(Tuvivietnam – siêu tầm)
51. 事 阻 隔 兮 間 發
心 退 悔 兮 世 空
Sự trở cách hề gian phát
Tâm thoái hối hề Thế Không.
Việc ngăn cản vì gian hào động
Lòng dùng dằng vì Thê lâm Không.
Gian hào là hai hào ở giữ Thế và Ứng . Vốn hai hào ở giữa Thế Ứng này ngăn cách đường giữa ta và người. Gian hào động là có người cản trở. Muốn biết ai ngăn trở cứ lấy Lục thân mà suy. Như Phụ Mẫu động là bậc tôn trưởngchẳng hạn.
Phàm Thế hào gặp Tuần Không, thì trong lòng uể oải không muốn thăng tiến để thành tựu công việc. Cho nên bảo :”Tâm dùng dằng vì Thế lâm Không”.
52. 卦 爻 發 動 須 看 交 重
動 變 比 和 當 明 進 退
Quái hào phát động tu khán giao trùng
Động biến tỉ hoà đương minh tiến thoái
Hào trong quẻ phát đông cần xem giao hay trùng
Động biến thành cùng hành xem rõ Tiến hay Thoái.
Phàm hào phát động trong quẻ, giao thì chủ tương lai, trùng thì chủ quá khứ. Như xem về Đào vong (bỏ trốn) thấy Phụ Mẫu Chu Tước phát động, nếu hào này là giao, còn có người đến báo tin; nếu là trùng thì tin đã biết trước rồi. Các chuyện khác cứ phỏng theo như thế.
Động biến thành cùng hành , là chỉ đến Tiến thần và Thoái thần. Như Dần mộc hoá Mão mộc là Tiến Thần, Mão biến thành Dần là thoái thần. Tiến chủ đi lên phía trước, Thoái chủ lùi ra sau.
53.煞 生 身 莫 將 吉 斷
用 剋 世 勿 作 凶 看
蓋 生 中 有 刑 害 之 兩 防
合 處 有 剋 傷 之 一 慮
Sát sinh Thân mạc tương cát đoán,
Dụng khắc Thế vật tác hung khan
Cái : Sinh trung hữu Hình hại chi lưỡng phòng
Hợp xứ hữu khắc thương chi nhất lự.
Sát sinh Thân chớ đoán là tốt
Dụng khắc Thế chớ xem là hung.
Vốn được sinh cũng phòng hai điều Hình và hại.
Được hợp cũng có lo về khắc thương.
Sát là Kị thần. Sinh là hợp vậy. Thân là như tự xem thì lấy hào Thế . Nếu trong quẻ Kị thàn phát động, tất thương khắc Dụng thần, như vậy dù đã sinh hợp với ta thì cũng chẳng ích gì. Huống gì trong sinh hợp có hình, có hại, có khắc. Như Kị thần sinh Thế kèm có Hình khắc, không những chỉ mưu sự không thành, điều mong cầu chẳng được, còn sợ vì mưu sự mà gặp xấu. Như một người đi thi Hương vào ngày Quí Dậu thàng Thìn bói được quẻ Tiết biến Khảm, Thế hào Tỵ hoả hoá Kị thần là Dần mộc, trong sinh có Hình. lại có Mão mộc Kị thần ám động sinh Thế. Về sau vào trường bị bệnh. Đấy là Kị sinh Thân, trong sinh có mang Hình, về hại cũng tương tự, còn khắc thì nặng hơn.
Lại như Dụng thần động khắc Thế, đó là “vật”[1] đến tìm ta, phàm mưu sự dễ thành, chớ thấy ngắc ta mà cho là hung, được Dụng thần khắc Thế vốn là cát. Nhưng không nên đi sinh hợp với Ứng hào. Đó là hậu với người mà bạc với ta, thì tuy Dụng thần khắc Thế cũng xem là hung, không thể không biết đến.
54. 刑 害 八 宜 臨 用
死 絕 豈 可 持 身
Hình hai bất nghi lâm Dụng
Tử Tuyệt khởi khả trì Thân
Hình hại chẳng nên lâm Dụng
Tử Tuyệt há lại trì Thân.
Phàm Dụng thần, Thân,Thế gặp Nhật thần tương hình, tất chủ bất lợi, xem việc thì chẳng thành. Xem vật thì không tốt, xem bệnh thì trầm trọng, xem người thì có bệnh, xem đàn bà thì bất trinh, xem văn thư thì sơ hở, xem kiện tụng thì hình. Hại thì không đến nỗi hư việc, đại khái cũng phỏng thế, mà hoá Hình hại cũng thế. Cần xem suy vượng sinh khắc, phân định nặng nhẹ kỹ càng. Hào Tử Tuyệt tại Nhật thần mà trì Thế Thân, Dụng thần xem mọi việc đều bất lợi. Biến động mà hoá Tử Tuyệt cũng vậy, nhưng có “Tuyệt xứ phùng sinh” người học cần nên biết.
55. 動 逢 冲 而 事 散
Động phùng xung nhi sự tán
Động gặp xung thì việc tan.
Vốn hào xung không phải theo một lệ mà đoán. Như hào Tuấn không an tĩnh gặp xung thì gọi là khởi; hào Tuần không phát động gặp xung gọi là thực; hào an tĩnh bất Không gặp xung gọi là ám động; hào phát động bất Không gặp xung gọi là tán, lại gọi là xung thoát. Phàm động hào mà găph xung tán thoát, cát chẳng thành cát, hung không thành hung.
56. 絕 逢 生 而 事 成
Tuyệt phùng sinh nhi sự thành
Tuyệt mà gặp sinh thì việc thành.
Phàm Dụng thần ở Tuyệt địa, không thể câu chấp mà luận là phải Tuyệt tại Nhật thần. Dụng thần hoá Tuyệt cũng thế. Nếu gặp sinh phù là trong hung có cát, điềm đại tốt, gọi là “Tuyệt xứ phùng sinh”
57. 如 逢 合 住 須 冲 破 以 成 功
Như phùng hợp trú, tu xung phá dĩ thành công
Nếu gặp hợp, nên xung phá để thành công.
Trong quẻ Dụng thần, Kị thần gặp Nhật thần hợp, hoặc tự hoá thành hợp, hoặc có động hào đến hợp. Không kể là hung hay cát đều không có kết quả, phải chờ đến lúc xung phá thì việc cát hung mới ứng. Giả như Dụng hào động sinh Thế, việc dễ thành, nếu gặp hợp, tất lại ngăn trở, cần đợi ngày xung thì việc mới thành.Ở câu sau là phép đoán nhật kỳ.
58. 若 遇 休 囚 必 生 旺 而 成 事
Nhược ngộ hưu tù tất sinh vượng nhi thành sự
Nếu gặp hưu tù tất chờ lúc sinh vượng mới thành việc.
Phép đoán Nhật kỳ không thể chấp nhất, phải linh động mà suy đoán để không nhầm lẫn. Như:
– Dụng hào hợp trú thì dùng nhật kỳ xung để đoán.
– Dụng hào hưu tù tất lúc sinh vượng mới thành việc. Cho nên vô khí thì phải dùng tháng ngày vượng tướng mà đoán
– Dụng hào vượng tướng bất động thì dùng ngày tháng xung động mà đoán.
– Dụng hào hữu khí phát động thì lấy ngày hợp mà đoán. Hoặc hữu khí mà động mà hợp Nhật thần, hoặc Nhật thần lâmmà động sinh hợp Thế thân, tức lấy ngày đó mà đoán.
– Dụng hào bị thụ chế tất lấy tháng ngày chế sát mà đoán
– Dụng hào được thời vượng động mà lại được sinh phù, đấy là quá vượng, nên dụng tháng ngày Mộ khố để đoán.
– Dụng hào vô khí phát động mà được sinh phù tức lấy ngày tháng sinh phù mà đoán.
– Dụng hào nhập Mộ thì dùng ngày tháng xung Mộ mà đoán.
– Dụng hào Tuấn không an tĩnh, tất lấy ngày xuất Tuần gặp xung mà đoán.
– Dụng hào Tuần không phát động, tức dùng ngày trị[2] lúc xuất Tuần để đoán.
– Dụng hào phát động Tuần không mà bị hợp tức dùng ngày xung khi ra khỏi Tuần mà đoán.
– Dụng hào Tuần không phát động mà gặp xung, tức là xung thực, tất lấy ngày đó mà đoán
Trên đây là phép đoán tổng quát, trong đó lý lẽ vi diệu, học giả phải thông suốt, linh động phân ra nặng nhẹ , Phân định rõ Dụng và Kị thì đoán chẳng sai.
59. 速 則 動 而 剋 世
緩 則 靜 而 生 身
Tốc tắc động nhi khắc Thế
Hoãn tắc tĩnh nhi sinh Thân.
Nhanh thì động mà khắc Thế
Chậm thì tĩnh mà sinh Thân.
Đây cũng là phép đoán nhật kỳ, để định ứng nhanh hay chậm. Nếu Dụng thần động mà khắc Thế thì việc đến nhanh, nếu động mà sinh Thế thì ứng chậm. Nếu tĩnh mà sinh Thế lại trì trệ. Lại dùng suy vượng động tĩnh mà suy nghiệm, tất vạn điều chẳng lầm. Như suy mà phát động khắc Thế so với vượng động mà khắc Thế thì xảy ra chậm hơn. Ngoài ra cứ phỏng thế.
[1] Dùng thuật ngữ ở câu 32. Vật ở đây chỉ hào động
[2] Trị nhật ngày mang địa chi của hào. Như hào Dần lâm Không thì đợi hết tuấn sang đến ngày Dần.