23 C
Hanoi
Thứ Sáu, 6 Tháng Mười Hai, 2024
spot_img
HomeTử Vi55. Nỗi lòng cụ Phan Thanh Giản (KHHB số 74d1)

55. Nỗi lòng cụ Phan Thanh Giản (KHHB số 74d1)

- Advertisement -

Cụ Phan Thanh giản là một nhân vật của lịch sử.

Cuộc đời cụ từ lúc tay buông suôi cho đến nay đã có nhiều nhận xét tùy theo thời cuộc, công luận ca ngợi cũng lắm và chê bai không phải là không có.

Giữa lúc con cháu xúm quanh linh sàng mà than khóc lại chính là lúc ở giữa triều đình nhà Nguyễn nghị luận về tội trạng của người để mất 3 tỉnh miền Tây Nam phần Việt Nam bằng cái án không được tốt đẹp: tước bỏ chức vị, đục bỏ tên trong bia hàng Tiến sỹ (1867). Rồi 19 năm sau (1886) vua Đồng Khánh lên ngôi lại cùng triều thần xét lại cho cụ là không tội, phục chức cũ và dựng lại bia tiến sỹ. Đến nay biết bao cuộc biến đổi mà nghệ thuật phê bình cũng lắm đổi thay.

Đứng trước một vụ án danh dự, thiết tưởng bản số của cụ là chiếc phóng ảnh trong hay đục là trách vụ của những ai thông đạt nên đem ra phân tách giúp lịch sử rộng đường phán quyết.

Mới đây có vị đọc giả KHHB ở Vĩnh Long cho biết cụ Phan Thanh Giản sanh năm Bính Thìn (1796) ngày 12 tháng 10 giờ Tỵ. Ông mong rằng số có thể soi tỏ nỗi lòng của người đã khuất cách đây trên khoảng một trăm năm. Vì là vụ án lịch sử, không giám từ nan cũng xin mạo muội gọi là tiếp tay cùng vị nào đó.

Nhận thấy Mệnh ở Ngọ và Thân ở Thìn là hai vị trí có thể nói là tương phản, nỗi lòng của người yêu nước, lo dân mà phải bó tay trước định mệnh. Thất Sát (mệnh) ở Ngọ là hung tinh đắc địa có bầy tôi trung thành là Thiên Hình kề cận, bộc lộ tính cách một danh nhân không bao giờ từ nan một sự khó khăn, giám cản ngăn, giám can thiệp mọi sự việc trên bước đường đời nhất là quốc kế dân sinh có hại cho công ích. Tử, Tướng (thân) bị Triệt là cách của Tử vi chiến đấu bị thất bại. Nhưng ở đây lại khác, Tử Tướng mắc La Võng Đà la phải có triệt tháo gỡ cố chiến đấu cũng chỉ là vô vọng (Tử tướng vẫn ở thế bị Triệt) chỉ được tiếng là người làm việc cho chính nghĩa (Thái Tuế).
Từ bộ Sát Phá Tham đắc địa được sát sinh phò trợ đến bộ Tử Phủ Vũ Tướng bị cả Triệt lẫn Tuần đủ nghĩa là định mệnh chỉ cho phép cụ thành danh gánh vác việc đời mà không cho phép cụ được hài lòng (Tang môn) với chính nghĩa mình phục vụ ở đây Mệnh được tinh đẩu, mất vị trí, Thân được vị trí, hỏng tinh đẩu. Thật là định mệnh khắt khe, chứ bản tâm là người có thừa thiện chí với trách nhiệm nghĩa vụ thì hiển nhiên không thể căn cứ thành quả mà kết án được. Tại sao cả một nước yếu kém không kinh chống nổi cuộc xâm lăng, lại đi buộc tội một ông già chân yếu tay mềm để mất đất?

Cái thế tam hợp Mệnh là cái thế của người lo toan triền miên (Tang Môn) với Thất sát, Thiên hình anh hùng bao nhiêu thì Kình Lực đem lại hậu quả vô vọng bấy nhiêu; Tham lang, Đại hao (đắc địa) càng trổ tài thu vén bao nhiêu thì Mã, Khốc, Khách, Tuyệt càng đầy ải thân thế bấy nhiêu; đến cung Quan lưỡng Phá (Phá quân, Tuế phá) biết bao là cứng cổ ngang tàng cũng không phải là lý do để mấy ông mão cao bào tía ngồi thảnh thơi tán láo bẻ hành bẻ tỏi cho là phản trắc, tự ý nhượng đất cho quân cướp nước. Thử hỏi người Thổ mệnh, Thân lại đóng ở Thái Tuế có thể nào có hành động của Phá Quân ở Tuất? Huống chi Phá Quân ở đây đã bị Thiên Tài lột xác hoán cải mất rồi, có chăng chỉ bị tiếng oan, chung quy là oan nghiệp (Hình Riêu Không Kiếp) cụ vương phải nên đành phải hứng chịu.

Cụ Phan Thanh Giản được hai giai đoạn (24-33 và 64-73) ở hai cung Thân và Tí.

Đậu tiến sĩ độc nhất làm danh dự cho miền Nam năm cụ 29 tuổi, rồi 5 năm sau chìm nổi trong biển hoạn, thăng giáng thất thường xét ra chỉ vì Thất Sát Thiên Hình là bản tính của người cương nghị, không thể làm ngơ, không lời ngăn cản ngay cả với vị Chúa tể quốc gia, như trường hợp ngăn cản vua Minh Mạng năm 1836 muốn tuần du Ngũ hành sơn lúc dân chúng đang lo bận rộn về cày cấy, đem lại cho cụ sau này bị biếm chức thành một thuộc viên chuyên công việc quét dọn bàn ghế ở công đường ngay chỗ cụ đang nhậm chức. Đời cụ tính ra có đến 4 lần bị giáng chức chỉ vì Sát Hình, giám nói năng, giám can thiệp bất cứ việc gì ngang trái, bất kể là đối chọi với ai; và cũng vì Kình Lực mà công lao đến đâu cũng hầu như không được nhắc đến; và cũng vì Tử, Tướng bị Triệt cuộc đời lao đao thăng giáng như người bại trận.

Đáo vận 64-73 là giai đoạn chót cuộc đời, người tuổi Thìn đi đến Tí là một điều hay. Thân bị Triệt đến đây đắc Tuần là cách mở lối dương danh tuần tự tiến bước, hết Thượng Thơ bộ hình sung Cơ Mật viện, rồi Toàn quyền Phó sử Kinh Lược miền Nam, đến Tổng đốc Gia Định, rồi Vĩnh Long cho đến ngày về Thần.
Là người của lịch sử trải qua 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cụ Phan Thanh Giản dĩ nhiên thấu đáo những gì từ cái yếu kém của tổ quốc đến cái hùng mạnh của kẻ xâm lăng; từ cái lo cho dân được ấm no đến cái mềm dẻo ngoại giao để đất nước đỡ tàn hại vì chiến bại; thiết tưởng người cầm cân về quyền uy cũng như người cầm bút phẩm bình phải có công tâm thấu hiểu những ngõ bí của bị can. Công tố viện phải là người có một nghệ thuật sâu rộng, một tâm hồn trong sạch, một cái vốn khá đầy đủ về sử học biết đặt địa vị mình trong hoàn cảnh lịch sử. Đổ tội cho một ông già đáng lẽ được hưởng cảnh điền viên chờ ngày xuống lỗ, mà phải cáng đáng việc lấp biển vá trời.

Huống vì trách vụ phải đảm nhiệm, đảm nhiệm để mà chết thì còn gì cao đẹp hy sinh hơn, cảm động thiết tha hơn nữa. Trước khi chết còn trối trăng con cháu sau này không được hưởng thu một đặc ân gì của quân cướp nước mà vẫn giữ được hòa khí với họ cho dân đỡ lầm than, cho nước có thời gian tính toán liệu thế ngăn cản ngoại xâm.

Ta thấy rõ cái chết cụ Phan để tỏ lòng trung với nước, vẫn được người Pháp kính trọng là cái thế kẹt của Tử Tướng bị Triệt ở La Võng, mà không từ chối nhiệm vụ gánh vác là Sát hình của người nặng lo (Tang môn) để rồi kết liễu cuộc đời can đảm bằng chén thuốc độc (Hóa Kị đặc biệt khắc tuổi Bính Đinh) Nó hãnh diện hiển hách vạn lần tấm kim khánh khắc 4 chữ “Liêm, Bình, Cần Cán” của vua Tự Đức ban khen lúc trấn nhậm.

Vậy người của Lịch sử phải hứng chịu búa dìu lịch sử đẽo gọt là lý đương nhiên, nhưng thấu triệt được uẩn khúc, tư cách can nhân và tình trạng thời cuộc nêu ra theo cán cân thẳng bằng đó mới là lời vàng nét ngọc đáng ghi vào Sử học.

KHHB số 74D1

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm – Theo Tử Vi Lý Số

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY