27 C
Hanoi
Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử ViBộ Sao Cơ Nguyệt Đồng Lương - Cự Nhật - Phần...

Bộ Sao Cơ Nguyệt Đồng Lương – Cự Nhật – Phần 1

- Advertisement -

Trong các bài trước, chúng ta đã xét 8 Sao chính trong 2 vòng Sao của Tử Vi và Thiên Phủ – đó là các Sao Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Thiên Tướng, Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân và Tham Lang với tên gọi tắt là Tử, Phủ, Vũ, Tướng, Liêm, Sát, Phá và Tham. Trong vòng Tử Vi bộ ba ( Tử Liêm Vũ ) luôn luôn ở vị trí Tam Hợp ; cũng như vậy với bộ ba ( Sát Phá Tham ) của vòng Thiên Phủ. Do đó khi một trong các Sao của vòng nọ đồng cung với một Sao trong những Sao của vòng kia đã tạo nên những Bộ Đôi, Bộ Ba, Bộ Bốn thậm chí có thể là Bộ 5, Bộ Sáu , mà thuật ngữ Tử Vi từ ngàn xưa đã tạo thành những Cách : Tử Phủ Vũ Tướng ( Liêm), Sát Phá Tham hay Tử Vũ Liêm Sát Phá Tham, Phủ Tướng Triều Viên cách …

Trong bài này ta sẽ xét đến 6 Sao Chính còn lại của 2 vòng Sao Tử Vi và Thiên Phủ :  Ba Sao Thiên Đồng (gọi tắt là Đồng ) , Thái Dương ( Dương hay Nhật ), Thiên Cơ ( Cơ) của vòng Tử Vi luôn luôn tạo thành 1 cấp số Cộng mà công sai r = 2, nên Đồng và  Cơ luôn luôn ở Vị Trí Tam Hợp. Cũng như ba Sao Thái Âm (Âm hay Nguyệt ), Cự Môn ( Cự ), Thiên Lương (Lương ) cũng vậy, ở vị trí của Cấp Số Cộng như trên – nên Nguyệt ( hay Âm) và Lương cũng luôn luôn ở vị trí Tam Hợp. Do đó khi 1 Sao của bộ ( Đồng, Nhật, Cơ ) thuộc vòng Tử Vi đồng cung với 1 Sao của bộ  ( Nguyệt, Cự, Lương ) thuộc vòng Thiên Phủ ta sẽ có 3×3 = 9 Bộ Đôi (Đồng Âm ), ( Cự Đồng), (Đồng Lương),  ( Nhật Nguyệt hay Âm Dương ), ( Cự Nhật ), ( Dương Lương ), ( Cơ Âm hay Cơ Nguyệt ), ( Cự Cơ ) và ( Cơ Lương ). Bộ 3 như (Âm Dương Đồng, Cự Nhật Cơ, Cự Nhật Âm ) ; Bộ 4 như  ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ,  Cơ Cự Đồng Lương, Cự Nhật Đồng Âm ) ; Bộ 5 ( Nhật Nguyệt Cơ Cự Đồng ) hay Bộ 6 ( Cự Nhật Cơ Nguyệt Đồng Lương ).

1)    Cơ Nguyệt Đồng Lương cách

Cách này chỉ sảy ra trong 3 Trường Hợp :

  1. a)Khi Cơ Âm đồng cung tại Dần, Thân trong Mẫu Tử Tham 
  2. b)Khi  Đồng Lương đồng cung cũng tại Dần, Thân trong Mẫu Tử Phá
  3. c)Khi  Cơ Lương đồng cung tại Thìn, Tuất hay Đồng Âm đồng cung tại Tí, Ngọ trong Mẫu Tử Sát.

Còn trong các mẫu khác ( Tử Vi độc thủ, Tử Phủ, Tử Tướng ) bộ 4 này thiếu 1 hay 2 sao hoặc trùng thêm với 1 hay 2 Sao trong bộ đôi ( Cự Nhật ) để thành bộ 5 hay bộ 6.

Trước khi bàn đến sự liên kết của Bộ 4 này ta nhắc lại định nghĩa cùng tính chất riêng rẽ từng Sao một của Bộ này :

  1. A)THIÊN CƠ

 Nam Đẩu Tinh , Âm – Mộc  Thiện Tinh – Chủ về Huynh Đệ, Phúc Thọ ; Miếu tại Thìn, Tuất, Mão, Dậu ; Vượng tại Tỵ, Thân ; Đắc Địa tại Tí, Ngọ, Sửu, Mùi ; Hãm Địa tại Dần, Hợi.

Thiên Cơ theo nghĩa đen là Máy Tính của Trời ( chữ  khi ghép với Cơ Mật : Cơ «  quan trọng », Mật «  kín đáo », khi ghép với Cơ Mưu «  khôn khéo, tính toán », cơ quan «  bộ máy then chốt », cơ khí «  máy móc, vật dụng », cơ năng «  khôn khéo tài giỏi » …nghĩa bóngkhi đắc địa là mẫu người có dáng cao ( Mộc cách trong Nhân Tướng Học), xương cốt lộ, da trắng, mặt dài nhưng đầy đặn, khi gặp nhiều trung tinh đắc cách ( Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu, Ân Qúy, Khoa Quyền Lộc …) thông minh, mưu cơ quyền biến, tính nhân hậu và từ thiện – cuộc đời không Qúy cũng Phú, có uy danh lừng lẫy. Với Nữ Mệnh đắc địa và hợp Mệnh là người tài giỏi – hành động nhiều khi vững chắc hơn đám mày râu ‼

Cơ đắc địa đóng tại Mệnh gặp Tả Hữu, Hình Y, Ân Qúy chuyên về Y Khoa hay Nha  – gặp Tả Hữu, Hỏa Linh, Hình chuyên về Kỹ Nghệ, máy móc hay thủ công cũng thành danh. Với Nữ Mệnh – nếu không hành nghề cũng là mẫu người khôn ngoan lanh lợi, đảm đang, nhân hậu, từ thiện, vượng phu ích tử.

Nếu hãm địa, hình tướng thấp bé, da dẻ không tươi nhuận – tuy kém thông minh, có chút gian sảo ( khi gặp nhiều Hung Sát Tinh) – trong kinh doanh dù có ngược suôi vất vả nhưng cũng no cơm ấm áo và sống lâu ! Với Nữ Mệnh phải muộn lập gia đình mới tránh được buồn thương trong Tình Cảm, éo le vì chồng con.

Phú Cổ Nhân đã có câu :

–         Cơ viên phú tính từ tâm ( Cung Mệnh có Cơ Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa tọa thủ là người có lòng Từ Thiện ).

–         Thiên Cơ gia ác Sát đồng cung, cẩu thân thử thiết ( Cung Mệnh có Cơ độc thủ đắc địa gặp Sát Tinh đồng cung là người qủy quyệt, xảo trá – nhưng nếu Hãm Địa + Sát Tinh là hạng trộm cướp bất lương). 

  1. B)THÁI ÂM ( gọi tắt là Nguyệt hay Âm )

    Bắc Đẩu Tinh, Âm-Thủy, Phú Tinh chủ về Quan Lộc và Điền Trạch ; Miếu Địa tại Dậu, Tuất, Hợi ; Vượng tại Thân, Tí ; Đắc địa tại Sửu, Mùi ; Hãm địa tại Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Thái Âm biểu tượng là Mặt Trăng – ở Số tượng trưng cho Mắt bên phải, Bà Nội, Ngoại, Mẹ, Cô, Dì, Vợ và Chị Em Gái ( tùy theo vị trí của Cung ). Sinh vào ban đêm trong khỏang từ mồng 1 đến ngày rằm là thuận lý – rất rực rỡ nếu gặp thêm Đào Hồng Hỉ, Khoa.

Gặp Hóa Kị hay Kình Đà Hình hay Tuần Triệt dễ có vấn đề về Mắt, Thần Kinh, Tim Mạch hay Khí Huyết. Trường hợp hãm địa, nếu gặp Tuần hay Triệt- nếu cuộc sống thay đổi Môi Sinh ( xuất Tổ ly Tông ) lại trở nên đắc cách.

 Thái Âm đắc địa với Nam mạng ( hợp với Âm Nam) thuộc mẫu người cao, da trắng, mặt tròn đầy đặn , mắt sáng, rất thông minh, tính khoan hòa nhân hậu, nhiều sáng kiến, rất lý tưởng (đôi khi viễn mơ xa rời thực tế). Cung Mệnh được Thái Âm vượng địa hội hợp nhiều Trung Tinh đắc cách thêm Tam Minh (  Đào Hồng Hỉ ) được hưởng phú qúy tột bậc và nổi tiếng là giàu có. Đi về ngành Y Khoa, Văn Học Nghệ Thuật ( họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ …) dễ nổi danh ; trong ngành Kinh Tế, Ngân Hàng, Tài Chánh hay Hành Chính (công tư chức) ở vai trò Tham Mưu, Cố Vấn hay Nghiên Cứu cũng thành công lớn. Tuy nhiên nếu gặp Tuần Triệt độ số giảm nhiều, thêm Hung Sát Tinh thường có bệnh ở mắt, thần kinh, tuổi thọ bị chiết giảm – nếu xuất tổ ly tông có thể tránh được gian khổ, cuộc đời về Hậu Vận sẽ khá hơn Tiền Vận. Ở Nữ Mệnh mẫu người có nhan sắc ( mặt tròn da trắng, mắt phượng, mắt bồ câu ) có đức độ, tài giỏi đảm đang – gặp nhiều Sao sáng sủa hợp Mệnh, xa lánh Hung Sát Tinh được hưởng phú qúy lâu dài – phúc thọ song toàn. Đi về ngành Y Khoa ( chuyên về Tim Mạch, Thần Kinh, Mắt ), Sư Phạm, Văn Học Nghệ Thuật  dễ thành công. Với Khôi Việt, Tả Hữu, Hỉ Thần, Tấu Thơ , Tam Minh ( Đào Hồng Hỉ ) dễ nổi danh về Văn Học Nghệ Thuật.  Hãm Địa +Hình Tướng thấp bé da dẻ không tươi nhuận ( hay nhiều Hung Sát Tinh) cuộc đời cùng khổ – tình duyên lận đận – thường có bệnh về mắt, thần kinh ( hoang tưởng, đồng bóng ), khí huyết ; kể cả khi gặp Tuần Triệt. Trường hợp này khi sống xa nơi sinh trưởng có thể cuộc đời khá hơn.

Với Thái Âm vượng địa Cụ Lê Qúy Đôn đã có câu Phú : Thái Âm viên mãn ai bằng hay các Câu Phú khác của Cổ Nhân :

–         Nguyệt Lãng Thiên Môn ư Hợi địa, đăng vân chấp chưởng đại quyền ( Thái Âm tại Hợi  «  nơi trú của Qủe Càn nên được gọi là Thiên Môn » đẹp như mặt trăng sáng rực giữa Trời, được hưởng Phú Qúy đến tột bực ; thường nắm giữ quyền hành lớn – sai khiến được muôn người ).

–         Thái Âm cư Tí, hiệu viết thủy đăng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián chi tài ( Thái Âm đóng tại Tí, ví như giọt nước đọng trên cành Quế – cách này Qúy Hiển – lại có tài can gián được người trên ).

–         Thái Âm cư Tí, Bính Đinh phú qúy trung lương (Cung Mệnh an tại Tí có Thái Âm tọa thủ – đó là cách Đồng Âm cư Tí – sinh năm Bính Đinh là hợp cách, nên được hưởng phú qúy, phúc thọ song toàn và là người trung lương – thật ra Đinh Kỷ đúng hơn vì có Lộc Tồn tại Di chiếu về được cách Song Lộc, Quyền ; Khoa tại Quan Lộc, tuổi Bính tuy được Hóa Lộc tại Mệnh, nhưng bị Kình tại Di, nếu sinh giờ Tí thì đỡ hơn ! )

- Advertisement -

–         Thái Âm Dương Đà tất chủ nhân ly tài tán ( Thái Âm gặp Kình Đà hội hợp tất phải ly tổ, tiền tài hay bị hao tán – dù vượng địa tại Tí nếu là Tuổi Nhâm thì Kình tại Mệnh độ số tuy có giảm – nhưng vẫn còn hơn khi hãm địa gặp Kình Đà, Hình, Không Kiếp, Kị : suốt đời cùng khổ, bệnh tật – nếu xuất tổ ly tông sinh giờ Sửu Mùi ( nhờ Phúc Đức), sinh giờ Tỵ Hợi (nhờ cung Phối ), sinh giờ Mão Dậu ( nhờ Môi sinh tốt gặp Qúy Nhân) – cuộc đời về Hậu Vận có thể khá hơn Tiền Vận ).

  1. C)THIÊN ĐỒNG ( gọi tắt là Đồng ).

   Nam Đẩu Tinh – Dương Thủy –Phúc Tinh – Chủ về Phúc Thọ ; Miếu tại Dần Thân ; Vượng tại Tí ;  Đắc địa tại Mão, Tỵ, Hợi ;  Hãm địa tại Ngọ , Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Thiên Đồng tại Mệnh, nếu Đắc Địa, hợp Mệnh, mẫu người nở nang hơi thấp chân tay ngắn, mặt vuông vức đầy đặn ( khuôn mặt chữ Dụng ) – nhiều Phật tính, ôn hòa nhân hậu, từ thiện nhưng không qủa quyết, không bền chí ( hay thay đổi ý kiến, công việc, đôi khi ba phải )- hội nhiều Trung Tinh đắc cách cũng là mẫu người được hưởng phú qúy đến tột bậc, có uy danh, phúc thọ song tòan. Với Nữ Mệnh là người đảm đang phúc hậu, đức độ, vượng Phu ích Tử. Nếu hãm địa gặp nhiều Hung Sát Tinh với hình tướng khuyết hãm, da dẻ không tươi nhuận, chỉ tay đứt gãy không rõ nét, suốt đời khổ cực, lang thang phiêu bạt thường gặp nhiều rủi ro hay tật bệnh ( bộ máy tiêu hóa). Nếu gặp Tuần Triệt độ số rủi ro giảm nhẹ.

Với Thiên Đồng đắc địa tại Mệnh, Cụ Lê Qúy Đôn đã có câu : « Thiên Đồng phì mãn , tính bằng ôn lương » và các Câu Phú khác của Cổ Nhân :

–         Thiên Đồng nhập Mệnh, hóan cải vô thường (Đồng tại Mệnh là người không có định kiến, hay thay đổi chí hướng, công việc và chỗ ở ).

–         Thiên Đồng hội Cát, thọ nguyên thời ( Mệnh có Đồng tọa thủ gặp nhiều Sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, chắc chắn là sống lâu ).

–         Dần Thân tối hỷ Đồng Lương hội ( Đồng Lương tại Dần Thân hội nhiều Trung Tinh đắc cách, tất được hưởng Phú Qúy đến tột bực, Phúc Thọ song toàn ).

–         Thiên Đồng Tuất cung vi phản bội, Đinh Nhân hóa cát, chủ đại qúi ( Đồng tại Tuất hãm địa nhưng với người Tuổi Đinh nhờ bộ Tứ Hóa đi cặp : Nguyệt với Lộc, Đồng với Quyền, Cơ với Khoa đóng tại Tam Hợp Mệnh lại trở nên tốt ).   

 

  1. D)THIÊN LƯƠNG  ( gọi tắt là Lương )

 

    Nam Đẩu Tinh , Âm Mộc – Phúc Thọ Tinh – chủ Phụ Mẫu, Phúc Thọ ; Miếu tại Ngọ, Thìn, Tuất ; Vượng tại Tí, Mão, Dần, Thân ; Đắc địa tại Sửu , Mùi ; Hãm địa tại Dậu, Tỵ, Hợi.

Thiên Lương ( Lương – bộ Mộc – ý nghĩa như lương đống « rường cột », bộ phận quan trọng)  đắc địa tại Mệnh, hợp với hành của Mệnh là mẫu người thân hình thon cao ( Hình Tướng : Mộc cách ), da trắng, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, tính khoan hòa, độ lượng, nhân hậu, trầm tĩnh, sống nhiều với nội tâm – gặp nhiều Sao sáng sủa hội hợp, vắng bóng Hung Sát Tinh được hưởng Phú Qúy đến tột bực, có uy quyền hiển hách – thường ở vai trò Tham Mưu, Cố Vấn rất thành công. Với Nữ Mệnh – khi Thiên Lương đắc địa, hợp Mệnh được gặp nhiều Sao tốt, xa lánh Hung Sát Tinh với Hình Tướng đẹp, da dẻ tươi nhuận là mẫu người Hiền Phụ ( nghiêm trang, đôn hậu, độ lượng, từ thiện ) được hưởng giàu sang trọn Đời và rất vượng Phu ích Tử. Nếu hãm địa hội nhiều Hung Sát Tinh với Hình Tướng thấp bé Ngũ Quan khuyết hãm, gặp Hung Sát Tinh : cuộc Đời vất vả cùng khổ, gặp rủi ro và tật bệnh – với Nữ Mệnh : tình duyên trắc trở, dâm dật, khắc chồng, hại con, đôi khi còn yểu tử ‼

Với Thiên Lương đắc địa thủ Mệnh, Cụ Lê Qúy Đôn đã có câu « Thiên Lương từ hậu dung nhan » và các Câu Phú khác của Cổ Nhân :

–         Thiên Lương thủ chiếu, cát tương phùng, bình sinh Phúc Thọ  ( Lương thủ Mệnh đắc địa gặp nhiều Sao sáng sủa hội hợp được hưởng phú và sống lâu ).

–         Thiên Lương cư Ngọ vị, quan tư thanh hiển triều đình ( đó là Cách Ngọ thượng Thiên Lương với tuổi Đinh Kỷ «  Lộc Tồn đồng cung » , tuổi Qúy «  Lộc Tồn chính chiếu » được hưởng giàu sang, uy quyền hiển hách. Các tuổi khác có cách này cũng có quan chức lớn ).

–         Thiên Lương, Văn Xương cư Miếu, Vượng vị chí Công Khanh  ( Cung Mệnh có Lương Miếu địa, Vượng địa tọa thủ gặp Xương đồng cung, nên rất Qúy Hiển ).

–         Lương phùng Hao, Sát tại Tỵ cung, đao – nghiệp hình thương ( Cung Mệnh an tại Tỵ có Lương tọa thủ, gặp Đại Tiểu Hao, Sát Tinh hội hợp , tất khó tránh được tai họa về Đao thương hay súng đạn ).

–         Thiên Lương, Thiên Mã vi nhân phiêu lãng vô nghi ( Cung Mệnh an tại Tỵ Hợi có Thiên Lương tọa thủ gặp Mã đồng cung hay xung chiếu là người phiêu đãng, thích chơi bời, ngao du nay đây mai đó và hay thay đổi chí hướng).

–         Thiên Lương ngộ Mã, Nữ Mệnh tiện nhi thả dâm ( Đàn Bà mà cung Mệnh tại Tỵ Hợi gặp Mã đồng cung hay xung chiếu là người hạ tiện và dâm dật ).

–         Phần trên là hình ảnh, tính chất Riêng của các Sao Thiên Cơ, Thiên Đồng, Thái Âm khi đứng riêng rẽ một mình (độc thủ tại Mệnh ). Khi đứng chung với một sao khác – ảnh hưởng vị trí cung + phái tính + vai trò cộng hưởng các Sao chung khi tạo thành Bộ – bản chất và cuộc đời có tính chung khác nhau. Như cùng một cách Cơ Nguyệt Đồng Lương – nhưng khi ở trong Mẫu Tử Sát, Tử Phá và Tử Tham, bản chất đôi khi cũng khác nhau, kể cả khi cùng trong 1 Bộ 4 – nhưng khi các Sao đóng tại Mệnh khác nhau – tính cách Cá Nhân của Bộ đó cũng có vài điểm «  nổi bật » khác nhau ! Phần sau đây nói về Cơ Nguyệt Đồng Lương cách trong các Mẫu ( Tử Sát, Tử Phá và Tử Tham) :

- Advertisement -

–         1) Cơ Nguyệt Đồng Lương cách trong Mẫu TỬ SÁT

Trong Mẫu Tử Sát cặp Cơ Lương đắc cách khi đồng cung tại Thìn Tuất và cặp Đồng Âm cũng đắc cách khi đồng cung tại Tí, nhưng ở Ngọ thì không bằng – tuy không đến nỗi lạc hãm. Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) đắc cách khi ở Vị Trí này.

  1. a)Mệnh có Cơ Lương đóng tại Thìn, Tuất thì Quan Lộc vô chính Diệu được cách Nhật Nguyệt đắc địa chiếu Hư Không ; Tài Bạch được cặp Đồng Âm rất đắc vị khi ở Tí – ở Ngọ thì không bằng. Ba vị trí của Mệnh, Quan, Tài các Sao đều đắc vị – nếu vắng bóng Hung Sát Tinh sinh giờ Tí, Ngọ ( Mệnh Thân đồng cung ), sinh giờ Dần Thân ( THÂN cư Quan Lộc), sinh giờ Thìn, Tuất ( THÂN cư Tài Bạch ) thì cuộc Đời từ Tiền Vận đến Hậu Vận đều gặp nhiều may mắn, ít thăng trầm trong Nghiệp Vụ – chung thân Qúy Hiển. Cho dù có vướng Hung Sát Tinh tại Mệnh – thủa thiếu thời có nhiều trở ngại, nhiều phấn đấu, nhưng từ Trung Vận Cuộc Đời khá hơn khác trước –  nếu Sinh giờ Sửu, Mùi ( THÂN cư Phúc Đức ), sinh giờ Mão Dậu ( THÂN cư Thiên Di) đều được cách Nhật Nguyệt chiếu Hư Không giống như cung Quan Lộc ( cuộc đời từ Trung Vận, nhờ Phúc Ấm của Tổ Tiên – cùng gặp nhiều Qúy Nhân trong Môi Sinh giúp sức cũng làm nên Nghiệp lớn) ;  sinh giờ Tỵ Hợi cung Phối được cách Cự Nhật ( người Bạn Đời phò tá giúp ý kiến, có thể là Quân Sư đắc lực !).

Bất kỳ ai, mà Lá Số có cách này – đi vào ngành Hành Chánh, Y Dược Nha, Sư Phạm, Văn Học Nghệ Thuật đều thành công – nếu thêm Tam Minh ( Đào Hồng Hỉ ) – rất nổi tiếng, được nhiều người ngưỡng mộ ‼. Nếu gia thêm Kình Đà, Hình, Không Kiếp theo đuổi ngành Bác Sĩ giải Phẫu, Nha Sĩ, Luật Sư có thể giảm sự tác hại của Hung Sát Tinh tác động vào chính mình ‼ .

Về Cách này, Phú của Cổ Nhân đã có câu :

–         Thiên , Ấm triều cương , nhân từ chi trưởng (Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Cơ « Thiên », Lương « Ấm » đồng cung nên rất nhân từ và chắc chắn hưởng đựơc Phú Qúy song toàn. Nếu gặp Tuần Triệt án ngữ hay gặp nhiều Sát Tinh , thật chỉ có Tu hành mới được yên thân hưởng Phúc và sống lâu ).

–         Cơ Lương hội họp thiện đàm Binh, cư Tuất diệc vi mỹ luận  ( Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Cơ Lương tọa thủ là người học rộng tài cao, hay bàn luận về chính lược, chiến lược. Nếu cung Mệnh tại Tuất, tất có nhiều mưu trí hơn là an tại Thìn ).

–         Cơ Lương thủ Mệnh gia Cát Diệu, Phú Qúy song toàn  ( Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Cơ Lương tọa thủ, gặp nhiều Sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, chắc chắn là được hưởng giàu sang trọn Đời ).

–         Cơ Lương, Tứ Sát, Tướng Quân xung, Vũ khách, Tăng lưu Mệnh sở phùng ( Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Cơ Lương tọa thủ gặp Kình, Đà, Hỏa, Linh hội hợp, gặp Tướng xung chiếu, ắt là hạng Võ Sĩ giang hồ hay Thầy Tu ).

–         Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân  ( Cung Mệnh có Cơ Nguyệt Đồng Lương hội hợp thường là Công Tư Chức ).

–         Cơ Nguyệt đồng chiếu Mệnh Thân Không vi Tăng Đạo ( Cung Mệnh hay cung THÂN gặp Tuần, Triệt án ngữ có Cơ Lương đồng cung hay chiếu, tất là Thầy Tu «  tuổi Hợi, Mão, Mùi, Tỵ, Dậu, Sửu » ).

  1. b)Trường hợp Mệnh có cặp Đồng Âm tại Tí, Ngọ ( tại Tí đắc cách hơn ), thì Quan Lộc Cơ Lương, Tài Bạch và Thiên Di vô chính Diệu ( Nhật Nguyệt đắc cách chiếu Hư Không – rất đẹp ), Cung Phúc Đức Cự Nhật, Cung Phối cũng vô chính Diệu được Cự Nhật Cơ Lương chiếu. Sinh vào giờ nào thì cũng đẹp, cuộc Đời từ Tiền Vận đến Hậu Vận ít thăng trầm – đi vào ngành nghề nào cũng thành công – không Giàu cũng Sang. Với Nữ Mệnh nổi danh tài sắc , nhất là đi vào Lãnh Vực Văn Hoá Nghệ Thuật.
  2. c)Trường hợp Mệnh vô chính Diệu đóng tại Dần hay Thân vẫn được cách Cơ Nguyệt Đồng Lương cộng hưởng với các Cung Di, Phúc, Phối ( Phu hay Thê ) – nếu sinh giờ Mão, Dậu, Sửu, Mùi, Thìn, Tuất – cuộc Đời vẫn lên hương dù ở bất cứ ngành nghề nào trong Xã hội. Tuy nhiên, nếu đi vào ngành nào mà hợp với Bản Chất và sở trường của Bộ Sao thủ Mệnh thì vẫn có lợi cho Mình và giúp ích cho xã hội nhiều hơn !

 Thuộc Mẫu Tử sát với Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) nằm trong tam giác ( Thân Tí Thìn ) nếu thuộc lứa Tuổi Canh ( Thân, Tí, Thìn)+Cục Thổ hay Thủy được hưởng đủ 3 vòng Thái Tuế, Lộc Tồn và Tràng Sinh. Cũng vậy khi Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) nằm trong tam giác ( Dần Ngọ Tuất) với lứa tuổi Giáp ( Dần, Ngọ, Tuất )+ Cục Hỏa  – sinh giờ Tí, Ngọ, Dần, Thân, Thìn, Tuất – được hưởng đủ 3 vòng nói trên, nếu xa lánh Hung Sát Tinh trong tam giác ( Mệnh, Quan, Tài ) thì cuộc Đời thật là toàn hảo.

–         2) Cơ Nguyệt Đồng Lương cách trong Mẫu TỬ PHÁ

 Trong Mẫu Tử Phá , cặp Đồng Lương đắc cách tại Dần, Thân ; Thái Âm ( Nguyệt ) độc thủ tại Thìn, Tuất (ở Tuất đắc vị hơn ) ; Thiên Cơ độc thủ tại Tí, Ngọ ( Cơ đều đắc cách ở 2 vị trí này ).

  1. a) Khi Mệnh Đồng Lương đóng tại Dần hay Thân thì Quan Lộc có Thiên Cơ độc thủ tại Ngọ hay Tí, Tài Bạch có Thái Âm độc thủ tại Tuất (đắc địa ) hay tại Thìn ( hãm). Cung Phúc Đức có Thái Dương độc thủ tại Thìn (đắc ) hay Tuất ( hãm ) ; cung Thiên Di vô chính Diệu tại Thân hay Dần (được Cự Nhật chiếu) ; cung Phối ( Phu hay Thê ) được Cự Môn cư Tí ( Thạch Trung Ẩn Ngọc) hay cư Ngọ. Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) ở Mẫu Tử Phá cũng đẹp như ở Mẫu Tử Sát : các Sao trong Tam Giác ( Mệnh Quan Tài) và Tam Giác ( Phúc Di Phối ) đều phần lớn đắc vị – nên sinh giờ nào – vắng bóng Hung Sát Tinh + Hình Tướng thì cuộc Đời cũng Qúy Hiển. Mệnh có Đồng Lương đóng tại Dần đẹp hơn khi đóng tại Thân vì 6 cung ( Mệnh, Quan, Tài, Phúc, Di, Phối) đều có các Sao đắc vị. Nên Phú đã có câu : Dần Thân tối hỷ Đồng Lương hội ( cung Mệnh an tại Dần, Thân có Đồng Lương tọa thủ đồng cung nên rất sáng sủa tốt đẹp. Có cách này, tất được hưởng Phú Qúy đến tột bậc, phúc thọ song tòan ).
  2. b)Khi Mệnh có Thiên Cơ độc thủ đóng tại Ngọ (hay Tí) thì Quan Lộc có Thái Âm độc thủ tại Tuất (hay Thìn ) ;  Tài Bạch có cặp Đồng Lương tại Dần (hay Thân ) ; cung Phúc Đức vô chính Diệu được Cự Nhật chiếu ; cung Thiên Di có Cự Môn cư Tí ( hay Ngọ) ; cung Phối được Thái Dương độc thủ tại Thìn ( hay Tuất). Trường hợp này Thiên Cơ ở Ngọ đẹp hơn ở Tí.
  3. c)Khi Mệnh có Thái Âm ( Nguyệt ) độc thủ tại Tuất ( hay Thìn ) thì Quan Lộc có cặp Đồng Lương tại Dần ( hay Thân ) ; Tài Bạch có Cơ độc thủ tại Ngọ ( hay Tí ) ; cung Phúc Đức Cự Môn cư Tí ( hay Ngọ ) cung Thiên Di được Thái Dương độc thủ tại Thìn ( hay Tuất ) ; cung Phối vô chính Diệu tại Thân (hay Dần ) được 2 cặp ( Đồng Lương ) và Cự Nhật hợp chiếu. Trường hợp này Thái Âm tại Tuất đẹp hơn khi ở Thìn ; tuy nhiên, nếu sống xa nơi sinh trưởng thì lại khác ‼

Do đó ở Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) trong Mẫu Tử Phá này  dù Mệnh đóng ở đâu – sinh giờ nào thì 6 cung ( Mệnh, Quan, Tài, Phúc, Di, Phối ) đều có Sao đắc vị hỗ trợ lẫn nhau – với Đồng Lương đóng tại Dần thì đẹp hơn khi đóng tại Thân ( vì Nhật Nguyệt Cự đắc vị hơn). Mệnh đóng tại Dần với tuổi Giáp (Dần Ngọ Tuất ) hay Đinh, Kỷ + Cục Hỏa được hưởng đủ 3 vòng Thái Tuế, Lộc Tồn và Tràng Sinh cũng vậy khi Mệnh đóng tại Thân với tuổi Canh (Thân Tí Thìn) hay Qúy +Cục Thổ hay Thủy. Với Lá Số có cách này +Hình Tướng ( Tam Đình cân xứng, Ngũ Quan không khuyết hãm)+Bàn Tay các chỉ rõ ràng không đứt quãng : cuộc Đời chung thân Qúy Hiển.

–         3) Cơ Nguyệt Đồng Lương cách trong Mẫu TỬ THAM

 Trong Mẫu Tử Tham cặp Cơ Âm đồng cung tại Dần hay Thân ( Cơ hãm địa tại Dần Thân, riêng Âm chỉ hãm tại Dần ) do đó cặp Cơ Âm ở Thân sáng hơn ở Dần. Thiên Lương độc thủ tại Tí hay Ngọ và đắc cách ở 2 vị trí này. Thiên Đồng độc thủ tại Tuất hay Thìn – đều hãm địa ở 2 vị trí này. Bộ 4 (Cơ Nguyệt Đồng Lương ) ở mẫu này kém hơn khi ở 2 mẫu Tử Sát và Tử Phá, hơn nữa Tam Giác ( Phúc, Di, Phối ) chỉ có 2 Sao Cự Nhật tọa thủ hỗ trợ khi THÂN cư Phúc, Di, Phối lại không toàn hảo ( lúc sáng, lúc tối ) nên cách này chỉ đẹp khi Mệnh đóng tại Ngọ hay Thân (sinh giờ Tí Ngọ )+ tuổi Giáp ( Dần, Ngọ, Tuất ) hay Đinh, Kỷ+Cục Hỏa hay tuổi Canh ( Thân, Tí, Thìn ) hay Quý +Cục Thổ hay Thủy ( nhờ được trùng phùng 3 vòng Thái Tuế, Lộc Tồn và Tràng Sinh ) – nếu vắng bóng Hung Sát Tinh +Hình Tướng đẹp thì cuộc đời cũng chung thân Phú Qúy.

2)    Cự Nhật cách

Cũng giống như cách trình bày Bộ 4 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương ) cách – trước khi vào sự Kết Hợp của Bộ đôi Cự Nhật, ta cũng xét riêng từng Sao một – Bản Chất của 2 Sao này khi đứng riêng một mình (độc thủ tại Mệnh ) :

  1. A)Cự Môn ( gọi tắt là Cự ).

Cự Môn ( Cự chữ nho thuộc bộ Công –ý nghĩa đen là Lớn- như Cự Phú «  giàu có lớn », Cự Phách «  ngón tay cái lớn- nghĩa bóng : người tài giỏi » – Môn là cửa. Cự Môn nghĩa đen là Cửa Lớn  trong Tử Vi – hình tượng – là Sao Bắc Đẩu Tinh- Âm Thủy , Ám Tinh – Chủ : ngôn ngữ, thị phi ; Miếu tại Mão, Dậu ; Vượng tại Tí, Ngọ, Dần ; Đắc địa tại Thân, Hợi ; Hãm tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ.

Cự Môn đắc địa thủ Mệnh ( hợp với hành của Mệnh « Mộc, Thủy, Kim » ) là người thông minh, nhân hậu, vui vẻ, mưu cơ, giỏi xét đóan, ăn nói đanh thép (+Hình Tướng và Chỉ Tay đẹp) – hội Xương Khúc, Tả Hữu, Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc là người có văn tài lỗi lạc, thích họat động Chính Trị, thường chuyên về Tư Pháp, Ngọai Giao ( nếu gặp Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ thường là Quan Tòa hay Luật Sư danh tiếng).

- Advertisement -

Cự Môn hãm địa là người kém thông minh, gian quyệt, tham lam, khắc nghiệt – nếu gặp trung tinh đắc cách – còn khá – cũng là người hiểu biết sâu rộng, có văn tài, ăn nói khôn ngoan đanh thép, họat động chính trị hay làm Thầy ( thầy giáo, thầy kiện…) cũng được hưởng giàu sang. Cự hãm địa lại gặp nhiều Hung Sát Tinh ( Kình Đà, Không Kiếp, Hình Kị , Hỏa Linh), tính tình chua ngoa, đa hư thiểu thực, dâm dật, hoang đàng, chung thân cùng khốn cô đơn, lang thang phiêu bạt, tật bệnh khó chữa  hay mắc tai nạn khủng khiếp, thường vướng vào vòng lao lý – đôi khi yểu tử hay chết một cách thảm khốc ( Cự Môn tượng thân thể là cái mồm – thủ Mệnh hay Cung Tật Ách : thường bị môi thâm – gặp Kị Đà : nói lắp, dễ bị thị phi điều tiếng «  nhất là tuổi Đinh : Cự+Kị : thị phi, miệng tiếng, dễ bị đố kị ganh ghét, ngộ nhận, ăn uống dễ bị dị ứng » ; Cự+Kiếp : dễ có vấn đề Sông nước – tật bệnh ảnh hưởng nhiều đến bộ phận Tiêu Hóa hay Bài Tiết, nhất là các tuổi mạng Thủy ). Trường hợp Cự Môn độc thủ tại Mệnh, Cụ Lê Qúy Đôn đã có câu : Cự Môn tính khí bất thường. Hễ khi xử sự tìm đường đảo điên. Hay các Câu Phú của Cổ Nhân :

–         Cự Môn Tí, Ngọ, Khoa, Quyền Lộc, thạch trung ẩn ngọc , Phúc hưng long ( Cung Mệnh an tại Tí, Ngọ có Cự toạ thủ gặp Khoa Quyền Lộc hội hợp là người học rộng tài cao, có đức độ, ví như Ngọc báu ẩn trong Đá và chắc chắn hưởng Phú Quý đến tột bực , phúc thọ song toàn.

–         Thìn, Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn ( Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Cự hãm địa tọa thủ, nên rất mờ ám xấu xa, riêng đối với 2 tuổi Qúy, Tân lại thành sáng sủa tốt đẹp «  vì Tuổi Qúy Cự gặp Hóa Quyền, tuổi Tân Cự gặp Hóa Lộc » ).

–         Cự Môn Thìn, Tuất vi hãm địa, Tân nhân hóa cát , Lộc tranh vinh  hay Cự Môn Thìn cung Hóa Kị, Tân nhân Mệnh ngộ phản vi giai  ( giống như câu trên, nếu có Xương Khúc tại Mệnh hay chiếu Mệnh lại có đủ bộ Tam Hóa : cuộc đời được hưởng Phú Qúy song toàn ).

–         Cự Môn, Tứ Sát hãm nhi Hung ( Cung Mệnh có Cự tọa thủ gặp Kình Đà, Hỏa Linh hội hợp nên rất mờ ám xấu xa. Có cách này thật là suốt Đời vất vả, thường mắc nhiều tật bệnh và khó thóat .

–         Cự Môn, Đà La tất sinh dị chí ( Cung Mệnh có Cự, Đà toạ thủ tất trong mình có nốt ruồi lạ – đôi người bị nói ngọng, nói lắp hay người có tật ).

–         Cự Môn, Dương Đà ư Thân, Mệnh loa hòang khốn nhược , đạo nhi phá đãng ( Cung Mệnh hay Thân có Cự hãm địa tọa thủ lại gặp Kình hay Đà đồng cung là người yếu đuối , mắc nhiều tật bệnh , suốt đời khổ sở. Nếu khỏe mạnh lại là phường trộm cắp, đàng điếm ăn hại phá nát ‼ ).

–         Cự Hỏa Kình Đà, phùng ác Diệu , ải tử đầu hà (Cung Mệnh có Cự toạ thủ gặp Hỏa, Kình , Đà hội hợp cùng với nhiều Sao xấu dễ chết thắt cổ hay trầm mình xuống ao, sông mà chết ).

  1. B)Thái Dương ( gọi tắt là Nhật hay Dương ).

Nam Đẩu Tinh, Dương Hỏa, Qúy Tinh chủ về Quan Lộc ; Miếu Địa tại Tỵ, Ngọ ; Vượng tại Dần, Mão, Thìn ; Đắc Địa tại Sửu, Mùi ; Hãm Địa tại Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí. Thái Dương biểu tượng là mặt Trời. Ở số tượng trưng cho mắt trái, Ông Nội, Ngoại, Bố, Bố chồng, Chồng, Bác, Dượng, Chú, Cậu, Anh Em trai, bậc Trưởng thượng. Sinh ban ngày là thuận lý, tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ nếu gặp Khoa, Đào Hồng Hỉ hay Hỏa, Linh đắc địa. Gặp Hóa Kị, Riêu, Đà, Hình hay Tuần, Triệt  giảm bớt vẻ rực rỡ – dễ có vấn đề về mắt, thần kinh hay ảnh hưởng đến người thân (tùy theo vị trí của Cung ). Khi hãm địa gặp Tuần Triệt – nếu thay đổi Môi Sinh ( xuất Tổ ly Tông ) có ảnh hưởng ngược lại.

Thái Dương đắc địa với Nam mạng ( hợp với Dương nam) thuộc mẫu người đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào – mặt vuông vắn đầy đặn, vẻ uy nghi, bệ vệ, thông minh, trực tính, cương nghị hơi nóng nảy, nhưng nhân hậu, từ thiện, văn võ song toàn, được hưởng giàu sang và sống lâu. Với Nữ mạng – nhiều Nam tính : tài giỏi, đảm đang, khí huyết dồi dào, cương nghị nóng nảy ; vượng Phu ích Tử  cũng Phúc Thọ song toàn. Trường hợp Thái Dương hãm địa với thân hình thấp bé+chỉ tay khuyết hãm lại gặp nhiều Hung Sát Tinh trong tam giác ( Mệnh Quan Tài ) : chung thân cùng khốn cô đơn, lang thang phiêu bạt, cuộc Đời không ổn định – sức khỏe thường có vấn đề (đau đầu, thần kinh, tim mạch, mắt, khí huyết ) dễ mắc tai nạn khủng khiếp – đôi khi yểu tử. Nữ Mệnh : đa sầu đa cảm, dễ đau yếu, khắc chồng hại con – phải muộn lập gia đình hay lấy kế mới tránh được buồn thương về Tình Cảm hay xuất Tổ ly Tông ( nếu sinh giờ Mão Dậu) có thể cuộc Đời thay đổi.

Với Thái Dương đắc địa thủ Mệnh, Phú của Cụ Lê Qúy Đôn đã có câu : Thái Dương tính khí thực khôn. Thanh kỳ bậc nhất, tư lương khác thường. Các câu Phú khác của Cổ Nhân :

–         Nữ Mệnh đoan chính Thái Dương tinh, tảo ngộ Hiền Phu tín khả bằng ( Đàn bà mà Mệnh có Thái Dương vượng địa tọa thủ là người đoan chính  và chắc chắn sớm lấy được chồng hiền, có tài thao lược).

–         Nhật lạc nhàn Cung, sắc thiểu xuân dung ( Cung Mệnh có Nhật hãm địa tọa thủ nên vẻ mặt kém tươi và buồn tẻ ).

  1. C)Cự Nhật cách

Cự Môn ở vòng Thiên Phủ không có vị trí Tam Hợp với bất cứ một Sao nào của vòng này ( không như Thiên Phủ tam hợp với Thiên Tướng, Thái Âm tam hợp với Thiên Lương ). Cũng vậy Thái Dương ở vòng Tử Vi không có vị trí Tam Hợp với bất cứ một Sao nào của vòng này ( không như Tử Vi với Liêm Trinh, Vũ Khúc hay Thiên Đồng với Thiên Cơ ). Cự Môn luôn nhị phá với Tử Vi và không có Nhị Hợp. Thái Dương nhị phá với Thất Sát và nhị hợp với Thiên Phủ. Do đó khi Cự Môn đồng cung với Thiên Cơ ( Cự Cơ Mão Dậu ) là có Thiên Đồng tam hợp hay đồng cung với Thiên Đồng ( Cự Đồng Sửu Mùi ) là có Thiên Cơ tam hợp. Cũng như Thái Dưong của vòng Tử Vi khi đồng cung với 1 Sao của vòng Thiên Phủ như ( Nhật Lương ở Mão Dậu ) là có Thái Âm tam hợp, ( Nhật Nguyệt hay Âm Dương tại Sửu Mùi ) là có Thiên Lương tam hợp.

Cự Môn và Thái Dương chỉ đồng cung tại Dần Thân tạo thành cách Cự Nhật thuần chất khi Mệnh đóng tại Dần hay Thân có Cự Nhật đồng cung.

Cự Nhật biến chất  trong các Trường Hợp sau :

  1. a) Cự Nhật đồng cung chiếu Mệnh vô chính diệu trongmẫu Tử Sát là có 2 cặp Đồng Âm và Cơ Lương tam hợp để tạo thành Bộ 6 ( Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật).
  2. b) Mệnh có Cự độc thủ tại Thìn hay Tuất trongmẫu Tử Tham dù tam hợp với Thái Dương tại Tí, Ngọ thì cũng có Đồng chính chiếu tại Tuất, Thìn để  tạo thành Bộ 3 ( Cự Nhật Đồng), nếu Mệnh có Nhật độc thủ tại Tí hay Ngọ thì tạo thành Bộ 3 ( Cự Nhật Lương ).
  3. c) Mệnh có Cự độc thủ tại Tí hay Ngọ cũng tam hợp với Thái Dương tại Thìn,Tuất trongmẫu Tử Pháthì Cơ chính chiếu với Cự tại Ngọ hay Tí để tạo thành Bộ 3 ( Cự Nhật Cơ ). Nếu Mệnh có Nhật độc thủ tại Thìn hay Tuất  thì tạo thành Bộ 3 ( Cự Nhật Nguyệt).
  4. d) Mệnh có Cự độc thủ tại Tỵ hay Hợi thì Thái Dương độc thủ và chính chiếu tại Hợi hayTỵ để tạo thành Bộ 4 ( Cự Nhật Cơ Đồng) trongmẫu Tử Phủ. Trường hợp Mệnh có Nhật độc thủ tại Tỵ hay Hợi thì tạo thành Bộ 4 ( Cự Nhật Đồng Âm ). Bộ 4 ( Cự Nhật Đồng Âm ) cũng sảy ra trong mẫu Tử Sát khi Mệnh vô chính diệu tại Tí hay Ngọ (đôi khi còn được gọi Nhật Nguyệt chiếu Hư Không cách ).
  5. e)Cũng như khi Thái Dương đồng cung với Thiên Lương ( Nhật Lương tại Mão Dậu ), đồng thời Cự Môn đồng cung với Thiên Đồng (Cự Đồng Sửu Mùi)  trong mẫu Tử Vi độc thủ tại Tí Ngọ; nếu Mệnh Vô chính Diệu tại Mùi hay Sửu thì tạo thành bộ 5 ( Nhật Lương Cự Đồng Nguyệt).
- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY