33 C
Hanoi
Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử ViSao đôi - Kiến tinh tầm ngẫu

Sao đôi – Kiến tinh tầm ngẫu

- Advertisement -

Sao đôi – Kiến tinh tầm ngẫu

“Sao đôi” xuất hiện thì sức mạnh tăng thêm

Khi luận đoán Đẩu Số, một nguyên tắc quan trọng mà ít người biết, đó là “Kiến tinh tầm ngẫu“. Đây là kỹ thuật luận đoán bí truyền của phái Trung Châu, mà Vương Đình Chi được truyền thừa.

Gọi là “Kiến tinh tầm ngẫu” (gặp sao thì tìm đôi), bởi vì trong Đẩu Số có nhiều cặp “sao đôi”, khi gặp một mình thì sức mạnh hữu hạn, nhưng khi xuất hiện thành đôi, thì sức mạnh được tăng cường. Về điều này, thực ra cổ nhân cũng đã tiết lộ đôi chút.


Tử Vi Việt Nam – Sưu Tầm

Ví dụ cổ nhân đưa ra nguyên tắc: “phùng Phủ khán Tướng” (gặp Thiên phủ thì phải xem Thiên tướng), “phùng Tướng khán Phủ” (gặp Thiên tướng thì phải xem Thiên phủ), bởi vì Thiên Phủ và thiên Tướng là cặp “sao đôi”. Nhưng cổ nhân thích giữ “bí mật”, cho nên thường thường chỉ nói sơ qua mà thôi.
Liệt kê một số cặp “sao đôi” để tham khảo:

Chính diệu:

  • Thiên phủ và Thiên tướng
  • Thái Dương và Thái Âm
  • Thiên Đồng và Thiên Lương
  • Liêm Trinh và Tham Lang

Phụ diệu:

  • Tử Phụ và Hữu Bật
  • Thiên Khôi và Thiên Việt

Tá diệu:

  • Văn Xương và Văn Khúc
  • Lộc Tôn và Thiên Mã

Tạp diệu:

  • Hồng Loan và Thiên Hỷ
  • Hàm trì và Đạo hao
  • Long Trì và Phượng Các
  • Ân Quang và Thiên Quý
  • Tam Thai và Bát Tọa
  • Cô Thần và Quả Tú
  • Thiên Khốc và Thiên Hư
  • Thiên Phúc và Thiên Thọ
  • Đài Phụ và Phong Cáo.

Nhưng, như thế nào mới gọi là “sao đôi” xuất hiện? Sức mạnh lớn nhỏ của nó có thể dựa vào nguyên tắc dưới đây để định.

  • Loại tình huống có sức mạnh nhất là “sao đôi đồng cung”. ví dụ như tình huống “Thái dương Thái âm” đồng cung tại Sửu, cùng thủ một cung, kết cấu tinh hệ kiểu này có sức mạnh tuyệt đối không thể xem thường.
  • Kế đến, loại tình huống có sức mạnh khá nặng là “sao đôi chiếu nhau”, ví dụ ở hai cung Thìn và Tuất, thì Thái dương và Thái âm chiếu vào nhau, sự phát huy sức mạnh lẫn nhau của chúng cũng không thể xem thường.
  • Tiếp đến nữa là tình huống hội hợp “Song phi hồ điệp thức”, tức là “sao đôi” chia ra ở hai bên “hợp cung”, ví dụ lấy cung Ngọ làm bản cung, đi nghịch cách 3 cung đến cung Dần gặp Thiên Khốc, đi thuận cách 3 cung đến cung Tuất gặp Thiên Hư, là cặp “sao đôi” Khốc Hư lấy tư cách “song phi hồ điệp” hội hợp với cung Ngọ (là bản cung), đối với cung Ngọ phải chịu sức ảnh hưởng cũng nặng. Nhưng đối với hai cung Dần Tuất mà nói, sự hội hợp của Thiên khốc và Thiên hư so với cung Ngọ thì không có gì quan trọng, bởi vì chúng không thuộc loại hội hợp “Song phi hồ điệp thức”.
  • Cuối cùng là hội hợp “Thiên tà thức” (kiểu đối lệch). Ví dụ lấy cung Tí làm “bản cung”, tương hội với Văn khúc ở cung Thân, và Văn xương ở đối cung (cung Ngọ), đối với cung Tí là “bản cung” mà nói, hai cung vị Thân và Ngọ có vị trí đối nhau không chuẩn, do đó hình thức xuất hiện “sao đôi” kiểu này có sức mạnh hơi kém.

Tóm lại: sức mạnh của các tình huống xuất hiện “sao đôi” theo thứ tự giảm dần như sau:

Đồng cung => Đối nhau.=> Tam hợp hội chiếu => Một ở tam hợp một ở đối cung hội chiếu => Các sao tương hội ở tam hợp cung (như Thiên khốc và Thiên hư ở hai cung Dần và Tuất).

Như đã nói, nguyên tắc vừa thuật được người xưa xem là “bí truyền”. Cho nên dựa theo sách cổ để học Đẩu Số, thường thường sẽ biết được sự hội hợp một số sao có tác dụng rất mạnh, nhưng có lúc lại thấy sự hội hợp của chúng không hiển thị tác dụng mạnh như vậy. Đây là vì không biết các hình thức hội hợp vừa kể trên để tính toán sức mạnh hơn kém của chúng.

(Trung Châu Tử Vi Đẩu Số – Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên soạn, tập 1)

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY