20 C
Hanoi
Thứ Năm, 5 Tháng Mười Hai, 2024
spot_img
HomeDịch lýTĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG - Phần 19

TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG – Phần 19

- Advertisement -

(Tuvivietnam – siêu tầm)

21. 合 遭 破 以 無 功
Hợp tao Phá dĩ vô công
Hợp gặp Phá nên vô ích.
Câu này chỉ nói về “hợp xứ phùng xung” (hợp gặp xung). Vốn hào trong quẻ gặp hợp, như đồng lòng hợp sức, việc tất được trợ giúp. Phàm mưu sự gì muốn thành tựu mà gặp được thế tất không gì mà không thành. Nếu Hợp mà gặp Xung hình phá khắc, sợ gặp gian trá tiểu nhân, phá phách hai bên, tất sinh lòng nghi kị. Như Dần hợp với Hợi, nếu gặp ngày Thân, hoặc gặp hào Thân động xung khắc Dần mộc, tất hại Hợi thuỷ. Cho nên mới bảo:” Hợp gặp Phá thì vô ích”.
Hợp thì thành, ý nói hoà hợp. Phá là tan, ý nói là phá mở ra. Phàm việc muốn thành mà gặp “hợp xứ phùng xung” , thì việc thành rồi lại tan. Phàm muốn việc tán mà gặp quẻ có “hợp xứ phùng xung” thì toại ý. Nếu “xung trung phùng hợp” (trong xung gặp hợp) thì ngược lại như thế.

22. 自 空 化 空 必 成 凶 咎
Tự Không hoá Không tất thành hung cựu
Tự lâm Không hay động hoá Không thì trở thành hung xấu.
Tự Không là Dụng thần lâm Không, hoá Không là Dụng thần động hoá thành Tuần không. “Hung cựu” ý nói không thành việc được. Câu này nối tiếp câu trên về mưu sự, nếu Dụng Không hoặc hoá Không, thì động là có biến đổi mà Không thì nghi hoặc, việc tất không thành. Cho nên mới bảo là “hung cựu”.

23. 刑 合 克 合 終 見 乖 淫
Hình hợp khắc Hợp , chung kiến quai dâm
Hình Hợp, khắc hợp cuối cùng gặp ngang trái.
Hợp ý nói là “hoà hợp” , phàm quẻ gặp vậy thì việc gì cũng lợi. Nhưng không biết là trong hợp có hình có khắc. Hợp mà bị khắc, cuối cùng sẽ không hoà hợp, mà bị Hình cuối cùng sẽ ngang trái. Như Dụng thần là Mùi Tài hào, Ngọ là hào Phúc, Ngọ hợp với Mùi, nhưng Ngọ mang tự Hình[1], thì gọi là “Hình hợp” . Lại như Tí là Tài hào, Tí hợp với Sửu, Sửu thổ lại khắc Tí thuỷ, ấy là “Khắc hợp”, như xem về thê thiếp , trước hợp sau phản, mọi việc cuối cùng sẽ ngang trái.

24. 動 值 合 而 絆 住
Động trị Hợp nhi bạn trú
Động gặp Hợp thì ràng buộc.
Nói chung hào động không gặp hợp, rồi sẽ động. Nếu có hợp thì bị ràng buộc mà không thể động. Đã không thể động thì không thể sinh khắc gì cả. Như hào hợp với Nhật thần, thì phải đợi đến ngày xung với hào này, mới ứng được hung hoặc cát. Như hào khác động đến hợp với hào này thì đợi ngày xung hào đến hợp này, mới ứng hung hay cát của sự việc. Giả như Dụng thần Sửu thổ là Tài hào hợp với ngày Tí, đợi ngày Mùi mới ứng việc; nếu hào Tí đến hợp thì đợi ngày Ngọ mới ứng việc.Lại như hào Tử Tôn động mà bị Nhật thần hợp, thì không thể sinh được Tài, đợi đến lúc xung khai làm động Tử Tôn mới có tài được. Ngoài ra cứ phỏng như thế.

25. 靜 得 冲 而 暗 興
Tĩnh đắc xung nhi ám hưng
Tĩnh gặp xung thì ám động.
Nói chung hào không động, không thể bảo là an tĩnh. Nếu bị Nhật thần xung thì tuy tĩnh rồi cũng động, gọi là ám động. Giống như người nằm ngủ bị kêu dậy, không thể an tĩnh mà ngủ được. Ở trong quẻ hào động có thể xung hào an tĩnh. Vả lại hào ám động giống như làm việc riêng tư, hào ám động sinh phò ta, như có người âm thầm trợ giúp, còn nếu khắc hại ta thì như bị người ngầm hại. Lý lẽ tham sâu, việc ứng vào ngày hợp.

26. 入 墓 難 克
帶 旺 匪 空
Nhập Mộ nan khắc
Đới vượng phỉ Không
Nhập Mộ khó khắc,
Đang vượng chẳng Không.
Nhập Mộ khó khắc là nói hào động nhập Mộ không thể khắc hào khác, lại nói hào nhập Mộ không bị động hào khắc. Giả như Dần mộc phát động vốn khắc Thổ, nếu gặp ngày Mùi xem quẻ, hào Mộc này nhập Mộ ở ngày Mùi, hoặc hoá ra Mùi, thì nhập Mộ tại Mùi, tất không thể khắc Thổ được. Lại như Dần động khắc Thổ, mà hào Thổ gặp ngày Thìn tất nhập Mộ tại Thìn, hoặc hoá ra Thìn thì nhập Mộ ở biến hào, đều chẳng bị Dần mộc khắc. Cho nên gọi là “nhập Mộ khó khắc”.
Vượng tướng tức như mùa Xuân thì Mộc vượng, Hoả tướng; mùa Hạ thì Hoả vượng, Thổ tướng; mùa Thu Kim vượng Thuỷ tướng; mùa đông Thuỷ vượng Mộc tướng; bốn tháng Quí[2] Thổ vượng Kim tướng.
Xưa bảo đang sinh là Vượng, được sinh là Tướng. Hào Không vong không thể luận là Không. Lại bảo hào vượng tướng qua khỏi Tuần vẫn hữu dụng, cho nên gọi là “chẳng Không”.

27. 有 助 有 扶 衰 弱 休 囚 亦 吉
Hữu trợ hữu phù, suy nhược hưu tù diệc cát
Được trợ được phò, suy nhược hưu tù cũng tốt.
Câu này chỉ đề cập đến Dụng thần. Giả như mùa Xuân xem quẻ, Dụng hào thuộc Thổ là suy nhược hưu tù, vốn là không tốt, nếu được Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tuy gọi là vô khí nhưng không luận hưu tù. Giống như người nghèo hèn được quí nhân đề bạt. Nếu Kị thần vô khí thì không nên đựơc phù trợ.

28. 貪 生 貪 合 刑 冲 克 害 皆 忘
Tham sinh tham hợp, Hình xung khắc hại giai vong
Ham Sinh ham Hợp, đều quên cả Hình xung khắc hại.
Câu này cũng chỉ đề cập đến dụng thần. Nếu Dụng thần gặp Hình xung khắc hại, đều chẳng phải là điềm tốt. Nếu được hào sinh, hào hợp với hào Hình xung đó, thì hào này ham Sinh ham Hợp nên không đáng lo. Nên bảo là quên xung quên khắc. Như Dụng thần là Tỵ, trong quẻ có hào Hợi động xung khắc Tỵ hoả, lại có hào Mão động, tức hào Hợi thuỷ ham sinh Mão mà quên khắc Tỵ. Như hào Dần động tức hào Hợi thuỷ ham hợp với Dần mà quên khắc Tỵ. Đó là quên khắc, quên xung. quên Hình . Ngoài ra phỏng theo như thế, có thể suy ra được.

29. 別 衰 旺 以 明 剋 合
辨 動 靜 以 定 刑 冲
Biệt suy vượng dĩ minh khắc hợp
Biện động tĩnh dĩ định hình xung
Phân suy vượng để rõ khắc hợp
Chia động tĩnh để định hình xung)
Câu này phân biệt lẽ suy ượng, động tĩnh, sinh khắc chế hoá. Nếu chỉ phân suy vượng mà không phân động tĩnh tức lầm lẫn cách dùng. Như hào vượng vốn khắc được hào suy, nếu an tĩnh dù có vượng cũng không thể khắc được hào suy. Hào suy vốn không thể khắc được hào vượng, nếu phát động thì khắc được hào vượng. Điều đó ví động như người dậy, tĩnh như người nằm. Tuy vượng tướng nhưng chẳng qua vượng nhất thời trước mắt, tuy suy cũng chẳng qua suy nhất thời trước mắt. Chờ khí vượng lui, mà hào suy được phò trợ thì có thể khắc được hào vượng.
Nếu hào vượng động khắc hào suy mà hào này không được Nhật thần cứu giúp thì chịu khắc ngay. Chỉ có Nhật thần có thể xung khắc được động hào, tĩnh hào mà động hào không sinh khắc được Nhật thần đó. Nếu Nguyệt kiến hiện trong quẻ thì động hào có thể khắc. Như vậy lẽ suy vượng động tĩnh đã rõ ràng.

30. 併 不 併 冲 不 冲 因 多 字 眼
Tính bất tính, xung bất xung nhân đa tự nhãn
Tính không Tính, Xung chẳng Xung vì quá nhiều địa chi[3]
Tính là hào trong quẻ mà Nhật thần lâm tại đó. Xung là hào trong quẻ mà bị Nhật thần xung. Chữ “Bất” (chăng) là nói hào Tính mà chẳng Tính được, hào Xung mà chẳng xung được.
Sao gọi là không thể “Tính” ? Giả như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ có hào Tí làm Dụng thần, Nhật thần lâm tại đó. Nếu hào Tí suy nhược đã có Nhật thần ở đấy, nên luận là vượng. Nhưng cũng không thể để hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc. Đấy là Nhật thần biến hoại, không thể gọi là hào tốt, mà ngược lại là hung tại ngày này. Cho nên gọi là Tính mà chẳng Tính.
Sao gọi là không thể Xung ? Lại như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ lại thấy chi Ngọ làm Dụng thần , Nhật thần xung Ngọ, nếu Tí hào trong quẻ động xung khắc hào Ngọ. Nếu được hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, đấy là Nhật thần hoá hoại, không thể hại được Ngọ, nên ngược lại thấy tốt trong ngày này. Cho nên Xung mà không thể Xung.
Hai điều trên xảy ra nhân vì xem quẻ vào ngày Tí. Trong quẻ hiện nhiều hào Tí biến hoại này, cho nên xảy ra như thế. Ngoài ra cứ phỏng theo vậy.

[1] Xem phần Tam hình ở chương cơ bản.

[2] Chỉ các tháng Quí xuân, Quí hạ, quí thu và Quí đông (tháng ba, sáu, chín và chạp)

[3] Tự vốn nghĩa là “chữ”, ở đây chỉ Địa chi an ở trong quẻ. Câu này đề cập đến trường hợp Nhật thần có cùng Địa chi với hào trong quẻ.

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY