử nữ khí cao mà hoành phá. Hội Văn Xương Văn Khúc hoặc Hóa Khoa, tử nữ thông minh; hội Phụ Bật, tử nữ trung hậu. Hội Thiên Mã, tử nữ viễn li; hội Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, tử nữ có thể phú; Kình Dương đồng độ, tử nữ phá tướng mặt mũi hốc hác xanh xao vàng vọt hoặc phụ tử bất hòa, hoặc tử nữ không có khả năng hưởng phúc. Hội Khôi Việt, tử nữ quý.

Tử Vi độc tọa, miếu vượng ba nam hai nữ; gia tăng thêm Cát tinh như Phụ Bật Xương Khúc năm người; gia tăng thêm Dương Đà Hỏa Linh Không Kiếp, hai người, hoặc vợ kế sinh con (hoặc thiên thất hoặc kế thất sinh tử), hoặc có con cầu tự (chiêu tự tử). Không Kiếp lại càng chủ từ dòng thứ xuất ra.

Tử Phủ, ba người, gia tăng thêm Tả Hữu Xương Khúc năm người, mà lại quý. Tái kiến Phá Quân Hình Kị, kiến đa đắc thiểu (gặp nhiều được ít).

Tử Tham, duy trì được hai người, Tham Lang Hóa Kị đề phòng tử khuynh gia bại sản. Gia tăng thêm tứ Sát Hình Kị thì một hoặc hai người, mà lại chủ sinh đẻ khó khăn hoặc sẩy thai đẻ non.

Tử Tướng, hai người, gia tăng thêm Xương Khúc Phụ Bật ba hoặc bốn người mà lại quý. Phụ tử tình cảm lúc đầu tốt đẹp về sau xấu xa (thủy cát chung hung), hoặc Sát Kị tịnh kiến, một người thì có chí cao quật cường khuynh gia chi tử. Kiến Cát, tử được phụ ấm che chở.

Tử Sát, một hoặc hai người, gia tăng thêm Cát được thành ba. Ngộ Sát, tử cường hoành, gia Cát thì có thể thành đại khí, nhưng cũng trước thì gian lao sau thì an nhàn (tiên lao hậu dật).

Tử Phá, hai người, gia tăng thêm Cát ba người. Kiến Lộc thì tử nữ thành đạt, kiến tứ Sát Hình Kị Không Kiếp, nhiều khắc hại. Chủ sẩy thai phá thai (đọa thai tiểu sản). Hoặc trưởng tử hữu khắc, phá tướng, hoặc sinh non thiếu tháng (bất túc nguyệt sinh).

2. Thiên Cơ.

Thiên Cơ nhập miếu, chủ tử nữ thông minh cơ xảo. Thiên Cơ nhập Tử nữ cung, chủ tử nữ ít. Hoặc muộn sinh. Thiên Cơ lạc hãm, tối kị kiến Sát Kị Không Kiếp, không có con, có cũng bất hòa, hoặc tử nữ có phẩm cách không tốt đẹp, tâm cơ nhiều xảo trá, hoặc khắc hại. Thiên Cơ thủ Tử nữ cung, cũng chủ từ dòng thứ xuất ra, hoặc nữ chiêu ngoại tử.

Thiên Cơ độc tọa, miếu vượng hai người. Hoặc từ dòng thứ xuất ra nhiều. Duy độc tọa Dậu cung, hội Hồng Loan Thiên Hỉ cùng Đại Hao, chủ nữ đa tử thiểu (nhiều gái ít trai).

Cơ Âm, hai nữ một nam, nếu Thái Âm lạc hãm, tắc dĩ tiên chiêu tự tử vi nghi (đầu tiên thích hợp với con cầu tự). Nếu tọa Dần cung hội chiếu Thiên Lương, thì ba con trai.

Cơ Cự, một người, gia tăng thêm chư Cát các sao hai người. Duy cần phải cho làm con nuôi hoặc ra ở riêng biệt (tu quá kế hoặc phân cư), không thì khó nuôi dưỡng.

Cơ Lương, Thìn cung hai hoặc ba người, Tuất cung một người nhưng nhiều nữ. Chủ đẻ non sẩy thai.

3. Thái Dương.

Thái Dương tọa Tử nữ cung, Cự Môn hội chiếu mà Thái Dương miếu vượng, tử thông minh có khả năng sáng nghiệp, kiến Lộc Quyền Khoa hoặc Xương Khúc, có thiên tài hoặc biện tài về ngôn ngữ. Thái Dương lạc hãm tại Tử nữ cung, bất lợi trưởng tử. Thái Dương Hóa Kị, tử nhiều bệnh tật. Kiến tứ Sát Không Kiếp hình, tử nhiều khắc, chỉ một tử chăm sóc lúc lâm chung hoặc lo ma chay. Thái Dương độc tọa tại miếu vượng không có Sát, có tám lần mang thai trở lên. Dương Âm, bốn đến năm người. Kiến Sát hơn hai ba người. Dương Cự, ba người. Quý tử khó nuôi dưỡng. Hóa Lộc tử quý hiển, Cự Môn Hóa Lộc mà Thái Dương Hóa Quyền, ngược lại phải chú ý lưu tâm việc giáo dưỡng, không thì tử nữ khí cao hoành phá. Dương Lương, Mão cung ba người, Dậu cung hai người. Kiến Sát chủ sẩy thai sinh non. Tử nữ và phụ mẫu dể phân li. Kiến Xương Lộc, tử nữ có học nghiệp càng tốt đẹp, mà lại về cơ bản thì tính tình cực cường rất mạnh.

4. Vũ Khúc.

Vũ Khúc nhập Tử nữ cung, thích nghi kế thất thiên phòng sinh sản ra tử, người kết phối nhiều hư hoa. Tử nữ cương cảnh, nhưng tự nhiên khó hòa hợp với người khác. Vũ Khúc chủ khắc, kiến Thất Sát cùng Hóa Kị, chủ đẻ non lưu sản. Phàm Tử nữ cung hội chiếu Vũ Khúc Thất Sát, cùng chủ khai đao khi sinh sản ra tử. Vũ Khúc nhập Tử nữ cung cũng chủ ngoại tử (con nuôi) đắc lực, hoặc con rể đẹp. Tứ Sát Hình Kị Không Kiếp điệt kiến, tuyệt tự. Vũ Khúc kiến Phụ Bật Xương Khúc, độc tọa, tử thông minh, nhưng chủ tử ít. Nếu Tỵ Loan Hỉ Háo đẳng, có nữ.

Vũ Phủ, hai người. Gia tăng thêm Sát một người. Vũ Tham, sau bốn mươi tuổi mới có được con, có thể kiến hai người. Vũ Tướng, trước tiên chiêu ngoại tử (có con nuôi), sau đó có một con ruột. Vũ Sát, không có tử. Có một tử cũng đề phòng thương tàn, kiến Sát càng thêm đúng. Thích nghi kế thất hoặc thiên thất sinh sản ra tử. Kiến Cát đắc tử cực trì. Vũ Phá, chủ có phá tướng chi tử. Cũng chủ hình, hình tới một hai người. Gia tăng thêm Xương Khúc Phụ Bật thì ba người.

5. Thiên Đồng.

Phàm Thiên Đồng tọa Tử nữ cung, thai đầu tiên kiến với nữ là đẹp. Thiên Đồng tọa Tỵ độc thủ, đối cung Thiên Lương, được tử khả năng nhược trí, duy với kiến Sát Kị mới đúng là như vậy. Thiên Đồng chủ tử nữ nhu nhược sợ lôi thôi xích mích, mà lại dể thích an vui hưởng nhàn, thiếu ý chí phấn đấu, khó kinh qua phong lãng sóng gió ba đào. Là người với tính tình ưu tư hóa. Thiên Đồng tọa Tử nữ cung, hội Thiên Cơ, có tử nữ hai người, nhưng trì đắc. Thiên Đồng Hóa Lộc, không thích nghi kiến Sát, không thì tử nữ phá gia. Đây là duyên cớ do vì đam mê hưởng lạc. Thiên Đồng lạc hãm kiến Sát, một tử tống chung (chăm sóc lúc bệnh hay làm ma chay).

Đồng Cự, ba người, gia tăng thêm tứ Sát, Không Kiếp thì một người. Tái gia tăng thêm Hóa Kị, Đại Hao, được tử nhiều bệnh nhiều tai, phá hao tiền tài sau đó vẫn kiến hình khắc. Thích nghi tự thân lìa xa gia đình hoặc phân cư sống riêng. Đồng Lương, trước tiên với nữ sau đó với nam là thuận, tử nữ hai người. Đồng Âm, Tí cung năm người, nữ nhiều nam ít là quý; Ngọ cung hai người, cũng thích nghi trước tiên kiến nữ, có Thiên Hình đồng, phá tướng hoặc viễn li. Kiến Sát, thích nghi với con cầu tự (dĩ tự tử vi nghi: thích nghi với tự tử). Mà lại chủ tử nữ hướng nội.

6. Liêm Trinh.

Tối hỉ cùng với Thiên Phủ tương hội, chủ được quý tử ba người. Liêm Trinh Hóa Kị, tử nữ nhiều tai bệnh, hoặc phá tướng. Liêm Trinh hội Sát Phá Lang, tử nữ có hình thương. Hội tứ Sát Không Kiếp Hình, chủ chiêu tự tử (chủ dẫn đến con cầu tự hay là con nuôi). Liêm Trinh lạc hãm thủ Tử nữ cung, kiến Cát cũng hữu hình thương. Liêm Trinh độc tọa miếu vượng, nhất tử độc tú (một con một hoa), bình cung nhất nhân (bình quân một người), miêu nhi bất tú (nẩy mầm mà chẳng ra hoa), hãm cung chủ khắc.

Liêm Phủ, ba người mà lại có quý nhân. Tử cẩn thận trung hậu văn tú, kiến Xương Khúc giúp ích gia tăng tú phát. Nhưng không chủ phú. Duy Khúc Phủ đồng độ thì hình khắc. Liêm Tham, tử ít, gia tăng thêm Cát cũng khoảng hai người. Kiến Xương Khúc, thông minh mẫn cảm. Kiến Sát cơ thể suy nhược. Liêm Tướng, hai người. Tử nữ trung hậu, có thể gìn giữ duy trì bảo vệ thủ thành. Liêm Sát, chủ cô, Hóa Kị gia Cát, được một người cũng nhiều tai bệnh. Liêm Phá, một người, kiến Sát có khắc.

7. Thiên Phủ.

Giống như tình hình dưới chủ nhiều tử nữ. Hội Xương Khúc Khôi Việt, được tử thông minh mà lại nhiều tài. Tử hiếu. Thiên Phủ tọa Tử nữ cung kiến Sát Hình Kị, tử nữ quật cường, hoặc phá tướng. Thiên Phủ độc tọa miếu vượng, năm người kiến tứ Sát Không Kiếp, ba người. Hội Tả Hữu, năm lần mang thai trở lên. Thiên Phủ Liêm Trinh Văn Khúc đồng độ, tất có hình khắc.

8. Thái Âm.

Miếu vượng, giống như tình hình dưới chủ tử nữ phú hữu giàu có. Trước tiên với nữ sau đó với nam là thích nghi, không thì nữ đa nam thiểu. Lạc hãm được tử nhu nhược, hoặc hình khắc. Tiên chiêu tự tử vi nghi (trước tiên thích hợp với con cầu tự). Gia tăng thêm tứ Sát Không Kiếp tử ít, hội Loan Hỉ thì nhiều nữ. Thiên Cơ đồng độ, gia tăng thêm Cát, cũng khoảng hai tử nữ tống chung (chăm sóc ma chay). Thái Âm lạc hãm, tắc tiên tri ngoại dư vi nghi, tắc thân tử khả miễn hình khắc. Thái Âm miếu vượng độc tọa, nữ ba nam hai, gia Sát Kiếp hai người, kiến Xương Khúc thông minh, kiến Phụ Bật có thể khắc gia thủ thành (gìn giữ bảo vệ cơ nghiệp), kiến Khôi Việt thì tử nữ quý. Kiến Lộc Tồn Hóa Lộc chủ tử nữ phú.

9. Tham Lang.

Tham Lang hội Hàm Trì Thiên Diêu, chủ nữ nhiều nam ít. Cũng chủ trước tiên với nữ sau đo với nam, không thì thiên phòng kế thất sinh sản ra tử. Tham Lang nhập miếu, hội Tả Hữu, Khôi Việt, Thiên Quý, tử nữ hai ba người, mà lại có người quý hiển. Tham Lang Hóa Lộc cư Tử nữ cung, kiến Cát, tử giỏi thiện kinh doanh, kiến Sát chủ tử nữ kiêu xa. Tham Lang Hóa Kị, tử nữ khảm khả long đong lận đận, hoặc lãng phí. Có lí tưởng mà không thể thành tựu. Tham Lang kiến tứ Sát, chủ tiểu sản (sinh non) hoặc nan sản (khó sinh). Kiến Thiên Hình, tử nữ khó nuôi dưỡng. Tử Tham đồng độ, tử tất trì đắc. Vũ Tham đồng độ, kiến Tả Hữu Xương Khúc ba người. Không thì trì đắc hai người. Liêm Tham, tử nữ hai người. Tử thì nhất nhập (nhập được một).

10. Cự Môn.

Cự Môn thủ Tử nữ cung, dĩ trì đắc tử vi nghi, không thì con trưởng khó nuôi dưỡng. Cự Môn chủ cô độc, tất kiến Thái Dương mới giải kì ám; đắc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hoặc Lộc Tồn, mới có khí thế tường hòa. Thiên Đồng Phụ Bật đồng ngụ, thì chủ thân tử đắc lực (con vợ lớn đắc lực), thứ tử tống chung (con vợ nhỏ chăm sóc ma chay). Cự Môn độc tọa, nhập miếu hai người, lạc hãm hoặc kiến Sát một người, tái kiến Không Kiếp tuyệt tự, duy có thể có nữ. Cự Dương, kiến Tả Hữu, Khôi Việt, tam Hóa các sao, chủ ba người trở lên, mà lại tất chúc giai nhân, năng phú năng quý, thông minh đa tài. Kiến chư Cát ủng hộ, có thể là ngoại giao nhân tài. Kiến Xương Khúc đồng độ, thích nghi pháp luật giới.

11. Thiên Tướng.

Thiên Tướng tọa Tử nữ cung, kiến Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu, chủ hình khắc, trì đắc là thích nghi. Thủ thai hữu tiểu sản lưu sản (thai đầu có sẩy thai đẻ non), hoặc có tổn thương. Với trước tiên sinh nữ là đẹp. Không thì chủ thiên phòng kế thất sinh ra tử. Thiên Tướng cùng tứ Sát hội, lại kiến Phụ Bật, đầu tiên ba lần thai có tổn thất, cần phải thiên phòng kế thất sinh ra tử, duy chỉ thai thứ nhất vẫn sinh non. Thiên Tướng kiến Lộc Quyền Khoa tam cát Hóa, cùng Khôi Việt, Phụ Bật cùng Thiên Phủ hội chiếu, thì năm lần mang thai trở lên, mà lại tử nữ nhân từ hiếu thuận. Thiên Tướng tối phạ kiến Sát, chiêu tự tử hoặc thứ xuất vi nghi (dẫn đến con cầu tự hoặc dòng thứ sinh ra), tiên chiêu ngoại tử hậu duệ sinh nhất nhị (trước tiên có con nuôi đời sau sinh có một hai).

12. Thiên Lương.

Thiên Lương nhập miếu cư Tử nữ cung, hội chiếu Phụ Bật, tam cát Hóa diệu, Thiên Vu, Ân Quang, Xương Khúc, Khôi Việt các sao, chủ tử nữ thông minh đa tài, làm việc có nguyên tắc, mà lại cảnh trực tâm từ, năng phú năng quý. Miếu vượng hai người. Hãm địa một người. Thiên Lương tại Tử nữ cung, đa chủ đầu tiên được nữ. Ngộ Phụ Bật Xương Khúc Thiên Đồng, tử thứ xuất giả nhất nhân (dòng lẻ sinh ra một người). Thiên Lương thủ Tử nữ cung không thích nghi kiến Sát, chủ tử sớm khắc. Tái kiến Không Kiếp (cuối cùng) san tổng, tuyệt tự không người nối dòng. Hóa Kị hội chiếu, tử nữ đa tai bệnh. Lương Cơ, tất tiểu sản sinh non, chủ hai người.

13. Thất Sát.

Thất Sát thủ Tử nữ cung, nhập miếu hoặc thừa vượng, kiến Phụ Bật, Khôi Việt, Xương Khúc, đều chủ tử nữ có thể hưng gia. Thất Sát thủ Tử nữ cung chủ cô. Thích hợp trước tiên là nữ sau là nam. Miếu vượng hội Cát, nhất tử. Bình nhàn cung túng đắc nhất tử cũng chủ cường hoành phá gia. Hãm địa kiến Sát các sao tuyệt tự. Thất Sát duy hỉ cùng Tử Vi đồng độ, tử nữ tam nhân, mà lại đẹp. Thất Sát thủ Tử nữ cung, tình cảm phụ tử có sự khác biệt lớn. Thất Sát độc thủ, kiến tứ Sát Không Kiếp Hình Kị các sao vô tử, cũng không thích nghi chiêu ngoại tử (con nuôi), chủ không đắc lực. Hóa Kị hội chiếu, ít Sát, có tử nữ, duy đa tai bệnh. Không Kiếp hội chiếu, nguyên nhân vì tử nữ mà phá hao tiền tài.

14. Phá Quân.

Phá Quân nhập Tử nữ cung, tù thai hình thương (tù hợp hình thương), đa lưu sản tiểu sản (nhiều sẩy thai sinh non). Cần phải thiên phòng kế thất sinh ra tử, tiên lập tự tử diệc khả (đầu tiên cũng có thể lập con cầu tự). Nhập miếu tam tử, tính cương cường. Kiến Lộc thì có tài hưng gia. Phá Quân thủ Tử nữ cung kiến tứ Sát, nhất tử, mà lại không đắc lực. Kiến Dương Đà tương sinh hữu chế thì có nhất tử, nan y kháo (khó lòng nhờ cậy dựa dẫm). Kiến Hỏa Linh Không Kiếp, nhất tử, nan y kháo. Phá Quân nhập Tử nữ cung, trưởng tử dể phá tướng, hoặc khẩu tật nói ngọng nói lắp, hoặc bất túc nguyệt sinh (sinh không đủ tháng).

Phần phụ: ảnh hưởng của Phụ Tá Sát diệu đối với Tử nữ cung.

Lộc Tồn.

Chủ thứ thất kế thất sinh ra tử mới đắc lực, mà lại có thể thành người tài giỏi hữu dụng. Tử nữ tính cẩn thận, giỏi thiện thủ tài. Kiến Sát thì chủ lận sắc keo kiệt bủn xỉn.

Thiên Mã.

Chủ tử nữ viễn li. Hội Hóa Lộc, Lộc Tồn, thích nghi xuất ra ngoại quốc để phát triển. Tái kiến tam Hóa cát diệu, tử nữ tất tú phát. Hội tứ Sát Hình Kị, tử nữ bất cố phụ mẫu. Tái kiến Thiên Hình, đa tai bệnh.

Tả Phụ, Hữu Bật.

Chủ tử nữ đắc lực, có thể hưng gia. Cũng chủ số lượng tử nữ so với chính diệu tinh hệ hiển thị cho thấy là nhiều.

Văn Xương, Văn Khúc.

Chủ tử nữ thông minh tú phát. Học nghiệp thành tích tốt đẹp. Hội Cát diệu, Hóa Lộc Hóa Quyền Hóa Khoa, chủ quý hiển. Ngộ tứ Sát, chủ tử nữ dể là hư phù (hư hao phù phiếm không có thực).

Thiên Khôi, Thiên Việt.

Chủ tử nữ khả quý. Tính cách trung hậu, lão niên có thể nương tựa nhờ cậy. Nếu hội Sát Hình, thì tử nữ hảo tẩu thiên phong (thích bôn ba giang hồ phiêu bạt).

Hỏa Tinh, Linh Tinh.

Chủ cô độc. Tính nóng vội. Nhưng nhập miếu thì chủ trung hậu. Hình Kị nặng cũng thương tàn thân thể.

Kình Dương, Đà La.

Chủ hình, chủ cô. Cùng với tinh diệu có tính phù đãng hội hợp, chủ tính cách dể rơi vào hư trá. Sát Kị nặng chủ bất hiếu.

Địa Không, Địa Kiếp.

Nếu Địa Không, Địa Kiếp và Hóa Kị đồng hội Tử nữ cung, cũng tuyệt tự. Có Cát giải, có tử cũng yểu chiết. Thiên phòng hoặc kế thất sinh ra tử cát, cũng thích nghi tiên chiêu tự tử (đầu tiên dẫn đến con cầu tự).

(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)

Trăm năm mệnh lý què quặt

0

Tác giả: Vương Khánh (Bạn Durobi dịch)

1. Tỉnh ngộ

Học mệnh 15 năm, nghi hoặc và tìm kiếm mất đủ 11 năm, khoảng thời gian sung sức nhất đời người thế là lãng phí mất. Tôi (VK) vẫn còn may, hãy còn chưa bị hói hết tóc thì thấy ánh sáng cuối đường hầm của mệnh học, không biết bao nhiêu dân nghiền bát tự còn đang mò mẫm trong đêm tối. Bát tự tức nhân sinh, mệnh học tức vũ trụ. Bát tự mệnh học quả là không đơn giản, may có những vị tiên sư trí tuệ phi phàm như Quỉ Cốc Tử, Từ Tử Bình đã đem môn huyền học cao thâm của vũ trụ này dùng công thức đơn giản để định cách, tức đã sáng lập nên hệ thống bát tự dự đoán học. Người đời sau như chúng ta chỉ cần vận dụng công thức đi dự đoán, trong đa số trường hợp có thể đoán rất chuẩn xác. Lý luận cao thâm, trình thức phức tạp không tương đồng với vận dụng khó khăn, như máy tính vậy, là kết tinh của trí tuệ khoa học, vận dụng nó thì cực đơn giản. Bát tự mệnh học cũng vậy, nếu không thì làm sao những vị thầy bói khiếm thị không biết lấy một chữ cũng lấy nó làm nghề mưu sinh được? Cái lý thì thế nhưng hình như trong thực tế không phải vậy, đại lục TQ kể từ khi thầy Thiệu Vỹ Hoa vào những năm 90 khởi xướng phổ cập môn Bát Tự đến nay đã hơn 20 năm rồi; Đài Cảng từ thời Dân Quốc đến nay cũng gần cả trăm năm; người học qua môn mệnh lý này đâu ít hơn số triệu, thế mà cho đến nay người thực sự được giới mệnh lý công nhận là cao thủ ít ơi là ít! Mấy năm trước có vị tiền bối bên Kỳ Môn cảm thán rằng: “Đại lục không có một ai biết đoán mệnh cả!”

Bây giờ đi qua mới phát hiện, thứ mà đại lục và Đài Cảng cả trăm nay học là thứ “Mệnh lý què quặt”, mà lại què đúng cái chân nhẽ ra phải là chủ lực. Một bệnh nhân với cái chân tật nguyền như vậy nếu có cho anh ta thêm 100 năm nữa thì đi được bao xa?

2. Điểm chuyển biến của Tử Bình mệnh học

Phương pháp luận mệnh từ nhà Thanh về trước hầu hết dùng cách cục làm chính, kiêm cố thêm nhật chủ vượng suy, đi bằng hai chân cách cục pháp và vượng suy pháp. Điều này thể hiện rõ rành rành trong những kinh điển như “Uyên Hải Tử Bình”, “Tam Mệnh Thông Hội”, “Tích Thiên Tủy”. Nếu bạn lâu quá không đụng tới mấy cuốn ấy thử bỏ chút thời gian lật lại xem có phải vậy không. Đến thời nhà Thanh, phương hướng luận mệnh môn Tử Bình phát sinh chuyển biến, đem Tử Bình pháp phân làm Vượng Suy phái và Cách Cục phái. Nhân vật đại biểu cho Vượng Suy phái là nhà mệnh lý chuyên nghiệp – tiên hiền Nhậm Thiết Tiều sống khoảng niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh, tác phẩm tiêu biểu của ông là “Tích Thiên Tủy Xiển Vi”

Nhân vật đại biểu cho Cách Cục phái là vị tiên hiền Tiến Sĩ đời Càn Long là Thẩm Hiếu Chiêm, tác phẩm tiêu biểu của ông là “Tử Bình Chân Thuyên” Từ đó về sau, Tử Bình mệnh học không còn hoàn chỉnh nữa, hễ dùng cách cục thì không nhắc tới nhật chủ vượng suy, hễ trọng thị vượng suy thì khinh thị cách cục thành bại. Cuộc cải cách này cả trăm năm lại đây rất được những kẻ sơ học ủng hộ. Phải thôi, học tập mệnh lý không còn bị ràng buộc bởi cách cục và vượng suy bên nào nặng bên nào nhẹ, sẽ không còn bị khó khăn làm thế nào dung hòa cách cục và vượng suy. Hai phương pháp luận mệnh sau khi cải cách, vô luận là cách cục pháp hay là vượng suy pháp, chủ tuyến rạch ròi, đường hướng suy luận rõ ràng, trình tự đơn giản, dễ nhập môn, chẳng tốn bao thời gian là có thể nhập đạo. Từ đó, mệnh học là môn huyền học có ít người nghiên cứu nay trở thành môn học đại chúng dễ dàng, người học tăng rất nhiều. Từ đó, môn Tử Bình mệnh học mà cách cục và vượng suy liên quan chặt chẽ đã diễn biến thành môn mệnh lý không khuyết chân phải thì què chân trái, và đó chính là mệnh lý đại chúng hiện đại.

3. Sự truyền thừa của mệnh học hiện đại

Sự phát triển của mệnh lý hiện đại công lao lớn nhất đương nhiên phải qui công cho ba đại gia: Viên Thụ San tiền bối, Từ Lạc Ngô tiền bối và Vi Thiên Lý tiền bối, đương thời gọi là Nam Viên, Bắc Vi, Đông lạc Ngô. Nếu không có ba vị tiền bối này dốc bao tâm huyết trước tác rất nhiều tác phẩm mệnh lý để lại cho hậu học thì chúng ta đâu dễ tiếp xúc môn mệnh lý huyền học này. Về học thuật tu dưỡng của ba vị tiền bối thì khỏi bàn cãi, đều là bậc bác lãm quần thư, tất cả mọi kinh điển Tử Bình mệnh học đương nhiên là tư liệu học tập chủ yếu của các ông. “Tam Mệnh Thông Hội”, “Uyên Hải Tử Bình” quá là bao la phức tạp, “Thần Phong Thông Khảo” thì hệ thống chưa đủ sự tinh luyện, chỉ có “Tích Thiên Tủy Xiển Vi” do Nhậm Thiết Tiều chú và “Tử Bình Chân Thuyên” của Thẩm Hiếu Chiêm là chủ đề rõ ràng, luận thuật tường tận, nên sự ảnh hưởng đến ba vị tiền bối là rất rõ. Nhậm Thiết Tiều dùng vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa đơn giản rõ ràng vừa dễ học dễ dùng, phù hợp tâm tính thích đi đường tắt của con người; cách cục pháp của Thẩm Hiếu Chiêm tuy hệ thống cũng khá là tường tận, có điều bên trong đặt quá nhiều cánh cửa, đọc rất hay nhưng rất khó áp dụng. Do như vậy nên ba ông đương nhiên ngả về vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều thôi. Đại sư cũng là phàm nhân, khi học tập đều theo thói thường, khuynh hướng ở tác phẩm chủ đề rõ ràng, lý luận rành mạch.

Sự khác biệt lớn của đại sư và người thường khi học Dịch là họ có độ nhạy cảm đối với Dịch học, thiên tính này của họ loáng thoáng cảm giác rằng cách cục pháp nhất định là thứ hay, chỉ có điều nhất thời chưa hiểu lắm, nên không thể bỏ qua. Cứ như vậy sau khi hấp thu vượng suy pháp của Nhậm Thiết Tiều xong thì cũng bảo lưu cách cục pháp, hình thành nên phương pháp luận mệnh lấy vượng suy chủ đạo cách cục. (cách cục pháp và vượng suy pháp là hai hệ thống luận mệnh khác nhau, lấy lý luận vượng suy pháp chỉ đạo cách cục đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho từ nhà Thanh về sau cách cục pháp hoàn toàn đi chệch hướng.)

Cách cục pháp trong hệ thống luận mệnh của ba ông kỳ thực chỉ là một thứ phụ thuộc, thường chỉ có tác dụng gọi tên cho bát tự, giống như tên người thì không liên quan cát hung vậy; cũng thường dùng như vũ khí để khỏa lấp lúc vượng suy pháp không cách nào giải thích được cát hung họa phúc của mệnh cục. Kỳ thực ai tinh ý sẽ thấy rõ, cách cục giống như “gân gà” của ba ông vậy, ăn thì dở mà bỏ thì tiếc, lấy làm vật bài trí cho rồi. Ba vị tiền bối tung hoành Dịch đàn mấy mươi năm, quyết định hướng đi của mệnh học từ thời Dân quốc đến nay, để lại nhiều tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc. Thử hỏi, từ Dân quốc về sau người nào có chút văn hóa, có tâm cầu tiến, mấy ai không đọc sách của ba ông? Sách mệnh lý xuất bản hầu hết là của ba ông hoặc học giả hậu học trưởng thành đi theo sau ba ông biên soạn, thế thì làm sao không bị học thuật của ba ông ảnh hưởng? Nhất là Từ Lạc Ngô tiền bối, rất là dụng tâm lương khổ, muốn cho hậu học đều có thể đọc hiểu cổ thư nên bèn “các kinh ta chú thích hết”, vô luận sách mệnh lý phái nào sau khi ông chú xong cũng đóng lên cái dấu ấn vượng suy pháp, như cuốn “Tử bình Chân Thuyên” chuyên luận cách cục sau sự nỗ lực của ông đã bị biến thành phương pháp phụ thuộc của vượng suy pháp – vượng suy cách cục pháp. Kỳ thực con đường học tập mệnh lý rất hẹp, chủ yếu chỉ hai đường, manh phái và phái sáng mắt. Manh phái chỉ truyền người khiếm thị. Phái sáng mắt cơ bản là không có sư thừa, chủ yếu lấy sách làm thầy, hoặc có thể nói sư phụ của sư phụ chúng ta là sách. Hễ đọc sách thì không thể không đụng ba vị tiền bối này, nói trắng ra là sư phụ của hầu hết người sáng mắt chính là ba ông Viên, Vi, Từ.

Và như vậy vượng suy pháp đã trở thành chủ lưu, thậm chí là pháp môn có một không hai lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.

4. Giới thiệu đôi nét về vượng suy pháp và cách cục pháp

Chúng ta đã rất quen thuộc vượng suy pháp rồi, chính là lấy nhật chủ làm trung tâm, định ra sự vượng suy cường nhược của nhật chủ và thập thần, sau đó dùng phép tắc cân bằng định ra hỉ kị, đoán cát hung.

Bộ phận quan trọng nhất của vượng suy pháp là định vượng suy của nhật chủ chính là thân vượng thân nhược, sau đó xác định nhật chủ hỉ gì, kị gì. Thường thì thân vượng cần khắc, tiết, hao để cân bằng, hỉ Tài Quan Thực Thương; thân nhược cần sinh phù để cân bằng, hỉ Ấn Tỷ. Cường thì ức (chế), nhược thì bổ, thuận thế hóa tiết, thông quan điều hậu, là nguyên tắc chọn dụng thần tối cơ bản.

Cách cục pháp luận mệnh dùng chủ khí trong mệnh cục làm trung tâm (thần nắm lệnh của tháng là chủ khí của trời, thập thần tích cực nổi trội nhất trong thiên can là chủ khí của đất), lập hướng, định cách cục, luận thành bại, thành cách thì quí, thành cục thì phú, không thành cách cục đều là người bình thường.

Làm thế nào để đoán định thành bại của cách cục, chủ yếu phải xem lập hướng điểm có thông qua được 3 cửa quan là hộ vệ, thật giả, thanh thuần hay không. Chỉ có 3 cửa quan đều thông qua thì mới tính cách cục được thành lập, không quí thì phú. 3 cửa chỉ cần 1 cửa không thông qua thì luận là không thành cách cục, án tình huống cụ thể phân làm 3 loại bán thành phẩm, thứ phẩm và phế phẩm, lấy tiêu chí này đoán định ngoài đại quí đại phú ra (đã thành cách cục) thì còn có các tầng thứ khác, hoặc tiểu phú quí, hoặc có thành tựu, hoặc bình phàm, hoặc là đồ bỏ đi, rõ ràng đâu ra đấy.

Cái gọi là 3 cửa quan: Hộ vệ, thật giả, thanh thuần, được biểu thuật như sau.

Hộ vệ: Tức là thập thần lập hướng (thập thần lập cách cục) xung quanh có hình thành một cơ chế bảo vệ hoặc ức chế hoàn thiện hay không. Lấy nguyên tắc hộ vệ hung thần thì nghịch dụng, cát thần thì thuận dụng để phán đoán thành bại. 4 hung thần: Sát, Thương, Kiêu, Kiếp cần chế cần hóa, như Thương Quan cần gặp Tài hoặc Ấn, Thất Sát cần gặp Thực hoặc Ấn hoặc Thương Nhận hợp Sát ; 4 cát thần: Tài, Quan, Ấn, Thực cần được sinh và hộ vệ, như Quan tinh cần gặp Tài hoặc Ấn, Ấn tinh cần gặp Quan hoặc Tỷ. Cát hung thần chỉ khi đã cụ bị cơ chế hộ vệ và ức chế này mới có thể kiện khang và thành tựu, và mới có thể là vật hữu dụng cho ta.

Lúc luận cách cục, hộ vệ là tối quan kiện, chúng ta chớ cho rằng thân vượng gặp Tài, Sát thì có thể thăng quan phát tài. Bạn đầu tiên phải tính: Tài này tự thân nó có an toàn, kiện khang hay không? Sát này có thể thuần phục làm vật hữu dụng cho ta không? Đơn lẻ chỉ mỗi thập thần thì nó chỉ là “nguyên liệu” mà thôi, chỉ khi qua sự tổ hợp hợp lý mới thành hình, tức biến thành “thành phẩm”, tức Tài là tài phú, Quan là địa vị.

Ví dụ 1: Càn tạo: Giáp Dần-Đinh Mão-Ất Sửu-Ất Dậu Đại vận: Tân Mùi Lưu niên: Kỷ Sửu Thân vượng Kiếp vượng, vượng suy pháp nhất định sẽ cho rằng địa chi Sát có Tài sinh có thể dùng được, nhưng trên thực tế vấn đề xảy ra ngay chỗ Sát này. Thất Sát là hung thần, không có chế hóa mà lại có nguồn; mà xung quanh nhật chủ không có Ấn tinh hộ vệ, Thực Thần thì yếu nên khó dùng, không hề có chút lực để kháng kích Thất Sát, điềm đại hung. Đại vận Tân Mùi Sát thấu, ứng kỳ đến, lưu niên Kỷ Sửu bị ung thư không chữa khỏi mà chết.

Ví dụ 2: Khôn tạo: Canh Tí-Quí Mùi-Canh Tí-Canh Thìn Vượng suy pháp nhất định sẽ cho rằng mệnh này thân vượng Thương Quan đắc dụng nên mệnh chủ rất thông minh. Dùng cách cục pháp mà nói, sau Tiểu Thử 4 ngày thì Đinh hỏa nắm lệnh, Quí thủy Thương Quan che đầu, mà Tí Thìn củng thủy, Thương Quan quá vượng. Thương Quan là thập thần lập cục. Thương Quan là hung thần, gặp Tài và Ấn mới tính là chế hóa thành công. Hiện ở thiên can chẳng những không có thần hộ vệ, còn có 2 Tỷ Kiên tương sinh, hung thần Thương Quan ngông nghênh, tất sẽ làm chuyện xấu. Khí nắm lệnh là Chính Quan bị Thương Quan khắc phá, dự báo đây là hung mệnh. Mệnh chủ bước vào vận thứ 2 là Nhâm Ngọ bị sốt đến độ hoại não, trở thành người thiểu trí. Chắc qua 2 ví dụ trên các bạn chắc đã nhận thức tầm quan trọng của hộ vệ.

Thật giả: Tức là vấn đề căn khí và lực của thập thần hộ vệ. Có căn gốc tức có lực, là thật; không có căn gốc thì vô lực, là giả.

Thanh thuần: Tức là vấn đề đơn nhất hay đa hiện của thập thần lập hướng (thập thần lập cách cục). Chỉ có một là thanh thuần, âm dương cùng hiện 2 bên hoặc âm âm, dương dương song hiện ở 2 bên là tạp trọc (năm tháng là một bên, giờ là một bên). Như Quan Sát hỗn tạp, Thực Thương cùng hiện, Ấn Ấn song thấu, đầu là tạp trọc.

Cách cục pháp luận mệnh, nói đơn giản thì rất đơn giản, chính là trước tiên phải tìm chủ khí lập hướng (lập cách cục), sau đó xem nó có thông qua 3 cửa quan hộ vệ, thật giả, thanh thuần hay không, thông qua thì thành cách cục đại phú đại quí, không qua thì thành người phổ thông

Trong các giai tầng xã hội. Phú quí bần tiện, cát hung họa phúc chỉ một chốc là rõ ngay. Mức độ khó của nó ở chỗ tìm đúng trung tâm điểm để luận mệnh, hoặc gọi là lập hướng điểm hoặc lập cách cục điểm. Trên lý luận nói dễ tìm, không phải thần nắm lệnh của tháng thì là thập thần nào hoạt động tích cực nhất trên hàng can, nhưng trên thực tế vận dụng có một số mệnh cục do nhân tố tổ hợp, chủ khí của lệnh tháng hoặc là bị phá hoại hoặc bị hợp hóa hoặc bị che lấp mất nên không dùng được; thập thần hoạt động tích cực nhất trên hàng can phải tính tới vượng suy, cát hung thần, thập thần ý hướng v.v…cho nên cũng không phải ngó sơ một cái mà xác định được. Ưu thế lớn nhất của vượng suy pháp ở chỗ trung tâm điểm là cố định khỏi cần tìm, nhật chủ chính là trung tâm điểm luận mệnh, đơn giản thế đấy, cho nên rất được người mới học ủng hộ.

Vượng suy pháp và cách cục pháp có 3 điểm lớn khu biệt với nhau:

A. Trung tâm điểm luận mệnh (thái cực điểm) không giống nhau.

Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh, cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh. Trên thực tế là sự khác biệt cực lớn của 2 loại nhân sinh quan, nhân sinh lấy “ta” làm trung tâm, hay là lấy “tự nhiên trời đất” làm trung tâm.

B. Lối suy nghĩ luận nhân sinh thành bại không giống nhau. Vượng suy pháp lấy vượng suy cân bằng luận nhân sinh thành bại cát hung. Cách cục pháp lấy cách cục luận nhân sinh phú quí bần tiện.

C. Nhận thức đối với thập thần không giống nhau Vượng suy pháp đối với thập thần chỉ bàn hỉ kị, không luận cát hung. Phù hợp nguyên tắc vượng suy cân bằng thì là cát, chính là Sát, Kiêu. Thương, Kiếp cũng là là hỉ; không phù hợp nguyên tắc vượng suy cân bằng thì là hung, dù là Tài, Quan, Ấn, Thực cũng là kị với ta.

Cách cục pháp đối với thập thần có sự phân biệt cát hung rõ ràng, hơn nữa còn nghiêm ngặt án theo nguyên tắc thủ dụng hung thần thì nghịch dụng, cát thần thì thuận dụng

Cho nên vượng suy pháp và cách cục pháp là 2 hệ thống luận mệnh hoàn toàn không giống nhau, tối kị dùng lẫn với nhau. Dùng lý niệm của vượng suy pháp đi bình cách cục thì thật nực cười. Cũng giống như vậy mà dùng tư tưởng của cách cục pháp đi luận vượng suy thì cũng tréo nghoe.

5. Tính cục hạn của vượng suy pháp, cách cục pháp nguyên nhân đi chệnh hướng của nó

Vượng suy pháp và cách cục pháp là 2 phương pháp luận mệnh độc lập, chúng có thể lưu truyền tới ngày nay, đặc biệt là vượng suy pháp trở thành chủ lưu của luận mệnh thì tất nhiên phải có chỗ độc đáo của nó. Đồng thời, 2 phương pháp này luôn bị người ta chất nghi và phê phán thì chắc chắn có tồn tại không ít khuyết điểm. Một phương pháp mà có thể lưu hành được đương nhiên là phải có sự hợp lý, một phương pháp hay bị phê phán thì cũng phải có nguyên nhân. Chúng ta tĩnh tâm lại tìm thử nguyên nhân ở đâu.

(A) Ưu điểm của vượng suy pháp.

Phương pháp vượng suy cân bằng lấy nhật chủ làm trung tâm, khi luận đoán những phương diện như mệnh chủ tính cách, chủ quan năng động tính, phương thức của hành vi, tình hình sức khỏe, hôn nhân gia đình thì rất thiện nghệ, chẳng những dễ học mà tính chính xác rất cao; đối với phú quí bần tiện, cát hung họa phúc cũng có thể xem được đại khái.

Những ưu thế kể trên đủ để người mới học phục lăn, tự nhiên đối với vượng suy pháp nảy sinh cảm giác tin tưởng và tin phục, còn đối với những hạng mục như tầm mức của phú quí bần tiện và sự biến hóa của nó, sự lớn nhỏ của cát hung họa phúc và ứng kỳ của nó thì luôn cho rằng đấy là thứ cao cấp trong mệnh lý, theo sự nâng cao trình độ dần dần của mình thì nhất định sẽ có thể giải quyết, không hề nghi ngờ chút nào tính cục hạn của vượng suy pháp. Vượng suy pháp chỉ có ưu thế ở vài phương diện như nêu trên cũng đủ làm người học bình thuờng tự thấy vui rồi, dù gì mục đích học mệnh lý của đa số người không phải lấy nó làm nghề mà chỉ đơn thuần là sự ham thích.

(B) Khuyết điểm lớn nhất của vượng suy pháp

a. Lấy nhật nguyên làm trung tâm luận phú quí bần tiện, cát hung họa phúc.

Đặc điểm lớn nhất của vượng suy pháp luận mệnh là dùng nhật nguyên làm trung tâm tiến hành toàn diện luận mệnh, sự phú quí bần tiện, thọ yểu cát hung, biến hóa trồi sụt, tất tần tật đều lấy đó làm trung tâm. Chúng ta phải nhận thức rõ: Trong cuộc sống hiện thực, là “ta” ảnh hưởng, cải tạo tự nhiên và xã hội, hay là “ta” bị tự nhiên và xã hội ảnh hưởng, cải tạo. Nói đơn giản một chút, trong cuộc sống thực tế, “ta” là trung tâm của xã hội hay là xã hội là trung tâm của “ta”. Lý lẽ rõ là: Con người cực nhỏ bé trong thế giới tự nhiên, con người là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Chúng ta thường bị tự nhiên xoay chuyển, thường bị trào lưu xã hội dắt mũi. Chúng vì cuộc sống mà hàng ngày xoay tròn quanh công việc, quanh sự nghiệp. Chúng ta có nhà có xe, nhưng phải làm để trả tiền nhà tiền xe. Chúng ta cả đời muốn thay đổi người khác, đến cuối cùng ngay đến con cái nó cũng chẳng thèm nghe ta. Chúng ta nỗ lực thay đổi mệnh vận, đến cuối cùng cũng phải tin là con người có mệnh. Chúng ta tin rằng “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, đấu tranh kháng lại tự nhiên, kết cục cuối cùng là kính úy tự nhiên, nhận ra thuận theo tự nhiên, vận dụng tự nhiên thì nhân loại mới hòa hợp hòa hợp vạn thế, di dưỡng thiên niên.

Phương pháp luận mệnh vượng suy lấy nhật chủ làm trung tâm đi ngược với qui luật tự nhiên, không phù hợp hiện thực xã hội, đã sai ngay từ lập hướng điểm lúc ban đầu. Đây là chỗ sai lớn của vượng suy pháp. Nó chỉ có thể suy đoán những tượng thuộc tự nhả, như tính cách, hành vi, hôn nhân, sức khỏe, mà đối với chủ tượng của nhân sinh, chúng ta thường nói là mối quan hệ giữa con người và xã hội, cũng chính là phú quí bần tiện, cát hung họa phúc, thì không hề với tới.

b. Thập thần chỉ phân hỉ kị, không phân cát hung.

Thập thần trong bát tự là hình tượng miêu tả hoặc đại biểu cho các loại nhân vật sự kiện. Khí có âm dương, người có thiện ác, vật có đẹp xấu, thế thì thập thần đại biểu cho nhân vật và sự kiện làm sao không thể có sự phân biệt thiện ác? Đây phải là điều cơ bản của mệnh lý, nếu thập thần không phân chia thiện ác thì chỉ ngũ thần là đủ, cổ nhân khi xưa tiếc chữ như vàng cớ gì phải làm ra thêm 5 thần dư thừa như vậy?

Chỉ cần là người có dụng tâm học qua mệnh lý đều biết, Thương Quan, Thất Sát, Kiêu Thần, Kiếp Tài chỉ cần vượng mà không có chế hóa, không hợp trói thì dù cho có là dụng thần vượng suy cũng khó nên thành tựu gì, và chuyện rắc rối theo sau nó cũng không ít.

Thất Sát đoạt mệnh, Thương Quan thương thân gây chuyện, Kiếp Tài tranh danh đoạt lợi, Kiêu Thần chuyên giật chén cơm, có cái nào mà không phải châm đối sự kiện khang và phú quí của nhật chủ đâu, nếu không phân cát hung thì đời người đâu có nhiều hung tai hoành họa lắm thế.

Cử 2 ví dụ để đơn giản nói rõ.

Ví dụ 3: Càn tạo: Ất Hợi-Kỷ Sửu-Giáp Thìn-Ất Hợi

Bát tự này nhìn giống như thân Tài lưỡng đình, dùng vượng suy pháp xem thì mệnh này tốt. Dùng cách cục pháp xem, dùng Chính Tài cách luận thành bại, cát thần Chính Tài cần có Quan Sát hoặc Thực Thương hộ vệ, hiện thời thì không thấy dụng thần Quan Sát, Thực Thần nào cả, đã thế còn có 2 Kiếp Tài tọa vượng đến khắc, chẳng những không thành cách mà còn bị phá tổn nghiêm trọng. Phú quí thôi đừng mơ nữa, cát thần nắm lệnh bị phá, cách bị phá bởi hung thần Kiếp Tài không có chế hóa, tất là người có tai nạn lớn. Mệnh chủ là người cực kỳ nghèo, sau do sự cố trong lúc mưu sinh mà mất đôi cánh tay, phải đi làm ăn mày. Kiếp Tài là đệ nhị ác thần trong 4 hung thần, cực hung hãn, là cường đạo chuyên môn đoạt Tài, không có Tài thì đoạt mệnh.

Ví dụ 4: Càn tạo: Đinh Dậu-Quí Mão-Nhâm Ngọ-Canh Tuất

Đại vận: Mậu Tuất

Lưu niên: Mậu Tí

Mệnh này Thất Sát có nguồn ám tàng, trong kết cấu thì Thất sát không bị chế, Sát cơ trùng trùng, đại vận thấu Sát sẽ là ứng kỳ. Vận Mậu Tuất, năm Bính Tuất bị ung thư ruột, năm Mậu Tí không chữa khỏi mà chết. Thất Sát không bị chế, không hợp trói, chỉ cần có lực và có nguồn thì tất sẽ công thân. Thiên can chỉ hung tai hoành họa có tính bất thình lình, địa chi chủ ác tật tuyệt chứng, điều này ít khi không ứng nghiệm. Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp.

c. Không phân âm dương, không quản đục trong.

Vượng suy pháp luận mệnh chỉ bàn sự cân bằng của lực lượng, không bàn hỗn tạp đục trong. Có lúc cũng ngờ rằng những người quá thiên về vượng suy có phải họ sống trong chân không? Hiện thực cuộc sống mỗi ngày cho chúng ta biết: Người mà trong cuộc sống, công việc, hành vi hỗn tạp vô trật tự sẽ không có thành công và hạnh phúc thực sự. Luận mệnh xem mức độ của phú quí bần tiện, đặc biệt phải chú ý thanh thuần, tạp đục. Một trong những biểu hiện của tạp đục là âm dương thập thần phân lập mệnh cục làm 2 bên, như Quan Sát, Thực Thương. Âm âm, dương dương cùng hiện cũng là một loại của tạp đục, có điều ảnh hưởng đến mức độ phú quí ít hơn. Hỗn tạp là sự tạp loạn vô trật tự của khí, không có ảnh hưởng phương hướng, càng không có lực lượng duy trì. Thể hiện trên tính cách là không có chủ kiến, do dự không quyết; thể hiện trên hành vi là không muốn làm gì cả, không muốn đi sâu thâm nhập cái gì; thể hiện trên tình cảm là bắt cá hai tay, tình cảm không chuyên nhất. Kết quả là nhất sự vô thành, còn hai bàn tay trắng.

Thường người ta hay nói: “Bá nghệ bá tri, vị chi bá láp”, chính là chỉ kết quả của Thực Thương hỗn tạp.

Phụ nữ mệnh có Quan Sát hỗn tạp thì ai cũng biết là hôn nhân trắc trở, một là đàn ông theo đếm không hết, hai là khó ở mãi với một ông chồng.

Mệnh nam giới mà Quan Sát hỗn tạp thì khó có nghề nghiệp ổn định đàng hoàng, thuộc giới tam giáo cửu lưu. Hỗn tạp không thanh (trong), cách cục pháp luận mệnh cho là không cát, ít ra cũng làm giảm tầm mức của cách cục. Vượng suy pháp luận mệnh chẳng những không kị hỗn tạp, khi thân vượng còn mừng Quan Sát hỗn tạp, bởi vì phù hợp yêu cầu cân bằng, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn không phải vậy. Những ví dụ như vậy rất nhiều, lấy ngay bát tự của tôi và bát tự cùng năm tháng ngày nhưng khác giờ của bạn học của tôi làm một so sánh.

Ví dụ 5: Càn tạo: Quí Sửu-Ất Mão-Bính Ngọ- Đinh Dậu

Ví dụ 6: Càn tạo: Quí Sửu-Ất Mão-Bính Ngọ-Nhâm Thìn

Theo vượng suy pháp luận mệnh thì nhật chủ của hai người đều rất vượng, nhật chủ hỉ gặp Quan Sát cùng đến chế ngự. Vd (6) hiển nhiên ngon hơn vd (5) nhiều. Thực tế thì lại không phải như vậy. Cách cục pháp giải quyết mối nghi hoặc này khá dễ. Vd (6) Ấn cục dụng Quan, mà Quan Sát lại hỗn tạp, cục không thành. Cho nên mới khó chuyên tâm theo đuồi công việc tính chất Ấn và bị thất nghiệp, chỉ đi làm thuê. Vd (5) Ấn cục dụng Quan, Quan tinh thanh mà không tạp, thành cục. Có điều Quan tinh bị ám thương, cục có tì vết. May mà có thể chuyên tâm theo nghề nghiệp thuộc Ấn.

Khí phân trong đục thì mới hiện rõ sự trật tự và tạp loạn; tình cảm phân trong đục thì mới thấy chuyên nhất và lăng nhăng; người phân trong đục thì mới có phú quí và bần tiện. Thiên địa nhân nào có phải thứ khác, luận mệnh sao không thể phân trong đục?

d. Sử dụng thập thần, nhầm coi nguyên liệu là thành phẩm.

Vượng suy pháp luận mệnh, đem cá thể Tài, Quan, Ấn làm tượng trưng cho giàu có, địa vị, quyền lực. Tài tức tiền tài, vật chất, Quan tức quan chức, địa vị, Ấn tức phúc khí, chỗ dựa. Kiểu lý luận như vậy thường dẫn đến kết luận và hiện thực không khớp. Mệnh có thân vượng Tài vượng mà không giàu, thân vượng Quan vượng mà không quí rất nhiều. Kỳ thực đơn lẻ thập thần như Tài Quan Ấn đều chỉ là một loại nguyên liệu cho phú quí mà thôi, không phải thành phẩm của phú quí. Những nguyên liệu phú quí này có thể trở nên phú quí thật sự hay không, cũng tức là sự giàu có, địa vị, vinh dự, thế thì phải xem chúng có thể thành tài được không.

Thế nào gọi là thành tài? Chính là có một cơ chế bảo hộ hoàn thiện, như gặp Tài thì xem Quan, thấu Quan xem Ấn, gặp Ấn xem Quan, chỉ khi tự thân phối hợp hoàn thiện mới tính là thành tài, nếu nhật chủ thực sự có thể được như vậy mới tính là phú quí.

Ví dụ 7: Càn tạo: Quí Hợi-Quí Hợi-Mậu Thìn-Kỷ Mùi

Ví dụ 8: Càn tạo: Quí Hợi-Quí Hợi-Mậu Thìn-Mậu Ngọ

Hai bát tự này chỉ khác mỗi giờ sinh, quĩ tích của nhân sinh cũng khá giống. Hai người đều thân vượng Tài vượng, vd (8) Thìn Ngọ giáp Tỵ, Tỉ Kiên cũng vượng, Mậu Quí hợp, thế đoạt Tài rất lớn. Bát tự như vậy có phải rất giàu không? Tài ở đây không thể xem là tài phú sau khi “thành tài”, bởi vì nó đã không có Quan Sát chế Tỉ Kiếp, cũng không có Thực Thương tiết Tỉ Kiếp để hộ vệ, Tài này tự thân nó cũng khó bảo toàn thì còn có thể xem là tài phú cho mình được chăng? Kiểu Tài không nguồn không hộ vệ này lúc nào cũng bị Tỉ Kiếp uy hiếp là tượng thương thân lao lực. Do đó cả hai người đều là người bình thường, vd (8) còn bị thương tai phá tài liên miên, ngón tay đã bị tàn tật.

© Nguyên nhân làm vượng suy pháp tẩu hỏa nhập ma

Cách luận mệnh vượng suy cân bằng lấy nhật chủ làm trung tâm quả thực có thể nhanh chóng suy đoán chính xác không ít chuyện, như tính cách, sức khỏe, hôn nhân như đã nói ở trên. Những thứ này đều là việc cá nhân, bản thân của nhật chủ, lúc luận đoán nhất định phải lấy nhật chủ làm trung tâm, vừa vặn phù hợp lý luận suy đoán lấy nhật chủ làm trung tâm của vượng suy pháp, cho nên tỷ lệ chính xác rất cao. Suy đoán chuyện quá khứ của bản thân hoặc việc bên ngoài bản thân như: giàu có, địa vị, vinh dự, công việc, sự nghiệp, v.v… thế thì không phải lấy nhật chủ làm trung tâm nữa, mà là lấy chủ khí trong mệnh cục làm trung tâm điểm, hoặc thần nắm lệnh hoặc thập thần tích cực nhất trên hàng can làm trung tâm.

Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm, do có ưu thế suy đoán việc trong nội bản thân nên bị ngộ nhận là suy đoán tất cả sự vật trong đời người đều có thể lấy nhật chủ làm trung tâm, phạm sai lầm lấy cái thiên lệch làm cái toàn bộ, hoặc tự ngã ý thức bành trướng đến không có điểm dừng. Loại sai lầm như vậy thực ra không ít vị dẫn dắt vượng suy pháp đã biết từ trước, chỉ có điều bởi lý do tự thân lợi ích hoặc là không tìm ra được một phương pháp luận mệnh tốt hơn nên chìm đắm vào nó không ra được, cứ như vậy càng lúc càng sa lầy, li khai Tử Bình mệnh học càng lúc càng xa.

(D) Cục hạn tính của cách cục pháp Cách cục pháp chủ yếu luận tầm mức của nhân sinh và sự biến hóa của thành bại được mất, còn về tính cách, sức khỏe, hôn nhân, lục thân, v.v… thì lại không phải sở trường. Tuy nhiên lúc dùng cách cục đoán mệnh, có lúc cũng có thể đoán trúng hơn nửa tình trạng sức khỏe, hôn nhân, nếu đóan trúng nhiều thì cũng là xảo hợp, không phải tất nhiên, cũng giống như vượng suy pháp cũng có lúc đoán trúng tầm mức phú quí cùa nhật chủ vậy.

Tử Bình mệnh học là môn học vấn chuyên bàn thiên đạo, địa đạo, nhân đạo, lấy cách, cục, tượng để thể hiện. Cách cục pháp chủ yếu luận thiên đạo và địa đạo, cũng chính là luận cách và cục. Cách, để xem quí tiện; cục, để xem giàu nghèo. Thành cách thành cục, phá cách phá cục chủ về sự biến hóa của cát hung, thành bại, được mất, các phuơng diện nhân sinh sự vật hình tượng khác thì không thuộc cách cục cai quản, nếu cứ muốn nhất định phải dùng lý luận cách cục pháp, có một số việc cũng giải thích được, có điều như vậy rất dễ phạm sai lầm giống như vượng suy pháp, hiện thời có không ít vị học cách cục pháp đã dính vô sai lầm tự ngã ý thức bành trướng rồi!

Tại sao phải học hết sở trường các pháp, chẳng qua bởi vì mỗi phương pháp tự thân nó đều có tính cục hạn. Thay vì tốn bao tinh lực đi bù vá khuyết hãm của mình, chi bằng sau khi làm mạnh ưu thế tự thân mình xong, dùng ít thời gian đi học thêm chỗ hay của người khác. Kiểu lấy dài đắp ngắn này vừa đỡ mất công sức vừa nhanh, đó mới là đường lối học tập đúng của chúng ta.

(E) Một sai lầm của cách cục pháp

Cách cục, là cái sườn, kết cấu tổ chức của bát tự. Nếu nói vượng suy pháp và tượng pháp là “da” thì cách cục phải xem là “xương”.

Hiện nay cách cục pháp không dễ học, nguyên nhân chủ yếu là do chỗ sai quá nhiều, đem những cách, cục, tượng rất đơn giản làm cho phức tạp lên, thậm chí còn gom cách, cục, tượng vô làm một, cũng chính là kiểu tự ngã bành trướng cách cục pháp là tất cả. Điểm sai lớn nhất của cách cục pháp là cho rằng cách cục và nhật chủ vượng suy là vô quan, cho rằng cách cục khẳng định sự phú quí và thành tựu, cơ bản là không dùng nhật chủ vượng suy. Trên thực tế luận mệnh nhất định không phải như vậy, cái khác không nói, tạm nói Tài cách vậy, Tài là cát thần, điều kiện thành cách của nó là phải gặp Thực Thương và Quan tinh đến hộ vệ, kị gặp Tỉ kiếp và Ấn tinh, chỉ khi Tài tinh song thấu làm đục cục mới cần Tỉ Kiếp khử đi. Thế nhưng khi bạn xem “Tử Bình Chân Thuyên” và một số sách cách cục, luận đến thủ dụng Tài cách, hễ thân nhược Tài vượng thì phần lớn lấy Ấn Tỉ làm dụng thần, thế là có những cách quái đản như Tài cách phối Ấn, Tài cách dụng Tỉ, tự mâu thuẫn với Tài cách luận thành bại luận đã nói ở trước.

Chẳng phải đã nói cách cục pháp không bàn nhật chủ vượng suy hay sao? Chẳng phải đã nói điều kiện Tài cách thành công là gặp Thực Thương và Quan tinh hay sao? Bây giờ tài tinh lại song thấu, thế tại sao phải lấy Tỉ Kiếp và Ấn tinh mới thành cách? Kỳ thực mục đích lấy Ấn tinh và Tỉ Kiếp không phải để hộ vệ Tài tinh mà là để sinh phù nhật chủ, để nhật chủ có năng lực gánh nổi Tài. Tử Bình mệnh học chân chính, nguyên bản chính là sự hài hòa thống nhất của cách cục pháp và vượng suy pháp, lấy cách cục làm chủ, vượng suy làm phụ, lấy nhật chủ làm thể, cách cục làm dụng, chẳng những phải tìm cách cục dụng thần mà còn phải xem thể dụng thần. Đàm luận cách cục, mục đích tối cùng không xa rời mối quan hệ giữa cách cục và nhật chủ, hà tất phải phủ nhận nhật chủ vượng suy?

6. Mệnh lý chỉ khi dùng hai chân mà đi thì mới đi được xa

Môn học âm dương, cho dù là phong thủy hay là tứ trụ, chỉ cần là cái học chân chính thì nhất định phải dùng 2 chân để đi, 1 chân cũng có thể đi nhưng cô âm thì không sinh, độc dương thì không trưởng, đi không được xa, được lâu là vậy. Võ học cái thế đều phân nội công và ngoại công, nội luyện hơi thở, ngoại luyện gân cốt bì, mục đích là để bản thân đạt cảnh giới thủy tạt không vô, đao thương bất nhập. Mệnh học cũng vậy, phân hai hệ thống thể và dụng, cách cục pháp lấy thiên địa chủ khí làm chủ và tượng pháp (bao gồm vượng suy) lấy nhật chủ làm trung tâm, chỉ cần hai pháp trên dung hợp mới có thể định được tầm mức nhân sinh, lại có thể đoán được chuyện lẻ tẻ trong đời người, thiên địa nhân, cách cục tượng, có hết ở trong ấy.

(Vương Khánh)

P/s: Đáng lưu ý nhất là câu này:

Mấy năm trước có vị tiền bối bên Kỳ Môn cảm thán rằng: “Đại lục không có một ai biết đoán mệnh cả!”

(Nguồn: sưu tầm)

- Advertisement -