25 C
Hanoi
Thứ Hai, 18 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTử ViSAO HỎA TINH - LINH TINH- PHẦN 2

SAO HỎA TINH – LINH TINH- PHẦN 2

- Advertisement -

Sao Hỏa Tinh – Linhtinh

(Tuvivietnam – Siêu tầm)

HỎA LINH khi tốt và khi xấu

HOẢ LINH khi tốt:

HOẢ LINH là ngọn lửa, ngọn đuốc hồng rực rỡ báo tin chiến thắng, lửa hồng hoan ca. Thắng lợi nhờ nhanh mau khẩn cấp. Nghề nghiệp có tính chuyên môn, tinh vi, đầu óc lanh lợi, cử chỉ nhanh nhẹn. Là lịnh lạc sai khiến khẩn cấp kịp thời đối phó với tình hình. Là vì sao sáng. Được phê:

“HOẢ LINH tương ngộ danh trấn chư bang.”Phất lên rất nhanh.

Khi tốt là ngọn lửa trong lò luôn luôn cháy có sẳn thức ăn, hoặc trong các lò luyện kim, lò bánh…để tạo ra công ăn việc làm.


Là ngọn lửa trại đốt sáng lên để nối vòng tay lớn. Là tình cảm nhiệt tình của những người có chí khí nhất là kẻ đại chí. Ngọn lửa yêu thương sưởi ấm những tâm hồn lạnh lẽo. Ngọn lửa reo vui bên bếp lửa hồng, cả nhà quây quần ăn uống sau một ngày vất vả mưu sinh.

Đối với Kẻ Sỹ HỎA LINH là đốt đèn xem sách. Đối với Ngốc Tử là đốt sách tắt đèn.

HOẢ LINH khi xấu:

Ta có nhiều dạng, tạm kể: Dạng thiệt thòi, dạng theo ác

Kẻ lẻ loi, kẻ linh đinh, kẻ cô thân không được người thân sưởi ấm. Tự giận hờn vu vơ, trách người mà sao lại không trách mình.

Chết vì nóng, vì cháy hay vì nổi giận, uất hận mà chết…

Chết vì lạnh, chết vì lẻ loi, cô độc…Chết vì nghe, nghe theo, làm theo… lời xúi giục của kẻ khác.

Tự giết mình bằng giấc mơ điên á phiện. Tự đốt cháy mình mà không biết.

Kẻ liều mạng, liều mình, kẻ cuồng điên hung dữ hoặc kẻ điên buồn phiền

Khi xấu là ngọn lửa leo lắt, lung linh trên nắp quan tài, trên bàn thờ, là tiếng chiêng, tiếng phèng la tiển đưa lần cuối. Là lịnh lui quân, lui binh mà đôi khi cái lịnh ấy không đến tai binh sĩ, để có người chiến đấu trong vô vọng mõi mòn.

Yêu tinh, quỉ quái, tinh quái, tinh ranh. Đốt nhà phá xóm. Quậy phá không chịu nỗi, trong nhà là phá gia chi tử, ngoài đời là kẻ phá hoại chỉ thiếu đường đem bắn bỏ mà thôi. Cho nên có nhà Đẩu Số lạnh lùng viết: “HỎA LINH chuyên tác họa”

Cặp thứ ba trong Lục sát tinh là Hỏa-Linh (Hỏa tinh và Linh tinh). Lối an sao khiến cho tuổi nào cũng có thể gặp Linh Hỏa (cũng có tuổi không gặp). Có khi Linh-Hỏa đủ bộ, có khi Linh-Hỏa không đủ bộ và chỉ cần có một Linh hay một Hỏa tại Mạng hoặc tại cung Đại Vận. Những Linh và Hỏa cùng mạnh đến độ chỉ gặp một Linh hay một Hỏa cũng đã đủ ảnh hưởng.

1- NHỮNG TUỔI BỊ HỎA, LINH

– Hai sao Hỏa và Linh, thuộc Hỏa, rất kị các tuổi Canh, Tân (hàng Can) và Thân (hàng Chi), và những người Mệnh Kim.

– Gặp Linh, hoặc gặp Hỏa (1 trong hai sao) tại Mệnh hay tại Đại-Vận, thì những người tuổi Canh, Tân, Thân hay mạng Kim, là phải coi chừng !.

– Gặp tại Đại Vận, hay gặp những rắc rối, những khó khăn.

– Gặp tại cung Mệnh, cuộc đời khó khăn, vất vả, phải cố gắng rất nhiều mới thành đạt, hoặc có khi khá lên mà rồi lại hỏng.

- Advertisement -

2- SAO NÀO MỚI TRỊ ĐƯỢC HỎA, LINH

Tuy nhiên, Hỏa Linh không phải hoàn toàn xấu. Chúng là một sức mạnh, để tự nhiên không người hướng dẫn thì sức mạnh đó tác hại, nhưng nếu có sự hướng dẫn thì sức mạnh đó lại hướng vào những cái tốt đẹp, phù giúp cho đương số. Điều này cũng y như cặp Không-Kiếp phải được gặp Phá Quân mới tốt, và cặp Kình-Đà phải được gặp Thất Sát.

Các sát tinh đó cũng như những đạo quân hùng mạnh, những đạo quân đó phải có chỉ huy giỏi và mạnh thì mới được việc hay. Nếu không có chỉ huy mạnh và sáng suốt, sức hung hãn của các đạo quân sẽ đáng sợ.!

Hỏa và Linh phải gặp Tham Lang mới tốt.

Tham Lang mới vận dụng được sức lực, mới cai trị và chỉ huy được Hỏa và Linh.

3- CẦN PHẦN BIỆT

Nhưng nên chú ý ở chỗ Tham Lang gặp Hỏa hay gặp Linh, mỗi đàng có một nét riêng biệt

Tham Lang gặp Hỏa, thì được phú hơn là quý. Ví dụ : Ở Mệnh có Tham Lang và Hỏa-tinh là tốt, đương số được giàu có (hơn là được công danh). Mệnh có Tham Lang gặp Linh- tinh, thì đương số có chức phận lớn, có công danh (hơn là được giầu có, tức là phần tiền bạc bị kém)

4- NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỊ HỎA-LINH CHƠI ĐỘC

– Như trên đã nói, Hỏa-Linh tại Mệnh hay Hỏa Linh tại Đại Vận đều có ảnh hưởng lớn (cho bốc lên hay phá tán). Tuổi Canh, Tân, tuổi Thân, hay người Mệnh Kim gặp Linh, Hỏa thì bị nặng như đã nói . Ngoài ra, người có Mệnh Cơ-Lương, gặp Linh-Hỏa cũng bị nặng.

– Phải Sát, Phá, Tham mới chỉ huy được Linh-Hỏa. Như thế, Linh-Hỏa ở Đại Vận gặp Sát, Phá, Tham thì tốt, mà người Mệnh Sát, Phá, Tham đến cung Đại Vận có Hỏa, Linh cung không sao.

– Mệnh Tử Phủ, gặp Hỏa-Linh (tại Mạng hay tại Đại Vận), cũng bị ngăn trở đụng thêm Không Kiếp, càng hỏng.

– Mệnh Vũ-Khúc, Thiên Lương gặp Hỏa-Linh thì không sao.

– Thiên Tướng không sợ Hỏa, Linh, Không, Kiếp. Như thế, Mệnh Thiên Tướng gặp các sao đó chẳng sao. Người ở Mệnh có Thiên Tướng, đến Đại Vận gặp 4 sao xấu đó, không sao. Thiên Tướng chỉ sợ có Hình, Kình, Đà (nên nhớ là Đà La ở Thìn Thuất, vì ở Thìn Tuất, Đà La mới có ảnh hưởng là lưới trời ngăn cản công việc, công danh, tiền tài … của đương số).

Đạo quân :

Theo lời cụ Thiên Lương :

– Không Kiếp như đạo quân nhảy dù

– Kình, Đà như đạo quân của Thủy Quân Lục Chiến

– Linh Hỏa như một đạo quân riêng biệt.

Ở một mình, không có chỉ huy mạnh và giỏi (hãm địa), chúng có sức tác hại mạnh mẽ, sai lạc. Nhưng gặp được chỉ huy giỏi có đất dụng võ hay, chúng lại có sức mạnh lớn, giúp ích cho đương số rất nhiều.

– Không Kiếp phải được Phá Quân

- Advertisement -

– Kình Đà phải được Thất Sát

– Linh Hỏa phải được Tham Lang

Có Tướng hay thì quân phải giỏi, phải giúp cho đương số lên mạnh./.

Trước hết, bộ sao Linh Hỏa được an theo tam hợp tuổi tức là theo tam hợp hội cục và giờ sinh. Sự vận chuyển của chúng an theo giờ sinh, tức đơn vị thời gian tạm gọi là nhỏ nhất, cực vi đối với khoa tử vi, ta có thể tạm xem chúng theo nghĩa Sát Na của nhà Phật.

Do tính chất cực vi nhỏ nhiệm, nên tác dụng của chúng rất nhanh và khó thấy. Do đó đứng ở đứng ở phần căn bản bộ sao Linh Hỏa chủ về tính khí, và sức khoẻ của ta. Do tính khí hiên ngang, cương quả quá mức, hình dáng uy nghiêm, tình cảm không lộ ra mặt nếu đắc địa. Hoặc do hãm địa mà ẩn tàng sự thâm hiểm gian ác ngấm ngầm, hình dáng bị phá tướng, kiên định trong mê muội để làm càn, sẵn sàng bỏ đạo nghĩa đều gặp tai nạn. Do chủ về sức khỏe nên thường chủ về bệnh bẩm sinh, bệnh về thần kinh, chiết giảm tuổi thọ. Nếu hiểu theo nghĩa Sát Na, thì chúng có thể là biểu tượng cho Niệm khởi sinh diệt liên tục lôi cuốn vây bọc lấy ta như dòng nước chảy xiết bùng vỡ muôn triệu bụi nước biểu tượng cho Hành ấm trong Ngũ Ấm Ma.

Nếu bộ sao này chủ về tính khí và sức khỏe vậy ta có thể tự hỏi chúng có mang tính di truyền hay không? Nếu có tính di truyền thì phải chăng ngoài biệt nghiệp của ta, chúng còn biểu tượng cho cộng nghiệp giữa ta và mọi người, mật thiết nhất là song thân đã sinh ta ra? Nếu lý này đúng thì việc đối chiếu giữa lá số tử vi của ta và lá số của song thân, cùng anh chị em hẳn phải có mối tương quan nhân quả nào không khi ứng dụng “phương tiện” Căn Chủ và bộ sao Linh Hỏa vào việc truy tìm này?

Công cuộc dò tìm xem ra còn nhiều vấn nạn. Vì chúng rất lớn rộng do song thân phải hiểu theo nghĩa rộng là ông bà chú bác cô cậu dì… mà sách tử vi của Thái Thứ Lang khi nói về mồ mả trong cung Phúc Đức có liệt kê các sao tọa thủ làm biểu tượng cho mồ mả của bác, cậu, cô, nội, ngoại….cùng các loại dáng đất và các hình tượng vật chất cũng như súc vật. Điều này đã chứng tỏ trong thực tế một khi có cải táng hay xây mồ một thân tộc thì ảnh hưởng của việc này hoàn toàn có tác dụng cát hung khác nhau cho từng cá nhân trong tộc họ có những lá số tưởng như là riêng biệt nhau.

Dù sao với sự diễn suy này cũng đủ cho thấy việc ta đang sống đây chẳng phải chỉ một mình ta sống, mà là toàn bộ người thân dù họ đang sống hay đã khuất mặt, cũng đều đang ở đây và bây giờ đều cùng hiện hữu “trong Ta”, sinh hoạt cùng ta trong dòng đời. Vậy việc giữ hay phá hoại danh giá gia đình, hành động của ta tốt hay xấu chắc chắn sẽ là Nhân tạo Quả cho con cháu về sau. Và lớn rộng hơn nữa, khi một câu niệm phật từ miệng của “cái người” tạm gọi là “mình” hồi hướng cho tứ thân phụ mẫu, anh chị em cùng mọi người trên thế giới được an lạc chắc hẳn chẳng phải chỉ có ta đang niệm và phải có tác dụng bao trùm lên chúng sanh chứ ? Hướng dò tìm này xem ra khá lý thú. Nhất là nếu mượn được những phương tiện khá tinh xảo và thâm mật của Căn Chủ, Mệnh Chủ, Thân Chủ, bộ Linh Hỏa, và có thể là bộ Xương Khúc, bộ Không Kiếp đều an theo giờ sinh trong ứng dụng.

Đó là vấn đề giờ sinh, nay nói đến yếu tố bộ Linh Hỏa được an theo tam hợp tuổi tức tam hợp hội cục của năm. Ở đây khoan nói tới tác dụng cát hung của chúng, mà chỉ tìm cách tác dụng của chúng như thế nào.

1. Với tính chất đi thuận hay nghịch của Hỏa Tinh và đi nghịch hay thuận của Linh Tinh, tùy Dương Nam Âm Nữ hay Âm Nam Dương Nữ, tất chúng phải là một cái gì mang nặng tính chất Âm Dương và chúng không thể tách rời nhau, hai loại khác nhau mang tính riêng lẻ, mà phải là bộ sao đôi như bộ Xương Khúc, Không Kiếp. Việc dự đoán tất không thể bỏ quên tính chất này. Và nếu xét chúng trong toàn thể bộ đôi không thể tách rời thì ý niệm về Trục là căn cứ duy nhất ta cần phải dựa vào để xét. Đó là vấn đề thứ nhất.

2. Theo thông thường của các trường phái thì:

Tuổi Dần Ngọ Tuất: Hỏa khởi tại Sửu. Linh khởi tại Mão. Dương Nam Âm Nữ thì Hỏa đi thuận, Linh đi nghịch. Âm Nam Dương Nữ thì Hỏa đi nghịch, Linh đi thuận.

Tuổi Hợi Mão Mùi: Hỏa khởi tại Dậu. Linh khởi tại Tuất. Dương Nam Âm Nữ thì Hỏa đi thuận, Linh đi nghịch. Âm Nam Dương Nữ thì Hỏa đi nghịch, Linh đi thuận.

Tuổi Thân Tí Thìn: Hỏa khởi tại Dần. Linh khởi tại Tuất. Dương Nam Âm Nữ thì Hỏa đi thuận, Linh đi nghịch. Âm Nam Dương Nữ thì Hỏa đi nghịch, Linh đi thuận.

Tuổi Tỵ Dậu Sửu: Hỏa khởi tại Mão. Linh khởi tại Tuất. Dương Nam Âm Nữ thì Hỏa đi thuận, Linh đi nghịch. Âm Nam Dương Nữ thì Hỏa đi nghịch, Linh đi thuận.

Riêng tam hợp hội cục Tỵ Dậu Sửu, có trường phái an Hỏa khởi tại Tuất. Linh khởi tại Mão. Dương Nam Âm Nữ thì Hỏa đi thuận, Linh đi nghịch. Âm Nam Dương Nữ thì Hỏa đi nghịch, Linh đi thuận.

Việc an theo một trong bốn tam hợp hội cục cho bộ Linh Hỏa, mỗi tam hợp hội cục này đều có ngũ hành riêng. Vậy tất nhiên đã ám chỉ mang nặng tính chất Ngũ Hành của tam hợp hội cục. Cuối cùng ta cũng thấy và hiểu ảnh hưởng của chúng đều do Âm Dương Ngũ Hành mà ra.

Trong tử vi, trục Dần Thân là trục phân chia Âm Dương quân bình nhất. Nếu ta đứng xét 4 tam hợp hội cục dựa trên Tứ Chính làm chủ. Thì Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa, Hợi Mão Mùi thuộc Mộc. Hai hành của tam hợp hội cục này thuộc phần Dương (lấy Mão và Ngọ làm chủ). Thân Tí Thìn thuộc Thủy, Tỵ Dậu Sửu thuộc Kim. Hai hành của tam hợp hội cục này thuộc phần Âm (lấy Dậu và Tí làm chủ) nếu lấy trục Dần Thân làm ranh giới.

Dựa vào phần lý này cho thấy, Hỏa Tinh của Dần Ngọ Tuất được “bắn” đi từ Sửu thuộc phần Âm, tức từ tam hợp hội cục Hỏa và Kim tương Khắc (nhấn mạnh chữ Khắc). Hỏa Tinh của Hợi Mão Mùi được “bắn” đi từ Dậu thuộc phần Âm, tức tam hợp hội cục Mộc và Kim tương Khắc. Tức hai tam hợp hội cục của phần Dương được khởi đi từ phần Âm.

Hỏa Tinh của Thân Tí Thìn được “bắn” đi từ Dần thuộc phần Dương, tức từ tam hợp hội cục Thủy và Hỏa tương Khắc. Hỏa Tinh của Tỵ Dậu Sửu được “bắn” đi từ Mão thuộc phần Dương, tức từ tam hợp hội cục Kim và Mộc tương Khắc. Tức hai tam hợp hội cục của phần Âm đượïc khởi đi từ phần Dương.

- Advertisement -

Đó là dựa trên trục Dần Thân và lấy Tứ Chính của tam hợp hội cục làm căn cứ, để thử tìm độ chính xác của vị trí khởi đầu giờ Tí của sao Hỏa Tinh cho từng năm thuộc bốn tam hợp hội cục. Vậy phải chăng, các vị trí này là do ứng dụng Lý Dương Trung Hữu Âm, Âm Trung Hữu Dương và lý khắc Ngũ Hành giữa các tam hợp hội cục. Và do sự Hình Khắc về Ngũ Hành giữa các tam hợp hội cục này, nên ở phương diện “Số Mạng” chúng là tai họa đem đến cho ta?

3. Riêng trường hợp của tam hợp hội cục Tỵ Dậu Sửu có trường phái cho Hỏa Tinh khởi từ Tuất. Theo thiển ý có lẽ dựa trên lý như sau.

Trước hết, đứng về phương diện thiên văn thì trục Sửu Mùi là do trục Tí Ngọ biến ra. Nguyên do tháng nóng nhất và lạnh nhất không phải là tháng Ngọ và tháng Tí. Vì tiết Đại Hàn coi là lạnh nhất trong một năm là ngày 21 tháng Một Dương Lịch tương ứng với tháng Sửu. Ngày nóng nhất trong năm là tiết Đại Thử nhằm ngày 23 tháng 7 Dương Lịch, tương ứng với tháng Mùi. Tức trục Sửu Mùi là trục quân bình về nóng lạnh, tức thời tiết. Đây phải là trục Âm Dương. Trong đó khoa tử vi đã xếp hai sao Thái Dương và Thái Âm đồng cung tại trục Sửu Mùi.

Dựa trên trục này để phân định, thì Dần Ngọ Tuất thuộc tam hợp hội cục Dương (Dần, Ngọ, Tuất đều là cung Dương, tức xét trên bản chất tự nội của cung), Hỏa Tinh khởi đi từ Sửu thuộc Dương theo sự phân định Âm Dương của trục Sửu Mùi. Sở dĩ cho Sửu thuộc phần Dương là ứng theo lý Thăng Giáng của Âm Dương, theo đó tại Sửu Dương “sẽ” thịnh và Âm “sẽ” suy (quẻ Địa Trạch Lâm, quẻ của tháng chạp).

Cũng vậy, tam hợp hội cục Dương Thân Tí Thìn, Hỏa Tinh khởi đi từ Dần thuộc Dương. Tam hợp hội cục Âm Hợi Mão Mùi khởi Hỏa Tinh từ Dậu thuộc Âm. Tam Hợp hội cục Âm Tỵ Dậu Sửu khởi Hỏa Tinh từ Tuất thuộc Âm. Vậy tam hợp hội cục Dương khởi Hỏa Tinh từ phần Dương, tam hợp hội cục Âm khởi Hỏa Tinh từ phần Âm.

Vậy phải chăng việc an sao Hỏa Tinh cho tam hợp hội cục Tỵ Dậu Sửu từ Tuất, không phải từ Mão là do dựa trên trục Sửu Mùi phân định Âm Dương, thời tiết để phân bố ? sự phân bố này lấy tam hợp hội cục Dương khởi đi từ tam hợp hội cục Dương, và trái lại. Hoàn toàn khác với cách phân bố điểm bắn sao Hỏa Tinh dựa trên trục Dần Thân.

4. Còn một cách an bộ sao Linh Hỏa theo đa số các sách tử vi Trung Hoa, và trong số các nhà tử vi Việt Nam có tiên sinh Quản Xuân Thịnh an bộ sao này theo lối khác (Số tử viKinh Nghiệm, quyển thượng, trang 35).

Điểm “bắn” của bộ sao Linh Hỏa đều giống nhau trong các tam hợp hội cục Thân Tí Thìn, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi. Riêng tam hợp hội cục Tỵ Dậu Sửu thì lấy Tuất làm điểm bắn cho sao Hỏa Tinh, lấy Mão làm điểm bắn cho sao Linh Tinh. Đặc biệt hơn cả là tất cả hai sao đều an theo giờ sinh theo chiều thuận kim đồng hồ.

Riêng với sao Linh Tinh người viết chưa tìm được căn do, vì sự vận hành của chúng chưa có lý nào thỏa đáng vì chúng quá phức tạp. Nhưng một khi nếu ta tạm chấp nhận việc dựa trên trục để biểu hiện tính cặp đôi không thể tách rời của bộ Linh Hỏa, thì hai sao này phải làm nhân làm duyên, làm hình bóng cho nhau.

Người viết không dám kết luận đúng sai giữa hai lối an sao khác biệt nhau, cho trường hợp Tỵ Dậu Sửu với giờ Tí khởi Hỏa Tinh tại Mão hay tại Tuất. Bài viết này chỉ nhằm thử tìm hiểu tác dụng “cặp đôi” của bộ sao Linh Hỏa ra sao, đối với từng tam hợp tuổi như thế nào.

5. Dù sao Hỏa Tinh có khởi đầu từ Mão hay Tuất cho trường hợp Tỵ Dậu Sửu. Nhưng bộ đôi Linh Hỏa của tam hợp hội cục này luôn đứng trong thế nhị hợp trong khoa tử vi. Không bao giờ có thế lục hại, tam hợp, xung chiếu, các cách giáp.

Cũng vậy, bộ đôi Linh Hỏa của tam hợp hội cục Hợi Mão Mùi luôn đứng trong thế lục hại. Không bao giờ có thế nhị hợp, tam hợp, xung chiếu, các cách giáp.

Bộ đôi Linh Hỏa của tam hợp hội cục Dần Ngọ Tuất luôn dùng trục Dần Thân là trục đối xứng. Tức sinh ra các cách như cách Linh Hỏa đồng cung ở Dần Thân, giáp Linh Hỏa ở trục Dần Thân, thế tam hợp ở Thìn và Tí, thế xung chiếu ở Tỵ và Hợi, thế tam hợp ở Dần và Ngọ. Không bao giờ có lục hại, nhị hợp.

Cũng vậy ở tam hợp hội cục Thân Tí Thìn, bộ Linh Hỏa vận hành lấy trục Tí Ngọ làm trục đối xứng, tạo ra cách Linh Hỏa đồng cung Tí và Ngọ, giáp Linh Hỏa ở Tí và Ngọ, tam hợpï Linh Hỏa ở Dần và Tuất, xung chiếu Linh Hỏa ở Mão và Dậu, tam hợp Linh Hỏa ở Thìn và Thân. Không bao giờ có cách nhị hợp và lục hại.

Nếu ta đem ứng dụng các thế đặc thù của mỗi tam hợp hội cục và giao thoa chúng với các thế tam hợp Thái Tuế, tam hợp Thiếu Dương, tam hợp Tang Môn, tam hợp Thiếu Âm, thì mỗi chúng ta sẽ tìm được những kỳ đặc của bộ Linh Hỏa cho từng trường hợp.

Như vậy, ở mỗi tam hợp hội cục bộ sao Linh Hỏa đều có tác dụng đặc sắc riêng tư, trong đó ảnh hưởng của chúng làm cho các cung liên hệ có Linh Hỏa tọa thủ, phải dính liền vào nhau một cách chặt chẽ, không thể tách rời khi ứng dụng trong chiêm nghiệm cùng giải đoán.

Theo thiển ý, giả thuyết này có thể chấp nhận được vì tương ứng với các cách của bộ sao Xương Khúc, Không Kiếp, như đồng cung, cách giáp, cách tam hợp, cách sao tử vi luôn lục hại với sao Cự Môn, Thiên Tướng luôn lục hại với sao Thiên Cơ và xung chiếu với sao Phá Quân, Thất Sát luôn lục hại với sao Thái Dương và xung chiếu với sao Thiên phủ, Phá Quân luôn nhị hợp với sao Thiên Cơ và xung chiếu với sao Thiên tướng, Tham Lang luôn nhị hợp với sao Thiên Đồng, Vũ Khúc luôn nhị hợp với sao Thái Âm. Thái Dương luôn nhị hợp với sao Thiên Phủ và lục hại với sao Thất Sát, Liêm Trinh luôn nhị hợp với sao Thiên Lương.

6. Trường hợp an bộ Linh Hỏa theo Trung Hoa và tiên sinh Quản Xuân Thịnh lại cho thấy rõ cách giáp rất quan trọng trong tam hợp hội cục Dần Ngọ Tuất, hoàn toàn không có đồng cung, tam hợp, xung chiếu, nhị hợp, lục hại. Cũng vậy Tam hợp Thân Tí Thìn chỉ có cách tam hợp. Tam hợp Hợi Mão Mùi vừa có Lục Hại ở Mão Thìn, Dậu Tuất, vừa có Nhị hợp ở Tí Sửu, Ngọ Mùi. Tam hợp Tỵ Dậu Sửu có nhị hợp ở Thìn Dậu, và Mão Tuất và lục hại ở Sửu Ngọ và Mùi Tí.

Sự vận hành của bộ sao này luôn đi thuận theo chiều kim đồng hồ bằng giờ sinh, bất luận tam hợp hội cục nào, bất luận tuổi thuộc Dương Nam Âm Nữ hay Âm Nam Dương Nữ. Phải chăng với sự vận hành của bộ sao Linh Hỏa, người xưa đã “gần như” xem nhẹ tính Âm Dương của TUỔI?

7. Có thể nêu trường hợp của Saddam Hussein tuổi Đinh Sửu, sinh ngày 18 tháng 3 Âm Lịch giờ Mão.

Với tuổi Đinh Sửu thuộc tam hợp hội cục Tỵ Dậu Sửu, thì cách nhị hợp phải được xem là quan trọng và cần thiết khi chiêm nghiệm.

Cái độc đáo và cũng là oan khiên của Saddam là tuổi Sửu, Mệnh ở Sửu, Thân cư Thiên Di tại Mùi đều có Linh Hỏa nhị hợp trong tam hợp Thái Tuế hoặc tam hợp Tuế Phá, hai loại tam hợp mạnh dù tuổi Tỵ Dậu Sửu có hai cách an Linh Hỏa.

Độc đáo hơn nữa là với Cung Sửu là loại cung “đáy”, nếu so với Cung Ngọ là đất đứng sở hữu tối cao của Đế Tinh đứng thế lục hại. Cung Nô ở Ngọ với đầy đủ Khoa, Quyền, Lộc, Lộc Tồn, Đào Hoa, Cung Quan Lộc ở Tỵ là cung phía sau chạm phải bức tường hoành tráng của Cung Nô cản địa, không dễ dầu tiến liên cướp đoạt nếu không nhờ cách Long Phượng Hổ Cái, Toái Quân Lưỡng Phá, và cách Vô Chính Diệu Đà La độc thủ, cũng là cách “tàng hình”, đi luồn từ Cung Hợi (Lưu Đại Vận theo Âm Nam Dương Nữ) để tiến.

Nếu chỉ bàn cách nhị hợp không thôi, Cung Ngọ là cung của Đế Tinh thì với bức tường hoành tráng với các sao tốt nói trên, cũng chỉ làm lợi cho sao tử vi đồng cung Phá Quân cũng là Cung an Thân. Nếu cho rằng thế nhị hợp giữa Cung Ngọ và Mùi là Mùi (tam hợp Mộc) sinh Ngọ (tam hợp Hỏa), thì cái “sinh” này lại càng làm cho Cung Nô chết sớm, vì Phá Quân thuộc Âm Thủy đồng hành Mệnh, lấy được thêm Địa Không tạo thành đủ cách giáp Không Kiếp ở Mùi, tức biến Cung Nô thành đám lâu la của mình, cùng biến bộ Xương Khúc phù trợ cho Thiên Cơ thành loại giấy khống, bằng giả, mục nát. Cái hay của Cung an Thân ở Mùi là Cung Mùi nhị hợp Cung Ngọ là cung của Đế Tinh, tức là lợi dụng được cách kề cận quân vương lấy trọn Linh Hỏa đốt Thiên Cơ.

Thế nhị hợp giữa Cung Mệnh và Cung Bào cũng vậy. Nếu cho rằng Sửu (tam hợp Kim) sinh Tí (tam hợp Thủy). Tức Thái Tuế, Kình, Đà ở tam hợp Mệnh sinh tam hợp Bào thì lại làm cho Cự Môn, Hóa Kị bị chụp mũ là loại chống đối ngoan cố (cái tưởng của Saddam chăng?), càng chóng chết. Theo thiển ý, ở đời hẳn không bao giờ có chuyện cho đi mà không nhận lại gì (giúp hoặc cho ai cái gì dù chỉ có niềm vui trong lòng cũng là một cách nhận lại). Nếu ta không chấp chặt vào quan niệm thế nhị hợp Sửu luôn sinh Tí (vì một khi đã gọi là” Hợp” ít nhất cũng cùng phải chung một quan điểm nào đó), mà hiểu theo sự tác động qua lại đúng với lý Âm Dương, thì Cung Mệnh ở Sửu lấy lại Tả Hữu và được cách giáp Không Kiếp, thêm Hóa Kị, chính là cách gian hùng siêu nhân.

Tương tự ta có thể xem cách nhị hợp giữa Cung Phụ Mẫu và Phu Thê, giữa Cung Phúc và Tử Tức, giữa Cung Điền Trạch và Tài bạch, giữa Cung Quan Lộc và Tật Ách sẽ minh chứng được những hành động xem ra có một không hai của Saddam.

Nếu cho rằng cách giáp Không Kiếp là cách vất vả, lao đao thì cũng không nên chấp chặt lý này, vì muốn làm chuyện phi thường, trở thành con người phi thường (dù chỉ là cái tưởng, tức tướng tùng tâm sinh), thì chuyện lao đao đương nhiên là phải có. Và với sao Thái Tuế ở Mệnh, Tuế Phá ở Cung an Thân, thì chuyện chịu hiểm nguy, dùng cách vô độc bất trượng phu để được làm vua thua làm giặc chỉ là chuyện…nhỏ! Và một khi đã lấy được Cự Môn lục hại với Tử Phá (Cung an Thân) thì chiến lược tuyên truyền, thông tin, ca tụng, tôn sùng lãnh tụ cho cá nhân mình là cách tuyệt chiêu để sống còn và thụ hưởng.

Nếu ta lưu ý thêm về vị trí của Căn chủ tuổi Đinh là sao Thiên Cơ đóng trong Cung Nô Bộc, vị trí của Mệnh Chủ tuổi Sửu là sao Cự Môn ở Cung Huynh Đệ, vị trí của Thân Chủ tuổi Sửu là sao Thiên Tướng ở Cung Mệnh. Ta có thể hiểu được sự thâm trầm và lạnh lùng tàn nhẩn của bản tính không phải là sao Thiên Tướng thủ Mệnh, mà là sao Cự Môn (chính vì là “sao ám” nên khó biết ông là Phật hay ma. Và cũng chính vì là sao ám nên khi hạn gặp sao Cự Môn, tâm thành thiên biến vạn hóa khiến mọi việc phải thay đổi liên tục để ứng phó, tương ứng với Lưu Niên Đại Hạn 67 tuổi). Sự phát huy hết mức của cách Toái Quân Lưỡng Phá của Thân. Tất cả đều biến cuộc đời gặp huy hoàng rực rỡ hay lụi tàn bại vong đều dựa vào cái “gốc” Căn Chủ tuổi Đinh là sao Thiên Cơ ở Cung Nô Bộc (tỏ rõ được tâm ý người khác và giàu hay nghèo vì bạn), và ta hiểu được tại sao Cung Quan Lộc Vô Chính Diệu, Đà La độc thủ lại chiếm lĩnh được Cung Nô Bộc.

Người Việt Nam ta có câu lá rụng về cội, sinh ra từ đâu thì chết phải về đó. Ở đời, con người ta sống ít ai mà không làm chuyện nghiêng ngả, không nhiều thì ít. Cái “cây” Saddam đã bao năm mọc nghiêng lệch qua bên áp bức, cả vú lấp miệng em. Khi bị cưa cắt thì sẽ ngã đổ bằng sức mạnh áp bức và cả vú lấp miệng em (Vũ khí hủy diệt hàng loạt). Chơi xấu ai bằng cái gì thì bị người khác chơi lại cái đó.

Vinh quang đầy máu tanh trong vũ đài chính trị khởi từ Thái Tuế ở Mệnh, Tuế Phá ở Thân. Đến lúc lộ nguyên hình mình là Tuế Phá (Đại hạn 63-72) thì thật là hay cho nghiệp chướng phải trả. Bị cú đánh phủ đầu nặng ký vừa phi cơ, hỏa tiễn (dạng chụp mũ đánh phủ đầu), súng đạn (dạng đối mặt tỏ rõ ai ngon hơn ai), vừa tiền bạc (dạng biết lạm dụng phước báu vật chất) của sao Thiên Tướng, tức là sao hóa khí của Căn Bính thuộc tuổi Bính Tuất (Tổng Thống Bush) đóng ngay Mệnh (ta và ngươi là hai hay là một ?), và cũng là nơi trở về Thái Tuế trong Tiểu Hạn năm Mùi, Saddam còn lại gì không? Cái sống và cái chết của ông phải chăng chỉ nằm gọn trong 4 Cung Tí, Ngọ, Sửu, Mùi?

ST
- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY