(Tuvivietnam – siêu tầm)
1. 動 靜 陰 陽 反 覆 遷 變
Động tĩnh âm dương phản phúc thiên biến
Âm dương động tĩnh đổi thay thay đổi vô cùng
– Động hào là hào giao交 và trùng重 , tĩnh hào là hào đơn單 và sách拆 .Hào Giao và Sách thuộc âm, hào Đơn và Trùng thuộc dương. Nếu hào là Đơn và Sách thì an tĩnh, hào an tĩnh thì không có lý biến hoá. Nếu hào là Giao và Trùng thì phát động, hào phát động thì trước sau cũng có biến đổi. Như Giao Giao Giao vốn là quẻ Khôn thuộc âm, nhân vì động nên biến thành Đơn Đơn Đơn là quẻ Càn thuộc dương.
Nói chung vật động thì biến. Vì sao Giao biến thành Đơn, Trùng biến thành Sách ? Đều do chữ “Động” đã lý giải ý nghĩa của chữ “Cực”. Người xưa bảo “Vật cực tắc biến, khí mãn tất khuynh” (Vật đến cùng cực tất biến, vật tràn đầy tất nghiêng). Giả như trời cực nóng thì sẽ nổi gió mây, nếu mưa gió quá mức thì sẽ ngưng tạnh. Cho nên người xưa ví :”Lúa giã thành gạo, gạo nấu thành cơm.Nếu không giã gạo, nấu cơm là không làm nó động thì lúa vẫn nguyên lúa, gạo vẫn nguyên gạo. Không động thì không biến. Trong việc phát động cũng có biến thành tốt, biến thành xấu. Dương cực tất biến Âm, Âm cực tất biến Dương. Đó là ý nghĩa “Động tĩnh Âm dương phản phúc thiên biến.
2. 雖 萬 象 之 紛 紜 須 一 理 而 融 合
Tuy vạn tượng chi phân vân, tu nhất lý nhi dung hợp
Tuy vạn loại rối rắm, chỉ cần một lý là thông suốt
Câu này chỉ giảng được một chữ “Lý”, chữ “tượng” phải giảng là “ban” (loại) . Lý là lý trung dung. Trong những tác dụng hình xung, phục hợp, động tĩnh, sinh khắc, chế hoá có một cái lý chắc chắn không đổi. Cái lý của quẻnày luận đến chỗ cùng cực của trung dung. Tuy vạn loại rối rắm mà một lý ấy có thể thông suốt hết.
3. 夫, 人 有 賢 不 肖 之 殊 ,
卦 有 過 不 及 之 異 .
太 過 者 損 之 斯 成 ,
不 及 者 益 之 則 利
Phù, Nhân hữu hiền bất tiếu chi thù- Quái hữu quá bất cập chi dị.
Thái quá giả tổn chi tắc thành – Bất cập giả ích chi tắc lợi
Này, Người đời có hiền hư khác biệt – Quẻ có thái quá, bất cập chẳng giống nhau
Thái quá thì bớt đi sẽ thành – Bất cập thì thêm vào tất lợi
Hiền hư khác nhau là cái chẳng không đồng đều của con người, quá và bất cập là cái không đồng đều của hào trong quẻ. Người lấy đức của trung dung làm chủ, quẻ lấy tượng trung hoà làm đẹp. Đức chủ ở trung dung nên nơi nào cũng thiện. tượng đạt trung hoà nên cầu gì cũng được. Cho nên trong quẻ, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Không phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, hiện phục đều mang cái lý thái quá và bất cập trong đó.
Phàm lý của quẻ chỉ luận được đạo trung hoà. Giả như loạn động thì chỉ cần tìm hào độc tĩnh. An tĩnh thì chỉ cần xem ngày phùng xung. Nguyệt phá thì cần xuất phá, điền hợp. Tuần không thì cần xuất Tuần, trị nhật. Động thì đợi hợp. Tĩnh thì đợi xung. Khắc xứ phùng sinh, Tuyệt xứ phùng sinh, Xung trung phùng hợp, Hợp xứ phùng xung. Những phép này thì chỉ là “thái quá bớt đi sẽ thành, bất cập thêm vào thì lợi”
Ngày xưa chú thích :Thái quá là Dụng thần hiện nhiều. Nếu Dụng thần chỉ ở một vị trí không vượng hoặc được mùa[1] là vô khí, ấy là bất cập. Giải thích này thạt nông cạn. không biết rằng trong quẻ không đâu là không có thái quá và bất cập. Động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Tuần không Nguyệt phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, phục tàng xuất hiện, mỗi loại cũng có thể là thái quá, cũng có thể là bất cập. Chính trong chỗ linh động này tự có sự huyền diệu. Học giả nên để tâm tham cứu.
4. 生 扶 拱 合 時 雨 滋 苗
Sinh phù củng hợp. thời vũ tư miêu
Sinh phù, củng hợp là mạ được mưa tưới đúng lúc
Sinh ta và hào Dụng thần là Sinh, Phò ta và Dụng hào là Phù. Củng ta và Dụng hào là Củng, Hợp ta và Dụng hào là Hợp. Sinh là như Kim sinh Thuỷ chẳng hạn, Ngũ hành tương sinh. Phù là như Hợi phù Tí, Sửu phù Thìn, Dần phù Mão, Thìn phù Mùi, Tỵ phù Ngọ, Mùi phù Tuất, Thân phù Dậu. Củng tức như Tí củng Hợi, Mão củng dần, Thìn củng Sửu, Ngọ củng Tỵ, Mùi củng Thìn, Dậu củng Thân, Tuất củng Mùi. Hợp gồm có Nhị hợp, Tam hợp, Lục hợp. Nhị hợp tức như Tí hợp Sửu chẳng hạn; Tam hợp như Hợi Mão Mùi hợp thành Thuỷ cục chẳng hạn; Lục hợp tức quẻ Lục hợp.
Câu này cũng nối tiếp với câu trên :” Bất cập thì nên thêm vào” mà thôi. Nếu Dụng thần suy nhược bị xung phầm được sinh phù, củng hợp như cây mạ gặp hạn được mưa, tức mà đọt nhiên đâm chồi. Nếu trong quẻ Kị thần suy nhược xung phá, được sinh phù củng hợp, ấy là giúp Trụ làm việc ác, hoạ càng nặng . Học giả nên phân biệt.
Ba câu sau đây cũng phỏng theo như thế.
[1] Nguyên văn là “lệnh” tức nắm quyền. Như hào Mộc được xem vào mùa xuân chẳng hạn.
5. 剋 害 刑 冲 秋 霜 殺 草
Khắc hại hình xung, thu sương sát thảo
Khắc, Hại, Hình, Xung như sương thu giết cỏ
Khắc là tương khắc, như Kim khắc Mộc chẳng hạn; Hại là Lục hại tức Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất; Hình là như Dần Tỵ Thân chẳng hạn; Xung là như Tí Ngọ tương xung chẳng hạn. Đây cũng là nối tiếp câu trên, nếu Dụng thần suy nhược và không được Sinh phù củng hợp, ngược lạii bị Khắc hại hình xung, cho nên ví như sương thu giết cỏ. Nói chung ba loại Hình, Khắc, Xung trong quẻ thường nghiệm, còn Lục hại không ứng nghiệm, cần phải nói rõ.
6. 長 生 帝 旺 爭 如 金 谷 之 園
Trường Sinh, Đế Vượng tranh như Kim Cốc chi viên
Trường Sinh, Đế Vượng dành được vườn Kim Cốc[1]
Trường Sinh tức như Hoả có Trường sinh ở Dần chẳng hạn, Đế Vượng tức như Hoả có Đế Vượng ở Ngọ chẳng hạn. Dụng thần gặp Sinh Vượng, tuy suy nhược cũng luận là hữu khí, cho nên dùng vườn Kim Cốc để ví. Câu này luận Dụng thần được Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật thần. Câu này không nói là Trường Sinh, Đế Vượng tại Biến hào. Nếu nói Sinh, Vượng tại Biến hào là lầm.
Giả như Ngọ hoả biến thành Ngọ hoả, đó là quẻ Phục ngâm, có gì mà tốt, làm sao ví với vườn Kim Cốc ? Nói chung Dụng thần Đế Vượng ở Nhật thần chủ nhanh chóng; Trường Sinh tại Nhật thần chủ chậm chạp. Vốn Trường sinh giống như người mới sinh, nuôi dưỡng lớn lên dần; Đế Vương giống như lúc trai tráng, sức đang mạnh, vì thế Trường Sinh thì chậm mà Đế Vượng thì nhanh.
7.死 墓 絕 空 乃 是 泥 犁 之 地
Tử Mộ Tuyệt Không nãi thị nãi lê chi địa
Tử, Mộ, Tuyệt, Không là đất địa ngục.
Tử, Mộ, Tuyệt đều khởi từ Trường Sinh; Không là Tuần không; Tử là chết, giống như người bị bệnh mà chết; Mộ là che lấp, giốn như chết đem chon dưới mồ; Tuyệt là cắt đứt giống như người chết gốc rễ đều đứt; Không là rỗng như ở vực sâu lạnh lẽo, người không thể tới được. Nãi lê là tên địa ngục, ý nói hung hại. Bốn điều trên cùng với Khắc hại hình xung. ý nghĩa giống nhau, lại dẫn ý “thái quá và bất cập”. Nếu Dụng thần không được sinh phù củng hợp, ngược lại bị Tử Mộ Tuyệt Không, nên lấy địa ngục mà ví.
Đại khái hào ở trong quẻ chỉ dùng được với 3 yếu tố Trường Sinh, Mộ, Tuyệt, xét Nhật thần, xem Biến hào. Duy Mộc Dục, Quan đới, Lâm quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng không thể xem ở Biến hào, vì ở trường hợp động mà biến thành như thế thì dùng Sinh khắc xung hợp, Tiến thần, Thoái thần, Phản ngâm, Phục ngâm mà luận.
8. 日 辰 為 六 爻 之 主 宰 喜 其 滅 項 安 劉
Nhật thần vi lục hào chi chúa tể, hỉ kỳ diệt Hạng nhi an Lưu
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, mừng nếu diệt được Hạng Vũ để Lưu Bang yên ổn
Nhật thần là chúa tể trong Bốc phệ, không xem Nhật thần thì không thể biết tình trạng nặng nhẹ về hung cát của quẻ. Nhật thần vốn có thể xung khởi, xung thực, xung tán. Các hào động Không, tĩnh vượng, có thể hợp điền; các hào bị Nguyệt phá; suy nhược thì có thể trợ giúp, cường vượng thì có thể chế phục, phát động thì có thể khắc chế, phục tàng thì có thể đề bạt, để có thể thành việc, có thể hư việc, cho nên gọi là chúa tể của sáu hào.
Như Kị thần vượng động, Dụng thần hưu tù, nếu được Nhật thần khắc chế Kị thần, sinh phù Dụng thần thì mọi việc chuyển hung thành cát. Cho nên mới gọi là “diệt Hạng an Lưu”.
9.月 建 乃 萬 卦 之 提 綱 豈 可 助 紂 而 為 虐
Nguyệt kiến nãi vạn quái chi đề cương, khởi khả trợ Trụ nhi vi ngược
Nguyệt kiến là đề cương của vạn quẻ, há đi giúp Trụ làm ác.
Nguyệt kiến là cương lĩnh của Bốc phệ, Nguyệt kiến có thể cứu giúp mà có thể phá hại. Cho nên mới bảo là đề cương của vạn quẻ. Nếu trong quẻ có Kị thần phát động khắc thương Dụng thần, nếu Nguyệt kiến lại sinh phò Kị thần đó ,đó là giúp Trụ làm ác. Nếu Kị thần khắc Dụng thần mà lại bị Nguyệt kiến khắc chế Kị thần, sinh phò Dụng thần tất cứ giúp sự việc.
Phàm xem Nguyệt kiến chỉ luận được sinh khắc, giống với Nhật thần. Nói chung quyền tạo hoạ phúc bởi Nguyệt kiến chỉ nội trong tháng, không thể từ đầu đến cuối sự việc, nhưng Nhật thần thì bất luận việc dài lâu mấy nữa, cuối cũng cũng tạo ảnh hưởng. Ấy vì 12 giai đoạn Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới… liên quan đến Nhật thần, còn với Nguyệt kiến chẳng qua chỉ luận đến Nguyệt phá, hưu tù, vượng tướng, sinh khắc. Nay có người nói Suy, Bệnh, Tử, Mộ ở Nguyệt kiến là không tốt, Trường Sinh, Đế Vượng ở Nguyệt kiến là tốt là những điều truyền lại không thể tin được.
10. 最 惡 者 歲 君宜 靜 不 宜 動
Tối ác giả Tuế quân, nghi tĩnh nhi bất nghi động
Ác nhất là Tuế quân, nên tĩnh không nên động.
Tuế quân tức Thái tuế của năm, tượng Thiên tử. Đã là quá ác, há không thể là quá thiện sao ? Đã nên an tĩnh, há không nên phát động sao ? Nếu hào Thái Tuế lâm Kị thần phát động đến xung khắc Thế thân, Dụng hào chủ tai ách bất lợi, trong năm thường nhiều lộn xộn. Cho nên bảo là quá ác, nên an tĩnh.
Câu nói này ý nói Tuế quân lâm Kị thần thì nên tĩnh không nên động. Nếu hào Thái Tuế động đến sinh hợp hào Thế thân, chủ thường gặp may mắn, trong năm hỉ khánh gia tăng, đáng bảo là “rất thiện”, cũng nên phát động. Nếu Dụng thần lâm Thái Tuế tất việc liên quan đến triều đình, nếu Nhật thần, động hào xung Dụng hào là phạm thượng. Bất kể luận công hay tư đều nên thận trọng.
[1] Kim Cốc là tên vườn hoa của Thạch Sùng thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Thạch Sung là người kinh doanh giàu có đời Tấn.