21 C
Hanoi
Thứ Tư, 20 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTứ TrụChương 33. Luận Tài

Chương 33. Luận Tài

- Advertisement -

Nguyên văn:

Tài là vật bị ta khắc chế để sử dụng, có thể sinh Quan, cho nên là điều tốt đẹp. Tài là tài bạch (tiền bạc), là thê thiếp, là tài năng, là Dịch mã, đều thuộc Tài.

Từ chú thích:

Tài là vật ta khắc chế, nên thân phải cường vượng thì mới có thể khắc chế nó được. Nếu thân nhược, tuy có Tài cũng không thể gánh được, trái lại Tài là họa. Tài là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, nhưng nhất định phải có tài năng và thế lực thì mới giữ vững để vận dụng, mới có thể bảo vệ phúc phận; ngược lại, nếu không bị tiểu nhân hãm hại, cũng là hạng vướng lao lý, tù tội mà thôi. Ở cách cục, dùng một mình Tài (đơn dụng Tài) rất ít, như thân cường lộ Quan, dụng Tài sinh Quan; thân cường Sát nhược, dụng Tài sinh Sát; thân cường Ấn vượng, dụng Tài chế Ấn. Trường hợp thân cường mà hỉ Thực Thương, dụng Thực Thương sinh Tài; Tài vượng thân nhược, dụng Tỷ Kiếp tranh Tài thì tốt đẹp. Tất cả đều không dùng duy nhất Tài.

Nguyên văn:

Tài hỉ rễ sâu (căn thâm), nhưng không nên quá lộ, được một Tài thấu ra làm dụng là thanh thuần, gọi là “thanh dụng”, cách này tối hỷ, không gọi là lộ. Nghĩa là không phải dụng thần nguyệt lệnh, như (tháng) dần thấu Ất, mão thấu Giáp, v.v…, nếu chỉ có một cũng không quá mức, quá nhiều thì gọi là lộ. Song Tài vượng sinh Quan, lộ cũng không kị, vì lộ để phòng Kiếp, sinh Quan thì Kiếp thoái, ví như kho tiền lương ở phủ có quan canh giữ, cho dù để lộ ra thì ai dám cướp giật? Như mệnh quan Tham chính họ Cát: Nhâm Thân / Nhâm Tí / Mậu Ngọ / Ất Mão. Chẳng lẽ không phải Tài lộ sao? Chỉ vì sinh Quan cho nên không kị.

Từ chú thích:

“Rễ sâu”, nghĩa là tàng ở trong địa chi, nếu thiên can là Tài, mà vô căn ở địa chi là thành “phù Tài” (tài sản luôn hoán đổi/của nổi, trong ý “của chìm của nổi”), không đủ để làm dụng. Dụng là Tài thì không thể bị cướp đoạt, nếu chỉ dùng một mình Tài làm dụng thì không được gặp Tỷ Kiếp.

Nhâm Thân / Nhâm Tí / Mậu Ngọ / Ất Mão

Cát mệnh Tí thân hội cục, Nhâm thủy thông căn đắc khí, thời thấu Ất mão Quan tinh, thân vượng tọa Ấn, lấy Tài sinh Quan làm dụng, có Quan hộ Tài, đương nhiên không kị Tỷ Kiếp. Thuật Tử bình lấy đề cương làm trọng, nguyệt viên Tài tinh nắm lệnh, nên thuộc về Tài, chứ thực tế không phải lấy Tài làm dụng, Tài chỉ làm hỷ thần mà thôi. Đối với dụng Thực Thương sinh Tài không kị Tỷ Kiếp vì có Thực Thương hóa Kiếp.

Nguyên văn:

Quý cục của Tài cách không như nhau, như đối với trường hợp Tài vượng sinh Quan thì thân cường mà không thấu Thương Quan, không hỗn tạp Thất sát là quý cách.

Từ chú thích:

Tài vượng sinh Quan, dụng thần ở Quan, nên phải không thấu Thương Quan, không hỗn Thất sát thì tốt. Còn như lấy Tài là dụng thần thì phải hỷ Thương Quan sinh Tài tinh.

Như:
Kỷ Tỵ / Quý dậu / Bính dần / Canh dần

Tài vượng sinh Quan, dụng thần ở Tài, mặc dù thấu Kỷ thổ Thương Quan và Tỵ dậu củng hợp, khí Kỷ thổ tiết cho kim, nghĩa là Thương Quan sinh Tài, Tài sinh Quan, hơn nữa mừng Quan gần Tài (Quý lâm dậu), không kị Kỷ thổ tổn hại, thành ra danh lợi lưỡng toàn.

Nguyên văn:

Trường hợp Tài dụng Thực sinh nghĩa là thân cường và Quan không lộ, mang một chút ít Tỷ Kiếp càng thấy hữu tình.
Như:
Nhâm dần / Nhâm dần / Canh thìn / Tân Tỵ
Đây là mệnh quan Thị lang họ Dương. Thấu Quan thân nhược, thì cách phá hư vậy.

Chú thích bổ sung:


Tài cách kiến Thất Sát vốn e ngại đảng Sát, hỷ kiến Thực Thần thì Tỵ hỏa hóa thành Thiên Quan, Kiếp tài không đủ lực, nguyên luận trọng tâm ở Thực Thần hóa Kiếp, phao tin Tỵ hỏa bất luận, hơi thiên lệch.

Thực Thương hỷ Tài sinh tất lấy Tài tinh làm dụng, khi thành dụng bất hỷ Quan Sát tương lâm thành tổ hợp bát tự không đương nổi, Quan sát tiết Tài thành bất mỹ. Như Thân cường có Tỉ Kiếp thì bất kị Tài vượng, khả dĩ nhậm Tài, nếu như vô Tỉ Kiếp và Tài tinh chế Ấn thì xấu. Dương tạo nguyệt lệnh Tài vượng, nhật nguyên tọa Thìn thổ Tân kim bang Thân, đủ để nhậm Tài. Địa chi Quan Ấn tương sinh hữu tình.)

Từ chú thích:

Thực thần sinh Tài thì dụng ở Thực thần, nên không lấy việc lộ Quan tinh làm quý. Tỷ Kiếp sinh Thực Thương, càng thấy hữu tình. Nếu dụng Tài chả lẽ hợp với Tỷ Kiếp ư? Tứ trụ họ Dương Canh kim tọa Ấn, tiết tú cho Nhâm; mùa xuân mộc mới manh nha nảy mầm, dựa vào thủy để bồi dưỡng, tú khí lưu thông; dần Tỵ tàng hỏa, khí tượng ấm áp, mộc được nuôi dưỡng. Nếu Bính hỏa thấu thì thích hợp dụng Quan, không thể lấy Thực thần sinh Tài làm dụng.

Nguyên văn:

Trường hợp Tài cách bội Ấn (đeo Ấn), là vì Tài đơn độc sẽ không hiển quý, khi bội Ấn sẽ trợ giúp cho thân, tức Ấn góp phần làm cho quý hiển.

Như:
Ất mùi / Giáp thân / Bính thân / Canh dần
Mệnh của quan Tham chính họ Tăng có cách này và Tài Ấn nên cùng tồn tại.

Như:
Tài Ấn Kiếp
Ất mùi / Kỷ mão / Canh dần / Tân Tỵ
Ất và Kỷ không phục nhau, dù có chổ tốt tiểu phú mà thôi.

Từ chú thích:

Tài ấn sử dụng đồng thời rất khó, không như Tài ấn cùng sử dụng trong chính Quan cách cùng dùng Quan làm dụng; cần phải bội ấn hẳn là thân nhược, mà tứ trụ lại không thể lấy cái khác trong khi Tài ấn tương chiến, bất đắc dĩ phải dụng. Nhưng Tài ấn cả hai đều thanh thuần, cách ly nhau và không phải e dè nhau thì thường đắc phú quý; chẳng phải thấy bội ấn thì có dấu hiệu quý hiển, mà vì vô ấn thì Tài nhiều thân nhược, lộ thêm Quan sát, thì phải bỏ mệnh để tòng mà thôi. Thân nhược đắc Ấn thì dụng thần quyết định ở Ấn, theo đó hành vận Quan sát là tốt đẹp, vừa có thể tiết Tài khí, lại có khả năng sinh Ấn, cũng là một phép hòa giải (Tài vs Ấn). Mệnh họ Tăng có Giáp Ất thông căn ở dần, Tài Ấn song thanh, hứa hẹn sẽ tốt đẹp. Xem một mệnh gần giống sau đây:

Ấn Ấn Tài
Quý Tỵ / Nhâm tuất / Ất Tỵ / Mậu dần

Cũng là Tài ấn song thanh, ở giữa được ngăn cách bởi Ất mộc, nên cả hai không phải dè nhau. Nhâm Quý dù không thông căn nhưng tiến khí, thổ Thương quan ám tàng nhưng vượng khiến thổ thiếu nước làm mộc khô héo, không thể không dụng thủy Ấn tinh. Đây là một người rất thông minh, hồi nhỏ đã được hưởng phúc ấm, ra xã hội làm đến Cục trưởng đường bộ toàn tỉnh; chết ở vận tuất, năm hợi, tháng hợi, ngày thân, giờ thân là Tài phá Ấn lại gặp tứ xung.

Thêm một mệnh:
Tài Tài Ấn
Quý dậu / Quý hợi / Mậu Tí / Đinh Tỵ

- Advertisement -

Tài ấn song thanh, cả hai cũng không phải e dè nhau, trụ giờ phùng Quy Lộc. Hành vận Tỷ Kiếp phát tài mấy triệu đồng, trở thành một thương gia lớn ở Chiết Giang, là do Kiếp bảo hộ Ấn chia Tài mà dùng.

Nguyên văn:

Trường hợp dụng Thực mà kiêm dụng Ấn, Thực và Ấn cũng không e ngại nhau, hoặc có ám Quan mà khử Thực hộ Quan, đều là quý cách.

Như mệnh một Bảng nhãn họ Ngô:
Thực Tỉ Ấn
Canh tuất / Mậu Tí / Mậu Tí / Bính thìn
Canh và Bính cách nhau bởi hai Mậu nên không khắc nhau, Thực và Ấn cũng không e ngại nhau.

Hoặc như Bình Giang Bá mệnh:
Thực Ấn
Nhâm thìn / Ất Tỵ / Quý Tỵ / Tân dậu
Tuy Thực Ấn khắc nhau, mà muốn bảo vệ Mậu Quan tinh trong Tỵ thì phải khử Thực hộ Quan, nếu không thì giảm phúc.

Từ chú thích:

Đoạn này đủ gây rối loạn người đọc, như mệnh họ Ngô, tháng Tí Chính Tài nắm lệnh với dư khí Quan tinh Ất mộc trong thìn là Tài vượng tự sinh Quan, đây gọi là Ám Quan. Năm là Canh kim nhàn thần, Tài tự vượng không cần Thực sinh, Thực cũng không thể làm tổn hại đến Ám Quan, ở giờ thấu ra Bính hỏa khử đi là tác dụng phụ mà thôi. Giữa đông thủy hàn thổ đống (nước lạnh đất đóng băng) làm sao có thể sinh mộc? Đắc Bính hỏa sưởi ấm, thủy lưu thông, mộc có sức sống, ở đây điều hậu hết sức cần thiết, mà dụng Bính hỏa thì phải vô Thực thần nên cũng thích hợp dụng Ấn, chả nhẽ để không e ngại nhau mà dụng Ấn ư?

Mệnh Bình Giang Bá, Quý thủy nhật nguyên, niên có Nhâm thân, thời gặp Tân dậu, cho dù tháng tư thủy lâm tuyệt địa, còn Ấn vượng thân cường, Ất mộc vô căn, kiêu ấn đoạt Thực, hiển nhiên lấy Tài (Bính) trong Tỵ phá Ấn sinh Quan làm dụng. Ất mộc sinh Tài, không hề ngại Quan, tại sao phải dùng Kiêu Ấn khử Thực hộ Quan?

Nguyên văn:

Trường hợp Tài dụng Thương Quan, Tài không quá vượng còn Tỷ cường thì lấy một vị Thương Quan để hóa (Kiếp sinh Tài).
Như:
Giáp Tí / Tân mùi / Tân dậu / Nhâm thìn

Giáp thấu ra ở mùi khố, gặp Tân là bị cướp đoạt, được Nhâm hóa Kiếp sinh Tài, đây là mệnh Uông Học sĩ, Tài vượng không có Kiếp mà thấu Thương ngược lại thành bất lợi, bởi do Thương Quan vốn không phải vật tốt lành, vì Tài nhẹ thấu Kiếp bất đắc dĩ phải dùng. Tài vượng mà lộ Thương, tội gì phải dụng nó (Thương)? Dụng nó chỉ khiến chỉ vì Tài gặp được Thương mà khiến Quan sống dở chết dở, sao có thể yên tâm tìm phú quý.

Từ chú thích:

Lý luận này chưa được hợp lý, Tỷ Kiếp vượng mà Tài khinh, đương nhiên lấy Thực Thương sinh Tài là tốt, bởi Tài Quan Ấn Thực chẳng qua là tên gọi áp đặt cho sinh khắc ngũ hành, cái khắc Quan gọi tên là Thương quan mà thôi. Trường hợp dụng Thương Quan thì thiếu gì mệnh phú quý, sao lại gán cái ác cho cái tên rồi đâm ghét nó? Mệnh Uông học sĩ quả thực Tỷ Kiếp khá vượng, sinh trong tháng sáu, thổ táo kim giòn, cần thủy để nhuận, cũng tức là dùng điều hậu; sau nữa là tiết kim, hóa Kiếp sinh Tài, nên mới lấy Thương Quan làm dụng. Tài vượng không có Kiếp mà thấu Thương, thì nên bội ấn; nếu không có Kiếp và không có Ấn thì trường hợp này Tài nhiều thân nhược sao mong phú quý được? Nên cái gọi là “làm cho Quan sống dở chết dở” chẳng qua là lời quanh co bảo thủ mà thôi.

Nguyên văn:

Trường hợp Tài mà đới Thất sát, hoặc hợp Sát tồn Tài, hoặc chế Sát sinh Tài, đều là quý cách cả.

Như mệnh Mao Trạng nguyên:
Ất dậu / Canh thìn / Giáp ngọ / Mậu thìn, là trường hợp “hợp Sát tồn Tài”;

Còn mệnh Lý Ngự sử:
Canh thìn / Mậu Tí / Mậu dần / Giáp dần, là trường hợp chế Sát sinh Tài.

Từ chú thích:

Mệnh của Mao Trạng nguyên, Ất Canh hợp nhưng Sát (khí kim) vẫn còn, thìn dậu hợp để Tài hóa sát, nên gọi là “hợp Sát tồn Tài”, ý nghĩa này chưa hợp lý lắm. Giáp mộc sinh ở tháng ba, mộc dư khí, hỏa tiến khí, nhưng kim hưu tù. Đinh hỏa trong ngọ hiển dương uy thế, chế Sát làm dụng, và hành vận Kỷ mão, Mậu dần, Đinh sửu, Bính Tí đều chế Sát giúp cho bản thân, cho nên mới quý, chả lẽ đây lại là ý nghĩa “hợp Sát tồn Tài” trong nguyên văn ư?

Mệnh của Lý Ngự sử, tự thân và Sát cả hai đều vượng, Thực thần chế Sát làm dụng, càng mừng ở chổ thổ kim thủy mộc sinh trợ khắc chế lẫn nhau, thần khí trong mệnh lưu chuyển thông suốt, chế Sát sinh Tài, đây chính xác mới là biểu hiệu của hiển quý, chứ không phải chỉ có Tài làm dụng mới quý.

 

Nguyên văn:

Trường hợp Tài dụng Sát Ấn, bè đảng Sát là kị thần, dùng Ấn để hóa chúng, cách liền trở thành các cục giàu có (phú cục), nếu thổ mùa đông gặp trường hợp này cũng là quý cách.Như mệnh Triệu Thị lang:
Ất sửu / Đinh hợi / Kỷ hợi / Ất hợiỞ đây hóa Sát tức là hóa giải đóng băng, thêm không lộ Tài mà tạp Ấn cho nên quý hiển. Nếu Tài dụng Sát Ấn mà chỉ có một Ấn, Tài Sát đều thấu, không những không hiển quý mà còn chẳng giàu có.

Từ chú thích:

Mệnh Triệu Thị lang, Tài tàng và không phá Ấn, Đinh hỏa hóa Sát giải trừ băng giá, ứng với mệnh phú quý. Then chốt là ở Ấn, dụng thần là Ấn không được có Tài, nếu Tài thấu ra thì hùa với bè đảng Sát để phá Ấn, sao có thể hi vọng phú quý được.

Nguyên văn:
Còn trường hợp Nhâm sinh ngọ nguyệt, Quý sinh Tỵ nguyệt, Tài đơn thấu mà vẫn quý hiển, lại thêm nguyệt lệnh ám Quan. Như mệnh Lâm Thượng thư: Bính dần / Quý Tỵ / Quý mùi / Nhâm tuất, thuộc trường hợp này.

Lại có trường hợp Nhâm sinh Tỵ nguyệt, Tài đơn thấu mà cũng quý hiển là vì nó thấu Bính tàng Mậu, bỏ Sát mà đến với Tài, giống như giữ lại cái đẹp, mà bỏ cái người ta tặng vậy. Như mệnh Vương Thái phó thuộc trường hợp này:

.. Tài……….Kiếp …………………….. Tỉ
Bính thìn / Quý Tỵ / Nhâm tuất / Nhâm dần
…………..Bính-Mậu-Canh………….
…………..Tài – Sát – Kiêu

Từ chú thích:

Hai mệnh họ Lâm và họ Vương, đúng là đơn dụng Tài. Tỵ nguyệt thấu Bính hỏa, chân thần đắc dụng, đương nhiên quý hiển. Nhưng Nhâm Quý gốc yếu (căn khinh), vận hỉ giúp cho thân, vào tuổi trung niên, vận trình phương tây bắc (Bính thân, Đinh dậu, Mậu tuất, Kỷ hợi, Canh Tí, Tân sửu), thể dụng phù hợp. Thời trẻ vận Giáp ngọ Ất mùi đều không đẹp, hai người tương tự nhau. Nếu bảo do ám Quan mà quý hiển, thì vận thích hợp với Tài Quan; còn cho rằng bỏ Sát mà quý hiển thì Sát vốn chẳng cần phải bỏ, tựa như lý luận không đầy đủ vậy.

- Advertisement -

Nguyên văn:

Về phần Kiếp Nhận quá mạnh, bỏ thì phải Tài theo Sát, như mệnh một quan Thượng thư: Bính thìn / Bính thân / Bính ngọ / Nhâm thìn, đã biến hóa rồi lại còn biến thêm vậy.

Từ chú thích:

Mệnh này nhật nguyên tọa Nhận, Sát lộ Nhận tàng, thân cường địch được Sát dù thủy mùa thu thông nguồn; còn thân lại vượng, nếu không có Kiếp Nhận trùng điệp trợ giúp cố nhiên không thể dụng Sát; thêm vào đó trung niên vận trình tây bắc, hóa Sát thành quyền, Tài theo Sát mà hóa, nên cần quy về Thiên Quan cách. Nay từ Tài cách mà luận ra, đúng là biến của biến rồi.

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY