26 C
Hanoi
Thứ Tư, 17 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTứ TrụChương 27 - Luận phân biệt hỷ kị của can và chi

Chương 27 – Luận phân biệt hỷ kị của can và chi

- Advertisement -

Luận phân biệt hỷ kị của can và chi

Nguyên văn:

Hỷ hay kị tuy đều có ở chi và can nhưng can chủ thiên, động và nhiều hứa hẹn tiến triển; còn chi chủ địa, tĩnh mà ẩn tàng chờ thời, can chỉ một mà chi tàng nhiều, là phúc hay hoạ lẽ nào không có phân biệt?

Từ chú thích:


Lưỡng can không song hành, lưỡng chi cũng không song hành, tiết Hành vận đã đề cập rồi, vận lấy phương làm trọng, tức phương hướng của Địa chi, như Dần Mão Thìn đông phương, Tỵ Ngọ Mùi nam phương, Thân Dậu Tuất tây phương, Hợi Tí Sửu bắc phương. Hành vận thập niên hợp luận, Canh Dần Canh Ngọ, kim bất thông căn, khí mộc hỏa làm trọng; Bính Tí Bính Thân, hỏa bất thông căn, khí kim thủy làm trọng. Nếu Canh Thìn Tân Sửu, kim được thổ sinh, Bính Dần Đinh Mão, hỏa được mộc sinh, tức lực của can mạnh. Đây là tổng luận về lực của can chi, nếu phân biệt ra can và chi, nguyên cục hỷ ở khử Bệnh thì lực của can chuyên (không phân tán); (nguyên cục) hỷ ở đắc địa, thì lực của chi là tốt đẹp. Về phần khác nhau giữa can chi hỷ kị xem dưới thì rõ.
Nguyên văn:
Thí dụ như Giáp mộc, dụng Dậu Quan, gặp Canh Tân thì Quan Sát hỗn tạp, còn Thân Dậu không gây tạp, Thân là vượng địa của Tân, Tân tọa Thân Dậu như ngồi phủ quan mà còn giữ ấn tín. Giáp gặp hai Tân thì phạm Quan quá nặng, còn phùng nhị Dậu thì không phải. Tân tọa nhị Dậu như một phủ mà cai trị hai quận, thấu Đinh thì Thương quan, còn gặp Ngọ thì không vậy. Đinh động còn Ngọ tĩnh, vả lại Đinh Kỷ cùng tàng trong ngọ, lẽ nào quản cả Tài (Kỷ).

Từ chú thích:
Quan Sát tức là như huynh đệ, đối nội thì chia thứ bậc gia đình, đối ngoại thì hợp lực đồng tâm. Thân Dậu kim là căn gốc (của Canh Tân), là nhà của Quan mà cũng là nhà của Sát, cho nên Giáp dụng Tân Quan, Canh Tân tịnh thấu là hỗn tạp, Thân Dậu tịnh kiến, không luận tạp. Nhị Tân tịnh kiến là phạm Quan nặng, nhị Dậu tịnh kiến thì không thế. Quan Sát tịnh kiến, không nhất định coi là hỗn tạp (tường kiến “Trích Thiên Tủy chứng nghĩa”), mà hỗn tạp cũng không nhất định cho là kị. Tổng thể, dụng Ấn hóa Sát bất kị hỗn Quan; dụng Tài sinh Quan thì kị hỗn Sát; dụng Thực chế Sát, mà nguyên cục Quan Sát đều thấy thì nhiều Quan tòng theo Sát, cũng không luận kị.

Lý luận nguyên cục Bát tự như thế thì hành vận cũng vậy, Giáp dụng Dậu Quan mà thấu Tân, hành vận kiến Canh làm hỗn tạp, kiến Thân không cho là tạp; khi kiến Tân là phạm nặng thì kiến chi Dậu thì không phạm nặng. Giáp dụng Dậu Quan mà thấu Kỷ thổ, kiến Đinh là Thương quan, kiến Ngọ thì Kỷ thổ Tài tinh đắc Lộc, không luận (ngọ) Thương. Can chi hỷ kị, cần phải phối hợp với nguyên cục. Thí dụ như Giáp dụng Dậu Quan, Quan tàng Tài lộ, kiến Giáp Ất thì tranh đoạt Tài, kiến Dần Mão thì lại giúp thân. Giáp dụng Kỷ Tài, Tài lộ thì kị can kiến Tỉ Kiếp, còn địa chi bất kị, trường hợp này nếu nguyên cục Quan tinh thấu hoặc Thực Thương thấu, can có thần chế hóa (Tỉ Kiếp) thì cũng không kị nữa. Giáp dụng Quý Ấn, kiến Mậu Kỷ là Tài phá Ấn, mà kiến tứ khố thì không luận thế. Tương tự cứ thế mà suy.

Nguyên văn:
Nhưng cũng có khi địa chi tạo phúc hoặc gây họa, sao vậy? Đó là, giả như Giáp dụng Dậu làm Quan, gặp Ngọ thì Dậu chưa tổn thương, nhưng lại ngộ Dần ngộ Tuất và không bị phân cách (Ngọ Tuất hoặc Ngọ Dần kế nhau) thì hợp khiến hỏa động, cũng gây tổn thương vậy. Mặt khác, giả như Giáp sinh Thân nguyệt, Ngọ bất chế Sát, hội Dần hội Tuất, bán hợp thanh cục nhưng hỏa động, cũng khả năng thương Sát vậy. Như thế, ắt hẳn hội cũng sẽ động, đó là điểm khác biệt giữa phương chính và thiên can. Ở đây chỉ bàn một ý, phần còn lại cứ thế mà suy.

Từ chú thích:
Địa chi vì xung mà động, vì hội cũng động, động ví như hành động cúng tế cầu mong tổ tiên giáng phúc. Như Giáp dụng chi Dậu Quan mà Tân thấu xuất, tuy xuất hiện chi khác là Ngọ cũng không thể thương Quan tinh; song vận ngộ Dần Tuất hội cục thì hỏa động thương Quan. Giáp dụng Thân Sát và có Canh thấu ra, địa chi lại gặp Ngọ, cũng không thể chế Sát; nhưng vận ngộ Dần Tuất hội cục, hỏa động lại chế Sát. Nhưng đây chỉ nói đến Can Chi cách nhau thôi, nếu Tân kim không thấu, Ngọ Dậu sát nhau, Quan tinh chưa chắc không bị tổn thương, chỉ có điều địa chi gần nhau khi không động thì lực không rõ ràng, không thể so với can chi động lực mạnh. Bây giờ chọn một ví dụ xem xét hành vận can chi bất đồng:

Đinh Hợi / Ất Tỵ / Đinh Dậu / Giáp Thìn

Giáp Thìn – Quý Mão – Nhâm Dần – Tân Sửu – Canh Tí – Kỷ Hợi

Sinh năm Thanh – Quang Tự thứ 13, ngày 10 tháng tư nhuận, giờ Thìn. Đây là tứ trụ của Triệu Thiết Kiều (1887-1930), Tổng biện Chiêu Thương cục (Tổng giám sát và quản lý tập đoàn tàu biển lớn nhất bấy giờ). Tài cách bội Ấn, Tỵ Dậu hợp hóa Tài, Giáp Ất thấu can nên Tài không bị Ấn cản trở. Hành vận Tân kim tàng trong Dậu thấu thanh, Tân là nhu kim bất thương Giáp mộc; Tỵ Dậu Sửu, tam hợp kim cục, mang địa vị Tổng biện sang quý. Ở đây gọi là do hội mà động, tức có khả năng tác họa, tạo phúc. Đến vận Canh, hợp Ất thương Giáp và Ấn cùng bị phá cho nên bị ám sát mà chết (*).

Mậu Ngọ / Ất Mão / Nhâm Tí / Canh Tí

Bính Thìn – Đinh Tỵ -Mậu Ngọ -Kỷ Mùi – Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất

Sinh năm Thanh – Hàm Phong thứ 8, ngày 6 tháng 2 giờ Tí, là mệnh của Khương Hữu Vi
(1858-1927). Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần. Ngọ vận xung Tí, chỉ nhất xung mà tạo ra lưỡng xung, Hỉ thần xung kị, danh tiếng nổi như cồn. Kỷ Mùi can chi đều thổ, đúng là Kỷ có tác dụng trợ Sát chế Nhận, nhưng Mùi vận hội Mão hóa mộc, hỷ hóa thành kị, Thương quan động thành chế Sát. Chính biến Mậu Tuất (1898) **, 41 tuổi nhập ngay Mùi vận, may mắn lưu niên Mậu Tuất cát nên tưởng chết mà lại chạy thoát.

Đinh Mùi / Giáp Thìn / Kỷ Dậu / Mậu ThìnQuý Mão -Nhâm Dần -Tân Sửu -Canh Tí – Kỷ Hợi -Mậu Tuất

Đây là tứ trụ của một người cháu, Giáp Kỷ hóa thổ cách. Mậu thổ nguyên thần lộ ra, niên thượng Đinh hỏa trợ hóa, cách cục cực chân (rất chân thực), lấy Đinh hỏa Thiên Ấn làm Dụng thần. Những vận đầu Dần Mão, hóa thần hoàn nguyên (trở về trạng thái cũ) và Nhâm Quý thương dụng đều không phải mỹ vận. Song, xét vận Nhâm Quý lại có Mậu thổ hồi khắc, Mão vận lại đắc Dậu kim hồi xung, tức nguyên cục có cứu ứng, gặp hung hóa cát. Đến Dần vận, Giáp mộc đắc Lộc, hóa thần hoàn nguyên, tứ trụ vô cứu thất bại thảm hại. Có thể thấy được điểm mấu chốt của hành vận cứu ứng.

—–

Chú thích của người dịch:
(*) Năm 1927, hai đảng Quốc dân và Cộng sản hợp tác lần thứ nhất, tiến hành “Bắc phạt”, Vương Á Tiều cùng Lưu Tinh Ngô đưa hơn 1000 quân từ An Huy tham gia, tấn công Hợp Phì, An Khánh. Tướng quân phiệt An Huy lúc này là Trần Điều Nguyên cho quân vây Vương Á Tiều ở hồ Hồng Trạch, hai bên giằng co suốt mấy tháng.

Mùa xuân năm 1928, Vương dẫn 10 thuộc hạ phá vòng vây chạy về Nam Kinh. Sau sự kiện “12/4” (Quốc Dân đảng mượn tay Thanh Bang do Đỗ Nguyệt Thăng cầm đầu thảm sát công nhân Thượng Hải), Tưởng Giới Thạch tuyên bố thành lập chính phủ Quốc dân ở Nam Kinh. Tại lễ “định đô” long trọng tổ chức tại công viên Trung Sơn, Vương Á Tiều lấy danh nghĩa là đại diện cho giới công nhân phát biểu, có nhiều lời chỉ trích Tưởng Giới Thạch. Nổi giận, Tưởng mật lệnh cho chỉ huy trưởng cảnh sát TP Nam Kinh là Ôn Kiếm Cương truy bắt Vương Á Tiều. Vương nhanh chân thoát được, trốn về Thượng Hải.

Năm 1929, chính phủ Quốc dân đề xuất quốc hữu hóa ngành tàu biển, Triệu Thiết Kiều, ủy viên Đồng minh hội được cử làm Tổng biện Chiêu Thương Cục. Chủ tịch hội đồng quản trị Chiêu Thương Cục là Lý Quốc Kiệt thấy mất dần quyền lực, căm hận trong lòng, nhờ em là Lý Thiếu Xuyên thỉnh Vương Á Tiều giết Triệu Thiết Kiều với giá 15.000 đồng.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 24/7/1930, Triệu Thiết Kiều vừa xuống xe thì bị tay chân Vương Á Tiều bắn chết.

(Trích từ: Đới Lạp, “Đệ nhất sát thủ” của Tưởng Giới Thạch
http://phunutoday.vn/xahoiol/201104/doi … h-1988216/ )

(**)Biến pháp Mậu Tuất 1898: là cuộc vận động cải cách chính trị – xã hội ở Trung Quốc do Khang Hữu Vi (Kang Youwei), Lương Khải Siêu (Liang Qichao) chủ trương. Vua Quang Tự (Guangxu) tán thành đường lối cải cách. Từ 6.1898, đã trực tiếp ban hành lệnh cải cách chế độ quan lại, giảm biên chế hành chính, khuyến khích phát triển kinh tế dân tộc, làm đường sắt, lập hệ thống giáo dục mới, huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây…, định đổi niên hiệu thành Duy Tân (Weixin) và dời đô về Thượng Hải (Shanghai). Phái bảo thủ do Từ Hi thái hậu (Cixi Taihou) cầm đầu đã bắt giam Quang Tự và đàn áp các thủ lĩnh phong trào. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn sang Nhật Bản. Phong trào thất bại. Sau này, sử sách gọi cuộc cải cách này là “Bách nhật duy tân” (cuộc cải cách 100 ngày), “chính biến Mậu Tuất”.

- Advertisement -

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY