32 C
Hanoi
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử Vi73. Tìm hiểu phú tử vi (KHHB số 74l1)

73. Tìm hiểu phú tử vi (KHHB số 74l1)

- Advertisement -

TìM HIỂU PHÚ TỬ VI

Phong Nguyên

Cách: Quân dân sủng ái
Cách: Ích Tử Vượng Phu
Cách: Thiếu niên Tân khổ

Hôm nay tôi lại xin tiếp tục thảo luận về phú tử vi sau khi đã gián đoạn một vài kỳ vì có một số độc giả đã tha thiết yêu cầu tôi sớm trả lời hoặc viết về một vài khÍa cạnh khác. Vậy quý bạn nào đang theo dõi loạt bài về phú tử vi xin thông cảm cho tôi.

HOÁ KỊ TÍ CUNG KHOA LƯƠNG PHỤ CHIẾU, ĐẮC QUÂN DÂN SỦNG ÁI

Giải nghĩa: Mệnh an tại Tí có Hoá Kị tọa thủ và Hoá Khoa, Thiên Lương hội họp thì được rất nhiều người quý mến, ngưỡng mộ. Có sách chép là “Chúng nhân tôn phục” thay vì “Đắc quân dân sủng ái”, nhưng sự khác biệt đó cũng không quan trọng lắm vì đại để cũng chỉ đề cập đến số người đông đảo mà thôi .

Nhận xét: Ngoại trừ ở cung Điền hoặc Tài, Hóa Kị thường bị coi là xấu cho nên trong trường hợp này thiết tưởng ta cũng không nên có thành kiến về Hoá Kị quá mức mà quên lãng đi một ưu điểm Ít có về sao trên. Tuy nhiên quý bạn cần lưu ý:

Điều tiên quyết là Mệnh phải ở cung Tí mới ứng nghiệm. Dù ở cung Ngọ là cung xung chiếu cũng không áp dụng được. Về lý do tại sao chỉ đặt trường hợp cung Tí tôi chưa tìm hiểu được, nhưng về sự ứng nghiệm tôi có thề đoan chắc với quý bạn.
Điểm cần thiết thứ hai là chỉ có Hoá Khoa và Thiên Lương mới sử dụng được Hóa Kị hữu hiệu nghĩa là không thể lấy Hoá Quyền, Hoá Lộc hoặc Khôi Việt để thay thế cho Hoá Khoa, lấy Thiên Phủ, Thiên Tướng để thay thế Thiên Lương . Điều này cũng chẳng có gì lạ lùng vì Hoá Khoa mới tượng trưng cho thông minh, tháo vát và Thiên Lương mới chủ về người biết ăn nói (những nhà mô phạm, du thuyết thường có sao này) do đó 2 sao này phối hợp với nhau đủ khả năng sử dụng Hoá Kị tượng trưng cho cái lưỡi, tức là sự ăn nói nên mới được nhiều người ngưỡng mộ chứ không phải nhờ khÍa cạnh nào khác, cho nên mới cần phải có Khoa Lương là các sao rất phù hợp với lãnh vực này. Vì vậy nếu gặp Thiên Phủ chẳng hạn thì đương số ăn nói lúng túng, chẳng ra lời lẽ gì cả vì Thiên Phủ chủ về bệ vệ khoan thai, chậm rãi thì làm sao dùng được sao Hoá Kị. Nếu gặp sao Thất Sát lại còn tệ hơn vì sao này chủ về võ chứ không dÍnh dấp gì đến văn, cho nên khi gặp Hoá Kị thì đương số ăn nói lỗ mãng, dữ dằn, thiếu tế nhị, nhất là khi thiếu Hoá Khoa thì lại càng tệ hơn nữa, khi đó thì làm sao còn được ai ngưỡng mộ nữa . Trường hợp gặp Tham Lang tuy không trở thành người du thuyết được nhưng cũng có thể là người khéo ăn khéo nói dễ thuyết phục người khác một cách riêng tư vì Tham Lang dù sao cũng chủ về khôn ngoan, lanh lợi, mặc dù đương số có thể thất bại khi đứng trước quần chúng đông đảo .

Câu phú đã nêu ra một cách hợp lý là Khoa Lương phụ chiếu, chứ không phải đồng cung với Hoá kị. Thực thế, nếu quý bạn coi lại cách an Hoá Kị thì sẽ thấy rằng không mấy khi Hoá Kị lại đồng cung với Thiên Lương, trừ trường hợp tuổi Kỷ thì vì Hoá Kị đồng cung với Văn Khúc cho nên có thể đồng cung với Thiên Lương ( vì Văn Khúc có thể đồng cung với Thiên Lương ). Đối với Hoá Khoa cũng vậy, rất Ít có trường hợp Hóa Kị đồng cung với sao đó.

Tuy câu phú trên có nêu ra tổng quát là cứ có Khoa Lương là “xài” được Hoá Kị , nhưng thực ra chỉ có một số tuổi là hy vọng gập, còn một số tuổi khác không bao giờ được hưởng cách trên. Nếu quý bạn chịu khó ngồi lập ra đủ 10 trường hợp tuổi theo hàng Can (và cách an sao Hoá Kị phải theo Can) và sao khác thì sẽ thấy chỉ có tuổi Giáp, Ất, Mậu là hay gặp Khoa Lương phụ chiếu Hoá Kị còn các tuổi Đinh , Nhâm , Quý thì đừng bao giờ hy vọng được hưởng cách trên .

VĂN XƯƠNG TÍNH THANH THẢ KHIẾT TỬ ÍCH PHU SƯƠNG

Giải nghĩa: Câu này chỉ áp dụng cho phụ nữ và có nghĩa là đàn bà cung Mệnh có Văn Xương tọa thủ thì tÍnh tình tao nhã và vượng phu Ích tử.

Nhận xét: Nếu ta chỉ biết câu này thôi thì thiết tưởng chẳng có gì đáng nói, nhưng nếu ta đọc tới câu “Nữ nhân Xương Khúc thông minh phú quý đa dâm” liệu ta còn dám nghĩ rằng người đàn bà đó có đáng gọi là “tao nhân” hay “vượng phu Ích tử” chăng? Thực ra hai câu phú này đều ứng nghiệm cả, miễn là ta phải chú ý tới các sao khác:

Nếu có thêm Đào, Riêu, Mộc, Cái thì chắc chắn vấn đề tao nhã và vượng phu Ích tử không còn đặt ra được nữa mà phải nhường chỗ cho “đa dâm”. Dù cho trường hợp này có Thiên Phủ, Nguyệt đức, Khôi, Việt…cũng vẫn còn tÍnh xấu đó, nhưng bề ngoài hơi khó nhận thấy.

Nếu vắng hẳn bộ sao “ướt át” kể trên và lại có Hóa Quyền, Khôi, Việt hoặc Thiên Phủ, Thiên Hình…ta có thể đoán chắc là đương số thuộc trường hợp câu phú thứ nhất, nghĩa là nết hạnh, đoan trang, vượng phu Ích tử.

Sau hết tôi cần nhắc lại (điều này tôi đã nêu ra đôi ba lần) là vào thời đại văn minh tiến bộ, hai sao Xương Khúc của phụ nữ đã có môi trường thÍch hợp giống như đối với phái nam nghĩa là phụ nữ có hoàn cảnh được ăn học cho tới cao khoa, cho nên khÍa cạnh “đa dâm” đã bị vô hiệu hóa rất nhiều, và do đó nhiều khi chỉ cần tránh được Đào, Riêu, Mộc, Cái là đủ đứng đắn chứ khỏi cần thêm Thiên Phủ, Hóa quyền…như đã nói trên. Đối với phụ nữ thời phong kiến có thể nhóm sao sau này vẫn còn cần thiết để áp đảo được tÍnh lãng mạn, lẳng lơ đi.

TUẦN TRIỆT ĐƯƠNG ĐẦU THIẾU NIÊN TÂN KHỔ

Giải nghĩa: Theo ý kiến của đa số những nhà Tử vi thì “đương đầu” có nghĩa là án ngữ ngay tại Mệnh, nhưng theo một vài “cây” Tử vi thì Tuần Triệt ở cung xung chiếu hoặc tam hợp với Mệnh cũng phải coi là đương đầu. Còn về ý nghĩa cả câu thiết tưởng không cần phải nêu ra vì đã quá rõ ràng.

Nhận xét: Chắc có bạn mỉm cười khi thấy tôi nêu ra câu phú đã quá quen thuộc và dễ hiểu, nhưng thực ra có một vài khúc mắc mà quý bạn không thể coi thường được:

Nếu chỉ chấp nhận trường hợp Tuần Triệt án ngữ ngay tại Mệnh mới gọi là “đương đầu” quý bạn vẫn phải phân biệt khi Mệnh có chÍnh tinh và Mệnh Vô chÍnh diệu. Trường hợp có chÍnh tinh bị Tuần Triệt án ngữ không phải lúc nào cũng tai hại vì thực ra chỉ có Tử Phủ, Thiên Tướng, Cơ Lương, Vũ khúc là sợ Tuần Triệt nhất, còn Thất sát nếu hãm địa lại gặp Triệt (hay hơn là Tuần) thì trái lại trở nên tốt đẹp hữu hiệu vô cùng, nhưng lẽ tất nhiên nếu Thất Sát đắc địa thì phải tránh Tuần mới hay. Còn trường hợp Mệnh vô chÍnh diệu gặp Tuần Triệt án ngữ cũng đừng vội cho là hay mà phải để ý xem có nhiều trung tinh tốt đẹp tọa thủ hay không. Nếu có thì cần tránh Tuần, Triệt (nhất là Triệt) vì Tuần bao vây không cho trong ngoài liên lạc được với nhau để phát huy khả năng phối hợp, còn Triệt thì chặt gẫy phá vỡ mọi sao hay khiến cho mất hẳn yếu tố tốt có sẵn tại Mệnh và các sao bên ngoài chiếu về không cứu vãn nổi. Trường hợp không có trung tinh tốt thì chỉ kị mỗi Tuần mà không sợ Triệt vì Mệnh xấu mà còn không nhờ cậy gì được các sao tại các cung tam hợp (bị Tuần bao kÍn không vào được) sẽ khiến cho đương số thực sự “tân khổ”, trong khi Triệt án ngữ lại thuận lợi vì không những phá được những yếu tố xấu tại Mệnh mà lại còn không cản trở sự trợ giúp bên ngoài.

Nếu chấp nhận Tuần, Triệt ở cung xung chiếu hoặc tam hợp cũng gọi là “đương đầu” chắc có bạn thắc mắc không hiểu tại sao Tuần, Triệt chỉ chiếu cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như án ngữ. Điều này rất dễ hiểu vì có bao giờ ta chỉ căn cứ vào nguyên cung Mệnh để giải đoán mà trái lại luôn luôn phải kết hợp với các sao khác ở các cung tam hợp và nhất là ở cung xung chiếu. Do đó, tỷ dụ như Mệnh có Tử Phủ (Dần, Thân) rất cần có Vũ Tướng và các bộ trung tinh khác (như Tả Hữu, Thai Tọa, Khôi Việt…) mới thành cách quần thần khánh hội, như vậy nếu các sao này ở ngoài lại bị Tuần, Triệt án ngữ thì làm sao kết hợp được với Tử Phủ khiến cho hai sao này bị cô đơn, vô hiệu lực, thành ra vấn đề “tân khổ” thiết tưởng cũng rất hợp lý. Ngay cả với trường hợp Mệnh vô chÍnh diệu cũng vậy, bất luận có trung tinh tốt tại Mệnh hay không cũng cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài, không khác gì một nước chạm tiến cần viện trợ của nước ngoài, nếu bị Tuần, Triệt ngăn trở thì làm sao còn có chỗ nương tựa, khiến cho đã xấu còn xấu thêm. Tai hại hơn cả trường hợp có chÍnh tinh nhiều. Quý bạn nào mệnh vô chÍnh diệu ở trong trường hợp sẽ cảm thấy “đương đầu” theo cách chiếu cũng hiệu nghiệm vô cùng.

Sau hết, có một điểm nhiều nhà Tử vi thắc mắc là tại sao Tuần, Triệt đương đầu (dù án ngữ tại Mệnh hay ở các cung tam hợp) chỉ hành hạ lúc “thiếu niên” chứ tuyệt nhiên không gây trở ngại cho tuổi từ trung tuần trở đi. Có vị cho rằng Triệt từ 30 tuổi sẽ yếu đi nhưng nếu nói đến “Tuần” thì hơi khó trả lời vì Tuần có ảnh hưởng suốt cả đời hoặc mạnh mẽ từ 30 tuổi trở đi. Có vị thì lý luận rằng lúc Ít tuổi chịu ảnh hưởng của Đại hạn đầu tiên tức là bị Tuần Triệt chi phối vì Đại hạn đầu nằm tại Mệnh, nhưng qua Đại hạn kế tiếp tránh được Tuần, Triệt rồi và tuổi còn trẻ mà sao vẫn “tân khổ” (trường hợp Tuần, Triệt án ngữ tại Mệnh còn có lý vì hai sao đó đè lên 2 cung, nhưng trường hợp ở các cung tam hợp hoặc xung chiếu thì đâu còn ảnh hưởng gì cho Đại hạn kế tiếp). Riêng tôi, tôi cũng không sao tìm hiểu nổi, vậy chỉ còn biết trông chờ các bậc uyên thâm Tử vi giải đáp giúp.

KHHB số 74L1

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm – Theo Tử Vi Lý Số

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY