24 C
Hanoi
Thứ Năm, 5 Tháng Mười Hai, 2024
spot_img
HomeDịch lýTĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG - Phần 2

TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG – Phần 2

- Advertisement -

LỜI TỰA

(Tuvivietnam – siêu tầm)

Từ xưa nói về Bốc Phệ bảo chẳng ai thần diệu hơn Tử Dương[1] trong Tả thị Xuân Thu, Chu tử[2] bảo thời Tam đại có chức Thái Bốc, Thái Phệ, có quan chuyên trông coi về Bốc Phệ nên thuật thật tinh vi mà ứng nghiệm như thần. Đời sau bỏ chức quan này, mà sách chiêm nghiệm về Bốc Phệ cũng không truyền, nên ít người thâu rõ và thần diệu. Nhưng gần đây như các thiên trong Hoàng Kim Sách mới đạt được cùng cực áo diệu của âm dương, huyền cơ của biến hoá. Tuy nhiên giảng giải cũng chưa đến cội nguồn, người xem cũng không khỏi được sai lầm, nên không truyền được tinh tuý của cổ nhân. Nếu có người học rộng nghĩ sâu, thông tuệ mà trao sách này thì có thể xiển dương được những vi diệu kỳ ảo.
Vương Sơn nhân[3] người Lâm ốc buông rèm ở Ngô quận đoán Dịch, ở sát mé đông nhà ta. Có điều gì ưu nghi liền đến gỏ cửa, thật ứng nghiệm chẳng sai, như ánh đèn soi sáng. Bao nhiêu người xa gần đều ca ngợi như thần. Nhưng Sơn nhân từ chối không nhận tiếng khen, mà bảo điều tôi nhận được là sách chiêm nghiệm của thầy tôi Dương Quảng Hàm Tiên sinh truyền cho, mà những sách khác chưa bằng được. Mấy năm gần đây Sơn nhân càng tiến bộ, rồi chắp nhặt viết thành pho sách cho khắc in. Tôi viết tự rằng: “hánh hiền nói lý mà không nói số, nhưng Thái dịch là sách bốc phệ thiết lập hung cát hối lẫn, có thể biết trước việc. Lấy số để lường rấ chính xác, lấy lý mà đoán. Nay sách của Sơn nhân đầy đủ tinh vi diệu nghiệm, kể ra cũng độc nhất vô nhị, mà nếu không quán triệt được lẽ sinh khắc ngũ hành, biến hoá của âm dương thì sao gọi là số học được. Cho nên sách này là sách nói về số mà thực là sách nói về lý. Do Sơn nhân nhờ nghiên cứu thâm sâu nên rõ được thần diệu của Bốc Dịch ngày xưa, không thì làm sao mà xiển dương được.

Khang Hy năm Kỷ Sửu tháng 10 mùa đông.

Trương Cảnh Tùng ở Ngô Quận viết tại Dung Giang Thảo đường.

BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

PHÀM LỆ

1. Bốc Phệ dẫn dắt kẻ ngu muội, giải toả nỗi ngờ vực, dạy người trốn hung tìm cát. Sáu hào đã lập, biến hoá đã bày, lý lẽ hết sức thích đáng không thay đổi. Người đời vì không tiêu hoá được, không thể cứu xét sâu xa., nên thường mê hoặc dân chúng, kể thật đáng buồn. Sách này lấy chính lý cội nguồn, không dám nói càng, nói phỏng mà làm người sau sai nhầm. Vì thế mà gọi là Chính Tông.

2. Từ Quỷ Cốc[4] dùng tiền thay thế cho cỏ thi[5] khiến đường lối của Dịch biến đổi. Những điểm trọng yếu là Dụng Thần, Nguyên thần, Kị thần, Cừu thần, Phi Phục thần, Tiến Thoái thần, Phàn ngâm, Phục ngâm cùng Tuần không, Nguyệt phá… đều là những cương lĩnh ở trong Quẻ, nên không thể sơ suất, cẩu thả. Vì thế mới qui định thành Thập Bát Luận, mà không gì vượt ra ngoài mười tám điều đó. Học giả nên tham khảo kỹ càng..

3. Từ xưa sách luận về Phi thần, Phục thần có nói Càn Khôn qua lại trao đổi . Dịch Lâm Bổ Di nói mọi hào đều có Phục có Phi là sai lầm, rồi noi theo sai lầm thành nếp mà không xem xét. Trong sách này ta phân ra từng quẻ định rõ Phi, Phục để người học liếc mắt là có thể hiểu.

4. Trong Bốc Dịch phần như Thông Huyền Phú đều được Dịch Lâm Bổ Di, Dịch Mạo, Tăng San Bốc Dịch ghi chép . Tuy cũng được nêu những điểm tinh tuý, những điều khác biệt. Tuy không thiên kiến nhưng có nhiều mâu thuẫn khiên người học không được hài lòng. Chỉ có Hoàng Kim Sách được Lưu Thành Ý[6] viết xiển dương được lý thâm sâu của Tiên Thiên làm cầu dẫn lối cho kẻ hậu học. Mà thiên Thiên Kim Phú Tổng Luận bao hàm thâm sâu, tiếc rằng chú thích của Diêu Tế Long rất nhiều lầm lẫn, ngược lại với ý nghĩa chính xác. Ta phải khổ công ra sức đính chính. Bảo ta có tội ta cũng chịu vậy thôi.

5. Ta từ nhỏ đã nghiên cứu Dịch lý được nhiều năm, về sau được gặp Dương Quảng Hàm Tiên sinh ở Tân An, nhờ đó mà được truyền sở học. Phần Thập Bát Vấn ở quyển thứ mười ba và mười bốn[7] của sách này đều được thầy ta truyền cùng chiêm nghiệm của ta. Người học đọc kỹ mới thể biết cách chính yếu khai mở những điều chưa rõ. Rồi cùng kết hợp với Thập Bát Luận và những điểm luận về sai lầm ở các sách, thì những lẽ thâm sâu ảo diệu trong trời đất đều được bày tỏ.

6. Ta buông rèm nơi chốn thị tứ, qua lại nhiều người, nghĩ đến ngày sau trở về lại núi cũ kết thảo am nơi núi rừng, từ tạ với người đời, nên viết thành sách cất giữ ở thạch thất, không muốn giao tiếp nữa. Nhưng chắc chắn ghi chép nông cạn này làm sao khỏi được chê bai cũng những người sáng suốt, giỏi luận bàn. Nhưng dù có tránh được, thì quân tử cao minh ở khắp nơi nếu có lòng chỉ bảo thì thật hết sức may mắn cho ta,

[1]Thần tiên ngày xưa thường lấy Tử Dương làm hiệu. Lý Bát Bách đời Chu Mục Vương xưng hiệu là Tử Dương ChânQuân. Đời Hán có Chu Nghĩa Sơn, đời Tống có Trương Bá Đoan đều xưng Tử Dương Chân Nhân. Ở đây chắc chỉ Lý Bát Bách.
[2]Tức Chu Hi một học giả đờiTống, chú thích nhiều kinh sách.
[3]Chỉ tác giả của sách là Vương Hồng Tự.
[4]Theo chú thích ở một số sách Quỉ Cốc Tử là Vương Hủ sống vào thời nhà Chu.
[5]Bói dịch thời cổ dùng cỏ thi, đên Quỉ Cốc Tử thay báng 3 đồng tiền, dùng sấp ngữa để định âm dương (xem phần Phú Lục)
[6]Tức Lưu Cơ tự Bá Ôn, giỏi văn học, thiên văn, binh pháp>>> theo giúp Minh Thái Tổ thống nhất thiên hạ, được phong tước Thành Ý Bá
[7]Khi dịch đã chuyển vào phần II tại chương Vấn Đáp ở cuối sách.

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY