31 C
Hanoi
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử Vi59. Mệnh – viên có chính tinh mà kể như không có...

59. Mệnh – viên có chính tinh mà kể như không có chính tinh (KHHB số 14)

- Advertisement -

Mệnh – Viên có chính tinh mà kể như không có chính tinh

 

Nhóm tác giả: Ân Quang
Tạp chí KHHB số: 14

Chúng tôi xin thanh minh rằng khi viết bài này chúng tôi không hề có ý bênh vực riêng cụ BaLa, mà chỉ nhằm nêu lên một quan điểm về Tử vi. Chúng tôi là Ân Quang ở Nha Trang, nghiên cứu Tử vi đã lâu nhưng không có dịp đi lại với cụ BaLa, chúng tôi chỉ được biết về cụ, vì ông ngoại chúng tôi xưa kia từng giao dịch với cụ, từ ngày cụ ở Hà Đông.

Khi nói rằng: “Mệnh có chính tinh mà kể như không có chính tinh”, có lẽ cụ BaLa đã căn cứ vào quan niệm nghiên cứu Tử vi trong thế hệ của Cụ, hoặc những thế hệ trước Cụ.

Chúng tôi xin dẫn chứng như sau:

1. Trong sách “Tử vi chỉ nam” trang 161, tác giả Song An Đỗ văn Lưu có viết:
“Cung Phu có Tham ngộ Đào mà mệnh có chính tinh thì làm vợ cả và chồng tử tế.”
Dĩ nhiên là tác giả phải căn cứ vào một kinh nghiệm, hoặc một tài liệu đã có trước đó để viết như vậy.
2. Trong cuốn “Tử vi đẩu số thực hành” của Lượng Quới Nhơn, mới xuất bản gần đây, có bài đoán Tử Vi của cụ Bảng nhãn Lê quí Đôn có câu:
“Phu Quân có Tham Lang vì
Chính tinh làm cả, bàng thì làm hai”.

3. Lại có câu: “Tham Lang ngộ Phu Quân, Mệnh chính tắc đích, bất chính tắc thiếp”.

Xét kỹ thì thấy rằng hễ cung Phu đã có sao Tham Lang, tất nhiên Mệnh phải ở chính tinh là sao Thiên Tướng. Cung Phu đi xuôi đến cung Huynh rồi đến cung Mệnh. Tham Lang ở cung Phu, đi xuôi đến Cự Môn ở cung Huynh, rồi đi xuôi nữa đến Thiên Tướng ở cung Mệnh. Hễ cung Phu đã có sao Tham Lang thì Mệnh phải có chính tinh Thiên Tướng đứng một mình, hoặc đứng chung với chính tinh khác thành Tử Tướng, Liêm Tướng, Vũ Tướng.

Sao lại nói rằng cung Phu có sao Tham Lang mà Mệnh vô chính diệu thì làm vợ lẽ?
Làm gì có trường hợp cung Phu có sao Tham Lang mà Mệnh vô chính diệu.

Vậy thì chỉ còn hai giả thuyết:
[indent]

  • Một là, chữ “Chính” và chữ “Bất chính” trong câu chữ Hán đã bị suy diễn lầm và dịch ra: “Cung Phu có sao Tham Lang, mà mệnh vô chính diệu thì làm vợ lẽ”. Nếu quả như vậy thì chữ “Chính cần hiểu là chính đinh, đối lại với bất chính.
  • Hai là, không nhất thiết chỉ dựa vào có một câu chữ Hán kể trên, mà các học giả Tử vi thời xưa còn có một quan niệm về chính tinh bị lạc hãm, là bị rơi rớt, bị che lấp đi, trở thành vô uy lực, và do đó bị coi như là vô chính diệu.

[/indent]Nhưng cung Phu có sao Tham Lang, đương nhiên mệnh có sao Thiên Tướng. Nếu sao Thiên Tướng này bị Triệt, thì thật là Tướng chẳng ra Tướng vậy. Nếu nói là có, thì cũng chỉ là vớt vát mà thôi. Nếu nói rằng không, thì cũng gần như là không có vậy.

Vì thế mà cụ Lê quí Đôn đã có câu:
“Phu Quân có Tham Lang vì
Chính tinh làm cả, bàng thì làm hai”
Cho dù câu này không hẳn là của cụ Lê quí Đôn, chúng ta cũng có thể tin là của một vị nào đó, thuộc thế hệ trước đây rất lâu.

Khi nghiên cứu một lá số Tử vi, chúng ta phải làm hai công việc: áp dụng một số công thức, và phải có tinh thần diễn dịch. Việc nghiên cứu Tử vi kéo theo cả một vũ trụ quan, một nhân sinh quan. Người nghiên cứu có quan niệm về định mệnh như thế nào thì sẽ tâm niệm rằng Khoa Tử vi giải đáp những thắc mắc của mình theo chiều hướng ấy. Nếu đã quan niệm rằng mỗi sinh hoạt nhỏ hằng ngày như ăn, uống,… đều được an bài từ trước, thì người nghiên cứu Tử vi lại muốn tính đến “Lưu Nhật” xem được ăn món gì trong ngày. Nếu có một nhân sinh quan như vậy thì sẽ nặng tinh thần công thức, máy móc khi nghiên cứu một lá số Tử vi.

Khi đã quan niệm về một định mênh tương đối. Khi đã quan niệm rằng con người có thể nương theo một số quy luật trong vũ trụ để cải thiện phần nào cuộc đời của mình, thì người nghiên cứu Tử vi lại nhẹ tinh thần công thức mà có tinh thần diễn dịch nhiều hơn, chú trọng đến luật tương quan tương đối nhiều hơn,…
Chúng tôi thấy rằng cần phải rút tỉa một nhân sinh quan trung thực của Tử vi Đẩu số, rồi mới làm sáng tỏ được một chiều hướng nghiên cứu. Nếu mỗi người nghiên cứu cứ giữ cái nhân sinh quan riêng của mình, thì khó có thể “Chính Danh” cho các yếu tố trong Tử Vi còn nói gì đến việc làm sáng tỏ một quan niệm nào đó khi nghiên cứu một lá số.

Trở lại với vấn đề “Có chính tinh mà coi như Vô chính diệu”.

Nếu người nghiên cứu nặng tinh thần công thức, không xét đến luật tương đối tương quan thì “Có Chính tinh phải gọi là có Chính tinh”.
Nhưng nếu quá nặng tinh thần công thức, máy móc thì người nghiên cứu Tử vi dễ gặp trường hợp trớ trêu như thấy sao Thái Âm cư Tí, Hồng Đào thủ Mệnh, không gặp hung sát tinh mà đương số vẫn da đen, tóc quăn, hoặc có Tham Lang hay Liêm Trinh miếu vượng thủ Mệnh mà đương số cũng chẳng cao lớn là mấy, vì các đương số chịu ảnh hưởng di truyền, cha mẹ thuộc hàng chủng tộc da đen, lùn,…. Hoặc là áp dụng tinh thần công thức, máy móc, căn cứ vào các vị sao để đoán rằng đương số có sáu người con. Trong khi đó đương số chỉ có ba người con, vì đã áp dụng khoa giải phẫu để cai đẻ.

Đến đây chúng tôi nêu lên một vấn đề là chúng ta có nên hoàn toàn nghiên cứu Tử vi trong tinh thần công thức, máy móc không? Hay là vừa áp dụng tinh thần công thức, vừa áp dụng tinh thần diễn dịch? Nếu áp dụng tinh thần công thức tuyệt đối thì Mệnh có Chính Tinh phải gọi là có chính diệu.

Nếu chỉ nghiên cứu Tử vi trong tinh thần công thức thuần túy thì chúng ta sẽ gặp nhiều trường hợp trớ trêu như đã kể trên.
Tinh thần công thức cũng không thể giải thích được trường hợp cùng ngày giờ sinh như nhau, mà một người thì làm vua, một người kia thì làm nghề nuôi ong; hoặc người này làm quan, người kia làm phù thủy cao tay (đã có giai thoại Tử vi về trường hợp này).
Đó là chuyện xưa. Ngày nay, dù không làm một cuộc thống kê, chúng ta cũng có thể tin chắc rằng có nhiều người sinh ra trong cùng một ngày giờ.
Tinh thần công thức Tử vi không giải thích được hết mọi sự sai biệt.
Nếu như đã dung hòa tinh thần công thức và tinh thần diễn dịch thì cũng có thể quan niệm rằng mệnh có chính tinh mà có trường hợp “ví như” là Vô chính diệu vậy.

Không riêng gì bài đoán Tử vi của cụ Lê quí Đôn, chúng tôi còn gặp trong nhiều sách Tử vi khác nói rằng: “Tham Lang cư Phu Quân, mà Mệnh Vô chính diệu thì làm vợ lẽ”. Cung Phu có sao Tham Lang thì Mệnh bao giờ cũng có chính tinh. Vì áp dụng tinh thần diễn dịch mà “coi như là Vô chính diệu” khi thấy chính tinh thủ Mệnh bị phá, hãm quá nhiều. Thí dụ như Thái Dương cư Hợi là hãm, lại gặp Hóa Kị là bị che lấp đi quá nhiều.

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm – Theo Tử Vi Lý Số

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY