25 C
Hanoi
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTứ TrụChương 23 - Luận cung phận Dụng thần phối Lục thân

Chương 23 – Luận cung phận Dụng thần phối Lục thân

- Advertisement -

* Thân nghĩa là gần gũi thương yêu. Lục thân là sáu hạng người gần gũi thương yêu nhất của mình: Cha, mẹ, vợ, con, anh (chị), em.
* Cung phận: cung được gán cho một nhiệm vụ cụ thể, ví như một “danh phận” của cung.

Nguyên văn:

con người có Lục thân, phối vào Bát tự là kết hợp với nó để định ra số mệnh.


Từ chú thích:

Danh từ Lục thân xuất phát từ rất lâu, nghĩa đơn giản mà rất đầy đủ. Thời đại nhà Hán, hai nhà Tiêu-Cống (*) khi giải thích quẻ liền lấy khắc ta là Quan Quỷ, ta khắc là Thê Tài, sinh ta là Phụ mẫu, ta sinh là Tử Tôn, đồng khí chất là Huynh đệ, đều là Lục thân của bản thân ta (xem chi tiết ở sách Mệnh Lý Tầm Nguyên). Phối hợp Lục thân trong Mệnh Lý thực tế thoát thai từ đây, tên gọi tuy khác nhau nhưng lý luận chỉ là một.
Nguyên văn: Từ các cung phân phối ra thì tuần tự niên nguyệt nhật thời, tức từ trước ra sau, phối thành tổ phụ thê tử (ông cha vợ con) cũng là từ trên xuống dưới. Dùng các nền tảng tự nhiên phối với nhau, so khớp chúng mà tạo thành các địa vị bất biến trong mệnh lý.

Từ chú thích: Phân biệt cung chính là phân biệt các địa chi, niên chi là gốc tổ tiên, nguyệt chi là cung cha mẹ, nhật chi là cung Thê, thời chi là cung Tử tôn, đây là từ trên xuống dưới, kết hợp các chi và các địa vị xã hội với nhau. Phàm hỷ dụng tụ tại chi năm hay chi tháng thì tổ tiên giàu có sung túc, cha mẹ được thừa hưởng phúc ấm này và bản thân từ nhỏ đã thừa hưởng gia nghiệp này. Nếu hỷ dụng tụ tại chi ngày, thê thiếp giúp ích cho mình; tụ vào chi giờ, con cháu ắt hẳn có năng lực và vào cuối đời càng tốt nữa. Năm là nơi xuất thân, giờ là chốn đi về hay kết cuộc của một đời người. Xuất thân tốt, thì có thể biết rằng bản thân sẽ hưởng thụ phúc ấm tổ tiên, còn kết cuộc tốt tức hiểu rằng con cháu năng lực đầy đủ, cùng là lẽ tự nhiên mà thôi.

Nguyên văn: Còn dùng thập thần để phối hợp thì Chính Ấn là mẹ, để tạo thân hình ta phải chọn được người mẹ sinh ra ta. Nhưng Thiên tài là thứ ta khắc chế thì sao lại thành cha ta? Thiên tài chính là chồng của mẹ, mà Chính ấn là mẹ thì Thiên tài là cha. Chính tài là vợ, là bị ta khắc chế, chồng là chủ đạo nên vợ phải theo. Nhưng Quan Sát như kẻ khắc chế ta vậy, tại sao thành con cái? Quan Sát là do Tài sinh, mà Tài là thê thiếp, tức Quan Sát là con cái của ta rồi. Còn Tỉ kiên là Huynh đệ thì lý lẽ hiển nhiên.

Từ chú thích: Thiên Tài là chồng của mẹ, như Giáp lấy Quý làm Chính Ấn, Mậu là Thiên Tài, Mậu Quý hợp như vợ chồng kết duyên với nhau. Bính lấy Ất làm Chính Ấn, Canh là Thiên Tài, Ất Canh hợp nhau, các thần khác cứ thế mà suy. Năm (5) âm can theo năm dương can mà chọn ra, như sinh ngày Ất lấy Quý làm mẹ, lấy Mậu làm cha. Giáp Ất nhật can như có Mậu mà vô Quý thì lấy Nhâm thủy làm phụ mẫu. Tóm lại, nói rằng cha mẹ là người che chở cho ta, Thê tài là kẻ hầu hạ ta, Quan quỷ là kẻ khắc chế ta, Tử tôn là kẻ hậu duệ của ta, Huynh đệ là kẻ đồng khí với ta, thật là dại dột mới cho đây là định luật. Đến như Thiên tài là thứ ta khắc, sao cho là cha ta? Khắc ta là Quan sát, sao gán thành con cái của ta? Đây xuất phát từ lẽ tự nhiên ở đời, người thường chịu sự cấm đoán của cha mẹ thì ít, còn chịu sự ràng buộc của con cái thì nhiều. Sách “Trích Thiên Tủy chinh nghĩa” lấy Ấn làm Phụ mẫu, lấy Thực Thương làm con cái, có phần phù hợp với Dịch Kinh Tiêu, lý luận này thông đạt rồi nên không cần bàn nữa. Lại có thuyết cho rằng Thiên Ấn là mẹ kế, Tỉ Kiên là anh, Kiếp Tài là em, mỗi thuyết đều có ứng nghiệm. Tóm lại, để dùng thập thần phối với lục thân càng cần phải xét kỹ lưỡng các cung phân định địa vị cùng với hỷ kị của nó thì cơ bản khó sai lầm. Số mệnh thường không rõ rệt lắm, thí dụ như triều đại nhà Thanh trước đây, khi có đại tang cha mẹ là làm thăng trầm mất một giai đoạn quan trường, xem ở vận hạn hiển hiện dễ thấy (trong mệnh số thấy có thì thực tế đời người cũng có); còn người ngày nay các lễ nghi đều hủy bỏ, sự tồn vong của cha mẹ cũng không quan hệ đến sự tiến thoái hoạn lộ nên trong mệnh vận không hiện rõ ràng lắm. Thê cung gắn liền với hạnh phúc cuộc đời, đắc lực hay không rất là rõ ràng, học giả thông minh sáng suốt tự mình có thể giải thích được.

Nguyên văn: Trong đó có hay không đắc lực, hoặc cát hoặc hung, cứ lấy tứ trụ mà xét hoặc lấy niên nguyệt hoặc nhật thời định ra Tài Quan Thương Nhận, quan hệ với tượng nào, sau đó lấy Lục thân phối dụng thập thần. Xem trong cách cục biến ra hỷ kị làm sao và xem thêm sự phối hợp của nó thì khả dĩ không sai được.

Từ chú thích: Lấy Ấn làm mẫu, lấy Tài làm vợ, toàn cục nếu vô Tài Ấn thì sẽ ra sao? Dụng Thực mà gặp Ấn đoạt Thực, dụng Ấn mà gặp Tài phá Ấn, là ra làm sao? Ở đây phải đánh giá linh hoạt rồi đúc kết lại, không thể câu chấp. Đại khái từ hỷ kị của Ấn để xem phụ mẫu, không ắt hẳn phải lấy Ấn làm mẹ; từ hỷ kị của Tài để xem thê cung, bất tất coi Tài là vợ. Nhật chủ hỷ Ấn mà gặp Tài phá, tổ nghiệp lụn bại; Nhật chủ kị Ấn mà gặp Tài phá, lại thành hưng gia lập nghiệp. Thân vượng hỷ Tài mà gặp Tỉ Kiếp phân đoạt thì khắc thê, ngược lại Thân nhược Tài trọng, thì dù không có Tỉ Kiếp phân đoạt cũng khắc thê. Phần Thương Nhận phối hỷ kị ra sao thì xem, tiết Luận Thê tử phía sau. Lục thân phối hợp thì sách “Trích Thiên Tủy chinh nghĩa” quyển 5 tiết Lục thân luận bàn rất rõ ràng, cần nên tham khảo.

(*) Tức hai ông Tiêu Cống và Kinh Phòng. Lý thuyết lục thân trong Bói dịch được các nhà nghiên cứu công nhận người phát minh đầu tiên là Tiêu Cống sau truyền cho Kinh Phòng. Lý thuyết tượng quẻ liên quan đến hai người này gọi là Kinh Tiêu Dịch (khác với Mai Hoa Dịch), nhưng nay không còn được dùng.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY