15 C
Hanoi
Thứ Ba, 18 Tháng Hai, 2025
spot_img
Home Blog Page 70

Cự môn nhàn đàm (Phần 2) – Tuvivietnam

0
Cự môn nhàn đàm
Cự Môn tại Mão Dậu cung

Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.

Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi Tử Vi di chuyển đến Thìn-Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy : Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của Tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được. Cho nên, mẫu người Cự Cơ là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.

Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.

Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.

Phú có nói “Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.

Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.

Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.

Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách” – Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.
Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.

Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.

Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.

Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quy, Xương Khúc Tả Hữu.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Cự môn nhàn đàm (Phần 1) – Tuvivietnam

0

Cự môn nhàn đàm

Cự môn, là sao thứ 2 trong Bắc đẩu thất tinh. Thuộc thủy (có thuyết cho rằng Thủy đới kim). Là sao thiên về Âm tính. Bởi thế, hóa khí của nó là Ám tinh (che ám). Nhập Thân Mệnh là Hung tinh, chủ về thị phi khẩu thiệt, chính vì vậy mà phú mới viết rằng “Cự môn định chủ thị phi”.

Nhưng phàm là chính tinh, thì kiểu gì cũng phải có uy lực, tức là cũng phải có mặt tốt. Một trong những cái tốt của Cự môn là lợi tài, lợi cho việc tranh đoạt, hoạt ngôn đa ngữ. Bởi Cự môn được coi là Thần chuyên trông coi về Phẩm chất của vạn vật. Tức là chuyên về nhận xét cái tốt, cái xấu của vạn vật. Cho nên mới gán cho nó cái tiếng “Thị Phi”. Cũng chính vì điểm này mà phát sinh nhiều quan điểm chưa được đánh giá đúng mức về Cự Môn. ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong
Luận về Cự Môn thì có 2 tính chất đại biểu rất quan trọng đó là “Khẩu thiệt thị phi” và “Minh tranh ám đấu”.

Khẩu thiệt thị phi, tức là nói đến việc hay dính dấp vào chuyện miệng lưỡi – đúng sai, hay tiếp xúc, hay gặp phải những chuyện liên quan đến lời ăn tiếng nói, đến chuyện đúng sai của cuộc sống. Điều này cần phải hiểu cho đúng, vì không thể có định kiến cứ cho rằng “khẩu thiệt thị phi” là đặc tính không tốt! nhưng nên nhớ rằng cái gì cũng có mặt lợi mặt hại, ví thử như nếu làm những nghề về thương trường, về biện hộ, cần đến sự ăn nói linh hoạt, thì đôi khi sự biến báo ngôn ngữ của Cự Môn lại là một đặc tính quý giá.

Minh tranh ám đấu, tức là nói đến cái sự tranh giành quyết liệt ! điều này cũng không có gì là lạ, khi ngôn ngữ giảo hoạt, hùng biện, thì không dễ gì chịu lùi bước. Phàm đã là chuyện tranh cãi thì đương nhiên cần phải cọ sát đề giành phần thắng. Nhưng cũng còn kèm theo 1 nghĩa nữa cần để ý, đó là cái tính không chịu nhường nhịn. Khi xảy ra tranh giành thường quyết liệt, khó lòng kiềm chế bản thân. Và cũng chính vì thế mà mắc cái tiếng “thị phi”. Hai tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau, cần chú ý khi luận đoán.

Cũng như nguyên tắc thông thường, khi luận về tinh diệu thì cái sự Miếu-Hãm là vô cũng quan trọng. Bởi cũng một tính chất như thế, nhưng Miếu thì khả dụng, mà Hãm thì sinh tai.

Cự môn Miếu ở Mão Dậu, Vượng ở Tí Ngọ Dần, đắc địa ở Thân Hợi. Đều là những đất tốt có thể làm cho cái tính “thị phi” “tranh đoạt” trở thành hữu dụng. Chủ về uy quyền, tài lộc. Còn những đất hãm của Cự Môn là Thìn Tuất Sửu Mùi Tỵ. Chỉ chuyên về thị phi chiêu oán, quan phi kiện tụng.

Trong đẩu số, cổ nhân viết về Cự Môn : “Tại thân mệnh nhất sinh chiêu khẩu thiệt chi phi; tại huynh đệ tắc cốt nhục tham thương; tại phu thê chủ vu cách giác, sinh ly tử biệt, túng phu thê hữu đối, bất miễn ô danh thất tiết; tại tử tức tổn hậu phương chiêu, tuy hữu nhi vô; tại tài bạch hữu tranh cạnh chi ý; tại tật ách ngộ hình kị, nhãn mục chi tai, sát lâm chủ tàn tật; tại thiên di tắc chiêu thị phi; tại nô bộc tắc đa oán nghịch; tại quan lộc chủ chiêu hình trượng; tại điền trạch tắc phá đãng tổ nghiệp; tại phúc đức kỳ họa sảo khinh; tại phụ mẫu tắc tao khí trịch”

Nghĩa là :

Tại Thân Mệnh một đời chiêu khẩu thiệt thị phi,
Tại Huynh Đệ thì anh em chợ búa với nhau,
Tại Phu Thê thì chủ về chia cách, sinh ly tử biệt, không khỏi ô danh thất tiết.
Tại Tử Tức thì không có hậu, tuy có mà như không.
Tại Tài Bạch thì ắt có sự tranh giành.
Tại Tật Ách mà gặp Hình kị, mắt có tật, thêm sát tinh mà lâm vào thì chủ tàn tật,
Tại Thiên Di thì ứt chiêu thị phi,
Tại Nô Bộc ắt là nhiều oán nghịch.
Tại Quan Lộc chủ về gặp hình trượng (pháp luật).
Tài Điền Trạch thì phá đãng tổ nghiệp,
Tại Phúc Đức họa không phải là nhỏ,
Tại Phụ Mẫu thì dễ bị bỏ rơi

Xem như trên thì thấy rằng mười hai cung Cự môn đóng đều không có chỗ nào tốt. Nếu nhận xét như thế thì cũng có phần khắt khe quá. Bởi như đã nói, còn phải căn cứ vào xem Miếu Hãm thế nào. Đến như Trần Đoàn lão tổ cũng còn phải nhận xét “Chí Hợi Dần Tỵ Thân, tuy phú quý diệc bất nại cửu” Tức là tại Dần-Thân, Hợi-Tỵ tuy có phú quý mà không bền.

Khi Cự môn nhập Thân mệnh, Trần Đoàn lão tổ nhận xét “chưởng chấp thị phi, chủ vu ám muội, nghi thị đa phi, khi man thiên địa, tiến thối lưỡng nan. Kì tính tắc diện thị bối phi, lục thân quả hợp, giao nhân sơ thiện chung ác” – Tức : “nắm cái sự đúng sai trong tay, mà lại chủ về ám muội, đúng thì nghi ngờ, mà nhiều điều sai trái. Khinh dối cả đất trời, tiến thoái đều khó. Về Tính thì trước mặt bảo đúng mà sau lưng bảo sai, không hợp với lục thân, giao kết với người thì ban đầu thiện mà về sau ác”.

Sở dĩ trong 12 cung, Cự môn không được cung nào tốt, bởi chính tại cái tính “khẩu thiệt thị phi” “minh tranh ám đấu” mà ra cả. Ta cũng phải nhìn nhận cho rõ, tính này có thể lợi ngoài xã hội nhưng với lục thân gia đình thì tuyệt nhiên không hợp. Bởi thể mới nói “Lục thân quả hợp”.

Nhưng ngoài những đặc tính trên, thì Cự môn cũng chủ về Tài khí. VÌ bản thân Cự môn là ngôi thứ 2 trong Bắc đẩu thất tinh, trong các môn thuật số khác thì Cự Môn được coi là Thiên Y, chủ về vật chất. Cho nên mới nói Cự lợi tài. Nhưng cũng cần phải chú ý, cái Lợi về Tài của Cự là do hệ quả của 2 tính chất trên mang lại, chứ tuyệt không phải là trực tiếp từ tính chất mà có giống như các Tài tinh khác. Vì thế mà chỉ dám nói là Lợi Tài, mà cổ nhân không dám phê là Tài Tinh.

Về Mệnh số con người, dù thế nào đi nữa, nhưng khi có Cự môn nhập vào Mệnh Thân, ắt sẽ không thể toàn vẹn. Bởi kể cả khi nhập Miếu cũng chỉ là Hư Cát. Cuộc đời ít nhiều sẽ có nhưng điều không được mỹ mãn, đặc biệt là trong quan hệ gia đình. Hơn thế nữa, vận trình cuộc đời ắt sẽ thăng trầm, ít nhất phải qua gian khó một thời mới mong thành nghiệp, luận về chỗ này, cổ nhân chỉ có một câu “kinh lịch gian tân”. Tùy thời xử thế, nên hay không là ở chỗ có HỢP hay không. Tinh diệu thì vốn có Miếu Hãm, mà sự đời thì cũng có ĐẮC-THẤT. Quy luật vận hành của tinh diệu cũng là quy luật vận hành của đời người. Muốn biết được thì nên xem xét cái chu kỳ vận hành của Cự và chòm Bắc đẩu trên 12 cung ắt sẽ sáng tỏ.

Về chính danh thì Cự Môn chỉ có :
THẠCH TRUNG ẨN NGỌC
CỰ CƠ MÃO DẬU
Ngoài ra, còn xét thêm cách CỰ-NHẬT, vốn sinh ra từ thế đứng của CỰ MÔN tương đối với Thái Dương.
Bàn về vấn đề “Cự môn kỳ cách vi đại danh”:

Cổ thư để lại khi viết về Cự Môn có viết “tại mệnh bàn chủ khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương. Dữ thái dương hội chiếu, tắc quang minh lỗi lạc, năng phú năng quý” – nghĩa là : Cự môn tại mệnh, chủ về khẩu thiệt thị phi, minh tranh ám đấu. Nhưng nếu hóa Quyền tinh, thì ắt sẽ là kẻ mô phạm, danh tiếng bay xa. Cùng với Thái Dương hội chiếu thì quang minh lỗi lạc, lại vừa Phú vừa Quý”.

Cự môn Hóa thành Quyền tinh khi nào? Xem trong bảng tứ Hóa thì thấy :

Cự hóa Lộc ở tuổi Tân
Cự hóa Quyền ở tuổi Quý
Cự hóa Kị ở tuổi Đinh
Cự môn không hóa Khoa!

Đây là Chính thể Hóa cách, đừng nhầm với việc phát biểu Cự Môn – Hóa Quyền. Tức là Cự môn gặp Hóa Quyền hay hội Hóa quyền. Như vậy, câu “nhược hóa quyền tinh, tắc vi nhân sư biểu, thanh danh viễn dương” – là nói đến ý rằng, với người tuổi Quý thì chính thể Cự môn sẽ hóa thành Hóa Quyền, là đắc cách. Còn với người tuổi Tân, vì cách an Tứ Hóa “Tân : Cự – Nhật – Văn Khúc – Văn Xương” – vậy, nếu mệnh người tuổi Tân mà đóng ở tại 4 cung Dần-Thân, Tỵ-Hợi thì đắc cách vì sẽ hội được Lộc-Quyền, cũng là một trường hợp xem xét.

Mà như ở phần trước đã nói : Cự Môn chủ về Thị Phi Khẩu Thiệt, tức cũng chủ về danh tiếng, nếu Cự Miếu Vượng là thành đắc dụng, lại hóa Quyền, thì danh tiếng bay xa. Nếu thêm Quế Hoa, Thiên Ất, đặc biệt là Kình dương nhập miếu hội chiếu thì ắt hẳn danh tiếng không phải là nhỏ, vì “kình dương nhập miếu – cái thế văn chương”. Vì thế Phú Trần đoàn mới luận “Cự Kình Hóa Lộc Tuất Thìn Cung – Tân Quý sinh nhân Phú Quý đồng – Đắc vận thanh danh lưu viễn xứ – Chỉ khủng tha hương lão bất hồi” – Cự Kình Hóa Lộc ở tại Tuất-Thìn 2 cung, nếu người tuổi Tân, tuổi Quý thì được phú quý, nếu đắc vận gặp thời thì tiếng tăm lừng lẫy xứ người, nhưng chỉ sợ rằng sẽ rơi vào cảnh tha hương đến già chẳng về được.

Có người hỏi, Cự môn có phải là kẻ học giỏi không? Chúng ta nhìn vào cách Hóa của Cự, thấy Cự không hóa Khoa. Thường cái sự khoa bảng của Cự phần lớn đem lại ở tá tinh. Chứ tuyệt nhiên bản thân Cự không phải là sao học vấn, nếu ai đó cho rằng Cự Môn là sao học vấn thì không đúng. Không nên nhầm danh tiếng với học vấn, có thể nổi danh, nhưng bằng cấp thì lại là câu chuyện khác. Vậy, người Cự môn mà muốn thành danh trong học nghiệp, nhất định không thể rời xa bọn Văn tinh Quý tinh. Nhưng khổ nỗi, khi Cự hội được bọn văn tinh, thì dễ thành nhà mô phạm, lại không có lợi cho tiền tài. Cho nên ở một phương diện nào đó, nếu lưỡng toàn cả hai, thì cần Quý tinh hội hợp và Hình Tướng Ấn, thì có thể làm đắc dụng cái ngôn ngữ của Cự mà ra xã hội tranh giành lấy phú quý công danh.

Ta hãy điểm qua sự vận hành của Cự Môn

Cự môn tại Tí – Ngọ cung :

Đây chính là cách “Thạch Trung ẩn ngọc”! Cái cách mà bị bọn hậu sinh suy diễn nhiều nhất. Nào là phải gặp Tuần Triệt “mới mong sáng rõ”, hoặc “phải có hung tinh mới mong phá đá để lộ ngọc ra ngoài”…đủ trò. Nhưng thực chất về cách này thế nào?

Cổ thư viết “Cự Môn Tí Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”, Cự Môn ở Tí Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc-Khoa-Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách. Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tí Ngọ, vốn là đất vượng của Cự. Nhưng bản chất thì Cự là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.

Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó :

Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
Gặp Lộc tồn là Thứ cách.
Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”, thì cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung. Cổ thư viết về trường hợp này có nói “Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương” – Tức là : Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.

Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.

Và cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng : “bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt” – Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.

Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Cự môn nhàn đàm (Phần 3) – Tuvivietnam

0

Cự Môn tương phối Lục Cát – Lục Sát

Như đã phân tích ở các phần trước về tính lý của Cự môn. Đành rằng là có các cách cục khác nhau, nhưng sâu hơn chút nữa, thì ta có thể thấy rằng các cách của Cự môn đều chịu ảnh hưởng rất nhiều của các tá diệu. Cho nên, xem xét việc Cự môn tương phối với các tá diệu cũng là một kỹ thuật cơ bản để luận đoán các cách cục của Cự Môn.

Cũng theo nguyên tắc thông thường của Tử vi, các cách cục của Cự Môn tập trung tính chất ở hai đặc điểm chính : sự Miếu Hãm của chính tinh và Hội hợp của tá tinh – hóa diệu.

Việc miếu hãm thì chắc không phải bàn nữa, bởi nó đã thể hiện trong cách cục của Cự Môn rồi. Còn sự hội hợp của tá tinh, hóa diệu thì cũng theo một nguyên tắc chung là “phùng cát dã cát, phùng hung dã hung”. Gặp được sao tốt thì là tốt, mà gặp được sao hung thì là hung. Có thể phân tích các trường hợp cụ thể như sau :

Hóa diệu : Hóa diệu là Lộc-Quyền-Khoa-Kị, Cự môn rất cần Lộc Quyền Khoa hội hợp để thành cách. Nhưng lại rất ngại Hóa Kị che ám (trừ một vài trường hợp đặc biệt được gọi là Phản vi kỳ cách).

Chẳng thế mà các câu phú đều tập trung vào việc xem xét sự hội hợp của Hóa diệu với Cự Môn, điển hình như “Cự môn Thìn Tuất vi hãm địa, Tân nhân hóa cát lộc tranh vanh” – tức là Cự Môn ở Thìn-Tuất vốn là đất hãm sẽ không tốt, nhưng người tuổi Tân thì gặp được Cát Hóa, tài lộc sẽ rất khá.

Như đã dẫn, ngay như cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, khi Cự phối với các tá diệu, hóa diệu thì :

Gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
Gặp Lộc tồn là Thứ cách.
Không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Các sao, các hóa đặc biệt thích hợp với Cự môn là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Lộc Tồn. Cổ thư viết : “Nhược đắc lộc tồn đồng độ, tắc phúc hậu lộc trọng, đãn tính tình kiệm phác nhi cẩn thận, chủ phú. Như hóa quyền, hóa lộc, tắc phách lực cực đại, thiện sang nghiệp, chủ quý” nghĩa là : Nếu được Lộc tồn đồng độ, thì phúc dày lộc trọng, nhưng tính tình thì cần kiệm cẩn thận, chủ về giầu sang. Còn như Hóa Quyền, Hóa Lộc, thì tính quyết đoán rất lớn, dễ gây dựng thành cơ nghiệp.

Đặc biệt là cách Cự Môn Tí Ngọ rất cần Quyền, Lộc. Chẳng thế mà Ngọc Thiềm tiên sinh đã nói “Cự môn Tí Ngọ nhị cung phùng, cục trung đắc ngộ dĩ vi vinh, tam hợp hóa cát khoa quyền lộc, quan cao cực phẩm y tử bào.” Nghĩa là Gặp Cự môn ở hai cung Tí-Ngọ, được cục này là vinh hiển, nếu lại được Hóa Cát trong tam hợp hội về, thì có thể làm quan rất cao, mặc áo tía trong triều đình.

Cự Môn với Lục Cát (Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt) :

Với lục cát tinh, đương nhiên là nhóm của những sao phò trợ rất đắc lực để hỗ trợ thành cách. Nhưng trong đó, Cự môn đặc biệt thích hợp với Tả Hữu hơn. Cự được tả hữu hội hợp, dễ làm nên cơ nghiệp. Tả hữu trợ giúp cho Cự môn đắc dụng nhất là khi phối hợp được với Lộc tồn, người tuổi Quý được cách này sẽ phần nhiều là quý hiển.

Còn đối với Khôi Việt, ngoài ý nghĩa của Quý Nhân ra, thì Khôi Việt không có sự phụ giúp nào đặc biệt cho Cự Môn cả. Bởi lẽ, Cự môn dù sao cũng có tính tài khí mạnh, mà Khôi Việt thì chủ quý nhiều hơn, nên tác dụng không rõ rệt lắm. Khôi Việt trợ giúp đắc lực nhất cho Cự Môn khi Cự đóng ở cung Mão-Dậu. Trong trường hợp này thì vì có Thiên Cơ đi cung với Cự, nên rất thích hợp với Khôi Việt, chủ về Quý, dễ thành đạt trong quan trường.

Đối với Văn Xương, Văn Khúc, thì gần như là không hợp với Cự, bởi lẽ Cự vốn là hung tinh, chủ về thị phi, không hợp với văn tinh. Nếu lại gia thêm Hóa Kị nữa thì càng không hợp. Duy chỉ có một trường hợp Cự Môn cư Thìn, nếu gặp Xương Khúc, Hóa Quyền hoặc Hóa Lộc thì lại là Kỳ cách! Phản hung vi cát.

Cách này vốn dĩ nếu xét theo cách bình thường thì không có gì tốt đẹp cả. Cổ nhân đã nói “Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn” – Hai cung Thìn-Tuất ngại nhất là gặp Cự Môn hãm! Tại vị trí này Cự Môn là đất hãm, đối cung là Thiên đồng cũng Hãm. Xét Tam phương hội hợp thì có 2 trường hợp : Cự môn cư Thìn thì sẽ có Thái Dương hãm hội chiếu, Cự Môn cư Tuất thì sẽ có Thái Dương miếu hội chiếu. Mấu chốt vấn đề chính ở chỗ này.

Đối với Cự Môn cư Tuất, Vương Đình Chi viết : “Cự môn tại Tuất cung, Hóa quyền hoặc Hóa lộc giả, nãi kỳ cách, nhân vi Thái dương tại Ngọ cung, thị Nhật lệ trung thiên, hội chiếu Cự môn, tắc âm ám chi khí tiêu tẫn hĩ.” – Khi Cự môn đóng ở Tuất gặp Hóa Quyền, Hóa Lộc thì là Kỳ cách, nguyên do Thái dương đóng ở Ngọ, nhập miếu là “Nhật lệ trung thiên” sẽ làm tiêu tan cái ám khí của Cự.

Đối với Cự Môn tại Thìn cung, Vương viết : “Tại Thìn cung, hữu nhất cá trọng yếu cách cục: cự môn dữ Văn xương đồng độ, Tân niên sinh nhân chủ phú quý vô luân. (phường bản chích ngôn cự môn tại thần tuất, “Tân sinh nhân mệnh ngộ phản vi kỳ” , thiểu liễu Văn xương đồng độ giá cá điều kiện) tại Tuất cung kiến cát Hóa diệc vi kỳ cách.” – Tại cung Thìn có một cách cục trọng yếu của Cự Môn, đó là Cự Môn Văn Xương đồng độ, người tuổi Tân chủ phú quý không kể hết (phường bản* chỉ nói Cự Môn tại Thìn Tuất “Người tuổi Tân mà mệnh gặp được thì lại lại là kỳ cách”, mà thiếu mất điều kiện Văn xương đồng độ). Tại cung Tuất mà gặp Hóa Cát cũng là kỳ cách.

* Sách ngày trước chia làm 2 loại, Kinh bản và Phường bản. Kinh bản là sách chính gốc, còn Phường bản là các sách bản sao của các địa phương khác nhau.

Như vậy, tổng kết lại sẽ có các trường hợp gọi là “kỳ cách” như sau :

Cự Môn cư Thìn, có Văn xương đồng độ, người tuổi Tân thì đắc cách
Cự môn cư Tuất, có Quyền Lộc hội hợp, người tuổi Tân hợp cách.

Chú ý rằng, điều kiện để có được kỳ cách phải rất chặt chẽ, không được sơ hở, ngoài những điều kiện kể trên, thì bản cung phải sáng sủa, tránh xa Tuần triệt, sát tinh, tam phương tứ chính cần phải có văn tinh, quý tinh trợ thủ thì mới thành cách xác đáng được.

Ngoài ra, như trên đã viết rõ, Cự môn cũng rất cần Lộc tồn để hóa giải mà thành cách, Đẩu số toàn thư viết “Phùng lộc tồn tắc giải kì ách” – Gặp Lộc tồn thì có thể hóa giải tai ách cho Cự môn. Nhưng đặc biệt chú ý, trường hợp Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp thì sẽ bị Kình Dương đồng cung, lại là hung cách. (phần phân tích lục sát xem ở phần sau).

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Cự môn nhàn đàm (Phần 4) – Tuvivietnam

0
Cự môn nhàn đàm
Cự môn phối với Lục Sát (Không Kiếp Kình Đà Hỏa Linh).

Ngay từ đầu đã nói rằng Cự Môn là Hung tinh, chủ thị phi-ám muội “minh tranh ám đấu”. Bởi vậy, khi phối với Hung-Sát tinh thì đương nhiên là KHÍ CÁCH, tức là sẽ bị phá cách nặng mà cổ nhân phê rằng “Hủ mộc nan điêu” – như khúc gỗ đã mục nát, không thể đẽo gọt được thành cái gì cả. Kể cả khi Cự miếu vượng mà hội hung sát tinh thì cũng sẽ bị phá cách, không còn tốt đẹp nữa. Nhưng tùy theo mỗi nhóm Hung-Sát tinh mà sẽ có nhưng tác dụng khác nhau đến Cự Môn. Ta hãy thử tìm xem xưa nay người ta luận như thế nào về Cự gặp Hung-Sát tinh.

Đối với Không Kiếp : Địa Không-Địa Kiếp là một cặp sao Sát tinh đáng ngại nhất của Tử vi, thậm chí có người còn cho rằng “đóng đâu chết đó”. Vậy khi kết hợp với Cự Môn, thì đương nhiên sẽ làm tăng tính Hung của Cự Môn. Về cơ chế, thì lúc ấy cái “tính hung” của Cự sẽ phối với “tính hung” của Không Kiếp mà tác họa. Tính Hung của Cự Môn là Thị Phi, Ám Muội.. mà tính Hung của Không Kiếp là “giáng thương nhân, hình pháp, thất tài, cô đơn chi họa” tức là giáng họa về thương tích, hình pháp, mất tiền, cô đơn. Cả hai “tính hung” này mà phối hợp với nhau thì khó lòng tránh được tại họa, ít nhiều thì cũng phải gặp phiền toái.

Đẩu số toàn thư có viết : “Thử tinh hóa ám bất nghi phùng, canh hội sát tinh dũ tứ hung, thần xỉ hữu thương kiêm tính mãnh, nhược nhiên nhập miếu khả hòa bình.” – Nghĩa là, Cự môn hóa Ám tinh chẳng nên gặp làm gì, nếu lại hội sát tinh thì càng hung, môi răng dễ bị thương tích lại thêm cái tính mạnh bạo, làm việc gì cũng “nóng giận mất khôn” mà để lại hậu quả, nếu như Cự mà nhập miếu, thì may ra có thể được hòa bình.

Như vậy, Cự gặp Không kiếp thì nên chú ý, ngoài việc mang thương tích vào môi-răng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tính Thị Phi-Ám Muội của Cự bị kích động lên, cho nên thường tai họa sinh ra do hành xử nóng giận, vội vã, không kiềm chế được bản thân mình.

Đối với Kình Đà : Kình – Đà là hai sát tinh cũng rất nặng nề của Tử vi, tác dụng của nó tuy có khác nhau, nhưng cổ nhân nhóm với Hỏa Linh và quy nó về Tứ Hung. Đối với Cự Môn, thì tác dụng của Kình – Đà có phần nặng nề hơn Không Kiếp. Trong cổ thư có viết về Cự-Kình-Đà một câu “Cự môn Tứ sát – hãm nhi hung” – tức là Cự Môn gặp tứ sát thì không những bị vây hãm, mà còn Hung. Khi Cự gặp Dương-Đà-Hỏa-Linh thì coi như bị phá cách nặng, không những không thể phát huy được (hãm), mà còn đem tai họa đến (hung).

Trần đoàn lão tổ có nhận xét rằng “Tham Hao đồng hành, nhân hảo đồ phối. Ngộ đế tọa tắc chế kì cường. Phùng lộc tồn tắc giải kì ách, trị dương đà nam đạo nữ xướng” – Nghĩa là, Cự môn mà gặp Tham-Hao đồng hành, thì như gặp người bạn tốt, gặp Tử vi thì có thể chế được tính cường ngạnh, gặp Lộc tồn có thể giải được ách, gặp Dương-Đà thì trai dễ trộm cắp, mà nữ dễ làm kỹ nữ.

(có nhiều thắc mắc trong câu này của Trần Đoàn lão tổ là Tại sao Cự lại có thể gặp được Tham hoặc Tử vi, về mặt an sao thì không thể, và cho rằng câu này là man ngôn. Nhưng về mặt phối hợp với nhau để luận đoán, thì trên lá số không hẳn chỉ có một sự phối hợp khi an sao, mà còn nhiều sự phối hợp khác nữa, vấn đề này cần suy ngẫm thêm).

Bình luận về Cự-Dương-Đà, Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng : “Cự môn dương đà vu thân mệnh tật ách luy hoàng khốn nhược đạo nhi xướng” – Nghĩa là, Cự môn Dương-Đà mà đóng vào Thân-Mệnh hoặc Tật Ách thì gày còm, vàng vọt, ốm yếu, dễ sinh trộm cắp hoặc kỹ nữ.

“Cự môn thủ mệnh kiến Dương Đà, nam nữ tà dâm” – Người Cự môn thủ mênh, nếu trong tam phương tứ chính mà hội Kình Đà, thì thường mang lòng tà dâm.

Với Kình Dương, phê rằng “Cự Hỏa Kình dương, chung thân ải tử” – tức là Cự mà gặp Hỏa linh, Kình dương, thì cuối đời cái chết không được bình thường (ải tử – là thắt cổ tự tử, nhưng dịch cho thoáng nghĩa thì nói như trên).

Với Đà la, Phú nói rằng “Cự môn Đà la đồng cư Thân Mệnh hoặc Tật Ách cung, chủ bần khốn, thể nhược tàn tật, tổ nghiệp phiêu đãng, bôn ba lao lục” – Cự môn Đà la cùng đóng ở Thân, Mệnh hoặc Tật ách cung, thì chủ về nghèo khốn, thân thể yếu đuối, tàn tật, bỏ tổ nghiệp mà trôi nổi, bôn ba vất vả.

Ngoài ra, trong Toàn thư còn thêm một câu về hình tướng “Cự Môn, Đà La tất sinh dị chí” – Tức là Mệnh thân mà có Cự Môn, Đà La thì ắt là sẽ có nhưng nốt ruồi khác lạ (câu này bản phường chỉ nói rằng : Đà la tất sinh dị chí, mà không có Cự môn – cần chiêm nghiệm)
Đối với Hỏa – Linh : Hỏa Linh là hai Hung tinh cùng hàng với Không Kiếp Kình Đà. Phối với Cự Môn, thì cũng giống như những hung sát tinh trên, làm cho hung tính của Cự tăng lên mà tác họa. Tính của Hỏa Linh đặc trưng là yểu chiết, cho nên trong Tử vi còn gọi là Đoản thọ sát tinh. Chính vì vậy, mà khi gặp Hung tinh Cự Môn thì trong các cách cục đều phảng phất ý nghĩa này.

Như câu “Cự Hỏa Kình dương chung thân ải tử”, hoặc “Cự môn Hỏa Linh phùng ác hạn, tử vu ngoại đạo” – Cự môn mà gặp Hỏa Linh, nếu vào hạn ác thì có thể chết ngoài đường.

Đối với cách này, thì rất cần phải có Lộc tồn để hóa giải (như trên đã dẫn), và khi nhập hạn thì rất cần Tử vi để áp chế thì có thể hóa giải được cái sự hung hiểm của trường hợp này. Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng “Cự môn Hỏa Linh, vô Lộc tồn Tử vi áp chế, quyết phối thiên lý, tao hung” – Nghĩa là, Cự-Hỏa-Linh mà không có Lộc-Tử hóa giải, áp chế thì phải quyết là sẽ lấy chồng lấy vợ rất xa (thiên lý), mà sẽ gặp hung họa. Nhưng như bài trước đã viện dẫn, khi Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp sẽ gặp Kình dương đồng cung, sẽ là hung cách chứ không hy vọng hóa giải được.

Và cuối cùng, có lẽ cũng căn cứ theo tính chất của Hỏa-Linh, thì xưa còn nhận xét rằng “Cự môn thủ mệnh, tam hợp sát thấu, tất tao hỏa ách” – Cự môn nhập mệnh, nếu trong tam hợp có Hỏa Linh hội về, ắt sẽ gặp hỏa ách.

(câu này vẫn còn đang trong vòng nghi ngờ và tranh cãi, cho rằng nó được suy diễn ra từ tính chất của Hỏa tinh. Bởi lẽ Cự Môn thuộc Thủy, gặp Hỏa không có lẽ nào lại kích động hỏa tính của Hỏa tinh được – cần chiêm nghiệm thêm).

Cự Môn nhập Phu Thê cung thì thường không được tốt, vì một trong những bản chất cố hữu của Cự Môn là thích tranh cãi, nhiều lời lẽ. Hơn nữa bản thân Cự Môn cũng có tính chất của Hung tinh, Dâm tinh. Do vậy, rất ngại khi cung Phu Thê gặp Cự hãm, hoặc Cung Phu Thê có Cự gặp sát tinh. Trường hợp này, cổ nhân hay phê “Cự Môn cư Thê, đa bất mãn hoài”, nghĩa là khi cung Phu Thê có Cự Môn đóng thì thường không bao giờ được thỏa mãn với chuyện hôn nhân.

Trường hợp như lá số trên, cung Phu ngộ Triệt, lại có Cự hãm (thìn), Hóa Kị đóng chính cung, tam phương tứ chính hội về là Kình Đà Cô Quả. Cho dù có được Tam Hóa Khoa Quyền Lộc cứu trợ, nhưng cũng khó lòng tránh khỏi trắc trở. Không thể nói là tốt được, cung Phu này, kết hợp với việc xem xét Mệnh-Thân thì cho thấy rất dễ xảy ra tình trạng “Nhị độ quá giang”, hoặc nếu không thì cuộc sống vợ chồng cũng sinh nhiều chuyện khắc khẩu cãi vã.

Cổ nhân khuyên rằng, Nữ nhân Cự Môn đóng vào cung Phu Thê, thì nên lấy chồng hơn nhiều tuổi để hóa giải bớt xung khắc.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Vương Đình Chi – Tử vi quan mệnh kinh nghiệm đàm

0
Vương Đình Chi – Tử vi quan mệnh kinh nghiệm đàm

Với Tử vi, kiến thức chỉ là phần nhỏ mà kinh nghiệm mới là điều cốt yếu để người luận đoán có thể xem xét tường tận vấn đề. Vương Đình Chi là người có nhiều bài viết hay về Tử vi, tôi chọn dịch bài “Tử Vi quan mệnh kinh nghiệm đàm” (kinh nghiệm xem Mệnh trong tử vi).

Đây không phải là bài viết về các kiến thức cơ bản, nó chỉ là những kinh nghiệm nhìn nhận vấn đề. Tác giả viết đại diện cho một cung Mệnh, còn các cung khác thì độc giả tự suy luận. Đây là những kinh nghiệm quý, có thể nó thuộc kiến thức cơ bản, nhưng cũng có chỗ nó là kinh nghiệm cá nhân. Mọi người đọc hãy dựa trên kinh nghiệm truyền bá của tác giả để chiêm nghiệm.

紫薇观命经验谈

安妥命盘, 只见满盘数十星曜, 善恶兼有时, 以命宫所落何地即与何星同垣为主要, 次则观审身宫及同垣之曜, 三则看命及身宫其三方四正有何吉曜之拱照, 抑或有无羊陀火铃其四煞之冲破, 然后再观夹拱如何, 其财帛, 官禄, 迁移与福德又如何.

命, 身二宫至为紧要. 若得南北二天之星曜庙旺守值, 而三方又得众吉庙旺拱照, 且无四煞或空劫刑囚耗忌之交会冲合或夹持, 勿论命身坐落何宫, 皆作美论.

再若合局入格, 更得众吉拱与吉夹, 应系美上加美, 秀实之最.

若是命, 身皆强, 而财迁官三宫亦见众吉齐凑, 则此命必非凡品, 成人者可作富贵兼有 ( 注: 官禄宫佳吉, 则以贵断. 财帛宫若是胜于官禄宫, 则以富断. 若是财, 官二宫皆为吉美, 则以富贵双全断. 惟富贵双全之命, 其命务必入格, 如”三奇嘉会格” , “将星得地格” , “明珠出海格” , “日照雷门格” , “雄星朝垣格” 等是, 否则不可妄测 ), 少年者可作来日发达之断.

然而亦有者命, 身及财迁官福六宫皆强, 而有为之大限均值闲陷之刑囚耗忌空劫或逢遇四煞, 则告美玉瑕玷, 虽美不足, 得数为之大减, 而务必断以中格之情.

倘若命, 身及财迁官福皆吉, 而三方四正亦有羊陀火铃之一二冲破, 纵系入格之命, 亦不作全美之论.

至于不入格者, 则断以一生忧劳, 若是大限行地亦陈凶多吉少之象, 不免于灾患悔吝之屡生.

命宫吉凶同守而三方得吉曜之拱冲, 仅主一生蹇滞, 而大限吉利亦可获益非浅 ( 注: 凶星平陷则否, 吉星亦平陷则告徇为欠吉之论, 虽大限极美亦难通达. 此外且主其人性情不稳, 爱憎难定 ).

但若是命宫纵有吉星守垣, 而三方有吉亦有煞曜拱冲, 则谓”秀而不实” ( 注: 见一煞或空劫亦然 ), 则主其人与命宫同坐平闲之煞曜并无二致.

盖三方仅为财迁官三者而已, 均不可为煞所值, 入财则财损, 入官则官吝, 入迁移则主出门多咎, 直接有损财, 官 ( 或事业 ) 之获也. ( 注: 倘若三方仅见杀破廉贪四凶, 常人为灾较四煞为轻, 亦主个性刚强, 意志坚定, 惟武人得之反作祯祥. 然命坐七杀于七杀平闲或得七杀对宫冲照, 虽庙旺亦终不利 )

凡命得长生, 帝旺与临官者, 复得众吉守照, 终必发达.

武人则利见博士, 青龙, 将军之同守命身, 再无诸恶之拱冲夹持, 定无不吉之理. 单是命身佳美而无四煞诸恶之拱冲夹持犹嫌不够, 尚须财迁官三宫悉皆得众吉守照始作美论 ( 注: 如吴佩孚将军之命即是 ), 不然则为减美, 或多富而不能贵显, 或贵荣而难作富奢, 或富贵俱不易获, 仅为出门顺利而已矣.

大抵命身佳吉而官禄宫亦佳吉者, 虽财宫欠美, 亦均多主公私俸禄, 不致有衣食之虑, 而财官佳美而官禄欠吉者, 多主为普通庶人, 或商贾或技艺, 而亦不虑于衣食. 二者若是迁移欠吉, 仅主毕生辛劳, 与人难处, 庸常不易盛旺, 官吏不易擢升而已.

唯财, 官宫既然欠吉, 迁移亦欠吉, 纵使命, 身两皆佳美, 亦难平步青云而有所遂心之作为, 更有者一世忧虑, 落寞寡欢, 甚至为常年之贫困而苦恼.

再若命身既成驳杂而又系欠吉, 而财, 官, 迁三宫亦均不美, 纵得福德, 仆役, 父母等宫佳吉, 亦作一生偃蹇之断, 尤命身有刑忌耗囚死绝及截空, 旬空, 空, 劫或孤辰, 寡宿之守照为甚.

男性之要宫, 为命, 身, 财, 官, 迁, 福, 妻, 仆, 兄弟其九宫, 惟以命, 身, 财, 官, 迁, 福六宫为最要. 女性者以命, 身, 福, 夫妻, 子女, 父母, 兄弟为着重, 但以命, 身, 福, 夫四宫为至要.

惟男女之命身及福德, 迁移均不宜坐守七杀. 倘命入七杀位于朝斗仰斗之地而合局入格, 男者固可富贵于一时, 然则终必不美 ( 注: 如袁世凯即乃正宗”七杀朝斗格” , 暴殁于五十八岁亦系一例 ). 而凡不入格者尤其不为美论, 无煞冲合则主性情怪僻, 刚愎逾常, 厚己苛人, 终遭灾悔遽临. 有煞交会者主贫贱孤寡, 亦主奸佞张狂, 与人不睦, 一生不得发达. 再若七杀冲命, 为祸亦不在轻, 既主终身难有达日, 又主出门性好争斗, 凡事斤斤较量, 不得人缘, 求谋于艰涩之中. 居奴仆则每遭人之侵害, 且主交结狐朋狗党, 悉乃不情不义之辈. 守福德则福薄德浅, 暧昧猥琐, 伤风败俗, 亦主一世庸碌, 了无昂然大志.

女子若逢七杀守命, 非生乡而庙旺无煞会合者, 主孤冷寡合而执拗, 纵有男志及作事有方, 亦主刑克至重. 入身宫为祸稍轻, 然主一生劳苦与躯体异常, 居迁移则好事争纷, 每每与人为敌, 滋生怨隙. 守福德尤其不宜, 不主娼妾则主淫贱, 有刑夫克子, 与人私通之虑.

男子得杀破廉贪之冲合, 虽俱不见煞亦主每多进退, 有煞则一生忧虑, 灾祸交叠难有宁日, 复见化忌或空劫耗使等恶, 必系流离失所, 四处飘荡之人. 惟得武破廉贪之冲合而不见七杀及四煞之交会, 又见昌曲辅弼魁钺紫府之守照, 允为上格, 富贵必矣, 女子逢之坚贞贤能, 才智过人而旺夫益子.

命宫有七杀与廉贞之合守, 勿论居于何地, 男女皆不为良, 命, 身各有杀廉分值亦然.

命宫有贪狼, 廉贞之合守, 或命, 身分值一星, 男女均多淫邪. 大凡贪狼守值命或身宫于闲陷, 多主其人耽于酒色, 女则人尽可夫. 而仅有廉贞一宿独守命身, 男女虽不免征逐酒色, 然较贪狼守值为吉.

观其人有无才识之福, 则看命身是否俱见昌曲魁钺, 最喜四宿皆得, 见一二仅主聪敏而已. 昌曲之魁钺守照命身, 须观有无四煞冲破, 乃至其地生克如何. 盖凡遭煞刑或遇地克, 则文星受害, 多无实学之有, 反主其人矫虚狡诈, 善嫉好妒反覆无常矣. 身坐文曲于生地而命宫仅得文昌冲照, 再若命, 财, 迁三宫又欠吉, 纵然书画双擅, 亦主难于贵显, 清寒贫士耳.

命逢武贪火铃于庙旺而无空劫刑囚耗忌之交会, 男主军旅成功, 富贵兼享, 女则代夫行权, 亦主才识双美, 志胜须眉.

紫微或天府守命而三方无煞, 男女皆主祯祥, 尤二星同宫或分值命, 身为最吉, 紫微赋七杀以权, 可制其凶. 故凡七杀命身者, 宜见帝极之守照, 否则大忌.

巨门为是非暗曜, 守值命身宜庙旺而逢遇太阳, 躔于陷地纵见旺日亦欠吉, 尤忌遭四煞之冲合, 必主无事生非, 一生不能作为也.

命逢空劫之拱冲, 纵然命局入格亦枉然, 难有旺达之期. 二星同宫而守命, 定主其人巅三倒四, 百事无成. 二星同宫而冲命, 常有奇灾大祸, 喜得众吉之解救. 二星夹命, 既主终身难遂己志, 亦主幼少凶祸. 空劫二星诸宫不利, 值庙旺庶可灾轻.

疾厄宫坐煞会煞, 多遭破相或肢体伤残, 否则青中年难逃凶险. 父母宫坐煞会煞, 而命身飞入丧, 吊, 白虎与天刑, 则主双亲不全.

此是观命之一得, 篇幅不允, 无以逐一详述而概括致尽, 即此结束也.

Tử vi quan Mệnh kinh nghiệm đàm
Tác giả : Vương Đình Chi.

An xong Mệnh bàn, chỉ thấy hơn mười tinh diệu bày đầy bàn, có khi thiện ác lẫn lộn. Xem Mệnh cung đóng ở đất nào, cũng tức là sao nào đồng cung là chủ yếu. Thứ nữa là xem cung Thân cùng với sao nào đồng cung. Thứ ba thì xem xét tam phương tứ chính của Mệnh cung và Thân cung xem có cát diệu nào củng chiếu hoặc không bị Dương Đà Hỏa Linh tứ sát trùng phá, sau đó lại xem Giáp-Củng (củng : chiếu về, Giáp : kẹp bên cạnh – ND) như thế nào? Cùng với Tài Bạch, Quan Lộc, Thiên di và Phúc Đức như thế nào.

Mệnh Thân hai cung là quan trọng nhất, nếu được Nam Bắc hai hệ sao miếu vượng thủ trị mà Tam phương lại được các cát diệu củng chiếu mà không bị Tứ Sát, Không Kiếp, Hao Kị hội nhau trùng hợp hay giáp thì không cần biết Mệnh Thân đóng cung nào đều kết luận là đẹp.

Nếu lại được hợp Cục, nhập cách, thêm cát tinh củng chiếu, giáp biên thì là đẹp lại càng thêm đẹp, thật là tối mỹ vậy.
Nếu thấy Mệnh cung, Thân cung đều mạnh, mà ba cung Tài-Di-Quan cũng đều có cát tinh đầy đủ hội hợp thì Mệnh này tất thuộc loại phi phàm. Là người trưởng thành thì có cả phú lẫn quý (Chú ý : Quan lộc cung tốt thì đoán là Quý, nếu Tài bạch cung mà thắng Quan lộc cung thì đoán là Phú, còn nếu thấy Tài Quan đều đẹp thì đoán là phú quý song toàn. Riêng Mệnh mà đạt Phú Quý song toàn thì nhất định phải nhập các cách tốt như “tam kỳ gia hội”, “tướng tinh đắc địa”, “minh châu xuất hải”, “Nhật chiếu lôi môn”, “Hùng tinh triều viên”, nếu không thế thì nên cẩn thận, không thể đoán bừa). Nếu là người thiếu niên thì cũng có thể đoán ngày sau ắt sẽ phát đạt.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp 6 cung Mệnh Thân cung Tài Di Quan Phúc đều mạnh, nhưng đại hạn thì lại bị Hình Tù Hao Kiếp nhàn hãm, hoặc ngộ Tứ sát thì tức là loại “mỹ ngọc hà điểm” (ngọc đẹp có vết), tuy đẹp mà không toàn diện, độ số giảm mạnh, thì chỉ đoán là Trung cách bình thường.

Nếu Mệnh Thân cùng Tài Quan Di Phúc đều tốt, mà tam phương tứ chính lại có một hoặc hai trong nhóm Dương Đà Hỏa Linh thì dù rằng Mệnh có nhập cách đi nữa, cùng không thể luận là đẹp.

Còn nếu như không nhập cách, thì đoán là một đời sầu não. Nếu như Đại hạn mà đến đất nhiều Hùng ít Cát thì khó tránh được tại nạn, lo sầu phát sinh.

Mênh cung mà có Cát tinh và Hung tinh cùng đóng, mà Tam phương được cát tinh chiếu về, là chủ về một đời trục trặc không thông suốt, gặp được đại hạn tốt thì cũng thành công không nhỏ. (chú ý : Hung tinh mà bình hãm thì yếu, kể như không. Cát tinh mà bình hãm thì lại chỉ luận là khiếm cát – tốt ít mà thôi. Tuy đại hạn cực tốt, thì cũng khó thông đạt, ngoài ra lại chủ về người tính tình bất ổn, yêu ghét khó định).

Nếu như thấy Mệnh cung có Cát tinh thủ đóng, nhưng Tam phương lại có cả Hung tinh, Cát tinh chiếu về thì tức là “tú nhi bất thực” – Cây mọc mà không ra quả (Chú ý : chỉ cần thấy 1 sát tinh trong Tứ sát, hoặc Không Kiếp cũng kết luận là thế). So với người mà có Mệnh cung cùng có sát tinh bình-nhàn tọa thủ, cũng không khác là mấy (xem đoạn trên).

Đại khái, Tam phương chỉ là ba cung Tài – Quan – Di mà thôi, đều không nên có sát tinh đóng ở đó, nhập Tài thì tổn tài, nhập quan thì công danh lận đận, nhập Thiên di thì chủ về ra khỏi nhà nhiều nạn, cũng trực tiếp ảnh hưởng đến Tài-Quan vậy. (Chú ý : Nếu như tam phương thấy tứ hung Sát Phá Liêm Tham, người thường ngoài việc không ngại tai họa của Tứ sát, còn chủ về cá tính cứng rắn, ý chí kiên định, riêng những người binh nghiệp thì ngược lại rất tốt. Tuy nhiên, nếu Mệnh có Thất sát bình – nhàn tọa thủ, hoặc chiếu về thì chuy quy vẫn là bất lợi).

Thường là Mệnh mà có Trường Sinh, Đế vượng, hay Lâm Quan lại được cát tinh thủ chiếu thì cuối cùng cũng phát đạt.

Người theo binh nghiệp thì sẽ tốt nếu được Bác sĩ, Thanh long, Tướng quân cùng thủ Mệnh Thân , lại không gặp Sát tinh Củng – Giáp, nhất định không thể không tốt. Nếu chỉ riêng Mệnh Thân đều đẹp, lại không có Tứ sát, ác tinh hội hợp thì vẫn còn chưa đủ. Cần phải Tài-Quan-Di tam phương đều có cát tinh hội hợp thì mới luận là đẹp (Chú ý : Mệnh của Ngô Bội Phu tướng quân là như thế). Nếu không phải thế thì giảm nhiều tốt đẹp, hoặc giầu có mà không quý hiển, hoặc quý mà không phú, hoặc phú quý có lấy được cũng chẳng hề dễ dàng. Chỉ là đi ra ngoài thì được đôi chút thuận lợi mà thôi.

Đại để, Mệnh Thân đều tốt, mà cung Quan lộc cũng tốt thì tuy cung Tài có chút khiếm khuyết cũng vẫn chủ về được bổng lộc, không đến nỗi phải lo về cơm áo. Nếu mà Tài Quan hai cung đều tốt, nhưng cung Quan có đối chút khiếm khuyết thì phần nhiều là người thường, người buôn bán hay làm kỹ nghệ, cũng đều không phải lo lắng đến cơm áo y thực. Cả hai trường hợp trên nếu mà lại có Thiên di khiếm khuyết, chủ về một đời vất vả, khó khăn với người khác, người thường khó mà thành thịnh vượng được, quan lại thì khó lòng thăng tiến.

Riêng Tài-Quan mà đã khiếm khuyết, nếu như Thiên Di lại cũng khiếm khuyết, thì kể cả Mệnh Thân hai cung có tốt đi nữa, cũng khó lòng mà được “Bình bộ thanh vân” (nhẹ bước đường mây) toại tâm toại ý được, không những thế, lại thêm một đời phiền lo, cô đơn kém vui, thậm chí khổ não vì nghèo khó quanh năm.

Nếu như Mênh Thân trở thành bác tạp (tốt xấu lẫn lộn) khiếm khuyết, mà ba cung Tài-Quan-Di cũng đều không tốt, nhưng lại có Phúc Đức, Nô Bộc, Phụ Mẫu tốt, thì đoán là một đời kiêu ngạo (dựa dẫm nhờ thế lực gia đình, không làm nên trò trống gì), Mệnh Thân có thêm Hình Kị Hao Tù Tử Tuyệt cũng với Tuần Triệt Không Kiếp hoặc Cô Thần Quả Tú hội hợp thì càng nặng nề.

Nam giới thì cung quan trong là 9 cung Mệnh, Thân , Tài, Quan, Di, Phúc, Thê, Nô, Huynh Đệ. Riêng có 6 cung Mệnh, Thân , Tài, Quan, Di, Phúc là tối quan trọng. Nữ giới thì quan trọng là Mệnh, Thân , Phúc, Phu, Tử, Phụ Mẫu, Huynh Đệ, nhưng quan trọng nhất là 4 cung Mệnh, Thân , Phu, Phúc.

Có điều, Mệnh Thân cả nam lẫn nữ cùng với Phúc Đức, Thiên Di đều không nên có Thất sát tọa thủ. Nếu như Mệnh có Thất Sát tọa thủ, ở vào cách “Ngưỡng đẩu, Triều đẩu” mà hợp cục, nhập cách – đàn ông thì cứng rắn mà phú quý nhất thời, nhưng cuối cùng ắt sẽ không đẹp (chú ý : Như Viên Thế Khải là chính gốc cách “Thất sát triều đẩu” chết đột ngột năm 58 tuổi là một ví dụ). Nếu không nhập cách thì luận là rất không tốt, không có sát tinh hội hợp thì tính tình quái gở, bảo thủ quá mức, dễ với mình mà khó với người, cuối cùng rồi thì sẽ gặp tai ách. Nếu có sát tinh giao hội, chủ về bần tiện cô quả, cũng chủ về gian tà bừa bãi, một đời khó có thể phát đạt. Nếu như lại có Thất sát trùng vào Mệnh thì họa không phải là nhỏ, cả đời không có ngày thành đạt. lại chủ về ra ngoài thích tranh giành, mọi việc so đo tính toán, không gặp nhân duyên, cầu mưu không thành. Cư vào Nô bộc thì thường bị người xâm hại, chủ giao kết với bọn băng đảng, thuộc loại bất tình bất nghĩa. Đóng vào Phúc Đức thì phúc bạc, tối tăm hèn mọn, bại hoại thuần phong, cũng chủ về một đời dung tục, không có chút chí lớn nào.

Đàn bà mà nếu có Thất Sát thủ Mệnh, nếu không phải là Sinh vượng, Miếu Vượng, không bị Sát tinh hội hợp, thì chủ về cô đơn lạnh lùng, gàn bướng, tính khí làm việc như đàn ông, hình khắc nặng nề. Nhập vào cung Thân thì họa không nhỏ, chủ về một đời lao khổ, Thân thể lại dị thường, đóng vào Thiên di thì thích tranh giành, thường gây thù chuốc oán với người, này sinh oán hận. Rất không nên đóng vào Phúc đức, không chủ về kỹ nữ, tỳ thiếp thì cũng chủ về dâm tiện, hình phu khắc tử, tư thông với người khác mà lo lắng.

Đàn ông được Sát Phá Liêm Tham hội hợp, tuy không gặp sát tinh nhưng cũng chủ về thăng trầm vô độ, có sát tinh thì một đời lo lắng, tai họa liên miên khó có ngày nào yên, nếu mà lại gặp sát tinh Hao Kị Không Kiếp ắt là sẽ nay đây mai đó trôi dạt khắp nơi, là người tứ xứ phiêu đãng. Riêng gặp Vũ Phá Liêm Tham trùng hợp mà không gặp Thất Sát và Tứ sát giao hội, lại có Xương Khúc Khôi Việt Tả Hữu Tử Phủ hội chiếu thì vẫn là thượng cách, ắt sẽ phú quý. Đàn bà mà gặp cách này thì là người hiền năng, kiên trinh, tài trí hơn người mà lại vượng phu ích tử.

Mệnh cung có Thất Sát Liêm Trinh hợp thủ (Liêm Sát sửu mùi), bất luận đóng ở đâu, trai gái đều bất lương. Mệnh Thân đều có Sát-Liêm chia nhau đóng cũng thế.

Mệnh cung mà có Tham Lang Liêm Trinh hợp thủ, hoặc Mệnh Thân chia nhau mỗi cung một sao, Nam nữ đều dâm tà. Phần lớn Tham Lang đóng ở Mệnh Thân cung mà hãm địa, đều là người đam mê tửu sắc, nữ nhân thì ai cũng có thể làm chồng. Nếu có một sao Liêm trinh độc thủ Mệnh Thân , nam nữ tuy không tránh được chuyện tửu sắc, nhưng so với Tham Lang thì vẫn còn là tốt.

Xem người có tài trí hay không, thì xem Mệnh Thân của người ta có Xương Khúc Khôi Việt hay không, rất tốt đẹp nếu có cả 4 sao này hội hợp. Gặp được một hai sao này cũng chủ về người thông minh tài trí. Xương Khúc Khôi Việt thủ chiếu Mệnh Thân , cần phải xem có sát tinh xâm phạm không, xem cả xem chỗ đóng sinh khắc như thế nào… Đại để, nếu gặp Hình Sát hoặc đóng vào đất khắc, thì Văn tinh bị hại, phần nhiều là kẻ không có thực học, lại là kẻ xảo quyệt gian trá, thích ghen ghét, phản phúc vô thường. Thân có Văn Khúc ở Sinh Vương địa, mà Mệnh có Văn Xương thủ chiếu, nếu 3 cung Mệnh-Tài-Di lại khiếm khuyết thì ắt là người đam mê sách vở thi ca, khó lòng quý hiển, một đời làm thanh hàn bần sĩ.

Mệnh gặp Vũ Tham Hỏa Linh miếu vượng mà không có Không Kiếp Hình Tù Hao Kị hội hợp, đàn ông dễ thành công trong quân đội, phú quý có đủ, đàn bà thì quyền hành thay mặt chồng, cũng chủ về tài trí song mỹ, chí khí hơn cả nam nhân.

Tử vi hoặc Thiên phủ thủ Mệnh, mà Tam phương không bị sát tinh, Nam Nữ đều chủ tốt đẹp, nhất là 2 sao đồng cung, hoặc chia nhau đóng vào Mệnh Thân thì rất tốt, Tử vi trao quyền cho Thất sát, có thể chế được hung họa. Cho nên, phàm là Thất Sát đóng ở Mệnh Thân , nên gặp Tử vi thủ chiếu, nếu không thì là đại kị.

Cự môn là sao của thị phi, đóng ở Mệnh Thân thì cần phải miếu vượng hoặc gặp Thái Dương. Nếu đóng ở chỗ hãm thì dù cho có gặp Thái Dương vượng cũng là khiếm cát (không tốt), rất kị gặp Tứ sát trùng hợp, ắt chủ về đang vô sự lại sinh thị phi, một đời khó làm nên vậy.

Mệnh gặp Không Kiếp thủ chiếu, dẫu cho có nhập cách cũng phí uổng, khó có cơ hội vượng đạt, Gặp hai sao này đồng cung đóng vào Mệnh, nhất định chủ về người thay đổi điên đảo, trăm sự khó thành. Hai sao này đồng cung đóng vào Mệnh thường chủ về tai họa lớn bất ngờ, cần phải có Cát tinh giải cứu. Không Kiếp giáp Mệnh, cả đời không toại chí, thuở nhỏ thường gặp tai nạn. Hai sao Không Kiếp đòng vào cũng nào cũng bất lợi, gặp chỗ miếu vượng thì có thể giảm nhẹ được tai họa.

Cung Tật ách mà có sát tinh tọa thủ, lại hội thêm sát tinh, thường gặp phá tướng, hoặc Thân thể tàn tật, bằng không thì đến trung niên khó tránh được hung hiểm.

Cung Phụ mẫu mà có sát tinh tọa thủ, lại hội thêm sát tinh, mà Mệnh Thân không gặp Tang Điều Hình Hổ thì chủ về song Thân không toàn.

Đây mới chỉ được phần xem Mệnh, bài viết không nhiều nên không lấy từng cung một để thuật rõ, mà chỉ cố gắng khái quát. Xin kết thúc ở đây.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 2) -SAO TỬ VI

0
SAO TỬ VI

Tử Vi miếu ở ba cung Sửu Ngọ Mùi, không ưa hai cung Thìn Tuất

Tử Vi thuộc âm thổ, là Bắc Đẩu chủ tinh. Trong 14 chính diệu của Đẩu Số nó là lãnh đạo của các sao, cho nên cổ nhân gọi là Đế diệu, ví với hoàng đế:

Do ví với hoàng đế, nên dễ nhớ đặc tính của Tử Vi như sau:

-Có khí quý phái, có tài lãnh đạo, có phong thái của người ra lệnh. Còn tài năng lãnh đạo có hoàn mĩ hay không, mệnh lệnh có chính xác không, thì cần phải xem Tử Vi ở cung vị nào, và hội hợp với các sao ở tam phương tứ chính cát hung ra sao mói định được.

-Có lực điều giải, tức là giỏi khống chế và làm thay đổi cho nên Tử Vi có thể kềm chế các sao hung hãm như Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kị. Nhưng lại không tránh được ảnh hưởng của ám tinh Cự Môn, Bởi vì, hoàng đế tuy có thể nhiếp phục quần thần, nhưng lại dễ thích nghe lời sàm tấu, Cự Môn giống như nịnh thần hay sàm tấu, có thể gây ảnh hưởng đến sự biếu hiện của Tử Vi.

– Có lực khắc chế, là nói đối với hai sao Thất Sát, Phá Quân. Phá Quân tuy giống như tướng soái ở ngoài trận địa, không nhận mệnh lệnh của quân vương, nhưng không có Thất Sát làm sao tâu báo với Tử Vi. Nhưng “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung, cũng có thể biến lực phá hoại của Phá Quân thành lực khai sáng.

– Có lực cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ càng mạnh thì đấu chí của Tử Ví càng mạnh

Nếu như hội hợp với các sao có sự trợ giúp cho lực cạnh tranh như Thiên Phủ, Thiên Tướng, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì càng không dễ nhượng bộ, giống như bậc quân vương lấy xã tắc làm trọng.

– Có lòng tự tôn, mà còn có tính cách mạnh mẽ, giống như hoàng đế nhất định phải giữ sự tôn nghiêm của bản thân. Cho nên về tính cách thường có biểu hiện tự cao tự đại, thiện ác tùy tâm. Nếu nó hội chiếu với sát tinh, mà không có sao cát, thì dễ kích động theo kiểu thương thì cho sống, ghét thì cho chết nhưng khi ở trong nghịch cảnh, Tử Vi lại có thể giấu nỗi khổ trong long, không chịu biếu lộ.

Vì Tử Vi là đế diệu, cho nên rất ưa trăm quan đứng chầu (bách quan triều củng), rất kị quần thần xa lánh (tại dã cô quân). Bách quan và quần thần, là chỉ các sao Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thiên Khôi, Thiên Việt. Tuy Tử Vi cũng ưa Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, nhưng vẫn không bằng cách cục “Bách quan triều củng”. Cho nên Tử Vi đóng ở cung mà được “bách quan triều củng”, thì có thể đại phú đại quý; còn được “Phủ Tướng triều viên” thì chi là cách cục không thấp, nếu chỉ mang đặc tính của Tử Vi để phát huy mà thôi thì chưa chắc có thể phú quý.

Nếu không có “trăm quan đứng chầu”, mà là “quần thần xa lánh”, giả dụ như ngay cả “Phủ Tướng triều viên” cũng không có, thế thì giống như vị vua cô độc nơi hoang dã (tại dã cô quân). Lúc này Tử Vi sẽ có biểu hiện xử sự thiếu hòa hợp, đây là do sự tôn quý của hoàng đế, vì vậy khác với tư tưởng của người thường.
“Tại dã cô quân” lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, và Tứ sát, thì chỉ thích hợp phát huy tư tưởng siêu thoát, cho nên cổ nhân cho rằng trường hợp này thích hợp làm tăng nhân, đạo sĩ. Nhưng ở thời hiện đại, có thể phát triển thành nhân vật có tư tưởng đặc biệt. Nếu gặp được Tham Lang, Thiên Tài, hoặc Liêm Trinh, thì có khả năng là nghệ thuật gia hoặc nhà thiết kế. Nhưng nếu “tại dã cô quân” gặp các sao sát, không, còn tương hội với Thái Âm, thì trái lại, tư tưởng siêu thoát sẽ không phát huy. Do ảnh hưởng của Thái Âm, sẽ biến thành người hí lộng thủ đoạn, thích giở mánh khóe.

Ngoại trừ “tam phương tứ chính”, Tử Vi còn chịu ảnh hưởng của hai cung ở bên trái và bên phải. Nó rất ưa Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, kế đến là Văn Khúc, Văn Xương giáp cung.

Nếu gặp phải Hỏa Tinh, Linh Tinh giáp cung; hoặc Kình Dương, Đà La giáp cung; thì Tử Vi có khả năng trờ thành bạo chúa, cũng tức là phát huy toàn bộ tính chất xấu của nó.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 3) – SAO THIÊN CƠ

0
SAO THIÊN CƠ

Thiên Cơ miếu ở hai cung Tí, Ngọ; hãm ở hai cung Sửu, Mùi.

Thiên Cơ là sao thứ nhất của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc âm mộc, Hóa khí là “thiện” (khéo léo).

Tính chất cơ bản của Thiên Cơ là mưu trí, quyền biến và linh hoạt, có thể ví với mưu sĩ hoặc quân sư.

Nói về phương diện tốt, Thiên Cơ chủ về thông minh, nhạy bén, xử sự có mạch lạc, lớp lang, cho nên học hành giỏi giang, có thể trở thành người đa tài đa nghệ. Vả lại, nhờ đặc tính thông minh, nhạy bén, người này lâm sự phản ứng khá lanh lẹ, đối với người thì khéo ăn khéo ở.

Do các đặc tính trẽn, nên Thiên Cơ có phẩm cách về trí tuệ, giỏi động não, cũng sở trường về phân tích và vạch kế sách, kiêm có kĩ năng chuyên môn, đây đều là đặc tính của mưu thần và quân sư.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Nói về phương diện khuyết điểm, Thiên Cơ có đặc tính hay lo nghĩ quá đáng, thường lao tâm khổ tứ. Cho nên có biểu hiện không thể kiên trì trong một kế hoạch. Bởi vì khi tiến hành kế hoạch tới một giai đoạn nào đó, người này sẽ vì suy nghĩ tính toán quá nhiều nên muốn thay đổi kế hoạch. Nói cụ thể hơn, người có Thiên Cơ thủ cung mệnh dễ có tính đứng núi này trông núi nọ, học nhiều mà không thực tế: dục vọng quá cao… Thiên Cơ thủ mệnh không nên kinh doanh làm ăn, đặc biệt không nên tự sáng lập sự nghiệp, mà chỉ nên làm công việc vạch kế sách. Nếu không, khi tự kinh doanh, sẽ dễ vì động não quá nhanh mà không kiên trì, dẫn đến thất bại.

Thiên Cơ khác với Tử Vi nó không có khí quý phái của bậc hoàng đế, cho nên sức đề kháng và Hóa giải các sao hung, sát, kị, hình rất yếu ớt Thiên Cơ rất ngại Hóa Kị, khiến cho các ưu điếm của bản thân không thể phát huy, mà khuyết điểm thì bộc phát hoàn toàn.

Thiên Cơ cũng tương phản với Tử Vi ở chỗ nó không kị Cự Môn, Cự Môn gây ảnh hưởng đối với Thiên Cơ, chỉ là dễ xảy ra điều tiếng thị phi sau lưng, nhất là sai lầm về lời nói.

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 4) -SAO THÁI DƯƠNG

0
SAO THÁI DƯƠNG

Thái Dương miếu ở hai cung Mão, Ngọ; hãm ở bốn cung Tuất, Hợi, Tí, Sửu.

Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, không thuộc Nam Đẩu hay Bắc Đẩu, ngũ hành thuộc dương hỏa, Hóa khí thành “quý”.

Trong Đẩu số, ba sao Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương chia ra làm chủ Bắc Đẩu, Nam Đẩu và Trung Thiên, có đặc tính khác nhau. Ánh sáng chói lọi và uy lực của Thái Dương thậm chí so với Tử Vi có lúc còn trải rộng và xa hơn. Nhưng ánh sáng và nhiệt của Thái Dương chỉ cho ra mà không nhận vào, cho nên đặc tính chủ yếu nhất của Thái Dương, là chủ về quý mà không chủ về phú, chủ về danh mà không chủ về lợi.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Nếu nói về việc làm của con ngươi, thì Tử Vi là đế tọa (ngai vàng), Thiên Phủ là quản kho tiền, Thái Dương thì quản chức tước. Đây là biểu hiện cụ thể tính chất chủ về quý mà không chủ về phú của Thái Dương.

Do tính chất này, Thái Dương rất nên đóng ở cung sự nghiệp (tức cung quan lộc), trong đó ở hai cung Tỵ, Ngọ là rất có khí thế. Bởi vì ở cung Tỵ là Thái Dương sắp lên đến giữa trời, ở cung Ngọ là ở giữa trời, cho nên khí thế vô cùng. Nếu ở cung vị lạc hãm, thì chủ về vì sự nghiệp mà lao tâm khổ tứ, vất vả.

Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, do đó cùng dạng với Tử Vi, thích “bách quan triều củng”, ưa được các sao quý cát Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu. Nếu không được trăm quan đứng chầu, mà còn gặp Tứ sát hoặc sát tinh nhiều mà cát tinh ít, thì chủ về phát lên một cách nhanh chóng, rồi suy sụp cũng rất nhanh chóng, phú quý không được lâu. Nếu cát tinh nhiều sát tinh ít, thì chủ về tâm cao khí ngạo.

Thái Dương ngoài việc kị tứ sát Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, còn rất ghét Cự Môn. Vì Cự Môn là “ám tinh”, có thể che ánh sáng của Thái Dương. Nó cũng không ưa bản thân Hóa Kị, sẽ bất lợi về mắt.

Thái Dương lạc hãm ở bốn cung Tuất, Hợi, Tí, Sửu. Ở cung Tuất chủ về mắt có tật loạn thị, lòa mắt; ở cung Hợi là cách cục “Nhật Nguyệt phản bối”, nếu hội các sao Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã, thì gọi là “Lộc Mã giao trì”, thì trái lại, sẽ vừa phú vừa quý.

Thái Dương nhập Mộ ở hai cung Mão, Ngọ. Ở cung Mão là “mặt trời mọc ở phương đông”, chủ về người có tính chất nắm quyền; ở cung Ngọ là “Nhật lệ Trung Thiên” (mặt trời chói lọi giữa trời), quyền lộc tuy trọng, nhưng ánh sáng của Thái Dương quá mãnh liệt, nên cũng dễ mắc bệnh tật ở mắt.

Ở nam mệnh, Thái Dương là cha, là con trai; ở nữ mệnh, Thái Dương là cha, là chồng, và là con trai. Phàm Thái Dương ở cung mệnh, nói chung, hơi có tính chất hình khắc đôi với phái nam trong lục thân. Mức độ hình khắc tùy theo cung vị, và các sao cát hung đồng cung hay hội chiếu.
Thái Dương ở cung Ngọ, ánh sáng của mặt trời mãnh liệt, cho nên mức độ hình khắc đối với phái nam trong lục thân, thông thường cũng lớn hơn ở các cung khác.

Ngoài ra, phàm Thái Dương ở cung mệnh, nên là người sinh vào ban ngày, không nên là người sinh vào ban đêm. Người sinh vào ban đêm mà ở cung hãm, dù không hội các sao hình sát, mức độ hình khắc phái nam trong lục thân vẫn lớn. Nếu người sinh vào ban ngày, thông thường mức độ sẽ giảm nhẹ

Thái Dương chiếu khắp vạn vật, cho nên chủ về khảng khái, hiền từ, rộng lượng. Nhưng nếu ở cung hãm thì dễ thành màu mè mà không có thực chất. Nữ mệnh Thái Dương, chủ về có chí hướng của đàn ông, hiền thục mà có chủ kiến, về phương diện tình cảm không dễ xảy ra tình huống lúng túng, khó xử. Có điều, nếu có Hỏa Tinh đồng cung, thì dễ xử sự bằng tình cảm.

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 5) – SAO VŨ KHÚC

0
SAO VŨ KHÚC

Vũ Khúc miếu ở bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi hãm ở cung Mão.

Vũ Khúc là sao thứ sáu của Bắc Đẩu, thuộc âm kim, Hóa khí làm “tài” (tiền tài).

Về phương diện tính cách, Vũ Khúc chủ về quyết đoán mau lẹ, khuyết điểm của nó là suy nghĩ nông cạn. Người có nó thủ mệnh có thể phát nhanh mà cũng có thể bại nhanh.

Vũ Khúc tính cương, vì vậy không nên có thêm Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ. Nếu gặp chúng, ắt dễ vì xung động nhất thời mà xảy ra tai ách, khi hóa giải nạn tai sẽ phải trả giá rất đắc.

Do tính cương, Vũ Khúc cũng không nên gặp các sao văn (Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa), nếu không sẽ chủ về do dự, thiếu quyết đoán, nhưng bề ngoài thì giống như rất có chủ kiến, dẫn đến xử sự tiến thoái không hợp lí, giống như người có văn tài mà làm công việc quản lí về quân sự, đương nhiên không thích hợp.

Trong Đẩu số, Vũ Khúc tuy không phải là chiến tướng giống như Thất Sát và Phá Quân giong ruổi nơi sa trường, nhưng xét ở góc độ tính cương thì cũng được liệt vào hàng quan võ, cho nên nói chung cũng có chút tính cô độc và hình khắc, không nhu hòa như các sao văn. Võ cương văn nhu là đặc tính cơ bản.

Vũ Khúc ngại Hóa Kị hơn các sao văn, Nếu Hóa Kị sẽ chủ về sự nghiệp thất bại, tiền tài hao tán, gặp sát tinh thì nên bình tĩnh nhẫn nại, nếu không dễ bị sụp đổ. Nhưng Vũ Khúc lại rất ưa Hóa Lộc, chủ về nguồn tiền tài như ngòi suối; nếu lại gặp thêm Lộc Tồn, Thiên Mã, thì chủ về phát ở tha hương.

Do tính cương, cô độc và hình khắc, nên cũng bất lợi về hôn nhân, chủ về kết hôn muộn hoặc sinh li tử biệt. Nhẹ thì vợ chổng gần nhau thì ít mà xa nhau thì nhiều, hoặc vợ chồng không hòa thuận; nặng thì phu thê li tán. Nếu gặp Hóa Kị, Hỏa Tinh, Cô Thần, Quả Tú, thì phải xem sao hung nhiều ít, và Vũ Khúc ở cung nào, để phán đoán mức độ hôn nhân bất lợi.

Nữ mệnh Vũ Khúc, chủ về vợ đoạt quyền chồng, nhưng cũng chủ về phụ nữ có khí khái của bậc trượng phu. Nếu có các sao Tả Phụ, Hữu Bật Tam Thai, Bát Tọa hội chiếu, là người phụ nữ tài giỏi; gặp thêm Khoa, Lộc, Quyền và Thiên Hình, thì quyền hành bổng lộc tiếng tăm đều lớn, ắt là người có địa vị cao trong xã hội, nhưng bất lợi vê hôn nhân.
Nữ mệnh Vũ Khúc mà rơi vào hãm địa, gặp tứ sát, chủ về hình khắc cô độc; gặp thêm Hóa Kị, thì có nguy cơ hung vong.

Bất kể nam nữ, Vũ Khúc thủ mệnh, có Thiên Khôi, Thiên Việt, mà không có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp xung hội hoặc đồng độ, đều chủ về có thể nắm đại quyền về kinh tế, nên làm việc trong giới làm ăn kinh doanh.

 

ST – Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 6) – SAO THIÊN ĐỒNG

0
SAO THIÊN ĐỒNG

Thiên Đồng miếu ở ba cung Mão, Tỵ, Hợi; hãm ở ba cung Sửu Ngọ Mùi.

Thiên Đồng là sao thứ tư của Nam Đẩu, thuộc dương thủy, Hóa khí là “phúc’

Trong Đẩu số, Thiên Đồng được ví là vị thần chuyên trông coi việc ăn uống, sắp xếp yến tiệc cho hoàng đế, vì vậy đặc tính của nó là hưởng thụ, khuyết điểm là lãng phí và nhu nhược.

Có một khái niệm khá phổ biến, cho rằng “Thiên Đồng ở trong 12 cung đều là phúc trạch”, thực ra không phải vậy. Theo Vương Đình Chi, thậm chí có thể nói, Thiên Đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm.

Nói về cung mệnh, người có Thiên Đồng thủ mệnh, cát thì chủ về khiêm tốn, thông minh mẫn tiệp, phong thái cao thượng thanh nhã; nếu hung thì chủ về chìm đắm trong dục lạc, hay do dự, thiếu quyết đoán, hoặc chỉ có kế hoạch tốt mà không thực hiện.

Thiên Đồng úy kị tính cứng rắn, hình khắc của Hỏa Tinh và Linh Tinh, nhưng lại không sợ Kình Dương. Đồng độ hoặc hội hợp với Kình Dương ở cung Ngọ, gọi là “Mã đầu đới tiễn”, trái lại, sẽ chủ về có thể nắm đại quyền trong quân đội hay cảnh sát

Thiên Đồng ở cung Hợi không ưa Hóa Kị. Nếu can của cung Hợi Hóa Kị, lại hội tứ sát Địa Không Địa Kiếp và Thiên Hình, thì chủ về hình khắc cô độc, hoặc bị tai nạn bệnh tật làm tổn thọ.

Rất ưa tọa cung Tuất gặp Cự Môn Hóa Kị ở đối cung (tức cung Thìn), gọi là “phản bối”; được Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, là hết cơn bĩ cực đến hổi thái lai, biến thành mệnh đại quý.

Nữ mệnh Thiên Đổng, cuộc sống thường sung túc, nhưng dễ cảm thấy tinh thần trống rỗng. Cho nên cổ nhân cho rằng “nữ mệnh Thiên Đồng cư Tỵ Hợi nhập miếu, thì đẹp mà dâm” Luận đoán này là suy diễn ra từ tính chất tinh thần trống rỗng. Ở phương diện sự nghiệp hoặc phương diện sở thích, nếu có thể làm cho sinh hoạt tinh thẩn trở nên phong phú thì vẫn tránh được, đời sống hôn nhân sẽ, được vui vẻ.

Phàm Thiên Đồng đóng ở cung mệnh, hoặc ở cung phúc đức, chỉ cần không có Hóa Kị, phần nhiều chủ về có tài năng âm nhạc, hoặc ưa thích cái đẹp, do đó chẳng khó tìm nơi để kí thác về phương diện tinh thần.

Bất kể nam nữ, nếu Thiên Đồng thủ mệnh, gặp sao sát, hình thì trái lại, có thể có năng lực khai sáng, mà không sầu muộn về phương diện tinh thần. Nếu chỉ gặp sao cát mà không gặp các sao sát, hình, thì trái lại dễ chìm đắm trong lạc thú, trở thành phóng đãng. Đây giống như thời xưa, Hoàng đế không có trung thần can gián, lại không gặp họa loạn, dễ vì lời sàm tấu của nịnh thần mà biến thành hôn quân.

- Advertisement -