20 C
Hanoi
Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTạp họcTruyện ngắn - về huyền học

Truyện ngắn – về huyền học

- Advertisement -

Mưa bão thế này mà trùm chăn đọc truyện là hay nhất.
Lượm được một truyện ngắn chẳng biết của ai, nhưng thấy tác giả viết truyện này có vẻ thông tỏ đủ thứ Nho, Y, Lý, Số, Tử vi, Địa Lý… cũng đáng nể, đọc tạm để giải buồn lúc mưa gió.

=======================================

————–Kẻ sặc là một làng trù phú nhất huyện Trường Nhân, nơi đây dân vốn có truyền thống văn hoá lâu đời. Hàng năm, vào mùa xuân, người ta lại tổ chức hội làng rất linh đình, to hơn các làng khác. Các anh ài tụ họp về thi thố đủ mọi trò, từ đấu vật, đấu cờ người, thi bắn tên, phi lao, thi võ, kéo co…

Ngày xưa, trong làng có lò võ của họ Bùi nổi tiếng khắp vùng. Võ nhà họ Bùi là võ gia truyền, nhưng không giữ độc mà truyền dạy cho môn sinh đã từ lâu. Nhưng có điều lạ là nhà họ Bùi luôn luôn chi có độc đinh. Nghe người ta đồn rằng, xưa kia ông tổ họ bùi cùng góp sức cùng với các họ khác lập nên làng này. Họ Bùi đã nhờ thầy địa lý tảng mả tổ vào thế đất đắc địa. Thầy nọ đã dẫn nhà họ Bùi đi tìm đất. Họ đi lên dãy núi phía Bắc, cách làng hai chục cấy số. Tìm mãi, họ mới thấy một thế đất phát văn. Thầy nói, thế đất này phát văn cho con gái chứ không cho con trai. Họ bùi bảo như vậy không nên văn chương làm gì cho khổ người ta. Cuối cùng họ gặp một thế đất mới; ông thầy nói chỉ phát võ nhưng không tốt lắm. Thế đất có Thanh Long, Bạch Hồ, hai bên thế núi cao vút, sắc nhọn. Phía sau có ngọn đồi thấp. Phía trước có mọt ngọn đồi nữa gọi là án. án này bằng phẳng nhưng góc hơi bị sạt lở. Ngọn đường phía trước là một con suối, chạy ngoằn ngoèo đầm vào án. Đất này phát cự phú, độc đinh, phải sống có đức thì mới phát lâu dài được. Nếu lâu ngày, Ngọc Đường xâm hại nhiều vào án dễ gây hoạ. Họ Bùi bo sống có đức thì khó gì, cự phú là được rồi; cái ăn quan trọng hơn cái quan, quan mà vắn số thà sôngs giàu còn hơn!

Mấy đời họ Bùi đều có người tham gia chinh chiến, nhưng hễ phát quan một chút đều đoản mệnh nhưng không bị tuyệt tự. Họ Bùi rất ợ cho con cháu tham gia chinh chiến. Đến đời ông của Bùi Hinh thì chuyển sang nghề bốc thuốc, dạy võ. Thuốc của nhà họ Bùi chữa được bách bệnh, nổi tiếng cả vùng. Nhân dân bốn phương tìm về chữa bệnh, bốc thuốc rất đông. Ai cũng khen nhà họ Bùi có phúc, phúc to. Chả thế mà năm – Ất Dậu, người làng chết gàn hết, nhà họ Bùi vẫn còn sống đủ, đur ăn, còn đem thóc gạo phát cho dân làng. Người mang ơn nhà họ rất đông; có người làm ăn nên cơm, nên cháo đã quay trở lại tạ nhà họ Bùi, coi như tổ tiên mình vậy. Sau cách mạng tháng Tám, số môn sinh vào học võ ngày càng đông. Họ học đẻ đi kháng chiến, chuẩn bị đánh giặc. Phong trào luyện võ, sắm sửa vũ khí để đánh Pháp ở khắp nơi. Đêm ngày, người ta nghe thấy tiếng hò hét, tiếng giáo mác vung lên từ sân, vườn nhà họ Bùi. Bùi Hinh lúc đó là trưởng dòng, đã già. Con trai của Bùi Hinh là Bùi Liên vừa 17 tuổi, cũng theo bạn bè luyện tập, quyết luyện chí để đánh thù. Ông Hinh thấy con trai muốn xông pha nơi nguy hiểm nên lo lắm. Ông hiểu rằng, nếu con trai ông tham gia vào cuộc chiến tranh ác liệt sắp xảy ra, nó sẽ chết, nó còn quá trẻ. Nhưng ông không giám cản con, sợ làng xóm chê cười. ông được tiếng là người tham gia cách mạng hăng hái, đức độ nhất làng. Cùng tập tành với Liên là Nhẫn, một cậu trai từ làng khác tới theo học. Nhẫn cằm vuông, mày lưỡi mác, tính nóng như lửa, không nên không phải là anh ta bốp chát ngay vào mặt. Liên kết thân với Nhẫn. Có hôm Nhẫn bảo thầy: “Sau này con sẽ thành cán bộ phụng sự Tổ quốc”. Nghe xong, ông Hinh nhăn mặt. Liên nghe rồi nói thêm: “Tháng sau, chúng con sẽ Nam tiến”.

Ông Hinh đỏ mặt, bỏ vào nhà. Mấy cậu bạn nghĩ thầy tự ái, họ tới bảo Nhẫn: “Chưa chi cậu đã đỏ gọng thế làm thầy buồn”. Hốm đó thầy gọi Nhẫn vào phòng, vòng vo chán, thầy cười nói với anh: “Trong số các anh sau này ai khá giả, phát đạt giúp nước, lợi dân thầy đều mừng, nhưng riêng thằng Liên…” Thầy dừng lại, ngẫm ngợi một chút mới cho Nhẫn biết về gia thế truyền đời của họ Bùi và yêu cầu Nhẫn một việc đặc biệt: đả thương thành tật Liên trong lúc tập võ để Liên không tham gia chiến đấu được nữa. Ông thầy nói xong rơi lệ, gần như nài Nhẫn giúp. Nhưng ngay lập tức Nhẫn phản bác lại ngay: “Thầy ích kỷ quá, vận nước quyết định vận cá nhân con người, dù mệnh người đó tốt đến đâu! Nạn đói làm chết, lụi họ hàng dòng họ thì thấy nghĩ sao? Con không thể giúp thầy được, việc đó quá sức của con. Còn nếu thầy muốn Liên không tham gia kháng chiến, thì bảo cậu ấy trốn đi kẻo lạc đường! Mong thầy nghĩ lại!” Nhẫn bỏ đi ra. Ông Hinh giận tím mặt.
Đêm đó, Nhẫn không ngủ được, ra vườn luyện võ. Ông Hinh cũng không ngủ được, lo lắng, sợ Nhẫn nói ra, sợ Nhẫn bỏ đi và Liên cũng trốn đi theo Nhẫn.

Sáng hôm sau cả nhà như sốt lên khi nghe tin ông Hinh nói đêm rồi bị mất cắp. Kẻ gian vào buồng lấy đi cái tráp đựng tiền và đồ gia bảo là một thanh kiếm bạc. Mọi người tức tốc đổ đi dò là, xem xét. Và không biết từ đâu, tin loang ra là Nhẫn ăn cắp những thứ đó. Không chịu được Nhẫn chửi toáng lên, gọi Liên ra bảo: “Nghe đã vô lý! Tôi biết thầy không ngủ, vì đêm tôi cũng không ngủ. Không ai lọt vào buồng được. Cái đất này xưa vốn kẻ cắp như rươi, hở ra là mất nhưng bây giờ không có chuyện đó. Cái tráp thầy bảo để ở dưới bục phản thầy nằm, không ai vào đó được; còn nữa anh em ngủ đầy trên chiếu trong nhà, ai vào đó được!” Liên không nói gì, nhìn lén Nhẫn.

Thầy gọi Nhẫn vào, nhìn vẻ mặt tỏ ý phẫn uất pha sự khinh bỉ trong ánh mắt của anh ta, ông Hinh lúng túng một chút, trấn tĩnh ròi nói: “Sự thể đã như vậy, anh nghĩ sao ?” Tia mắt ông Hinh đã sáng lên. Nhẫn cười nói: “Sự thể đã như thế này, tôi xin đi khỏi đây àng nhanh càng tốt. Không ngờ cái chốn thanh minh này chứa đựng sự u tối kinh tởm như vậy. Nếu thầy mất đồ thật, kẻ đó đã bị trời phạt, bằng không thì ngược lại !”
Nhẫn ra đi. Ra bờ sông đầu làng, anh ta huơ gươm lên trời một vòng, ngửa cổ cười, mặt dúm lại rồi cắm ngập cây gươm xuống cỏ.

Nhẫn đi rồi, ông Hinh tỏ ra rất khoái, nhưng cố giấu. Nhưng sau đó bắt đầu khó ngủ. Những đêm ngủ chập chờn ông mơ thầy cái án bị một dòng nước lũ xối thẳng xuống, đất bắn cát , lở tung toé, có một hôm lại mơ thấy có một người đội mũ cánh chuồn, xưng là tổ năm đời của Nhẫn, chỉ gươm vào mặt ông nói: “Đồ hèn ! Người ta hại con cháu ta thì con cháu ngươi sẽ bị như thế !”. Tỉnh dậy, ông thấy mồ hôi túa ra ướt cả áo. Ông lẩm nhẩm: “Chắc gì nó còn sống! Nó chết rồi về ảm ảnh mình chăng ?”
Hôm sau có con bé ăn mày đi qua ngõ, bọn trẻ con trong làng gọi nó lại cho cơm nguội. Nó mới hát đền: “Ve vẻ vè ve, cái vè vu vạ, ta là cây lá, mọc ở phương Đông, đến ngày trầu không, ta về ta trả”. Con bé vào cái ngõ biến mất. Bọn trẻ không hiểu nó chạy đi đâu mà nhanh thế, toả đi tìm không thấy, mọi người kháo là ma, cả bọn sợ xanh mắt ếch. Ông Hinh nghe thấy chuyện, ngồi trong nhà toát mồ hôi, cảm tháy khó ở.

Sau đó một ít ngày, Liên sang làng bên về, cưỡi ngựa qua đoạn sông đầu làng, không may con ngựa lao xuống cái hố ngang đường người ta đào để chuẩn bị cản giặc, ngựa đè lên Liên làm gãy chân phải. Người ta khênh Liên về. Ông bố bình tĩnh xử lý. Xương gãy đâm lòi cả ra ngoài, thịt bị rách, máu ra nhiều. Ông Hinh phải mổ xếp xương lại rồi giã cây Noãn Ngọc, giã một con con gà con tẩm với cơm nếp để bó bột cho cậu con trai.

Dân làng tỏ ý tiếc xót cho con ông. Ông cười cười nói:
– Chưa biết phúc hay hoạ !

Khoảng độ một tháng thì chân Liên đỡ, nhưng đi tập tễnh, phải chống gậy. Sau đó toàn quốc kháng chiến, trai làng và các học trò của ông ra đi chiến đấu. Rồi lác đác có giấy báo tử về làng. Lúc đó ông mới bảo vợ.
– Phúc đấy bà ạ ! Nhà ta còn phúc chán !

Liên sau cái đận đó, người cứ gày xút dần đi. Sức thanh niên hao kiệt, ăn uống ít, hay đau mình mẩy, buốt sống lưng, hay cáu vặt. Ông Hinh lo lắm, bấm số tháy Liêm đang bị sao Địa Không trong cung tiểu hạn, nhưng vẫn gặp hỷ sự, có sao Hỷ, Hồng, Đào, Riêu chiếu nên nghĩ lo chuyện cưới vợ cho con trai. Ông chọn trong số gái làng có cô Hằng con bà On là béo khoẻ, phốp pháp hơn cả. Hằng vóc người đậm, mông to, ngực nở, đầu có hai cái khoáy, môi đỏ đậm, tai dày, lông mày thanh, đó là tướng đông con nhiều cháu, đẻ lắm nuôi khéo, vượng phu, ích tử. Nhà ấy ăn ở phúc đức chả làm hại ai bao giờ. Bố Hằng họ Nguyễn, vốn dân miền biển sống bằng nghề vớt rong câu làm thạch bán ở chợ. Nhà có hai con, còn một thằng anh làm cho Sở nhà đoan trên phố. Thằng đó cũng theo thầy Hinh một vài năm, giờ anh ta đã theo cách mạng. Bố Hằng giờ chạy hàng thịt cho lò mổ ở làng Kiến Anh chứ không làm nghề hàng giát. Ông ta thi thoảng ghé qua biếu ông Hinh bộ lòng chay, vốn mang ơn nhà họ Bùi từ cái đận suýt chết năm đói.

Người ta kháo nhau: Nhà ông Hinh khéo chọn đâu, quả là có mắt tinh đời: gái mọc ria, tướng ấy khéo lắm, lợi tử, ham dâm phải biết ! Hiềm mộ nỗi người ta không biết, đó là sức khoẻ Liên cứ yếu dần. Chuyện vợ chồng yếu quá. Cưới xong nàng dâu cứ gầy sọp đi, gái về nhà chồng đáng ra phải sáng ra, da dẻ hồng hào, nảy nở thêm. Đằng này da Hằng xám lại, hai mắt thâm quầng, chăm chồng đã đủ mệt. Quan trọng là cưới ba năm mà vợ Liên vẫn chưa có thai, điều đó làm cả nhà rối ruột. ông Hinh tìm đủ mọi cách để có cháu nối dõi, dùng mọi phương thức bồi bổ cho Liên. Thuốc bốc chủ yếu dùng Hà thủ ô làm vị chính. Hà thủ ô vị ngọt, tính bình… chủ trị tâm, can, thận, bổ huyết, an thần, cố tinh, triệt dương hư, chống hao tổn âm dịch, huyết khô. Hà thủ ô phải đào bằng tre già cứng, đêm ngâm nước vo gạo một ngày một đêm, lấy ra rửa, sạch nấu với nước đậu đen cho mềm rồi bóc vỏ, thái nhỏ , đem đồ tẩm nước đậu đen rồi phơi khô. Hà thủ ô dùng với xích phục linh, ngưu tất, đương qui, kỷ tử, thỏ ty tử, bổ cốt chi có tác dụng cường dương, bế tinh.
Liêm uống được năm mươi thang, thấy dương cường hơn. ông bố dặn một tuần mới xuất khí một lần, nhưng vẫn thấy ít sợ đẻ con gái. Ông Hinh lại phải cho thêm sa sâm, đào nhân thục địa, đỗ trọng để sinh tinh.

Một ngày ông bắt Liên nuốt thêm ba quả trứng gà với mật ong. Liên khá hơn nhưng vẫn thấy ít ham muốn tình dục. Vợ cứ phải vân vê mãi mới được; lúc hành sự Liên cứ thở ì ạch, phì phò như kéo bễ, được một lúc thì chán. ông bố lại phải cho thêm dâm dương hoắc, rễ cau non và nhân sâm mới ổn.

Sau cùng, Hằng có thai, đẻ ra một thằng cu rất kháu. Đặc biệt nó có cái cu rất to, lạ thường. Ai cũng lấy làm lạ, coi đó là điềm phát đinh của nhà họ Bùi. Ông Hinh mừng lắm, phen này có khi phá được thế độc đinh con cháu ra ùn ùn… Ông đặt tên nó là Được.

Có một lần, Nhẫn gửi thư cho Liên, có đoạn: “Tôi biết bạn sống không phải vì phú quý đơn thuần. Bạn có tâm hồn và sự đồng điệu với nhân dân, hãy đi theo dòng sông ấy nếu bạn muốn ra biển lớn. Còn nếu không như vậy thì cứ ngồi hưởng phú quý vinh hoa nếu bạn muốn, nhưng xin chớ ngồi hưởng chúng trên danh dự của người khác. Cứ cắm mình vào đất và mọc lên, nhưng hãy mọc trên mảnh đất tốt, chớ mọc lên xác những loài khác và tự hào vì điều đó. Mỗi sinh linh đều có khát vọng sinh tồn. Sự man trá có thể tạo ra bạn nhưng sẽ giết bạn, quy luật phản phục bao giờ cũng là lẽ tự nhiên…”. Đọc xong thư, Liên chưa hiểu quy luật phản phục là gì. Ông Hinh vốn biết kinh dịch, phải giải thích cho con trai, tuy ông ta không biết gì về biện chứng, nhưng ông biết quá trình âm tiêu dương trưởng và ngược lại. Biết tin Nhẫn còn sống, ông lại mất ngủ.

(còn tiếp)

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY