24 C
Hanoi
Thứ Hai, 18 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTử ViMột số thuật ngữ thường dùng trong Tử Vi

Một số thuật ngữ thường dùng trong Tử Vi

- Advertisement -

Một số thuật ngữ thường dùng trong Tử Vi

Bản cung (cung gốc): tức cung chủ về việc đang xem. Như xem tiền tài là cung Tài Bạch, cung Tài Bạch tức là bản cung.

– Đối cung (cung đối diện): là cung đối nhau vơi bản cung, có quan hệ “lục xung”. Như Tí Ngọ xung nhau, cung Tí và cung Ngọ là đối cung của nhau.

– Giáp cung: hai sao ở lân cung của bản cung, gọi là giáp cung. Như cung Dần có Vũ Khúc Hóa Kị, Kình Dương ở cung Mão, Đà La ở cung Sửu, tức là Kình Dương và Đà La giáp Hóa Kị.

– Hợp cung (cung hội hợp): là cung có quan hệ thành tam hợp với bản cung. Như bản cung là Tí, vì Thân Tí Thìn là tam hợp, nên hai cung Thân, Thìn là hợp cung của cung Tí.

– Lân cung (cung kế cận): hai cung giáp bản cung. Như bản cung ở cung Tí, thì hai cung Hợi và Sửu là lân cung.

– Tam phương (ba phương): bản cung và hợp cung (hai cung hội hợp), gọi chung là “tam phương”.

– Đồng độ (cùng đến một cung): các sao cùng bay vào một cung. Như ngoài Thất Sát tọa thủ, trong cung còn gặp Lộc Tồn, gọi là “Thất Sát có Lộc Tồn đồng độ” hay gọi là “Thất Sát đồng độ với Lộc Tồn”.

Củng chiếu (vây chiếu): sao gặp ở đối cung. Như Thất Sát tọa thủ, đối cung là “Tử Vi, Thiên Phủ; gọi là “Tử Vi, Thiên Phủ củng chiếu Thất Sát. Còn gọi là triều củng (chần về).

– Hội chiếu (hội hợp): các sao gặp ở cung tam hợp, như Thất Sát tọa thủ cung Thân, Tham Lang tọa cung Thìn, Phá Quân tọa cung Tí vì vậy gọi là “có Tham Lang và Phá Quân hội chiếu”.

– Kiến (gặp): các sao hội hợp ở tam phương tứ chính, gọi chung là “kiến”

– Tọa thủ (ngồi giữ): chính diệu nhập bản cung, gọi là tọa thủ. Như cung mệnh có chính diệu Thất Sát, gọi là Thất Sát tọa thủ cung mệnh, hoặc gọi tắt là Thất Sát thủ mệnh.

– Tọa vượng (thừa vượng): lúc sao ở vào trạng thái tốt, tuy không bằng nhập miếu, nhưng tọa cung vượng, sao vẫn hữu lực.

– Tứ chính (bốn mối quan hệ chính): tam phương cộng thêm đối cung, gọi là “tứ chính”

– Xung: có lúc cũng gọi là xung phá. Các sao sát kị gặp ở tam phương tứ chính, gọi là xung, xung trong Đẩu Số khác với lục xung của “Tử Bình”.

– Nhập miếu: là sao ở vào cung có trạng thái tốt nhất, giống như được cung phụng, vì vậy gọi là “nhập miếu”.

– Lạc hãm: sao ở vào hoàn cảnh rất xấu, dẫn đến sao cát thì vô lực, sao hung thì tăng hung.

– Chính diệu: là chỉ 14 sao Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

– Đào hoa chư tinh (các sao đào hoa): là chỉ 6 sao Hổng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì (còn gọi là Đào Hoa Sát), Đại Hao, Thiên Diêu, Mộc Dục. Liêm Trinh và Tham Lang cũng có tính chất đào hoa, nhưng đã xếp vào chính diệu.

– Hao diệu (sao hao): là chỉ Đại Hao, Tiểu Hao.

– Hình diệu (sao hình): là chỉ Kình Dương, Thiên Hình, Quan Phù, Bạch Hổ, là các sao mang lại điều không may từ chính diện, công khai.

- Advertisement -

Hóa diệu (sao hóa): là chỉ bốn sao Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị.

Kị diệu (sao kị): là chỉ Hóa Kị, Đà La, là hai sao mang lại điều không may một cách âm thầm, không rõ nguyên nhân.

– Khoa danh chư diệu (các sao khoa danh): ngoại trừ các văn diệu đã kể ở trên, thêm, tám sao Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý, Đài Phụ, Phong Cáo, Thiên Quan, Thiên Phúc.
– Không diệu (sao không): là chỉ Địa Không và Thiên Không. Triệt Không và Tuần Không cũng có thể tính là “sao không”, nhưng có tác động yếu hơn.

– Không Kiếp: là chỉ 2 sao Địa Không, Địa Kiếp.

– Lộc diệu (sao lộc): là chỉ Lộc Tổn, Hóa Lộc.

– Nhật Nguyệt: là chỉ 2 chính diệu Thái Dương, Thái Âm.

– Phụ diệu: là chỉ 4 sao Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt.  •

– Sát diệu (sát tinh): là chỉ 4 sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La; còn gọi là “tứ sát”. Có lúc cũng bao gồm cả Địa Không, Địa Kiếp, gọi là “lục sát”.

– Sát Phá Lang: là chỉ 3 sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang. Ba sao này luôn tương hội ở cung tam hợp (tức tam phương), trở thành then chốt của sự chuyển biến mệnh vận, vì vậy lúc chúng tụ hợp gọi chung là “Sát Phá Lang”.

– Tá diệu: là chỉ 4 sao Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã.

– Tá tinh (mượn sao): bản cung vô chính diệu, mượn sao ở đối cung cho vào bản cung để luận đoán, gọi là tá tính. Bất kể luận đoán 12 cung mệnh bàn, hay 12 cung đại hạn, cho đến lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật, lưu thời đều dùng phép tá tinh.

– Văn diệu (sao văn): là chỉ 6 sao Hóa Khoa, Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài Long Trì, Phượng Các.

(Theo Tử Vi Đẩu Số Tam Hợp Phái)

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY