Nhất, luận thập can thập nhị chi
– bản dịch LePhan –
Nguyên chú:
Khí trời đất động tĩnh mà phân âm dương, có già trẻ mà chia ra tứ tượng. Già là ở lúc cực động (thái dương) hay cực tĩnh (thái âm). Trẻ là ở lúc vừa bắt đầu động (thiếu dương) hay vừa bắt đầu tĩnh (thiếu âm). Chỉ có tứ tượng, mà chứa đủ cả ngủ hành trong ấy. Thủy tức là thái âm; Hỏa tức là thái dương; Mộc tức là thiếu dương; Kim tức là thiếu âm; Thổ tức, âm dương lão thiếu, là nơi kết của các xung khí Mộc Hỏa Kim Thủy.
Từ chú:
Thuyết âm dương tuy bị các nhà khoa học chỉ trích, nhưng trời đất ngày tháng nóng lạnh, nam nữ sớm tối, có vật chi chẳng phân âm dương? Nhỏ đến như điện tử cũng chia ra âm dương. Bởi âm dương chia ra tứ tượng, Mộc Hỏa Kim Thủy, nhân đó mà đại biểu khí của 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Trong lòng đất có nước và các loại quặng kim loại, từ đâu mà thành? Muôn hoa tươi tốt, nhờ đâu mà xui khiến? Khoa học vạn có thể có thể phân tích vật thành các loại nguyên chất nhưng chẳng khiến chúng nảy mầm được, lực khiến chúng nảy mầm được tức là Mộc vậy. Nên nói Kim Mộc Thủy Hỏa là chất tự nhiên trong trời đất vậy. Vạn vật thành ở Thổ rồi lại trả về Thổ, nên lại nói Kim Mộc Thủy Hỏa ấy là ở Thổ. Khí trời đất sinh ra: nóng ấm là Hỏa; chất lỏng là Thủy; chất sắt cứng là Kim; khí huyết lưu hành là Mộc. Như tấm thân thịt xương này, vận dụng được cả Kim Mộc Thủy Hỏa tức là Thổ vậy. Nhân sanh bỉnh khí thụ hình, có bất kỳ nhiên nhi nhiên giả, chẳng khỏi tuỳ thuộc vào sự chuyển vận của các khí tự nhiên.
Nguyên chú: Đã có ngũ hành, sao lại có 10 can 12 chi? Có âm dương mà sanh ra ngũ hành, trong ngũ hành đều có âm dương. Tức luận Mộc cũng có chia ra Giáp dương Ất âm vậy. Giáp là khí của Ất; Ất là chất của Giáp. Giáp là sanh khí trên trời, lưu hành ư vạn vật, Ất là vạn vật ở dưới đất tiếp nhận thêm sanh khí đó. Lại chia nhỏ thêm, sanh khí tán cho ra là Giáp của Giáp, sanh khí ngưng thành là Ất của Giáp. Vạn Mộc nhờ Giáp của Ất mà đâm cành ra lá. Cành cành lá lá của vạn Mộc là Ất của Ất vậy. Ất nhờ Giáp mà được đủ khí; Giáp nhờ Ất mà (kiên) hình chất được đầy chắc. Như Mộc cũng có chia ra âm dương Giáp Ất như vậy.Từ chú: Ngũ hành đều có phân ra âm dương như can chi vậy. Thiên can tức là khí của ngũ hành lưu hành trên trời; Địa chi là 4 mùa tuần tự lưu hành.
Nguyên chú: Như Giáp Ất phục ở Dần Mão cũng có chia ra âm dương thiên địa. Như Giáp Ất mà phân âm dương thì Giáp dương, Ất âm, Mộc hành trên trời có chia ra âm dương như vậy. Như Dần Mão mà phân âm dương thì Dần dương, Mão âm, Mộc tồn dưới đất cũng có chia ra âm dương như vậy. Như gộp cả Giáp Ất Dần Mão mà phân âm dương, thì Giáp Ất là dương Dần Mão là âm, Mộc ở trên trời thì thành tượng ở dưới đất thì thành hình. Giáp Ất hành thiên mà Dần Mão thụ chi; Dần Mão nhờ có Giáp Ất mà được yên. Nên có câu Giáp Ất như trưởng quan, Dần Mão như cai quản địa phương. Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, như phủ quan đi đến quận, huyện quan đi đến ấp, nắm lệnh các ty suốt 1 tháng.Từ chú: Giáp Ất cùng 1 gốc, đều là khí trên trời. Giáp là khí dương mới chuyển, thế đang lớn mạnh; Ất là hơi ấm của sự sống, như cây cỏ nảy mầm. Tuy cùng là Mộc nhưng tính chất có khác nhau. Giáp Ất là khí lưu hành, nên gọi là khí hành trên trời; Dần Mão nắm giờ lịnh trong 4 mùa, nên gọi là tồn dưới đất. Khí lưu hành theo giờ lệnh mà chuyển dời, nói Giáp Ất lấy Dần Mão làm gốc, thì Hợi Mùi Thìn cũng đều là gốc cả (Xem thêm chương âm dương sanh tử). Như gặp thiên can thông căn nguyệt lệnh, khí đang vượng tất đắc dụng rất hiển hách, như chẳng được vượng thì tuy đắc dụng mà lực bất túc, như quan phủ quan huyện. Chẳng đắc giờ đắc địa thì không thể ra hiệu lệnh gì được, tài ấy chẳng được thi triển ra.
Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương vậy, luận về công dụng thì can dương can âm có chỗ khác biệt. “Tích thiên tủy” có viết: “Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa”. Can dương như quân tử, tính dương cương, mừng gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn; can âm thì không như vậy, dù gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn thì vẫn không tòng nổi nhược vẫn hoàn nhược, như lại gặp trụ Tài Quan thiên thịnh tất tòng theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng chẳng luận như vậy được. Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ khắc chế.
Nên nói can dương can âm có khác biệt là vậy.
Như Ngũ Đình Phương: Nhâm Dần / Đinh Mùi / Kỷ Mão / Ất Hợi;
Kỷ thổ tuy thông căn nguyệt lệnh, gặp mộc thế thịnh, tức tòng mộc, tòng như thế là vô tình nghĩa vậy (xem thêm chương dụng thần).Lại như Diêm Tích San: Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Dậu / Đinh Hợi;
Ất mộc may gặp Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược, sát thấu gặp chế, tức là quý cách.Lại như Hứa Thế Anh: Quý Dậu / Tân Dậu / Ất Sửu / Tân Tỵ;
gặp vận 19 tuổi tòng Sát, thân nhược chẳng gặp Ấn thụ có căn, nhưng mừng gặp được vận chế Sát.
Đặc điểm can âm là như vậy (Xem thêm phần cách cục).Can dương thì không như vậy !
Như trụ của Ngu Hòa Đức: Đinh Mão / Bính Ngọ / Canh Ngọ / Kỷ Mão;
Canh kim tuy nhược, dù thấu Ấn ở gốc, vẫn không thể tòng, thân nhược vẫn hoàn nhược, đến vận phò thân tự nhiên phú quý, hết mọi lao khổ.Điểm bất đồng là như vậy. Nhưng can dương chẳng phải tuyệt đối không thể tòng, như trụ của Thanh Tuyên Thống: Bính Ngọ / Canh Dần / Nhâm Ngọ / Nhâm Dần;
Ấn Tỷ đều không có căn, tất không thể không tòng.Nói tòng khí chứ không tòng thế là như vậy, lý ấy rất sâu, không thể nói hết, học giả xem nhiều bát tự, lâu dần tích lũy kinh nghiệm, tự nhiên hội ngộ, không lời nào nói hết được (Chiếu y theo chương này để luận tính chất các can chi, tuy sơ bộ mà thật rất sâu xa; cái điểm tinh là của mệnh lý tức là can chi âm dương tính chất có khác nhau, như đi học thì phải ngồi ngay ngắn trước rồi mới tập viết, sau khi đã thạo phần nhập môn, khắc tự biết nó trọng yếu thế nào)
Nguyên chú: Giáp Ất ở thiên can, hễ động thì không yên. Gặp tháng Dần tất đương lúc Giáp khởi? Gặp tháng Mão, tất đương lúc Ất khởi? Dần Mão tại địa chi, dừng lại mà chẳng dời đi. Nguyệt gặp Dần hoán đổi được với Giáp; nguyệt gặp Mão hoán đổi được với Ất. Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; Luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp. Như tục thư nói xằng, rằng Giáp là rừng lớn dày đặc nên chẳng sợ bị chặt, ất như cỏ non, yếu mà chẳng gãy, thực là chẳng biết lý âm dương vậy. Lấy 1 loại hành mộc như trên thôi, ta còn có thể biết, đến như bàn đến lý âm dương khí chất của Thổ là xung khí của Mộc Hỏa Kim Thủy, nhờ đó mà vượng ở tứ thời, sao có thể nói giống như vậy được. Người học trước phải biết rành thuyết can chi, rồi mới có thể nhập môn.
Từ chú: Thiên can động mà không yên như năm Giáp Kỷ lấy Bính Dần làm tháng giêng hay; như năm Ất Canh lấy Mậu Dần làm tháng giêng. Địa chi dừng lại mà chẳng dời như, tháng giêng Dần, tháng hai Mão. Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp, Giáp là tính dương cương của mộc, Ất là chất nhu hòa của mộc, muốn phân biệt kỹ xin xem thêm tiết luận thiên can nghi kị trong phần phụ lục “Tích thiên tủy” dưới đây. Cái ví dụ rừng già-cỏ non bậy bạ của tục thư ở trên, phát xuất từ ví von như nạp âm khiến kẻ không biết hiểu lầm. Kẻ học trước nên rõ cái lý can chi âm dương, xét thông phương vượng suy tiến thối, mới khỏi bị thời thế xoáy trôi.