18 C
Hanoi
Thứ Năm, 20 Tháng Hai, 2025
spot_img
Home Blog Page 66

Sao Hóa Khoa – Đệ nhất giải thần

0

Ý nghĩa Sao Hóa Khoa

Sao Hóa Khoa là một Sao trong Bộ Tứ Khoa Quyền Lộc Kị (Sao Hóa KhoaSao Hóa QuyềnSao Hóa LộcSao Hóa Kị).

Sao Hóa Khoa thuộc Mộc đới Thủy ( cũng có sách cho là thuộc Dương Thủy), ứng với số 3, 8 ở phương Đông, chủ về mùa Xuân. Mùa xuân thuộc Mộc, trong cái vòng sinh sôi bất tận thì chính là thời điểm manh nha, đâm chồi. Vì thế, Khoa chủ sinh trưởng, giáo hóa, công danh, thanh danh, thiện duyên, quý nhân, giải ách, khoa giáp, danh dự, quý trọng, thanh bạch, thuận lợi, cao thượng, khí chất tốt.

Hóa Khoa hội Khôi Việt Xương Khúc chủ về khoa giáp. Nhưng nếu gặp Kình Dương, Hỏa tinh thì dễ vất vả. Khoa hội Kiếp Không, chủ về khoa giáp bất thuận, có tài mà không gặp thời. Hóa Khoa nhập lục thân cung thì tình cảm gia đình trước sau đều đẹp

Sao Hóa Khoa ưa gặp bọn Quyền Lộc mà sợ ghét Hóa Kị. Thông thường, các sách Đẩu Số đều cho rằng Sao Hóa Khoa không nên gặp Hóa Kị. Ở thời cổ đại, hóa Khoa chủ về khoa cử công danh, sĩ tử cần phải xuất thân từ khoa cử thì mới dễ hiển đạt, cho nên không ưa Hóa Kị xung hội Hóa Khoa.

Ở thời hiện đại, không còn chuyên về khoa cử mới công danh hiển quý, cho nên lúc hóa Khoa và hóa Kị xung hội, thường thường chủ về nổi tiếng mà chuốc đố kị, có lúc lại chủ về nhiều người biết tiếng. Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một vị luật sư, Sao Cự môn hóa Kị ở cung mệnh, bị Thiên cơ hóa Khoa xung hội, vị luật sư nổi tiếng do tài ăn nói và cơ trí ứng biến lúc biện hộ cho thân chủ.

Nhưng thông thường, Khoa Kị tương xung dễ bị nói xấu, chê bai, dị nghị, phỉ báng, cần phải xem bản chất các sao mà định tốt hay xấu. Nếu Thái dương của cung mệnh nguyên cục Hóa Khoa, lại nhập miếu, chủ về người này ắt sẽ có danh tiếng lớn, đến Đại hạn hoặc Lưu niên không thích gặp Thái dương hóa Kị, chủ về vì có danh tiếng lớn mà chuốc điều tiếng thị phi.

Sao Hóa Khoa ở Cung Mệnh – Thân

Sao Hóa Khoa nếu đóng tại cung Thân cung Mệnh, chủ về thông minh mẫn tiệp, tài hoa khác thường, tính tình hòa nhã dễ gần, có thanh danh. Nếu gặp sao Hóa Lộc, Hóa Quyền sẽ là người hiển quý có địa vị cao. Nếu gặp hung tinh, tuy không được hiển quý, nhưng cũng có tài năng văn học. Nếu là Văn Xương hóa Khoa sẽ trở thành bậc thầy mẫu mực.

Sao Hóa Khoa không ưa sao Hóa Kị, nếu như không được cát tinh trợ giúp, thì chủ về vất vả gian lao mà không có thành tựu. Nếu được cát tinh trợ giúp mới có được thành tựu, nhưng vẫn khó tránh khỏi gian nan lao lực. Sao Hóa Khoa cũng kị gặp phải các sao Không vong như Triệt không, Tuần không, Địa không, Địa kiếp. Chủ về có tài năng mà không gặp cơ hội, lại thường rơi vào tình cảnh cô đơn khổ cực không nơi nương tựa.

Khi Văn xương, Văn Khúc gặp Hóa Khoa, lại thêm Thiên khôi, Thiên việt, sẽ có lợi về đường thi cử, thăng quan tiến chức thuận lợi mà trở thành hiển quý.

Sao Hóa Khoa tốt nhất nằm cùng với các sao Thất sát, Phá quân, Tham lang, Tử vi, Thiên cơ, Cự môn, Thiên đồng, Thái âm, Vũ khúc, chủ về sáng nghiệp, nhưng mệnh nữ cần đề phòng ảnh hưởng đến hôn nhân.

Sao Hóa Khoa nhập miếu tại Sửu địa (không sợ hung sát), vượng tại Ngọ địa, Thân địa (không sợ hung sát), đắc địa tại Thìn, Tuất, Mão (là phúc, kị hung sát), được lợi tại Dần, Tỵ, Mùi (phúc đến chậm, kị hung sát), bình thường tại Hợi, Tí, không đắc tại Dậu địa. Nếu nằm cùng cung hãm với Tiệt không, Tuần không, Địa kiếp, Địa không, Kình dương, Đà la, Thái dương, Thái âm là lạc hãm.

Quan điểm của Trung Châu Phái khi Hóa Khoa Nhập Mệnh

Phái Trung châu có một bí truyền về Hóa Khoa, như sau:

Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh ban ngày, đến cung hạn Thái dương nhập miếu được cát hóa, bất kể là Lưu niên hay Đại hạn, đều chủ về có thanh danh lớn. Nếu đến cung hạn có Thái dương lạc hãm, lại gặp các sao Sát Kị, thì thanh danh bị tổn thương. Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh vào ban đêm, đến cung hạn Thái âm nhập miếu được cát hóa, cũng chủ về có danh tiếng lớn. Nếu đến cung hạn có Thái âm lạc hãm, mà gặp các sao Sát Kị, thì chủ về thanh danh bị tổn thương.

Thông thường, hai trường hợp trên, có thể xem các sao hội hợp thực tế mà định chi tiết.

Hóa Khoa thủ cung mệnh, ở cung độ lục hợp, gặp Hóa Lộc (ví dụ như hóa Khoa ở cung Tí, hóa Lộc ở cung Sửu), gọi là “Khoa minh Lộc ám”, chủ về nhờ khoa cử công danh, có tiếng tăm mà được quan lộc, hoặc được nâng cao địa vị xã hội. Đây là nhờ danh mà đắc lợi. (có thể so sánh với cách “minh lộc ám lộc”, Lộc tồn và hóa Lộc ở cung lục hợp, cũng chủ về quý hiển, đây là nhờ phú mà được quý, khác với cách “khoa minh lộc ám” là nhờ danh mà được quý).

Hóa Khoa không ưa đồng cung với Địa không Địa kiếp, chủ về khuynh gia bại sản, chỉ có hư danh, hoặc có danh vọng trong phạm vi cực nhỏ, cũng chủ về nghiên cứu triết học tôn giáo.

Hóa Khoa đồng độ với Lộc tồn, mà rơi vào cung có Địa không, Địa kiếp, nhất định sẽ bị Kình dương và Đà la giáp cung, vì vậy tuy tốt nhưng không có danh vọng. Đây gọi là “mạ không trổ bông, sao Khoa hãm ở cung hung”. Cho nên, các sao hóa thành sao Khoa, mà danh vọng chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ là do nguyên cớ này, lúc luận đoán phải chú ý.

Quan điểm của Tứ Hóa Phái khi Sao Hóa Khoa nhập Mệnh Thân

Tứ Hóa Phái là trường phái đề cao nhất Tứ Hóa: Khoa – Quyền – Lộc – Kị. Dưới đây là toàn bộ quan điểm khi Sao Hóa Khoa Nhập mệnh của phái này. Mời bạn đọc tham khảo, chiêm ngiệm.

  • Vì cung mệnh là cung vị chủ về hình tượng bề ngoài, trường hợp thấy Hóa Khoa, chủ về bề ngoài trông rất có khí chất, cho người ta ấn tượng văn nhã, sở học thâm hậu; cũng khiến cho người ta có cảm giác mệnh tạo là một người mẫu mực, hoặc con nhà gia giáo. Tuy có dáng vẻ bề ngoài như vậy, nhưng bên trong có thực như vậy hay không thì phải xem cung quan lộc mới có thể định được.
  • Trường hợp Hóa Khoa ở cung mệnh, tạo cho người khác ấn tượng họ là người hiếu học, thông thường học lực cũng ở mức trung bình trở lên. Bởi vì Hóa Khoa có năng lực trật tự hỏa rất mạnh, nên có sở trường hấp thu ưu điểm của người khác, học một biết mười, còn có thể chỉnh lí lại cho tốt hơn. Hơn nữa, do Hóa Khoa có tính rất nhạy bén, độ cảm thụ cũng cao, còn có sức nhẫn nại, ưa tiếp cận những sự vật liên quan đến phương diện văn học hoặc nghệ thuật, cũng thích hợp với học thuật nghiên cứu, có thiên phú về văn nghệ. Nhưng vì có tứ hóa ở cung mệnh, nên ý thức chủ quan cũng mạnh, còn thích so sánh sở học với người khác.
  • Hóa Khoa ở cung mệnh, là chủ về mệnh tạo có thể giữ tâm cảnh bình yên thoải mái, có thể tìm cho mình phương pháp buông xả; nhưng tứ hóa ở cung mệnh thì ít nhiều gì cách suy nghĩ cũng đều lấy “cái tôi” làm trung tâm, mà Hóa Khoa là trung tâm, phần nhiều họ chỉ lo phần mình, bất kể người khác nghĩ sao. Hơn nữa, bởi vì bản thân kì vọng mình có thể giữ được danh tiếng, giữ được danh dự, vì vậy mệnh tạo thường không biểu lộ rõ ràng cách suy nghĩ của mình, mà toan tính dùng phương thức ngầm chuyển biến đế làm thay đổi người khác, nhằm đạt được nguyện vọng của mình.
  • Trường hợp Hóa Khoa ở cung mệnh, không chủ về thu hoạch được tiền bạc, mà chỉ có danh tiếng; đồng thời vì Hóa Khoa có tác dụng hóa giải, nên thường thường mệnh tạo có thể gặp hưng hóa cát. Vì Hóa Khoa có tác dụng tiết chế, nên lúc mệnh tạo gặp nguy hiểm phần nhiều sẽ chọn phương cách “minh triết bảo thân”, không quá xung động, hoặc sẽ không hành động theo kiểu liều dốc túi đánh một canh bạc.
  • Người có Hóa Khoa ở cung mệnh thông thường sẽ không chủ động theo đuổi một điều gì, hoặc dựa vào sự công kích người khác để đạt thành ước vọng của bản thân, phần nhiều sẽ vì vậy mà lấy thế thủ làm chủ, không hấp tấp, không mạo hiếm xông tới; đây là nguyên tắc sống tối cao của người có Hóa Khoa [năm sinh] ở cung mệnh. Hơn nữa, phần nhiều sẽ có khuynh hướng dùng kĩ năng chuyên nghiệp, nhân sinh quan theo hướng tích cực, do nặng tâm lí phòng vệ họ thường dùng lời lẽ hoa mĩ để che đậy khuyết điểm của mình.
  • Vì lực tác động của Hóa Khoa thuộc kiểu lâu dài, tiệm tiến; nên người có Hóa Khoa ở cung mệnh dễ nuối tiếc tình xưa, nhớ chuyện cũ, thích gió yên sóng lặng, có thói quen thay đổi dần dần; cho nên đối với những sự tình mới mẻ, trái với truyền thống, thường họ sẽ không dung nạp. Đối với những quan niệm mới họ có độ tiếp nhận cũng khá thấp; họ thường lấy kinh nghiệm của bản thân làm trung tâm, tuy đối với thời thượng họ cũng có độ nhạy bén, nhưng bản thân lại không thích theo đuổi trào lưu, có thích làm cho người ta có cảm giác họ là “hủ nho thủ cựu”.
  • Do cung mệnh ở giữa cung phụ mẫu và cung huynh đệ nên có thể xem là cầu nối giữa cha mẹ với anh em; còn Hóa Khoa là bình ổn, hòa hoãn, theo xu hướng hòa hợp. Vì vậy người có Hóa Khoa ở cung mệnh thường có thể điều giải bầu không khí bất ổn trong gia đình, có thể hóa giải các tình huống đối lập nhau, và làm cho người trong gia đình hòa hợp trở lại. Hoàn cảnh sinh trưởng trong những tình huống như vậy, khiến mệnh tạo cũng sẽ thành người trung gian của anh chị em trong nhà.
  • Lúc xem cung mệnh là cung vị phúc đức của cung phu thê, thông thường người cung mệnh có Hóa Khoa sau khi kết hôn khó xảy ra tình trạng hôn nhân biến chất, vì mệnh tạo có thể lấy khí độ, quan niệm của mình để ảnh hưởng người phối ngẫu, làm cho người phối ngẫu yên định. Phần nhiều người cung mệnh có Hóa Khoa tự nhiên toát ra khí thế nghiêm trang đạo mạo, đủ để khiến người phối ngẫu cảm thấy yên tâm mà không hoài nghi; nhưng muốn biết tình huống thực tế thế nào thì phải tham khảo cung phúc đức mới có thể đưa ra định luận.
  • Cung mệnh là cung vị điền trạch của cung tử nữ, trường hợp có Hóa Khoa, con cái rất hướng về gia đình, sống trong gia đình cũng hòa hợp vui vẻ. Hơn nữa, do lực tác động của Hóa Khoa, con cái sẽ cho rằng gia đình là cái hải cảng để tránh gió bão, là nơi an toàn nhất; khi chúng gặp phải vấn đề gì, suy nghĩ đầu tiên chính là trò chuyện trao đổi với người nhà, con cái đối với mệnh tạo cũng có nhiều kì vọng.

Vũ Khúc Hóa Khoa – Can Giáp

Vũ khúc hóa Khoa không chủ về “khoa danh” (có danh tiếng trong khoa cử), khác với Hóa Khoa của Văn xương và Văn khúc. Khi Vũ khúc hóa Khoa chỉ chủ về có danh tiếng giới hạn trong một ngành nghề, hoặc trong một phạm vi nhất định, chưa chắc được đại chúng trong xã hội biết đến.

Cho nên Vũ khúc hóa Khoa không có ý vị được tuyên dương rộng rãi. Hơn nữa, một khi tuyên dương rộng rãi, sẽ dễ bị ở vào vị trí lúng túng, gượng gạo, khó xử, như bị người ta đả kích, đố kị,.v.v… Nữ mệnh càng dễ bị rắc rối về tình cảm, thường bị người đã có gia đình theo đuổi.

Ưu điểm lớn nhất của Vũ khúc hóa Khoa là làm tăng năng lực quyết đoán theo hướng tốt, chẳng bị rơi vào tình trạng võ đoán hoặc suy nghĩ nông cạn.

Tinh hệ “Vũ khúc Thiên phủ” thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Vũ khúc hóa Khoa, đối cung là Thất sát, tam phương hội hợp với Liêm trinh độc tọa hóa Lộc ở cung Tài, và “Tử vi Thiên tướng” ở cung Quan. “Vũ khúc Thiên phủ” ở cung Ngọ còn gặp Lộc tồn, nên ở cung Ngọ có lợi hơn ở cung Tí.

Nhóm tinh hệ này rất ưa gặp sao Lộc, được “Khoa Lộc” là kết cấu tinh hệ tốt lành. Trong các tình hình thông thường, chủ về xử lý công việc thuận lợi, thích hợp với ngành nghề kinh tế tài chính, dễ được ngân hàng tín nhiệm, còn có biểu hiện tốt trong nghề nghiệp.

Do Liêm trinh hóa Lộc hội chiếu, nếu gặp các sao đào hoa, cũng chủ về dễ chuốc rắc rối khó xử về tình cảm.

Tinh hệ “Vũ khúc Tham lang” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Vũ khúc hóa Khoa, đồng thời còn gặp Kình dương Đà la hoặc có Kình dương đồng độ. Tam phương hội hợp có “Liêm trinh Phá quân” ở cung Tài chia ra một sao hóa Lộc một sao hóa Quyền, và hội cung Quan có “Tử vi Thất sát” là kết cấu sao quyền lực.

Tinh hệ có kết cấu sao kiểu này, có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ thì mới phát huy được đặc tính của “Vũ khúc Tham lang” có thể phát đột ngột. Nếu không thành cách “Hỏa Tham” hay “Linh Tham”, thì đây là cách “Lộc Quyền Khoa hội” chủ về phát vượt lên nhưng không có ý vị phát đột ngột, mà là phát lâu dài.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm sao này, cũng là vận tốt, nhưng nên tránh bất hòa với thượng cấp và bậc trưởng bối, thường làm cho thượng cấp đố kị tài năng.

Tinh hệ “Vũ khúc Thiên tướng” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Vũ khúc hóa Khoa ắt có Lộc tồn hội hợp hoặc vây chiếu, tam phương hội hợp có “Liêm trinh Thiên phủ” mà Liêm trinh hóa Lộc ở cung Tài, và Tử vi độc tọa ở cung Quan, đối cung Thiên Di có Phá quân hóa Quyền.

Nhóm sao này cũng là kết cấu “Lộc Khoa Quyền hội cách”, do Tử vi ở cung Quan nên rất dễ ở địa vị lãnh đạo và có danh tiếng, cũng thích hợp tự mình phát triển kinh doanh. Có điều lúc đồng độ với Lộc tồn, ắt sẽ bị Kình dương và Đà la giáp cung, do đó không nên phát triển riêng một cách độc lập quá sớm, nếu không sẽ dễ bị phá tán, thất bại.

Nhóm sao này thường thường cũng thành kết cấu thích hợp làm việc trong chính giới, lúc đó càn phải gặp các sao Phụ diệu, Tá diệu, nhưng lại không nên ở địa vị lãnh đạo. Ảnh hưởng của Phá quân hóa Quyền ở đối cung Thiên Di, chỉ chủ về có thể nắm thực quyền.

Đại hạn hoặc lưu niên rất ưa gặp nhóm tinh hệ này, chủ về bỏ cũ đổi mới, gặp cơ hội tốt.

Tinh hệ “Vũ khúc Thất sát” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Vũ khúc hóa Khoa tuy sẽ gặp Kình dương Đà la hoặc đồng độ với Kình dương, nhưng đồng thời cũng sẽ hội với “Tử vi Phá quân” mà Phá quân hóa Quyền ở cung Quan, và “Liêm trinh Tham lang” mà Liêm trinh hóa Lộc ở cung Tài. Không những thành kết cấu “Lộc Quyền Hoa hội” tốt lành, mà còn là cách “cương nhu” phối hợp thích đáng.

Chỉ có một khuyết điểm bất lợi về Cha, chủ về không được “phụ ấm” (cha che trở), hoặc chủ về hai cha con gần nhau thì ít mà xa nhau thì nhiều, nhưng cũng chính vì vậy mà “kích phát” năng lực khai sáng sự nghiệp. Thích hợp với những ngành nghề như kinh tế tài chính, giải trí, vui chơi, nghệ thuật,.v.v… nhất là những ngành nghề giầu tính cạnh tranh.

Đại hạn hoặc lưu niên gặp nhóm tinh hệ này, sẽ chủ về có tính sáng tạo, càng có cạnh tranh càng có lợi.

Vũ khúc độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Tham lang ở đối cung, tam phương hội hợp có “Tử vi Thiên phủ” ở cung Quan, và “Liêm trinh Thiên tướng” mà Liêm trinh hóa Lộc ở cung Tài, Vũ khúc ở cung Tuất còn được gặp Lộc tồn.

Nhóm tinh hệ này cũng là kết cấu “Khoa Lộc” tương hội, nhưng trừ phi thành cách “Hỏa Tham” hay “Linh Tham”, nếu không sẽ rất ngại bản thân “Tử vi Thiên phủ” ở cung Sự nghiệp có mâu thuẫn, cung Tài “Liêm trinh Thiên tướng” có ý vị bị động, tuy nhờ Vũ khúc hóa Khoa cũng chỉ chủ về được người ta trọng dụng nhất thời, mà không có trợ lực thực tế.

Nếu Vũ khúc hóa Khoa có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ cũng chủ về phát đột ngột, nhưng không lớn bằng “Hỏa Tham” hay “Linh Tham”, mà còn dễ bị phá tán thất bại.
Tinh hệ “Vũ khúc Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, có Vũ khúc hóa Khoa mà Phá quân đồng thời hóa Quyền. Tham khảo ở đoạn thuật “Phá quân hóa Quyền”.

Tử Vi Hóa Khoa – Can Ất

Tử vi rất ưa hóa Khoa, bởi vì đối với Đế tinh, nhiều lúc danh dự còn quan trọng hơn quyền lực. Sau khi hóa Khoa, Tử vi có thể cải thiện một số khuyết điểm, như cố chấp, độc đoán, yêu ghét tùy ý,.v.v…

Tử vi sau khi hóa Khoa chủ về tăng danh vọng ở phạm vi khá rộng, còn có sắc thái công chúng, hơn xa Vũ khúc hóa Khoa chỉ có tính cục bộ.

Chỉ cần không phải là “tại dã cô quân”, sức ảnh hưởng của Tử vi hóa Khoa thường có tính quyền uy, dễ là được người khác tin phục.

Tử vi vốn có đặc tính “lấy tai làm mắt”, ưa nghe lời xiểm nịnh, nhưng sau khi hóa Khoa, có thể phân biệt rõ thị phi, có điều khi xử sự vẫn có phong cách cá nhân mạnh mẽ.

Tử vi sau khi hóa Khoa, dù không có Xương Khúc hội hợp, cũng chủ về dễ tiếp thu tri thức, và có thể biểu đạt ý nghĩa ý nghĩa hiểu biết của mình. Cho nên nó ở trong số “sao Khoa” có tính chất khá thiết thực và tốt lành.

Tử vi hóa Khoa nếu còn được các sao Phụ diệu, Tá diệu, thì thích hợp làm việc trong chính giới, cổ nhân gọi là “nho thần”, ắt sẽ có địa vị rất cao. Nếu gặp Sát tinh, thì chỉ có thể biểu hiện trong phạm vi cục bộ.

Nhưng phàm là Tử vi hóa Khoa, thì vất kể là có kết cấu tinh hệ nào, cũng đều dễ chuốc đố kị, chỉ không bị tổn thương mà thôi.

Tử vi độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, gặp Kình dương hoặc Đà la, có Tham lang ở đối cung, tam phương hội cung có “Liêm trinh Thiên phủ” ở cung Quan, và hội cung Tài với tinh hệ “Vũ khúc Thiên tướng”.

Tử vi độc tọa vốn đã mang ý vị độc lập, chỉ có hóa Khoa, mà không có sao Cát hóa khác hội chiếu, còn không gặp Lộc tồn, nên chỉ chủ về có năng lực suy nghĩ độc lập, mà lại còn khéo phát huy phong cách cá nhân. Nói về cảnh ngộ đời người, dễ được người khác ủng hộ (ở cung Ngọ ưu hơn cung Tí, vì ngại Thái âm hóa Kị ở cung Tỵ là cung Giao hữu), nhưng vẫn là tổ hợp chủ về “danh lớn hơn lợi” chẳng túng thiếu, nhưng cũng không dư giả.

So đặc tính của hai cung Tí hoặc Ngọ, người ở cung Tí thì “tinh” (chuyên sâu), còn người ở cung Ngọ thì “bác” (uyên bác).

Ở đại hạn hoặc lưu niên thì không có tính chất đã thuật ở trên, nhưng lại thường là điềm tượng có cơ hội thể hiện bản thân.

Tinh hệ “Tử vi Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Tử vi hóa Khoa, đối cung là Thiên tướng, tam phương hội cung có “Vũ khúc Thất sát” ở cung Tài ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, và hội cung Quan là tinh hệ “Liêm trinh Tham lang”.

Tử vi hóa Khoa của nhóm tinh hệ này chủ yếu làm mạnh thêm thanh thế của Phá quân, đồng thời còn có ý vị, vì tuy là cầu danh tiếng mà chủ động thay đổi. Nếu có Cát tinh hội hợp thì vì Danh mà thay đổi, sau khi thay đổi thì danh tiếng càng lớn, do đó lại cầu thay đổi tiếp. Thế là đương số không ngừng theo đuổi, không ngừng biến đổi, đời người tuy khó tránh vất vả, khổ lụy, nhưng bản thân đương số lại cảm thấy vẻ vang và thỏa mãn.

Nếu trong lúc đang thay đổi, bỗng nhiên họ dừng bước, thì trái lại, sẽ dễ vì phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ mà dẫn đến tổn thất phá tán, thất bại. Cũng do không ngừng cầu thay đổi, nên quan hệ giao tế cũng thay đổi luôn, cho nên khi Tử vi hóa Khoa cũng không thể cải thiện tính chất “vô tình vô nghĩa” của nó.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này cũng chủ về có biểu hiện vẻ vang rực rỡ và thay đổi.

Tinh hệ “Tử vi Thiên phủ” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Tử vi hóa Khoa, đối cung là Thất sát, tam phương hội cung là Vũ khúc độc tọa ở cung Tài và “Liêm trinh Thiên tướng” ở cung Quan. “Tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh.

Tử vi và Thiên phủ vốn có tính mẫu thuẫn, vừa chủ động lại vừa bị động, vừa tiến công lại vừa phòng thủ. Sau khi Tử vi hóa Khoa thì Tử vi được tăng thêm sức mạnh, nhờ vậy mà giải quyết được tình trạng mẫu thuẫn của “Tử vi Thiên phủ”. Một khi mẫu thuẫn được giải quyết, xung chiếu Thất sát, thì tính chất hóa thành quyền lực được phát huy. Cho nên tinh hệ này khi Tử vi hóa Khoa trở thành có trí tiến thủ, và năng lực quyết đoán cao được phát huy, đây là điều mà tinh hệ “Tử vi Thiên phủ” vốn không có.

Như tinh hệ này lại có đặc điểm là ưa lộ sự sắc xảo, luôn muốn khoe tài năng, vì vậy mà thường bị người ta công kích. Còn cần đặc biệt lưu ý khi đến đại hạn hoặc lưu niên “Liêm trinh Thiên tướng” đừng cố xuất đầu lộ diện mà mang họa vào thân.

Nhóm tinh hệ này khi gặp ở đại hạn hoặc lưu niên thì không có bản chất này (?), chỉ chủ về bộc lộ những biểu hiện cá nhân, mà cần lưu ý không được nóng nảy.

Tinh hệ “Tử vi Tham lang” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Tử vi hóa Khoa ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương hội cung với “Vũ khúc Phá quân” ở cung Tài, và “Liêm trinh Thất sát” ở cung Quan.

Tinh hệ này vốn có sắc thái không ổn định, nhưng Tử vi hóa Khoa chỉ có tính chất nhờ thay đổi cải cách mà người ta biết tiếng, thậm chí ở đại hạn hay lưu niên cũng có ý vị này.

Tinh hệ “Tử vi Thiên tướng” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Tử vi hóa Khoa, ắt sẽ đồng thời gặp Kình dương đồng độ, hoặc Kình Đà giao hội, có Phá quân độc tọa ở đối cung, tam phương hội cung có “Vũ khúc Thiên phủ” ở cung Tài và Liêm trinh độc tọa ở cung Sự nghiệp.

Nhóm tinh hệ này Tử vi rất ưa được hóa Khoa, vì Thiên tướng đồng độ với Tử vi nên Thiên cơ hóa Lộc và Thiên lương hóa Quyền tất sẽ giáp cung, chủ về người có tài năng đặc biệt. Ngoại trừ trường hợp Tử vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đây cũng là nhóm tinh hệ lợi về nghiên cứu học thuật.

Liên quan đến khuynh hướng của tài năng, phải xem xét các sao hội hợp có tính chất mạnh yếu như thế nào mà định. Nếu “Vũ khúc Thiên phủ” có lực mạnh thì giỏi quản lý tài chính, nếu Liêm trinh có lực mạnh thì có tài năng văn nghệ, nhưng có lúc cũng chủ về làm việc trong chính giới, lấy thỏa hiệp làm sở trường, chưa chắc đã có lập trường nhất định.

Tinh hệ “Tử vi Thất sát” thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Tử vi hóa Khoa, đối cung là Thiên phủ, tam phương hội cung có “Liêm trinh Phá quân” ở cung Sự nghiệp, và “Vũ khúc Tham lang” ở cung Tài.

Tử vi và Thất sát đồng độ đã có sắc thái quyền lực, khi Tử vi hóa Khoa khiến cho quyền lực và danh dự đều được vẻ vang, rực rỡ, do đó đây cũng là kết cấu tinh hệ có tính chất tốt lành.

Khi quyền lực và danh dự vẻ vang rực rỡ, thì lại có khuyết điểm là: lý tưởng của đời người đặt ở vị thế quá cao, thế là theo đuổi lý tưởng không ngừng nghỉ, đời người khó tránh vất vả và khổ lụy. Ở tuổi vãn niên có lúc bỗng cảm thấy cuộc đời là hư ảo, rồi sinh buồn rầu, thích bàn luận triết lý.

Ngoài ra tinh hệ này cũng chủ về tình cảm vợ chồng thường có tì vết, nhưng mệnh tạo lại thích che dấu, không cho người ngoài biết.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tính hệ này, thường thường chủ về biến đổi quyền lực, thông thường là ở vận tốt.

Văn Xương Hóa Khoa – Can Bính

Văn Xương ưa hóa Khoa, nếu so với Văn Khúc, thì Văn xương hóa Khoa thiết thực hơn. Trong các tình hình thông thường, khi Văn xương hóa Khoa lợi về các cuộc thi cử quan trọng, cũng lợi về văn học nghệ thuật, hoặc phương diện nghiên cứu học thuật, chủ về nhờ đó mà mang lại danh dự, thậm chí nhờ đó mà mang lại lợi lộc.

Văn xương hóa Khoa ở cung nhập miếu, sẽ chủ về làm tăng năng lực nghiên cứu, có sở trường về lý giải và có thể phát huy, vì vậy chẳng phải cái được là hư danh. Chỉ khi nào Hóa Khoa ở cung lạc hãm (tức 3 cung Dần Ngọ Tuất), thì mới chủ về tự thỏa mãn về mặt tinh thần, có ý vị chỉ được hư danh.

Văn xương hóa Khoa, chủ về nhờ điển thí mà thành danh. Ở thời hiện đại cũng có thể biểu trưng cho sức cạnh tranh trong thi cử, hoặc canh tranh đắc lợi ở phương diện văn nghệ học thuật. Nếu gặp thêm Thiên khôi Thiên việt, mà chính diệu lại “thuần thanh”, thì lợi về tham gia các cuộc thi cử cấp quốc gia, hoặc các cuộc thi cử chứng nhận tư cách chuyên viên cao cấp. Hai sao Khôi Việt thường thường có thể giúp thành công, nên Văn xương hóa Khoa rất ưa được chúng phối hợp.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp Văn xương hóa Khoa, có lúc chủ về được thuyết trình phát biểu tác phẩm chuyên đề, nhà văn thì có tác phẩm xuất bản; cũng lợi về thi cử, hoặc công tác nghiên cứu trước khi thi cử có tâm đắc đặc biệt, cho nên các cuộc thi cử không cần Văn xương hóa Khoa ở năm xảy ra cuộc thi cử, mà trước thi cử một năm cũng có lợi.

Thiên Cơ Hóa Khoa – Can Đinh

Sao Thiên Cơ hóa Khoa không chủ về nghiên cứu học thuật, chỉ khi gặp Xương Khúc Khôi Việt hội hợp, mới có ý vị nhiên cứu học thuật. Cũng có thể khi Thiên cơ hóa Khoa có một số biểu hiện nhưng không liên quan đến học thuật, nhưng vẫn khiến cho người ta trọng dụng. Ví dụ như thắng một giải đua xe, đây là do ở xã hội hiện đại xem trọng về mức độ học lực có chuyên nghiệp và chuyên sâu hay không? cho nên bản chất của Thiên cơ hóa Khoa cũng được phát huy khá lớn.

Thiên cơ thuộc nhóm sao hiếu động, trôi nổi, tuy hiếu học nhưng không thiết thực, thậm chí thường hay có kỹ xảo, hoặc thường phô trương thái quá, thường thiếu và ít có những trải nghiệm thực tế,.v.v… tất cả đều là những khuyết điểm cơ bản của nó. Nhưng sau khi Thiên cơ hóa Khoa, có thể khiến cho những nghiên cứu trở thành thiết thực, mà còn có thiên hướng về khoa học kỹ thuật, toán học. Nhưng bất kể như thế nào, Thiên cơ hóa Khoa chỉ lợi về vạch kế hoạch, mà bất lợi về thực hành, cho nên có lợi nhất khi trở thành vai trò người tham mưu hay người cố vấn, hay môi trường các cấp cục, vụ, viện, phòng, ban, có chức năng tổng hợp và phân tích tin tức.

Thiên cơ hóa Khoa còn có tính chất xu phụ quyền thế, thấy sang bắt quàng làm họ, hễ có cơ hội thì liền làm quen, đầu tư quan hệ rất nhiều với những người nổi tiếng hay người có vị thế quyền lực cao, để bản thân cũng được nhiều người biết.

Lúc Thiên cơ hóa Khoa có tứ Sát tinh đồng độ, thì thích hợp nghiên cứu về khoa học tự nhiên như toán lý, khuynh hướng công nghệ thông tin, máy tính,.v.v… cuộc sống thường ngày cũng hay bộc lộ tính cách hướng theo những trào lưu mới.

Thiên cơ hóa Khoa có sao Văn hoặc sao “Không” đồng độ, thì có khuynh hướng tìm đến những vấn đề thần bí, nên thích hợp nghiên cứu tôn giáo, triết học, thuật số, hay những bộ môn học thuật mang tính “tương cận.”

Thiên cơ độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Cự môn sẽ đồng thời hóa Kị. Tam phương hội cung có Thái âm độc tọa cũng hóa Lộc ở cung Sự nghiệp, và “Thiên đồng Thiên lương” mà Thiên đồng hóa Quyền ở cung Tài. Đây là kết cấu tinh hệ hội tụ đủ tứ hóa diệu.

Do ảnh hưởng của Cự môn hóa Kị, cho nên tính chất của “Lộc Quyền Khoa hội cách” sẽ phát huy biến thành cách “dùng lời nói để kiếm tiền”. Cự môn ở cung Ngọ thì Thái dương ở cung Tuất không có năng lực giải “ám”. Cự môn ở cung Tí thì Thái dương ở cung Thìn, lại có năng lực giải “ám” khá tốt. Do đó có thể nói Thiên cơ hóa Khoa ở cung Tí chuốc nhiều thị phi hơn ở cung Ngọ. Nhưng ý vị “dùng lời nói để kiếm tiền” thì ở hai cung đều như nhau.

Phàm là Thiên cơ hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, cần phải quan sát nhóm sao “Thiên đồng Thiên lương” ở cung Tài bạch, xem chúng có năng lực sáng tạo hay không?, hay có sắc thái lưu lạc, rời xa người thân hay không?. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của Thiên cơ hóa Khoa ở cung Mệnh.

Thiên cơ độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là Thiên lương, có Kình dương đồng độ, hoặc bị Kình Đà chiếu xạ. Tam phương hội hợp là Cự môn hóa Kị ở cung Sự nghiệp, và Thiên đồng hóa Quyền ở cung Tài bạch.

Do ảnh hưởng của Cự môn hóa Kị ở cung Sự nghiệp và hội với Sát tinh, Thiên cơ hóa Khoa ở hai cung này chỉ thích hợp với những ngành nghề như công nghệ, quảng bá. kế, thiết kế. Có điều là dù trước hay sau, thì vẫn thiếu khí khái của người “một mình đảm trách công việc”.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, có lúc chỉ là biểu hiện khi được xu nịnh ắt sẽ trổ tài vặt. Thiên cơ hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ cũng có tính chất này, nhưng biểu hiện khá tốt, hơn nữa còn có nhiều điểm mang lại lợi ích thực tế, còn Thiên cơ hóa Khoa ở hai cung Sửu hoặc Mùi thì không được như vậy.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” thủ Mệnh ở hau cung Dần hoặc Thân, mà Thiên cơ hóa Khoa thì Thái âm ắt sẽ đồng thời hóa Lộc. Tham khảo ở đoạn thuật “Thái âm hóa Lộc”.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thiên cơ hóa Khoa thì Cự môn đồng thời hóa Kị, lại còn gặp Sát tinh. Tam phương hội hợp có Thiên đồng hóa Quyền ở cung Tài bạch, và phải vay mượn mượn tinh hệ “Thái dương Thái âm” để nhập cung Sự nghiệp, có Thái âm hóa Lộc.

Tinh hệ kết cấu dạng này cũng tụ lập đủ tứ hóa diệu, nhưng do Thiên cơ và Cự môn đồng độ, có Hóa Khoa và Hóa Kị cùng bay đến, do đó có khác với Thiên cơ hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ. Ngoại trừ việc phải nhấn mạnh tính chất “dùng lời nói để kiếm tiền” ra, thì vẫn rất khó tránh khỏi thị phi, hao tâm tổn thần, phải vất vả nói năng cũng là đặc trưng của nó.

Tinh hệ này cũng có sắc thái trôi nổi, không thiết thực, cho nên nhất là phái nữ không nên có mệnh cục này thủ Mệnh.

Ở đại hạn hoặc lưu niên gặp tổ hợp sao này, cần phải đề phòng điều tiếng thị phi, “khoa trương” và “điều tiếng” sẽ cùng đến, nhất là “khoa trương” có tính chất xu phụ thường bị người ta chỉ trích.

Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên cơ hóa Khoa, tam phương tương hội “Thiên đồng Thái âm” ở cung Tài bạch, trong đó chia nhau một hóa Quyền một hóa Lộc, và phải bị vay mượn “Thái dương Cự môn” để nhập cung Sự nghiệp, mà Cự môn lại hóa Kị.

Nhóm tinh hệ này cũng hội đủ tứ hóa diệu, nhưng do cung Sự nghiệp bị buộc phải vay mượn “Thái dương Cự môn” có Cự môn hóa Kị, cho nên ý vị “dùng lời nói để kiếm tiền” càng mang đậm sắc thái này, khi theo những ngành nghề luật sư, pháp luật, pháp lý, tư pháp,.v.v… thì trái lại sẽ chủ về có danh vọng. Nếu theo nghiên cứu chuyên về học thuật, thì chỉ nên theo những ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, đối với các ngành chuyên nghiệp mang tính chuyên sâu cao sẽ rất khó thâm nhập.

Do Thiên cơ hóa Khoa, cũng có thể làm công tác kế hoạch, lập chương trình, vẫn phù hợp với sắc thái “miệng lưỡi”, như lập chương trình quảng bá, quan hệ công cộng, nghệ thuật biểu diễn,.v.v…

Tinh hệ này bất lợi về hôn nhân, thường chủ về thông hôn với người ở nơi xa (do phải đi việc ở nơi xa mà nảy sinh tìm cảm) hay với người ngoại quốc, hoặc chủ về gia thế của người phối ngẫu không tương xứng, mà người phối ngẫu cũng có sắc thái “dùng lời nói để kiếm tiền” tương hợp.

Ở đại hạn hoặc lưu niên gặp tinh hệ này, cần phải chú ý cung “Thái dương Cự môn” đồng độ, xem có gặp các sao Hình Hao hay không? nếu có, thì có thể vì kế hoạch sai lầm mà chuốc điều tiếng thị phi rất nghiêm trọng.

Thiên cơ độc tọa thủ Mệnh, hóa khoa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, ắt sẽ đồng thời có Đà la đồng độ hoặc Kình dương Đà la giao hội, đối cung là Thái âm hóa Lộc. Tam phương hội cung có “Thiên đồng Cự môn” ở cung Tài bạch, phân ra một sao hóa Quyền một sao hóa Kị, và vay mượn “Thái dương Thiên lương” để nhập cung Sự nghiệp.

Nhóm tinh hệ này có cách cục cao hay thấp, là do tính chất của Thái dương và Thiên lương đồng độ quyết định, ở cung Mão thì tốt hơn ở cung Dậu, sẽ gây ảnh hưởng đến Thiên cơ hóa Khoa, ở cung Tỵ cũng tốt hơn cung Hợi.

So sánh hai cung độ, thì cung Hợi chỉ chủ về hư danh, cung Tỵ được thiết thực hơn. Tam phương hội “Thiên đồng Cự môn”, nên không chủ về “dùng lời nói để kiếm tiền”, mà chỉ chủ về “có điều thầm kín khó nói về tình cảm” ràng buộc rất sâu đậm.

Tinh hệ này biểu trưng cho hiện tượng “chậm phát”, nhất là ở cung Hợi thì càng nghiệm. Then chốt chủ yếu là ở vận trình Phá quân nhập cung Mệnh của vận hạn. Do vì Thiên cơ có tính chất hiếu động, trôi nổi, còn Phá quân thì chủ về khai sáng, có thể khai sáng thành công hay không? phải xem các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp mà định.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, thông thường chủ về danh dự và tài lộc song thu, nhưng phải không gặp các sao Sát – Hình thì mới đúng.

Thái Dương Hóa Khoa – Can Mậu

(Trung Châu chủ trương Thái Dương Hóa Khoa. Còn Tử Vi Nam phái chủ trương Hữu Bật Hóa Khoa)

Sao Thái Dương chủ về “Quý” nên ưa hóa Khoa. Có điều phải ở cung miếu vượng mới chủ về có danh dự và địa vị trong xã hội. Nếu Thái Dương hóa Khoa nhập cung hãm địa, thì chỉ có hư danh, nhất là dễ vì chính cái “hư danh” mà bị gây liên lụy.

Hóa Khoa làm tăng năng lực hướng ngoại của Thái dương. Do đó thường làm người ta để ý và đố kị. Vì vậy, cần xem xét Cung Huynh Đệ và Cung Nô Bộc gây ảnh hưởng như thế nào đến mệnh tạo? Điều này sẽ quyết định là Cát hay là Hung khi Sao Thái Dương hóa Khoa thủ Mệnh.

Nếu Thái Dương hóa Khoa hội Thiên lương, mà còn có các sao Sát, Kị, Hình hội chiếu. Thì cổ nhân định lệ đây là tổ hợp tinh hệ “phục độc” (dùng độc dược). Ở thời hiện đại, có thể nhuyễn hóa thành sử dụng ma túy, mua bán ma túy, hoặc bị bệnh mà uống nhầm thuốc, thậm chí phác đồ điều trị còn bị sai lầm. Cần phải quan sát toàn Cục để định tính chất cụ thể.

Thái Dương thủ Mệnh hóa Khoa, cung Phúc đức ắt sẽ là Thiên Cơ hóa Kị. Do đó có thể biết, khi cầu danh sẽ bị quấy nhiễu, gây khó khăn về mặt tinh thần. Lúc luận đoán nên xem xét tính chất của tình trạng bị quấy nhiễu gây khó khăn này. Kết cấu tốt nhất là bị quấy nhiễu, gây khó khăn về mặt nghiên cứu học thuật. Kết cấu xấu nhất là bị quấy nhiễu, gây khó khăn do điều tiếng thị phi.

Chỉ khi gặp Văn Xương và Văn Khúc giao hội, thì Thái Dương hóa Khoa mới có lợi về “điển thí”. Cổ nhân gọi đây là cách “đan trì”. Nhưng dù không gặp Xương Khúc, thông thường Thái Dương hóa Khoa cũng chủ về thông minh, nhân sinh đắc ý là do cảm giác thành tựu và được nhiều người biết đến mà có.

Thái Dương độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, gặp Kình dương đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thiên Lương xung chiếu, tam phương tương hội Cự môn độc tọa ở Cung Quan Lộc, và phải mượn “Thiên Cơ Thái Âm” nhập Cung Tài Bạch để hội hợp, mà Thiên Cơ hóa Kị và Thái Âm hóa Quyền.

Thái Dương sau khi hóa Khoa, sẽ làm mạnh thêm năng lực giải “ám” của Cự Môn và bản chất “cô độc và hình khắc” của Thiên Lương. Đồng thời còn mang lại danh tiếng. Nhưng những tác dụng này, lại có sự khác nhau giữa hai cung Tí và Ngọ.

Thái Dương hóa Khoa ở cung Tí, tác dụng lớn nhất chỉ là giảm bớt tính “thị phi” của Cự Môn và giảm bớt tính “cô độc và hình khắc” của Thiên Lương. Ví dụ như tính chất bất lợi ban đầu đối với người cha có thể là “tử biệt”, thì sau khi Thái dương hóa Khoa sẽ biến thành “sinh ly”, còn tác dụng mang lại tiếng tăm thì chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ.

Thái Dương hóa Khoa ở cung Ngọ, cũng có thể giảm bớt tính “thị phi” và tính “cô độc và hình khắc” của Cự môn và Thiên lương, nhưng tác dụng lớn nhất mang lại đó là danh tiếng có tính chất quảng đại công chúng. Có điều, lúc nổi tiếng sẽ làm cho sự nghiệp có vẻ lớn lao, nhưng thực ra bên trong lại trống rỗng. Đây chính là khuyết điểm của Thái Dương hướng ngoại một cách thái quá.

Tinh hệ “Thái Dương Thái Âm” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà có Thái dương hóa Khoa thì Thái âm ắt sẽ hóa Quyền. (Tham khảo thêm ở đoạn thuật “Thái âm hóa quyền”.)

Tinh hệ “Thái Dương Cự Môn” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thái Dương hóa Khoa, tam phương tương hội mượn “Thái Âm Thiên Đồng” có Thái âm hóa Quyền để nhập Cung Quan Lộc, và mượn “Thiên cơ Thiên lương” để nhập Cung Tài Bạch có Thiên cơ hóa Kị. Tổ hợp tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh.

Thái Dương hóa Khoa ở hai cung này, tác dụng chủ yếu chỉ làm tăng mạnh sức thuyết phục của ngôn từ. Khiến cho Hóa Kị của tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” ở cung Tài bạch chủ về lao tâm tổn thần, mà không chủ về “thị phi” hoặc phạm sai lầm. Do đó cũng làm mạnh thêm tính chất “dùng lời nói để kiếm tiền”.

Tinh hệ này có lúc còn biểu trưng cho “thiên tài về ngôn ngữ”. Chủ về học nói tiếng nước ngoài và tiếng địa phương khác rất dễ dàng (nhưng chỉ về “nghe nói”, chứ không phải “đọc viết” tiếng nước ngoài).

Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp tinh hệ này, cần chú ý đến cơ hội khi thuyết phục người khác, và thường thường nhờ vào đó mà gặp được hoàn cảnh thuận lợi.

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thái Dương hóa Khoa (Mệnh ở cung Dậu có thể gặp Lộc Tồn ở cung Tỵ). Tam phương tương hội với Thái Âm hóa Quyền ở cung Tài bạch, và mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Quan Lộc để hội hợp.

Kết cấu tinh hệ này chỉ chủ về làm tăng độ danh tiếng, và khiến cho phạm vi nổi tiếng mở rộng. Ví dụ như một vị Giáo sư, danh tiếng của ông vốn chỉ được biết đến trong nội bộ, nhiều lắm cũng chỉ được biết đến trong giới học thuật. Nhưng khi gặp Thái Dương hóa Khoa lại có thể khiến cho danh tiếng của ông lan tỏa rộng ra xã hội. Cho dù không phải là người trong nghề, thậm chí không ở trong giới học thuật, cũng biết có vị giáo sư này. Đây là tác dụng của Thái Dương hóa Khoa.

Thái Dương hóa Khoa ở cung Mệnh tương hội Thái Âm hóa Quyền, thì Thái Âm không còn chủ về “tài khí”, mà chỉ chủ về lợi ích do danh tiếng mang lại, còn Hóa Quyền chỉ làm tăng tính ổn định của nó.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, thường thường có lợi về thi cử, hoặc có lợi khi cạnh tranh, nhờ vào đó mà mang lại lợi ích (ví như đoạt giải thưởng).

Thái Dương độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Đà la đồng độ hoặc Kình dương Đà la giao hội, đối cung là Thái âm hóa Quyền, tam phương tương hội với Cự môn độc tọa ở cung Tài bạch, và mượn “Thiên đồng Thiên lương” để nhập Cung Quan Lộc.

Hai cung Thìn và Tuất vốn là “Thiên la Địa võng”, khi Thái Dương hóa Khoa thì không cần đột phá, đối với ánh sáng chói lọi của Thái Dương thì “thiên la địa võng” cũng không thể làm lu mờ. Vì vậy thường thường có cơ hội thoát ra khỏi những cảnh ngộ không hay.

Thái dương ở cung Thìn là mặt trời mọc, lúc Hóa Khoa thì càng thêm chói lọi, cho nên những biểu hiện mong muốn bộc lộ ra bên ngoài được thuật lợi và dễ dàng hơn, nhưng cũng dễ chuốc lấy đố kị. Thái dương ở cung Tuất là mặt trời lặn về Tây, dù có Hóa Khoa, thì muốn biểu hiện cũng chỉ được cái nhỏ, hơn nữa những cái mong muốn biểu hiện này, cũng chỉ thuộc về hư danh. Vì vậy cũng chỉ có thể lợi dụng vào hư danh để mưu cầu phát triển.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, chỉ chủ về có những biểu hiện được bộc lộ ra bên ngoài và nhờ vào đó mang lại lợi ích.

Thái Dương độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, ắt sẽ có Lộc tồn đồng cung hoặc vây chiếu, đối cung là Cự Môn. Tam phương tương hội với Thái Âm độc tọa hóa Quyền ở Cung Quan Lộc, và hội hợp với Thiên lương độc tọa ở cung Tài bạch.

Do đối nhau với Cự Môn, nên Thái Dương hóa Khoa cũng chủ về “thiên tài ngôn ngữ”, nhưng lại không chủ về ngôn từ có sức thuyết phục, chỉ biểu hiện là giỏi biện luận. Nếu gặp các sao đào hoa, thì có thể phát triển thành tài ăn nói ở các phương diện như ca xướng, người điều khiển dẫn chương trình, nghệ thuận biểu diễn,.v.v…

Thái dương hóa Khoa ở cung Tỵ thì thanh danh khá thực tế, hóa Khoa ở cung Hợi thì chỉ có hư danh (ví dụ như giáo sư thâm niên, thanh danh vốn chỉ nhờ lâu năm, chứ không phải nhờ có biểu hiện đặc biệt).

Cự Môn đồng thời còn mang lại điều tiếng thị phi, khi Thái Dương hóa Khoa ở cung Tỵ cũng được hóa giải một cách dễ dàng hơn.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, cũng chủ về có biểu hiện lý tưởng, và nhờ vào đó mà thu được lợi ích.

Hữu Bật Hóa Khoa – Can Mậu

Hữu Bật thuộc Quý Thủy, Hóa Khoa cũng thuộc Thủy, Thủy trong “ngũ thường” là chủ về trí, Thủy còn chủ về động, cho nên Hữu Bật Hóa Khoa, tuy có thể được quý nhân trợ giúp, nhưng không được thực tế cho mấy, còn có liên quan đến đào hoa. Cho nên Hữu Bật Hóa Khoa, thường có hiện tượng sùng bái hoặc thầm yêu một số nhân vật đặc biệt thành thần tượng.
Như đã nói ở trên, Hữu Bật là Quý Thủy, Hóa Khoa cũng thuộc Thủy, Thủy có tính lưu đồng, nhưng đều có hiện tượng dây dưa, không dứt khoát, Thủy trong “ngũ thường”, chủ về trí, vì vậy Hữu Bật Hóa Khoa là Thủy thêm Thủy, tương đương với trí tuệ thêm trí tuệ, Hữu Bật lại là sao quý nhân, là có thể được quý nhân ngầm trợ giúp, nhưng vì trí tuệ quá cao siêu, do đó không nên có đòi hỏi quá đáng, mới phát huy được trí tuệ và năng lực cao siêu, sau khi phân tích và lập kế hoạch có hệ thống, nên vận dụng cơ hội gần gũi, tiếp cận quý nhân, để được quý nhân trợ giúp. Miếu vượng thì được đắc chí. Lạc hãm thì kế hoạch lập ra thiên nặng về “lợi ích”, mà thiếu “lẽ phải”, không lý tưởng cho lắm, nếu thêm sát tinh, e rằng sẽ gặp nhiều tranh chấp thị phi, bất hòa, còn sinh ra hậu di chứng, như tượng của Thủy “dây dưa, không dứt khoát”.
Hữu Bật Hóa Khoa là chủ về có quý nhân tương trợ mà thành danh; nhưng nếu ở cung Dậu, thì “nảy mầm mà chẳng ra hoa”, bề ngoài thấy tốt mà không phải vậy; rất thích đồng cung với Thiên Tướng, là điềm tượng “như gấm thêm hoa”, làm người biết tiến thủ, nhưng đáng tiếc phạm đào hoa.

Thiên Lương Hóa Khoa – Can Kỷ

Sao Thiên lương là sao sang quý, Hóa Khoa khá hợp với khí chất của nó. Vì vậy có thể làm mạnh thêm khí chất hành động một mình, tuyệt đối không bị cuốn theo dòng nước.

Thiên Lương hóa Khoa còn làm tăng thêm trí tuệ, khiến khả năng lãnh ngộ có thể được tăng lên, do đó cũng làm tăng năng lực quan sát, nên cũng có lợi về thi cử, nhất là phạm vi thi cử chuyên nghiệp.

Sau khi Thiên Lương hóa Khoa, lại có nguy cơ tự sùng bái cá nhân mình, vì vậy chẳng thể mang lại lợi ích một cách thực tế, hoặc chỉ thu được lợi ích một cách có giới hạn.

Thiên Lương vốn có bản chất “tiêu tai giải nạn”, sau khi Hóa Khoa, bản chất này càng rõ nét, có thể chuyển nguy thành an khiến cho vấn đề được giải quyết tận gốc, từ đó quét sạch những phiền phức kéo dài lâu ngày. Ví dụ người hay bị đau dạ dày, vì bị xuất huyết nên được điều trị triệt để, nhờ vậy không bị đau dây dưa nữa.

Lúc Thiên Lương “tiêu tai giải nạn”, thường thường khó tránh phải dùng biện pháp mạnh, khiến cho người ta cảm thấy đau khổ. Nhưng sau khí Hóa Khoa, biện pháp sẽ ôn hòa, đau khổ cũng ít hơn.

Người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh thích hợp với những ngành về y học, trị liệu, công tác xã hội, đây là mưu sinh bằng cách “tiêu tai giải khó” cho người khác, nhờ vậy cũng giảm bớt những khó khăn của bản thân.

Người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có Thái Dương vây chiếu, tam phương tương hội có Thiên đồng độc tọa ở cung Sự nghiệp, và “Thiên cơ Thái âm” ở cung Tài bạch. Thiên Lương ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu, vì vậy có thể thành cách “Dương Lương Xương Lộc”.

Người thành cách “Dương Lương Xương Lộc”, do Thiên Lương hóa Khoa sẽ làm mạnh thêm bản chất “Dương Lương Xương Lộc”. Cho nên có lợi về thi cử, có lợi về cạnh tranh. Dù không gặp Văn xương Văn khúc mà không thành Cách, thì vẫn có lợi về thi cử và cạnh tranh, nhưng mức độ thì không bằng người thành cách “Dương Lương Xương Lộc”.

Tinh hệ này cũng thuộc cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, người Thiên Lương hóa Khoa thủ Mệnh vốn đã có bản chất phục vụ, một khi có địa vị xã hội cao tất nhiên sẽ rất quý danh dự, chỉ ngại nhất khi xử sự trong quan hệ giao tế, lại thường sử lý quá nguyên tắc một cách không cần thiết.

Thiên Lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối nhau với Thiên Cơ, tam phương tương hội với Thái Âm độc tọa ở cung Tài bạch, và Thái Dương độc tọa ở cung Sự nghiệp. Cung độ của thiên Lương ắt sẽ gặp Kình Dương.

Thiên Lương bị ảnh hưởng của Thiên Cơ ở đối cung, tâm trạng vốn không ổn định, sau khi hóa Khoa tâm trạng sẽ biến thành ổn định.

Do Thái Dương và Thái Âm cùng chiếu, có lúc sẽ khiến Thiên Lương biến thành hay do dự hoặc ở trong tình cảnh phải lưỡng lự.

Nhưng vì ảnh hưởng của Kình Dương, khi Thiên Lương hóa Khoa nhiều khi sẽ biến thành không câu nệ vào nguyên tắc, cho nên không tốt bằng Thiên Lương hóa Khoa ở hai cung Tí hoặc Ngọ.

Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên Lương hóa Khoa, tam phương hội Thiên cơ độc tọa ở cung Sự nghiệp, và Thái Âm độc tọa ở cung Tài bạch. Đây là cách thuần túy “Cơ Nguyệt Đồng Lương”. Ở cung Dần được hội Lộc tồn.

Do Thiên Lương đồng độ với Thiên Đồng, khiến cho Thiên Lương hóa Khoa tăng thêm phong cách cá nhân, hoặc có phong thái tiêu sái của bậc danh sỹ, cho nên rất thích hợp làm cố vấn, có địa vị mà không cần phải làm hay phụ trách công tác thực tế, hoặc thích hợp với những nghề nghiệp tự do có tính chuyên nghiệp.

Nếu gặp Văn Khúc hóa Kị cùng bay đến, có thể là văn sỹ giang hồ hay “hào môn thanh khách” (kẻ làm khách của nhà giầu thời xưa).

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thiên Lương hóa Khoa, tam phương hội có Thái âm độc tọa ở cung Tài bạch, mượn “Thiên đồng Cự môn” để nhập cung Sự nghiệp. Kết cấu này “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh, không cần thành cách “Dương Lương Xương Lộc” đã có tính chất cạnh tranh, đồng thời do Thiên Lương sau khi hóa Khoa đã giảm bớt tính “cô độc và hình khắc”, vì vậy sức mạnh của Thái Dương càng được phát huy, giúp cho sự tăng thanh danh và biểu hiện bản thân.

Tinh hệ này thích hợp cho giới nghiên cứu học thuật, bởi vì bản thân “Thái dương Thiên lương” đã có sắc thái giữ nguyên tắc, mà nghiên cứu học thuật là xác lập nguyên tắc hoặc xác lập định nghĩa. Cho nên “Thái dương Thiên lương” không thiên về văn nghệ, dù gặp Văn Xương cũng chỉ nâng cao năng lực lý giải và khảo cứu.

Nếu có Văn Khúc hóa Kị đồng độ, thì nên nghiên cứu học thuật một cách khách quan, nếu không ắt sẽ nảy sinh nhiều tranh luận.

Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên Lương hóa Khoa (ở cung Tuất được hội Lộc tồn), tam phương tương hội “Thiên đồng Thái âm” ở cung Tài bạch, vay mượn “Thái dương Cự môn” nhập cung Sự nghiệp để hội hợp.

Do đồng độ với Thiên Cơ, với tính chất do dự và không ổn định, cho nên tinh hệ này trái ngược với tinh hệ “Thái dương Thiên lương” chủ về hướng ngoại mà không hướng nội. Vì vậy thích hợp với ngành nghề như quảng bá, quan hệ công cộng, ngoại vụ,.v.v… Hóa Khoa chủ về “danh khí”, giúp cho biểu hiện về công việc.

Nếu theo những ngành nghê như nội vụ, quản lý, thiết kế,.v.v … thì cần phải phát huy phong cách cá nhân một cách đầy đủ, thì mới có thành tựu.

Thiên Lương độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối cung với Thiên Đồng, tam phương hội “Thái dương Thái âm” ở cung Tài bạch, mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Sự nghiệp để hội hợp. Cung Mệnh ắt dẽ gặp Đà La.

Tinh hệ này có kết cấu phức tạp, cho nên sắc thái quảng bá và văn nghệ giảm nhiều, tính chất của Thiên lương nhuyễn hóa thành mạo hiểm. Hóa Khoa chỉ làm tăng danh vọng trong nội bộ, không nên dương danh ở bên ngoài, nếu không ắt sẽ mang lại tai nạn và nguy hiểm.

Nhưng do Thiên Lương hóa Khoa, nên cho dù có tai ách cũng dễ chịu đựng, còn có thể chuyển “nguy” thành “an”.

Thiên Phủ Hóa Khoa – Can Canh – Quan điểm Trung Châu Phái

Phái Trung Châu định lệ Thiên Phủ hóa Khoa, còn các phái khác thì Thái Dương và Thiên Phủ không hóa Khoa, mà thay vào đó là Tả phụ và Hữu bật.

Sự truyền thụ nào thì cũng có nguồn gốc lịch sử của nó, do đó tốt nhất là giải quyết theo cách: để cả hai thuyết cùng lưu truyền tùy theo môn phái.

Thiên Phủ hóa Khoa có uy tín như giới ngân hàng, uy tín là điều tối trọng yếu của ngân hàng, cho nên phái Trung Châu cho rằng khi Thiên Phủ hóa Khoa cũng không phải là vô lý.

Do đó, ý nghĩa của Thiên Phủ hóa Khoa cực kỳ đơn giản, nó không giống như các Sao khác, thông thường sau khi Hóa Khoa sẽ có bản chất”lưỡng trùng”, đó là vừa cải thiện khuyết điểm, vừa làm tăng năng lực cho sự biểu hiện. Nhưng bản chất của Thiên Phủ hóa Khoa chỉ có một, đó là làm tăng mức độ của uy tín. Thực ra đây cũng đã bao gồm bản chất”lưỡng trùng”đã thuật ở trên. Bởi vì”kho tiền”mà có uy tín thì đương nhiên phải rất ít khuyết điểm, đồng thời phải có biểu hiện tốt thì mới tạo dựng được uy tín.

Cho nên, Thiên Phủ thuộc vào loại”kho trống”,”kho lộ”vốn chủ về gian xảo, nhưng sau khi hóa Khoa, thì dù là”kho lộ”hay”kho trống”, cũng biến thành không thể gian xảo.

Tinh hệ”Vũ khúc Thiên Phủ”thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Thiên Phủ hóa Khoa thì Vũ khúc ắt sẽ hóa Kị, còn đồng độ với Kình dương hoặc có Đà la hội chiếu, đối cung là Thất sát, tam phương tương hội là Liêm trinh độc tọa ở cung Tài bạch, và”Tử vi Thiên tướng”ở cung Sự nghiệp mà Tử vi hóa Quyền.

Thông thường tổ hợp tinh hệ này không thích hợp tự kinh doanh làm ăn. Vũ Khúc hóa Kị chủ về”nhập xuất”tài chính gặp khó khăn và nhiều nan giải, còn Thiên Phủ hóa Khoa chủ về được người ta tín nhiệm, do đó kinh doanh làm ăn dễ bị hoàn cảnh khách quan gây ảnh hưởng, biến thành mối quan hệ tài chính có hệ số rủi ro rất cao. Lúc Thiên Phủ hóa Khoa chỉ thích hợp làm việc trong ngành tín dụng hoặc chính giới, chủ về dễ được thượng cấp tin tưởng đề bạt. Có điều không nên ở vị trí cao nhất, nếu không sẽ dễ thất bại. Ngoài ra mệnh tạo cũng thích thực thi công việc có tính liều lĩnh, mạo hiểm có hệ số nguy hiểm cao.

Đối với nữ mệnh, phần nhiều đều bất lợi về hôn nhân, thường ít có lạc thú phòng the đối với chồng (nhưng vẫn thích lạc thú phong the đối với nhân tình).

Thiên Phủ độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là”Liêm trinh Thất sát”, tam phương tương hội là Thiên tướng ở cung Sự nghiệp, và mượn”Tử vi Tham lang”nhập cung Tài bạch để hội cung mà Tử vi hóa Quyền.

Thiên Phủ hóa Khoa nên tinh hệ này vẫn chủ về tốt, do ảnh hưởng của”Tử vi Tham lang”ở cung Phúc nên có lúc xảy ra mâu thuẫn. Có trí tiến thủ, chịu tiêu xài thích đáng trong giao tế, nhưng vẫn giữ tác phong rất bảo thủ, nhất là quá xem trong chữ”tín”.

Thiên Phủ hóa Khoa của tinh hệ này cũng chỉ có lợi khi ở địa vị”cấp phó”. Thích hợp với những nghề mang tính chuyên nghiệp, trong lúc làm việc thường để lại uy tín và có thể còn được nhiều trợ lực.

Trọn lựa quyết định về địa vị đối với nhóm tinh hệ này là rất quan trọng, thường thường sẽ biểu hiện khi đến các cung hạn như”Từ vi Tham lang”,”Vũ khúc Phá quân”,”Liêm trinh Thất sát”, những hành động thuộc hậu thiên ở vào thời điểm này có thể ảnh hưởng đến tình huống diễn biến thực tế.

Nhưng về phương diện hôn nhân tinh hệ này cũng có khuyết điểm, nhất là nữ mệnh, hoặc người phối ngẫu có những khiếm khuyết đáng tiếc, nên dốc tâm vào việc giáo dục con cái.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, thì không có những bản chất đã thuật ở trên, nhưng nên lưu ý đến cơ hội thăng chức, hoặc nguồn tiền tài thay đổi theo hướng tốt, cũng chủ về là vận thế thuận lợi toại ý nhưng vẫn rất bảo thủ.

Tinh hệ”Tử vi Thiên phủ”thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên phủ hóa Khoa thì Tử vi ắt sẽ hóa Quyền, có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu, đối cung là Thất sát, tam phương hội cung với Vũ khúc hóa Kị độc tọa ở cung Tài bạch, và”Liêm trinh Thiên tướng”ở cung Sự nghiệp.

Khi Tử vi và Thiên phủ đồng độ, thì sức mạnh của Thiên Phủ thường khó phát huy, có lúc biến thành gây lụy. Nhưng trong kết cấu tinh hệ này, lực của Thiên Phủ khá mạnh, tức có sao Lộc mà còn hóa Khoa, sẽ ảnh hưởng đến năng lực quyết đoán và chí tiến thủ của Tử vi tuy bị giảm thấp nhưng lại có thể tiến bộ trong sự phát triển ổn định. Tinh hệ này có sở trường thích bàn luận về chính trị, binh pháp.

Nhưng tinh hệ này cũng bất lợi về hôn nhân, chủ về không hợp tính cách với người phối ngẫu, nhìn bề ngoài vẫn duy trì mối quan hệ hôn nhân, nhưng bên trong cấu thành nỗi đau khổ thầm kín.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, chủ về được tăng quyền lực một cách thầm kín, lợi ích cũng nhờ đó mà tăng lên.

Thiên Phủ độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp Sát tinh, đối cung là”Vũ khúc Thất sát”mà Vũ khúc hóa Kị, tam phương tương hội là Thiên Tướng độc tọa ở cung Sự nghiệp, và mượn”Liêm trinh Tham lang”để nhập cung Tài bạch. Thiên Phủ ở cung Mão được gặp Lộc tồn.

Tinh hệ này tuy bất lợi khi đi xa, nhưng”Liêm trinh Tham lang”ở cung Phúc đức thường thường lại khiến mệnh tạo phải rời xa quê hương mới phát triển tốt, dễ gặp vận trình tốt có tính phát đột ngột. Nếu cố thủ ở nơi sinh ra, thì uy tín chỉ đạt được trong phạm vi hạn chế, sự nghiệp phát triển nhỏ hơn, có thể vì danh tiếng trong địa phương quá nhỏ hẹp, nên thường ở vào tình cảnh bị ép phải tham gia những cuộc thù tạc giao tế mà bản thân không thích, thậm chí còn phải hao tổn, do đó tạo thành những phiền phức khó xử trong lòng.

Cung Thiên Di có”Vũ khúc Thất sát”mà Thiên phủ hóa Khoa tương hội, cho nên sau khi trải qua gian khổ ở xứ người, thì có thể tạo dựng được sự nghiệp và được tin tưởng, cho nên có thể xoay chuyển được tình thế công việc đúng lúc cần thiết nhất. Ngoài ý vị thích hợp với những ngành nghề mang tính mạo hiểm có mức độ nguy hiểm cao, nếu mệnh tạo an phận thủ thường, ở lại quê nhà thì không nên tự kinh doanh làm ăn, chỉ thích hợp làm nhân viên hưởng lương.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, không nên mở rộng việc kinh doanh làm ăn, chỉ chủ về vận trình tăng thêm vẻ vang.

Tinh hệ”Liêm trinh Thiên phủ”thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên phủ hóa Khoa, đối cung là Thất sát, (ở cung Thìn mệnh tạo được Lộc tồn hội chiếu), tam phương hội cung có Tử vi độc tọa ở cung Tài bạch, và”Vũ khúc Thiên tướng”ở cung Sự nghiệp mà Vũ khúc hóa Kị. Cung Mệnh gặp Sát tinh đồng độ hoặc vây chiếu.

Tinh hệ này, về sự nghiệp và hôn nhân đều có khuyết điểm.

Ở phương diện sự nghiệp, không nên tự sáng lập sự nghiệp, bất lợi nhất là các công việc hay nghề nghiệp có liên quan đến tiền tệ, nghiệp vụ ngân hàng, không được đầu cơ vì có đầu cơ thì cũng thất bại, nếu làm việc hưởng lương thì cũng không được quản lý tiền bạc.

Về phương diện hôn nhân, thường chủ về tái hôn, mà cũng dễ”ngó đứt mà tơ vương”.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, người kinh doanh làm ăn phải đề phòng vấn đề xoay chuyển tiền bạc khó khăn, trắc trở về sự nghiệp.

Thiên Phủ độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là”Tử vi Thất sát”mà Tử vi hóa Quyền, tam phương tương hội với Thiên Tướng độc tọa ở cung Sự nghiệp, và mượn”Vũ khúc Tham lang”nhập cung Tài bạch có Vũ khúc hóa Kị.

Tinh hệ dạng này chủ về đời người khá thuận lợi toại ý, nhưng phần nhiều đều có thanh thế lớn bề ngoài, mà bên trong chi ra quá nhiều, may mà có tín dụng chống đỡ, vẫn có thể vững bước phát triển sự nghiệp.

Thiên Phủ hóa Khoa thì không sợ thiếu nguồn tiền tài, nhưng khuyết điểm lớn nhất của tinh hệ này là dễ xác định sai kế hoạch. Đạo”xu cát Tỵ hung”là cần phải kinh doanh thiết thực và sống có tiết chế một cách thích đáng.

Ở lưu niên hoặc đại hạn mà gặp tinh hệ này, cũng phải lưu ý khuyết điểm đã thuật ở trên.

Văn Khúc Hóa Khoa – Can Tân

Can Tân là Văn Khúc hóa Khoa và Văn xương hóa Kị, hai sao này thường gặp nhau trong mệnh bàn, do đó cần phải lưu ý bản chất đặc biệt lúc chúng tương hội.

Thông thường, có thể biểu trưng cho học hành thông minh, nhưng lúc xử sự hay ỷ vào sự thông minh của mình, mà thường tự cho mình là đúng. Ở giai đoạn còn đi học, thì chủ về có nhiều hứng thú với toán lý, hoặc ngoại ngữ.

Tính chất cơ bản của Văn khúc hóa Khoa hơi giống Văn xương, đã gặp thuật ở bài trước. Làm tăng năng lực biện luận, ngôn từ dễ làm vui lòng người khác và hấp dẫn người khác giới.

Văn khúc ở 3 cung Dần Ngọ Tuất là hãm nhược, cho dù có Hóa Khoa, cũng chủ về có mầm mà không trổ bông.

Các tính chất còn lại tham khảo ở mục “Văn Xương hóa Khoa”

Tả Phụ Hóa Khoa – Can Nhâm

Can Nhâm khiến Tả Phụ Hóa Khoa, do Nhâm Thủy là dương Thủy, Thủy thế cuồn cuộn, vạn vật có hiện tượng bị xung phá, nhưng Tả Phụ là Mậu Thổ, là Dương Thổ, là Thổ của núi cao, có thể khắc chế Nhâm Thủy, cho nên Tả Phụ Hóa Khoa là cứu tinh của vạn vật, cũng tức là sao quý nhân. Chủ về có thể được quý nhân đến giúp đỡ, đề bạt; bản thân vận dụng trí tuệ và năng lực, trải qua phân tích, vạch kế hoạch, và ứng dụng một cách có hệ thống, do đó được quý nhân trợ giúp, phàm việc gì cũng thập toàn thập mỹ. Nếu ở cung lạc hãm thì mọi kế hoạch đều không được lý tưởng cho lắm, phân tích thiếu hoàn chỉnh, dù được quý nhân trợ lực vẫn không thể phối hợp với năng lực tạo dựng của bản thân, mà giảm đi một nửa, gặp thêm sát tinh thì càng tệ.

Thái Âm Hóa Khoa – Can Quý

Trong các tình hình thông thường, Thái Âm hóa Khoa là biểu trưng cho sự tu dưỡng phát triển tài năng “nhân văn”, thiên hướng nghiêng về văn học nghệ thuật, khí chất nhàn nhã, thông minh tài trí.

Sao Thái Âm nhập miếu mà Hóa Khoa, còn chủ về uy tín và danh tiếng, nếu có Văn tinh hội hợp, ắt sẽ xuất thân từ điển thí mà có Danh; nếu có các Sao đào hoa hội hợp, thì danh tiếng thuộc lĩnh vực giải trí, vui chơi, văn nghệ biểu diễn; nếu có các Sao tiền tài hội hợp, thì có danh vọng và uy tín trong giới làm ăn kinh doanh.

Thái Âm lạc hãm mà Hóa Khoa, ắt sẽ mang lại khuyết điểm, như bất lợi đối với người thân phái nữ, vẫn có những tính chất giống như nhập miếu mà Hóa Khoa, nhưng danh vọng thì nhỏ hơn.

Nữ mệnh gặp Thái Âm hóa Khoa thì thích hợp hơn nam mệnh, có thể làm tăng tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, quan tâm chăm sóc đến gia đình nhiều hơn, đối với nam mệnh thì giảm bớt tính cách hướng nội mà tăng khả năng hướng ngoại.

Thông thường, Thái Âm hóa Khoa cũng có lợi về hôn nhân; nam mệnh lấy được vợ xinh đẹp; nữ mệnh lấy được chồng có năng lực làm việc, quan tâm chăm sóc đến vợ con hơn, hoặc chồng có tài hoa chói lọi. Nhưng Thái Âm hóa Khoa thì Tham Lang ở cung Phụ Mẫu ắt sẽ hóa Kị, là biểu trưng cho hiện tượng thông thường “tài cao thì chuốc đố kị”. Cho nên cần phải quan sát các đại hạn xem có rơi vào tình huống bị áp chế hay không? Nếu thấy gặp phải nhiều tình huống này, thì có tài mà không gặp thời.

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Thái Âm hóa Khoa ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu; tam phương tương hội với “Thiên cơ Thiên lương” ở cung Sự nghiệp, và mượn “Thái dương Cự môn” để nhập cung Tài bạch có Cự môn hóa Quyền.

Trong tinh hệ này, Thái Âm hóa Khoa có sao Lộc là kết cấu tốt lành, nếu lại được Văn Xương, Văn Khúc hội chiếu, thì đây là cách “Lộc Văn củng mệnh”, chủ về có vợ đẹp, khoa cử công danh thuận lợi. Ở thời hiện đại thì thích hợp nghiên cứu học thuật.

Người có tinh hệ này thủ Mệnh, nam chủ về phong thái nho nhã, nữ chủ về thích trang điểm làm đẹp. Cho nên đều tạo được “hảo cảm” với người khác, nếu có tinh thần sung mãn thì toàn mỹ.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, chủ về tài lộc thuận lợi toại ý, nhưng không biểu trưng cho việc sáng lập sự nghiệp.

Tinh hệ “Thái dương Thái âm” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái Âm hóa Khoa ắt sẽ đồng độ với Đà La, hoặc hội với Kình dương Đà la; tam phương hội hợp với Thiên Lương độc tọa ở cung Sự nghiệp, và mượn “Thiên cơ Cự môn” để nhập cung Tài bạch có Cự môn hóa Quyền.

Do Thái Âm đồng độ với Thái Dương, nên lực của Hóa Khoa có biểu hiện kém hơn, không hiển hách bằng Sao Thái Dương hóa Khoa, vì vậy chỉ có hư danh về mặt danh nghĩa, mà không có lợi ích thực tế.

(Trung Châu chủ trương Thái Dương Hóa Khoa. Còn Tử Vi Nam phái chủ trương Hữu Bật Hóa Khoa)

Thái Dương ở cung Sửu có sức ảnh hưởng nhỏ, do đó Thái Âm hóa Khoa ở cung Sửu tốt hơn ở cung Mùi, ở cung Sửu khi Thái âm hóa Khoa sẽ được thực tiễn hơn. Mượn “Thiên cơ Cự môn” để hội hợp mà Cự Môn hóa Quyền, cho nên thích hợp “dùng lời nói để kiếm tiền”, có thể phát huy năng lực phục vụ của tài nói chuyện.

Nhưng nữ mệnh mà gặp nhóm tinh hệ này thì bất lợi về hôn nhân, đối với nam mệnh có thể mượn lực của Thái Âm hóa Khoa để bổ khuyết.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thái Âm hóa Khoa (ở cung Thân còn hội Lộc tồn). Tam phương hội hợp với Thiên Đồng độc tọa ở cung Tài bạch, và Thiên Lương độc tọa ở cung Sự nghiệp.

Trong tổ hợp này, nếu Thái Âm không Hóa Khoa, thì đây là mệnh rời xa quê hương, sau khi Hóa Khoa sẽ khiến cho bản chất vốn hiếu động trôi nổi của hai sao Thiên cơ và Thái âm trở thành ổn định, có thể phát triển ở bản địa, mà còn tạo lập được danh tiếng. Có điều, nguồn tiền tài vẫn gặp nhiều sóng gió, trắc trở, ở cung Thân thì tốt hơn.

Thái Âm hóa Khoa làm mạnh thêm sắc thái thích hợp về công việc nội vụ, vì vậy nên làm về ngạch hành chính.

Bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, Thái Âm sau khi Hóa Khoa đều có thể cải thiện tính chất vốn bất lợi ở cung Phu Thê.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, chỉ chủ về được người ta tán thưởng những biểu hiện của bản thân mệnh tạo, quan trọng nhất là nắm bắt được cơ hội để phát vượt lên.

Thái Âm độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối nhau với Thiên Đồng; tam phương tương hội với Thái Dương độc tọa ở cung Tài bạch, và Thiên Lương độc tọa ở cung Sự nghiệp. Kết cấu tinh hệ này, “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh.

Thái Âm hóa Khoa ở cung Mão không bằng ở cung Dậu, vì ở cung Mão thì lạc hãm, và không thành cục “phản bối” (không gặp sao Lộc, Thái dương ở cung Hợi lại đồng độ với Đà la). Cho nên Thái Âm hóa Khoa ở cung Dậu dễ được người ta trọng dụng, còn ở cung Mão thì trở thành tự sùng bái cá nhân mình.

Tinh hệ có một ưu điểm, bất kể ở cung Mão hay ở cung Dậu, đều chủ về làm tăng phong thái của mệnh tạo, có phong cách cá nhân đặc biệt. Nhưng ở thời hiện đại, nhóm sao này, lại thường có khuynh hướng “đồng tính luyến ái”, khi Thái Âm hóa Khoa sẽ làm tăng lực hấp dẫn càng mạnh thêm.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, chỉ chủ về tâm tình vui vẻ.

Thái Âm độc tọa thủ Mệnh hóa Khoa ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn còn gặp Lộc tồn), gặp Thái Dương ở đối cung độc tọa; tam phương tương hội với Thiên Cơ độc tọa ở cung Tài bạch, và “Thiên đồng Thiên lương” ở cung Sự nghiệp.

Thái Âm nếu không hóa Khoa, thì ở cung Tuất ưu hơn ở cung Thìn. Nhưng sau khi Hóa Khoa có thể chủ về nắm quyền về hình pháp, quân đội hay cảnh sát, ở cung Tuất vẫn tốt hơn.

Thái Âm hóa Khoa ở cung Tuất thì cung Di là Thái dương ở cung Thìn, hội Lộc tồn và chia ra một sao Hóa Quyền một sao Hóa Khoa, kết cấu này vận trình sáng sủa hơn xa Thái Âm ở cung Thìn, vì vậy nên rời xa quê hương để phát triển chủ về dễ được quý hiển. Đây là sự khác biệt rất quan trọng giữa hai cung Thìn và Tuất.

Nhưng bất kể trong tình huống nào, Thái Âm ở “thiên la địa võng” đều ưa Hóa Khoa, có thể đột phá “thiên la địa võng” mà tỏa ánh sáng, dẫn tới đời người ắt sẽ có biểu hiện tốt, hơn nữa còn có thể cải thiện sự bất lợi về hôn nhân.

Thái Âm độc tọa thủ Mệnh, hóa Khoa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, có Đà la đồng độ hoặc hội Kình dương Đà la; đối cung với Thiên Cơ, tam phương hội hợp với “Thái dương Thiên lương” ở cung Sự nghiệp, và mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Tài bạch có Cự môn đồng thời hóa Quyền.

So sánh hai cung, ở cung Tỵ không bằng ở cung Hợi, Hóa Khoa chỉ hơi cải thiện khuyết điểm lúc lạc hãm. Ở cung Hợi có thể theo ngành nghề chuyên về kế hoạch, vạch kế sách, thiết kế, phần nhiều đều có biểu hiện tốt, cũng thích hợp với kế hoạch tài vụ, có thể thành danh.

Nhưng Thái Âm ở hai cung này đều rất dễ xảy ra đau khổ vì tình, nhất là nữ mệnh gặp Thái âm thủ Mệnh ở cung Tỵ, thường thường nỗi đau khổ trong lòng suốt đời sẽ không thể quên

Ở lưu niên hoặc đại hạn mà gặp tinh hệ này, ở cung Hợi thì có lợi ích thực tế, ở cung Tỵ thì chỉ được hư danh.

Cách An Sao Hóa Khoa

Sao Hóa Khoa ở Cung Điền

Sao Hóa Khoa ở Cung Phu Thê

Nguồn gốc của Tứ Hóa – Khoa Quyền Lộc Kị

Cho đến nay, sau tranh cãi hàng ngàn năm giữa các học giả uyên thâm về môn Tử Vi Đẩu Số thì vẫn chưa xác quyết được Tứ Hóa do đâu mà có.

Trong Tử Vi Đẩu Số có câu ” Ngộ hỏa nhi hóa”. Tức là gặp hỏa mà hóa. Nhưng cũng không ai giải thích được rằng tại sao gặp hỏa thì hóa, hóa thành cái gì, nguyên tắc hóa ra làm sao???

Sau này, một số nhà nghiên cứu của Hongkong, Đài Loan có đưa ra thuyết nạp giáp để giải thích, nghe thì có vẻ chặt chẽ nhưng cũng chẳng ai dám chắc những điều này…

Chính vì thế nên chúng ta nên tránh những tranh cãi về nguồn gốc của Tứ Hóa – Khoa Quyền Lộc Kị.

Thay lời kết

Sao Hóa Khoa thực ra là 1 quý tinh cực kỳ quan trọng. Đóng ở cung nào thì ban phúc cho cung đó. Còn quan điểm cho rằng Sao Hóa Khoa là đệ nhất giải thần, có lẽ xuất phát từ quan điểm thời xưa, cho rằng người văn tài xuất chúng, tất sẽ có công danh, quyền lực. Từ đấy, con đường Khoa Danh cũng là một con đường hóa thân, hóa giải cuộc sống…

Sao Hóa Quyền – Chưởng quản quyền lực – Đệ nhất công khanh

0

Ý nghĩa Sao Hóa Quyền

Sao Hóa Quyền  có ngũ hành thuộc Hỏa, ứng số 2.7 ở phương Nam. Hỏa bốc lên mà chủ về nóng nhiệt. Nên Sao Hóa Quyền chủ về thế lực, tranh chấp, thành tựu, nỗ lực phấn đấu, cao ngạo, sĩ diện, giá trị gia tăng, bá đạo, tự phụ, không khuất phục, cầm quyền, tài hoa, giỏi giang, chuyên kỹ thuật, cố chấp, quản lý chặt chẽ, phung phí, ngoại thương, bệnh cấp tính. Hóa Quyền tốt nhất là nên nhập vào 2 Cung Tài & Quan. Còn nếu nhập vào Lục thân cung thì dễ xuất sinh tranh chấp, cọ sát.

Sao Hóa Quyền mà tam hợp có Sao Hóa Khoa, Khôi Việt thì chủ về văn chương, danh tiếng vang xa. Hóa Quyền nhập lục thân cung, dễ gặp xung đột trong gia đình, nhiều ý kiến.

Hóa Quyền thuộc dương mộc, nên phải đề phòng “cây to thì hứng gió”. Cũng chính vì vậy, Tử Vi Đẩu Số ưa “Lộc trùng điệp” mà không ưa “Quyền trùng điệp”, lúc hóa Quyền gặp hóa Quyền trùng điệp, sẽ dễ chuốc lực áp chế vào thân.

Nếu Hóa Quyền mà không có Hóa Lộc và Hóa Khoa sánh vai, chủ về dễ bị khuynh đảo, bài xích, chèn ép; nếu lại gặp sát tinh, nhất định sẽ xảy ra nhiều tình huống khó xử.

Hóa Quyền được Hóa Lộc sánh vai, chủ về nhờ quyền lực mà đắc lộc, hoặc nhờ “lộc” mà đắc “quyền”, nhưng đừng vì thấy “Lộc Quyền gặp nhau” mà xem thường bản chất của Hóa Quyền.

Cổ nhân hay nhấn mạnh Hóa Quyền không sợ Hóa Kị, ý nói lúc Hóa Kị đến xâm phạm, Hóa Quyền dư sức áp chế. Nhưng theo phái Trung châu Vương Đình chi thì có khác, họ cho rằng ý kiến này hơi phiến diện.

Ví dụ như tinh diệu hóa Quyền ở nguyên cục lại bị Hóa Kị ở vận hạn tương xung, tức là “cây lớn thì hứng gió”, “địa vị cao thì thế nguy”, nhất là lúc “Quyền trùng điệp”, bị sao Kị xung phá, chủ về tranh giành quyền lực, nhất là khi nắm được đại quyền, sẽ dễ phạm lỗi lộng quyền.

Nếu Hóa Kị ở nguyên cục hóa làm sao quyền ở vận hạn, thì phải đề phòng lực áp chế, không phải là hỉ sự. Cần phải xem xét kỹ tính chất phối hợp của toàn cục mà định.

Sao Hóa Quyền ở Cung Mệnh – Thân

Hóa Quyền thuộc Mộc, là thần nắm quyền sinh sát, nhập miếu ở cung Sửu, không có hãm địa. Nhập Mệnh cung, chủ người tính tình ngoan cố, coi trọng quy tắc đạo đức, hành sự ổn trọng, tính nguyên tắc cao, có năng lực thống trị lãnh đạo rất tốt, kiên cường bất khuất, chuyện gì cũng không dễ dàng chấp nhận thất bại, tính tình kì quái, đi đến đâu cũng được mọi người kính trọng khâm phục, dễ được người khác tán thưởng. Hỉ nhập Mệnh Thân cung, Di cung, Quan Lộc, Tài Bạch cung, chủ có quyền thế. Hỉ hội Vũ Khúc, Cự Môn, tất làm đại sự. Sao này ở Mệnh, chuyên chủ quyền thế.

Nữ mệnh Mệnh có Hóa Quyền, trong ngoài vừa ý, hội cát tinh có thể là bậc quý phu nhân.

Hóa Quyền thủ Thân Mệnh, Khoa Lộc tương phùng, là quan tướng, đại phú đại quý.

Hóa Quyền nhập cung Mệnh, cung Quan Lộc và có Cự Môn hay Vũ Khúc hội chiếu, tất nắm đại quyền, hoặc thống lĩnh trăm ngàn binh lính, võ chức quý hiển.

Hóa Quyền nhập Mệnh Thân, đồng cung với Hóa Khoa, tất văn chương đứng đầu, mọi người đều khâm phục kính nể, có danh tiếng trong giới văn nghệ, học thuật.

Mệnh nam mà vận hạn gặp ba sao Lộc Quyền Khoa sẽ có phát triển và tiến bộ. Mệnh nữ do giỏi giang tháo vát quá mức, lấn lướt cả đàn ông, nên sẽ ảnh hưởng đến đường tình duyên và đời sống hôn nhân.

Quan điểm của Tứ Hóa Phái khi Hóa Quyền Nhập Mệnh

Trong Tứ Hóa Phái, khi Sao Hóa Quyền nhập vào Thân, Mệnh thì có các quan điểm sau đây:

  • Vì Sao Hóa Quyền thuộc hỏa, có ý tượng “nâng lên”, “biểu hiện một cách rõ ràng” … Trường hợp Sao Hóa Quyền ở cung mệnh, sẽ làm cho bản thân có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực, mà mục đích của nó là vì muốn có địa vị xã hội, hoặc để có được sự đồng cảm và phụ họa của người khác.
  • Cung mệnh là hình tượng của một người, cho nên trường hợp có Sao Hóa Quyền ở cung mệnh, dù có quảng bá để nâng bản thân lên thì cũng chỉ là để tạo hình tượng cá nhân, sẽ khiến mệnh tạo có bề ngoài nghiêm túc. Nếu Sao Hóa Lộc và Sao Hóa Kị nhập “ngã cung”, thì sẽ có biểu hiện uy nghiêm, uy tín trong lời nói và hành động. Nếu Sao Hóa Lộc và Sao Hóa Kị ở vị trí không thích đáng, hoặc cung mệnh lại tự Hóa Kị, thì sẽ có tính hay ép buộc người khác, khiến cho người ta có cảm giác mệnh tạo là người võ đoán, ỷ thế áp chế người khác, bạo ngược và khó thân cận.
  • Ý tượng của Sao Hóa Quyền có tính thực tiễn, tính thực hiện, tính hành động, biểu hiện của nó đều không ở trạng thái tình. Vì vậy trường hợp Sao Hóa Quyền ở cung mệnh thì khó mà tâm bình khí hòa, tâm cảnh của mệnh tạo khó tĩnh lặng, sẽ có lối suy nghĩ vội vàng, dễ bị kích động, trong lòng hay lo lắng không yên, và hay nhận định một cách hấp tấp.
  • Tứ hóa ở cung mệnh nhiều ít đều có kiểu suy nghĩ lợi kỉ, hoặc chỉ lo cho mình, bất kể người khác ra sao; mà trường hợp Hóa Quyền là nặng nhất. Sao Hóa Quyền ở cung mệnh, có ưu điểm là tích cực, quyết định và động tác đều mau lẹ, khá chủ quan, ý thức về bản thân rất mạnh, dễ lấy “cái tôi” làm trung tâm, không quan tâm hoặc xem thường lập trường của người khác, tự cho mình là đúng, ngoan cố, khó thông cảm người khác.
  • Sao Hóa Quyền ở cung mệnh, tất nhiên thích nắm quyền, thường có cảm giác mình cao hơn người khác một bậc, sẽ dễ bành trướng “cái tôi”, thiếu tính nhẫn nại, không thích nhận lỗi, nhưng cũng nhờ tính cách không chịu thua này mà họ tự đốc thúc bản thân rất mạnh.
  • Trường hợp Sao Hóa Quyền ở cung mệnh thường trưởng thành khá sớm, vì trong đại vận thứ nhất đã có tác động của Hóa Quyền. Lúc còn trẻ đã biết hướng nỗ lực của đời mình, vì vậy khoảng cách cao thấp giữa thành công và thất bại sẽ lớn hơn người bình thường. Nếu Sao Hóa Lộc và Sao Hóa Kị ở ví trí đối nhau thì thành tựu phi phàm, có tính quyền uy. Nếu Hóa Lộc và Hóa Kị ở vị trí không thích đáng thì việc chi ra, hao tổn hơn người bình thường, nhưng lại khó thu hoạch.
  • Sao Hóa Quyền chủ về biến động, sôi nổi; Hóa Quyền ở cung mệnh thì vận trình cuộc đời tất nhiên sẽ nhiều thăng trầm. Nếu bản thân Sao Hóa Quyền có tính biến động không yên, hoặc các sao ở cung vị có địa chi xung đột với tính của sao, gặp Hóa Quyền ở cung mệnh, sẽ khó tránh một đời bôn ba, gặp nhiều sóng gió trắc trở, nếm trải đủ thói đời nóng lạnh.
  • Lúc cung mệnh làm cung vị phúc đức của cung phu thê, thì mệnh tạo có tính vội vàng, hấp tấp, dễ bị kích động, sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lí của “một nửa kia”. Họ luôn muốn dùng thời gian ngắn nhất để tạo ra hiệu quá lớn nhất; sau khi kết hôn, cuộc sống chung của hai người sẽ thấy căng thẳng, cũng không loại trừ trường hợp vì mệnh tạo có tình cảm bên ngoài khiến cho người phối ngẫu phải buồn phiền.
  • Cung mệnh là cầu nối giữa cung phụ mẫu và cung huynh đệ, Sao Hóa Quyền ở cung mệnh, bản thân mệnh tạo là người chủ chốt trong gia đình; nói một cách tương đối, lúc quan hệ giữa cha mẹ và anh em hơi căng thẳng thì mệnh tạo thường là người đứng ra hòa giải.
  • Tiếp theo trên, nếu lấy cung huynh đệ đại biểu cho mẹ; trường hợp cung phụ mẫu hay cung tật ách có các sao đào hoa, hoặc tổ hợp sao ở cung huynh đệ và cung nô bộc không tốt, thì có thể quan hệ giữa cha và mẹ không được hòa hợp, mà mệnh tạo là cầu nối.
  • Cung mệnh là cung vị điền trạch của cung tử nữ, trường hợp có Hóa Quyền, mệnh tạo có thể là người rất uy nghiêm, khiến con cái ở trong nhà bị áp lực rất nặng, tuy con cái hướng về gia đình, nhưng cũng có phần sợ trong đó, nên ít khi ở nhà.

Phá Quân Hóa Quyền – Can Giáp

Phá Quân hóa Quyền không bằng hóa Lộc. Hóa Lộc có thể khiến cho quá trình thay đổi thuận lợi, có kết quả tốt đẹp, nhưng lúc hóa Quyền thì không thể đảm bảo một cách chắc chắn rằng sẽ tránh được thất bại.

Sắc thái đặc biệt của Phá quân hóa Quyền là ở phương diện phô trương thanh thế. Nhưng thanh thế lớn có lúc chỉ có thể khiến cho người khác dễ có khuynh hướng nghe theo ý kiến của bản thân mệnh tạo, vẫn không thể tránh được các tình huống trắc trở, rắc rối. Thâm chí nhiều khi còn xuất hiện tình huống này, người Phá quân hóa Quyền thủ Mệnh, có ý muốn thay đổi hoàn cảnh khách quan (ví dụ như muốn kinh doanh thêm một ngành khác), mà bản thân mệnh tạo không nắm chắc tình hình thực tế, nhưng sau khi mang suy nghĩ của mình nói cho người khác nghe, người khác lại cho rằng bản thân họ đã có thành tựu và không ngừng thúc dục, thậm chí còn trợ giúp cụ thể, rốt cuộc thành thế cưỡi lưng cọp, không tiến hành không xong.

Cho nên trong đại hạn gặp Phá quân hóa Quyền thủ cung Mệnh, cung Quan hay cung Tài thì cần phải lưu ý, lúc gặp lưu niên không tốt thì không được mạo muội đưa ra chủ ý của mình, để tránh âm dương không phối hợp, rốt cuộc bị buộc phải thay đổi trong hoàn cảnh đầy trắc trở.

Hễ Phá quân hóa Quyền thì Liêm trinh ắt sẽ hóa Lộc, nhưng Lộc của Liêm trinh có tài khí không lớn, không đủ để ỷ lại. Chỉ khi nào có kết cấu sao Cát tường, thanh thế của Phá quân hóa Quyền mới có lợi để tiến hành sự việc.

Phá quân thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là “Liêm trinh Thiên tướng” mà Liêm trinh hóa Lộc. Cung Quan là Tham lang độc tọa. Cung Tài là Thất sát cũng độc tọa có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, ở tam phương tứ chính đều không gặp Kình dương và Đà la. Tinh hệ có kết cấu dạng này khá tốt lành, có lợi về khai triển sự nghiệp, tài lộc cũng theo đó mà tăng lên, nhưng không được có Địa không Địa kiếp Hỏa tinh Linh tinh hội chiếu Phá quân. Tinh hệ kết cấu dạng này ở tinh bàn nguyên cục có thể nói là cách cục đẹp, dù đại hạn hoặc lưu niên gặp kết cấu này, cũng chủ về biến động thay đổi theo hướng cát tường. Nhưng nhóm tinh hệ này, cổ nhân lại cho rằng không thích hợp với nữ mệnh, chủ yếu là về phương diện hôn nhân. Cung Phu thê là Vũ khúc hóa Khoa hội “Tử vi Thiên phủ”, lại hội “Liêm trinh Thiên tướng” mà Liêm trinh hóa Lộc (Phá quân ở cung Tí thì Vũ khúc còn hội Lộc tồn), kết cấu dạng này thường dễ xảy ra tình huống thay lòng đổi dạ, bất mãn chồng, do đó ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân.

Tinh hệ “Tử vi Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Phá quân hóa Quyền (đồng độ với Đà La, hoặc hội Kình Đà). Cung Quan là “Liêm trinh Tham lang” có Liêm trinh hóa Lộc. Cung Tài là “Vũ khúc Thất sát “có Vũ khúc hóa Khoa. Ở tam phương đều gặp Sát tinh. Tuy gặp Kình Đà nhưng ở cung Mệnh mà gặp nhóm tinh hệ này, vẫn có thể xem là thượng cách. Nếu tam phương là Hóa Lộc Hóa Quyền Hóa Khoa tụ hội, phối trí quân bình, thì Kình Đà chỉ chủ về tình huống căng thẳng mà thôi. Đời người không thể thập toàn thập mỹ, không thể việc gì cũng thuận lợi, vì vậy không thể xem đây là khuyết điểm trọng đại. Nhóm tinh hệ này có biểu hiện chủ động, còn có sở trường giao tế, có thể lợi dụng quan hệ giao du để trợ giúp cho công việc làm ăn, cũng thường thích đầu tư vốn lớn vào sự nghiệp mới, đầu óc linh hoạt và tinh tế sắc sảo. Chỉ có một khuyết điểm lớn, đó là người dưới quyền không đắc lực, nên khó tránh khỏi phải vất vả, mà còn bất lợi nếu phát triển ở tha hương.

Phá quân độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Dần hoặc Thân, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là “Vũ khúc Thiên tướng” mà Vũ khúc hóa Khoa. Cung Tài là Thất sát. Cung Quan là Tham lang. Phá quân có sao Lộc được hóa Quyền, cho nên lực “xung kích” cực kỳ mạnh, thanh thế cũng lớn, có thể nói là đời người nhiều biến đổi, nhiều đột phá, thường không giữ một nghề. Cung Di là “Vũ khúc Thiên tướng”, mà Vũ khúc hóa Khoa, còn có Lộc tồn hội hợp, thành cách “Lộc Quyền Khoa hội cách”, do đó rất có lợi đối với người Phá quân hóa Quyền thủ Mệnh, có thể rời khỏi quê hương để phát triển, hoặc có khả năng chủ động sửa đổi hoàn cảnh khách quan, thường thường có kết quả tốt hơn ban đầu. Chỉ có một điều tệ hại là Thất sát hội sao Lộc ở cung Tài, tài lộc vượng mà không giỏi quản lý, thêm vào đó cung Huynh và cung Nô đều không ổn định, về phương diện quản lý tài chính lại không thể ủy thác cho người khác, nên dễ có hiện tượng tài chính vượt khỏi tầm kiểm soát. Tinh hệ “Liêm trinh Phá quân” thủ mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, có Liêm trinh hóa Lộc đồng độ với Phá quân hóa Quyền. Xin tham khảo ở đoạn “Liêm trinh hóa Lộc”.

Phá Quân độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Cung Quan là Tham lang độc tọa, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đồng thời ắt cũng có Liêm trinh hóa Lộc vây chiếu. Cung Tài là Thất sát độc tọa (chỉ có Thất sát tọa cung Ngọ mới hội Lộc tồn). Cung Quan có sao Lộc nặng, cung Tài có sao Lộc nhẹ, cho nên ý nghĩa của Phá quân hóa Quyền có thể biến thành nắm quyền tài chính, mà không thể tích lũy tiền của. Nếu kinh doanh làm ăn, thì thường giỏi “công” mà không giỏi “thủ”, thậm chí vượt quá tầm kiểm soát. Cần phải tích lũy cho đến lúc có tài lực kha khá, mới phát động đột phá một lần, như vậy sẽ tốt hơn là cứ hay thay đổi lặt vặt. Đây là đạo “tìm cát tránh hung” cải thiện vận mệnh đời người. Đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ có kết cấu kiểu này, cần phải tham khảo thêm vận hạn sau để tính toán phương cách hành động. Tinh hệ này sở trường về ra quyết sách, cho nên làm việc trong lĩnh vực tài chính kinh tế là tốt nhất. Cung Di có Lộc Quyền Khoa tụ hội, cho nên cũng có lợi về chuyển đi xa. Chỉ có một khuyết điểm là không giỏi xử lý theo chế độ công ty, nên tâm chí thường có cảm giác bị rối loạn.

Tinh hệ “Vũ khúc Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Vũ khúc hóa Khoa còn Phá quân hóa Quyền. Cung Quan là “Tử vi Tham lang” ắt sẽ có Kình Đà hội chiếu hoặc Kình dương đồng độ. Cung Tài là “Liêm trinh Thất sát” mà Liêm trinh hóa Lộc ắt cũng có Kình Đà hội chiếu, hoặc Đà la đồng độ. Nhóm tinh hệ này, người đời Thanh có thuyết: “Vũ khúc Phá quân Hóa Khoa Hóa Quyền, nhậm chức về quân nhu”, do đó có thể thấy sắc thái đặc biệt của nó. Giỏi quản lý tài chính, giỏi kiếm tiền, là hai đặc điểm lớn nhất của tinh hệ này. Nếu kinh doanh làm ăn, thì khó tránh vì tham vọng quá lớn mà làm tăng vất vả khổ lụy, nhưng lại dễ khiến cho người khác phải giật mình vì thành tích của mệnh tạo. Nhóm tinh hệ này đồng thời cũng có một nguy cơ, đó là do làm việc quá vất vả nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thích hợp với những ngành nghề kinh doanh phục vụ, có tính chất tiêu dùng. Nếu nhậm chức làm công hưởng lương, thì nên đề phòng có quan hệ không tốt đối với thượng cấp. Vì Thái dương hóa Kị ở cung Phụ mẫu, cũng dễ xảy ra tình huống soi bói, bới móc. “Vũ khúc Phá quân” ở cung Hợi thì càng nặng.

Thiên Lương Hóa Quyền – Can Ất

Sao Thiên Lương tính chất có sang quý thanh cao, khi Hóa Lộc sẽ hình thành sự mâu thuẫn về bản chất, nhưng Hóa Quyền thì không có ảnh hưởng, trái lại còn làm mạnh thêm mức độ sang quý thanh cao.

Ví dụ như thiên Lương đủ sức đảm nhiệm chức vụ quản đốc, giám đốc quản lý công tác, nếu hóa Quyền thì có thể có địa vị của một chuyên viên như chuyên viên kiểm toán, chuyên viên khảo sát, cho đến luật sư, .v.v…
Thiên Lương hóa Quyền mà có nhiều sao phụ tá hội chiếu hoặc đồng độ, không những là tượng trưng cho quyền lực, mà còn tượng trưng cho địa vị. “Địa vị” nói ở đây không phải nói về “địa vị” do sự giầu có (xã hội ngày nay có phong khí xem trọng “phú” mà không xem trọng “quý”, do đó mới xảy ra hiện tượng phân biệt như vậy), mà là nói “địa vị” của người được tôn trọng, được tôn sùng. Ví dụ như giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu học thuật, hoặc các chuyên viên cao cấp được xem trọng trong các lĩnh vực, .v.v…

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp Thiên Lương hóa Quyền, thì không mang ý nghĩa đã thuật ở trên. Bởi vì không chỉ ở trong một đại hạn hoặc một lưu niên, mà bỗng nhiên trở thành một giáo sư, một chuyên viên cao cấp, .v.v… nhưng vẫn chủ về uy tín trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như một thương nhân, đại hạn gặp Thiên Lương hóa Quyền, có thể trong 10 năm đó sẽ làm cho thương hiệu của mệnh tạo có tiếng tăm hơn. Ở lưu niên cũng chủ về đây là năm có thanh danh hơn.

Nhưng tính chất của Thiên lương cũng mang lại những tình huống rắc rối khó xử, chẳng vì có hóa Quyền mà hết được. Có hóa Quyền chỉ chủ về lúc hóa giải sẽ gặp ít trở lực hơn một chút, hoặc là lúc gặp nhiều phiền phức thì mệnh tạo lập tức biết được phương hướng giải quyết, đồng thời còn được trợ lực rất hữu dụng.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là Thái dương, hội “Thiên cơ Thái âm” mà Thiên cơ hóa Lộc còn Thái âm hóa Kị, lại hội Thiên đồng độc tọa; hai nhóm sao này ắt sẽ gặp Kình dương Đà la. Nếu nguyên cục gặp kết cấu dạng này, có thể nhờ nghiệp dư để kiếm tiền, hoặc đương số nên làm những nghề có tính “cô khắc và hình kị” (như khoa dược, khoa y, trật đả, tư pháp, .v.v…), đồng thời tài lộc của người này cũng sẽ có ý vị hao tổn tinh thần, hơn nữa dù thừa kế sự nghiệp của bậc trưởng bối, ắt cũng sẽ trải qua sự biến động thay đổi triệt để, biến đổi thành cục mới hoàn toàn, giống như tay trắng sáng lập sự nghiệp. Thời cổ đại không ưa nữ mệnh gặp kết cấu dạng này, bởi vì dễ vì áp lực của hoàn cảnh khách quan mà thành trụy lạc. Nếu ở lưu niên hay đại hạn mà gặp tổ hợp tinh hệ này thì ý nghĩa sẽ khác, gặp Cát tinh là tượng trưng cho cạnh tranh trong sự nghiệp, gặp các Sát tinh tụ tập thì có thể vướng vào kiện tụng, cũng có thể bị người ta gây trở ngại về phương diện nguồn tiền bạc, khiến phải hao tổn tinh thần để ứng phó, rốt cuộc cũng có thể hóa giải phiền phức. Trong các tình huống thông thường, Thiên lương hóa Quyền ở cung Tí sẽ ưu hơn ở cung Ngọ.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Mùi thì Thiên lương có thể hội Lộc tồn), đối cung là Thiên cơ đồng thời cũng hóa Lộc, hội hợp với Thái dương độc tọa và Thái âm hóa Kị độc tọa. Tính chất của nhóm tinh hệ này bất lợi về “tài bạch”, về cơ bản có thể định nghĩa là “danh lớn hơn lợi” . Bởi vì Thái âm hóa Kị ở cung Tài, nhẹ nhất thì “tài bạch” cũng khó mà tích lũy được. Nhưng hai sao Thiên cơ và Thiên lương hóa thành Lộc và Quyền, nên không ảnh hưởng đến thành tựu và địa vị của mệnh tạo. Trong tình hình gặp Cát tinh và Sát tinh lẫn lộn, thường lại chủ về tính chất đặc thù như sau: phải có liên quan đến tình hình rối ren về tài chính. Vương Đình Chi từng gặp một trường hợp thực tế, người này có địa vị trong nghề nghiệp, nhưng chỉ thu nhập bình thường, về sau phải bán hạ giá để tuyên bố phá sản. Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp mà gặp nhóm tinh hệ này, không tuyệt đối chủ về tiền của. Nếu Sát tinh nặng, thường cũng bất lợi về sức khỏe. Tính chất cơ bản bất lợi về “tài bạch” là do nhìn quá cao, hoặc tự tin quá đáng, vì vậy mà bị dẫn dụ đầu tư rồi thất bại, về sức khỏe là do quá lo nghĩ về sự nghiệp và tiền tài mà mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên lương hóa Quyền. Cung Quan là Thiên cơ ắt cũng hóa Lộc. Cung Tài là Thái âm đồng thời cũng hóa Kị. Ba nhóm tinh hệ này tất phải gặp Kình dương và Đà la. Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” vốn là những sao tâm trạng hóa cực nặng. Sau khi Thiên lương hóa Quyền thì tâm trạng có thể ổn định hơn, nhưng lại dễ chuốc rắc rối khó xử về tình cảm, khiến ảnh hưởng đến sự thành tựu trong sự nghiệp. Nhưng phần nhiều đương số lại thích thú trong những tình huống rắc rối khó xử về tình cảm này, và quy về triết lý coi cuộc đời là hư ảo. Nếu chúng gặp những sao hiếu động, trôi nổi, như các sao Thiên hư, Thiên không, Thiên mã, Hỏa tinh, thì sẽ chủ về lãng đãng giang hồ. Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp các tổ hợp sao này, thì sự nghiệp và tiền bạc đều không ổn định.

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, có Lộc tồn đồng độ vây chiếu. Thiên lương hóa Quyền thì sao hội hợp là Thái âm ắt sẽ đồng thời hóa Kị (Hóa Kị ở cung Hợi thì tốt), hai sao hội hợp khác là mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung. Nếu thành cách “Dương Lương Xương Khúc” thì lợi về thi cử và cạnh tranh, đồng thời cũng thích hợp tạo dựng tiếng tăm hoặc thương hiệu. Nhưng nếu gặp các sao Sát – Hình, thì nhóm tinh hệ này sẽ ngầm mang lại những tình huống rắc rối khó xử. Ví dụ như vốn đang có một kế hoạch có lợi, nhưng vì nguyên nhân nào đó mà quyết định hủy bỏ, hủy bỏ rồi vẫn chưa biết là có tổn thất, một thời gian khá lâu sau mới biết đó là thất sách. Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ có kết cấu kiểu này, thì tính chất đã thuật ở trên càng rõ nét. Nếu các Sát tinh – Hình tinh nặng, lại gặp thêm Đại hao, Âm sát ở niên hạn thì gặp kiện tụng, phạm pháp. Thiên lương hóa Quyền chỉ chủ về rốt cuộc cũng hóa giải được tai nạn.

Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thiên lương hóa Quyền thì đồng thời thiên cơ ắt cũng hóa Lộc. Xin tham khảo đoạn “Thiên cơ hóa Lộc” đã thuật ở trên.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối cung là Thiên đồng, cung tam hợp mượn “Thiên cơ Cự môn” mà Thiên cơ hóa Lộc gặp Lộc tồn, hai sao hội hợp khác là “Thái dương Thái âm” mà Thái âm hóa Kị. Thiên lương hóa Quyền ở cung độ này, tuy có năng lực tiêu giải tai nạn, nhưng đồng thời cũng làm tăng tai nạn trong cuộc đời. Nhất là Mệnh an tại cung Tỵ thì tính chất hung hiểm càng lớn. Thiên lương hóa Quyền bất quá chỉ khiến lúc xảy ra hoạn nạn, thì mệnh tạo sẽ biết cách hóa giải mà thôi. Đối với nữ mệnh thì phần nhiều gặp rắc rối về tình cảm, còn có sắc thái độc đoán, vì vậy các tình huống rắc rối khó xử là do bản thân mệnh tạo gây ra. Thiên lương hóa Quyền ở cung Tỵ, cũng làm mạnh thêm sắc thái thần bí của công việc.

Thiên Cơ Hóa Quyền – Can Bính

Sao Thiên Cơ có bản chất là hiếu động, trôi nổi, sau khi hóa Quyền sẽ biến nó thành khá ổn định. Thiên cơ có bản chất linh động, sau khi hóa Quyền khiến bản chất linh động của nó càng có hiệu suất. Nhưng tăng hiệu suất, không nhất định sẽ cải thiện hoàn toàn hiệu quả lối xử sự.

Trong các tình huống thông thường, Thiên cơ thích hóa Quyền. Khi hóa Quyền ở cung Mệnh của nguyên cục, thường sẽ khiến mệnh tạo trở nên uyển chuyển, khéo ăn khéo ở, có chí tiến thủ, sống có mục đích.

Thiên cơ vốn không chủ về quyền lực, chỉ trong tình huống hóa Quyền mới có biểu hiện quyền lực một cách vừa phải, nhưng vẫn không chủ về có thực quyền. Ví dụ như ý kiến của bản thân mệnh tạo được người ta xem trọng, tạo nên hiệu quả trong công việc, nhưng mệnh lệnh thực hiện trong thực tế lại không phải là do mệnh tạo đưa ra.

Thiên Cơ mang lại sự biến đông thay đổi, thoạt nhìn thì giống như được quyền chủ động, nhưng trên thực tế lại là bị động. Sau khi Thiên Cơ hóa làm sao Quyền, lực chủ động sẽ được tăng lên nhiều. Vì vậy cũng có khả năng khống chế được sự phát triển của tình thế. Giả dụ như Thiên cơ vốn là hóa Kị ở nguyên cục, rồi sau lại hóa làm sao Quyền, đây là tổ hợp sao có tính chất khá xấu. Trong lưu niên hoặc đại hạn, thường bị chủ động dẫn đến những thay đổi không cần thiết, hoặc chủ về lạm quyền, lộng quyền mà chuốc lấy sự phiền phức, thường muốn tiến thì lại thành thoái, cầu vinh thì lại bị nhục.

Thiên cơ độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ. Cung Tài là “Thiên đồng Thiên lương” mà Thiên đồng ắt cũng hóa Lộc. Hội hợp cung Quan là Thái âm độc tọa, đối cung với Thiên cơ là Cự môn cũng độc tọa, tất sẽ hội Kình dương và Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương. Thiên cơ hóa Quyền trong nhóm tinh hệ này có tính chất khá tốt lành, có thể làm mạnh thêm ý vị “quyền bính và giầu có”, nhất là lúc Thiên cơ thủ Mệnh ở cung Ngọ, càng quyền cao lộc càng trọng, thuộc cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”. Nhưng Thiên cơ hóa Quyền đồng thời làm tăng tính trôi nổi, không thiết thực của Thiên cơ, chủ về người có thể trốn tránh trách nhiệm một cách dễ dàng, giỏi chi phối người khác, hoặc mượn lực của người khác mà thành việc. Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này, thì không có tính chất thuật như ở trên, thông thường chỉ chủ về có biến động theo chiều hướng tốt đẹp.

Thiên cơ độc tọa thủ mệnh, hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi (Thiên cơ ở cung Sửu còn đồng thời hội Lộc tồn), có Thiên Lương ở đối cung. Cung Quan có Cự môn độc tọa. Cung Tài có Thiên đồng cũng độc tọa hóa Lộc hội hợp cung Mệnh. Nhóm tinh hệ này chủ về dễ xảy ra biến động thay đổi trong cuộc đời, thường sau khi xảy ra biến động thay đổi, cục diện sẽ thay đổi hoàn toàn, không như dự liệu ban đầu. Cho nên cần phải xem xét từng đại hạn một cách tỉ mỉ, mới có thể luận đoán tốt xấu, cát hung. Thông thường, Thiên cơ hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi có tính chất bôn ba vất vả, khổ lụy, nhưng vất vả khổ lụy chỉ là vì mục tiêu tạm thời của đời người mà thôi.

Tinh hệ “Thái âm Thiên cơ” thủ mệnh, mà Thiên cơ hóa Quyền ở hai cung Dần hoặc Thân. Cung Quan có Thiên lương. Cung Tài có Thiên đồng hóa Lộc. “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách” của nguyên cục vốn không đủ lực tiến thủ, lúc Thiên cơ hóa Quyền và Thiên đồng hóa Lộc tương hội, sẽ cải thiện tính chất này, không những làm mạnh thêm lực tiến thủ, đồng thời còn làm mạnh thêm năng lực vạch kế sách và hiệu suất của công việc. Khi có Văn xương hóa Khoa đến hội, sẽ tạo thành tính chất khá tốt cho “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách” của tinh hệ Thiên cơ hóa Quyền, có thể tay trắng thành sự nghiệp, tuy vẫn không thoát khỏi tính chất phải làm việc cho người khác, cũng không nên tự kinh doanh làm ăn, nhưng vẫn thuộc cách cục rất phú quý.. Nếu đại hạn hoặc lưu niên gặp nhóm tinh hệ này, cũng chủ về tiến thủ trong sự nghiệp.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, hội hợp với Thiên đồng cư Tài và mượn “Thái Dương Thái Âm” nhập cung Quan để hội hợp. Thiên cơ hóa Quyền thì ắt Thiên đồng sẽ đồng thời hóa Lộc. Nếu Thiên cơ ở cung Dậu hội Thiên đồng thì có Lộc tồn đồng độ, hoặc có cách “Lộc trùng điệp”. Nhưng bất kể Thiên cơ hóa quyền thuộc loại “Quyền Lộc” trùng điệp, hay “Cơ Cự đồng lâm”, thông thường đều thiếu lực tiến thủ, cho nên Thiên cơ Hóa Quyền cũng chỉ có thể phát huy mưu trí và quyền biến, tính cơ động, làm tăng hiệu suất hoạt động của nó. Muốn luận đoán đánh giá cách cục của nhóm tinh hệ này, cần phải đồng thời xem xét Thiên lương của cung Phúc mà định. Nếu Thiên lương hội hợp với các sao không tốt, thì đời người thiếu mục tiêu. Hơn nữa còn phải xem xét cung có Thái dương đồng độ. Nếu đó là cung ưu thì có thể vinh thân, nếu không tuy chủ về dư giả, thì cũng khá trôi nổi và không thiết thực.

Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, tương hội “Thiên đồng Thái âm” thủ cung Tài, và mượn “Cự môn Thái dương” nhập cung Quan để hội hợp. Thiên cơ hóa Quyền thì Thiên đồng ắt sẽ hóa Lộc, nhưng Thiên cơ cũng dẽ hội hợp với Sát tinh. Nhóm sao có kết cấu kiểu này thích Thiên cơ hóa Quyền, thường có thể nhờ các quyết định chính xác mà giảm được bớt áp lực của những biến đông thay đổi trong cuộc đời, đồng thời còn làm tăng năng lực vạch kế sách và năng lực lãnh đạo của bản thân mệnh tạo. Nếu có Văn xương hóa Khoa đồng thời đến hội, thì đây lại là cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương” có tính chất tốt nhất. Ban đầu vốn có bản chất phú quý không lâu bền, đến đây thì coi như đã được giải quyết. Bản chất “phú quý không lâu bền” phần nhiều nguyên nhân vì có những biến động thay đổi không thực sự cần thiết. Nhưng lúc Thiên cơ hóa Quyền mà còn thành “Lộc Quyền Khoa hội cách”, thì những biến động thay đổi không cần thiết sẽ bị triệt tiêu, mà chỉ có những biến đông thay đổi với biên độ lớn dẫn đến thành công.

Thiên cơ độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối nhau với Thái dương, tương hội “Thiên đồng Cự môn” thủ cung Tài và mượn “Thái dương Thiên lương” nhập cung Quan để hội hợp. Thiên cơ hóa Quyền ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, cung Tài là Thiên đồng sẽ đồng thời hóa Lộc. Những nhóm sao này, do bản thân Thiên cơ ở hai cung Tỵ hoặc Hợi là hai cung thiếu lực tiến thủ, cho nên tuy Quyền Lộc giao nhau, cũng không thể tích cực tiến thủ, bất quá đời người chỉ khá ổn định, đồng thời có địa vị mà thôi. Hơn nữa khi đạt tới một địa vị nào đó, thì mệnh tạo có thể chìm đắm trong thành tựu, nếu có Hỏa Linh Không Kiếp đồng độ với Thiên cơ, gặp hai sao Hỏa Linh có thể phát triển thành lộng quyền, gặp hai sao Không Kiếp thì dễ xảy ra trắc trở một cách cô cớ. Nhưng đại hạn và lưu niên mà gặp nhóm sao này thì không có tính chất như đã thuật ở trên, vẫn chủ về biến đông thay đổi theo hướng cát lợi.

Thiên Đồng Hóa Quyền – Can Đinh

Rất khó xác định tính chất cơ bản của Thiên Đồng hóa Quyền, nên cần phải quan sát các sao mà Thiên đồng hội hợp, xem nó là Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, hay Tạp diệu để luận đoán cụ thể. Dưới đây là trinh bày các nguyên tắc thông thường.

Bản thân Thiên đồng thiếu năng lực khai sáng, khi hóa Quyền có thể làm tăng sức mạnh của nó, nhưng tình hình “phá tổ thành gia” (phá tổ nghiệp phải tự lập), “ly tổ tự hưng” (rời quê hương tự làm nên) thì vẫn khó tránh.

Thiên đồng có sắc thái hưởng lạc, lúc hóa Quyền có thể biến thành năng lực theo đuổi sự hưởng lạc, suốt ngày chìm đắm trong dục lạc, không còn thời gian nghĩ đến sự tiến thủ.

Thiên đồng hóa Quyền, có lúc sẽ phát triển thành tính dựa vào quyền thế, đi đường tắt để cầu thành tựu.

Nữ mệnh Thiên đồng hóa Quyền cũng khó luận đoán, bởi vì lúc có các sao ác sát giao hội, tụ tập, thì Hóa Quyền sẽ dễ khiến mệnh tạo bị cuốn vào cuộc sống hưởng thụ trụy lạc nhiều. Hơn nữa đây không phải là bị hoàn cảnh khách quan gây ảnh hưởng, mà thường là do bản thân quyết định. Nhưng lúc các sao Cát tường hội hợp, thì đây là mạng được hưởng phước thanh nhàn, nhưng lại dễ bị tình trạng suốt ngày không có việc gì làm, nên phải tìm cách tiêu khiển để giết thời gian. Chỉ trong tình hình có hai sao Sát tinh và Cát tinh phối hợp thích đáng, thì mới bắt đầu tạo dựng sự nghiệp của riêng mình, lúc này đời người mới có mục đích.

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” thủ mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Thiên đồng hóa Quyền thì Thái âm đồng thời hóa Lộc. Xin tham khảo ở đoạn “Thái âm hóa Lộc”.

Tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” đồng độ thủ mệnh ở cung Mùi (hoặc Sửu), mà Thiên đồng hóa Quyền thì Cự môn sẽ đồng thời hóa Lộc. Cung Quan hội Thiên cơ độc tọa hóa Khoa. Cung Tài mượn “Thái dương Thiên lương” nhập cung để hội hợp, đồng thời có Kình Đà hội hợp, hoặc đồng cung với Kình dương. Sắc thái đặc biệt của nhóm tinh hệ này là Thái âm hóa Lộc ở cung Phu thê. Thái âm hóa Lộc ở cung Hợi là cát, còn cách tứ hóa “Lộc Quyền Khoa Kị” đều gặp đủ, cho nên tuy chủ về có ngoại tình, nhưng về phương diện hôn nhân lại có khuynh hướng lấy vợ đẹp, được vợ trợ lực. Nữ mệnh thì chủ về chồng có sự nghiệp tốt, nhưng cũng dễ có tình nhân bên ngoài. Đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, sẽ chủ về dễ xảy ra tình huống ngầm có rắc rối về tình cảm. Thiên đồng hóa Quyền còn làm mạnh thêm sự xung động trong bản thân.

Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên đồng hóa Quyền (ở cung Dần còn đồng độ Lộc tồn), ắt sẽ đồng thời hội Thái âm độc tọa hóa Lộc ở cung Tài, và hội Thiên cơ độc tọa hóa Khoa ở cung Quan, thành cách “Lộc Quyền Khoa hội”, thông thường đều là cách cục tốt lành. Nhưng nhóm tinh hệ này lại hoàn toàn có khuynh hướng làm mạnh thêm đặc tính của Thiên lương. Cho nên thông thường đều chủ về nhiệt tâm đối với việc công ích, hoặc thích giúp đỡ người khác mà không ngại vất vả, đồng thời bản thân cũng có sinh hoạt hưởng thụ lành mạnh. Khuyết điểm của tinh hệ này là Cự môn hóa Kị ở cung Phu thê, nên thường xảy ra tranh cãi ồn ào không càn thiết, có thể dẫn đến có tình cảm với người bên ngoài, nhưng không vì vậy mà ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ở đại hạn hoặc lưu niên gặp tinh hệ này thì không mang ý nghĩa ngoại tình và vợ chồng tranh cãi ồn ào như gặp ở nguyên cục. Mà chủ về sáng lập sự nghiệp và có công trạng, chí ít cũng chủ về xảy ra chuyển biến theo hướng tốt lành.

Thiên đồng độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp Kình dương hoặc Đà la, có Thái dương ở đối cung hóa Lộc, có Thiên cơ hóa Khoa và Cự môn hóa Kị hội hợp. Đây là cách tứ hóa “Lộc Quyền Khoa Kị” đều gặp đủ, chủ về làm những nghề mang tính phục vụ, cần đến tài ăn nói để kiếm tiền, đây là phương hướng phát triển tốt nhất. Thiên đồng hóa Quyền ở cung Mệnh không chủ về phát đột ngột, chỉ chủ về sự nghiệp phát triển vững chắc, thông thường cuộc sống cũng nhàn hạ. Ở thời hiện đại, tinh hệ này cũng thích hợp với nghề bán lẻ. Thông thường “Cơ Nguyệt Đồng Lương” không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, nhưng gặp tinh hệ kết cấu kiểu này thì cũng có thể suy tính đến việc kinh doanh bán lẻ. Có điều không nên đầu cơ, không nên hợp tác với người khác.

Thiên đồng độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, ưa Cự môn hóa Kị ở đối cung “kích phát”, hội hợp Thiên lương và “Thái âm Thiên cơ” hóa Lộc hóa Khoa. Thiên đồng ở cung Tuất rất ưa gặp Lộc tồn bay đến cung Ngọ, gọi là “phản bối”, chủ về “qua cơn mưa trời lại sáng”. Dù Thiên đồng ở cung Thìn cũng chủ về phát vượt lên. Vì vậy, trong các tình huống thông thường, có thể nói Thiên đồng rất ưa cung hạn Hóa Quyền. Đặc biệt cần phải chú ý cung Phúc đức, Thái dương độc tọa tương hội Thiên lương, chủ về thích hợp nghiên cứu học thuật, ý nghĩa sâu hơn nữa là, thích hợp với những công việc đòi hỏi lao tâm nhiều hơn lao lực. Nhưng ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ có dạng kết cấu này, thì không có những tính chất như đã thuật ở trên. Còn rất ngại Cự môn hóa Kị, mang lại quấy nhiễu, gây khó khăn, thường chủ về gặp những tình huống rắc rối khó xử về tình cảm.

Thiên đồng độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, gặp Kình Đà hoặc đồng độ với Đà La, Thiên lương độc tọa ở đối cung. Mượn “Thái dương Thái âm” mà Thái âm hóa Lộc để hội hợp, và hai sao hội hợp khác là “Thiên cơ Cự môn” hóa Khao hóa Kị. Đây cũng thành cách “Lộc Quyền Khoa Kị” đều gặp đủ, nhưng do vị trí hội hợp có khác nhau nên tính chất cũng khác nhau. Nếu so sánh thì đây là kết cấu bất lợi về hôn nhân, “Thiên cơ Cự môn” ở cung Phu thê, mà Cự môn hóa Kị làm mạnh thêm ý vị “phá sạch”. Nói về sự nghiệp thì vẫn có thể luận đoán là tốt lành, nhưng muốn trong sự nghiệp không bị đố kị, thị phi, oán trách, thì nên trọn những ngành nghề cần tài ăn nói để kiếm tiền, sẽ có hiệu quả với đạo “tìm cát tránh hung”. Ưa đi đường tắt, vốn là biểu hiện rất cụ thể của nhóm tinh hệ này, đây cũng là nhân tố dẫn đến oán trách thị phi.

Thái Âm Hóa Quyền – Can Mậu

Thông thường khi Sao Thái Âm hóa Quyền có thể mang lại tính chất Cát Lợi. Ý nghĩa trực tiếp nhất là làm mạnh thêm quyền kiểm soát tài chính. Nhưng cần chú ý, “tài tinh” Thái âm khác với “tài tinh” Vũ khúc. Nếu so sánh, thì Thái âm mang ý nghĩa trừu tượng, nên “quyền tài chính” không phải là giầu có, mà là nói đương số có thể vận dụng tiền bạc (ở xã hội hiện đại, người trong giới làm ăn kinh doanh thường có tính chất này).

Đối với Thái âm lạc hãm, lúc hóa Quyền sẽ giúp cải thiện một số tính chất xấu. Ví dụ: vốn bất lợi đối với mẹ, chị em gái, hoặc vợ và con gái, nhưng khi hóa Quyền thì giảm nhẹ tình huống bất lợi, như “sinh ly” thì biến thành” gặp nhau ít mà xa nhau nhiều”, .v.v… Cần phải xem tình hình cụ thể của từng vận hạn mà định. Có điều, nếu Thái âm lạc hãm bị hóa thành Sao Kị ở nguyên cục, mà lúc ở đại hạn hoặc lưu niên lại hóa thành sao Quyền, thì thường sẽ biến thành lực “kích phát” rất bất lợi.

Nam mệnh Thái âm hóa Quyền sẽ có sức hút đặc biệt đối với người khác giới. Nhưng tình cảm dành cho người khác giới vẫn có lý trí, không giống như Thái âm hóa Lộc quá thiên nạng về tình cảm.

Nữ mệnh Thái âm hóa Quyền, chủ về có “thuật” chế ngự chồng, tuy chế ngự chồng, nhưng người ngoài khác không nhận thấy đó là chế ngự chồng, mà vẫn chỉ thấy họ là người phụ nữ hiền thục. Nữ mệnh mà cung Phúc đức là Thái âm hóa Quyền thì có tính chất khác, đó là tình cảm dành cho chồng thường kém mặn nồng (lạnh nhạt), khác với Thái âm hóa Quyền ở cung Mệnh có tình cảm vợ chồng tốt đẹp hơn.

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm ” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Thái âm hóa Quyền hội với ” Thiên cơ Thiên lương” cư Quan mà Thiên cơ hóa Kị, và mượn “Thái dương Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp có Thái dương hóa Khoa. Cung Mệnh gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương. Nhóm tinh hệ này, Thái âm hóa Quyền có Thái dương hóa Khoa hội chiếu, thông thường đều có biểu hiện tốt lành. Cung Quan Thiên cơ hóa Kị, chủ về sự nghiệp có nhiều biến động thay đổi, dù ở cùng một nơi làm việc cũng chủ về liên tiếp bị điều động sang nhiều cương vị công tác khác nhau. Hơn nữa trong nhiều tình huống, mệnh tạo sẽ không chuyên một nghề, cũng chính vì bị thay đổi quá nhiều lần, nên dù có khéo thay đổi thì thu nhập thực tế cũng không nhiều. Chỉ trong tình hình có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp có tác động tích cực thì sự nghiệp mới hơi ổn định, thu nhập cũng khá hơn, những vẫn thuộc tính chất “danh lớn hơn lợi”. Ở lưu niên hay đại hạn gặp nhóm tinh hệ này, thường thường chuyển biến thành vận trình có tính sáng tạo. Có lúc còn tốt hơn so với gặp nhóm tinh hệ này ở nguyên cục.

Tinh hệ “Thái dương Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái âm hóa Quyền còn Thái dương hóa Khoa, tương hội Thiên lương độc tọa cư Quan, và mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, mà thiên cơ hóa Kị. Trường hợp ở cung Sửu thì “Thái dương Thái âm”có thể gặp Lộc tồn. Nhật Nguyệt đồng độ với đã có ý nghĩa “chợt âm chợt dương”, có ý vị mâu thuẫn, lúc thì tích cực, lúc thì tiêu cực. Thái âm hóa Quyền làm tăng thu hoạch, Thái dương hóa Khoa làm tăng sự phát tán, hai tính chất này dễ gây ra xung đột mâu thuẫn về tâm trạng. Do cung Quan là Thiên lương, vì vậy cũng dễ xuất hiện biến động thay đổi và bị quấy nhiễu, gây khó khăn về phương diện sự nghiệp. Cung Tài là Thiên cơ hóa Kị đồng độ với Cự môn, chủ về lao tâm tổn thần cực độ, cho dù ở đại hạn hay lưu niên cũng thường có hiện tượng đồng dạng.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” đồng độ thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên cơ hóa Kị, Thái âm hóa Quyền, gặp Đà La, các sao hội hợp là Thiên lương độc tọa cư Quan và Thiên đồng độc tọa cư Tài. Do hai sao Hóa của Cơ Âm có tính chất xung đột nhau, Thái âm hóa Quyền chủ về ổn định, Thiên cơ hóa Kị lại chủ về biến thiên, do vậy thường diễn hóa thành bất ổn trong công việc bình thường, thích đi đường tắc để tìm sự thay đổi, nhất là dễ theo đuổi hư danh, làm ảnh hưởng đến sự thành tựu của bản thân. Tinh hệ này còn bất lợi về tình cảm, nhất là nữ mệnh, tuy giỏi “chế ngự” chồng, nhưng tình cảm vợ chồng lại rất ngăn cách. Có điều, người ngoài lại vẫn cứ tưởng hai vợ chồng rất ân ái, tính chất này càng nặng nếu “Thiên cơ Thái âm” ở cung Thân. Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tổ hợp tinh hệ này, thường thường là mất cơ hội thay đổi.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở Dậu thì Thái âm có thể hội Lộc tồn ở cung Tỵ), Thiên đồng ở đối cung, có Thái dương hóa Khoa cư Tài và Thiên lương độc tọa cư Quan. Thái dương và Thái âm ở riêng hai cung, sự xung đột ít hơn, do đó tính chất không ổn định cũng ít hơn. Nhưng lại dễ biến thành an phận trong hiện trạng, kế hoạch của bản thân không thông suốt, nên ảnh hưởng đến sự thành tựu. Muốn luận đoán thực tế mệnh cách là cao hay thấp, cần phải xem xét kỹ các đại hạn mà định, từ đó có thể nắm được “tiên cơ” để tiến hành phép “tìm cát tránh hung”. Thông thường tinh hệ này bất lợi về tình cảm và hôn nhân, thường có khuynh hướng tái hôn. Người vợ nguyên phối dễ bị tình trạng tính cách không hợp nhau. Kết hôn muộn cũng là phép “tìm cát tránh hung” nên tính đến. Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp tinh hệ này, nên nắm chắc cơ hội phát triển.

Thái âm độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Thái dương hóa Khoa ở đối cung, gặp Kình Đà, hoặc có Đà La hội chiếu, hội hợp với “Thiên đồng thiên lương” cư Quan và Thiên cơ hóa Kị cư Tài. Thái âm ở hai cung độ này là rơi vào “thiên la địa võng”, còn có bản chất không điều hòa với Thái dương, gây ra ý vị xung đột, hơi giống tình trạng hai sao này đồng cung ở Sửu Mùi, chỉ khác nhau là không xung đột trực tiếp. Vì vậy người Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi có thể bỗng nhiên lập ra một kế hoạch, rồi cũng bỗng nhiên hủy bỏ kế hoạch đó. Nhưng ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thì lại hay trì hoãn, kéo dài, không thực hiện ngay kế hoạch, mà cũng không hủy bỏ kế hoạch. Trì hoãn ở đây còn mang hàm nghĩa “đầu voi đuôi chuột”. Thêm vào đó cung Tài là Thiên cơ hóa Kị, chủ về có được đồng tiền thì rất hao tâm tổn lực, khác với Thái âm hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi. “Thiên đồng Thiên lương” ở cung Quan chủ về phải rất vất vả về ăn nói, thuyết phục, giải trình. Đây là đặc điểm của Thái âm hóa Quyền ở “Thiên la Địa võng”. Trong vận hạn mà gặp tinh hệ này, thì không có bản chất như đã thuật ở trên, cần phải xét kỹ các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, Hóa diệu, hội hợp thực tế để định cát – hung.

Thái âm hóa Quyền thủ Mệnh, độc tọa ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, ắt sẽ gặp Lộc tồn và đối nhau với Thiên cơ hóa Kị. Mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, cùng hội hợp “Thái dương Thiên lương” ở cung Quan mà Thái dương hóa Khoa. Trong hai cung, Thái âm ở cung Hợi tốt hơn nhiều so với ở cung Tỵ. Có điều bất kể là cung Tỵ hay cung Hợi, đều là cách “Lộc gặp Thái âm”, chủ về gặp nhiều rắc rối về tình cảm, nhưng giỏi quản lý tài chính. Sau khi sự nghiệp ổn định thì tình cảm và sự nghiệp lại đều không ổn định, nhưng nguồn tiền tài lại cực kỳ thịnh vượng. Sự nghiệp không ổn định ở đây cũng chưa hẳn là khuyết điểm, bởi vì khi Thái âm hóa Quyền thì chủ động tìm sự thay đổi, thường có thể phát triển tốt hơn. Ở đại hạn hay lưu niên cũng có ý vị thay đổi theo hướng tốt.

Tham Lang Hóa Quyền – Can Kỷ

Ý nghĩa cơ bản của Tham Lang hóa Quyền là làm tăng dục vọng của nó, bất kể là ham muốn vật chất hay ham muốn dục tình đều như vậy.

Trên đời, không thể không làm gì mà có được điều mình muốn. Do đó Tham lang hóa Quyền luôn có ý thức, cần phải cạnh tranh ở từng lĩnh vực một, ngay cả những sự việc nhỏ mọn, lặt vặt cũng vẫn mất nhiều thời gian để tranh chấp hơn thua. Hơn nữa, có thể còn có biểu hiện không từ một thủ đoạn nào, đương nhiên sẽ làm tăng khổ lụy cho thân tâm.

Tham lang có thiên hướng trong “giao tế thù tạc”, sau khi hóa Quyền thì biến thành ưa lấy “giao tế thù tạc” làm thủ đoạn để tiến hành cạnh tranh, môi trường giao tế thù tạc lại không thể tránh được tình cảnh “phong hoa tuyết nguyệt”, do bản thân Tham lang cũng nặng về dục tình, nên dễ xảy ra sự cố.

Nữ mệnh Tham lang hóa Quyền, nếu thiếu tu thân dưỡng mệnh, sẽ dễ hy sinh thân xác để theo đuổi mục đích. Nếu có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp, mà cung Phúc đức không có các sao đào hoa, thì phần nhiều sẽ dốc toàn lực để theo đuổi sự nghiệp, càng gặp phải cạnh tranh càng tăng thêm sức mạnh, tới mức độ có thể quên cả chuyện gia đình vì không còn thời gian để chăm lo tới. Vì vậy, cung Điền trạch, cung Phu thê, và cung Tử tức không nên gặp Thiên cơ hóa Kị, cung nào gặp Thiên cơ hóa Kị sẽ là phương diện biểu hiện những khiếm khuyết trong cuộc đời. Nam mệnh tuy cũng có cùng một tính chất, nhưng do hoàn cảnh xã hội, biểu hiện cụ thể thường được hòa hoãn hơn.

Tham lang hóa Quyền đồng độ với Hỏa tinh Linh tinh, chủ về phát đột ngột, thường chỉ phát đột ngột về sự nghiệp mà không chủ về phát tài. Còn có nguy cơ phát lên một cách nhanh chóng và suy sụp cũng rất nhanh chóng. Nhất là đối với người làm việc trong chính giới cần phải xử sự cẩn thận, rất dễ thân bại danh liệt.

Tham lang thủ Mệnh hóa quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có Phá quân và Thất sát hội hợp, đối cung là Tử vi độc tọa, Tham lang còn được đồng độ với Lộc tồn hoặc được Lộc tồn chiếu xạ. Tham lang hóa Quyền ở cung Tí, thì ham muốn dục tình nặng hơn ham muốn vật chất, ở cung Ngọ thì ham muốn vật chất nặng hơn ham muốn dục tình. Do hóa Quyền mà còn gặp Lộc tồn, nên làm mạnh thêm tính chất theo đuổi dục vọng, vì vậy chỉ thích hợp làm ăn kinh doanh một cách độc lập, không nên hợp tác với người khác, càng không nên chủ về làm việc cho người khác. Tham lang hóa Quyền rất kị đồng độ với Văn khúc hóa Kị (can Kỷ tứ hóa = Vũ khúc – Tham lang – Thiên lương – Văn khúc), tuy xử lý rất ổn thỏa mà kết quả lại mất công vô ích, hao tổn tinh thần và tiền tài một cách uổng phí, mục tiêu theo đuổi không được như ý nguyện. Nếu cung Phúc đức hoặc cung Phu thê gặp các sao đào hoa, đồng thời còn gặp các Sát tinh, Hình tinh, Địa không, Địa kiếp, thì sẽ nhuyễn hóa thành cuộc đời bị lầm lẫn vì tình, cũng có thể bị lừa đảo vì tình, tiền bạc cũng vì vậy mà phá tán.

Tham lang thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Sửu hoặc Mùi, ắt sẽ có Vũ khúc hóa Lộc đồng độ, xin tham khảo ở đoạn “Vũ khúc hóa Lộc”.

Tham lang độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, đối nhau với Liêm trinh, hội hợp với Thất sát độc tọa cư Quan và Phá quân độc tọa cư Tài. Tham lang ở cung Dần còn được hội Lộc tồn. Đặc điểm của nhóm tinh hệ này là cung Phu thê có sao Lộc quá nặng, “Vũ khúc Thiên phủ” mà Vũ khúc hóa Lộc lại đồng thời còn gặp Lộc tồn, nên cuộc đời thường được biểu trưng ở người phối ngẫu. Nam mệnh Tham lang hóa Quyền tuy có sự nghiệp của riêng mình, nhưng ý vị “vợ đoạt quyền chồng” quá nặng. Lúc cung Thê đồng thời gặp sao Văn, tuy có khuynh hướng được tiền bạc của vợ, nhưng vẫn khó tránh bị vợ lấn át. Nữ mệnh Tham lang hóa Quyền chủ về dễ bị người giầu đã có vợ theo đuổi, thường vì vậy mà vận mệnh cuộc đời thay đổi.

Tinh hệ “Tử vi Tham lang” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Tham lang hóa Quyền, hội “Vũ khúc Phá quân” cư Tài mà Vũ khúc hóa Lộc, và hội “Liêm trinh Thất sát” cư Quan, lại gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương. Đây là nhóm tinh hệ có ham muốn vật chất rất mạnh mẽ. Do cung Tài là “Vũ khúc Phá quân” mà Vũ khúc hóa Lộc, nên tài khí không yếu, nhưng thường có biểu hiện lãng phí và thích trang điểm bề ngoài, phấn son lòe loẹt, áo quân bảnh bao, mà nội tâm lại “trống rỗng”. Tinh hệ Tử Tham đồng độ mà Tham lang hóa Quyền, còn là biểu trưng của tính thích dùng thủ đoạn, không cần làm việc trong chính giới, dù hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp cũng có khuynh hướng này. Nếu có Văn khúc hóa Kị đồng độ hoặc vậy chiếu, thì vì nguyên nhân lộng quyền thủ đoạn, nên bản thân phải chịu cảnh thất bại.

Tham lang độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là Vũ khúc hóa Lộc, hội Thất sát độc tọa cư Quan, và hội Phá quân độc tọa cư Tài. Do sức mạnh của “Quyền Lộc tượng hội”, khiến cho Tham lang ở “thiên la địa võng” có thể phá được cảnh khốn khó, đột nhiên có biểu hiện vượt bậc. Có thêm Hỏa tinh hoặc Linh tinh đồng độ, thì càng chủ về phát lên một cách nhanh chóng. Cũng chính vì vậy, mệnh tạo cần phải lưu ý đến vận thế nào thì có thể sụp đổ, để tìm cách “tìm cát tránh hung”. Mỗi một vận hạn, cần phải lưu ý đến cát – hung của cung Phúc đức. Cung Phúc đức của nguyên cục là “Liêm trinh Thiên tướng” đối nhau với Phá quân, về kết cấu tinh hệ là đã có thiếu xót. Nếu cung Phúc đức của đại hạn hoặc lưu niên có các Sát tinh, Kị tinh, Hình tinh quấy nhiễu, gây khó khăn, thì đây là điềm dẫn đến suy sụp một cách nhanh chóng, mà sự cố suy sụp thì nguyên nhân thường do tình cảm gây ra.

Tinh hệ “Liên trinh Tham lang” thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Tham lang hóa Quyền, đồng thời hội “Vũ khúc Thất sát” mà Vũ khúc hóa Lộc ở cung Quan, và hội “Tử vi Phá quân” ở cung Tài bạch. Nhóm tinh hệ này có tính chất biến hóa thay đổi cực kỳ lớn, do có Kình dương Đà la hội hợp, hoặc có Đà La đồng cung. Nếu gặp thêm Địa không Địa kiếp, Thiên hình, Đại hao, Hóa Kị, sẽ dễ vì tham ô mà dẫn đến tai họa lao ngục. Nếu gặp các sao Văn và các sao đào hoa, là biểu trưng cho cho nghệ thuật, giải trí, vui chơi, tạo mẫu thiết kế, thì Tham lang hóa Quyền có thể làm tăng mức độ mỹ quan. Đây chỉ cử ra những ví dụ có tính cực đoan, ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ có kết cấu theo dạng này, sẽ chủ về đột nhiên xuất hiện cơ hội chuyển biến theo hướng tốt. Nhưng nếu có Văn khúc hóa Kị cùng đồng độ với cung Mệnh của đại hạn hoặc lưu niên, thì nên đề phòng bị lừa, cũng chủ về vì sắc mà chuốc họa.

Vũ Khúc Hóa Quyền – Can Canh

Vũ Khúc là sao tiền tài, sau khi hóa Quyền sẽ làm tăng sự hiển hách của thanh thế. Do Vũ Khúc chủ về hành động, tức là có biểu hiện cụ thể, nên sau khi hóa Quyền càng chủ về hành động quả cảm và quyết đoán.

Nhưng đồng thời Vũ khúc còn có biểu hiện bạc tình, nên sau khi hóa Quyền sẽ chủ về không từ một thủ đoạn nào. Khác với thủ đoạn của Tham Lang hóa Quyền, người Vũ khúc hóa Quyền về căn bản sẽ không cần biết phản ứng của người khác sẽ như thế nào, muốn làm thì làm, do đó không có thâm ý. Ở xã hội hiện đại, tính chất này thường thích hợp với người trong giới kinh doanh, có thể phát huy sức quyết đoán, mà ít nhiều thì cũng có người đố kị.

Do Vũ khúc mang theo tính “cô độc và hình khắc”, nên nữ mệnh không ưa hóa Quyền, dễ gặp trở ngại về hôn nhân, hoặc không có duyên với con cái, biểu trưng cho mẫu người phụ nữ có sự nghiệp.

Tinh hệ “Vũ khúc Thiên phủ” thủ Mệnh ở hai cung cung Tí hoặc Ngọ, mà Vũ khúc hóa Quyền còn Thiên phủ hóa Khoa, ở cung Tí còn có Lộc tồn đồng cung, tam phương hội cung có Liêm trinh độc tọa cư Tài, “Tử vi Thiên tướng” cư Quan, đối cung là Thất sát độc tọa.

Vũ khúc ở Tí hoặc Ngọ, đây là hai cung độ khá đẹp khi Vũ khúc hóa Quyền, biểu trưng cho tài khí rất vượng, có năng lực khiếm tiền, mà bản thân còn có thể mượn tiền để vận dụng. Khuyết điểm của nó là Thiên đồng hóa Kị ở cung Huynh đệ, vì vậy thiếu trợ thủ đắc lực. Lúc giao cho trợ thủ sự lý việc, mệnh tạo thường không vừa ý, do đó trở thành không có người trợ giúp để giảm sự vất vả của bản thân.

Người gặp tinh hệ này, nên làm việc ở công ty lớn, tập đoàn lớn, thì danh dự, địa vị và quyền lực cùng thăng tiến, dễ được cấp trên trọng dụng.

Nữ mệnh bất lợi về hôn nhân, quan hệ với chồng dễ biến thành “ngó đứt mà tơ vương”, đồng thời còn dễ được người đã có gia đinh theo đuổi.

Tinh hệ “Vũ khúc Tham lang” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Vũ khúc hóa Quyền, ắt sẽ hội hợp với Kình dương, Đà la, hoặc đồng độ với Đà La, tam phương hội cung “Liêm trinh Phá quân” cư Tài, và hội “Tử vi Thất sát” cư Quan.

Vũ khúc hóa Quyền đồng độ với Tham lang, chủ về làm tăng dục vọng về tiền tài. Ở đây không chỉ nói về kiếm tiền, mà còn nói về dục vọng chi phối tiền bạc. Cho nên nắm quyền tài chính là nguyện vọng lớn nhất của người có kết cấu tinh hệ Vũ Tham thủ Mệnh, và đây cũng là thành tựu lớn nhất của họ.

Trải qua cạnh tranh và nỗ lực (bao gồm cả thủ đoạn), họ có thể nắm quyền tài chính, nhờ vào đó mà dần dần cải biến sự nghiệp của bản thân. Có lúc còn mượn sự trợ giúp của quyền lực tài chính để thay đổi chức nghiệp của mình, tức là lấy tiền của người khác để làm bàn đạp tiến thân.

Nữ mệnh nếu không có nghề nghiệp, thì “bà quản gia” được coi là “chức nghiệp”.

Đại hạn hoặc lưu niên gặp tinh hệ này, cũng là điềm tiến thủ, chủ về nhờ tranh chấp mà tạo ra chuyển biến.

Tinh hệ “Vũ khúc Thiên tướng” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Vũ khúc hóa Quyền, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối nhau với Phá quân, tam phương hội cung có “Liêm trinh Thiên phủ” cư Tài mà Thiên phủ hóa Khoa, và hội hợp Tử vi độc tọa cư Quan.

Nhóm tinh hệ này xem ra có vẻ như toàn mỹ, “Lộc Quyền Khoa” hội hợp, thanh thế hiển hách. Nhưng cần chú ý “Vũ khúc Thiên tướng” luôn luôn bị Thiên đồng hóa Kị và Thiên Lương giáp cung. Ở cung Thân còn bị thêm Kình dương và Đà la giáp cung, do đó cần phải nhẫn nhịn để cầu toàn, không tốt bằng Vũ Tướng ở cung Dần.

Nói “nhẫn nhịn để cầu toàn”, có nghĩa là cần phải tình nguyện ở vị trí thứ hai, còn phải tránh để xảy ra tranh chấp thị phi với đồng sự. Đến đại hạn hoặc lưu niên có các sao Sát – Kị – Hình nặng, thì lại cần phải lưu ý đạo “tìm cát tránh hung”.

Nữ mệnh tuy có sự nghiệp riêng, nhưng phần nhiều cũng chủ về làm nhị phòng, kế thất, nếu không sẽ dễ đổ vỡ.

Đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, là điềm hợp tác với người khác để kiếm tiền, cũng chủ về xảy ra chuyển biến theo hướng có lợi.

Tinh hệ “Vũ khúc Thất sát” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Vũ khúc hóa Quyền, đồng độ với Kình dương, hoặc hội hợp với Kình dương, Đà la, đối cung là Thiên phủ đồng thời hóa Khoa, tam phương hội “Tử vi Phá quân” cư Quan và hội “Liêm trinh Tham lang” cư Tài.

Nhóm tinh hệ này nữ mệnh bất lợi về hôn nhân, cuộc đời gặp nhiều rắc rối về tình cảm, sau trung niên phần nhiều cảm thấy cuộc đời là hư ảo, buồn rầu, dễ đem lòng yêu thương người đã có gia thất mà không thể kết hợp, do đó càng có nhiều nỗi đau thầm kín, thế là phần nhiều đều dốc tâm vào sự nghiệp.

Nói về sự nghiệp thì đây là kết cấu có quyền lực quá mạnh mẽ, thường có thể phát triển thành lộng quyền hoặc lạm quyền, người dưới quyền cũng vì vậy mà li tán.

Có một đặc điểm khá rõ rệt, đó là phải nhờ cải biến sự nghiệp thì tài khí mới được tăng cao, ở đại hạn hay lưu niên cũng có ý vị này.

Vũ khúc độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn còn hội Lộc tồn), Tham lang độc tọa ở đối cung, tam phương có “Tử vi Thiên phủ” cư Quan mà Thiên phủ hóa Khoa, và “Liên trinh Thiên tướng” cư Tài.

Sắc thái đặc biệt của nhóm tinh hệ này là sau khi trải qua gian nan, tạo dựng dược uy tín và danh tiếng, thì mới có phát triển mang tính đột phá, nhờ đó bước vào vận tốt của cuộc đời. Nếu đối cung gặp”Hỏa Tham cách “hay “Linh Tham cách”, thì càng phát triển một cách đột ngột. Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp tinh hệ này cũng chủ về phát đột ngột.

Nữ mệnh chủ về lấy chồng lớn tuổi, và kết hôn muộn, nếu không sẽ dễ sinh ly.

Tinh hệ “Vũ khúc Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Vũ khúc hóa Quyền, có Kình dương hoặc Đà là hội chiếu, đối cung là Thiên tướng, tam phương hội có “Tử vi Tham lang” cư Quan, và “Liêm trinh Thất sát” cư Tài.

Do có Phá quân đồng độ, nên Vũ khúc hóa Quyền thường vì xảy ra biến động quá đáng, mà gây ảnh hưởng đến năng lực quản lý tài tính. Vì vậy thích hợp với những nghề có tính tiêu dùng, hưởng thụ (nhất là ngành ẩm thực, giải trí, vui chơi). Nếu cung Quan cung Tài gặp Sát tinh, mà cung Mệnh không có Sát tinh thì thích hợp gia nhập quân đội hay cảnh sát. Nếu cung Mệnh có Sát tinh thì thích hợp với những nghề có liên quan đến dao kéo.

Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, thì đây là hạn biến động thay đổi kịch liệt, thường có kết quản tốt.

Thái Dương Hóa Quyền – Can Tân

Sao Thái Dương hóa Quyền chủ về tăng năng lực sáng tạo và tài lãnh đạo, nhưng chỉ chủ về nâng cao địa vị, mà không chủ về chuyển biến có tính đột ngột về tài lộc, bởi vì tài lộc chỉ tăng theo địa vị.

Vấn đề “miếu vượng lạc hãm” có ảnh hưởng khá lớn đến Thái dương hóa Quyền. Thái dương ở cung lạc hãm, thường thường có chức mà không có thực quyền. Nếu cực lực tranh thủ quyền thế, không biết tiến thoái, thì dễ vì vậy mà dẫn đến thất bại.

Thái dương thủ Mệnh hóa Quyền thường thường là biểu trưng cho tính độc đoán. Cho nên rất kị gặp Văn xương hóa Kị đồng độ, thường vì xử sự chủ quan mà gây ra tổn thất. Do người Thái dương thủ Mệnh tự tin một cách quá đáng, nên tổn thất có thể theo thời gian càng lúc càng lớn.

Người có Thái dương thủ Mệnh hóa Quyền, thì cần phải đồng thời quan sát cung Huynh đệ và cung Nô bộc để xem xét mối quan hệ với đồng sự và người dưới quyền. Đây là phương diện có ảnh hưởng khá lớn đối với đời người.

Lúc Thái dương hóa Quyền, có Cự môn hóa Lộc hội hợp, sẽ chủ về được người ngoại quốc (hay người ở phương xa) tin cậy và đề bạt, cũng chủ về nhờ tài ăn nói để kiếm tiền. Nếu có các sao hiển hách hội hợp đồng thời với các sao Sát Kị Hình, thì vẫn nên đề phòng đột nhiên xảy ra phá tán thất bại.

Nữ mệnh Thái dương thủ Mệnh hóa Quyền, nếu có Văn xương hóa Kị đồng độ, chủ về lấy chồng không có nghi lễ chính thức.

Thái dương độc tọa thủ Mệnh hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung với Thiên lương. Tam phương hội Cự môn hóa Lộc cư Quan, và mượn “Thiên cơ Thái âm” nhập cung Tài.

Nhóm tinh hệ này ở cung Ngọ đẹp hơn, nhưng cần phải chú ý không được phô trương thanh thế quá đáng, nếu không sẽ dễ khiến cho người ta nhận thấy sự trống rỗng của bản thân. Nếu có hành động thiết thực, chuyên chú trong một phạm vi nhất định (ví dụ đang công tác về pháp luật, thì không được đổi thành làm việc trong chính giới), sẽ dễ được người ta biết đến danh tiếng hơn, vì vậy đời người cũng không bị quá vất vả.

Thái dương hóa Quyền ở cung Tí dễ trở thành “hữu hanh vô thực”. Nếu có Văn khúc hóa Khoa đồng độ, hoặc ở đối cung thì thích hợp có một nghề, chỉ cần phát triển một cách thiết thực, thì thanh thế tuy không hiển hách, nhưng vẫn có thể thăng tiến về sự nghiệp và tiền bạc.

Ở đại hạn và lưu niên mà gặp tổ hợp tinh hệ này, là điềm tượng người ngoại quốc hay người ở phương xa đề bạt, cũng chủ về địa vị thăng tiến.

Tinh hệ “Thái âm Thái dương” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái dương hóa Quyền, tam phương hội Thiên lương độc tọa cư Quan, mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung Tài để hội hợp, mà Cự môn đồng thời hóa Lộc, và còn gặp Lộc tồn.

Do “Thiên cơ Cự môn” ở cung Phúc đức, lúc Cự môn hóa Lộc, thường có biểu hiện lời nói dễ nghe, khéo ăn khéo ở, xử sự uyển chuyển, là đặc trưng của mưu thần và thuyết khách. Vì vậy Thái dương hóa quyền chỉ biểu trưng cho địa vị (ở cung Sửu thì càng như vậy), tích cực làm việc sẽ có địa vị cao, nhưng không được tranh thủ địa vị lãnh đạo thực tế, nếu không ắt sẽ vì vậy mà sinh phá sản, thất bại.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp tình hệ này, sẽ chủ về địa vị được thăng chuyển, không chủ về sáng lập sự nghiệp.

Tinh hệ “Thái dương Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thái dương hóa Quyền ắt Cự môn sẽ đồng thời hóa Lộc, tham khảo ở đoạn Cự môn hóa Lộc.

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thái dương hóa Quyền ắt sẽ có Lộc tồn hội hợp, tam phương có Thái âm độc tọa cư Tài, và mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung Quan mà Cự môn hóa Lộc.

Nhóm tinh hệ này rất ưa ham muốn về quyền lộc, quyền lộc rất nặng, nên thường thường ở địa vị lãnh đạo có tiếng thanh cao (ở cung Mão thì càng tốt). Nói “có tiếng thanh cao” là bao gồm lãnh vực học thuật, hoặc quan thanh liêm. Cần phải chú ý kết cấu này, Tài bạch sẽ tăng theo địa vị, khi địa vị tăng cao thì cần phải có cống hiến thực tế, từ đó sẽ xác định được phương hướng phát triển của đời người. Đây cũng là đạo “tìm cát tránh hung” vậy.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp kết cấu tinh hệ này, thì nên chọn sách lược tạo dựng uy tín (bao gồm thương hiệu và tín nhiệm) là tốt nhất.

Thái dương hóa Quyền độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối nhau với Thái âm, tam phương hội có Cự môn hóa Lộc độc tọa ở cung Tài, và mượn “Thiên đồng Thiên lương” nhập cung Quan để hội cung, cung Mệnh còn đồng thời gặp Kình Đà, hoặc đồng độ với Kình dương.

Thái dương hóa Quyền ở hai cung độ này, tuy có năng lực đột phá “Thiên la Địa võng”, nhưng lại thường vì vậy mà hy sinh hạnh phúc hôn nhân. Thái dương và Thái âm đối nhau, cũng ví như bình đẳng trong hôn nhân, nhưng một khi Thái dương hóa Quyền thì lập tức xảy ra xung đột. Nhất là nữ mệnh, cần lưu tâm ý vị này.

Thái dương hóa Quyền ở cung Thìn có nhiều “triêu khí” (khí ban ngày), nhân sinh quan khá cởi mở, tính tích cực cao, đồng thời cũng dễ thích ứng với xu thế phát triển của xã hội. Thái dương hóa Quyền ở cung Tuất, lại có nhiều “mộ khí” (khí ban đêm), biểu hiện tính chủ quan cực nặng, rất khó thích ứng theo sự chuyển biến của hoàn cảnh, cho nên lúc vận hạn không cát tường thì hay tự mình sinh ra cảm giác “không gặp thời”, dễ biến thành tiêu cực.

Ở đại hạn hay lưu niên mà gặp kết cấu sao kiểu này, trong xã hội hiện đại, thì nên mượn lực của người ở nơi xa (hay người ngoại quốc), nhờ vả mong họ ủng hộ giúp đỡ để tiến thủ. Nếu ở trong giới học thuật thì nên phát biểu chính kiến của mình, hay tạo cơ hội để diễn giảng để nâng cao địa vị.

Thái dương hóa Quyền độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối cung với Cự môn độc tọa hóa Lộc, tam phương hội cung có Thiên lương độc tọa ở cung Tài và Thái âm độc tọa ở cung Quan. Ở cung Tỵ còn gặp Lộc tồn, vì vậy ưu hơn ở cung Hợi là Thái dương lạc hãm.

Thái dương ở cung Tỵ mà hóa Quyền, chủ về có tài lãnh đạo rất mạnh, đồng thời mệnh lệnh ban phát ra cũng khiến cho mọi người vui vẻ tuân thủ nghe theo. Thái dương ở cung Hợi thì chỉ nên lợi dụng sức mạnh của Thiên Lương, lui về phòng thủ, hoặc bảo tồn giữ nguyên cục diện hiện có, không nên chủ động mở rộng, cũng không nên chủ động đứng đầu chịu trách nhiệm thực thi sự việc. Người kinh doanh làm ăn nên chú ý tạo dựng thương hiệu, người trong giới học thuật hoặc giới chuyên nghiệp thì nên chú ý cống hiến trong lãnh vực của mình. Ở đại hạn hay lưu niên cũng có cùng một ý vị như vậy.

Tử Vi Hóa Quyền – Can Nhâm

Tử Vi hóa Quyền, giống như Hoàng đế đích thân chủ trì xử lý chính sự, cho nên thường khiến cho bàng nhân không xử sự nghiêm cẩn là không thể được. Ở một góc độ khác, đó là khí thế bức người, bầu không khí thường căng thẳng, nặng nề, dễ tạo thành áp lực trong quan hệ. Đây là một đặc điểm lớn nhất của Tử vi hóa quyền.

Do có đặc điểm này, nên Tử vi thủ Mệnh hóa Quyền rất vất vả, mà lại ít có duyên với người, bởi vì khi giao lưu quan hệ mà mọi người ở bên cạnh sẽ bị áp lực. Bất kể là thượng cấp hay người dưới quyền, đều cảm thấy không được thoải mái, chỉ có người ngoài cuộc mới có thể tán thưởng mà thôi. Người có Tử vi thủ Mệnh hóa Quyền thường hay oán trách sao mình quá vất vả mà chẳng được gì. Nguyên nhân là ở đây !

Hóa Quyền là chủ về quyền lực thực tế, cho nên khi Tử vi hóa Quyền sẽ gánh vác công việc rất cụ thể, tất nhiên mệnh tạo cũng có đủ năng lực một mình đảm trách công việc. Nhưng hễ cung Mệnh là Tử vi hóa Quyền, thì cung Tài bạch ắt sẽ là Vũ khúc hóa Kị, công việc bị ảnh hưởng vì Hóa Kị nên không thích hợp trong kinh doanh làm ăn, nhất là khi mình tự chủ. Đây là khuyết điểm lớn nhất của Tử vi hóa Quyền, bởi vì bản thân người Tử Vi khi hóa Quyền dám làm dám chịu. Trong hoàn cảnh không thể tự chủ, phải làm việc dưới quyền người khác, thì người Tử vi hóa Quyền lại phải chịu áp lực một cách miễn cưỡng, tâm lý lao động không nhiệt tình, mà không thể mang thông minh tài chí của mình ra mưu cầu lợi ích cho bản thân. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên nhiều biến cố, để lại những hậu quả bất lợi một cách không cần thiết, nhất là trong môi trường giao lưu thù tạc.

Bản thân Tử Vi vốn đã có sắc thái độc đoán, yêu ghét đều có tính kích động, sau khi hóa Quyền thì tính dễ bị kích động càng tăng, do đó thường ảnh hưởng đến tính lãnh đạo của họ. Bởi vì người giỏi phát huy tài lãnh đạo thì không nên kích động và ương bướng.

Bản thân Tử vi vốn có đặc tính nổi bật nhất là bao dung chịu đựng, sau khi hóa Quyền thì đặc tính này càng được phát huy, cho nên dễ tha thứ cho đối phương, khiến người ta nhiều lúc cảm thấy bất ngờ.

Tử Vi độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, ắt sẽ gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Kình dương, có Tham Lang độc tọa ở đối cung, tam phương hội “Liêm trinh Thiên phủ” ở cung Quan mà Thiên phủ hóa Khoa, và hội “Vũ khúc Thiên tướng” ở cung Tài mà Vũ khúc hóa Kị.

Ngoài những đặc điểm của Tử Vi hóa Quyền, về phương diện sự nghiệp còn có sắc thái của Thiên Phủ hóa Khoa, đó là rất xem trọng uy tín, ở một mức độ nhất định nào đó, thì có thể biến thành người bảo thủ, nhờ vậy mà đã giảm bớt nguy hại do Vũ Khúc hóa Kị ở cung Tài mang lại. Chỉ có biểu hiện tiêu xài lãng phí.

Tử Vi hóa Quyền ở cung Ngọ còn có đặc điểm bất lợi về hôn nhân, đặc biệt là đối với nữ mệnh. Đây là vì bị ảnh hưởng bởi Tham Lang ở đối cung, trở thành cách “Phiếm thủy đào hoa” dễ có tình mà lại không có duyên, có duyên mà lại không có tình.

Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp nhóm tinh hệ này, là biểu trưng cho sự phát triển quyền lực. Nhưng cần phải chú ý điều độ về mặt tài chính, nếu không dễ bị túng thiếu.

Tinh hệ “Tử vi Phá Quân” thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Tử vi hóa Quyền (ở cung Mùi còn gặp Lộc tồn), đối cung là Thiên tướng, tam phương hội cung có “Liên trinh Tham lang” ở cung Quan, và “Vũ khúc Thất sát” ở cung Tài mà Vũ khúc hóa Kị.

Do ảnh hưởng của Phá Quân đồng độ, nên so với Tử Vi hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thì Tử vi hóa Quyền ở Sửu hoặc Mùi ít thận trọng hơn. Vì vậy mà do sự cải biến của người này có biên độ quá lớn, dẫn đến xảy ra khó khăn về mặt tài chính, nhưng họ lại vẫn cố tình chống đỡ, khiến cho tâm lực vất vả. Đạo”tìm cát tránh hung “chính là đừng tìm và không thể cầu” thể hiện sắc thái đặc tính của bản thân”, khi bộc lộ sắc thái cá nhân hoặc đặc tính một cách thái quá thì sẽ bất lợi, duy chỉ có thể làm việc một cách thiết thực, thì mới được bàng nhân quan tâm ủng hộ và tán thưởng.

Do Tử vi có đặc tính “kích phát” , “kích động”, nên khi gặp Tử phụ Hữu bật đồng cung, hoặc Tả Hữu giáp cung, sẽ mang lại ảnh hưởng rất lớn đối với kết cấu Mệnh cục này.

Ở lưu niên hay đại hạn thông thường có ý vị làm tăng chuyển biến về quyền lực, nhưng vẫn phải tự lượng sức mình. Nhất là phải chú ý tính chất của cung Huynh đệ và cung Giao hữu (cung Nô).

Tinh hệ “Tử vi Thiên phủ” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Tử vi hóa Quyền thì Thiên phủ ắt sẽ hóa Khoa, tam phương hội cung có “Liêm trinh Thiên tướng” ở cung Quan, và Vũ khúc độc tọa mà Hóa Kị ở cung Tài. Đối cung là Thất sát, cung Mệnh còn gặp Kình dương và Đà la.

Nhóm tinh hệ kết cấu này, tuy có ảnh hưởng của Thiên phủ hóa Khoa, nhưng đối cung là Thất sát, sẽ khiến cho quyền lực của Tử vi khi hóa Quyền thêm nạng, do đó dễ vì có quyền lực mà hành động một cách bất cẩn, làm cho sức mạnh của Thiên phủ hóa Khoa không thể phát huy.

Hơn nữa, Tử vi hóa Quyền mà đồng độ với Thiên phủ hóa Khoa, một “công” một “thủ” có mâu thuẫn quá lớn, cho nên có lúc phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, nên lại không được toàn mỹ.

Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp nhóm tinh hệ này, cũng thường bị tình cảnh do dự giữa tiến và thoái. Cần phải xem ở vận sau kế tiếp là “cát” hay “hung”, để quyết định nên như thế nào, tiếp tục hành động hay là nên dừng lại.

Tinh hệ “Tử vi Tham lang “thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Tử vi hóa Quyền ở cung Mão sẽ gặp Lộc tồn, tam phương hội cung có “Vũ khúc Phá quân” ở cung Tài mà Vũ khúc đồng thời hóa Kị, và “Liêm trinh Thất sát” ở cung Quan.

Tử Tham gặp Quyền Lộc, chủ về cực lực theo đuổi ham muốn vật chất, cũng đồng thời theo đuổi ham muốn quyền lực, cho nên dễ khiến nhìn bề ngoài thì tích cực, nhưng trên thực tế lại cảm thấy trống rỗng. Nhất là tổ hợp “Vũ khúc Phá quân” hóa kị, thường sẽ khiến cho lý tưởng của mệnh tạo không thực hiện được, cuộc sống vì tiền bạc khống chế, nên nội tâm càng buồn rầu lo lắng. Tuy bề ngoài vẫn duy trì vẻ tôn nghiêm, lạc quan, mà về mặt tinh thần thường luôn không ổn định (rắc rối).

Tinh hệ “Tử vi Thiên tướng” thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Tử vi hóa Quyện bị Kình Đà hội chiếu, hoặc có Đà La đồng cung, đối cung có Phá quân, tam phương hội cung có “Vũ khúc Thiên phủ” ở cung Tài, phân ra một sao hóa Kị một sao hóa Khoa, và Liêm trinh độc tọa cư Quan.

Nhóm tinh hệ này bị “Vũ khúc Thiên phủ” gây ảnh hưởng rất lớn. Trong các tình huống thông thường, chủ về tính tự tôn cực nặng. Nhưng để giữ tính tự tôn, trên thực tế thường thường lại không cần thiết phải trả giá như vậy.

Gặp nhóm tinh hệ này trên vận trình, phần nhiều lại xảy ra trắc trở đột ngột. Sức mạnh ở của Tử vi hóa Quyền có thể chịu đựng trắc trở, nhưng nội tâm lại đau khổ. Vì vậy mệnh tạo càng có biểu hiện cực kỳ xung động, thường gây ra nhưng biến động thay đổi khiến người ta phải bất ngờ.

Ở đại hạn hoặc lưu niên còn cần lưu ý, trong vận hạn không được sống độc lập một cách quá đáng, hoặc quá lộ sự sắc xảo, nếu không sẽ xảy ra trắc trở.

Tinh hệ “Tử vi Thất sát” thủ Mệnh mà Tử vi hóa Quyền ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu. Tam phương hội hợp có “Liêm trinh Phá quân” ở cung Quan, và “Vũ khúc Tham lang” có Vũ khúc hóa Kị ở cung Tài.

“Tử vi Thất sát” vốn đã có ý vị quyền lực, sau khi Tử vi hóa Quyền thì tính chất quyền lực càng nặng. Nhưng ở cung Tài do Vũ khúc hóa Kị khiến cho quyền lực bị khống chế, cung Quan lại thường hay đổi ý bất nhất, may mà đối cung là Thiên di có Thiên phủ hóa Khoa có thể điều hòa.

Do đó có thể biết, nhóm tinh hệ này đầy sắc thái mâu thuẫn, hành động thuộc Hậu thiên có ảnh hưởng rất lớn đối với mệnh tạo. Nếu có các sao Cát hội hợp, thì có thể làm những ngành nghề có thể bộc lộ sự sắc sảo để dễ có cảm giác thỏa mãn. Còn nếu các sao không hợp không cát tường, có thể phát triển thành “cọp mà ăn thức ăn của mèo” hoặc thậm chí tủ tiền trống rỗng.

Đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, thường thường là cơ hội chuyển biến, nhưng không được triển khai cục diện lớn quá.

Cự Môn Hóa Quyền – Can Quý

Sao Cự Môn chủ về điều tiếng thị phi, sau khi hóa làm sao Quyền, sẽ khiến “điều tiếng thị phi” biến thành lời nói có sức thuyết phục. Cho nên Cự môn hóa Quyền ưu hơn Cự môn hóa Lộc. Hóa Lộc bất quá chỉ làm cho lời ngon tiếng ngọt, ngôn từ dễ nghe mà thôi. Cự môn không hóa Khoa cũng vì cái Lý này, bởi vì lời nói biện luận trước hay sau thì cũng như nhau, chẳng thể tin được.

Cự Môn hóa Quyền thích hợp với những nghề cần đến tài nói chuyện như luật sư, ngoại giao, giáo dục, bán hàng, chào hàng, đại lý bán lẻ, .v.v… cũng nên suy tính đến những nghề biểu trưng cho trạng thái xã hội như người điều khiển trương trình, ca sỹ, diễn viên, .v.v…

Nữ mệnh vốn không ưa Cự Môn, vì dễ xảy ra sóng gió, trắc trở trong tình cảm. Khi Cự môn hóa Lộc không thể cải thiện được đặc tính này, nhưng sau khi hóa làm sao Quyền thì lại có thể giảm bớt sóng gió trắc trở, bởi vì hóa thành sao Quyền có thể tự khống chế tâm trạng của mình.

Cự Môn là “ám tinh”, thường có khuynh hướng biểu hiện “cái tôi” (ngã), nhưng sau khi hóa Quyền thì lối biểu hiện “cái tôi” sẽ dễ khiến cho người ta chấp nhận hơn. Hoặc có thể nói, dễ làm cho người ta tiếp nhận sự vẻ vang của mệnh tạo. Do duyên có này, Cự môn hóa Quyền có thể làm tăng sức ảnh hưởng đối với những người xung quanh và tăng sự ảnh hưởng địa vị xã hội của người này. Tùy theo mức độ của tầm ảnh hưởng mà thu vào tài phú nhiều hay ít, địa vị xã hội cũng theo đó mà được nang cao.

Cự môn hóa Quyền hội Thái dương chưa chắc chủ về được người ngoại quốc (hay người ở phương xa) phù trợ, chỉ chủ về làm tăng mức độ tiếp nhận của mọi người bề những cái bộc lộ biểu hiện của mệnh tạo. Khác với Thái dương hóa Quyền hội Cự môn hóa Lộc.

Cự môn độc tọa thủ Mệnh, hóa Quyền ở hai cung Tí hoặc Ngọ, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thiên cơ, tam phương tương hội có Thái dương độc tọa ở cung Quan, và mượn “Thiên đồng Thiên lương” để nhập cung Tài.

Nhóm tinh hệ này đã cấu tạo thành cách “Thạch trung ẩn ngọc”, nhất là khi Cự môn ở cung Tí được Lộc tồn đồng độ, có Thái dương ở cung Vượng hội hợp. Vì vậy tốt hơn Cự môn ở cung Ngọ. Ở cung Ngọ thường thường chủ về nên rời xa quê hương, phát phúc ở tha hương. Liên quan đến tính chất của tinh hệ này, đã thuật nhiều ở các mục nói về “Thạch trung ẩn ngọc cách”, ở đây cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa, phàm là cách “Thạch trung ẩn ngọc”, thì trong đời người không nên ngồi ở vị trí cao.

Lưu niên hay đại hạn mà gặp nhóm tinh hệ này, cũng chủ về có cơ hội để thể hiện bản thân, mà còn được người ta dễ tiếp nhận, nhưng không được vì quá thỏa mãn mà dương dương đắc ý.

Tinh hệ “Thiên đồng Cự môn “thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Cự môn hóa Quyền, tam phương hội cung có Thiên cơ độc tọa ở cung Quan, và mượn “Thái dương Thiên lương” nhập cung Tài để hội hợp. Cung Mệnh ắt sẽ gặp Kình dương, hoặc có Kình dương Đà là hội chiếu.

Nhóm tinh hệ này, chủ về tay trắng làm nên, phải trải qua gian khổ mới có thành tựu, mức độ thành công cũng tùy thuộc vào mực độ biểu hiện của bản thân mệnh tạo. Vì vậy, đang âm thầm lặng lẽ đột nhiên phát lộ ánh sáng rực rỡ, là đặc điểm của tinh hệ này.

Cần chú ý “Thiên đồng Cự môn” ở cung Sửu, thì cung Huynh đệ là Tham lang hóa Kị, còn bị Kình Đà giáp cung, dó đó còn chủ sau khi phát vượt lên, ắt sẽ chuốc lấy đố kị, dẫn đến bất hòa với đồng sự hoặc người hợp tác.

Nữ mệnh gặp nhóm sao này dễ bị người khác đoạt tình, nên cần phải lưu ý đến sinh hoạt hôn nhân.

Tinh hệ “Thái dương Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Cự môn hóa Quyền, tam phương hội cung mượn “Thiên đồng Thái âm” nhập cung mà Thái âm ắt hóa Khoa ở cung Quan, và mượn “Thiên cơ Thiên lương” nhập cung Tài, có kèm Lộc tồn đến hội chiếu.

Nhóm kết cấu tinh hệ này đặc biệt lợi về phát huy tài ăn nói. Nữ mệnh vốn bất lợi về hôn nhân, nhưng nhờ lực của Cự môn hóa Quyền khiến hôn nhân trở thành tốt đẹp, còn giảm bớt rắc rối về tình cảm, nhưng vẫn chủ về kết hôn muộn, không nên chọn lầm đối tượng lúc còn quá trẻ.

Nếu nam mệnh cung Phu thê gặp Văn xương Văn Khúc và Lộc tồn, sẽ chủ về nhờ vợ mà có tiền của, hoặc được nhạc gia nâng đỡ mà phát triển sự nghiệp.

“Thái dương Cự môn” trong nhóm tinh hệ này, ý nghĩa cơ bản là tài ăn nói, còn là người ngoại quốc (hay người ở phương xa). Tính chất của tinh hệ biến hóa rất lớn, nên rất thích hợp công việc ngoại giao, nếu gặp các sao đào hoa, thì có thể thích hợp với nghệ thuật biểu diễn, gặp các sao khoa văn thì thích hợp làm việc trong giới quảng bá.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Cự môn hóa Quyền ắt sẽ gặp Kình dương hoặc Đà la. Tam phương hội hợp mượn “Thái dương Thái âm” nhập cung Quan mà Thái âm hóa Khoa, và Thiên đồng độc tọa ở cung Tài.

Nhóm tinh hệ có kết cấu đặc biệt lợi về thăng chức và cạnh tranh. Sau khi hóa Quyền, thậm chí có thể lấy cách “Dương Lương Xương Lộc” để so sánh, hoàn toàn thiếu bản chất nghiên cứu thâm trầm, vì vậy cũng không có ý vị cạnh tranh học thuật.

Cự môn hóa Quyền ở cung độ này, đối với nữ mệnh, cũng có thể khiến cho hôn nhân trở thành ổn định, nhưng vẫn bất lợi nếu kết hôn sớm.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, thường thường nhờ “ám lực” (lực ngầm) mà chuyển biến theo hướng tốt lành, vì vậy không nên truy cầu địa vị cao, nếu không sẽ không được lâu dài.

Cự môn độc tọa lạc hãm thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất (Cự môn ở cung Thìn gặp Lộc tồn), có Thiên đồng ở đối cung, tam phương hội hợp Thái dương độc tọa ở cung Tài, và mượn “Thiên cơ Thái âm” có Thái âm hóa Khoa để nhập cung Quan.

Cự môn rất kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thường thường bản thân vất vả mà lại ít có người trợ lực. Sau khi hóa Quyền, có thể cải thiện tính chất lạc hãm ở “thiên la địa võng”. Vì vậy sau khi trải qua gian khổ thì có thành tựu, mà vãn còn cần phải nỗ lực. Nếu chỉ trông chờ cơ hội phát đột ngột, thì cảnh tốt cũng không được lâu dài.

Điều đáng chú ý là “Thiên cơ Cự môn” đồng độ ở cung Phu Thê mà Thái âm hóa Khoa, có thể thành cách “Đan trì Quế trì”, tức là trong cung gặp Văn xương Văn khúc, chủ về được nhạc gia nâng đỡ.

Cự môn độc tọa thủ Mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối nhau với Thái dương, tam phương hội hợp Thiên cơ độc tọa ở cung Tài và Thiên đồng độc tọa ở cung Quan. Cung Mệnh ắt sẽ gặp Kình Đà, hoặc Đà la cùng bay đến.

Kết cấu sao dạng này cũng chủ về phát huy tài ăn nói, nhưng không tốt bằng Cự Nhật đồng cung. Cự môn hóa Quyền chỉ cải thiện tính chất bất lợi đối với cha, khiến lúc nhỏ phần nhiều đều có đường đời gập gềnh, có lúc lại biểu trưng cho sinh ly tử biệt đối với cha, nhưng vẫn được tài sản của cha nuôi dưỡng.

Ở đại hạn hoặc lưu niên mà gặp Cự môn hóa Quyền ở cung Tỵ hoặc Hợi, thì không có cát lợi đặc biệt gì, có lúc chỉ là cơ hội biểu hiện bản thân.

Sao Hóa Quyền ở Cung Phu Thê

Thay lời kết

Sao Hóa Quyền là thần nắm quyền sinh sát. Nhập vào Thân Mệnh là người ngoan cố nhưng cũng cực kỳ mạnh mẽ, hành động có tính nguyên tắc cao, là người có năng lực lãnh đạo rất tốt.

Sao Hóa Lộc hóa khí là Tài lộc, Chưởng quản Tài lộc Duyên phận

0

Ý nghĩa Sao Hóa Lộc

Sao Hóa Lộc có Ngũ hành thuộc Kim, ứng số 4, 9 ở phương tây, chủ về mùa Thu. Mùa thu là lúc vạn vật thu tàng, thông qua gặt hái mà thu lợi. Cho nên Sao Hóa Lộc chủ vất vả, được lợi, tài lộc, thực lộc, hưởng thụ, nhân duyên, giải ách, quý nhân, tình duyên, thông minh và tài nghệ. Khởi đầu của việc tốt (nguyên nhân dẫn tới cái sự tốt).

Sao Hóa Lộc tối kị Không Kiếp, Không Vong, Hóa Kị. Đó là cách “Lộc phùng xung phá”. Rất tốt nếu được cát tinh, quyền tinh, khoa tinh hội hợp. Hóa Lộc nhập lục thân cung, thì gia đình tình nghĩa, lục thân tốt.

Sách viết: “Hóa lộc, thực lộc bất khuyết, phát triển thuận lợi”. Vậy nên đặc tính cơ bản của Sao Hóa Lộc là phát triển. Người Hóa Lộc không nhất định là thông tuệ chỉ có khả năng hài hòa phát triển cũng không nhất định là người tài hoa.

Bất kể chính tinh nào hóa Lộc, tác dụng thuận lợi tăng gấp nhiều lần. Đặc biệt hỉ Thái Dương, Vũ Khúc, Liêm Trinh, Thái Âm, Tham Lang, Phá Quân Hóa Lộc. Sao Hóa Lộc thủ Mệnh Thân và quan lộc cung, Khoa Quyền tương phùng, tất làm quan to, kinh doanh cũng có thể trở thành phú ông.

Ý nghĩa của Hóa Lộc, thông thường là chỉ :nguồn tiền tài”. Tức là tính chất và năng lực kiếm tiền, cũng chỉ “cơ hội kiếm tiền”.

Hóa Lộc là tài sản lưu động, mà Lộc Tồn là tài sản cố định, Hóa Lộc hỉ đồng cung hay hội chiếu với Lộc Tồn, Thiên Mã. Là cách “Lộc Mã giao trì”, “Song Lộc triều viên”, cực kì tốt đẹp, đại phú hoặc đại quý.

Hóa Lộc ở cung Tí Ngọ cư Thiên Di, chủ người văn chương cái thế, là cách “Đối diện triều thiên”, Thái Dương ở Tí Ngọ Hóa Lộc là hợp cách.

Hóa Lộc tối kị hung tinh xung phá. Như đồng cung hội chiếu với Dương Đà Hỏa Linh là cách cục mất đi cái đẹp, tốt mã rẻ cùi, cũng không phú quý, hoặc vì phú quý mà rước hung họa.

Sao Hóa Lộc không ưa đến 4 cung Tí Ngọ Mão Dậu, nhất là cung Mão, rất ưa đến các cung Dần, Thân, Hợi, cũng ưa cung tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Lộc Tồn không đến các cung Tứ mộ, nên ưa Hóa Lộc bổ túc, cần phải có sao Lộc xung khởi mới phát huy được.

Sao Hóa Lộc ở Cung Mệnh – Thân

Hóa Lộc và Lộc Tồn giáp Mệnh cung, là cách “Song Lộc giáp Mệnh”, chủ phú quý.

Mệnh có Sao Hóa Lộc, mà cung ám hợp của Mệnh có Lộc Tồn, “Minh Lộc ám Lộc”, đại cát. Là điềm càng tốt đẹp hơn. Mệnh cung có Lộc Tồn, mà cung ám hợp có Hóa Lộc cũng vậy.

Các sao chủ tài tinh Vũ khúc, Thái âm, Lộc tồn, Thiên phủ, cùng các sao thứ tài tinh Liêm trinh, Thiên tướng, Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Sao Hóa QuyềnSao Hóa Khoa, Cô Thần (không gặp Hóa Kị, đối với tiền tài chỉ có lợi mà không có hại). Nếu gặp sao Hóa Lộc, nguồn tiền của sẽ dồi dào bất tận, dễ đắc tài. Nếu thứ tài tinh gặp sao Hóa Kị (đồng cung hoặc tại xung cung) chủ về một đời tiền của lúc có lúc không, được mất bất thường, quan hệ không tốt, phiền não vất vả, cần phải xem xét trạng thái cát hung của các sao đồng cung hoặc tại tam phương tứ chính, thì mới có thể đoán định việc đắc tài có được thuận lợi hay không.

Tài tinh Hóa Lộc không gặp Hóa Kị, Địa không, Địa kiếp, lại nhập các cung Mệnh, Thân, Tài, Quan, Điền, thì nguồn tài cực thịnh.

Tài tinh Hóa Lộc nhập các cung Tử nữ, Phụ mẫu, Tật ách, Nô bộc, Huynh đệ, thì chủ về chỉ có biết hưởng thụ lại thường dễ mang tính đào hoa.

Sao Hóa Lộc nhập miếu tại Dần Thân, đắc tại Tỵ Hợi, không đắc tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, lạc hãm tại Tí, Ngọ, Mão, Dậu.

Sao Hóa Lộc kị nhất là tứ Mộ, tuy hóa cát cũng không có mấy tác dụng, nhưng 4 cung Mộ cũng là 4 kho của, nên tiền tài có được sẽ có nơi cất trữ. Sao Hóa Lộc rơi vào hãm địa Tí Ngọ Mão Dậu, cho dù đóng tại cung Mệnh, Tài, Quan, Điền, thì cũng không thể phất được. Sao Hóa Lộc kị nhất là bị Địa không, Địa kiếp, Hóa Kị xung phá, sẽ trở thành điềm hung, khiến cho thu không đủ chi, mất nhiều hơn được.

Sao Hóa Lộc nếu trấn các cung Mệnh, Thân, Quan tại 4 cung Mã Dần, Thân, Tỵ, Hợi, lại gặp hai sao Hóa là Hóa Khoa và Hóa Quyền (nếu 3 sao Hóa cùng nằm tại cung mệnh, thì sức mạnh sẽ kém hơn khi nằm tại cung vị tam hội và chiếu, nhưng hành vận thủa nhỏ sẽ thuận lợi hơn), nếu không bị sát tinh xung phá, thì vận làm quan rất tốt.

Quan điểm về Sao Hóa Lộc của Tam Hợp phái

Hóa Lộc thuộc âm thổ, cai quản tài lộc. Cho nên ưa có Lộc Tồn tương hội, gọi là “Lộc trùng điệp”; lai ưa gặp “Lộc tồn Thiên mã” gọi là cách “Lộc Mã giao trì”.

Trong các tình hình thông thường, Sao Hóa Lộc không ưa Địa không, Địa kiếp cùng bay đến (bốn cung Tí Ngọ Mão Dậu). Cổ nhân nói “Lộc mà đến cung nhược thì phát mà không chủ về tài”. Tức là chỉ được hư danh mà không có lợi lộc thực tế.

Sao Hóa Lộc rất ngại gặp Hóa Kị xung phá, cổ nhân nói: “Lộc gặp xung phá, là trong cái tốt có chứa điềm hung”. Trong các tình hình thông thường, chủ về tình hình vì kiếm tiền mà sinh tai họa. Ví dụ như vì cầu tài mà xảy ra bất chắc, đầu tư lớn mà không có thu hoạch, dẫn đến không còn vốn để tiếp tục đầu tư. Những trường hợp này, cần phải xem tổ hợp Sao thực tế mà định tính chất.

Hóa Lộc tượng hội với Hóa Quyền và Hóa Khoa, thông thường là kết cấu rất tốt, được gọi là “Tam kỳ gia hội cách”. Nhưng vẫn cần xem xét tính chất của các Sao hội hợp để định nặng nhẹ.

Như cung mệnh “Liêm trinh Thiên tướng”, mà Liêm trinh hóa Lộc, có Phá quân hóa Quyền vây chiếu, hội hợp với Vũ khúc hóa Khoa ở Cung Quan Lộc. Rõ rằng là lấy Liêm trinh hóa Lộc làm chủ. Bởi vì “Liêm trinh Thiên tướng” chủ về làm việc trong chính giới, hoặc trong công ty có tính phục vụ, bản chất của cung mệnh này, Phá quân hóa Quyền chỉ làm tăng quyền bính về kinh tế, Hóa Quyền Hóa Khoa chỉ trợ giúp cho tình hình cát lợi của cung mệnh, không thể tính là chủ thể.

Ngoài ra Đại Đức Sơn Nhân còn cho rằng Hóa Lộc: Có duyên với người, tài lộc, tình duyên, hữu tình, tài nghệ, hưởng thụ. Hóa Lộc là tình. Hóa Lộc nhập các cung Mệnh Tài Quan Phúc Điền là vào đúng chỗ, chủ về tài lộc, tài nghệ, hưởng thụ, gặp cơ hội tốt, sản nghiệp; nhập cung lục thân là chủ về có duyên phận và tình nghĩa sâu nặng với người của cung đó.

Liêm Trinh Hóa Lộc – Can Giáp

Sao Liêm trinh là sao thuộc về cảm tính, cho nên không đại biểu cho ham muốn vật chất. Khi Liêm trinh hóa Lộc, tính chất hưởng thụ tinh thần vẫn nhiều hơn tính chất hưởng thụ vật chất. Do đó trong sinh hoạt ắt sẽ chịu tiêu sài, lấy mức sống cao để tạo sự thuận lợi về hưởng thụ tinh thần, tất nhiên sẽ không keo kiệt.

Nhìn bề ngoài, Liêm trinh thích tiêu xài giống Tham lang. Nhưng thực ra bản chất khác nhau. Sự tiêu xài của Tham lang thuần túy thuộc tửu sắc, còn sự tiêu xài của Liêm trinh thì thuộc “phong hoa tuyết nguyệt”, tính chất thanh nhã hơn, khá xem trọng tinh thần và cảm tính.

Liêm trinh thường có sắc thái thủ đoạn, cho nên khi Liêm trinh hóa Lộc, cũng chủ về dùng thủ đoạn để tiến thủ, như giao tế thù tạc, kết bè bết phái, .v.v…

Lúc Liêm trinh hóa Lộc, lại gặp các sao Hung – Sát – Hình, sẽ chủ về tửu sắc. Dùng thủ đoạn càng nhiều thì thù tạc càng nhiều, nhưng cuối cùng chẳng thu hoạch được gì, mà trong công việc làm ăn, còn bị rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc. Nếu lại còn gặp các sao đào hoa, thường thường sẽ vì sắc mà phá tài. Nhưng lúc Liêm trinh hóa Lộc gặp đào hoa, mà không có các sao Sát – Kị, thì lại chủ về nhờ có thù tạc trăng gió, mà được tiến thân hoặc đắc tài lộc.

Liêm trinh hóa Kị ở nguyên cục (can Bính), lại hóa Lộc ở đại vận hoặc lưu niên, thường chủ về có hoạnh tài (như đầu tư, đầu cơ, cờ bạc, .v.v…), nhờ có tài lộc nên rất vui vẻ hạnh phúc.

Tinh hệ “Liêm trinh Thiên tướng” có Liêm trinh hóa Lộc thủ Mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung ắt sẽ là Phá quân hóa Quyền, cung Quan là Vũ khúc hóa Khoa, thì chủ về tuy làm chức phó, nhưng lại thường kiêm nhiệm trọng trách và nắm giữ quyền hành.

Đại hạn hoặc lưu niên đến cung hạn này, thường sẽ chủ về chuyển biến theo hướng tốt lành, nhưng nếu Thái dương hãm tại cung Tỵ hóa Kị (can Giáp) ở cung Nô, xung chiếu Cự môn ở Hợi cư Huynh đệ, thì cũng đồng thời chủ về quan hệ giao tế chuyển biến theo hướng xấu. Tinh hệ “Liêm trinh Thiên tướng” mang đậm sắc thái chính trị, nên quan hệ giao tế càng thêm quan trọng. Không thể không chú ý các sao phối hợp.

Tinh hệ “Liêm trinh Thất sát” có Liêm trinh hóa Lộc thủ mệnh ở hai cung Sửu Mùi, có Đà la đồng độ, hoặc có Kình Đà vây chiếu, ắt cũng sẽ đồng thời có Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp đủ Khoa Quyền Lộc, cung Quan là Phá quân hóa Quyền, Vũ khúc hóa Khoa ở cung Tỵ hoặc Hợi, thanh thế cũng cực hiển hách, quyền lực và nhiệm vụ lớn hơn “Liêm trinh Thiên tướng”. Đối cung mệnh ở Sửu là Thiên phủ ở Mùi có bản chất ổn định, cung Tài có “Tử vi Tham lang” chủ về tiêu xài. Cho nên toàn bộ kết cấu tinh hệ có mức độ tài lộc rồi dào hơn tinh hệ “Liêm trinh Thiên tướng”. Đà la thì sinh lần nữa, nhưng lúc này cung Huynh là Thiên lương cư Tí, đối cung với cung Nô là Thái dương cư Ngọ hóa Kị, quan hệ giao tế so với mệnh “Liêm trinh Thiên tướng” thì lại cần phải chú ý hơn, thường dễ phạm pháp, tranh chấp, cho đến âm mưu …

Liêm trinh độc tọa thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà hóa Lộc, có Lộc tồn cùng bay đến hoặc vây chiếu, cung Quan tại Ngọ hoặc Tí là tinh hệ “Thiên phủ Vũ khúc” trong đó Vũ khúc hóa Khoa (can Giáp), thì chủ về tiền bạc có uy tín, hoặc thích hợp nắm quyền tài chính. Nhưng Liêm trinh đối nhau với Tham lang (Dần Thân), làm nặng thêm tính ham muốn vật chất của Liêm trinh, vì vậy cũng dễ thành xem trọng hưởng thụ vật chất. Về sự nghiệp thì thích hợp với các nghề liên quan đến nghệ thuật, giải trí, vui chơi, tiêu dùng, làm việc trong chính giới hoặc mậu dịch càng tốt. Tinh hệ “Thái dương Thái âm” thủ cung Nô tại Sửu Mùi, mượn nhập cung Huynh đệ, chủ về người dưới quyền nhiều mà không ổn định.

Tinh hệ “Liêm trinh Phá quân” thủ mệnh ở hai cung Mão Dậu, trong đó Liêm trinh hóa Lộc đồng độ với Phá quân hóa Quyền, có Kình dương đồng cung, hoặc Kình Đà vây chiếu. Quyền Lộc gặp nhau, chủ về cảnh ngộ thay đổi. Cung Quan là tinh hệ “Vũ khúc Tham lang” mà Vũ khúc hóa Khoa, càng làm mạnh thêm tài vận của “Liêm trinh Phá quân”, cung Tài là tinh hệ “Tử vi Thất sát” cũng hữu lực, tam phương có Quyền Lộc rất nặng. Đối cung Mệnh là Thiên tướng tại Mão, bị “Cự môn Thái dương” có Thái dương hóa Kị, và Thiên lương của Cơ Lương tại Thìn giáp cung gây ảnh hưởng, khiến “Liêm trinh Phá quân” cũng dễ bị các tình huống trắc trở ngầm mai phục. Nhân tố chắc trở của cung mệnh này chủ yếu là tình cảm. Đặc biệt là Thiên phủ ở cung Phúc (Tỵ Hợi) hội hợp với Thiên tướng bị sao Hình – Kị giáp cung. Chủ về khó giữ được sự thận trọng. Vì vậy cần phải duy trì thành tựu đã đạt được mới cát lợi.

Tinh hệ “Liêm trinh Thiên phủ” khi Liêm trinh hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Vũ khúc hóa Khoa của tinh hệ “Vũ khúc Thiên tướng” ở cung Quan tương hội, đối cung là Thất sát, Tài cung là Tử vi độc tọa. Tính chất của toàn bộ tinh hệ này, thích hợp làm việc trong chính giới, hay trong quân đội, cảnh sát, vì mệnh tạo này ứng với người kiêm văn võ, có thể công và có thể thủ, còn giỏi quản lý tài chính. Có điều cung Quan thiếu lực để ngồi ở vị trí tối cao mà thôi.

Tinh hệ này còn có một đặc điểm, vận tuổi trẻ bát lợi, đến 5 năm cuối của đại hạn thứ 3 mới bắt đầu khởi sắc. Cứ mỗi đại hạn, thì 5 năm cuối sẽ tốt hơn 5 năm đầu, thậm chí mỗi năm, nửa năm cuối cũng tốt hơn nửa năm đầu. Đây là vì “Liêm trinh Thiên phủ”  ở cung “thiên la địa võng”, cho nên mọi lợi ích đều chủ về từ từ.

Khuyết điểm của mệnh bàn này là ở cung Huynh đệ, cung Nô và cung Phu thê. Đặc biệt đối với nữ mệnh, thì cần phải xem trọng tâm trạng của người phối ngẫu.

Tinh hệ “Liêm trinh Tham lang” khi Liêm trinh hóa Lộc ở hai cung Tỵ Hợi, cung Quan có “Vũ khúc Thất sát” hóa Khoa, cung Tài là “Tử vi Phá quân” hóa Quyền có kèm Đà la hoặc hội hợp với Kình Đà, chủ về tính chất không giữ được đất đai nhà cửa của ông bà, cha mẹ, mà phải tự lập. Cho nên ở đại hạn tốt hơn ở tam phương của nguyên cục.

Kết cấu tinh hệ này thích hợp với các nghề nghiệp liên quan đến nghệ thuật, hoặc công nghệ, gặp đào hoa cũng có thể thích hợp với sự nghiệp nghệ thuật, hoặc ngành giải trí, vui chơi, tiêu dùng. Có điều cung Tài là “Tử vi Phá quân” đồng độ với Đà la, chủ về kiếm được tiền nhưng có hiện tượng kéo dài và khó tích lũy, còn chủ về bản thân không muốn thù tạc mà phải tiêu xài quá lớn. Cung Phu thê là Thiên phủ, nếu cung Mệnh hoặc cung Phúc có các sao “đào hoa”, cũng chủ về tái hôn nhưng vợ chồng cũ vẫn còn vương vấn tình cảm, chưa dứt khoát. Thái dương hóa Kị đến cung Nô (cung giao hữu) chủ về không đắc lực, mà còn có tranh chấp ngầm.

  • Bổ thuyết Liêm trinh Hóa Lộc
  • Liêm trinh hóa Lộc ở cung Mệnh, ở cung Tài bạch, ở cung Sự nghiệp đều chủ về Mệnh cách có nguồn Tài Khí mới, lợi cho việc kiếm tiền, dễ được giầu có.
  • Liêm trinh hóa Lộc ở cung Phúc đức, chủ về ưa thích theo đuổi cuộc sống hưởng thụ, lòng coi nhẹ sự nghiệp, có dục vọng mạnh hưởng thụ cuộc đời, có điều nhiều lúc vì ham hưởng thụ mà dấn thân liều mạng làm việc.
  • Liêm trinh hóa Lộc ở các cung viên Lục thân, thì chủ về quan hệ tình cảm thâm sâu hài hòa với nhau, ở cung Phụ mẫu thì cha từ con hiếu, ở Phu thê thì tình cảm vợ chồng đều vui vẻ, ở Huynh đệ thì thủ túc tinh thâm, ở Tử nữ thì con cái hiếu thuận, ở cung Nô thì thuộc hạ trung thành, bạn bè tăng thêm niềm vui hữu nghị.
  • Liên trinh hóa Lộc ở cung Thiên di thì chủ về ở hải ngoại hay nơi xa có nhiều lạc thú, nhiều thuận lợi dễ kiếm tiền.
  • Liêm trinh hóa Lộc ở cung Tật ách chủ về bệnh đường hô hấp.
  • Liêm trinh hóa Lộc ở cung Điền trạch thì chủ về có thể mua bất động sản, hoặc giữ được cơ nghiệp, hoặc có thể đầu tư bất động sản, nhờ đó mà tiền tài tích tụ thành giầu có.

Thiên Cơ Hóa Lộc – Can Ất

Bản chất của Sao Thiên cơ là mưu chí, linh động quyền biến mà còn nhạy bén (can Bính hóa Quyền – nếu không có Quyền thì khó có thể linh động quyền biến). Cho nên khi Thiên cơ hóa Lộc ắt sẽ “chủ động” (đây là lợi thế) tìm được ra cơ hội để tạo thành sự nghiệp, vì vậy mà được lợi ích.

Nhưng mưu trí và linh động quyền biến của mệnh tạo ít có phách lực (kim chứa phách) khai sáng sự nghiệp lớn, mà thường thành người khéo đầu cơ, cho nên vẫn bị giới hạn khá lớn, ảnh hưởng đến thành tựu của sự nghiệp và tiền bạc. Thiên cơ hóa Lộc, chỉ là nhân tài tham mưu, cố vấn chiến lược, chủ về kế hoạch, thiết kế, hoặc làm công việc đi đây đi đó cho người khác (như làm môi giới, thuyết khách, …)

Do bản chất thích biến động, nên cũng khó giữ một nghề, ưa đứng núi này trong núi nọ. Cho nên hễ Thiên cơ hóa Lộc ở cung mệnh, cần phải đồng thời lưu ý các sao ở cung Phúc và các sao ở cung Quan, các sao này phải có tính chất ổn định và có lực tiến thủ mới tốt. Nếu tính chất các sao thuộc loại không ổn định mà còn mang tính do dự, thiếu quyết đoán, sẽ ảnh hưởng đến Thiên cơ hóa Lộc ở cung Mệnh, khiến thành tựu của người này bị nhiều hạn chế.

“Tiền tài” của Thiên cơ hóa Lộc không thể giữ được lâu, vì vậy, nếu cung điền trạch tốt, thì nên chú ý cơ hội mua thêm nhà cửa đất đai, nếu không phải xem cung Phu thê có các sao chủ về tài phú hay không.

Thiên cơ độc tọa hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là Cự môn, cung Tài là tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” có Thiên lương hóa Quyền (can Ất), cung Quan là Thái âm độc tọa hóa Kị hoặc kèm có Kình dương (Canh Tân). Tổ hợp kết cấu nhóm tinh hệ này, vì thành “Cơ Nguyệt Đồng Lương cách”, cho nên bất lợi về kinh doanh làm ăn. Tuy Thiên cơ hóa Lộc, nhưng “Thiên đồng Thiên lương” lại không phải tổ hợp sao chủ về giầu có, còn Thiên lương hóa quyền bất quá chỉ trợ giúp Thiên cơ có thể thành tựu khá lớn. Các sao ở cung Quan không ổn định, thường dễ bị lung lạc dụ dỗ mà sinh thay đổi, điều này phải dựa vào sức mạnh của Thiên lương hóa Quyền để tạo quân bình. Tìm sự ổn định như thế nào, là trọng điểm mà người có nhóm tinh hệ này thủ mệnh phải lưu ý.

Thiên cơ hóa Lộc thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là Thiên lương hóa Quyền, hội hợp với Cự môn ở cung Quan, cung Tài có Thiên đồng thì đối xung với Thái âm lạc hãm hóa Kị ở cung Mão. Khuyết điểm của nhóm tinh hệ này hoàn toàn nằm ở cung Tài Bạch, chủ về tay trắng kiếm tiền, mà nguồn tiền tài lại không rộng, tài khí không vượng, lại còn tiêu pha lãng phí, chi tiêu không đúng mục đích. Cho nên, tuy Thiên cơ hóa Lộc, thì vẫn không chủ về tài lộc dồi dào, mà chỉ chủ về có nhiều cơ hội, có thể dựa vào công tác kế hoạch mà thu nhập cũng khá cao, hoặc làm môi giới để kiếm tiền, thì lực cạnh tranh của Thiên cơ có thể phát huy.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” ở hai cung Dần hoặc Thân, có Đà la cùng bay đến, hoặc bị Kình Đà hội chiếu, Thiên cơ hóa Lộc Thái âm hóa Kị, hội hợp với Thiên lương độc tọa hóa Quyền ở cung Quan cư Ngọ, cung Tài là Thiên đồng độc tọa, có thể bị Kình Đà chiếu xạ, hoặc đồng độ với Kình Đà. Nhóm tinh hệ này cũng là cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, cung Mệnh và cung Tài đều có khuyết điểm, rất có thể thành người thích dùng thủ đoạn, kế vặt để kiếm tiền, thiếu khí khái gánh vác trọng trách. Vì vậy về sự nghiệp phần nhiều không ra gì, tiền bạc cũng bị nhiều trở ngại. Đạo “tìm cát tránh hung” là tránh có cái nhìn thiển cận, chỉ thấy lợi nhỏ trước mắt, và phải có lòng chân thành trong đối nhân xử thế để được “nhân hòa”, thì mới có thể tự nhiên gặp cơ duyên tiến thân.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” ở hai cung Mão hoặc Dậu thủ mệnh có Thiên cơ hóa Lộc, lại có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, cung mệnh Tài khí rất vượng, cung Tài có Thiên đồng cư Hợi, cung Quan thì mượn”Thái dương Thái âm”an cung có Thái âm hóa Kị. Kết cấu tinh hệ Cự Cơ này tài lộc vượng, thích hợp dùng tài ăn nói để kiếm tiền, nhất là các nghề nghiệp có tính phục vụ, như nhà hàng, khách sạn, du lịch, môi giới, .v.v… Nếu có thêm Văn tinh, có thể đảm nhiệm công việc quảng bá.

Các sao của cung Quan không ổn định (ở Sửu Mùi vô chính diệu), dễ thay đổi nghề nghiệp, hoặc hoán chuyển hoàn cảnh công tác, nhưng rất kị đầu tư hay đầu cơ, nếu không ắt sẽ bị tổn thất. Đây là vì “Thái dương Thái âm” hiếu động, trôi nổi, mà Thái âm hóa Kị thì thường ít suy tính trước khi đầu tư.

Thiên đồng độc tọa cư Tài ở cung Hợi, có sao Lộc đồng độ, chủ về tay trắng làm nên, nhưng Thiên lương ở đối cung hóa Quyền, có thể vì lý tưởng quá cao mà bị tổn thất, hoặc chủ về chuốc đố kị, oán trách dẫn đến tranh chấp, gặp trở lực.
Tinh hệ “Thiên cơ Thiên lương” ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Thiên cơ hóa Lộc và Thiên Lương hóa Quyền, có Kình dương hội hợp, hoặc bị Kình dương Đà la cùng chiếu. Cung Quan mượn “Thái dương Cự môn” an cung hội hợp, lại có Sát tinh đồng cung. Cung Tài là “Thiên đồng Thái âm” mà Thái âm hóa Kị, còn có Đà la hoặc Kình dương chiếu xạ. Nhóm tinh hệ này, cung mệnh Cơ Lương hóa Lộc hóa Quyền, tuy lợi về công tác kế hoạch, quản lý, giám sát, nhưng có Kình Đà hội hợp, thì lý tưởng hơi khó thực hiện. Vì vậy cơ hội tuy nhiều, nhưng thường khó nắm chắc, cũng khó phát huy. Các sao cung Tài có bản chất hiếu động, trôi nổi, mà còn bị Đà là hoặc Kình dương quấy nhiễu gây khó khăn, nên chỉ lợi về tiền bạc trước mắt, không được quá tham vọng. Nếu có kế hoạch kiếm tiền lâu dài thì khó tránh gặp sóng gió, trắc trở, nếu kinh doanh làm ăn thì còn có nguy cơ vỡ nợ. Cung Quan chủ về dễ được người ở phương xa, hay người ngoại quốc tạm thời ủng hộ (Cự Nhật)

Thiên cơ độc tọa hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối cung là Thái âm hóa Kị, cung Tài là “Thiên đồng Cự môn”. Cung Quan mượn “Thái dương Thiên lương” an cung hội hợp, có Lộc tồn đồng cung. Nhóm tinh hệ này, tài lộc không vượng, rất nên chỉ dùng sở học để kiếm tiền, tiến hành nghiên cứu học thuật, hoặc tiếp nối tổ nghiệp chớ đừng thay đổi nghề, nếu không sẽ phí tâm lực, hoặc phí lời nói.

Thiên cơ bị Thái âm hóa Kị gây ảnh hưởng, có thể gặp cơ hội nhưng lại bỏ qua mà không biết tại sao, cũng chủ về bị dụ dỗ đầu tư mà tổn thất, hoặc nhận lầm cơ hội, vọng động thay đổi công việc nên bị trắc trở.

Tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” thủ cung Tài, tuy có Thiên cơ hóa Lộc hội hợp, lại có Lộc tồn cung hội hợp, cũng chỉ chủ về chức cao lương nhiều, mà vẫn cần phải hao tổn tinh thần, hơn nữa mỗi lần thu nhập tăng thì thị phi phiền nhiễu cũng kéo đến, khó mà yên thân.

Thiên Đồng Hóa Lộc – Can Bính

Thiên đồng chủ về tay trắng làm nên, khi Thiên đồng hóa Lộc chủ về làm tăng tài lộc, mà còn thường có cơ duyên bất ngờ.

Nhưng nếu có các sao khoa văn đồng cung, thì tổ hợp sao thành quá phong nhã, dễ mê đắm trong “thanh vận thơ phú” hoặc âm nhạc, ưa hưởng thụ tinh thần mà ít có ý chí tiến thủ. Tình hình này không mấy thích hợp với xã hội canh tranh khốc liệt của thời hiện đại. Nếu có các sao đào hoa đồng độ, phần nhiều cảm thấy tinh thần trống rỗng, nên dễ chuốc lấy những rắc rối về tình cảm.

Thiên đồng không sợ Sát tinh, nhiều lúc còn thành lực kích phát, cho nên có cách “phản bối” và “Mã đầu đới kiếm”. Dù không thành cách, nhưng có gặp một hai Sát tinh cũng không ngại, phần nhiều chủ về trung niên vất vả, đến vãn niên mới có thể hưởng thụ.

Sau khi hóa Lộc, Thiên đồng dễ chìm đắm trong dục lạc, nên ở vận hạn mà hóa Lộc thì tốt hơn là hóa Lộc ở tinh bàn của nguyên cục. Bởi vì ở đại hạn hoặc lưu niên, bản chất chìm đắm dục lạc sẽ không nặng (lúc này cũng không cần có sát tinh kích phát).

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” ở hai cung Tí hoặc Ngọ thủ mệnh, khi Thiên đồng hóa Lộc, hội với “Thiên cơ Thiên lương” ở cung Quan (tại Thìn Tuất) mà Thiên cơ hóa Quyền. Cung Tài mượn “Thái dương Cư môn” an cung (tại Dần Thân). Ở xã hội hiên đại, nhóm tinh hệ có kết cấu dạng này, nữ mệnh thì dễ phát, còn nam mệnh thì dễ được người khác giới xem trọng ưu ái, nhưng lại không phải là tốt lành, do quá an nhàn, tình cảm phong phú, rất có thể vì vậy mà ảnh hưởng đến sự nghiệp. Nếu Văn xương hóa Khoa ở cung Mệnh hay cung Phúc, hoặc có Sát tinh kích phát, thì mới chủ về thành tựu. Nhóm sao này muốn phát lên, thường phải khởi nghiệp bằng các nghề mang tính phục vụ (như luật sư, kiểm toán viên, .v.v…), hoặc viên chức cao cấp trong Cty lớn hay nhà nước, được như vậy thì sẽ tiến triển mà không phải tốn quá nhiều sức, nhưng phải hao tổn lời nói. Người có Văn xương hóa Khoa hội hợp cung Mệnh, sẽ nhờ danh tiếng mang lại cơ hội.

Tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” ở hai cung Sửu hoặc Mùi thủ mệnh, khi Thiên đồng hóa Lộc, hoặc gặp Lộc tồn đồng cung Quan là Thiên cơ hóa Quyền (tại Tỵ hoặc Hợi). Cung Tài mượn “Thái dương Thiên lương” an cung (ở Mão hoặc Dậu). Gặp sao Lộc nặng chưa chắc là hợp với “Thiên đồng Cự môn”, chủ về ưa thích thanh nhàn. Nếu lại gặp đào hoa, hoặc “sao lẻ” phụ tá (nhất là Văn xương hoặc Văn khúc), thì chủ về gặp rắc rối trong tình cảm, thường dễ bị đau khổ vì tình. Nếu cung Mệnh có sao Lộc nhẹ, thì mới chủ về tài lộc dồi dào, nhưng cuộc đời vẫn có một thời kỳ gian khổ. Cung Quan là Thiên cơ “Lộc trùng điệp” thích hợp với công tác kế hoạch tài vụ, tài chính, kinh tế, vạch kế sách, nhưng cũng phải hao phí nhiều tâm lực trong công việc. Khuyết điểm của nhóm tinh hệ này là cung Tử tức (??? kiểm) không tốt, chủ về dễ bị người do mình đề bạt đoạt quyền.

Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” ở hai cung Dần hoặc Thân thủ mệnh, khi Thiên đồng hóa Lộc ắt sẽ bị Kình Đà chiếu xạ. Cung Quan là Thiên cơ hóa Quyền (ở Tí hoặc Ngọ). Cung Tài là Thái âm độc tọa (ở Thìn hoặc Tuất), có Kình Đà củng chiếu, hoặc Đà la đồng độ. Tinh hệ có kết cấu dạng này ưa Kình dương mà ghét Đà la. Gặp Đà la hội chiếu sẽ dễ thành người thích tán gẫu. lười biếng, uể oải, nếu gặp thêm các sao khoa văn và đào hoa, thì chú trọng sự thú vị và tính cách điệu trong sinh hoạt tình cảm. Đối với sự nghiệp và tiền tài sẽ vì vậy mà thờ ơ, tiêu cực. Nếu có Kình dương kích phát, thì sự nghiệp có thể phát triển vững vàng, mà nguồn tiền tài cũng nhờ đó mà thuận lợi toại ý. Có điều nếu cung Tài là Thái âm đồng độ với Đà la thì kiếm được đồng tiền rất hao tổn sức lực, mà nguồn tiền tài có lúc còn bị trở ngại, nhiều tranh chấp, bôn ba vất vả. Nếu không có Đà la đồng độ, thì kiếm tiền chỉ hơi vất vả mà thôi. Bản chất của “Thiên đồng Thiên lương” lợi về phục vụ, cũng chủ về danh tiếng. Nếu có Văn xương hóa Khoa hội hợp, thì phải chú ý bồi dưỡng sự vinh dự của bản thân.

Thiên đồng độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối cung là Thái âm. Cung Tài là Cự môn, có Lộc tồn cùng hội hợp với cung mệnh (ở Hợi hoặc Tỵ). Cung Quan là Thiên cơ hóa Quyền (ở Mùi hoặc Sửu). Kết cấu tinh hệ này có Quyền Lộc hội hợp, cho nên sự nghiệp sáng sủa. Nhưng Thiên đồng thủ Mệnh vẫn không nên gặp Lộc nặng (năm Ất Tân), sẽ chủ về dưỡng thành tâm lý ỷ lại, nữ mệnh thì thích trang điểm, chải chuốt quá đáng, nam mệnh thì thích an nhàn, như vậy dù cơ hội đến nhiều, thường cũng dễ mất. Cung Tài là Cự môn có sao Lộc, đối chiếu với Thái dương, chủ về được người ngoại quốc hay người ở phương xa đề bạt nâng đỡ, thích hợp với nghề kinh doanh bán lẻ, nghề cần đến tài ăn nói, hoặc phải hao tổn tâm lực. Cung Tử tức tuy Liêm trinh hóa Kị, nhưng đồng cung với Thiên tướng, nếu thành cách “Tài Ấm giáp ấn”, còn chủ về được người dưới quyền trợ lực. Nếu không thành Cách, thường thường dễ bị gây phiền phức.

Thiên đồng thủ mệnh hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Đà la đồng độ, hoặc bị Kình Đà hội chiếu. Cung quan là “Thiên cơ Thái âm” mà Thiên cơ hóa Quyền (ở Thân hoặc Dần), ắt sẽ bị Kình dương hoặc Đà la chiếu xạ. Cung Tài là Thiên lương đồng độ với Kình dương (ở Tí hoặc Ngọ), hoặc bị Kình dương Đà la chiếu xạ. Lúc Thiên Đồng ở cung Thìn đồng độ với Đà La, thì dễ lãng phái thời gian một cách vô ích, tiền bạc cũng chật vật mới kiếm được. Khi thiên Đồng ở cung Tuất, Đà La chiếu xạ gây “kích phát”, nhưng cung Tài là Thiên Lương đồng độ với Kình Dương; Thái Dương của đối cung lại lạc hãm, lực hóa giải không đủ, nên khó kiếm được tiền mà còn bị gây trở ngại; chủ về trung niên phát mạnh, lúc đầu rất khó khăn nhưng về sau có thành tựu, nhưng cuộc đời dễ vì tiền bạc mà xảy ra kiện tụng, hoặc bị ngầm tranh chấp, người dưới quyền cũng thiếu trợ lực. Tinh hệ dạng này không nên quá thờ ơ đối với tiên bạc, mà cũng không nên xem trọng thái quá, nếu không ắt sẽ gặp bất lợi.

Thiên Đồng thủ mệnh hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đồng độ với Lộc tồn, hoặc có Lộc tồn vây chiếu hay hội hợp, thành cách “Lộc trùng điệp”, thường chủ về nhờ thừa kế của cha mẹ mà có sản nghiệp. Cung Tài mượn “Thái dương thái âm” nhập cung Sửu, gặp Lộc tồn, lợi hơn là mượn nhập cung Mùi, khá thiếu tính ổn định. Cho nên Thiên đồng hóa Lộc ở cung Tỵ thì tốt hơn ở cung Hợi. Nhưng Thiên đồng ở cung Tỵ thì “Lộc trùng điệp”, tuy có “phụ ấm” nhưng dễ biến thành người lần nữa, cẩu thả. Lúc sự nghiệp có nguy cơ (thường do người dưới quyền xâm phạm). “Thiên cơ Cự môn” của cung Quan mới sinh phấn chấn cải cách, Thiên cơ hóa Quyền cũng mang ý nghĩa tổ nghiệp suy thoái, phải tự lập nghiệp, tất nhiên phải cần hao tốn nhiều tâm lực, thì sự nghiệp mới được thành tựu. Nếu có Văn xương hóa Khoa hội hợp sẽ làm tăng tính ổn định về sự nghiệp. Cung mệnh gặp các sao đào hoa thì chủ về thất chí, nữ mệnh càng dễ cảm thấy trống rỗng. Gặp “sao không” là danh sỹ nhàn đàm, nữ mệnh càng nhiều cảm giác “trống vắng dưới trăng trước hoa”.

Thái Âm Hóa Lộc – Can Đinh

Sao Thái Âm là sao tiền tài, đương nhiên thích hóa thành sao Lộc, chủ về dư giả. Nhưng so với Vũ Khúc hóa Lộc, có thể nói là Thái Âm thiếu hành động kiếm tiền, thiếu “sức” cạnh tranh. Có thể giàu có hay không, vẫn cần phải xem có lợi về sự tiến triển hay không; hoặc đại vận có “tài khí” dồi dào hay không mà định. Nếu không, dù Thái Âm có hóa Lộc cũng bình thường mà thôi.

Hơn nữa, lúc Thái Âm hóa Lộc, thì Cự Môn tất cũng đồng thời hóa Kị ở cung Phúc, mà cung Phúc gây ảnh hưởng đến cung Tài (hai cung này luôn luôn đối nhau). Thái Âm vốn có “khí chất” dễ dãi, bị ảnh hưởng của Cự môn hóa Kị sẽ biến thành thích tranh chấp, tâm tình âu lo thái quá, khiến cho khí chất ban đầu thay đổi rất lớn. Lại còn do không giỏi tranh chấp theo kiểu mạnh bạo, nên đời người đương nhiên sẽ gặp nhiều cảnh ngộ đáng tiếc.

Vì vậy Thái Âm hóa Lộc ở mệnh bàn không bằng hóa Lộc ở đại vận. Do ở đại vận không chủ về bản chất, nên mới chủ về nguồn tiền tài thuận lợi toại ý.

Thái Âm hóa Lộc ở cung hãm, chủ về một loại cảm giác sung sướng về tâm lý, nếu không có các sao khác hội hợp, thì không chủ về tài lộc dồi dào. Có điều, Thái Âm sau khi hóa Lộc, sẽ có tính chất cải thiện về những bất lợi đối với lục thân.

Thái Âm hóa Lộc ở nguyên cục, lại Hóa thành sao Kị ở lưu niên hoặc đại hạn, có thể ví là tiền tài thấy trước mắt thèm rõ rãi, nhưng không nên bị dụ dỗ mà đầu tư, tránh hết sức vì tình cảm dao động mà dẫn đến phá tài.

Thái Âm hóa Kị ở nguyên cục, lại Hóa thành sao Lộc ở lưu niên hoặc đại hạn, chỉ cần không bị dụ dỗ đầu tư, thì trái lại, có thể kiếm tiền một cách thuận lợi trong bối cảnh rối ren thị phi.

Thái Âm hóa Lộc ở cung mệnh của nguyên cục, cung Phúc là Cự môn hóa Kị, bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, đều cần phải chú trọng vấn đề tình cảm. Nếu không thể lấy ý chí khắc phục tình trạng bị dụ dỗ về tình cảm, thì hậu quả là đời người sẽ gặp rắc rối rất khó xử trong thực tế, nhưng lại có một thiên tình sử để nhớ !!!

Tinh hệ “Thiên đồng Thái âm” thủ mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ, khi Thái Âm hóa Lộc, Thiên Đồng hóa Quyền, còn có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, như vậy là “sao Lộc” nặng, thì vấn đề tình cảm càng thêm nghiêm trọng. Nhưng tinh hệ này thường thường lại tượng trưng cho sự thông hôn với người nước ngoài, nữ mệnh càng đúng. Cung Quan có “Thiên cơ Cự môn” mà Cự môn hóa Kị, chủ về giao thiệp với người ngoại quốc (hay người ở phương xa), vì vậy cũng thích hợp làm việc cho Cty nước ngoài, lao tâm lao lực là không tránh được. Do cung Tài và cung Phúc thiên về vất vả, còn cung Mệnh thiên về nhàn hạ, do đó vấn đề tình cảm càng dễ biến thành vỏ bề ngoài của mệnh tạo. Nhóm tinh hệ này không toàn mỹ, ngoài vấn đề tình cảm ra, thì còn có điều tiếng thị phi.

Tinh hệ “Thái dương Thái âm” thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có Thái âm hóa Lộc. Cung Quan là Thiên lương đồng độ với Lộc tồn (ở Tỵ hoặc Hợi). Cung Tài mượn “Thiên cơ Cự môn” nhập cung (ở Dậu hoặc Mão) có Thiên cơ hóa Khoa còn Cự môn hóa Kị. Nhóm tinh hệ này tài lộc không vượng, khó tích lũy, vì cung Mệnh cung Tài và cung Phúc đều không ổn định; hơn nữa trước khi kiếm được tiền ắt lại có nhiều phiền phức, tài khí càng nhiều thì phiền phức càng lớn, nên sau khi kiếm được tiền cũng nhiều thị phi. Cho nên gặp chúng ở lưu niên hay đại hạn thì tốt hơn ở mệnh bàn nguyên cục. Ở niên vận bất quá chỉ rắc rối khó xử về tình cảm mà thôi.

Tinh hệ “Thiên cơ Thái âm” thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thái âm hóa Lộc còn Thiên cơ hóa Khoa, ở cung Dần (hoặc Thân) gặp Lộc tồn trùng điệp. Cung quan là Thiên lương (ở Ngọ hoặc Tí). Cung Tài là Thiên đồng hóa Quyền (ở Tuất hoặc Thìn). [Chú: phần này sách dịch nhầm, nên saobienden có chỉnh sửa để phù hợp theo tinh bàn – kiểm???]. Nhóm tinh hệ này, Thái âm hóa Lộc thì tốt hơn Thiên cơ hóa Lộc, kết cấu khá đường đường chính chính, cung Tài có Thiên đồng hóa Quyền càng chủ về nguồn tiền tài ổn định, tay trắng làm nên, vãn niên ắt dễ giầu có. Cung Quan là Thiên Lương gặp hóa Lộc, hoặc cách “Lộc trùng điệp” rất thích hợp với giới công chức ngành bảo hiểm, công chứng, .v.v… nếu làm việc trong chính giới thường hay bị hối lộ, vì vậy nên làm chức vụ nhỏ về giám sát tài vụ, kế hoạch. Có điều cung Phúc có Cự môn hãm ở “thiên la địa võng” nên nội tâm thường không được yên ổn.

Thái Âm độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Mão hoặc Dậu, hội Kình Dương hay Đà La. Cung Quan là Thiên lương độc tọa (ở Sửu hoặc Mùi), đồng độ với Đà la, hoặc bị Kình Đà hội chiếu. Cung Tài là Thái dương độc tọa (ở Hợi hoặc Tỵ), đối cung là Cự môn hóa Kị đồng độ với Đà La, hoặc bị Kình Đà hội chiếu. Tinh hệ này, do Thái âm hóa Lộc và Thiên đồng hóa Quyền đối nhau, gọi là “Độc tọa tương hội”, là kết cấu khá tốt, tuy bôn ba vất vả, không cách nào có thời gian hưởng thụ trong đời người, nhưng mệnh tạo lại cảm thấy vinh dự và thỏa mãn, lúc vãn niên thường cho rằng mình đã sống không uổng phí kiếp người. Nhóm tinh hệ này, nam mệnh và nữ mệnh đều có dáng vẻ mỹ quan, dễ được người khác giới để ý, nên cũng thích hợp làm những nghề mà đối tượng khách hàng là khác giới. Cung Phúc ở cung Hợi thì nội tâm bình lặng hơn ở cung Tỵ.

Thái Âm thủ mệnh hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, ở cung Tuất lại trùng điệp hội Lộc tồn, mà còn là vượng địa, nên tốt hơn nhiều so với cung Thìn. Cung Quan là “Thiên đồng Thiên lương” mà Thiên đồng hóa Quyền (ở Thân hoặc Dần). Cung Tài là Thiên cơ hóa Khoa (ở Tí hoặc Ngọ), hoặc có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, nhưng cũng sẽ đồng thời vây chiếu Cự môn hóa Kị. Ở “tam phương tứ chính” có Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Lộc tồn phối trí cân xứng, do đó đây là kết cấu đẹp, chủ về kiếm được tiền lâu dài, dù có bị tranh chấp thì cũng dễ ứng phó (nhất là Thái Âm ở cung Tuất, cung Quan mạnh hơn cung Tài, thường có thể kế thừa sự nghiệp của cha mà kinh doanh làm ăn, còn có thể phát dương quang đại), vẫn nên làm nghề bán lẻ, nghề quảng bá hay phục vụ; cũng có thể làm công chức hay những nghề có sắc thái quảng bá. Cung Phúc là Cự môn hóa Kị ở cung Ngọ ắt sẽ có Kình Đà giáp cung, không những không được yên ổn, dễ chuốc điều tiếng thị phi chèn ép, mà còn có áp lực “quan phi”, hôn nhân cũng thường bất lợi. Cung Phúc ở Tí có đỡ hơn nhưng mức độ chỉ giảm nhẹ mà thôi.

Thái Âm thủ mệnh hóa Lộc ở hai Tỵ hoặc Hợi, đối nhau với Thiên cơ hóa Khoa, mệnh ở cung Hợi tốt hơn, ở cung Tỵ thì Thái âm lạc hãm, chủ về bôn ba vất vả, không ổn định để theo giữ một nghề. Cung Quan là “Thái dương Thiên lương” được Quyền Lộc chiếu (ở Dậu hoặc Mão), có Văn xương đồng độ thích hợp với lĩnh vực nghiên cứu học thuật, nếu không có thể làm viên chức NN hay Cty lớn cũng phù hợp, cũng có thể theo ngành y dược, công tác xã hội,, gặp Văn khúc thì thích hợp làm môi giới bảo hiểm. Cung Tài là “Thiên đồng Cự môn” một hóa Quyền một hóa Kị, kiếm tiền ắt phải hao tổn tâm lực, rất vất vả về nói năng thuyết phục. Vấn đề tình cảm cũng là khuyết điểm của tinh hệ này.

Tham Lang Hóa Lộc – Can Mậu

Bản chất của Tham Lanh vốn đã chủ về ham muốn vật chất, nên lúc Hóa Lộc ý nghĩa của ham muốn vật chất càng tăng. Bản chất của Tham Lang cũng giỏi giao tế thù tạc, lúc hóa Lộc có thể nhờ thù tạc mà phát triển sự nghiệp, từ đó mà có cơ hội kiếm tiền thông qua giao tế thù tạc.

Tham lang hóa Lộc còn có bản chất đầu cơ. Có Hỏa linh, Linh tinh đồng độ, thì đầu cơ có thể thu lợi, nhưng cũng cần chú ý xem vận hạn có thích hợp không. Nếu có Kình dương, Đà la đồng độ hoặc hội chiếu, thì không nên đầu cơ.

Tham lang hóa Lộc mà có các sao đào hoa hội hợp, thì ham muôn vật chất và sắc dục đều nặng. Cần lưu ý vận hạn, đề phòng vì sắc mà phá tài.

Nếu tham lang hóa Lộc mà có Kình Đà Không Kiếm đồng độ, sẽ chủ về vì giao tế thù tạc mà phá tài, hao tốn tiền bạc không chỉ vì thù tạc trong công việc, mà còn vì giao du với bạn xấu.

Tham lang hóa Lộc thành cách “Hỏa Tham”, “Linh Tham”,  ắt sẽ có khoảng tiền lớn bất ngờ, nhưng sau khi phát tài cũng chủ về dễ thất bại. Vì vậy không nên cứ mãi chuyên chú ở nguồn tiền bất ngờ.

Tham lang độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối nhau với Tử vi. Cung Tài là Phá quân. Cung Quan là Thất sát. Trong hai cung Tí Ngọ, ở cung Tí thì có ý vị “phiếm thủy đào hoa”. Vì vậy ở cung Ngọ tốt hơn và là cách “Mộc Hỏa thông minh”. Cho nên tuy cùng là Hóa Lộc, mà ở cung Ngọ thì kiếm tiền khá nhiều, cũng dễ tích lũy, còn ở cung Tí thì thường dễ tiêu xài, hao tổn vì người khác giới. Phá quân thủ cung Tài, ưa đầu cơ mạo hiểm, giầu năng lực sáng lập sự nghiệp, hoặc ưa làm những công việc có tính khai sáng hay có tính độc lập. Nhưng khả năng giữ tiền không được tốt, đây là khuyết điểm của nó. Tinh hệ này, Thiên cơ hóa Kị ở cung Nô, hội chiếu cung Huynh, vì vậy không nên hợp tác với người khác để gây dựng sự nghiệp, người dưới quyền cũng thiếu trợ lực.

Tinh hệ “Vũ khúc Tham lang” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Tham lang thủ mệnh hóa Lộc, ở cung Sửu còn hội Lộc tồn tốt hơn cung Mùi. Cung Quan là “Tử vi Thất sát” hội hợp với Lộc tồn, khí thế bàng bạc. Cung Tài là “Liêm trinh Phá quân” ở cung Dậu, thì “Lộc trùng điệp”, nên an Mệnh ở cung Sửu thì “tài khí” ắt sẽ lớn hơn ở cung Mùi. Nhóm tinh hệ này chủ về đời người biến đổi đa đoan, tài vận cũng biến đổi vô thường, nhưng đủ sức kiếm tiền, còn nhờ giao tế thù tạc mà có cơ hội tốt, nên ắt sẽ dư giả. Mệnh ở cung Sửu không những cục diện sự nghiệp lớn mà tài lộc cũng dồi dào. Tinh hệ này có khuyết điểm là thường dễ bất cẩn, sơ sót trong việc giáo dục con cái. Đồng thời trong nội bộ môi trường làm việc (Cty, công sở, mối quan hệ nhóm làm ăn) cũng thiếu mạch lạc, lớp lang, thường xảy ra tình trạnh “có người thì làm việc đoàng hoàng, không có người thì nghỉ”. Điều này cho thấy khả năng lãnh đạo và uy tín của người Vũ Tham thủ mệnh.

Tham lang thủ mệnh hóa Lộc ở hai cung Dần hoặc Thân, ở hai cung độ này Tham lang hóa Lộc đều có khuyết điểm, dễ “bạo phát bạo tàn”. Cho nên ở đại vận mà gặp nó thì có lợi hơn là gặp ở cung Mệnh nguyên cục. Ở cung Dần thì khá tốt, biên độ lên xuống nhỏ. Ở cung Thân thì tay trắng sáng lập sự nghiệp, nhưng lại bị cách “Mộc bị Kim khắc chế”, thường phải trải qua gian khổ mới có được tiền của, rồi lại phá tán, thất bại tiếp. Tham làn hóa Lộc chỉ chủ về sau khi phá tán, thất bại, thì vẫn còn cục diện để đứng lên mà thôi. Cung Tài là Phá quân cũng chủ về lên xuống bất thường, đồng độ với Đà La sẽ chủ về tài vận đến chậm. Cung Quan là Thất sát, vì vậy không nên đầu cơ, thích hợp với những ngành nghề giải trí, vui chơi, hưởng thụ, trang điểm, nghệ thuật, tiêu dùng.

Tinh hệ “Tử vi Tham lang” thủ mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu mà Tham lang hóa Lộc. Cung Tài là “Vũ khúc Phá quân ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu. Ở hai cung độ này đã đủ tượng trưng cho lực “xung kích”, sức cạnh tranh rất mạnh. Do đó dễ có cơ hội kiếm tiền gây dựng sự nghiệp, người này đều không chịu bỏ qua. Cung Quan là “Liêm trinh Thất sát”, cũng mang ý vị quyền lực và thủ đoạn phối hợp hỗ tương với đặc tính của “Tử vi Tham lang”. “Vũ khúc Phá quân” thủ cung Tài, chỉ chủ về đặc trưng dùng đồng tiền có mục đích, có chủ đích xác đáng. Nhưng đối với người khác giới thì họ cực kỳ hào sảng. Nếu là nữ mệnh thì không có khuyết điểm này, nên nữ mệnh ưu hơn nam mệnh. Tinh hệ này nên đề phòng người hợp tác hay người dưới quyền xâm phạm.

Tham lang thủ mệnh hóa Lộc độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, ở cung Thìn ắt sẽ đồng độ với Đà la, ở cung Tuất thì bị Kình Đà hội chiếu. So sánh hai trường hợp, ở cung Thìn thì lúc trẻ gặp nhiều hiểm trở, đường đời gập ghềnh, ở cung Tuất thì có tinh thần tiến thủ mạnh. Cung Tài là Phá quân, cung Quan là Thất sát, chủ về không chuyên giữ một nghề, phần nhiều đều làm nhiều công việc hay kiêm nhiều chức vụ, hoặc thường đảm nhận thêm nhiệm vụ quan trọng. Ngoài những điều vừa thuật ở trên, thì tinh hệ này là kết cấu Tham lang tọa mệnh khá ổn định. Nhưng đối với nữ mệnh, dễ có bất mãn trong hôn nhân, có thể chỉ vì dựa vào kinh tế của chồng mà phải duy trì cuộc hôn nhân.

Tinh hệ “Liêm trinh Tham lang” thủ mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Tham lang hóa Lộc, còn có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu. Cung Tài là “Tử vi Phá quân” không chủ về tích lũy tiền bạc, cho nên khi hội hợp hai cung độ này, sẽ có bản chất cực kỳ chú trọng vẻ bề ngoài. Cung Quan là “Vũ khúc Thất sát”, tam phương tứ chính có đào hoa trùng trùng, rất thích hợp với ngành có tính giải trí, vui chơi, hưởng thụ. “Vũ khúc Thất sát” ở cung Dậu có thể theo nghề ẩm thực. Có điều nếu gặp các sao khoa văn hội hợp, lại thường là nhân tài chuyên nghiệp, như bác sỹ khoa phụ sản, .v.v…

Vũ Khúc Hóa Lộc – Can Kỷ

Vũ khúc là sao tiền tài, còn chủ về hành động, nên ưa hóa Lộc. Vì chủ về hành động, tất nhiên dễ tạo dựng sự nghiệp, hơn nữa sự nghiệp càng lớn thì tài lộc càng dồi dào. Nếu muốn tính toán tài phú của người này, không thể chỉ nhìn xem anh ta có tích lũy hay không, mà tài sản của anh ta thường thường cũng là vốn liếng của cty.

Vũ khúc hóa Lộc mà có tứ Sát đồng độ, chủ về lấy tay nghề, công nghệ để kiếm tiền. Làm ăn tốt, nên nguồn tiền tài không thiếu, có điều nếu nghỉ hưu thì không có thu nhập, do đó cần phải chú ý tích lũy. May mà Vũ Khúc có bản chất giỏi quản lý tài chính, trừ khi cung Tài quá thậm tệ, nếu không phần nhiều đều có tích lũy.

Vũ Khúc hóa Lộc rất kị có Văn Khúc hóa Kị hội hợp (can Kỷ), sẽ chủ về nghề nghiệp chính thức thì có thể kiếm tiền, nhưng đầu tư ắt sẽ bị tổn thất, do đó việc tích lũy sẽ giảm đi nhiều.

Nữ mệnh không ưa Vũ Khúc hóa thành sao Lộc, chủ về làm tăng mạnh thêm cơ hội độc thân.

Tinh hệ “Vũ khúc Thiên phủ” thủ mệnh ở hai cung Tí hoặc Ngọ mà Vũ khúc hóa Lộc, là kết cấu tốt lành. Hơn nữa còn có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, “Lộc trùng điệp” nên nguồn tiền tài càng vượng. Cung Tài là Liêm trinh độc tọa hội hóa Lộc, thì giỏi quản lý tài chính, cũng là sở trường lợi dụng của cải để kiếm tiền (lấy tiền để kiếp tiền, rất an nhàn, thường thường còn được nhiều). Ở cung Dần gặp “Lộc trùng điệp” là khá tốt. Cung Quan là “Tử vi Thiên tướng”, chủ về ưa hợp tác với người khác, mà bản thân mệnh tạo ở địa vị lãnh đạo, địa vị chủ đạo. Ở cung Tuất gặp “Lộc trùng điệp” cũng khá tốt (Tóm lại “Vũ khúc Thiên phủ” ở cung Ngọ là khá tốt, nhưng ở đây chỉ nói về tiền bạc của cải). Nhóm tinh hệ này cần phải quan sát kỹ xem Văn Khúc hóa Kị ở cung độ nào, thường thì khuyết điểm cơ bản của mệnh cục là ở đó.

Tinh hệ “Vũ khúc Tham lang” thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Vũ khúc hóa Lộc còn Tham lang hóa Quyền, nhưng ắt sẽ có Kình dương đồng độ, hoặc bị Kình Đà chiếu xạ. Cung Quan là “Tử vi Thất sát” đồng độ với Đà la, hoặc có Kình Đà giao hội. Cung Tài là “Liêm trinh Phá quân” bị Đà La hội chiếu, hoặc Kình Dương hội chiếu. Gặp Đà La thì khá bất lợi, chủ về tuổi trẻ hưởng thụ sa đà, nếu không sẽ chủ về vất vả mà không thu hoạch được gì. Nhóm tinh hệ này, ham muốn tiền bạc và sự nghiệp đều nặng, chính vì duyên cớ này mà thường có hiện tượng lộng quyền, lạm quyền, thích sống sa hoa, ưa lôi kéo trong quan hệ giao tế, nhưng trong tình bạn lại không được lâu dài và tình bạn không bền vững. Cho nên rất ngại Văn Khúc hóa Kị ở cung Nô (cung Giao hữu) hay cung Huynh, sẽ chủ về bị bạn bè hoặc người dưới quyền ngầm gây tổn hại. Đánh giá về “nhân tình” là then chốt để luận đoán nhóm tinh hệ này.

Tinh hệ “Thiên tướng Vũ khúc” thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Vũ khúc hóa Lộc, hơn nữa ở cung Dần còn hội Lộc tồn, tài khí không phải yếu. Cung Quan là Tử vi ở cung Tí hoặc Ngọ, có khí thế độc lập, được Lộc tồn đồng độ hoặc hội chiếu, sự nghiệp có thực chất chứ không khoa trương phù phiếm. Cung Tài là “Liêm trinh Thiên phủ, chủ về giỏi quản lý tài chính, lại sở trường vận dụng tiền bạc để có tiếng tăm. Xem toàn bộ tinh hệ là một kết cấu tốt, chủ về lúc đầu thì giúp người khác gây dựng sự nghiệp, nhưng không lâu liền tự lập mà trở nên giầu có, danh lợi có đủ. Nhưng nếu Văn Khúc hóa Kị ở cung Mệnh hoặc cung Phúc, phần nhiều sai lầm là do gánh lụy cho người khác, tuyệt đối không nên đầu cơ, cũng không nên làm người bảo lãnh tiền bạc cho ai. Văn Khúc hóa Kị ở cung Huynh chủ về bị bạn bè uy hiếp.

Tinh hệ “Vũ khúc Thất sát” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Vũ khúc hóa Lộc. Cung Quan là “Tử vi Phá quân” đồng độ với Kình dương, hoặc có Kình Đà hội chiếu. Cung Tài là “Liêm trinh Tham lang” mà Tham lang hóa Quyền, có Đà La đồng độ, hoặc Kình Đà hội chiếu. Toàn bộ tinh hệ có kết cấu mạnh mẽ, vì Vũ Sát đã có sắc thái quyền lực, lại thêm Tham lang hóa Quyền. Nếu cung Mệnh không có Hỏa Linh, thì rất thích hợp theo võ nghiệp. Gặp Xương Khúc thì có thể là Bác sỹ ngoại khoa hoặc nha khoa, cũng thích hợp với nghề ẩm thực. Nhóm này, tinh hệ cũng chủ về khéo vận dụng cơ hội, có năng lực quản lý tốt, cũng khéo vận dụng tiền bạc để lôi kéo sự ủng hộ, nên được nhiều trợ lực.

Vũ khúc độc tọa thủ Mệnh hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có Tham lang hóa Quyền ở đối cung. Cung Tài là “Liêm trinh Thiên tướng” có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu. Cung Quan là “Tử vi Thiên Phủ”. Nhóm này, tinh hệ về tài lộc đều vượng, nhưng Vũ khúc hãm ở “thiên la địa võng” e rằng sức khai sáng không đủ, dễ ham thích an nhàn. Cho nên rất ngại Văn Khúc hóa Kị ở cung Phúc đức. Cung Tài là Liêm Tướng, nếu đồng độ với Lộc tồn thì keo kiệt ích kỷ. Nếu Lộc tồn vây chiếu thì chủ về rộng rãi hào sảng. Nếu gặp tinh hệ này ở lưu niên hoặc đại hạn, mà ở nguyên cục Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, thì lại không cát tường, chủ về vì tiền bạc mà thất bại lớn.

Tinh hệ “Vũ khúc Phá quân” thủ mệnh ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Vũ khúc hóa Lộc, hội với “Tử vi Tham lang” ở cung Quan mà Tham lang hóa Quyền và hội với “Liêm trinh Thất sát” ở cung Tài. Khi luận đoán cần lưu ý tình hình 3 tinh hệ này hội hợp với Kình dương, Đà la. Tinh hệ này có sức khai sáng rất mạnh, chỉ khi đồng độ với Đà la ở cung Tỵ mới chủ về sức khỏe không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khai sáng của nó. Tử Tham ở cung Quan có Tham lang hóa Quyền, chủ về cực kỳ tích cực, có thể phối hợp tốt với cung Mệnh. Nhưng cung Tài lại khá yếu, thích tích lũy tiền bạc mà lại thiếu lực, dẫn đến không thể phối hợp với cung Mệnh và cung Quan. Đây là khuyết điểm lớn nhất của tinh hệ này. Nguyên nhân không thể tích lũy tiền của, là vì thường có nguyên nhân liên quan đến sức khỏe, cũng có liên quan đến hôn nhân.

Thái Dương Hóa Lộc – Can Canh

Sao Thái Dương chủ về phát tài, khi hóa Lộc cũng chẳng làm tăng danh vọng, mà ngược lại, nhờ vào danh vọng thì mới có được tiền bạc, ví dụ như nhờ nghe danh tiếng mà được mời làm việc.

Có lúc cũng chủ về được tài lộc không nhiều, chủ yếu thuộc về vinh dự. Ví dụ như được bằng khen, .v.v…

Do bản thân Thái Dương có tính chất”quý”mà không”phú”, nên được tiếng tăm nhiều hơn tiền tài. Lúc Thái dương lạc hãm mà hóa Lộc, có lúc còn chủ về tán tài, ví dụ như được vinh dự nhận bằng khen, vì vậy mà tổ chức tiệc mừng, mời bạn bè thân hữu đến chung vui, nên phải chi tiêu tốn kém tương đối lớn. Xét ở góc độ tính toán tiền bạc, có thể nói”thu không bằng chi”.

Khi Thái dương miếu vượng mà hóa Lộc, cũng có thể quản lý được chút tài sản, nhờ vậy mà làm tăng địa vị của mệnh tạo.

Các nguyên tắc thuật ở trên, tóm lại là”Thái dương chủ về Quý mà không chủ về Phú”.

Thái dương độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ. Cung Quan là Cự môn. Cung Tài mượn”Thiên cơ Thái âm”để hội hợp với cung Mệnh, có Lộc tồn đồng độ. Đây là”phú cục”, nhưng”phú”của nó là do sao Lộc trùng điệp ở cung Tài, chứ không phải do Thái dương hóa thành sao Lộc ở cung Mệnh, nhưng vẫn nhờ vào danh dự và địa vị của bản thân mệnh tạo mà có.”Thiên cơ Thái âm”không đủ sức giữ tiền bạc, hội sao Lộc lại chủ về có kiếm được tiền một cách thuận lợi, vì vậy dễ có cảm giác thỏa mãn, nhưng cảm giác thỏa mãn của mệnh tạo cũng là vì”quý”(có danh tiếng) chứ không phải vì”phú”(giầu có). Thái dương ở cung Ngọ tốt hơn ở cung Tí, vì ở cung Ngọ thì Thái dương và Thái âm đều miếu vượng (??? kiểm), còn ở cung Tí thì Thái dương và Thái âm đều lạc hãm (??? kiểm). Cho nên Thái dương ở cung Tí đắc tài lộc hơi ít mà quá trình kiếm tiền cũng khá hao tổn tinh thần. Nhưng Thái dương hóa Lộc ở cung Ngọ, ánh sáng chói lọi quá thịnh, dễ bị người khác giới để ý làm tăng thêm rắc rối khó xử về tình cảm, hơn nữa còn vì chi tiêu, gánh vác quá đáng mà dễ biến thành trống rỗng.

Tinh hệ”Thái dương Thái âm”thủ Mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Thái dương hóa Lộc. Cung Quan là Thiên lương độc tọa. Cung Tài mượn”Thiên cơ Cự môn”nhập cung, ắt sẽ có Kình dương đồng độ. Thái dương hóa Lộc không bằng Thái âm hóa Lộc, chỉ chủ về”danh”lớn hơn”lợi”. Cung Tài là Cự Cơ có thêm Kình dương, kiếm tiền ắt sẽ hao tổn tâm lực, hoặc chủ về phải nói năng vất vả. Thái dương hóa Lộc ở cung Mùi tốt hơn ở cung Sửu. Thái dương hóa Lộc ở cung Mùi có thể giải được tính”cô độc và hình khắc”của Thiên lương, khiến cho tình hình cạnh tranh trong sự nghiệp khá thuận lợi, làm tăng thu nhập.

Tinh hệ”Thái dương Cự môn”thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thái dương hóa Lộc, có Lộc tồn đồng độ hoặc đối nhau. Cung Quan là”Thiên đồng Thái âm”mà Thiên đồng hóa Kị. Cung Tài mượn”Thiên cơ Thiên lương”nhập cung. Do Thái dương hóa Lộc còn hội Lộc tồn, cho nên chủ về”danh”trước rồi mới có”lợi”sau, danh khí càng lớn thì thu nhập cành nhiều. Nhưng, toàn bộ các tinh hệ đều là kết cấu lao tâm, phải vất vả và phải nói năng rất nhiều, mà kinh doanh làm ăn vẫn gặp nhiều tranh chấp. Cung Quan là Đồng Âm mà Thiên đồng hóa Kị, chủ về vui vẻ mà lại không vui vẻ, có phúc mà không hưởng được, điều này cũng tương ứng với các sao ở cung Mệnh. Thái dương hóa Lộc ở cung Dần ưu hơn ở cung Thân, vì Thái dương ở nơi vượng.

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thái dương hóa Lộc ắt sẽ gặp Kình dương, hoặc Kình dương Đà la hội chiếu. Cung Tài là Thái âm độc tọa. Cung Quan mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung. Thái âm so với “Thái dương Thiên lương” cùng là hóa Lộc mà khác nhau rất xa, chủ yếu là do Thái âm ở cung Tài, Thái âm lạc hãm thì tài khó mà tụ, cho nên “Thái dương Thiên lương”ở cung Dậu không bằng ở cung Mão. Nhưng toàn bộ các tinh hệ đều có sắc thái phục vụ, mà còn có danh lớn, vì vậy rất nên dựa vào”phúc ấm”để nâng cao tên tuổi. Bao gồm danh hiệu học vị, được nhiều người biết tiếng ở nơi làm việc, cho đến việc được nhiều người có tiếng tăm nâng đỡ, nếu không sẽ dễ chuốc đố kị. Nếu thành cách”Dương Lương Xương Khúc”thì rất thích hợp nghiên cứu học thuật, cuộc đời sẽ có nguồn tiền tài vào không ngừng, như nước nhỏ mà chảy dài.

Thái dương độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Cung Tài là Cự môn, có thể hội Lộc tồn thành cách”Lộc trùng điệp”. Cung Quan mượn “Thiên đồng Thiên lương”nhập cung mà Thiên đồng hóa Kị, có Lộc tồn đồng độ. Toàn bộ các tinh hệ của kết cấu này rất vượng tài lộc, nhưng Thái Dương ở “thiên la địa võng”, tuy đời người tiến triển ổn định, nhưng vẫn khó tránh lao tâm, lao lực. Cự môn ở cung Tài có “sao Lộc trùng điệp”, tuy chủ về”phú”và được người ngoại quốc (hay người ở phương xa) giúp đỡ hay ủng hộ, nhưng vẫn khó tránh phải lao tâm và rất vất vả về nói năng. Điều này còn hợp với tính chất của Thiên đồng hóa Kị ở cung Quan. So sánh hai cung vị, ở cung Thìn ưu hơn ở cung Tuất, cung Thìn thì Thái dương nhập miếu, danh lợi đều ưu.

Thái dương độc tọa thủ Mệnh hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi. Cung Tài là Thiên lương. Cung Quan là Thái âm. Thái dương hóa Lộc ở cung Tỵ chủ về hưởng thụ, Hóa Lộc ở cung Hợi thì lạc hãm, cuộc sống đơn sơ. Nói về danh khí, ở cung Tỵ cũng hơn ở cung Hợi. Có điều Thái dương hóa Lộc thì bất kể thế nào, cũng phải nhờ vào danh tiếng mà kiếm tiền. Thiên lương ở cung Tài thì rất nên dựa vào phát minh sáng tạo mà thu lợi, hoặc nhờ thương hiệu, tiếng tăm cũng có thể trở nên giầu có. Nếu không, nên làm những công việc như kiểm toán, giám sát, bảo hiểm.

Cự Môn Hóa Lộc – Can Tân

Sao Cự Môn chủ về điều tiếng thị phi, khi hóa thành sao Lộc, thì nhuyễn hóa thành nói năng để phục vụ. Cho nên ý nghĩa cơ bản là lợi về dạy học, luật sư, làm môi giới hoặc làm quảng bá. Ở xã hội hiện đại cũng có lợi về nghệ thuật biểu diễn, có thể khiến tài năng biểu diễn (nhất là ca xướng) được hoan nghênh.

Nhưng Cự Môn là”ám tinh”, không hóa Lộc, cũng đã ưa thích che hào quang của người khác. Sau khi hóa Lộc còn có khuynh hướng biểu hiện bản thân, do đó sinh ra thị phi, có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp. Người xưa cho rằng”Cự môn hóa Lộc”phú quý không được lâu”, là vì luận định tính lý này.

Cự môn hóa Lộc, không ưa có Sát tinh đồng độ, có Sát tinh thì thành phá cách, ghét nhất là Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bình địa nổi cơn sóng gió, thường thường là do bản thân gây ra.

Cự môn sau khi hóa Lộc sẽ có sắc thái đào hoa, nếu lại hội các sao đào hoa thì tình cảm càng dễ nổi sóng gió. Cự môn hóa Lộc ở bản cung cũng chủ về thích ăn uống, còn chủ về phần nhiều đau khổ vì tình.

Cự môn độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ. Cung Quan là Thái dương hóa Quyền. Cung Tài mượn “Thiên đồng Thiên lương “nhập cung, ắt sẽ kèm Đà la. Nếu có Văn khúc hóa Khoa đồng độ hay hội hợp, là cách “Thạch trung ẩn ngọc”, tài lộc sẽ theo tiếng tăm địa vị mà đến, nhưng lúc trẻ ắt phải chịu qua gian khổ trước. Lúc này người Cự môn hóa Lộc thủ mệnh nên giấu bớt tài năng, không quá lộ sự sắc xảo, thì mới hợp với tính chất của “Thạch trung ẩn ngọc cách”. Nếu không, địa vị càng cao thì thế sẽ càng nguy, càng dễ bị người ta bài xích, chèn ép. Cung Tài là Đồng Lương mượn để nhập cung, cũng chủ về tiền của theo danh dự và địa vị mà đến. Nếu cố ý kiếm tiền thì lại khó mà được.

Tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà Cự môn hóa Lộc ở cung Sửu lại có Lộc tồn trùng điệp. Cung Quan là Thiên cơ. Cung Tài mượn “Thái dương Thiên lương” nhập cung, mà Thái dương hóa Quyền, ắt sẽ kèm Lộc tồn. Nếu Văn Xương hóa Khoa hội hợp với cung Mệnh hoặc cung Tài, thì cung Tài sẽ hình thành Cách : “Dương Lương Xương Lộc” cát tường. Cách này ở bản tinh hệ, có lợi về làm việc trong chính giới. Nếu không thành Cách, do Thái dương và Cự môn được cát hóa, nên cũng có thể được người ngoại quốc (hay người ở phương xa) xem trọng. Vì vậy rất thích hợp làm đại lý thương phẩm nước ngoài, hoặc làm việc cho công ty nước ngoài. Nếu không chỉ nên làm những nghề mang tính phục vụ, hoặc chuyên nghiệp. Người”thiên đồng Cự môn”thủ Mệnh ở cung Mùi thì khó tránh hiếu động, trôi nổi, thường thay đổi hoàn cảnh công tác.

Tinh hệ “Thái dương Cự môn” thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, có Thái dương hóa Quyền, còn Cự môn hóa Lộc ắt sẽ đồng độ với Đà La, hoặc hội hợp với Kình Đà. Cung Tài mượn “Thiên cơ Thiên lương” . Cung Quan mượn “Thiên đồng Thái âm”. Trong các cung chỉ có cung Mệnh là mạnh, các cung khác đều yếu, tuy không giảm trợ lực, nhưng cũng bất lợi về hôn nhân, ở cung Thân càng nặng. Tiền bạc do danh dự và địa vị mà đến, vì vậy muốn tích lũy cũng không dễ. Bạn đọc có thể tham khảo thêm đoạn “Cự môn hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ” đã thuật ở trước. Riêng về nữ mệnh, gặp “Thái dương Cự môn” hóa Quyền và hóa Lộc ở cung Mệnh, thường chủ về kết hôn với người ngoại quốc (hay người ở phương xa), và đối với nữ mệnh đều được người ngoại quốc, hay người ở phương xa xem trọng.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Cự môn hóa Lộc ắt sẽ hội hợp với Lộc tồn thành cách “Lộc trùng điệp”. Có điều cung Tài là Thiên đồng lại quá thích an nhàn hưởng lạc. Cung Quan mượn”Thái dương Thái âm”lại quá hiếu động, trôi nổi, nên cũng ảnh hưởng đến tài lộc của “Thiên cơ Cự môn”, khó tránh phải lao lực, hoặc vất vả và nói năng, cũng thích hợp với những nghề cần miệng lưỡi, tài ăn nói. Nếu cung Tài ở cung Tỵ thì được “Lộc trùng điệp cách” tài khí khá vượng, chủ về tay trắng làm nên trở thành giầu có. Cách “Lộc trùng điệp” ở cung Tài ưu hơn “Lộc trùng điệp” ở cung Mệnh. Đây là đặc điểm của cách cục này.

Cự môn độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, hội Kình Đà, hoặc có Kình dương cùng bay đến, Thiên đồng ở đối cung. Cung Tài là Thái dương hóa Quyền. Cung Quan mượn “Thiên cơ Thái âm”. Cự môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất là hãm địa, vì vậy tuy hóa Lộc cũng không chủ về tài lộc dồi dào. Nếu có ý kiếm tiền thì sẽ gặp nhiều gian khổ. Nếu có thể nâng cao học lực, nhờ địa vị xã hội hoặc tiếng tăm mà kiếm tiền thì lại thích hợp. Cung Tài là Thái dương hóa Quyền, cũng chủ về”danh”lớn hơn”lợi”, hoặc lợi lộc theo tiếng tăm, danh dự mà đến, thích hợp làm những nghề chuyên môn như giáo chức, luật sư, .v.v… cũng thích hợp với công việc bán hàng, chào hàng, hoặc phục vụ.

Cự môn độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, Thái dương ở đối cung hóa Quyền. Cung Tài là Thiên cơ gặp Sát tinh. Cung Quan là Thiên đồng được Lộc tồn. Cự môn khó tương hội với Lộc và Quyền, ở cung Hợi ưu hơn ở cung Tỵ, vì mệnh Cự môn ở cung Hợi thì Thái dương ở đối cung miếu vượng hóa Quyền ở cung Thiên Di, cổ nhân cho rằng đây là: “danh chấn tha bang” (nổi tiếng ở nước ngoài) rất có lợi về đi du học. Thông thường tinh hệ này chủ về biến động thay đổi, hoặc liên tiếp thay đổi công việc, phải bôn ba ở đất khách, hoặc bản thân công việc đã có sắc thái lưu động, sau mới đắc lợi, nhưng về nghề thì vẫn nên có tính chuyên nghiệp, tính hưởng thụ (như quản lý nhà hàng khách sạn, hàng không) là tốt nhất.

Thiên Lương Hóa Lộc – Can Nhâm

Sao Thiên Lương là sao”giám sát”, chủ về sang quý thanh cao, nên không ưa hóa thành sao Lộc. Trong mười can Hóa Lộc, đây là trường hợp rất kị. Khi Thiên lương hóa Lộc sẽ tăng phiền phức quấy rối, còn bất lợi về kinh doanh làm ăn. Lúc này, nên chú ý tính chất của cung Giao hữu (cung Nô), đó là then chốt để luận đoán toàn Cục.

Hễ Thiên lương hóa Lộc, ắt sẽ bị người ta bài xích, chèn ép, chỉ trích, nhất là trường hợp Thiên Lương ở hai cung Tỵ hoặc Ngọ. Chỉ nên làn những nghề mang tính phục vụ, công khai tiền lương, như chuyên viên kế toán, cố vấn tài chính, phục vụ công cộng, không nên theo đuổi danh tiếng.

Thiên Lương chủ về hóa giải tai nạn, sau khi hóa Lộc, thời gian hóa giải thường bị kéo dài hơn, khiến cho mệnh tạo cảm thấy rắc rối đa đoan. May mà kết quả hóa giải rắc rối được hoàn mỹ, còn không để lại di chứng. Đây là thông bệnh của Thiên lương hóa Lộc.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là Thái dương có Kình dương đồng độ, hoặc hội hợp với Kình Đà, nhóm tinh hệ này đã có sắc thái rắc rối thị phi. Ở cung Tí tốt hơn ở cung Ngọ, đây là do tình trạng miếu hãm của Thái dương. Cung Sự nghiệp (cung Quan) là Thiên đồng. Cung Tài là “Thiên cơ Thái âm”, đều chẳng phải là các sao có sắc thái tích cực. Vì vậy nếu kinh doanh làm ăn, ắt chủ về gặp nhiều rắc rối, không bằng những nghề nghiệp mang tính chuyên môn để kiếm tiền. Nhưng khiếm khuyết đáng tiếc lớn nhất của mệnh tạo là ở cung Giao hữu (Nô). “Vũ khúc Phá quân” hóa Kị, bản thân dễ ăn của đút lót, ắt sẽ bị người dưới quyền chỉ trích. Mệnh tạo khéo léo xử sự như thế nào, điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn đến vận mệnh.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh hóa Lộc ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối nhau với Thiên cơ. Cung Sự nghiệp (Quan) là Thiên cơ. Cung Tài là Thái âm. Nhóm tinh hệ này ưa Thiên lương ở cung Sửu, vì Thái dương ở cung Tỵ, Thái âm ở cung Dậu, chúng đều miếu vượng. Thái dương chủ về “quý” khi ở cung Quan, Thái âm chủ về “phú” khi ở cung Tài, bản chất là rất thích hợp. Cho nên địa vị và tài bạch của mệnh tạo đều không lo thiếu, khi Thiên lương thủ Mệnh ở cung Mùi thì tệ hơn nhiều. Nhưng hễ Thiên lương hóa Lộc, mỗi lần có khoảng thời gian rắc rối khó sử xảy ra, cần phải lưu ý đến Vũ khúc hóa Kị ở nguyên cục bị cát hóa ở đại hạn hay lưu niên xung khởi, đây là thời kỳ có bất hòa, tranh chấp về tiền bạc. Vũ khúc hóa Kị ở cung Điền, doanh nhân dễ vì xoay chuyển tiền bạc khó khăn mà đình chỉ công việc kinh doanh.

Tinh hệ “Thiên đồng Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân mà Thiên lương hóa Lộc, hội Kình dương hoặc hội Đà la. Cung Quan là Thiên cơ. Cung Tài là Thái âm độc tọa. Nhóm tinh hệ này thiếu tính tích cực, vốn thuộc loại kết cấu an nhàn, yên tịnh. Có điều Thiên lương hóa Lộc gây ra biến đổi toàn cục, phần nhiều những tình huống rắc rối khó xử đều liên quan đến tiền bạc. Cung Nô là “Tử vi Phá quân” mà Tử vi hóa Quyền, lại hội”Vũ khúc Thất sát”mà Vũ khúc hóa Kị, nếu có Sát tinh hội hợp, thường thường là gặp tình cảnh”đầy tớ phản chủ”, người dưới quyền là người tâm phúc do bản thân mệnh tạo chọn lựa đề bạt lại biến thành đại họa. Nếu cách kiếm tiền không chính đáng sẽ dễ bị thuộc cấp thừa cơ phản chủ.

Tinh hệ “Thái dương Thiên lương” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Thiên lương hóa Lộc. Cung Quan mượn “Thiên đồng Cự môn” nhập cung. Cung Tài là Thái âm độc tọa. Nhóm tinh hệ này cũng không thích hợp làm ăn kinh doanh, chủ về tiền bạc phải dựa vào địa vị hoặc tri thức mới có. Nhưng Thiên lương hóa Lộc thì vẫn không tránh được chuyện bị thuộc cấp gây lụy. Đại hạn hoặc lưu niên xấu nhất cũng thường ở cung hạn Vũ khúc hóa Kị, chủ về người dưới quyền gây lụy, hoặc chủ về sức khỏe không tốt, cần phải xem xét các cung liên quan mà định, nhất là phải lưu ý đến cách “Linh Xương Đà Vũ”.

Tinh hệ”Thiên cơ Thiên lương thủ Mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên lương hóa Lộc ắt sẽ gặp Sát tinh. Cung Quan mượn “Thái dương Cự môn”. Cung Tài là “Thiên đồng Thái âm” ắt cũng sẽ gặp Sát tinh. Nhóm sao này tuy không phải là chính cách”Cơ Nguyệt Đồng Lương”nhưng cũng thích hợp làm công chức. Có điều trong 12 cung, hai cung Thìn và Tuất rất kị Thiên lương hóa Lộc, ngoài việc mượn lực của”Thái dương Cự môn “nhập cung Quan, thì không còn đạo” tìm cát tránh hung”nào khác. Cho nên Cơ Lương ưa ở cung Thìn hơn, vì Cự Nhật sẽ ở cung Dần, nếu cung chứa Cự Nhật gặp các sao Sát – Hình trùng trùng, thì thường vì tiền bạc mà xảy ra kiện cáo, tố tụng.

Thiên lương độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, có Thiên đồng ở đối cung, lại hội Lộc tồn trùng điệp. Cung Tài là “Thái dương Thái âm”. Cung Quan phải mượn”Thiên cơ Cự môn”nhập cung để hội hợp với cung Mệnh. Vấn đề lớn nhất của nhóm tinh hệ này là sức khỏe vì Vũ Khúc hóa Kị ở cung Tật ách. Bản thân tinh hệ cũng thiếu tính tích cực, chỉ thích hợp với cảnh làm hưởng đồng lương để có tiền. Có điều vì mệnh tạo thường dễ cảm thấy thỏa mãn, thường ba phải dễ chấp nhận, nên khó xảy ra tình huống rắc rối khó xử. Ở hai cung này lại thường chủ về đất đai nhà cửa của ông bà hay cha mẹ để lại bị phá sạch, trường hợp Thiên lương thủ Mệnh ở cung Tỵ nặng hơn, nhưng rời xa quê hương lại tốt.

Phá Quân Hóa Lộc – Can Quý

Phàm là Phá Quân thủ Mệnh hoặc thủ cung Tài, sẽ xảy ra biến động thay đổi ở nhiều biên độ, mà sự biến động thay đổi cũng thường ra ngoài dự liệu. Khi được hóa Lộc hoặc có Lộc tồn, có thể khiến sự biến động thay đổi trở thành khá ổn định; trong tình huống xấu nhất cũng không đến nỗi xảy ra thất bại hoàn toàn. Hơn nữa, bất kể biến động hay thay đổi như thế nào, kết quả thường sẽ tốt hơn so với trước khi xảy ra biến động thay đổi. Do nguyên nhân này, nên Phá quân rất ưa hóa Lộc.

Hễ Phá quân hóa Lộc, cung Quan ắt sẽ có Tham lang hóa Kị, đây là điềm tượng sự nghiệp có biến động thay đổi. Tham lang hóa Kị thường thường sẽ có hiện tượng “vô tâm cắm liễu, liễu xanh um”, cho nên rất ưa Phá quân hóa Lộc. Có điều cung Tài là Thất sát, cũng dễ trở thành biến đông thay đổi, cuộc đời ắt sẽ có một lần gặp cảnh khốn khó. Phá quân hóa Lộc chỉ có thể cải thiện, mà không thể tránh.

Phá quân độc tọa thủ mệnh, hóa Lộc ở hai cung Tí hoặc Ngọ, ắt sẽ hội hợp Lộc tồn, thành cách “Lộc trùng điệp”. Cung Quan là Tham lang hóa Kị. Cung Tài là Thất sát. Tinh hệ toàn cục vì Phá quân có cách”Lộc trùng điệp”nên tính chất biến thành tốt lành. Chỉ cần lưu ý “Tử vi Thiên phủ” đồng độ ở cung Phúc, nếu là “bách quan triều củng” thì quá thiên nặng về “thủ thành”, không thích ứng với tính chất của Phá quân “Lộc trùng điệp”. Trái lại, sẽ dễ có những phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ. Nếu “Tử vi Thiên phủ” là cách “tại dã cô quân”, thì Phá quân “Lộc trùng điệp” lại có biểu hiện sống cô lập, cũng không nên. Vì vậy mấu chốt để luận đoán tinh hệ này là cung Phúc nên trung hòa.

Tinh hệ “Tử vi Phá quân” thủ Mệnh, mà Phá quân hóa Lộc ở hai cung Sửu hoặc Mùi, hội “Liêm trinh Tham lang” ở cung Quan có Tham lang hóa Kị. Cung Tài là “Vũ khúc Thất sát”. Do bản chất của cung Quan, nên nhóm tinh hệ này chủ về khuếch trương sự nghiệp một cách quá đáng, đặc biệt là làm ăn trong lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng, thường lập nhiều chi nhánh, làm tăng thêm tình huống rắc rối. Ngoài ra lại vì quá mải mê kiếm tiền,”thấy lợi quên nghĩa”khiến dễ xảy ra sự thay đổi trong quan hệ giao tế, thiếu trợ lực, đời người khó tránh quá vất vả. Cung Tài là “Vũ khúc Thất sát” cũng chủ về tính toán cẩn thận, đồng thời lại có hào khí dám mạo hiểm, cần phải xem xét kỹ vận hạn để định nên làm hay nên dừng.

Phá quân độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là “Vũ khúc Thiên tướng”. Cung Tài là Thất sát. Cung Quan là Tham lang hóa Kị, ắt sẽ có Lộc tồn hội hợp. Lực phát đông của nhóm tinh hệ này là ở Tham lang hóa Kị, hội Lộc tồn và Phá quân hóa Lộc, vì vậy thường hay sửa đổi mục tiêu tiến thủ mà không biết dừng lại. Thất sát thủ cung Tài ở nhóm tinh hệ này có đặc tính giỏi tính toán, khéo dùng tiền để tạo giao tình, lôi kéo người ủng hộ, do đó tính chất của Phá quân hóa Lộc sẽ phát lộ không xót chút nào. Cung Tật là “Thái dương Thiên lương”, gặp Sát tinh là chỗ tổn thương chí mạng của nhóm tinh hệ này. Vì vậy cần phải lưu ý vấn đề sức khỏe.

Tinh hệ “Liêm trinh Phá quân” thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Phá quân hóa Lộc hội Kình dương hoặc Đà la. Tinh hệ này cũng là tổ hợp sao có tham vọng khá lớn, cho nên sự nghiệp của đương số cũng là cục diện lớn, phần nhiều có liên quan đến lĩnh vực giải trí, vui chơi, nghệ thuật hoặc tiêu dùng, hưởng thụ. Do tính chất của cung Tài, nên khi vận dụng tiên bạc, thường có tình huống như “Hàn Tín điểm binh”, càng nhiều càng tốt, cần phải lưu ý đến đại hạn hoặc lưu niên để “tìm cách tránh hung”.

Phá quân độc tọa thủ Mệnh, hóa Lộc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là “Tử vi Thiên tướng”. Cung Tài là Thất sát gặp sao Lộc. Cung Quan là tham lang hóa Kị. Phá quân ở “thiên la địa võng” thì lực biến động thay đổi không nhiều, nên cuộc đời tương đối ổn định, nhưng thường có biểu hiện gánh vác công việc quá mức, hoặc kiêm nhiệm nhiều chức vụ, đúng với hiện tượng “người giỏi thì làm nhiều”. Cung Tài là Thất sát gặp sao Lộc (ở cung Tí còn là “Lộc trùng điệp”) thu nhập tất phải nhiều. Khuyết điểm của tinh hệ này là sau trung niên, phần nhiều đều thích hợp với người khác để làm ăn, nhưng thường lại là kết quả xấu.

Tinh hệ “Vũ khúc Phá quân” thủ Mệnh, mà Phá quân hóa Lộc ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, ắt sẽ gặp Sát tinh. Cung Tài là “Liêm trinh Thất sát” cũng gặp Sát tinh. Cung Quan là “Tử vi Tham lang” mà Tham lang hóa Kị, lại cũng gặp Sát tinh. Ba cung chủ yếu đều gặp Sát tinh, trở thành điều tổn thương chí mạng của nhóm tinh hệ này, do đó cuộc đời gặp nhiều trắc trở, biến động thay đổi không như lý tưởng, mà còn thiếu trợ lực, khiến vất vả thậm tệ. Cung Tài quá không ổn định, vốn liếng tiền bạc không đủ để chống đỡ sự nghiệp, do đó tăng thêm áp lực về mặt tinh thần. Hơn nữa sau trung niên còn xảy ra nhiều tình huống rắc rối trắc trở, khiến cho đời người có nhiều điều đáng tiếc. Nhưng Phá quân hóa Lộc, dù sự nghiệp trắc trở, vẫn có thể duy trì thu nhập, đây là ưu điểm của tinh hệ này.

Sao Hóa Lộc ở Cung Phu Thê

Sao Hóa Lộc ở Cung Tử Tức

Thay lời kết

Sao Hóa Lộc trong tử vi khoa kể như một sao trọng yếu về tiền bạc dù nó đứng với sao nào thì tính chất tài lộc vẫn thế, chỉ thay đổi theo mức độ hơn kém nhiều ít. Sao tiền bạc còn có Lộc Tồn nữa, được Lộc Tồn thành ra “Điệp Lộc” hay “Song Lộc”, tiền bạc thêm sức lưu thông để phấn phát, nếu chỉ Hóa Lộc không thôi thì chỉ là tích súc.

Sao Hóa Lộc ở mênh chủ về có duyên với người, tài lộc. Hóa Lộc là tình. Hóa Lộc nhập các cung Mệnh Tài Quan Phúc Điền là vào đúng chỗ, chủ về tài lộc gặp cơ hội tốt. Nhập cung lục thân là chủ về có duyên phận và tình nghĩa sâu nặng với người lục thân…

Sao Hóa Kị – Chiêu tai dẫn họa – Hắc ám thị phi

0

Ý nghĩa Sao Hóa Kị trong Tử Vi

Sao Hóa Kị là 1 trong bộ tứ : Sao Hóa Lộc – Sao Hóa Quyền – Sao Hóa Khoa –Sao Hóa Ky.

Sao Hóa Kị có ngũ hành thuộc Thủy, ứng với số 1, 6 ở phương Bắc. Phương Bắc là nơi trời đông lạnh giá. Vạn vật thu tàng, suy kiệt. Cho nên Sao Hóa Kị chủ thu tàng, cất chứa, suy kiệt, không thuận, ẩn trạng, tình nghĩa, đạo nghĩa, quản thúc, bám dính, hung hiểm, dịch mã, tai họa, biến thiên, thua thiệt, tử vong, mê muội, tự ti, tật bệnh, phá tài, lục thân hình khắc, thị phi, quan tụng, tai nạn xe cộ.

Sao Hóa Kị có tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa Kị ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa Kị là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt. Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo.

Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa Kị thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản.

Sao Hóa Kị mà lạc hãm, gặp hại thì càng hung hiểm. Nhưng gặp kị tinh xung phá thì lại trở nên lợi hại. Sao Hóa Kị nhập lục thân cung, là sự quản thúc, quan tâm, thiếu nợ, là nghiệp quả.

Hóa Kị có nghĩa là “mắc nợ, thiếu hụt”, nhập vào cung nào là biểu thị mệnh chủ mắc nợ cung đó. Ví dụ
• Nhập cung Thiên Di là mắc nợ chuyện xa quê hương”, mạng số phải bôn ba bên ngoài, đi xa.
• Nhập cung Phu Thê, là mắc nợ duyên tình.
• Hóa Kị nhập các cung Mệnh Tài Quan Điền chủ về lui về thủ, tổn thất, sự nghiệp thất bại, hao tổn tiền bạc, biến động thay đổi theo hướng xấu.

Hóa Kị nhập cung chỉ biểu thị quan hệ không bình mà thôi. Xung cung mới là điểm bị phá hoại thật sự. Ví dụ, nhập cung lục thân là măc nợ tình đối với người của cung đó, vì quan tâm quá độ mà dân đến không hòa mục, xảy ra tranh chấp bất hòa; còn xung cung lục thân là sự tình đã đến mức tuyệt tình.

Sao Hóa Kị ở Cung Mệnh

Sao Hóa Kị ở Cung Mệnh | Cohoc.vn

Sao Hóa Kị nhập miếu ở Tí Sửu, lạc hãm ở Dần Ngọ Tuất Tỵ Hợi. Có thể căn cứ vào sự khác nhau giữa chính tinh trong cung mà có tác dụng khác biệt. Sao Hóa Kị nhập mệnh, là người thích suy nghĩ vào ngõ cụt, có xu hướng ngoan cố, cá tính mạnh, thích đố kị, hay đa nghi, thích quản chuyện không đâu, quan hệ xã hội không tốt, thường có xung đột với người khác, làm việc khi sắp thành thì lại thất bại.

Sao Hóa Kị là sao bất hạnh, thường dẫn đến thất bại, hay gặp các tai họa như không vừa ý toại lòng, thất tình, thất nghiệp, phá sản, xung đột, tranh đấu, bệnh tật, thương tích, làm hỏng, thủ Thân Mệnh, một đời không thuận, hay rước thị phi. Trừ một số trường hợp nhỏ, nhập 12 hai cung thì đâu đâu cũng là họa, có ý nghĩa phá hoại, duy gặp cát tinh nhập miếu thì có thể giảm bớt cái hung, nếu hội chiếu với hung tinh mà không gặp cát tinh thì không lường trước được tai họa.

Nữ mệnh Hóa Kị nhập Mệnh Thân cung, lắm mồm, tính tình lanh lợi. Không hội cát tinh thì một đời vật chất khó khăn, chủ nghèo hèn. Hội hung tinh Hóa Kị họa nặng, nhiều cát tinh hội thì tai họa khá nhẹ.

Sao Hóa Kị tại Mệnh Thân, di, độ hung cực lớn, chủ một đời không thuận. Hay gặp trắc trở thất bại, tuy nhiên người này cũng không phải không có tài năng.

Sao Hóa Kị ở Mệnh, người này hay đố kị với người hiền tài, bụng dạ nhỏ hẹp. Nếu không, bản thân cũng bị người khác xa lánh, đố kị, đấu đá lẫn nhau.

Người thủy nhị cục, Mệnh cung phùng Hóa Kị không đáng sợ. Bởi lẽ Hóa Kị thuộc thủy, người sinh thủy nhị cục phùng Hóa Kị, có thể nhờ tác dụng của sao Hóa Kị này mà đạt được thành tựu lớn hay nhỏ. Nhưng cái hung của Hóa Kị cũng không vì vậy mà tan biến, người này vẫn gặp những điều không thuận lợi mà trên đây nói về Hóa Kị.

Thiên Đồng tại cung Tuất tọa Mệnh, người sinh năm Đinh đối cung Cự Môn tại Thìn Hóa Kị xung, lại tốt đẹp, chủ đại quý.

Cự Môn tại Thìn tọa Mệnh, người sinh năm Tân hội Văn Xương tại Mệnh hoặc đối cung Hóa Kị, lại luận là tốt, là kì cách, chủ đại phú đại quý.

Thái Dương, Thái Âm miếu vượng (Thái Dương ở cung Dần Thìn Tỵ Ngọ cung, Thái Âm ở Dậu Tuất Hợi Tí cung) Hóa Kị, không hung, lại luận là phúc, nếu Thái Âm Thái Dương cư lạc hãm hội Hóa Kị thì đại hung.

Các sao ở hãm địa hội Hóa Kị, cực kị.

Liêm Trinh tại hãm địa (tỵ hợi), Hóa Kị, càng kị, chủ đại hung, cư quan lộc thì có tù ngục kiện tụng.

Hóa Kị đồng cung với Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, tất gặp tai họa ngoài dự kiến.

Hóa Kị đồng thủ Mệnh với Dương Đà Hỏa Linh Tứ Sát, tượng đại hung, đa phần là số ngục tù, tàn phế, chết thảm.

Hóa Kị và Thiên Hình đồng thủ Mệnh, đại hung, là điềm chết ngoài đường, chết không toàn thây, hội Tứ Sát càng nguy hiểm. Gặp ở niên hạn, có chảy máu.

Hóa Kị thủ Mệnh, đồng cung với Tử Vi, Thiên Phủ, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Khoa, Quyền, Lộc lại hội Dương Đà Hỏa Linh thì làm việc không dứt khoát, hoạnh phát hoạnh phá, không kiên trì, là số phát tài nhưng không bền.

Hóa Kị đồng cung với Sát, Phá, Tham, Liêm, Cự, Vũ, Cơ thủ Mệnh, tam phương tứ chính hội một trong Tứ Sát, có tai nạn tù ngục

Thái Dương Hóa Kị – Can Giáp

Thái Dương Hóa Kị - Can Giáp | Cohoc.vn

Lúc Sao Thái Dương và Thái Âm Hóa Kị đều có biểu hiện tổn hại các mối quan hệ nhân tế. Thái Dương chủ về người thân phái nam, Thái Âm chủ về người thân phái nữ.

Ở một phương diện khác, do Thái Dương chủ về “quý”, Thái Âm chủ về “phú”. Cho nên Thái Dương Hóa Kị sẽ gây ảnh hưởng đến địa vị, ví dụ như bất hòa với thượng cấp, bị thượng cấp đè ép. Thái Âm Hóa Kị thì ảnh hưởng đến tài lộc, ví dụ như vì ly hôn mà tổn thất tiền của.

Về phương diện tổn hai nhân tế, biểu hiện cụ thể bao gồm: ly biệt, bệnh tật mà chết, thị phi, đố Kị, cạnh tranh không lành mạnh, hai bên công kích lẫn nhau, kiện tụng,.v.v …

Về phương diện sự nghiệp, biểu hiện cụ thể là lo lắng mất ăn mất ngủ và tranh chấp.

Thái Dương ở cung lạc hãm rất ngại hóa thành Sao Hóa Kị, lúc miếu vượng thì có tốt hơn. Lấy bất lợi về Cha để làm ví dụ, miếu vượng thì có thể là “sinh ly”, lạc hãm thì có thể chuyển thành “tử biệt”, hoặc có hai dòng Họ (vì cha mất, mẹ có chồng khác).

Do Thái Dương chủ về “quý”, cho nên lúc Hóa Kị còn chủ về danh dự bị tổn hại. Theo quan điểm của cổ nhân, phụ nữ lấy “trinh liệt” làm danh dự, cho nên Thái Dương Hóa Kị thường chủ về bị lừa dối về tình cảm, hoặc bị kẻ cường bạo cưỡng hiếp.

Thái Dương cũng đại biểu cho sức khỏe của bản thân, khi Hóa Kị thì sức khỏe không tốt, cần xem xét các tổ hợp tinh hệ mà định tính chất cụ thể.

Thái Dương Hóa Kị ở bản cung là cung độ ít gặp tai nạn nhất, chỉ chủ về dễ bị người ta áp chế làm cho tâm tình không vui. Nam mệnh cần lưu ý đại hạn thứ hai, dễ mang lại họa hoạn nhỏ, về sức khỏe nên phòng bệnh tim mạch và bệnh về mắt.

Thái Dương Hóa Kị ở cung Tí là lạc hãm, Hóa Kị có tính chất không tốt, nên giấu bớt tài năng, chọn sách lược thủ thành, hơi lộ sự sắc xảo lập tức bị trắc trở. Lúc chưa gặp thời cơ nên tự ngầm tu dưỡng (như tự bồi dưỡng trình độ để có cơ hội thăng chức, chuyển nghề). Về sức khỏe nên đề phòng bật tật ở mắt, đầu choáng mắt hoa, tuổi già đề phòng bệnh phủ tạng.

Tinh hệ “Thái Dương Thái Âm” đồng độ ở cung Sửu, khi gặp Thái Dương Hóa Kị thì đời người lên xuống vô thường, tuổi trẻ ít có duyên với Cha, ít được thượng cấp quan tâm và đề bạt. Còn ngại có Đà La đồng độ, dễ biến thành tiêu cực, hoặc chần trừ lần nữa mà làm mất cơ hội. Nếu cung Phụ mẫu gặp Cát tinh, thì nên đề phòng vì đối với cha mẹ nuông chiều mà thành ỷ lại.

Tinh hệ “Thái Dương Cự môn” đồng độ ở cung Dần, có Lộc tồn đồng cung, lúc Thái Dương Hóa Kị chủ về đời người gặp nhiều điều tiếng thị phi, thích hợp với những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền”, cũng là Đạo “xu cát Tỵ hung” vậy. Cuộc đời sau khi trải quan nhiều trắc trở mới ổn định, hơn nữa còn bị một trận tai nạn nghiêm trọng, và không có duyên với cha mẹ.

Tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” ở cung Mão, có Kình dương đồng độ, lúc Thái Dương Hóa Kị là “biến cảnh”, chủ về tuổi trẻ phải trải qua gian nan trắc trở mới thành hữu dụng, nhưng vẫn không có duyên với cha mẹ. Ở lưu niên hay đại hạn mà gặp “biến cảnh” lại có lợi về cạnh tranh, có thể thắng lợi vào lúc cuối.

Thái Dương hóa thành Hóa Kị ở cung Thìn, là rơi vào “Thiên la Địa võng”, chủ về có khoảng ngăn cách giữa hai đời rất sau nặng, mà mệnh tạo còn phải tự lập không được Cha Mẹ che trở. Lúc trẻ còn gặp thêm Văn xương Văn Khúc hóa thành Hóa Kị ở lưu niên hay đại hạn, thường thường chủ về bỏ dở việc học hành.

Thái Dương Hóa Kị ở cung Tỵ, gặp Đà la, cũng chủ về dùng “lời nói để kiếm tiền”.

Thái Dương Hóa Kị ở cung Ngọ, bất lợi đối với Cha, phần nhiều là “sinh ly” hay “tử biệt”, còn khó được cấp trên tin tưởng đề bạt. Ngoài ra còn chủ về nội tâm tróng rỗng, dễ đau khổ về tình cảm. Sự nghiệp lớn lao nhưng trống rỗng. Theo đạo “tìm cát tránh hung” là phải phát triển một cách thiết thực, không được khoa trương, nhất là lúc đến đại hạn hoặc lưu niên có Thái Dương song Hóa Kị, thường dễ bị thất bại. Về sức khỏe thì nên đề phòng bệnh tật ở mắt, huyết áp cao, tắc nghẽn mạch máu (vascular thrombosis), trúng phong.

Tinh hệ “Thái Dương Thái Âm” đồng độ ở cung Mùi, có Kình dương Đà la giao hội, mà Thái Âm lạc hãm còn Thái Dương thì lại Hóa Kị, kết cấu này ít duyên phận với cha mẹ, gặp thêm Hỏa tinh Linh tinh thì dễ bị cha mẹ bỏ rơi. Nữ mệnh chủ về trưởng tử yểu mạng, hoặc sinh không đủ tháng, vợ chồng gặp nhau ít mà xa nhau nhiều. Thái Dương Hóa Kị ở cung này, còn chủ về quan hệ giao tế phần nhiều không được như ý, cần phải tự tìm lối đi, không được sinh tâm lý ỷ lại.

Tinh hệ “Thái Dương Cự môn” đồng độ ở cung Thân, có Lộc tồn vây chiếu, mà Thái Dương Hóa Kị, chủ về hôn nhân bất lợi, cũng bất lợi về đời sống tình cảm. Nữ mệnh càng dễ bị đàn ông gây phiền lụy, nên kết hôn với người ở nơi xa hay người ngoại quốc. Về phương diện sự nghiệp có oán trách rất lớn, cho dù theo những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền” cũng gặp nhiều thị phi rắc rối không thể tự giải quyết, mức độ ảnh mang tính cộng đồng xã hội.

Tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” ở cung Dậu, mà Thái Dương Hóa Kị, chủ về rất chủ quan và thiếu nguyên tắc, tuy có Thiên Lương hóa giải, cũng dễ vì tính chủ quan mà gây nên rắc rối rất phiền phức. Theo đạo “tìm cát tránh hung” thì nên theo nghiên cứu học thuật đối với bộ môn ít được chú ý, hoặc những nghề mà ít người làm, thì có thể thuận lợi toại ý hơn.

Thái Dương Hóa Kị ở cung Tuất là cung độ rất yếu, lúc còn nhỏ có thể “sinh ly” hay “tử biệt” với cha, đường đời nhiều gập gềnh, thường hay bất đắc trí. Về sức khỏe nên phòng bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về mắt.

Thái Dương Hóa Kị ở cung Hợi chủ về không có duyên với cha mẹ, trước 30 tuổi cuộc đời nhiều chìm nổi, sau 30 tuổi mới phát vượt lên, thường thường có thể tay trắng làm lên. Về sức khỏe dễ mắc bệnh ở mắt và ở khoang miệng. Nữ mệnh không nên lấy chồng trong giới kinh doanh làm ăn, nếu không chồng dễ thay đổi tình cảm.

Thái Âm Hóa Kị – Can Ất

Thái Âm Hóa Kị - Can Ất | Cohoc.vn

Khi Sao Thái Âm Hóa Kị, ý nghĩa phổ biến nhất là bất lợi đối với người thân phái nữ, nhất là ở cung vị lạc hãm thì càng đúng. Nói “bất lợi” ở đây, không nhất định là bệnh tật hay tử vong, có lúc chỉ biểu hiện là thiếu duyên phận với nhau, hai bên khó thông cảm cho nhau, hoặc vì hoàn cảnh khách quan mà hai bên ít có cơ hội gặp nhau. Cần phải xem xét kỹ các sao Sát – Hình – Kị hội hợp thực tế mà định.

Gặp Thái Âm Hóa Kị, cũng biểu trưng cho tình huống rắc rối về tình cảm, thường chủ về trong lòng có ẩn tình khó sử. Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, Văn xương, Văn khúc, thì đây là điềm tượng tình yêu không bình thường, nam mệnh phần nhiều chủ về có khuynh hướng “đồng tính luyến ái”.

Thái Âm Hóa Kị ở cung miếu vượng, thì ảnh hưởng đến tình hình lợi lộc, thường thường biểu hiện là trong đời người có một thời kỳ cảm thấy mình rất có tài mà không gặp thời. Nếu Thái Âm Hóa Kị ở cung lạc hãm, thì đây là điềm tượng không tốt; trái lại, sẽ ưa gặp Sát tinh “kích thích”, chủ về có thể theo ngành công nghệ. Cổ nhân gọi là “thợ”, nhưng ở thời hiện đại, cũng chủ về những ngành khoa học kỹ thuật.

Thái Âm hóa thành Hóa Kị ở cung Tí, đồng độ với Thiên Đồng. Đối với nữ mệnh thì rất ưa trang điểm, chải chuốt, làm đẹp, nhưng tính cách điệu nghệ thuật không cao, thường dễ bị người ta phê bình cách thức trang điểm của bản thân đương số.
Đối với nam mệnh thì có nội tài, dễ được người khác giới để mắt, nhưng lại thiếu duyên phận. Về hôn nhân, nam mệnh và nữ mệnh đều nên nhờ người giới thiệu, và nên kết hôn muộn, nếu không sẽ chủ về duyên phận không đủ.

Khi gặp hoặc Văn xương, hoặc Văn khúc, thì thường là văn sỹ nghèo nàn, thất chí, nhưng cũng có chút thanh danh.
Về sức khỏe phần nhiều chủ về bệnh ở mắt, như bệnh nốt ruồi bay, nếu có thêm các sao Sát Hình nặng, thì có thể bị mù.
Thái Âm Hóa Kị ở cung Sửu, là Thái Âm và Thái Dương đồng cung. Vì Thái Âm Hóa Kị nên gây lụy cho Thái Dương, khiến tăng thêm vất vả khổ lụy, và không có duyên với cha mẹ.

Cuộc đời và sự nghiệp có tính lưu động khá lớn, dễ thay đổi nghề, mà nghề thường thường cũng là loại “lao tâm tổn thần”, cũng chủ về có lúc cuộc sống dễ chịu thì lại không có tinh thần làm việc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.

Thái Âm Hóa Kị ở cung Dần, là “Thiên cơ Thái Âm” đồng độ với Đà la, Thiên cơ đồng thời hóa Lộc. Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì tình hình tiền bạc trong tương lai khá nghiêm trọng. Tham khảo thêm ở đoạn thuật “Thiên cơ hóa Lộc”.
Thái Âm Hóa Kị ở cung Mão, khá bất lợi về hôn nhân, tình hình dễ xuất hiện nhất là vợ chồng gặp nhau ít mà xa nhau nhiều, nhất là đối với nữ mệnh, nên kết hôn muộn. Nam mệnh thì phần nhiều sự nghiệp chìm nổi thất thường, chỉ thích hợp làm công hưởng lương, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, tự kinh doanh làm ăn sẽ dễ xảy ra trắc trở và thất bại.

Thái Âm rất ngại Hóa Kị ở cung Thìn, hội Sát tinh, cần phải rời xa quê hương để phát triển, nếu ở bản địa sẽ gặp nhiều áp lực. Nếu có các sao Sát – Hình đồng độ, thì có lợi khi rời xa quê hương có thể làm những ngành nghê thủ công để mưu sinh, ở thời hiện đại có thể làm những nghề về khoa học kỹ thuật. Nam mệnh và nữ mệnh, hôn nhân đều bất lợi, nên kết hôn muộn.

Thái Âm Hóa Kị ở cung Tỵ, cũng nên chủ động rời khỏi quê hương để phát triển. Cung Di là Thiên cơ hóa Lộc hội Thiên mã, là cách “Lộc Mã giao trì”, nếu xuất ngoại ắt sẽ sáng sủa phát đạt.

Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, an Mệnh tại cung Tỵ này đều bất lợi đối với người thân phái nữ. Cho nên nam mệnh hôn nhân không tốt đẹp, thường thường phải tái hôn mới sống đến bạc đầu.

Tinh hệ “Thái Âm Thiên đồng” đồng độ ở cung Ngọ, mà Thái Âm Hóa Kị, cần phải xem xét tình hình của tinh hệ hội hợp mà định. Nếu có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ, sẽ chủ về rời xa quê hương, hoặc chủ về “song trùng phụ mẫu”.
Thái Âm hóa thành Hóa Kị ở bản cung, thường thường bị ảnh hưởng về sự nghiệp, chủ về có biên độ lên xuống thất thường rất lớn, vì vậy nên làm những công việc có tính thiết thực, cũng chủ về có khuynh hướng “đồng tính luyến ái” như Thái Âm Hóa Kị ở cung Tí.

“Thái Âm đồng cung với Thái Dương” ở cung Mùi, mà Thái Âm Hóa Kị, còn Thái Dương cũng bắt đầu ngả về chiều, cho nên bất lợi đối với cha mẹ, bất lợi nhất là người thân phái nữ. Nếu Sát tinh quá nặng, cũng chủ về Mẹ sống cảnh góa bụa.
Người có tinh hệ này thủ Mệnh, bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, thường thường đều có tính bên ngoài thì “cương” mà bên trong thì “nhu”, cho nên phần nhiều đều gặp trắc trở về sự nghiệp và tình cảm (ngược lại: ngoại nhu nội cương?).

“Thái Âm Thiên cơ” đồng độ ở cung Thân, mà Thái Âm Hóa Kị, cũng có tình hình “cọp mà ăn thức ăn của mèo”. Tham khảo thêm ở đoạn thuật “Thiên Cơ hóa Lộc”.

Thái Âm Hóa Kị ở cung Dậu, nữ mệnh rất bất lợi về tình cảm, thường chủ về làm “nhị phòng” hay “kế thất”, nếu không khó có thể sống với nhau đến bạc đầu. Đối với nam mệnh chủ về lang bạt tha hương rồi mới tay trắng làm nên, nhưng vẫn chủ về “danh” lớn hơn “lợi”, mức độ thu nhập tăng theo địa vị xã hội, và không thích hợp tự kinh doanh làm ăn. Dễ được phái nữ yêu thích, nên cũng gặp nhiều rắc rối khó xử về tình cảm, do vậy lãng phí rất nhiều thời gian của đời người.

Thái Âm Hóa Kị ở cung Tuất, không có ảnh hưởng xấu, Thái Dương ở Thìn đối cung là ánh sáng đang hiển lộ, Thái Âm đối nhau ở xa xa, là cách ưu mỹ. Nên Thái Âm Hóa Kị chỉ chủ về thiếu phúc ấm của cha mẹ, nhưng lại biểu trưng cho “tay trắng làm nên”.

Thái Âm rất ưa Hóa Kị ở cung Hợi, là “biến cảnh”. Thái Âm lúc này tỏa sáng, khi Hóa Kị chỉ chủ về đời người phải trải qua một giai đoạn đau khổ, nhờ vào đó mà thành tựu được sự nghiệp.

Nhưng “tam phương tứ chính” có các sao hội hợp phần nhiều có tính “lưu động”, cho nên bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, đều chủ về dễ gặp rắc rối khó xử về tình cảm, thường vì có khuynh hướng yêu đương lãng mạn (nên gia đình khó tránh khỏi sứt mẻ hay đổ vỡ).

Liêm Trinh Hóa Kị – Can Bính

Liêm Trinh Hóa Kị - Can Bính | Cohoc.vn

Trong Đẩu Số, Liêm Trinh hóa thành sao Kị là sao có sức ảnh hưởng khá lớn, tính chất khi Hóa Kị cũng khá phức tạp.
Liêm Trinh Hóa Kị, chủ về biểu trưng cho tình cảm trắc trở, bao gồm tình cảm đối với lục thân và tình cảm nam nữ. Hơn nữa, nói “trắc trở” là do Liêm Trinh khi Hóa Kị thường có tính chất ảnh hưởng lâu dài và không gì hóa giải được.

Đồng thời, Liêm Trinh Hóa Kị còn biểu trưng cho tâm trạng “đau buồn”, nếu gặp các sao “khoa văn” thì đây là nỗi đau buồn có tính văn hóa tư tưởng, thường diễn hóa ở mức độ thâm sâu. Nhưng lúc có Sát tinh cùng bay đến, thì trở thành là không đắc ý về tư tưởng nhân sinh.

Do tính chất diễn hóa đã thuật ở trên, nên Liêm trinh Hóa Kị còn là điềm tượng bị lừa dối, đặc biệt là khi bị “lục thân lừa dối”, cho nên nói Liêm Trinh Hóa Kị biểu trưng cho tình cảm trắc trở. Trong đó tinh hệ “Liêm trinh Thiên tướng” đối nhau với Phá quân ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Liêm Trinh Hóa Kị thì chủ về tình cảm trắc trở càng lớn. Lúc gặp thêm các sao Sát – Hình tụ tập, có thể có khuynh hướng tự sát.

Mở rộng tính chất về tình cảm trắc trở, lại thường bị “làm ơn mắc oán”, hoặc do bản thân không tự lượng sức mình khiến cho lòng tự tôn bị tổn thương.

Một tính chất quan trong khác của Liêm Trinh Hóa Kị là: bệnh tật có liên quan đến máu, còn chủ về vì tai nạn bất ngờ hay do phẫu thuật mà gây ra chảy máu. Ở nữ mệnh là biểu trưng vào lúc mang thai hoặc vào lúc sinh con. Ở cung Tật Ách thì biểu trưng cho bệnh về máu hoặc bệnh về tính dục.

“Liêm trinh Thiên tướng” đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ, mà Liêm Trinh Hóa Kị, đồng độ với Kình dương, hoặc hội với Kình Dương Đà la, đối cung là Phá Quân, tam phương tương hội với “Tử vi Thiên phủ” và Vũ khúc độc tọa.

Liêm Trinh hóa thành sao Kị ở tinh hệ này chủ về trắc trở và bị người ta kiềm chế, tuyệt đối không nên cố tự xuất đầu lộ diện, nếu không ắt sẽ tổn thất hoặc phá tán, thất bại. Rất ngại có Hỏa tinh đồng độ, chủ về tình cảm bị trắc trở nghiêm trọng mà nảy sinh ý định tự sát. Có lúc cũng vì bản thân sai lầm mà gây hậu quả trọng đại. Đặc biệt không nên hợp tác với người khác.

Nhưng tinh hệ này lại chủ về có được nguồn tiền tài toại ý. Đại khái là, không những có thể kiếm tiền mà còn có thể tích lũy. Cho nên, người gặp tinh hệ này, rất nên chọn sách lược thủ thành, không thể quá gấp cầu thành công, đồng thời cần phải biết mức độ nặng nhẹ nhiều ít của cá tính “tự ái”, thì mới có thể duy trì thành tựu đã đạt được. Có thể vì tính “tự ái” không đúng lúc đúng chỗ, mà biến thành “hợp lực” đạp đổ kết quả thành tựu đã đạt được.

“Liêm trinh Thất sát” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Sửu gặp Lộc tồn), mà Liêm Trinh Hóa Kị, tứ chính đối nhau với Thiên Phủ, tam phương hội hợp với “Tử vi Tham lang” và “Vũ khúc Phá quân”.

Do Liêm Trinh hóa thành sao Kị, nên “Liêm trinh Thất sát” ở cung Mùi không thành cách “Hùng tú Kiền nguyên”, vì vậy ở cung Sửu là tốt hơn, đời người khá thuận lợi toại ý.

Cũng do Liêm Trinh Hóa Kị, nên “Liêm trinh Thất sát” ở hai cung độ này không thích hợp theo võ nghiệp, nếu theo võ nghiệp e rằng bất trắc. Tinh hệ này rất Kị các sao Sát – Hình, chủ về đời người gặp nhiều gian khổ, rất thích hợp trong lĩnh vực sản xuất, làm việc hưởng lương, nếu tự kinh doanh làm ăn thì sẽ sinh phá tán thất bại.

Tinh hệ này cũng chủ về tính “giao du thù tạc”, thường chịu lãng phí tiêu tiền và lãng phí thời gian về phương diện này, nhưng sự lãng phí này không mang lại hiệu quả gì như dự liệu. Phần nhiều tốn tiền chỉ do ưa thích, ví dụ như mua sắp quần áo thời trang không cần thiết, đây là đặc điểm của tinh hệ này.

Liêm Trinh độc tọa, Hóa Kị ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp Kình dương hoặc Đà la, tứ chính là Tham lang ở đối cung, tam phương hội hợp là “Vũ khúc Thiên phủ” và “Tử vi Thiên tướng”.

Do Liêm Trinh Hóa Kị, nên Liêm Trinh của cung Thân cũng không thành cách “Hùng tú Kiền nguyên”.
Tinh hệ của bản cung có sắc thái “ưu uất”, nhưng trưng diện khá sa hoa, thường ứng xử vui vẻ lấy tiền bạc giúp bạn bè, mà không xem trọng việc tích lũy tiền bạc cho gia đình, vì vậy bị người phối ngẫu oán trách.

Bất lợi về hôn nhân, tính cách của người phối ngẫu không hợp với bản thân mệnh tạo, trong cuộc đời dễ nảy sinh tình yêu đối với người đã có gia thất bất kể là nam hay nữ, có tình mà không có duyên là đặc điểm của tinh hệ này.

“Liêm trinh Phá quân” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu gặp Lộc tồn), mà Liêm Trinh Hóa Kị, đối cung là Thiên Tướng, tam phương hội hợp với “Tử vi Thất sát” và “Vũ khúc Tham lang”.

Tinh hệ này có tính chất suy sụp nhanh chóng, ở cung Mão nghiêm trọng hơn ở cung Dậu. Cho nên đạo “tìm cát tránh hung” là phải xem xét Lưu niên để tiến thoái hợp thời cơ.

“Liêm trinh Phá quân” ở cung Dậu có Thiên Hình đồng độ, thì nên đề phòng sự cố giao thông, cũng chủ về gông cùm, hay thú dữ cắn. Cung Thiên Di mà gặp tinh hệ này lúc đi xa nên phòng xảy ra bất trắc. Xem xét các sao của Lưu niên để định tình hình cụ thể, mức độ nặng nhẹ.
Tinh hệ này còn có một sắc thái đặc biệt khác, đó là cuộc đời ắt có một thời kỳ tiền bạc qua tay rất nhiều, nhưng khi vận thế qua rồi thì lại buồn rầu lo lắng vì túng thiếu. Do đó nhân sinh quan có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh.

“Liêm trinh Thiên phủ” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Liêm trinh Hóa Kị ắt sẽ có Đà La đồng độ, hoặc Kình dương Đà la hội chiếu, đối cung là Thất sát, tam phương tương hội với Tử vi độc tọa và “Vũ khúc Thiên tướng”.

Liêm Trinh Hóa Kị ở 12 cung, hai cung Thìn và Tuất là khá tốt, vì Hóa Kị trong “Thiên là Địa võng” sẽ chủ về làm tăng ý chí phấn đấu, tuy cuộc đời thành bại bất nhất, nhưng tâm cảnh vẫn giữ được sự cởi mở, tốt nhất là ở cung Tuất, thường dễ vượt hơn nhiều người.

Do đối cung là Thất Sát, nên cũng phải đề phòng sự cố giao thông.

Tinh hệ này bất lợi về tình cảm, vợ chồng tính cách không hợp nhau, nên phần nhiều có ngoại tình, nhưng không dễ vợ chồng nói lời chia tay.

“Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, Liêm trinh Hóa Kị ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương tương hội “Tử vi Phá quân” và “Vũ khúc Thất sát”.

Tinh hệ này có sắc thái ưu uất rất nặng, nếu không gặp thêm các sao “văn” nhuyễn hóa trở thành có tính văn nghệ, thì cuộc đời phần nhiều sẽ tự đi tìm sự phiền phức, nhất là rắc rối về tình cảm, mệnh tạo thường lấy đau khổ làm niềm vui, thường ảo tưởng bắt chước phong cách của người phi thường. Có thêm Địa không Địa kiếp thì càng nặng.

Sắc thái đặc biệt của tinh hệ này là không có khả năng quản lý tài chính một cách hiệu quả, do đó thường có hiện tượng tiền vào tay trái rồi ra bằng tay phải.
Trong số các tinh hệ Liêm Trinh, thì tinh hệ này (Liêm Tham) mang sắc thái bôn ba phiêu bạt nhất. Cho nên không thích hợp với nữ mệnh, đời người quá nhiều sương gió, không ổn định.

Cự Môn Hóa Kị – Can Đinh

Cự Môn Hóa Kị - Can Đinh | Cohoc.vn

Sao Cự Môn không ưa hóa thành sao Kị, vì vốn đã có tính chất “điều tiếng thị phi”. Sau khi Hóa Kị càng làm mạnh thêm tính chất này, khiến cho một đời người thêm nhiều rắc rối trắc trở.

Cự Môn sau khi Hóa Kị, cũng ảnh hưởng đến phương diện tình cảm, thường dễ xảy ra rắc rối phiền phức liên tiếp mà không thể đoán trước được. Cho nên người Cự Môn Hóa Kị tại Mệnh, bất kể các sao của cung Phu Thê có hoàn mỹ đến đâu, ít nhất cũng có một lần gãy đổ trong tình yêu hoặc hôn nhân, tất nhiêu sau đó để lại vết thương lòng suốt đời khó quên.

Thích cầu toàn cầu mỹ, nhưng bất kể đã nỗ lực như thế nào, sự nghiệp phát triển cũng không như lý tưởng hằng mong ước. Nhưng mệnh tạo lại chấp trước sự toàn mỹ, vì vậy sinh ra sự thất vọng bất mãn. Hơn nữa trong quá trình sự kiện phát triển, thì mệnh tạo thường trong tình cảnh rất đau đớn khổ sở và vất vả. Lúc có Đà la đồng độ, khuynh hướng này càng bộc lộ rõ hơn.

Cự Môn Hóa Kị ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là Thiên Cơ hóa Khoa, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vậy chiếu, tam phương tương hội với Thái Dương độc tọa và mượn “Thiên đồng Thiên lương” mà Thiên Đồng hóa Quyền.

Cự Môn Hóa Kị trong tinh hệ này, có một đặc điểm là thường nhờ “hung sự” mà biến thành lực “kích phát”. Sự cố trắc trở đang trong quá trình phát triển thì bỗng nhiên ngưng lại, nhưng mỗi lần gặp trắc trở như vậy, thực ra lại khiến cho kết cục được hoàn thiện và hoàn mỹ hơn. “Thấy hung nhưng thực ra là cát” là một đặc điểm của tinh hệ này.

Mệnh cục này bất lợi về hôn nhân, tuy giao du với nhiều người khác giới nhưng tình cảm vẫn duy trì lâu dài, hoặc lúc tình cảm trở thành sâu đậm thì bỗng nhiên xảy ra biến cố, dẫn đến chia ly.

Ở cung Ngọ dễ chuốc điều tiếng thị phi hơn ở cung Tí, nhưng lại thành sức mạnh “kích phát”.

“Thiên đồng Cự môn” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Cự môn Hóa Kị thì Thiên đồng ắt sẽ hóa Quyền. tham khảo ở đoạn thuật “Thiên đồng hóa Quyền”.

“Thái Dương Cự môn” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần gặp Lộc tồn), Cự môn Hóa Kị, tam phương mượn “Thiên cơ Thiên lương” mà Thiên cơ hóa Khoa, và mượn “Thái Âm Thiên đồng” trong đó một sao hóa Lộc một sao hóa Quyền.

Tinh hệ này thành cách “Tứ Hóa hội hợp”, nhưng do Cự Môn của bản cung Hóa Kị nên rất bất lợi về quan hệ nhân tế. Thông thường bất lợi đối với người thân phái nam, cho nên không thích hợp với nữ mệnh đến tuổi trung niên không có duyên với chồng, đến tuổi vãn niên thì có khoảng cách đối với con cái. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh đều chủ về thiếu duyên với Cha, hoặc dễ xung đột với thượng cấp.

Do tính chất “điều tiếng thị phi”, nên rất thích hợp với những nghề “dùng lời nói để kiếm tiền”, như luật sư, dạy học,.v.v … nhờ có “Lộc Quyền Khoa hội” có thể thăng tiến danh dự và tài lộc.

“Thiên cơ Cự môn” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Cự Môn Hóa Kị ắt Thiên cơ hóa Khoa. tham khảo ở mục “Thiên cơ hóa Khoa”.

Cự Môn độc tọa, Hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Tuất ắt sẽ gặp Lộc tồn), Thiên Đồng của đối cung hóa Quyền, tam phương tương hội với Thái Dương độc tọa và mượn “Thiên cơ Thái Âm” mà Thái Âm hóa Lộc còn Thiên cơ hóa Khoa.

Cự Môn Hóa Kị ở “Thiên la Địa võng” lại chủ về cát lợi, tính chất “thấy hung mà thực ra là cát” rất rõ ràng. Cho nên bề ngoài tuy gặp trắc trở, rắc rối, thị phi, nhưng kết cục lại khiến cho người ta bất ngờ, có điều vẫn khó tránh khỏi phải trải qua gian khổ, tâm tư nhiều lo nghĩ.

Nếu gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, hoặc Địa không Địa Kiếp đồng độ, thì rất thích hợp “dùng lời nói để kiếm tiền”. Có điều mệnh tạo lại ưa giải quyết khó khăn giúp cho người khác, nên sự nghiệp tuy ổn định có chiều hướng tốt nhưng cuộc đời lại khó được yên tịnh.

Hôn nhân cũng chủ về mỹ mãn, bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, đều nên lấy người có sự nghiệp.

Cự Môn độc tọa Hóa Kị ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối nhau với Thái Dương, ắt sẽ gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Đà La, tam phương tương hội với Thiên Đồng độc tọa hóa Quyền và Thiên Cơ độc tọa hóa Khoa.

Thông thường tinh hệ này ảnh hưởng đến lục thân ở mức độ nhẹ, khi Cự môn Hóa Kị ở cung Hợi càng nhẹ hơn. Nhưng tình trạng điều tiếng thị phi, sóng gió trắc trở trong tình cảm thì khá nặng.

Nam mệnh ắt lấy được vợ đẹp, nữ mệnh ắt lấy được chồng có sự nghiệp tốt. Bàng nhân thiên hạ nhìn bề ngoài đều cho rằng họ đẹp đôi, nhưng bên trong họ lại bất mãn với người phối ngẫu, sau trung niên thường thay lòng đổi dạ, khiến cho mọi người đều ngạc nhiên.

Thiên Cơ Hóa Kị – Can Mậu

Thiên Cơ Hóa Kị - Can Mậu | Cohoc.vn

Sao Thiên Cơ vốn có tính linh động, sau khi Hóa Kị sức linh động giảm bớt, chủ về gặp chướng ngại, hoặc vì một số nhân tố khách quan và chủ quan, dẫn đến mất cơ hội tốt.

Thiên Cơ có tính chất kế hoạch, sau khi Hóa Kị sẽ biến thành kế hoạch sai lầm.

Thiên Cơ vốn có tính chất suy nghĩ, sau khi Hóa Kị thì biến thành lo toan nghĩ ngợi, thậm chí thành ra lo lắng. Vì vậy lúc Thiên

Cơ Hóa Kị ở cung Tật Ách, có đặc trưng mất ngủ, suy nhược thần kinh, “Can vị bất hòa”, “Tâm Thận bất giao”, tình hình nghiêm trọng là “trúng phong”.

Lúc Thiên Cơ Hóa Kị có Sát tinh đồng độ, đặc biệt dễ mắc bệnh mang tính thần kinh, như co dật thần kinh mặt, kinh phong,.v.v …
Đối với nữ mệnh, Thiên Cơ Hóa Kị phần nhiều chủ về vì tâm trạng xung động nhất thời mà xa chân lỡ bước.

Thiên Cơ Hóa Kị còn biểu trưng cho sự cố bị người ta phỉ báng, nói xấu, bêu rếu, hai bên công kích lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh, nếu mệnh tạo “hao thần tổn khí” quyết đối phó, thì càng khiến sóng gió dễ nổi lên, tốt nhất nên “dĩ bất biến ứng vạn biến” thì tự nhiên sóng yên biển lặng.

Thiên Cơ độc tọa Hóa Kị ở hai cung Tí hoặc Ngọ (ở cung Tí thì bị Kình dương Đà la chiếu xạ, ở cung Ngọ thì đồng độ với Kình dương), tứ chính đối cung là Cự Môn độc tọa, tam phương tương hội với “Thiên đồng Thiên lương” và Thái Âm độc tọa hóa Quyền.

Tổ hợp tinh hệ của hai cung này, chủ về cách suy nghĩ của mệnh tạo khó giải quyết vấn đề, một sự cố đơn giản có thể biến thành cục diện phức tạp, vì vậy mà kế hoạch sai lầm. Do tính chất này, còn có thể mở rộng thành tình trạng “không có việc gì đáng mà cứ phải bôn ba bận rộn”, hoặc làm việc không có phương pháp, thiếu mạch lạc, lớp lang.

Thương thường, khi Thiên Cơ Hóa Kị còn biểu trưng cho là “kinh sợ”, hoặc bị uy hiếp, trong thương trường thì đột nhiên bị cạnh tranh không lành mạnh, trong chính giới thì hai bên công kích lẫn nhau.

Lúc có các sao Sát – Hình cùng chiếu, chủ về điềm tượng di chứng của bệnh tật, như bán thân bất toại, tứ chi tổn thương tàn tật. Ở cung Ngọ nặng hơn ở cung Tí.

Thiên Cơ độc tọa, Hóa Kị ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Sửu thì gặp Lộc tồn), đối cung là Thiên Lương, tam phương hội hợp với Thiên Đồng đọc tọa và Cự Môn độc tọa.

Do đối nhau với Thiên Lương, nên tinh hệ này chủ về tình trạng gặp rắc rối, phiền phức, tuy nhiên cuối cùng cũng hóa giải được, nhưng phải hao tổn tinh thần rất nhiều.

Liên quan đến sự cố phiền phức đột nhiên xuất hiện, thường thường có liên quan đến việc vạch kế hoạch sai lầm, vì vậy nội tâm càng nhiều lo lắng.

Tinh hệ này còn chủ về những rắc rối khó xử trong tình cảm và hôn nhân. Nam mệnh thì người phối ngẫu ưa lộ sự sắc sảo, nữ mệnh thì dễ bất hòa với chồng.

“Thiên cơ Thái Âm” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, Thiên cơ Hóa Kị thì Thái Âm hóa Quyền. Tham khảo ở đoạn thuật “Thái Âm hóa Quyền”.

“Thiên cơ Cự môn” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu sẽ gặp Lộc tồn), tam phương hội hợp với Thiên Đồng độc tọa, và mượn “Thái Dương Thái Âm” để nhập cung, trong đó Thái Âm hóa Quyền còn Thái Dương hóa Khoa.

Tinh hệ “Thiên cơ Cự môn” đồng độ vốn đã có tính chất “phá phách”, khi Thiên Cơ Hóa Kị sẽ làm mạnh thêm tính chất “phá phách” này. Do đó chủ về không theo đuổi một ngành nghề nào chuyên nhất, đứng núi này trông núi nọ, mệnh tạo thường cảm thấy mình có tài mà không gặp thời.

Tinh hệ này còn chủ về trong quan hệ giao tế, thường hay “nói năng lỡ lời”, mà thường thường bị thất thố vào những lúc quan trọng.

Do “Thiên cơ Cự môn” đồng cung, cho nên thích hợp làm công việc có tính chất “nhờ miệng lưỡi để kiếm tiền”.

“Thiên cơ Thiên lương” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà Thiên Cơ Hóa Kị đồng độ với Đà la, hoặc bị Kình dương Đà la hội chiếu, tam phương hội hợp với “Thiên đồng Thái Âm” mà Thái Âm hóa Quyền, và mượn “Thái Dương Cự môn” để nhập cung mà Thái Dương hóa Khoa.

Do có Thái Âm và Thái Dương hóa thành sao Cát hội chiếu, các Sao hội hợp lại không phải là “vô lực” (Cơ Lương ở cung Thìn thì càng tốt), cho nên tinh hệ này chủ về Thiên Lương phải hao tổn sức lực để hóa giải những gì Thiên Cơ Hóa Kị gây ra. Biểu trưng cụ thể là có sắc thái “rời xa người thân”, “lưu lạc”, “tính hiếu động trôi nổi”, “do dự không quyết đoán”, “xử sự sai lầm gây nên sóng gió trắc trở”,.v.v …

Tinh hệ Cơ Lương vốn có năng lực “dự cảm”, nhưng sau khi Thiên Cơ Hóa Kị, sẽ rất dễ vì quá “dự cảm” mà biến thành quá lo lắng, dẫn đến quyết đoán sai lầm, nhất là ở cung Tuất thì càng đúng.

Thiên Cơ độc tọa Hóa Kị ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thái Âm hóa Quyền, tam phương hội hợp với “Thiên đồng Cự môn”, và mượn “Thái Dương Thiên lương” nhập cung mà Thái Dương hóa Khoa.

Tinh hệ này thường chủ về “cơ quan dùng lầm”, bao gồm sự nghiệp và tình cảm. Cho nên hễ tâm bình thường mà xử sự, thì không xảy ra sóng gió, trắc trở. Nếu tâm không bình thường, thì sẽ nổi sóng gió ngoài dự liệu của mọi người.

Thiên Cơ độc tọa ở cung Hợi còn chủ về hư danh, về tình cảm rất dễ bị quấy nhiễu gây khó khăn.

Ngoài ra tinh hệ này còn chủ về dễ bị uy hiếp, và bị áp lực vô hình. Nếu Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ với Thiên Cơ Hóa Kị, thì nên đề phòng lúc vãn niên sẽ bị “trúng phong”.

Văn Khúc Hóa Kị – Can Kỷ

Văn Khúc Hóa Kị - Can Kỷ | Cohoc.vn

Văn khúc Hóa Kị, ý nghĩa cơ bản là thiếu văn hóa, bản chất của Văn khúc vì Hóa Kị mà bị trắc trở.

Văn khúc là biểu trưng cho tài ăn nói, Hóa Kị thì nói năng sai lầm.

Văn khúc biểu trưng cho văn thư, hợp đồng. Hóa Kị thì văn thư phạm sai lầm, do đó mà gây ra phiền phức, thậm chí còn bị tổn thất.

Văn khúc thường thường còn biểu trưng cho người khác giới để mắt, Hóa Kị thì vì vậy gây ra sóng gió, hoặc gây ra hiểu lầm không cần thiết trong sinh hoạt tình cảm. Có sát tinh nặng, thì biểu trưng cho là khó phát triển tình cảm với người khác giới.

Văn khúc là tài nghệ tinh, Hóa Kị thì lại không có liên quan về phương diện tài năng.

Văn khúc là thiên tài ngôn ngữ, Hóa Kị thì tiêu trừ năng khiếu này. Có sát tinh nặng, thì có thể nói cà răm, nói lắp, có lúc còn làm cho người khác phê bình chỉ trích.

Văn khúc còn mang sác thái kim tiền, Hóa Kị thì tổn thất tiền bạc. Cần phải xem xét các sao hội hợp mà định, như thu lầm chi phiếu không có tiền bảo chứng, hoặc bị lừa, bị hại. Những điều có tính vật chất này, không có ở Văn Xương Hóa Kị.

Văn khúc Hóa Kị, còn dễ xảy ra tình huống bị tình cảm và tiền bạc cùng gây lụy.

Văn khúc Hóa Kị, còn chủ về dễ rơi vào ảo tưởng, mà còn chấp trước ảo tưởng, do đó nảy sinh cảm giác có tài mà không gặp thời.

Trên là thuật những nguyên tắc cơ bản, cần xem xét thêm các sao hội hợp mà định tình huống cụ thể.

Thiên Đồng Hóa Kị – Can Canh (Âm)

Thiên Đồng Hóa Kị - Can Canh | Cohoc.vn

Tính chất của Thiên Đồng cơ bản là miêu tả về tâm trạng, cho nên lúc hóa thành sao Kị, ý nghĩa phổ biến là “tâm trạng không ổn định”, nếu Thiên đồng nhập miếu thì càng đúng, vì vậy không phải là tai vạ.

Thiên Đồng chủ về tay trắng làm nên, ý vị mở rộng là trung niên ắt sẽ có một khoảng thời gian gian khổ, sau khi Thiên Đồng Hóa Kị sẽ làm mạnh thêm ý vị này. Do đó, thường thường biểu trưng cho tuổi trẻ có gia cảnh không tệ, đột nhiên mọi thứ thay đổi, thế là phải sống độc lập, trải qua gian khổ của cuộc đời.

Thiên Đồng còn là sao “tình cảm”, sau khi Hóa Kị thường chủ về xảy ra tình huống rắc rối khó xử về “tình cảm”, có tình yêu không bình thường nên đau khổ vì tình, trong tình cảnh này mệnh tạo thường thường khó tự động đứng lên, vì vậy mà ảnh hưởng đến sự nghiệp.

Thiên Đồng Hóa Kị ở cung lạc hãm, đây là tâm trạng không yên, tinh thần xuống thấp (suy sụp), do đó không có cách nào chuyên tâm phát triển sự nghiệp. Thường thường còn biểu trưng cho “Lý tưởng vượt quá hiện thực”, vì vậy mà đời người theo đuổi “lý tưởng” rất lao khổ. Nếu có các sao Sát – Hình trùng trùng, thì tâm lý bị mất quân bình, trở thành đa nghi mà chịu nhiều lo lắng.

Thiên Đồng hóa thành sao Kị thường thường biểu trưng cho hội chứng “suy nhược thần kinh”, cũng tức là nói “âm hư”, “khí hư” mà cổ nhân đã nói.

“Thiên đồng Thái Âm” đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ (ở cung Tí còn gặp Lộc tồn), Thiên Đồng Hóa Kị, tam phương hội hợp với “Thiên cơ Thiên lương”, và mượn “Thái Dương Cự môn” để nhập cung mà Thái Dương hóa Lộc.
Thiên Đồng ở cung Tí là cung vượng, ưu hơn ở cung Ngọ, nên không sợ bị Hóa Kị quấy rối.

“Thiên đồng Thái Âm” ở cung Ngọ đều bị lạc hãm, khi Thiên Đồng Hóa Kị thường biểu trưng cho lo nghĩ nghi ngờ không có căn cứ, có thể dẫn đến hội chứng “suy nhược thần kinh”, lại còn tự chuốc lấy rắc rối về tình cảm, dẫn đến xảy ra những phiền phức không cần thiết.

Nữ mệnh chủ về rất ưa phấn son, trang điểm, trải chuốt, nhưng phẩm chất không tốt.
Bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh gặp tinh hệ này, đều biểu trưng cho kiếm tiền không thuận lợi, có lúc còn vì phản ứng quá mẫn cảm mà dẫn đến những trắc trở không cần thiết, nhưng tài lộc vẫn không lo bị thiếu.

“Thiên đồng Cự môn” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Mùi thì đồng độ với Đà la, ở cung Sửu thì bị Kình dương Đà la hội chiếu), Thiên Đồng Hóa Kị, tam phương hội hợp với Thiên Cơ độc tọa, và “Thái Dương Thiên lương” mà Thái Dương hóa Lộc.

Thiên Đồng ở hai cung này là lạc hãm, lúc Hóa Kị rất dễ gây ra sóng gió, trắc trở, và rắc rối khó xử trong tình cảm, do đó dẫn đến “điều tiếng thị phi”. Còn chủ về dễ mắc chứng viêm đau thần kinh, như thoái hóa đốt sống làm đau dây thần kinh. Lúc có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ là dễ bị “trúng phong”, thậm chí có thể “bán thân bất toại”.

Do có tinh hệ “Thái Dương Thiên lương” hội hợp, mà Thái Dương hóa Lộc, vì vậy cũng thích hợp nghiên cứu học thuật. Thiên Đồng Hóa Kị càng biểu trưng cho tâm tư lo nghĩ lúc nghiên cứu, nhưng vẫn cần chú ý sức khỏe.

“Thiên đồng Thiên lương” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, mà Thiên đồng Hóa Kị ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương hội hợp với Thái Âm độc tọa và Thiên Cơ độc tọa.

Nếu không có Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp đồng độ, sẽ chủ về mệnh tạo tay trắng kiếm tiền, nhưng phải hao tổn tinh thần. Nếu có Sát tinh, thì biểu trưng cho tâm trạng không yên một nghề, không chuyên nhất theo một ngành nghề mà thường thay đổi. Vì vậy mà ảnh hưởng đến sự ổn định của cuộc sống.

Đặc biệt là lúc có Địa không, Địa kiếp đồng độ, không ai hiểu được tư tưởng của mệnh tạo, do đó xử sự không hòa hợp. Thiên đồng ở cung Thân là cung vượng, tốt hơn ở cung Dần.

Thiên Đồng độc tọa Hóa Kị ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Dậu thì đồng độ với Kình dương, ở cung Mão thì bị Kinh dương Đà la chiếu xạ), đối cung là Thái Âm độc tọa, tam phương hội hợp với Cự môn độc tọa và Thiên Cơ độc tọa.

Đây cũng là tinh hệ nhiều lo nghĩ, nghi ngờ, nên cũng chủ về có khuynh hướng “suy nhược thần kinh”. Kiếm tiền phải hao tổn tinh thần, sự nghiệp nhiều biến động thay đổi, là đặc điểm của tinh hệ này.

Ngoài ta, tinh hệ này còn dễ chuốc “đố Kị”, “điều tiếng thị phi”, thường thường là do mệnh tạo cố tránh “điều tiếng thị phi” mà ra, đúng với câu nói “càng sợ thì càng gặp nhiều”. Nhưng Thiên Đồng ở cung Mão là nhập miếu, chỉ chủ về có tâm trạng không ổn định, ưu hơn ở cung Dậu.

Thiên Đồng độc tọa Hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn được hội Lộc tồn), đối cung là Cự Môn, tam phương hội hợp với Thiên Lương độc tọa và “Thái Âm Thiên cơ”.

Hai cung Thìn và Tuất là “Thiên la Địa võng”, lúc Thiên Đồng Hóa Kị sẽ biến thành lực kích phát, do đó thường là cách “phản bối”, có thể không thành cách “phản bối” nhưng cũng chủ về nhờ trải qua nhiều biến động thay đổi mà thành người hữu dụng.

Ở cung Thìn ưu hơn ở cung Tuất, biến động thay đổi trong đời người cũng ít hơn, biên độ biến động thay đổi cũng nhỏ hơn. Hơn nữa thường lại được phát triển một cách thiết thực, và dễ gặp cơ hội phát đạt đột ngột, có ý vị “vô tình cắm liễu, liễu xanh um”.
Ở cung Tuất còn chủ về các bệnh viêm đau thần kinh, thống phong, ở cung Thìn thì nhẹ hơn.

Thiên Đồng độc tọa Hóa Kị ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, đối cung là Thiên Lương, tam phương hội hợp với “Thiên cơ Cự môn”, và mượn “Thái Dương Thái Âm” nhập cung mà Thái Dương hóa Lộc. Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều gặp Kình dương hoặc Đà la.

Thiên Đồng ở hai cung Tỵ hoặc Hợi là nhập miếu, Hóa Kị chỉ làm tăng “tâm trạng không ổn định”. Nhưng có lúc “tâm trạng không ổn định” này, có thể chuyển biến thành bất mãn với người phối ngẫu. Nữ mệnh thường dễ vì ham muốn hư vinh mà xảy ra sự cố, gây nên sóng gió trắc trở trong đời sống tình cảm và hôn nhân. Nếu có các sao đào hoa trùng trùng, thì nên kết hôn muộn, nếu không sau khi kết hôn dễ thay đổi tình cảm.

Văn Xương Hóa Kị – Can Tân

Văn Xương Hóa Kị - Can Tân | Cohoc.vn

Văn xương hóa thành sao Kị, ý nghĩa trực tiếp nhất là “sai lầm về văn thư”, cho nên lúc thi cử, làm hợp đồng, gửi văn thư,.v.v … đều phải cực kỳ cẩn thận để tránh sai lầm, làm tăng thêm phiền phức không cần thiết. Tóm lại, Văn xương Hóa Kị là “chữ nghĩa gây ra rối ren, phiền phức”.

Văn xương tuy không dính dáng đến kim tiền, nhưng thời hiện đại là xã hội công nghiệp, văn thư thường có liên quan đến thương nghiệp, do đó cũng dễ tạo thành tổn thất kim tiền. Khác với Văn khúc Hóa Kị, khi Văn xương Hóa Kị là vì yêu cầu của người khác, hay vì sai lầm của người khác, mà bản thân mệnh tạo phải gánh trách nhiệm, còn đối với Văn khúc Hóa Kị thì trách nhiệm là do bản thân phải gánh vác, tức sai lầm là do bản thân gây ra. Cho nên Văn xương Hóa Kị thường dễ vì cho mượn, hoặc đứng ra lấy tư cách bảo đảm mà bị tổn thất.

Văn xương Hóa Kị, lạc hãm thì làm việc không chú tâm, thường thường vì sơ sót mà gây ra trắc trở, còn biểu trưng cho là “mau quên”, có lúc lại biểu trưng cho “có tài mà không gặp cơ hội, học mà không dùng”, Văn xương Hóa Kị cũng có thể biểu trưng cho “bỏ học nửa trừng”.

Văn xương thích hợp làm công việc quảng bá, soạn thảo. Ngoài ra Văn xương Hóa Kị còn là điềm tượng hôn lẽ không được trọn vẹn, nếu gặp sát tinh nặng, phần nhiều không có hôn lễ, cũng chủ về bị quấy nhiễu, gây khó khăn về tình cảm. Văn xương Hóa Kị chủ về “lốm đốm”, cho nên biểu trưng cho tàn nhang, nốt ruồi, đậu mùa.

Trên là những ý vị phổ biến và khái quát của Văn Xương Hóa Kị, cần phải xem xét các sao hội hợp thực tế mà định tính chất cụ thể.

Vũ Khúc Hóa Kị – Can Nhâm

Vũ Khúc Hóa Kị - Can Nhâm | Cohoc.vn

Vũ khúc là sao “tiền tài”, lúc hóa thành sao Kị sẽ biểu trưng cho tình trạng xoay chuyển tiền bạc khó khăn, hoặc vì người khác mà phải ngưng dừng nửa chừng, có lúc vì hoàn cảnh khách quan thúc đẩy mà phải mở rộng việc kinh thương buôn bán đến nỗi không dự toán được, khiến tiền bạc tổn thất. Đây là ý nghĩa cơ bản của Vũ Khúc Hóa Kị.

Vì vậy có lúc cũng chủ về bệnh tật dây dưa kéo dài, hoặc tiến hành một sự kiện nào đó vượt quá dự liệu, do đó ảnh hưởng đến tình hình chi tiêu. Ví dụ như Vũ Khúc Hóa Kị ở cung Điền Trạch đồng độ với Tham Lang, chủ về vì sửa sang nhà cửa vượt ngoài dự toán ban đầu, để hoàn thiện thì phải cố thu xếp, dẫn đến tiền bạc trống rỗng.

Vũ Khúc chủ về “quyết đoán”, sau khi Hóa Kị nhuyễn hóa thành “quyết liệt”, có nghĩa là khi phải giải quyết vấn đề rắc rối phức tạp thì thường quá cứng rắn, nên dễ bị trắc trở. Tinh hình như vậy rất dễ xuất hiện trong vấn đề tình cảm, cho nên hôn nhân trở nên bất lợi.

Cổ nhân cho rằng đây là tinh hệ “không có lạc thú phòng the”, ở thời hiện đại đây là điềm tượng hôn nhân đổ vỡ.
Vũ Khúc Hóa Kị cũng bất lợi về sức khỏe, chủ về phẫu thuật. Lúc hội hợp các sao không tốt, thì chủ về khối u, phù thũng. Khi hội hợp với Tạp diệu chủ về các bệnh có tính hao tổn, nếu còn gặp thêm các sao Sát – Hình, có lúc biểu trưng cho bệnh ung thư.

Do Vũ Khúc Hóa Kị có đặc tính “quyết đoán”, do đó còn có thể biểu trưng cho rụng răng, đau răng.

Nói chung Vũ Khúc Hóa Kị ở 12 cung đều có ý vị không cát tường.

“Vũ khúc Thiên phủ” đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ, khi Vũ khúc Hóa Kị thì Thiên phủ ắt sẽ hóa Khoa. Tham khảo mục Thiên phủ – can Nhâm hóa Khoa.

“Vũ khúc Tham lang” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi (ở cung Mùi thì gặp Lộc tồn), mà Vũ Khúc Hóa Kị, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Phá quân” và “Tử vi Thất sát” mà Tử vi hóa Quyền.

Tinh hệ này thường chủ về lý tưởng quá cao mà “lực bất tòng tâm” (bao gồm cả năng lực tài chính), vì vậy xảy ra thất bại. Cho nên có lúc cũng chủ về việc sắp thành lại hỏng.

Nếu có các sao đào hoa đồng độ, thì nên theo ngành nghệ thuật biểu diễn, giải trí, vui chơi, v.v… thì lại có thể phát huy. Nếu có Sát tinh đồng độ, thì thích hợp với ngành công nghệ, khoa học kỹ thuật. Việc theo những ngành nghề này, còn có thể hóa giải đặc tính xấu của Vũ Khúc Hóa Kị, nhưng vẫn khó tránh gặp phải rắc rối về tinh cảm.

Nếu có Hỏa tinh Linh tinh đồng độ, chủ về sau khi phát lên một cách đột ngột sẽ dễ bị suy sụp nhanh chóng. Cần phải xem xét các sao Lưu niên để tìm cách “xu cát Tỵ hung”.

“Vũ khúc Thiên tướng” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, Vũ Khúc Hóa Kị, đối cung là Phá Quân, tam phương là “Liêm trinh Thiên phủ” mà Thiên phủ hóa Khoa, lại hội Tử vi hóa Quyền.

Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều hội Sát tinh.

Tinh hệ này có hai điểm bất lợi: Một là, hôn nhân dễ sóng gió, trắc trở trọng đại; Hai là, ưa hợp tác với người khác để sáng lập sự nghiệp, nhưng thường vì nóng lòng muốn mau thành, mà bị tổn thất, thất bại.

Đạo “xu cát Tỵ hung” là kết hôn muộn, rất nên thận trọng trong việc lựa trọn bạn đời. Phải suy tính kỹ lưỡng kế hoạch hợp tác, và định rõ các điều kiện hợp tác một cách tỷ mỹ mới có thể tiến hành.

Đại khái là, tinh hệ này không nên hợp tác kinh doanh, trái lại có thể nên một mình đảm trách công việc, nguy cơ thất bại cũng nhỏ hơn.

“Vũ khúc Thất sát” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu (ở cung Mão có thể gặp Lộc tồn), đối nhau với Thiên Phủ hóa Khoa, tam phương hội với “Liêm trinh Tham lang” và “Tử vi Phá quân” mà Tử vi hóa Quyền.

Tính chất cơ bản của tinh hệ này là “cô độc và hình khắc”, cho nên không thích hợp với nữ mệnh, chồng và con đều dễ ly tán. Cổ nhân cho rằng nên làm nhị phòng hay kế thất, thời hiện đại chủ về không có hôn lễ chính thức.

Đời người thường gặp sóng gió lớn, đây cũng là đặc điểm của tinh hệ này, cho nên mưu sự thường rất hao tổn sức lực, tinh thần bị áp lực rất nặng. Ở cung Mão thì đỡ hơn.

Nhiều lực để thư giãn, giảm áp lực, lại chủ về thích tiêu sài, nữ mệnh thì càng nặng. Nếu có Phỉ Liêm đồng độ, thì mua sắp cuồng nhiệt, nhưng mua rồi lại thường không dùng tới.

Vũ Khúc độc tọa Hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là Tham Lang, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Thiên tướng”, và “Tử vi Thiên phủ” mà Tử vi hóa Quyền và Thiên Phủ hóa Khoa. Ở cung Thìn thì bị Kình dương Đà la hội chiếu, ơ cung Tuất thì đồng độ với Đà la.

Thìn và Tuất là “Thiên la Địa võng”, Vũ Khúc Hóa Kị ở đây dễ biến thành suy nghĩ nông cạn. Thường hay nóng lòng muốn đột phá, nhưng khi xử lý sự vụ lại gây thêm phản ứng ngược, dẫn đến tình hình càng thêm rắc rối khó khăn và phiền thức.
Tinh hệ này còn chủ về khi bị trắc trở thì lại thường có phải ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, do đó dễ biến thành thất chí.

Thích lãng phí cũng là khuyết điểm của tinh hệ này. Thường thường tổn hao tiền vì bạn bè, mà thường không thấy được báo đáp.

Cũng chủ về hai lần kết hôn, nên kết hôn muôn, nhất là nữ mệnh.

“Vũ khúc Phá quân” đồng độ ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, mà Vũ Khúc Hóa Kị, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Thiên Tướng, tam phương hội hợp với “Liêm trinh Thất sát” và “Tử vi Tham lang” mà Tử vi hóa Quyền.

Tổ hợp các sao cơ bản đã có tính chất đổ vỡ và trắc trở, nhất là khi hợp tác với người khác sẽ có kết cục xấu.

Vũ Khúc Hóa Kị ở cung Hợi, thì Kinh dương và Đà la sẽ giáp cung, thành cách “Kình Đà giáp Kị”, tình hình sẽ xấu hơn ở cung Tỵ. Ngoài việc không nên hợp tác với người khác, còn chủ về cuộc đời phần nhiều đều bị kinh tế áp lực, hễ có hành động thì liền bị kinh tế giới hạn, khiến không thể đạt được lý tưởng. Nếu có thêm Hỏa tinh Linh tinh đồng độ, thì đây là hiện tượng sụp đổ, thường thường việc sắp thành lại hỏng. Gặp Thiên nguyệt, Thiên hư, Âm sát, thì chủ về cơ thể suy nhược, bệnh hoạn.

Hễ Vũ Khúc Hóa Kị, thì Tử vi trong nhóm “Tử vi Tham lang” ắt sẽ hóa Quyền, vì vậy tình hình khó khăn kinh tế thường do ham muốn quyền lực gây ra, biểu hiện ở khuynh hướng “lực bất tòng tâm” và khuynh hướng lãng phí.

Vũ khúc Hóa Kị ở hai cung Tỵ hoặc Hợi, nam mệnh bất lợi về hôn nhân, chủ về vợ lộng quyền.

Tham Lang Hóa Kị – Can Quý

Tham Lang Hóa Kị - Can Quý | Cohoc.vn

Ý nghĩa cơ bản của Tham Lang hóa thành sao Kị là “đoạt tình”. Vì vậy, nhẹ thì không như lý tưởng, nặng thì cảm thấy trắc trở về tâm lý. Nhưng thông thường không bị tổn thất về vật chất.

Tham Lang Hóa Kị mang lại bất lợi có tính chất khá ôn hòa, thường chỉ là tranh cãi ồn ào, hoặc tâm trạng không yên, tâm trạng không yên có lúc kéo dài, vì vậy mệnh tạo dễ đi tìm kiếm sự kích thích.

Tham Lang vốn đã có ý vị trang sức, trang hoàng, làm dáng, khi Tham Lang Hóa Kị sẽ làm mất đi phép lịch sự, hoặc có phần “đức” không tốt. Có lúc, cũng là trang sức, trang hoàng, làm dáng không được như lý tưởng, không tìm ra được cách sửa sang cho hợp sở ý, ví dụ như thích sửa sang cho đẹp chỗ ở nhưng khi trang trí, trang hoàng bố cục nội thất, thì việc lại rối tung rất khó thỏa mãn theo ý tưởng của chính mình.

Lúc “giao tế thù tạc”, ảnh hưởng của Tham Lang Hóa Kị mang lại sẽ là tốn tiền một cách vô ích, dùng tiền chi phối “quan hệ thù tạc” mà không được ai để mắt đến, không được bạn bè chú ý, cũng không được người ta gọi là hào sảng.
Lúc có các sao đào hoa, hoặc các sao “khoa văn” đồng độ, Tham Lang Hóa Kị là biểu trưng cho biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thường biểu hiện bản thân trong giao tế, nhưng không xảy ra sự cố có tính chất đào hoa.

Tham Lang Hóa Kị cũng chủ về vất vả, có đặc tính “không có việc gì đáng mà cứ phải bôn ba bận rộn”, lòng ham muốn tạo dựng sự nghiệp cực nặng, thường không lo nghĩ quan tâm đến gia đình, còn ưa mở rộng kinh doanh nhiều phương diện, khiến càng vất vả khổ lụy, lúc thu hoạch kết quả thì lo lắng đến kết quả không được như ý tưởng ban đầu.

Tham Lang độc tọa Hóa Kị ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, đối cung là Tử vi độc tọa, tam phương hội hợp với Phá Quân hóa Lộc và Thất Sát độc tọa.

Tham Lang Hóa Kị ở hai cung này lại chủ về “tài nghệ”, nhưng bất lợi về tình cảm. Nhất là nữ mệnh dễ bị người đã có gia đình theo đuổi, dù hôn nhân có sự cố thay đổi, nhưng vẫn có khuynh hướng “ngó đứt mà lòng còn tơ vương”, không thể dứt khoát được.

Trong 12 cung Tham Lang Hóa Kị ở cung Tí là tốt nhất, cung ngọ là kế đó, sự nghiệp và tiền bạc đều tốt, chỉ tại mệnh tạo luôn cảm thấy không được như lý tưởng mà thôi.

“Vũ khúc Tham lang” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Tham Lang Hóa Kị ắt sẽ có Kình dương đồng độ, hoặc Kình dương Đà la hội chiếu, tam phương tương hội với “Liêm trinh Phá quân” mà Phá quân hóa Lộc, và “Tử vi Thất sát”.

Tham Lang Hóa Kị ở bản cung, chủ về sự nghiệp và tiền bạc không có gì đáng ngại, chỉ chủ về đời người khó đạt tới lý tưởng, nhưng thông minh tài trí vẫn được phát huy, phần nhiều phát huy trong nghề nghiệp. Tuy vẫn khó tránh rắc rối về tình cảm, nhưng rốt cuộc vẫn giải quyết được.

Tham Lang Hóa Kị độc tọa ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần thì gặp Lộc tồn), đối cung là Liêm Trinh, tam phương tương hội với Phá Quân độc tọa hóa Lộc, và Thất Sát độc tọa.

Tham Lang Hóa Kị ở hai cung này, nếu có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ, cũng chủ về có tiền của bất ngờ. Nhưng nếu hội Kình dương và Đà la, cổ nhân cho rằng đây là điềm tượng “bị lưu đầy”, thời cổ đại khi “bị lưu đầy” còn bị săm đóng “dấu chữ” lên mặt, do đó ý vị mở rộng là “phá tướng” hoặc có thẹo, có lúc là giải phẫu thẩm mỹ. Nữ mệnh gặp tổ hợp tinh hệ này chủ về bị người có gia đình theo đuổi.

“Tử vi Tham lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, Tham Lang Hóa Kị, tam phương tương hội với “Vũ khúc Phá quân” mà Phá Quân hóa Lộc, và “Liêm trinh Thất sát”.

Tinh hệ này “tam phương tứ chính” đều gặp Sát tinh.

Tham Lang Hóa Kị sẽ giảm bớt ý vị “Đào hoa phạm chủ”, mà chủ về làm tăng năng lực phát triển sự nghiệp. Khi gặp Hóa Kị chỉ là không được như ý tưởng, có lúc cũng chủ về sự nghiệp phát triển chậm.

Tinh hệ này còn có sắc thái “tham việc” do đó thường kiêm nhiều nghề, hoặc có ý thích cùng một lúc hai việc, nhưng trên thực tế chỉ làm tăng gian khổ trong đời người.

Nếu so sánh thì tinh hệ này ít có rắc rối về tình cảm.

Tham Lang độc tọa Hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất (ở cung Thìn còn hội Lộc tồn), đối cung là Vũ Khúc, tam phương tương hội với Pha Quân độc tọa hóa Lộc, và Thất Sát độc tọa.

Tinh hệ này ở cung Thìn thì “Lộc trùng điệp” có thể thành Cách. Ngoại trừ cách “Hỏa Tham” và “Linh Tham”, có không chủ về phát lên một cách đột ngột, mà là điềm tượng dùng tài trí và kỹ năng của bản thân để tạo dựng sự nghiệp. Ở cung Tuất tuy không có “Lộc trùng điệp”, nhưng cũng có thể thành phúc cách. Nhưng bất kể ở cung nào cũng đều khó tránh vất vả. Về phương diện tình cảm, nhất là nữ mệnh, thường không lãng phí thời gian, tinh thần chỉ chuyên chú lo cho sự nghiệp mà thường làm lỡ mất lương duyên.

“Liêm trinh Tham lang” đồng độ ở hai cung Tỵ hoặc Hợi (ở cung Hợi có Đà la đồng độ, ở cung Tỵ có Kình Đà hội chiếu), Tham Lang Hóa Kị, tam phương tương hội với “Tử vi Phá quân” mà Phá Quân hóa Lộc, và “Vũ khúc Thất sát”.

Tham Lang Hóa Kị ở tinh hệ này, do có Liêm Trinh đồng độ, nên thường biểu trưng cho đau khổ về tình cảm. Tinh hệ này còn là biểu hiện của nghệ thuật. Tổng hợp hai tính chất này sẽ thành nỗi thống khổ trong nghệ thuật, hoặc chủ về nghệ nhân gặp nhiều rắc rối về tình cảm.

Người có tinh hệ này thủ Mệnh, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, phần nhiều đều có tính xung động trong kinh doanh làm ăn, do đó thường gây ra trắc trở. Lúc đầu tư, thường thường có khuynh hướng mạo hiểm, dễ thành phá tán thất bại, cần phải chú ý phép “xu cát Tỵ hung”.

Sao Hóa Kị ở Cung Quan Lộc

Sao Hóa Kị ở Cung Phu Thê

Sao Thái Âm Hóa Kị

Sao Hóa Kị Cung Tử Tức

Thay lời kết

Tóm lại, Sao Hóa Kị chủ về mùa đông, nơi tiết trời lạnh giá, vạn vật thu tàng, suy kiệt. Mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt tàng ẩn để sẵn sàng đâm trồi nảy lộc khi xuân đến . Hóa Kị có thể coi là 1 quá trình thoát thai hoán cốt của vạn vật nên Hóa Kị cũng biểu hiện cho sự thông minh đầy gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ về trí nên thường xuyên xoay chuyển, đôi khi quá độ thành ra phản bội lại anh em …

Thạch Trung Ẩn Ngọc

0

Thạch trung ẩn ngọc

Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách cục khi Sao Cự Môn tọa thủ tại 2 cung Tí – Ngọ. Đây là cách mà bị người đời suy diễn nhiều nhất. Nào là phải gặp Tuần Triệt “mới mong sáng rõ”, hoặc “phải có hung tinh mới mong phá đá để lộ ngọc ra ngoài”…đủ trò. Nhưng thực chất về cách này thế nào?

Góc nhìn từ cổ thư

Cổ thư viết “Cự Môn Tí Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”.

Cự Môn ở Tí Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc Khoa Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách.

Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách nói ẩn dụ của cổ nhân khi Cự Môn hội hợp được Cát diệu...
Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách nói ẩn dụ của cổ nhân khi Cự Môn hội hợp được Cát diệu…

Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tí Ngọ, vốn là đất vượng của Sao Cự Môn. Nhưng bản chất thì Cự Môn là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự Môn lâm vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.

Phân Tích

Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó :

  • Cự Môn gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
  • Cự Môn gặp Lộc tồn là Thứ cách.
  • Cự Môn độc vượng, không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”. Cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung.

Cổ thư viết về trường hợp này có nói “Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương”. Tức là: Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.

Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.

Kết luận

Cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng:

“Bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt”

Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.
Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.

Cự Cơ Mão Dậu – Chúng Thủy Triều Đông

0

Cự Cơ Mão Dậu là cách cục khi Sao Thiên Cơ và Sao Cự Môn đồng cung tại Mão, Dậu. Đây là cách được cổ nhân ví như là chúng thủy triều đông. Tức là 100 dòng nước chảy về phía đông, chủ tiền tài không phải ít. Cái này đúng, cách này lợi về mặt tiền bạc do Cự Cơ đắc cách ở 2 cung Mão & Dậu. Tuy nhiên cách này lợi tài lộc nhưng lại hỏng đường thứ 2. Đó là đường gia đạo.

Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia

Hoặc

Cự tú Thiên Cơ vi phá đãng

Có nghĩa là người gặp cách Cự Cơ Mão Dậu khó mà yên ổn đường gia đạo. Loanh quanh vợ chồng hay cãi cọ nhau mà tan nát gia đình. Tuy nhiên lại nói, khi hạn đến Cự Cơ khả dĩ dựng nghiệp. Tức là nói có thể kiến tạo được cơ nghiệp, lợi về tài cách.

Cự Môn tại Mão Dậu cung, gọi là Cự Cơ Mão Dậu. Nó không hình thành hẳn một cách cục có điểm đặc trưng riêng như một số cách cục khác, mà chỉ là tên gọi của thế đứng chính tinh. Người ta hay gọi nó là “thế Cự Cơ Mão Dậu” thay cho “Cách Cự Cơ Mão Dậu” là vì nguyên nhân trên. Cũng có người thì đặt tên cách này là Cơ Cự Đồng Lâm, những chẳng qua chỉ là mỹ từ thôi, vì nó cũng là nghĩa Cự Cơ đồng cung tại Mão dậu vậy.

Khi Cự Môn đồng cung Thiên Cơ ở đất Mão Dậu, thì nhìn nhận đầu tiên là cả hai sao đều nhập miếu. Nhưng vì nó là sự kết hợp của một Cát tinh và một Hung tinh, nên dù sao cũng có nhiều khiếm khuyết. Có rất nhiều quan điểm xung quanh thế đứng này của Cự Môn. Nhưng xem ra, tựu chung lại thì vẫn chỉ xoay quanh vấn đề phối hợp với tá tinh mà ra cả.

Nhìn trong toàn tinh bàn, đây là Cự Cơ gặp nhau khi Tử Vi di chuyển đến Thìn Tuất, tại vị trí này Tử sẽ gặp Tướng. Do vậy bài bố toàn tinh bàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của thế đứng này. Nếu trong trường hợp này mà Mệnh cư vào Mão Dậu hai cung thì ta sẽ thấy:

Cung Tài là Thiên Đồng đắc, cung Quan Vô chính diệu, cung Di Vô chính diệu mà Nhật Nguyệt thì đồng cung tại Sửu Mùi sẽ nhập Cung Phu Thê, Phúc cung sẽ là Thiên Lương hãm tại Tỵ-Hợi. Chưa cần bàn đến Cự Cơ, chỉ nhìn thế đứng của Tử vi tinh bàn này cũng cho thấy chủ nhân không thể là người an nhàn. Cho dù có đạt phú quý công danh cũng không thể nhàn hạ được.

Xem ra, nếu xét Tam Phương Tứ chính thì thế đứng này không hẳn là toàn vẹn, bởi lẽ chỉ có Bản cung là sáng sủa, mà Tài cung thì có Thiên Đồng vốn dĩ được cho là “bạch thủ thành gia” – tay trắng mà dựng lên cơ nghiệp. Cung Di, Cung Quan đều Vô Chính Diệu, nguyên thần chính khí suy kém, cho nên nếu muốn nên công quả trong quan trường, buộc phải mượn đến phụ tinh, tá diệu mới hy vọng, mà kể cả ngay khi có đầy đủ bọn tá diệu, cát hóa cũng phải lao đao lận đận mới thành. Cũng chính vì điểm này mà quan điểm về Cự Cơ Mão Dậu có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngay cả trong Phú đoán cũng có 2 chiều hướng Cát-Hung rõ rệt.

Cổ nhân bình về thế đứng này có viết : “kiến phụ tá cát diệu giả, mão cung khả quý hiển, phú diệc nại cửu, nhi dậu cung tắc hữu quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu đích khuyết hãm.” – Gặp phụ tá là cát diệu, nếu ở Mão cung thì có thể quý hiển, nhưng dù cho có Phú cũng không bền, mà tại Dậu cung thì có thể sẽ được quý nhưng cũng không nổi danh được. Phú mà không bền, Quý mà không hiển, đó chính là cái sự khuyết hãm của Cự Cơ Mão Dậu vậy.

Phú có nói “Cự Cơ cư mão, Ất Tân Kỷ Bính nhân vị chí công khanh” – Tức là Cự Cơ ở Mão, người tuổi Ất-Tân-Kỷ-Bính thì có thể làm đến công khanh. Nhưng lại nói thêm “Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” – Tức là Cự Cơ đóng ở cung Dậu mà gặp Hóa cát (Lộc Quyền Khoa), dẫu có tiền bạc, công danh nhưng cũng không được vinh hiển.

Sở dĩ như vậy, chính vì bản chất của Cự Môn là Ám tinh thuộc Hung tinh. Cho dù thế nào cũng không tránh khỏi cái sự thăng trầm lao đao, khá lên nghèo xuống nhiều lần. Như phần trước đã nói, kiểu gì cũng phải “kinh lịch gian tân”, nghĩa là phải trải quan nhiều gian khổ. Phú thì cũng có mà chẳng bền, tiền tài đến rồi lại đi, từ trong gian khó vươn lên, nhưng rồi cũng khó lòng bảo toàn. Mà quý thì cũng không vênh váo được với đời, có chăng chỉ là nhất thời đắc vận được một chút, mà về sau thì im hơi lặng tiếng. Hơn nữa, trong câu chuyện Phú-Quý này, cũng như phần trước đã nói : Nếu biết dừng đúng lúc thì bảo toàn được thân danh, bằng mà cứ leo lên chót đỉnh thì thân bại danh liệt. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Cự Môn.

Xưa cổ nhân thì vẫn coi trọng Cự Cơ ở Mão hơn là Cự Cơ ở Dậu, bởi lẽ, ở Mão thì Ngũ hành bản cung thuộc Mộc, mà Cự thuộc Thủy, Cơ thuộc Mộc đều là sinh vượng bình hòa cho nhau. Còn Dậu cung thuộc Kim, so với ngũ hành bản thể của Cự Cơ đều là bị khắc chế hoặc sinh xuất.

Vì thế mà trong Trung Châu phái mới phân tích rạch ròi ra rằng : “Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung, hữu Hóa lộc hoặc Hóa quyền hoặc Lộc tồn đồng độ giả, tịnh hữu Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu giả, chủ cực quý. Cự môn, Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy hữu Hóa lộc, Hóa quyền hoặc Lộc tồn cát đắc đồng độ, tắc chủ quý nhi bất hiển, phú nhi bất cửu. Dĩ thượng các cung vị, quân dĩ tam phương tứ chính bất ngộ kình dương, đà la, hỏa tinh, linh tinh vi hợp cách”

Tức là Cự Môn, Thiên Cơ tại Mão cung có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Lộc Tồn hội hợp, lại thêm Tả Hữu Khôi Việt thì cực quý. Còn Cự Môn Thiên Cơ tại Dậu cung, tuy cũng có Lộc, Quyền, Lộc Tồn hội hợp, thì vẫn quý mà không hiển, phú mà không bền. Trên tất cả các cung vị, cũng như tam phương tứ chính đều phải tránh xa Kình Đà Hỏa Linh thì mới hợp cách cục.

Nữ mệnh Cự Cơ Mão Dậu

Riêng đối với Nữ mệnh, khi rơi vào Cơ Cự đồng lâm, cổ nhân không cho là tốt, phê rằng : “Cự Môn Thiên Cơ vi phá đãng”. – Cự môn Thiên Cơ đồng cung nhập nữ mệnh thường là người vẫn được phú quý, nhưng gia đạo khó toàn.

Nữ mệnh Cự Cơ Mão Dậu thường buồn phiền chuyện gia đạo...
Nữ mệnh Cự Cơ Mão Dậu thường buồn phiền chuyện gia đạo…

Đẩu số Toàn thư còn chú thêm : “Dần Mão Thân cung an mệnh Cự Cơ phùng chi, tuy vi vượng địa, nhiên chung phúc bất toàn mĩ, hoặc phú quý bất miễn tư tình, như cư hãm địa hạ tiện.” – Tức là : Dần-Mão-Thân cung mà an mệnh gặp Cự-Cơ, thì tuy là đất vượng địa đấy, nhưng cuối cùng cũng không được toàn mỹ, hoặc phú quý thì không tránh khỏi tư tình, còn nếu như mà cư hãm địa thì hạ tiện”.

Cũng chính vì thế mà Cổ nhân phê Nữ mệnh Cự cơ là “Cự Cơ Mão Dậu bất nghi gia” – tức là Cự Cơ ở Mão Dậu không thành gia đình được. Có lẽ, chỉ là ở cái bản tính Thị phi chiêu oán. Nên khó lòng bảo toàn gia đạo. Cũng do quan niệm trước đây về gia đình là phải “Phu xướng phụ tùy” – chồng là chủ khởi xướng thì vợ phải theo. Nếu gặp người nào mà có nhiều ý kiến phản đối, thì chắc chắn khó bảo toàn gia đình. Đến ngay như xã hội hiện đại cũng vậy thôi, nếu phụ nữ mà không khéo, cứ chao chát thì cũng dễ tan vỡ lắm.

Vai trò của Thiên Cơ trong cái thế Cự Cơ này thể hiện gần như mờ nhạt, bởi lẽ nó không có đồng minh, tam phương Tứ chính chỉ có một mình. Chính vì thế nên rất cần các phụ tinh, tá diệu cát như Khoa Quyền Lộc Quý, Xương Khúc Tả Hữu.

Thay lời kết

Cự Cơ Mão Dậu cũng là 1 cách cục đặc biệt khi Thiên Cơ hội với Cự Môn, là cách cục thiên về tài khí. Tuy nhiên, mẫu người Cự Cơ thường là người vất vả, bận rộn, lo toan, bon chen và sắc sảo. Cả cuộc đời lúc nào cũng mải mê, bề bộn. Muốn có một chút an nhàn cũng khó, thân – tâm đều không thể an tịnh.

Câu chuyện tử vi (phần 2)

0

Liên bị chứng rò tuỷ, người cứ gầy đét dần, mặt quắt, môi thâm xám ngoét. Anh ta sợ gió, nước, thêm bệnh viêm đau khớp nữa. Cuối cùng đến khi thằng Được ba tuổi, anh ta bị bệnh tim, đau ngực. Chán quá, Liên hút thuốc phiện cho đỡ đau và đỡ buồn!… Cuối cùng, Liên nghiện nặng và mất khả năng về tình dục. Vợ anh chán ngán, đổ bệnh, ốm dậy người cứ ngơ ngác như mất hồn. Đến một hôm chị ta ra chợ, chen chúc thế nào lại bị một thanh niên nó bóp vú cho một cái. Hằng không chửi được cậu ta mà lại liếc một cái. Cậu thanh niên đi theo chị ta. Chị ta đi tắt qua ruộng ngô về làng; đến giữa cánh dồng, cậu thanh niên vứt cái thúng hàng trên đầu Hằng xuống rồi kéo Hằng xuống. Không một tiếng kêu. Sau đó, Hằng cứ phiên chợ nào cũng đi, nói đi bán than. Chị cứ đi mua than về rồi đem về bán lẻ cho các là rèn ở chợ. Sau đó lại quay ra làm hàng xén, giã gạo, xay thóc ban ngày, xẩm tối đi bỏ mối. Dạo nó, kinh tế nhà họ Bùi đã sa sút dần, người bốc thuốc ít dần, bệnh Liên nặng thêm. Một hôm có người đàn bà đi qua nhà họ Bùi, vừa đi vừa hát: “Vì buồn gánh gạo đội than, vì buồn phải lên núi xuống ngàn.” Hằng nhìn ra thấy đó là vợ một người thợ rèn quen, cô ta đỏ mặt chui vào buồng.

Thấy con dâu béo khoẻ ra, ông Hinh nghi nhưng chỉ thở dài. Việc của ông là chăm lo thằng cháu đích tôn nên người. Ông căn lá số cho nó, thấy sao thủ mệnh là Thất sát hãm địa gặp Thiên không, Thiên riêu, Kình dương. Vốn là những sao chủ trì mạng rất tham dâm, gian quyệt, hại người lành. Cung phúc có Địa kiếp, Địa không , cho nên phúc hoạ khôn lường. Ông nghĩ chưa hết phúc hay họa, đức năng thắng số cơ mà. Có cái Kình dương vốn dĩ biểu hiện của vật thể là cái đồ nam tính, quả không sai. Xem trong cung tử của cháu, ông ta thấy có lắm con trai, lấy làm mừng. Ông phải chăm nó lớn ngoan.

Được bốn tuổi, ông Hinh đã dạy Tam tự kinh cho cháu, và nói: “Học chữ quốc ngữ sau, học Tam tự kinh là học lễ trước. Ông dạy: “ Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, giảng cho thằng cháu ngồi há hốc mồm nghe: Nếu không giáo dục thì tính con người thay đổi, xấu đi. Rồi: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, rồi “Nhân bất học, bất tri lý”, “Ngọc bất trác, bất thành khí”; “Đệ ư trưởng, nghi tiên tri”. Đến đoạn “Cao tằng tổ, phụ chi thân, thân chi tử, tử chi tôn, chí nguyên tằng, nãi cửu tộc, nhân chi luân”. Giảng mãi cho nó mà nó không nhớ được chín đời (cửu tộc) từ kị (cụ) tằng tổ (cụ); tổ (ông), phụ (cha), thân (bản thân), tử (con), tôn (cháu), nguyên (chắt), tằng (chút). Nó hỏi: “Thế ông là gì?” Ông nó trả lời: Ta là tổ của cháu. Thằng cháu kém trí, cứ ê a mãi: Cao tằng, tổ phụ, chi thân. Ông Hinh cười: “Mày cứ như chửi ông ấy!”

Có lần nó theo ông đi bắn chim. Ông Hinh có khẩu súng hoa cải. Hai ông cháu bò vào một triền cỏ sát bờ sông, ở đó chim sẻ, chim ri đậu rất nhiều. Ông ngắm lưng lửng rồi bảo thằng cháu ném một cục đất. Đàn chim thấy động bay lên nửa mét thì ông Hinh bóp cò, đạn ghém toé ra, chim rụng như sung, thằng bé khoái chí cười như nắc nẻ. Trong đó, ông nhặt được một con chim sáo bị thương nặng, liền lấy cái lọ ra hấng máu. Ông bảo cháu: “Máu chim sáo ngâm mật cóc chữa được bệnh uốn ván , còn một cách chữa nữa là bắt giòi trong phân người đem nung khô dưới cái chôn bát, nghiền tơi, ngâm với nước tỏi. Đàn ông thì dùng bảy con, đàn bà thì dùng chín con. Tuỳ bệnh nặng nhẹ mà ngày uống một vài lọ thuốc bằng cái này này !” Ông chỉ vào cái lọ đang cầm bằng sứ bé hơn cái chén hạt mít. Ông hấng máu chim sẻ để ngâm rượu. Thằng cu con túm con chim sáo đập xuống đất cho đến chết, rồi nó giúp ông nhặt xác chim cho vào cái rọ, dễ đến mấy chục con. Qua một đoạn đường cỏ mọc nhiều cây thài bi, có một con chim bìm bịp bay tạch tạch vào một bụi. Ông Hinh suỵt cháu vào một góc, rôì moi lưới tung trùm lên bụi. Sau đó ông bảo thằng Được chui vào vồ con chim.
Trên đường về, ông cháu Được gặp một vị sư. Nhà sư nhìn thấy bọc chim to, máu rỏ rọc đường, ông ta trợn mắt lên, che mặt đi nhanh vào khúc đường khác, miệng lẩm bẩm: “ác quá, ác quá!” .

Được hỏi ông Hinh:- Nhà sư nói gì vậy ?
– Ông thấy bảo chim này không ngon bằng gà ác tiềm thuốc bắc, ông vẫn làm cho cháu ăn cho khoẻ.

Về nhà, ông Hinh cho con chim bìm bịp vào ngâm rượu đem chôn dưới gốc cây lựu, bảo cháu: “Nhớ ba tháng sau nhắc ông nhé, không uống thì bán”.

Mùa đông năm ấy, giặc Pháp chuyển hướng bình định xuống vùng quê của họ. Giặc đi đến đâu là đốt phá, giét chóc và hãm hiếp. Đàn ông còn khoẻ lo chống giặc, đàn bà thì mặc hai cái váy đụp bó người, sợ giặc làm càn. Ông Hinh lo quá, dẫn thằng cháu tản cư lên vùng núi phía Bắc gần hai năm. Lúc quay lại thì làng đã thành làng kháng chiến vững mạnh. Hào, hố công sự, tre trồng khắp nơi, rào làng cắm chông cản giặc. Liên đã bị giặc giết chết trong một trận càn, anh ta bị trúng đạn lạc. Còn Hằng bỏ làng đi theo anh thanh niên nọ, sang tỉnh bạn, nghe đâu cũng tham gia kháng chiến bên đó.

Ông Hinh dựng tạm một căn lều nhỏ trên cơ nhà đã bị đạn moóc – chi – ê đánh sập, chỉ có ngôi từ đường của nhà họ Bùi vẫn còn nguyên vẹn.

Hoà bình lập lại, thằng Được đi học, nó lớn lên trong sự chăm chút đặc biệt của ông Hinh.

Hằng trở về làng, anh thanh niên cũng đã bị chết vì giặc dã. Hằng không đi bước nữa, ở vậy nuôi con. Lúc đó, ông Hinh đã yếu lắm, hơn sáu mươi tuổi, đã thôi bốc thuốc, sống nhờ con dâu nuôi.

Được đi học nhưng tối trí; họp phụ huynh lần nào Hằng cũng được cô giáo nhắc là con lười học, nghịch ngợm và hay trêu chọc bạn. Tính Được y như tính Liên, ít nói, hay nghĩ ra những trò tai quái như: ném pháo vào phân trâu, nhét chuột chết vào cặp bạn gái, dính nhựa sung vào ghế của cô giáo. ở lớp học, có Lân cùng xóm với Được. Lân hiền, hay thương người, gặp cảnh khó chịu cậu ta liền tỏ ý ngay. Có hôm Được vứt cặp sách của Lân xuống vũng nước. Nhiều lần trêu trọc làm cậu ta phát cáu. Khi Được rủ Lân trốn học, Lân không nghe, Được bảo: “Mày học làm gì, học nhiều, biết lắm rồi khổ !”. Lân chửi: “Mày ngu thế, tao học để biết, không để ngu như mày !” Được nhảy vào đấm Lân sưng cả mặt. Được còn vục bùn, ném vào mặt Lân, xong nó bảo: “Theo luật, kẻ mạnh là kẻ thắng. Ông tao bảo, nếu cần thì không chừa thủ đoạn nào. Mày sợ chưa ?” Lân vuốt mặt bảo: “Mày là thằng vô lại, khốn nạn, mới nứt mắt mười hai tuổi đã mất dạy. Mày đánh tao, tao sẽ mách ông mày, mách cô giáo”.

Được cười nói: “Có giáo họ xa với nhà tao. Tao sẽ bảo chính mày đánh tao trước”. Nói xong, nó vù chạy đi. Sau nó bảo với cô giáo là Lân gây gổ, chửi bới làm nhục nó trước. Lân tức quá, nói với cố giáo: Chính nó, chính Được là thằng mất dạy, gây gổ hay khích bác làm nhục Lân. Nhưng cô giáo không nói gì. Từ hôm đó, Lân cạch mặt thằng Được và bỏ học luôn.
Lớn lên chút nữa, ông Hinh gửi Được lên phố huyện học. Nó theo đòi mấy đứa con nhà cửa hàng bách hoá và lương thực. Nó tích được một ít trò chơi của dân phố và tinh ranh hẳn ra. Nó bắt ông mua cho nó cái xe đạp Phượng Hoàng và cái đài ORION. Lúc đó cả làng chỉ nhà họ Bùi có xe đạp. Mười sáu tuổi nó đã biết tán gái. Có một điều bạn nó kháo nhau là thằng Được có cái của nợ rất to, khác thường.

Mười bảy tuổi nó đã biết đủ mùi; mặt sùi trứng cá, lông mép đen không cạo, để tóc trùm tai, suốt ngày ăn xong đạp xe đi chơi lông nhông, đàn đúm. Nó mang về đủ thứ lặt vặt như xoong, nồi, gà qué… Ban đầu, ông Hinh không để ý, sau ta hỏi, nó bảo: “Đồ ăn cắp đấy !” Khốn nạn thật, ông run lẩy bẩy, ho sù sụ chửi nó, nó nhe răng cười bảo: “Thằng đội trưởng nó vác gạo, đồ hợp tác về, cháu chỉ xin lại nó thôi !” ở làng mất gà, lợn liên tục, có nhà mất cả xoan ngâm ở ao; lợn nuôi trong trại của hợp tác xã mất liên tục, kẻ gian vào giết lợn, xẻ lấy đùi sau và tim cật mang đi. Lại nghe ở làng bên có goá chửa hoang, có cô gái bị cưỡng hiếp, có con nhà lành bị dụ ra bờ sông làm bậy, dân quân không đuổi bắt được tên con trai, còn cô gái cứ chối băng.

Thằng Được mắc chứng cuồng dâm, chỉ ông nó biết. Nó quá khoẻ, nghe bọn bạn nó kháo nhau nó “chơi” được cả chục lần trong đêm. Ông Hinh lo lắm, sợ nó bị gọi đi bộ đội. Năm đó giặc Mỹ đã leo thang bắn phá miền Bắc. Thằng Được không tham gia sinh hoạt đoàn đội gì. Có việc gì người ta đến hò đi, nó đi dân công được chăng hay chớ dăm buỏi bỏ về, người ta nhắc, trừ điểm nó bảo: “Cái bọn ly ty ấy, không chấp”.

Ông Hinh phải giã rau răm, lọc nước, bắt thằng Được uống ba ngày ba bát con. Rau răm cùng họ với Hà thủ ô, mọc cành, bò dưới đất, vị cay, dùng làm gia vị là chính, còn gọi là Thuỷ liễu, có tác dụng hạn chế ham muốn tình dục. Khổ nỗi, cái của cứ lủng lẳng như đồ con ngựa, nên nó không chịu nổi, phá bĩnh luôn.
Ông Hinh tính lấy vợ cho nó, nhưng nó bảo tự do sướng hơn. Đã có hai người đến đe cháu ông Hinh về tội tán tỉnh, dụ con gái họ.

Sang năm tới, nó sẽ đi bộ đội. Nó bảo: huấn luyện mấy tháng cho biết mùi lính thôi, sau này nó sẽ về đi học luật, cưỡi ngựa xem hoa thôi. Ông nọ sẽ chạy cho nó về quân sự tỉnh.

Bạn nó bảo: “Luật gì mày ! To thì không tới, bé thì không thông, mày chỉ có làm nghề hàng giát và buôn bán giống giỏi thôi !”

Ông nó chửi nó: “Người lính tính khỉ ! Sặc mùi tư sản còn bày trò. Người cua đồng cá lóc, tanh như cào cào cứ theo đuổi cái bọn rửng mỡ trên phố ấy có ngày chết mất ngáp !”

Không ngờ câu chửi của ông Hinh độc quá. Hôm sau công an xã vội tới cấp báo cho ông Hinh: thằng Được mò vào kho hợp tác xã vác thóc, bị phát hiện; người bảo vệ hô, nó bỏ chạy và bị bắn chết. Xác còn nằm dưới mương, công an huyện sắp về để kiểm tra hiện trường!

Xuân ấy, ông Hinh bảy ba tuổi.

Cuối năm ấy, ông Hinh chết trong lúc qua đoạn đê đầu sông, bị trúng gió độc.
Ônh Nhẫn sau này trở thành một bí thư tỉnh uỷ một tỉnh miền núi. Có một lần ông trở lại thăm Kẻ Sặc. Ông gặp bà Hằng, lúc đó đã yếu lắm, lên từ đường họ hoạt động Bùi thắp hương cho những người đã khuất, ông thấy trên án có một cây gươm bạc và một cái tráp màu nâu. Ônh hỏi bà Hằng, bà cho biết những thứ đó bà đã tìm được trong cái rương gỗ cất trong buồng của ông Hinh. Ông Nhẫn hỏi bà có biết gì về chuyện ngày xưa

không, bà nói bà không biết, không quan tâm, thấy cha con ông Hinh nhắc đến. Chỉ có một lần, lúc ông Hinh đến ngày gần chết, cứ thấy nhắc đến một anh thanh niên tên Nhẫn nào đó.

Ông Nhẫn kể cho bà nghe câu chuyện cũ và bà thở dài, khóc.
Bà Hằng chết năm 1974.

Tất cả đã vào dĩ vãng. Ngôi từ đường họ Bùi để hoang và sụp đổ sau một trận bão. Mảnh đất cũ nhà ông Hinh người ta làm nhà mẫu giáo. Người làng lớn lên, nhất là người trẻ, ít ai biết đến ngày xưa đây là nhà ông Hinh bốc thuốc, dạy võ.

Ngày xưa, trong làng có lò võ họ Bùi nổi tiếng khắp vùng…
Ngày xưa…

TueTVNB

Câu chuyện tử vi (phần 1)

0

Mưa bão thế này mà trùm chăn đọc truyện là hay nhất.
Lượm được một truyện ngắn chẳng biết của ai, nhưng thấy tác giả viết truyện này có vẻ thông tỏ đủ thứ Nho, Y, Lý, Số, Tử vi, Địa Lý… cũng đáng nể, đọc tạm để giải buồn lúc mưa gió.

=======================================

Kẻ sặc là một làng trù phú nhất huyện Trường Nhân, nơi đây dân vốn có truyền thống văn hoá lâu đời. Hàng năm, vào mùa xuân, người ta lại tổ chức hội làng rất linh đình, to hơn các làng khác. Các anh ài tụ họp về thi thố đủ mọi trò, từ đấu vật, đấu cờ người, thi bắn tên, phi lao, thi võ, kéo co…

Ngày xưa, trong làng có lò võ của họ Bùi nổi tiếng khắp vùng. Võ nhà họ Bùi là võ gia truyền, nhưng không giữ độc mà truyền dạy cho môn sinh đã từ lâu. Nhưng có điều lạ là nhà họ Bùi luôn luôn chi có độc đinh. Nghe người ta đồn rằng, xưa kia ông tổ họ bùi cùng góp sức cùng với các họ khác lập nên làng này. Họ Bùi đã nhờ thầy địa lý tảng mả tổ vào thế đất đắc địa. Thầy nọ đã dẫn nhà họ Bùi đi tìm đất. Họ đi lên dãy núi phía Bắc, cách làng hai chục cấy số. Tìm mãi, họ mới thấy một thế đất phát văn. Thầy nói, thế đất này phát văn cho con gái chứ không cho con trai. Họ bùi bảo như vậy không nên văn chương làm gì cho khổ người ta. Cuối cùng họ gặp một thế đất mới; ông thầy nói chỉ phát võ nhưng không tốt lắm. Thế đất có Thanh Long, Bạch Hồ, hai bên thế núi cao vút, sắc nhọn. Phía sau có ngọn đồi thấp. Phía trước có mọt ngọn đồi nữa gọi là án. án này bằng phẳng nhưng góc hơi bị sạt lở. Ngọn đường phía trước là một con suối, chạy ngoằn ngoèo đầm vào án. Đất này phát cự phú, độc đinh, phải sống có đức thì mới phát lâu dài được. Nếu lâu ngày, Ngọc Đường xâm hại nhiều vào án dễ gây hoạ. Họ Bùi bo sống có đức thì khó gì, cự phú là được rồi; cái ăn quan trọng hơn cái quan, quan mà vắn số thà sôngs giàu còn hơn!

Mấy đời họ Bùi đều có người tham gia chinh chiến, nhưng hễ phát quan một chút đều đoản mệnh nhưng không bị tuyệt tự. Họ Bùi rất ợ cho con cháu tham gia chinh chiến. Đến đời ông của Bùi Hinh thì chuyển sang nghề bốc thuốc, dạy võ. Thuốc của nhà họ Bùi chữa được bách bệnh, nổi tiếng cả vùng. Nhân dân bốn phương tìm về chữa bệnh, bốc thuốc rất đông. Ai cũng khen nhà họ Bùi có phúc, phúc to. Chả thế mà năm – Ất Dậu, người làng chết gàn hết, nhà họ Bùi vẫn còn sống đủ, đur ăn, còn đem thóc gạo phát cho dân làng. Người mang ơn nhà họ rất đông; có người làm ăn nên cơm, nên cháo đã quay trở lại tạ nhà họ Bùi, coi như tổ tiên mình vậy. Sau cách mạng tháng Tám, số môn sinh vào học võ ngày càng đông. Họ học đẻ đi kháng chiến, chuẩn bị đánh giặc. Phong trào luyện võ, sắm sửa vũ khí để đánh Pháp ở khắp nơi. Đêm ngày, người ta nghe thấy tiếng hò hét, tiếng giáo mác vung lên từ sân, vườn nhà họ Bùi. Bùi Hinh lúc đó là trưởng dòng, đã già. Con trai của Bùi Hinh là Bùi Liên vừa 17 tuổi, cũng theo bạn bè luyện tập, quyết luyện chí để đánh thù. Ông Hinh thấy con trai muốn xông pha nơi nguy hiểm nên lo lắm. Ông hiểu rằng, nếu con trai ông tham gia vào cuộc chiến tranh ác liệt sắp xảy ra, nó sẽ chết, nó còn quá trẻ. Nhưng ông không giám cản con, sợ làng xóm chê cười. ông được tiếng là người tham gia cách mạng hăng hái, đức độ nhất làng. Cùng tập tành với Liên là Nhẫn, một cậu trai từ làng khác tới theo học. Nhẫn cằm vuông, mày lưỡi mác, tính nóng như lửa, không nên không phải là anh ta bốp chát ngay vào mặt. Liên kết thân với Nhẫn. Có hôm Nhẫn bảo thầy: “Sau này con sẽ thành cán bộ phụng sự Tổ quốc”. Nghe xong, ông Hinh nhăn mặt. Liên nghe rồi nói thêm: “Tháng sau, chúng con sẽ Nam tiến”.

Ông Hinh đỏ mặt, bỏ vào nhà. Mấy cậu bạn nghĩ thầy tự ái, họ tới bảo Nhẫn: “Chưa chi cậu đã đỏ gọng thế làm thầy buồn”. Hốm đó thầy gọi Nhẫn vào phòng, vòng vo chán, thầy cười nói với anh: “Trong số các anh sau này ai khá giả, phát đạt giúp nước, lợi dân thầy đều mừng, nhưng riêng thằng Liên…” Thầy dừng lại, ngẫm ngợi một chút mới cho Nhẫn biết về gia thế truyền đời của họ Bùi và yêu cầu Nhẫn một việc đặc biệt: đả thương thành tật Liên trong lúc tập võ để Liên không tham gia chiến đấu được nữa. Ông thầy nói xong rơi lệ, gần như nài Nhẫn giúp. Nhưng ngay lập tức Nhẫn phản bác lại ngay: “Thầy ích kỷ quá, vận nước quyết định vận cá nhân con người, dù mệnh người đó tốt đến đâu! Nạn đói làm chết, lụi họ hàng dòng họ thì thấy nghĩ sao? Con không thể giúp thầy được, việc đó quá sức của con. Còn nếu thầy muốn Liên không tham gia kháng chiến, thì bảo cậu ấy trốn đi kẻo lạc đường! Mong thầy nghĩ lại!” Nhẫn bỏ đi ra. Ông Hinh giận tím mặt.
Đêm đó, Nhẫn không ngủ được, ra vườn luyện võ. Ông Hinh cũng không ngủ được, lo lắng, sợ Nhẫn nói ra, sợ Nhẫn bỏ đi và Liên cũng trốn đi theo Nhẫn.

Sáng hôm sau cả nhà như sốt lên khi nghe tin ông Hinh nói đêm rồi bị mất cắp. Kẻ gian vào buồng lấy đi cái tráp đựng tiền và đồ gia bảo là một thanh kiếm bạc. Mọi người tức tốc đổ đi dò là, xem xét. Và không biết từ đâu, tin loang ra là Nhẫn ăn cắp những thứ đó. Không chịu được Nhẫn chửi toáng lên, gọi Liên ra bảo: “Nghe đã vô lý! Tôi biết thầy không ngủ, vì đêm tôi cũng không ngủ. Không ai lọt vào buồng được. Cái đất này xưa vốn kẻ cắp như rươi, hở ra là mất nhưng bây giờ không có chuyện đó. Cái tráp thầy bảo để ở dưới bục phản thầy nằm, không ai vào đó được; còn nữa anh em ngủ đầy trên chiếu trong nhà, ai vào đó được!” Liên không nói gì, nhìn lén Nhẫn.

Thầy gọi Nhẫn vào, nhìn vẻ mặt tỏ ý phẫn uất pha sự khinh bỉ trong ánh mắt của anh ta, ông Hinh lúng túng một chút, trấn tĩnh ròi nói: “Sự thể đã như vậy, anh nghĩ sao ?” Tia mắt ông Hinh đã sáng lên. Nhẫn cười nói: “Sự thể đã như thế này, tôi xin đi khỏi đây àng nhanh càng tốt. Không ngờ cái chốn thanh minh này chứa đựng sự u tối kinh tởm như vậy. Nếu thầy mất đồ thật, kẻ đó đã bị trời phạt, bằng không thì ngược lại !”
Nhẫn ra đi. Ra bờ sông đầu làng, anh ta huơ gươm lên trời một vòng, ngửa cổ cười, mặt dúm lại rồi cắm ngập cây gươm xuống cỏ.

Nhẫn đi rồi, ông Hinh tỏ ra rất khoái, nhưng cố giấu. Nhưng sau đó bắt đầu khó ngủ. Những đêm ngủ chập chờn ông mơ thầy cái án bị một dòng nước lũ xối thẳng xuống, đất bắn cát , lở tung toé, có một hôm lại mơ thấy có một người đội mũ cánh chuồn, xưng là tổ năm đời của Nhẫn, chỉ gươm vào mặt ông nói: “Đồ hèn ! Người ta hại con cháu ta thì con cháu ngươi sẽ bị như thế !”. Tỉnh dậy, ông thấy mồ hôi túa ra ướt cả áo. Ông lẩm nhẩm: “Chắc gì nó còn sống! Nó chết rồi về ảm ảnh mình chăng ?”
Hôm sau có con bé ăn mày đi qua ngõ, bọn trẻ con trong làng gọi nó lại cho cơm nguội. Nó mới hát đền: “Ve vẻ vè ve, cái vè vu vạ, ta là cây lá, mọc ở phương Đông, đến ngày trầu không, ta về ta trả”. Con bé vào cái ngõ biến mất. Bọn trẻ không hiểu nó chạy đi đâu mà nhanh thế, toả đi tìm không thấy, mọi người kháo là ma, cả bọn sợ xanh mắt ếch. Ông Hinh nghe thấy chuyện, ngồi trong nhà toát mồ hôi, cảm tháy khó ở.

Sau đó một ít ngày, Liên sang làng bên về, cưỡi ngựa qua đoạn sông đầu làng, không may con ngựa lao xuống cái hố ngang đường người ta đào để chuẩn bị cản giặc, ngựa đè lên Liên làm gãy chân phải. Người ta khênh Liên về. Ông bố bình tĩnh xử lý. Xương gãy đâm lòi cả ra ngoài, thịt bị rách, máu ra nhiều. Ông Hinh phải mổ xếp xương lại rồi giã cây Noãn Ngọc, giã một con con gà con tẩm với cơm nếp để bó bột cho cậu con trai.

Dân làng tỏ ý tiếc xót cho con ông. Ông cười cười nói:
– Chưa biết phúc hay hoạ !

Khoảng độ một tháng thì chân Liên đỡ, nhưng đi tập tễnh, phải chống gậy. Sau đó toàn quốc kháng chiến, trai làng và các học trò của ông ra đi chiến đấu. Rồi lác đác có giấy báo tử về làng. Lúc đó ông mới bảo vợ.
– Phúc đấy bà ạ ! Nhà ta còn phúc chán !

Liên sau cái đận đó, người cứ gày xút dần đi. Sức thanh niên hao kiệt, ăn uống ít, hay đau mình mẩy, buốt sống lưng, hay cáu vặt. Ông Hinh lo lắm, bấm số tháy Liêm đang bị sao Địa Không trong cung tiểu hạn, nhưng vẫn gặp hỷ sự, có sao Hỷ, Hồng, Đào, Riêu chiếu nên nghĩ lo chuyện cưới vợ cho con trai. Ông chọn trong số gái làng có cô Hằng con bà On là béo khoẻ, phốp pháp hơn cả. Hằng vóc người đậm, mông to, ngực nở, đầu có hai cái khoáy, môi đỏ đậm, tai dày, lông mày thanh, đó là tướng đông con nhiều cháu, đẻ lắm nuôi khéo, vượng phu, ích tử. Nhà ấy ăn ở phúc đức chả làm hại ai bao giờ. Bố Hằng họ Nguyễn, vốn dân miền biển sống bằng nghề vớt rong câu làm thạch bán ở chợ. Nhà có hai con, còn một thằng anh làm cho Sở nhà đoan trên phố. Thằng đó cũng theo thầy Hinh một vài năm, giờ anh ta đã theo cách mạng. Bố Hằng giờ chạy hàng thịt cho lò mổ ở làng Kiến Anh chứ không làm nghề hàng giát. Ông ta thi thoảng ghé qua biếu ông Hinh bộ lòng chay, vốn mang ơn nhà họ Bùi từ cái đận suýt chết năm đói.

Người ta kháo nhau: Nhà ông Hinh khéo chọn đâu, quả là có mắt tinh đời: gái mọc ria, tướng ấy khéo lắm, lợi tử, ham dâm phải biết ! Hiềm mộ nỗi người ta không biết, đó là sức khoẻ Liên cứ yếu dần. Chuyện vợ chồng yếu quá. Cưới xong nàng dâu cứ gầy sọp đi, gái về nhà chồng đáng ra phải sáng ra, da dẻ hồng hào, nảy nở thêm. Đằng này da Hằng xám lại, hai mắt thâm quầng, chăm chồng đã đủ mệt. Quan trọng là cưới ba năm mà vợ Liên vẫn chưa có thai, điều đó làm cả nhà rối ruột. ông Hinh tìm đủ mọi cách để có cháu nối dõi, dùng mọi phương thức bồi bổ cho Liên. Thuốc bốc chủ yếu dùng Hà thủ ô làm vị chính. Hà thủ ô vị ngọt, tính bình… chủ trị tâm, can, thận, bổ huyết, an thần, cố tinh, triệt dương hư, chống hao tổn âm dịch, huyết khô. Hà thủ ô phải đào bằng tre già cứng, đêm ngâm nước vo gạo một ngày một đêm, lấy ra rửa, sạch nấu với nước đậu đen cho mềm rồi bóc vỏ, thái nhỏ , đem đồ tẩm nước đậu đen rồi phơi khô. Hà thủ ô dùng với xích phục linh, ngưu tất, đương qui, kỷ tử, thỏ ty tử, bổ cốt chi có tác dụng cường dương, bế tinh.
Liêm uống được năm mươi thang, thấy dương cường hơn. ông bố dặn một tuần mới xuất khí một lần, nhưng vẫn thấy ít sợ đẻ con gái. Ông Hinh lại phải cho thêm sa sâm, đào nhân thục địa, đỗ trọng để sinh tinh.
Một ngày ông bắt Liên nuốt thêm ba quả trứng gà với mật ong. Liên khá hơn nhưng vẫn thấy ít ham muốn tình dục. Vợ cứ phải vân vê mãi mới được; lúc hành sự Liên cứ thở ì ạch, phì phò như kéo bễ, được một lúc thì chán. ông bố lại phải cho thêm dâm dương hoắc, rễ cau non và nhân sâm mới ổn.

Sau cùng, Hằng có thai, đẻ ra một thằng cu rất kháu. Đặc biệt nó có cái cu rất to, lạ thường. Ai cũng lấy làm lạ, coi đó là điềm phát đinh của nhà họ Bùi. Ông Hinh mừng lắm, phen này có khi phá được thế độc đinh con cháu ra ùn ùn… Ông đặt tên nó là Được.

Có một lần, Nhẫn gửi thư cho Liên, có đoạn: “Tôi biết bạn sống không phải vì phú quý đơn thuần. Bạn có tâm hồn và sự đồng điệu với nhân dân, hãy đi theo dòng sông ấy nếu bạn muốn ra biển lớn. Còn nếu không như vậy thì cứ ngồi hưởng phú quý vinh hoa nếu bạn muốn, nhưng xin chớ ngồi hưởng chúng trên danh dự của người khác. Cứ cắm mình vào đất và mọc lên, nhưng hãy mọc trên mảnh đất tốt, chớ mọc lên xác những loài khác và tự hào vì điều đó. Mỗi sinh linh đều có khát vọng sinh tồn. Sự man trá có thể tạo ra bạn nhưng sẽ giết bạn, quy luật phản phục bao giờ cũng là lẽ tự nhiên…”. Đọc xong thư, Liên chưa hiểu quy luật phản phục là gì. Ông Hinh vốn biết kinh dịch, phải giải thích cho con trai, tuy ông ta không biết gì về biện chứng, nhưng ông biết quá trình âm tiêu dương trưởng và ngược lại. Biết tin Nhẫn còn sống, ông lại mất ngủ.

(còn tiếp)

CHƯƠNG TRÌNH LUẬN GIẢI ĐẦU XUÂN – XEM VẬN HẠN NĂM CANH TÍ 2020.

0
CHƯƠNG TRÌNH LUẬN GIẢI ĐẦU XUÂN – XEM VẬN HẠN NĂM CANH TÍ 2020.
Kính thưa toàn thể thành viên DIễn đàn và Thành viên Group Tử vi Việt Nam.
Image may contain: text
Tết Canh Tí đã đến, chúng ta chuẩn bị chào đón một năm mới với bao điều mới mẻ, bao dự định và kế hoạch. Kèm theo đó là những nỗi băn khoăn về số mệnh, về vận hạn của mình.
Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo thành viên và những người quan tâm. Năm nay Group Tử Vi Việt Nam tổ chức chương trình luận số đầu xuân – CÓ THU PHÍ cho những ai quan tâm. Mục đích là để tư vấn cho người quan tâm một cách đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc, với một mức chi phí vừa phải.
Ban quản trị Group sẽ mời các thầy nghiên cứu về Tử vi, Dịch lý, tướng pháp, phong thủy để tổ chức chương trình luận đoán số mệnh và vận hạn, tướng pháp và trao đổi phong thủy, cụ thể :
  • Thời gian : Bắt đầu từ ngày mùng 6 Tết đến hết tháng Giêng (có cả buổi tối và ngày nghỉ)
  • Địa điểm : Văn phòng nghiên cứu Thanh Phong Các – Phòng 3012, CT6C, KĐT Xala Hà Đông.
  • Nội dung : Tư vấn mệnh lý, xem vận hạn năm 2020, luận quẻ dịch, luận tướng pháp, trao đổi phong thủy.
  • Mức phí : từ 300.000đ đến 500.000đ – tùy theo nội dung của người đến xem.
Mọi người có thể đăng ký và để lại thông tin theo đường link dưới đây để Ban tổ chức sắp xếp lịch cho tiện việc đón tiếp.
Số điện thoại liên hệ :
– 0835553685 – Thầy Thành
– 0936354333 – Cô Trang
– 0963186683 – Thầy Thiềm
CHÚC CÁC BẠN MỘT CÁI TẾT ĐẦM ẤM VÀ MỘT MÙA XUÂN HẠNH PHÚC, THÊM MỘT NĂM THÀNH ĐẠT MỸ MÃN.
Tuvivietnam – Phongthuythanglong

Tầm quan trọng của việc học an sao tử vi

0

Học Tử vi thì đương nhiên phải biết Tử Vi là cái gì !

Học Tử vi thì đương nhiên phải biết Tử Vi là cái gì !. Ấy thế nhưng nếu chỉ hiểu theo một nghĩa đơn thuần là « Tử vi là một môn dùng để xem bói ! » thì thực sự chưa phải là biết về Tử vi vậy.

Tử Vi, tức là tên chòm sao Tử vi trong hệ thống Thiên Văn học cổ đại. Theo hệ thống này, người ta quan sát bầu trời, tìm ra các quy luật vận hành của các tinh tú và hình thành một lý thuyết rất rộng lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực. Để xây dựng lý thuyết, người ta quy hoạch bầu trời phương Bắc thành các khu vực (vì người Trung Quốc chỉ quan sát được các sao ở phía Bắc thiên cầu) :

Chính giữa bầu trời là 3 khu vực lớn bao gồm Tử vi viên, Thái vi viên, Thiên thị viên. Tử vi viên nằm ở trung tâm nên gọi là Trung thiên Bắc Cực Tử Vi đại diện cho sự lãnh đạo toàn bộ bầu trời, như một triều đình có đầy đủ văn võ bá quan. Còn Thái vi viên tượng trưng cho nơi Thái miếu, thờ phụng. Thiên thị viên là chốn chợ trời, đại diện cho mọi tầng lớp chúng sinh.

Xung quanh các khu vực này là hệ thống nhị thập bát tú chia làm 4 khu vực Thanh Long – Bạch hổ – Chu tước – Huyền vũ.

Vì vậy, chữ Tử vi ở đây là chỉ cái ý nghĩa dùng sự ảnh hưởng của các sao trong chòm Tử vi để đoán định số mệnh con người. (Chứ không phải như một số người giở từ điển ra tra, bảo rằng Tử = máu tím, vi = bé nhỏ…)
Bởi vì thế nên người ta mới gọi môn Tử vi là môn « Chiêm tinh học », tức là một môn quan sát các tinh tú trên trời để xem xét sự vật. Vì thế mà chúng ta khi tiếp xúc với môn học Tử vi sẽ thấy các thuật ngữ liên quan đến SAO, TINH, DIỆU… đều ở cái ý trên mà ra.

Tại sao tinh tú trên trời lại ảnh hưởng đến số mệnh ? Cổ nhân trước đã đưa ra thuyết TAM TÀI, tức là THIÊN – ĐỊA – NHÂN, con người và trời đất vốn có mối liên hệ với nhau « thiên địa nhân hợp nhất », vì thế nếu biết sự vận hành của trời đất thì cũng có thể sáng tỏ số mệnh cảu con người. Đến đây chắc sẽ có người đặt câu hỏi « thế sao không xem trực tiếp vào con người, mà lại phải thông qua mấy ngôi sao rồi mới đoán mò cho con người là thế nào ? » – Vì rằng, số mệnh của con người thì ẩn chứa, cuộc đời con người khó tìm được quy luật. Mà tinh tú trên trời thì vốn dĩ có quy luật đã quan sát được. Vậy nên mới phải dùng cái quy luật của tinh tú ấy để suy ra quy luật cho một đời người.

Còn nữa, một vấn đề liên quan đến tâm linh. Người ta cho rằng trên thế giới thiên đình có Ngọc hoàng, có tiên có thánh… Số mệnh con người đều do các đối tượng ấy quyết định., Một con người sinh ra thì vốn dĩ đã được « lập trình » sẵn cuộc đời (người ta gọi cái ấy là TIỀN ĐỊNH). Trong số các vị thần cai quản nhân sinh ấy thì có Nam Tào và Bắc Đẩu là hai ty chuyên cai quản cái sự SINH – TỬ của con người (Tử vi chính là Ty Bắc Đẩu). Cho nên người ta mới xem xét hai vị ấy động tịnh thế nào để đoán ra số mệnh con người. Chính vì thế mà trên lá số có thể hiện 2 hệ sao : Nam đẩu tinh hệ và Bắc đẩu tinh hệ. Nguyên do ở đây mà ra. (Trong phong tục của người Việt, mỗi khi có người chết người ta thường cắm 7 ngọn nến trên nắp áo quan theo đồ hình của Bắc đẩu thất tinh, mục đích cũng chính là muốn cầu cho linh hồn người đó được về với ty Bắc đẩu, nơi sẽ tái sinh kiếp sau cho con người).

Đến đây thì chắc mọi người đã hiểu được hai chữ Tử Vi có nghĩa là như thế nào rồi.

Vốn dĩ Tử vi được xây dựng lên dựa trên các lý thuyết rất rắc rối, nhưng vì nó dùng để soi xét số mệnh con người nên nó cũng không quá cách xa với đời sống thường nhật. Chúng ta hay để ý trên lá số tử vi, đấy là cả một xã hội với đầy đủ các thành phần. Từ vua quan đến binh lính, văn sĩ đến thợ thuyền, rồi trộm cướp, nhà trò còn hát… tất cả đều bày ra trên 12 cung địa bàn. Ai cũng như ai, cái thành phần của xã hội ấy không thay đổi, mà chỉ thay đổi về trật tự sắp xếp thôi. Nếu Vua ở đúng chỗ của Vua, giặc ở đúng chỗ của giặc thì là một xã hội tốt, một hoàn cảnh tốt. Nhưng nếu ngôi thứ đảo ngược, Vua thì xuống chỗ thợ thuyền, mà bọn đàn ca hát xướng thì nhảy vào triều chính…như vậy là một xã hội rối ren, nhiều nghịch cảnh, từ đó mà con người cũng khổ lây.

Nói như thế, có nghĩa rằng chúng ta không chỉ lấy Tử vi để xem bói ! mà nếu thực sự có tâm với Tử vi, muốn nghiên cứu sâu về tử vi, thì hãy nhìn nhận nó là một Triết Lý Nhân Sinh. Nghiên cứu nó để hiểu về cuộc đời, về xã hội và con người. Chúng ta đang sống trên cuộc đời này, trong quãng nhân sinh này thì cần phải biết được mối quan hệ của xã hội,nhân sinh. Từ đó mới có cách ứng xử với cuộc đời, thuận theo số mệnh mà sống để thực sự có một cái tâm thanh thản. Cái ấy mới là chính yếu của Tử vi vậy.

Phụ Lục:

Học Tử Vi thì đương nhiên phải biết an sao chứ !! Chẳng lẽ “thầy tử vi lại không an được cái lá số”, nghe có vẻ khó tin, thế nhưng một thực tế cho thấy rất nhiều người vì quá phụ thuộc vào máy tính, hoặc do lười không chịu nhập tâm, hoặc do nôn nóng muốn đi tìm hiểu ngay những lẽ huyền bí của tử vi mà bỏ qua giai đoạn “học an lá số”…

Vậy thì câu chuyện này cụ thể là thế nào? Tại sao chúng ta lại phải mất thời gian để tìm cách học an lá số? trong khi chỉ cần gõ mấy chữ và kết thúc bằng phím ENTER là có ngay một cái lá số với đầy đủ thông tin, xanh đỏ tím vàng…

Bàn về vấn đề này, điều đầu tiên mà tôi muốn khẳng định với các bạn là MUỐN HỌC ĐƯỢC TỬ VI – PHẢI BẮT ĐẦU TỪ VIỆC AN LÁ SỐ! Đây là tiên đề đầu tiên của những người muốn học tử vi.

An lá số, ngoài cái việc tính tính toán toán để xếp cho được hơn một trăm thứ (cả sao và cả thứ khác không phải là sao) vào 12 cái ô vuông… Thì quan trọng nhất của việc an lá số là chúng ta hiểu được cái QUY LUẬT VẬN HÀNH của các tinh tú. Điều này là một điều cực kỳ quan trọng, và cực kỳ cao siêu, nhưng nó lại bắt đầu từ những động tác sơ khai nhất. Và tất cả mọi sự bắt đầu từ chỗ này mà ra. Bởi vì, QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA TINH TÚ, CŨNG CHÍNH LÀ QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA ĐỜI NGƯỜI. Như phần Phụ luận trước tôi đã nói, “vì quy luật vận hành của đời người thì rất khó nhận biết, nên người ta phải thông qua cái quy luật vận hành của tinh tú để đối chiếu mà suy ra”.

Cho nên, cách học An Lá Số cần phải nghiên cứu thật kỹ. Nhưng việc này không hẳn là đã dễ dàng. Không phải ai cũng “hiểu” được tường tận quy luật vận hành này. Người duy nhất có thể hiểu được hết quy luật vận hành của tất cả các yếu tố trên lá số này chỉ có 1 người! Đó chính là HI DI lão tổ! Thực chất, có những vấn đề mà cho đến nay, sau cả ngàn năm tranh cãi vẫn chưa sáng tỏ được. Ví như việc an Tứ Hóa, hay việc an 2 sao Hỏa Linh v.v…

Nói thế, không có nghĩa là chúng ta không học được. Vì cái điều mà thiên hạ tranh cãi kia nó cũng không nhiều. Việc chúng ta học an lá số thì tùy theo trình độ của chúng ta mà nghiên cứu, nó có nhiều cấp độ khác nhau. Cao thủ thượng thừa thì tìm hiểu những huyền cơ thâm sâu, mà người mới nhập môn thì tìm hiểu những điều đơn giản. Ai cũng có việc của mình, nhưng nhất thiết không được bỏ qua.

Ở trình độ của chúng ta, việc nhớ được cách an sao là vấn đề quan trọng bậc nhất khi xem tử vi, mọi người phải hết sức cố gắng, không được trễ nải.

Đến đây thì chắc có người sẽ than thở “nói dài dòng quá, càng nói càng không hiểu”, yên tâm, tôi sẽ không làm phức tạp thêm vấn đề đâu. Để dễ hiểu, tôi thông qua vài ví dụ sau đây.

Ví dụ 1 : Ai cũng biết, Địa Kiếp – Địa Không vốn là hai sát tinh bậc nhất Tử vi, đóng đâu chết đấy! bất luận là cung nào, bất luận là tuổi nào, dù nhập Mệnh Thân, hay đóng vào hạn. Đều mang đến nhưng sự chẳng lành. Thế nhưng, trong cổ thư thì lại có 1 câu Phú “Tỵ Hợi Kiếp Không vô luận” (nghĩa là Tỵ Hợi – Kiếp Không không cần bàn đến).

Tại sao lại thế! Mỗi người nói một kiểu (trong đó đều là những cây đa cây đề có tai có tiếng cả đấy). Người thì bảo rằng Tuổi Tỵ, Tuổi Hợi thì ứ sợ Không Kiếp. Kẻ thì lại cho rằng người sinh tháng Tư (Tỵ) tháng Mười (Hợi) thì không cần tính đến Kiếp Không… Thế nhưng, nếu thực sự là người nghiên cứu kỹ cách an sao, hiểu rõ được quy luật vận hành thì ta thấy rằng “tất cả các quan điểm trên đều sai!”.

Từ từ rồi hãy đọc tiếp, các bạn nên quay ngay về bài giảng để đọc lại phần an 2 sao Không Kiếp (tôi chắc chắn rằng, vào lúc này các bạn chưa thể nhớ được Không Kiếp an như thế nào đâu). Sau khi đọc xong thì các bạn sẽ hiểu được ngay rằng, với cách an sao Không Kiếp như thế, thì đương nhiên Không Kiếp luôn đồng cung tại hai cung Tỵ Hợi, cũng có nghĩa rằng Không Kiếp luôn đối xứng nhau qua trục Tỵ Hợi. Đây là mấu chốt câu chuyện, nghĩa của Câu Phú trên có nghĩa là “cung Tỵ, cung Hợi thì không cần bàn đến Không Kiếp”.

Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc ngay, Không Kiếp xấu thế, nay lại đóng cùng một cung thì cung ấy kể như nát bét, thế mà thầy lại bảo là “không cần bàn đến”

Tôi sẽ giải thích ngay đây : Chúng ta nên nhớ rằng, sao thì có nhiều trạng thái, nhưng cơ bản thì chia làm 2 loại là Đắc địa và Hãm địa. Với Hung-Sát tinh, khi đắc địa thì tính hung sẽ giảm đi (hư hung), mà khi hãm địa thì tính hung sẽ tăng lên (thực hung) – (Đây là điều mà không ít “tử vi gia, đệ nhất tử vi, thần tử vi, thánh tử vi…” đều nhầm tưởng! rất nhiều người cho rằng Trạng thái Hãm của sao làm giảm tính chất của sao, vậy thì sao Hung khi hãm cũng giảm hung tính !!!!).

Quay lại với vấn đề chính, kinh thư có viết rằng “Tứ sát an tàng ư vượng địa”, tức là Tứ Sát (Hỏa Linh Không Kiếp) khi an vào đất vượng thì nằm yên không phá phách nữa. Vậy thì đã rõ, cung Tỵ cung Hợi là 2 cung đắc địa của Không Kiếp! Chính vì nó đắc địa, nên hung tính bị chuyển hóa nên có ích cho đời người (trên một phương diện nào đó), thành ra không thể luận là xấu được. Kể cũng phải, trời đất này vốn không có gì là đóng chặt, Càn Khôn còn có chỗ mở chỗ đóng. Nếu cứ lấy tính lý mà luận, thì khi 2 sao Không Kiếp đồng cung với nhau, hạn đến đấy chắc là không ai sống được. Nhưng thực tế thì cho thấy, Không Kiếp Tỵ Hợi, người ta vẫn bình an đó thôi…

Đấy, chỉ cần 1 câu phú thôi mà đã rắc rối như thế, nếu không “hiểu” cơ chế vận hành của sao thì khó lòng mà giải thích được, cũng đồng nghĩa với việc khó lòng mà luận cho đúng được. Vì nó rắc rối như thế, nên không ít những “ông thần, ông thánh, ông đệ nhất, nhà nghiên cứu” đều…nói bậy! Tất cả cũng chỉ vì không hiểu cách an sao.

Ví dụ:

Ví dụ 2 : Một câu hỏi hơi ngớ ngẩn một Tí : Kinh thư dạy “Lộc tồn bất khả cư tứ mộ” (lộc tồn không đóng ở 4 cung tứ mộ – Thìn Tuất Sửu Mùi), tại sao lại thế? Có gì ẩn ý ở đây chăng? Và tác dụng giải đoán của nó là gì?

Lại phải dừng ở đây để quay về với món “công thức” an sao (Không Kiếp mọi người chưa thuộc cách an, chắc Lộc tồn thì cũng thế thôi – học online, cưỡi ngựa xem hoa, đọc bài giảng theo kiểu webbrowser mà), vậy thì còn chần chừ gì nữa, hay quay ngay lại để đọc xem Lộc tồn an như thế nào rồi ta sẽ bàn tiếp…

Nhìn vào bảng an sao, ta thấy đúng là Lộc tồn “chừa” 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi ra thật, hóa ra là có nguyên do (thế mà em không biết!

)

Trước hết ta hãy xem Lộc Tồn nó là cái gì nhé :

“….Lộc tồn, trong “thập bát phi tinh” gọi là Thiên Lộc, an theo hàng Can của năm, không nhập trung cung, tức là không đi qua bốn cung Tứ Mộ. Trong thiên văn học cổ đại, Thiên Lộc thuộc hệ thống sao Bắc Thần, ngôi thứ 3 trong hệ Bắc đẩu, nằm ở phương Đông. Thường thấy trong các môn thuật số dưới nhiều tên khác nhau. Trong hệ cửu tinh của Kỳ Môn Độn Giáp nó trùng với phương vị của Thiên Xung. Trong Phong thủy, nó ứng với Họa hại, thuộc Tam Bích (phong thủy thì lấy ứng dụng của Kỳ môn phần nhiều, mà kỳ môn thì sử dụng 9 sao trong đó có Lộc tồn). Đi theo Lộc tồn (có cùng quy luật vận hành với Lộc tồn) là 6 sao khác, mà trong Tử vi chọn lọc lấy 5 sao đại diện. Trong đó có Kình Đà luôn an theo Lộc Tồn. Bằng chứng là cách an 2 sao Kình Đà đều dựa vào vị trí sao Lộc Tồn “Tiền Kình, Hậu Đà” là thế….”

Vậy thì đã rõ, Lộc Tồn là thuộc chòm sao Bắc Đẩu, ngôi thứ 3! Mà chòm Bắc đẩu vốn dĩ là trọng điểm khai sinh của Tử vi vậy, hơn nữa chúng ta biết rằng chòm sao Bắc Đẩu (Chính là chòm Đại Hùng tinh trong Thiên văn học hiện đại) được người xưa dùng nó để xác định 4 mùa theo từng năm. Cái này chắc các bạn phải mở rộng thêm chút kiến thức về Thiên Văn và Lịch Pháp thì sẽ hiểu rõ hơn. Nói “dùng nó để xác định mùa trong năm” tức là người ta quan sát cái “cán gáo” (vì chòm Bắc đẩu thất tinh có hình cái gáo múc nước) nếu nó chỉ vào phương nào thì tương ứng với mùa đó (ví dụ khi nó chỉ vào Phương Đông thì tức là mùa Xuân, khi nó chỉ vào Phương Nam tức là mùa Hè).

Vậy thì có thể suy ra rằng, quy luật vận hành của Bắc Đẩu là theo Mùa, vậy thì Lộc Tồn sẽ là đại diện theo Mùa, mà “Mùa” trong năm tức là chỉ về cái Khí thịnh suy của đất trời, chính là Tiết khí vậy. 12 sao trong “vòng” Lộc Tồn…nó chính là dùng để mô tả cái sự Vượng Suy của Thiên Khí ứng với Địa Nhân, mà trong đó vị trí của Lộc tồn chính là vị trí Địa Lợi, vì có được Địa lợi nên mới xưng danh là Lộc. Phát biểu một cách toán học, thì“phương vị được địa khí vượng gọi là Địa lợi, là phương vị mà Lộc lưu giữ (tồn) ở đấy”.

Nhưng để tìm đến gốc gác vấn đề, thì cái mà gọi là Thiên Khí ấy, nó lại được diễn bằng một công thức rất chuẩn mực, đó là Hà Đồ, Lạc Thư – biểu diễn vũ trụ bằng số!.
Để mọi người dễ hiểu, ta nôm na thế này : Do Lộc được xác định theo Mùa, mà Mùa thì tương ứng với Phương hướng và với các Quẻ trong bát quái, nhưng khổ nỗi, để quy nạp được hàng CAN vào cho tương ứng với phương hướng và quái quẻ, thì CAN có 10, mà quẻ và phương vị chỉ có 8! Vậy thì sẽ thừa ra 2 chú, có nghĩa là sẽ có 2 chú hàng CAN không được ghép vào quẻ nào. Do vậy, người ta mới đem 2 CAN Mậu và Kỷ để xếp nó vào trung cung (vì trong dãy 10 CAN thì Mậu và Kỷ cũng ở giữa mà) Ghép với Ngũ Hành thì nó thuộc Thổ. Thế rồi người ta lại đem 12 Địa Chi để phối với phương hướng, cái này còn tệ hơn ở chỗ nó thừa ra đến … 4 chú, vì thế người ta lại đem 4 chú Địa Chi (Thìn Tuất Sửu Mùi) này gửi vào Trung cung. Mà trung cung lại thuộc Thổ, nên Thìn Tuất Sửu Mùi đương nhiên là thuộc…Thổ. Nhưng trên tử vi, vì Địa bàn an theo 12 cung Địa Chi nên nó vẫn đủ, tức là 4 chú Thìn Tuất Sửu Mùi vẫn có chỗ đứng.

Và cũng chính vì thế, nên khi Xác định Lộc Tồn theo hàng CAN (Thực chất nếu xác định theo hàng Chi thì cũng thế thôi, nhưng chọn hàng CAN cho nó…dễ, vì nó ít), thì vừa vặn 8 cung, 8 quái. Nhưng khổ nỗi, hai tuổi Mậu-Kỷ vốn dĩ ở Trung cung, chẳng lẽ lại đem sao Lộc Tồn ghi vào ..thiên bàn. Không thể được, vậy thì phải tìm chỗ cho nó đứng. Người ta mới xét, theo cái sơ đồ trên thì Bính Đinh thuộc Hỏa, sinh ra Thổ nên gửi nó ở cung này (còn lý do thì dài dòng quá, tính sau). Vì thế, quay lại cách an Lộc tồn, ta thấy 2 cung Bính-Đinh, Mậu-Kỷ là trùng nhau.

Thôi, nói thế lan man dài dòng quá, làm mọi người rối trí, mục đích của tôi chỉ là để các bạn thấy được cái sự thâm sâu của việc “an sao”, một sao được đặt lên tinh bàn là cả một vấn đề! Không đơn giản chỉ là đếm ngược đếm xuôi rồi ghi nó vào đúng chỗ.

Vấn đề bây giờ cần nói, đó là câu hỏi “dài dòng thế, lắm thứ lan man thế, vậy thì nó ảnh hưởng thế nào đây”?

Vâng, cái này với người học tử vi thì là quan trọng bậc nhất rồi! Tôi sẽ nói ngay…

Thứ nhất

Thứ nhất, nó là chỗ Địa lợi, tức là nơi lưu giữ tiền tài nên người ta gọi nó là Lộc Tồn, vì thế đương nhiên là nó chủ về Tiền Bạc. Nhưng sẽ phải hiểu sâu thêm rằng, vì nó gần gần như “trạng thái của cung vị” nên chỉ khi nào “mình” đứng vào chỗ ấy mình mới được hưởng (vì “chỗ ấy” là Địa Lợi mà), còn nếu nó đứng xa xa mà chiếu vào thì chỉ như cơn mưa mát mặt. Và cũng chính vì thế rất cần con Thiên Mã (cách Lộc Mã giao trì) để hóa nó thành …của mình (cái này sẽ giảng sau). Chứ không phải như một số bác “đệ nhất tử vi” cứ nhìn thấy Lộc là bảo đương số …giầu (mà giầu thì chẳng lẽ xem xong lá số lại đưa ..10 nghìn

)..

Thứ 2

Thứ hai, vì trên đã nói, nó đại diện cho Mùa trong năm, tức là chỉ có tại 1 thời điểm nhất định (chính là cái năm mà ta sinh ra) thì cung Lộc Tồn đóng nó mới Vượng, mới là Địa lợi thôi. Còn năm khác thì không. Vì thế, để xác định cho chính xác các cung Địa Lợi vượng theo năm, người ta phải dựa vào sao “Lưu niên”, tức là sao an theo từng năm cụ thể chứ không phải chỉ an theo năm sinh. Và như vậy, thì Lưu niên Lộc tồn sẽ là sao rất – rất – rất quan trọng trong việc xem xét tiền bạc (Cái này thì chắc các bạn đã hiểu)…

Thứ ba…

Thứ tư…

…Đại loại thế.

Tạm thời thì chỉ nêu vấn đề gợi mở thế thôi, để các bạn thấy con đường nghiên cứu Tử vi nó khổ ải như thế nào. Cho nên, nếu sau 30 năm các bạn mà có thể hiểu được tử vi, cũng tức là hiểu được huyền cơ tạo hóa, hiểu được nhân sinh trần thế… chắc chắn các bạn sẽ bắt chước Hi Di tổ sư đi vào núi…ở ẩn.

Đấy, đến đây thì chắc các bạn sẽ tắt máy tính, và đi uống vài viên paracetamol để giảm đau đầu. Tôi cũng biết là nó rất phức tạp, nhưng không còn đường nào khác. Vì tôi muốn thông qua mấy cái ví dụ này để các bạn thấy được tầm quan trọng của việc học cách an sao. Và chắc chắn rằng, những người mà xưng danh là “đệ nhất tử vi” “nhà nghiên cứu” “Tử vi gia”… sẽ gỡ biển hiệu xuống sau khi đọc những dòng này. Vì “bể học vô bờ”.. quay đầu lại là bờ !!!

- Advertisement -