18 C
Hanoi
Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTử Vi - Cách Cục LuậnVương Đình Chi -09 - Cách Cục Luận

Vương Đình Chi -09 – Cách Cục Luận

- Advertisement -

Vương Đình Chi -09

(Tuvivietnam – Siêu tầm)

  1. Kình Dương “chân tiểu nhân”, Đà La “ngụy quân tử”

    Kình Dương và Đà La là một cặp sát tinh ở Đẩu số, Kình Dương chủ “Hình”, Đà La chủ “Kị”, cho nên Kình Dương không thích gặp Liêm Trinh bởi vì Liêm Trinh chủ tù, vị chi “Hình tù tịnh chí” (hình tù cùng đến), lại không thích gặp Phá Quân bởi vì Phá Quân chủ hao, vị chi “Hình hao tề lâm” (Hình hao gặp đủ cả); Đà La cũng không thích gặp Hóa Kị, vị chi “Kị hóa tương xung” (cùng là Kị nhưng hóa xung nhau).Từ tính chất đã phân biệt bên trên, Kình Dương có thể gọi là “Chân tiểu nhân”, nhưng tính cách Đà La thì có điểm gần với từ “Ngụy quân tử”, cho nên Kình Dương mang đến tai nạn thuộc loại nhất thời, như động đến phải phẫu thuật sau đó bình an, nhưng tai nạn Đà La đem đến mang tính chất đau, khổ triền miên, thí dụ như bệnh hoạn tuy không cần can thiệp bằng phẫu thuật nhưng làm cho người tật bệnh dai dẳng.

    Kình Dương khéo về xung đột, xung đột bất kể hậu quả tốt hay xấu, giải quyết chuyện một lần cho xong; Đà La không như vậy, có mâu thuẫn một mực kéo dài không chịu phát sinh xung đột ra bên ngoài, kết quả ngược lại là hao phí tinh lực; cho nên Kình Dương chủ “nhất đao lưỡng đoạn”, Đà La chủ thong thả từ từ giải quyết.
    Kình Dương mừng gặp một mình Hỏa Tinh, là dương kim gặp dương hỏa, chủ rèn luyện mà thành có ích, điều này ví như lò luyện của thợ rèn, kim sáng hỏa cũng sáng cần phải đe búa mà rèn kim loại thành đồ dùng có ích, nên chủ nhân có cách này trải qua trăm nghìn cay đắng rồi sau đó mới đạt thành tựu.

    Đà La cũng mừng gặp Linh Tinh (cách “Linh Xương Đà Vũ” là ngoại lệ), là âm kim gặp âm hỏa, tính chất của nó ví như nung đúc quặng thạch, tất qua nung đúc một phen sau đó mới có thể đúc thành đồ gốm, thỏi vàng thỏi bạc; vì lẽ đó cuộc sống tuy có thành tựu, nhưng tất gặp nhiều sự phiền toái tới quấy nhiễu khiến người cả đời không thể nhàn hạ, mà lại còn dễ dàng phát sinh hiện tượng dây dưa không dứt khoát, điều tốt chậm tới, sự xấu lâu tan, tuy là “cát tất lai, hung tất tán” (sự tốt tất đến, hung họa sẽ tan), nhưng đời sống lại cũng không khỏi cảm thấy “tha đà tuế nguyệt” (lần lữa năm tháng) (*). Nên cặp Hỏa Dương đồng cung và cặp Linh Đà đồng cung là ưu việt hợp cách.
    “Dương Đà giáp”, tính chất chính là “Hình Kị giáp” cho nên Quan vị bị giáp thì nhiều bất lợi. Duy cung vị bị Dương Đà giáp tất có Lộc Tồn, nên so đo tính toán dễ dẫn đến e dè, Tỵ hiềm mà thôi. Ở xã hội hiện tại, hai sao Dương Đà cũng chủ kỹ năng chuyên môn, cổ nhân cho là “xảo nghệ an thân”, bởi vậy người hiện đại so với người xưa thật sự may mắn, bởi vì địa vị thợ thủ công thời xưa thấp hèn, thời hiện đại đều hiểu được rằng người thợ sửa chữa Tivi cũng đều có cơ hội phát đạt.
    Chú thích:

    (*)“tha đà tuế nguyệt”: lần lữa năm tháng, lỡ thời, ý nói kẻ không cố gắng, cứ lần lữa ngày qua tháng lại không làm được việc gì.
    97. “Tam Kỳ cách” khó đạt đến thuần mỹ

    “Tam Kỳ gia hội cách” – tức ba sao Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp cung Mệnh.
    Cổ ca rằng:
    Tam kỳ củng hướng Tử vi cung
    Tối hỉ nhân sanh mệnh lý phùng
    Tiếp lý âm dương chân Tể tướng
    Công danh phú quý bất lôi đồng.

    “Tam kỳ củng hướng các cung trong Tử vi, hoan hỷ nhất là trùng phùng nơi mệnh, điều hòa âm dương, đích thị là (công việc) một chân Tể tướng, công danh phú quý chân thực không phải rổng tếch như là (kẻ) đạo văn, sai ngoa.”

    Bình thường Hóa Lộc chủ quan – lộc, Hóa Quyền chủ quyền bính, Hóa Khoa chủ danh vọng, uy tín, cho nên cung Mệnh đương nhiên thích ba tinh diệu này hội hợp. Nhưng chỉ khi không gặp Hỏa Linh Dương Đà (Tứ Sát), hoặc không thấy Địa Không Địa Kiếp; Thiên Hình Hóa Kị mới là mỹ cách. Ví như gặp cảnh “Tam Hóa hội hợp, lại thấy Sát Kị” vậy sẽ phải cẩn thận nghiên cứu tính chất sao Hóa, sau đó mới có thể suy đoán đặc điểm cùng khuyết điểm của mệnh người đó, nên tính chất tối phức tạp ở Đẩu số sợ rằng cũng không hơn cách cục này vậy.

    Cách cục này thì Hóa Lộc tại cung Mệnh, hội lệnh ba phương Hóa Quyền Hóa Khoa là kết cấu tốt nhất. Hóa Lộc Hóa Quyền không nên đồng thời tập trung vào một cung, bởi vì hóa diệu tập trung thái quá, lực lượng các cung khác dễ lâm cảnh mỏng yếu, dễ dàng mất đi sự cân bằng.

    Hóa Quyền thủ mệnh, bình thường tính chất chủ năng chấp chưởng quyền bính, nhưng nếu phùng sát diệu, ngược lại là chủ hữu chức vô quyền, Hóa Khoa thủ mệnh, bình thường tính chất chủ danh dự rõ rệt, nhưng nếu phùng sát diệu, ngược lại là chủ tự thủ lợi ngầm thanh thế hư ảo, vì lẽ đó “Tam kỳ cách” cũng không dễ dàng thuần mỹ.
    Cổ đại trọng kẻ sỹ, kẻ làm quan, khinh nông thương, cho nên “Tam kỳ cách” cũng vì thế thường đem tài năng ra làm quan mà cầu vinh hoa phú quý, xã hội hiện đại tất “Tam kỳ cách” cũng có khả năng vào thủ lãnh tập đoàn tài chính, ngân hàng, không nhất định kẻ đó phải làm quan.
    106. Kết cấu “quý tinh giáp mệnh”

    “Quý tinh giáp mệnh cách” – xem về kết cấu của cách cục này, có nhiều giải thích bất đồng, hạ văn sẽ đề cập đến kỷ càng tỉ mỉ, đầu tiên là xét một số câu ca cổ liên quan đến cách này:
    “Mệnh lý vô hung Thiên quý giáp
    Cát tinh đắc ngộ hảo sanh nhai
    Nhược phi hàn mặc văn chương sĩ
    Dã thị phong y túc thực gia”

    (Mệnh lý giáp Thiên Quý không tọa thủ hung tinh, đắc ngộ thêm cát tinh thì sanh nhai tốt đẹp, nếu không là kẻ sỹ bút mực văn chương thì cũng là kẻ cơm no áo ấm).
    Cổ ca nói về cách cục này tương đối chân thật, nhưng không dễ dàng tùy tiện đồng ý như vậy được, kết cấu của cách cục này có ba thuyết pháp bất đồng:

    Một là cho rằng chính là “Thiên Khôi Thiên Việt giáp mệnh”
    Hai là cho rằng chính là “Nhật Nguyệt cùng Tả Hữu giáp mệnh”
    Ba là cho rằng chính là “Tử Phủ, Nhật Nguyệt cùng Tả Hữu giáp mệnh”

    Theo ý kiếnVương Đình Chi thì trường hợp thứ nhất khá dễ dàng, phàm người sinh năm Bính Đinh thì Khôi Việt đều giáp cung tuất, cơ hội xuất hiện rất lớn.
    Trường hợp thứ hai, loại này khó hơn, đắc Nhật Nguyệt giáp mệnh lại muốn cả Tả Phụ Hữu Bật giáp mệnh, cơ hội xuất hiện không nhiều nhưng ngược lại là hợp lý, bởi vì, tổng lại ngoài đường phố không thể ai cũng đều là “Hàn mặc văn chương sĩ”, “Phong y túc thực gia”.
    Trường hợp thứ ba, quả thực không có khả năng, đắc Tử Vi cùng Thiên Phủ giáp mệnh, tất không thể đắc Thái Dương Thái Âm giáp mệnh, loại thuyết pháp này nhất định có thành phần nghe nhầm đồn bậy.
    Nhưng chiếu theo thầy Vương Đình Chi đã dạy, bổn cách hẳn là Thiên Khôi Thiên Việt giáp mệnh và cung Mệnh gặp Ân Quang Thiên Quý chủ khảo thí thi đậu ra làm quan, các vị không ngại thì tham khảo.

  2. 117. “QuyềnLộc tuần phùng” cókhuyết điểm

“Quyền Lộc tuần phùng cách” – tức Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn cùng Hóa Quyền đồng thủ cung Mệnh.

Cổ ca nói rằng:
“Mệnh phùng Quyền Lộc thật kham khoa
Thiên tái công danh phú quý gia
Đan kiến dã ứng thân phú hậu
Bình sanh ổn bộ hảo sanh nhai.”
(Mệnh phùng Quyền Lộc thật đáng được ngợi khen, nghìn năm mới gặp người công danh phú quý như vậy, gặp được một sao Quyền hay Lộc cũng ứng bản thân sung túc, giàu có, bình sanh cuộc sống cứ vững bước tốt đẹp).
Cách cục này cũng thuộc về mệnh cục “Tam hóa tinh” và cùng loại hình với “Giáp đệ đăng dong cách” (Trạng nguyên lên ngôi), “Khoa danh hội Lộc cách”.
Khuyết điểm ở cách cục loại này là phải hoàn toàn coi kỷ càng tính chất chính diệu thủ cung, nếu chỉ chú trọng ba sao Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, sẽ có phần võ đoán quá mức. Hơn nữa, ngược lại trong ba cách cục, khuyết điểm nhiều nhất chính là “Quyền Lộc tuần phùng cách”. Bởi vì hai Hóa tinh tốt tụ vào một cung, cung còn lại liền khó tránh sự mất đi bản sắc, vì thế mà toàn cục dễ dàng mất đi sự cân đối, nên không thể xem là cách cục quá tốt đẹp.
Cổ nhân tuy có thuyết pháp “Quyền Lộc tuần phùng, tài quan song mỹ”, nhưng cũng không phải nói Hóa Lộc Hóa Quyền tụ vào một cung, mà là chỉ tam phương tứ chánh gặp Lộc Quyền hội hợp. Cách cục này cũng có một điều kiện, đó là Quyền Lộc đồng thủ Mệnh Quan ứng khi không thấy Sát diệu, thì mới quý.
Nếu gặp sát tinh Hỏa Linh Dương Đà, cổ nhân cho rằng cận chủ “Hư dự chi long” (*), cũng tức là hữu danh vô thật, càng khó nói đến chuyện “Thiên tái công danh phú quý gia” được.
Chiếu theo kinh nghiệm Vương Đình Chi, người có Lộc Quyền thủ mệnh, đảo thích hợp làm công tác kế toán, đặc biệt càng đúng với mệnh Thiên Cơ Hóa Lộc, Vũ Khúc Hóa Quyền.
(*) “Hư dự chi long” : danh dự to tát nhưng hão huyền.
124. “Quyền sát hóa Lộc” trước khổ cực sau ngọt bùi


“Quyền sát hóa Lộc cách” – tức Kình Dương hoặc Đà La cùng Hỏa Tinh tọa mệnh nhập miếu vượng. trong đó lại lấy mệnh Kình Dương Hỏa Tinh, so sánh với Đà La Hỏa Tinh nhập mệnh thì đều tốt.
Cổ ca rằng:
“Tam sát gia lâm miếu vượng cung
Tính tình cương mãnh chấn anh hùng
Kỷ phiên hiểm địa đô kinh quá
Lẫm lẫm uy quyền chúng hãn đồng.”
(Tam sát gia lâm cung miếu vượng, tính tình cương mãnh uy chấn như bậc anh hùng, chổ hiểm địa nào cũng đều xông pha, từng trải, uy quyền lẫm liệt trong chúng nhân hiếm có người tương tự).
Trong ca từ thuyết pháp “Tam sát gia lâm” có điểm mơ hồ, bởi vì Kình Dương và Đà La vĩnh viễn cách nhau một cung, căn bản không có khả năng gia lâm. Cổ nhân bất quá nói chung chung, chỉ là thuận theo thể cách văn từ của ca quyết vậy thôi.

Kình Dương, Đà La tốt khi cư bốn cung thìn tuất sửu mùi là nhập miếu, trong bốn cung vị này, Hỏa Tinh vào cung thìn là lạc hãm, bởi vậy khi Kình Đà vào ba cung tuất sửu mùi gặp Hỏa Tinh đều hợp cách.

Nguyên nhân thành cách chính là Kình Dương Đà La đều thuộc kim (đới) hỏa, phân biệt thành một dương một âm, vào miếu vượng cung gặp Hỏa Tinh, ấy là hỏa luyện kim tinh, lại thành cách cục, tức là không chỉ Hỏa Tinh vừa triệt tiêu được tính chất tàng ẩn hình kị của Dương Đà (*), mà còn là Dương Đà cũng triệt tiêu được tính chất “cương liệt hoành bạo chi cách”của Hỏa Tinh (nóng nảy khí khái và ngang ngược, hung bạo của Hỏa Tinh), nhưng Dương Đà gặp Hỏa Tinh mặc dù thành cách nhưng cuộc sống vẫn khó tránh được sự lao khổ, hỏa luyện kim tinh, tất nhiên là được một phen rèn luyện vậy, bởi vậy chủ nhân trước lao khổ sau mới thành (tiên lao hậu thành).

Cách cục này không nên trộn lẫn đứng cùng với Tham Lang, bởi vì Tham Lang Hỏa Tinh tự thành “Hỏa Tham cách”, nếu lại gặp Dương Đà, tắc cách cục có phần pha lẫn, làm cho hai cách cục đồng loạt biến sắc, nhạt nhòa. Cách cục lấy Hỏa làm sát, Hỏa khắc kim là tài là lộc, nên xưng là “Quyền sát hóa Lộc”.
(*) lực hình kị của Dương Đà : Kình Dương hóa khí là Hình, Đà La hóa khí là Kị.
134. “Mệnh vô chính diệu” ít hợp với người thời xưa

“Mệnh vô chính diệu” – tức cung Mệnh không có chính diệu tọa thủ.
Cổ ca rằng:
“Mệnh cung tinh diệu trị không vong
u tuế trọng trọng hữu họa ương
Bất thị quá phòng tu ký dưỡng
Tha hương hảo khứ tác Đông sàng” (*)

“Cung Mệnh tinh diệu gặp Không vong, tuổi ấu thơ có bệnh tật, tai ương trùng trùng, nếu không cho đi làm con thừa tự nhờ nuôi dưỡng, thì cũng bỏ đến nơi xứ lạ lại làm nên như trong câu chuyện chàng rể Vương Hy Chi đời nhà Tấn”

Về cách cục này, bản khắc (thường trên gỗ) ở Phúc Kiến thời Minh viết: “tức mệnh cung vô chính tinh phù tinh túng tinh thị dã” (tức chính là cung Mệnh không có chánh tinh, phù tinh, túng tinh) nhưng đã có nguyên văn một lời phê trong một bản sao: “vô nam bắc nhị đẩu chánh tinh dã” (Chính là không có hai (loại) chính tinh nam bắc đẩu), lời phê này không thấy nhắc tới “Phù tinh” cùng “Túng tinh”.
Cái gọi là “Phù tinh”? là chỉ Hỏa Tinh Linh Tinh, về phần tên gọi “Túng tinh” là gì, Vương Đình Chi cũng không biết, nhưng hoài nghi xuất bản sai, có thể chỉ tinh diệu từ “Tòng tinh”.

Cổ nhân luận mệnh, có thuyết pháp “Mệnh vô chính diệu, nhị tính diên sinh” (mệnh VCD có hai tên họ thì thêm tuổi thọ – ý nói làm con nuôi họ khác). Nhưng thuyết pháp này có hạn chế rất lớn, bởi vì phàm khi cung Mệnh vô chính diệu thông thường mượn tinh diệu đối cung để suy đoán, xung đối cung Mệnh tức cung Thiên di, sở dĩ như vậy nên loại mệnh cục này lợi vào “Thiên di”, tức cũng là đi xa lập nghiệp ở nơi khác quê hương mình.
Người thời xưa, thường mong có thể an thân lập mệnh ở quê hương, quyết không dễ dàng nói lìa xa là lìa được, cho nên phàm thị những người bỏ tỉnh ly hương đa số là tòng theo cái khí thế của song thân (cha mẹ), ở quê hương tưởng rằng chẳng có cách gì mà sống được, chính vì vậy mà “mệnh vô chính diệu” đã bị cổ nhân cho rằng tuổi nhỏ bất hạnh, đến nổi phải “quá phòng ký dưỡng” (cho làm con thừa tự – con nuôi họ khác), hoặc là phiêu bạt đến nơi khác mà thành mệnh “nhập chuế” (ở rể) (**), nhất là xã hội nông nghiệp thời xưa, có tập tục “chiêu chuế” (kén trai ở rể) đến làm công việc nhà nông, cổ nhân cho rằng vậy là đương nhiên. Ngày nay, vào suy đoán Đẩu số vẫn ứng khi mượn sao ở cung Thiên di làm căn cứ suy đoán.
Chú thích và tản mạn:
(*) Đông sàng: tích truyện “rể Đông sàng, dâu Nam gián” được sử dụng trong câu ca quyết này.
_________________

“rể Đông sàng” bắt nguồn ở tích “Đông sàng thản phúc”, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông.
Đời nhà Tấn (265-419) có quan Thái Úy tên Khước Giám muốn chọn một người rể hiền, mới cho người đến trường của Vương Đạo xem trong đám học sinh, có người nào xứng đáng không. Lúc người nhà trở về, Khước Giám hỏi thì người ấy đáp:
– Học sinh giỏi thì đông, người nào nghe việc kén rể cũng sửa soạn áo quần bảnh bao, ganh đua nhau, ra dáng nề nếp; chỉ có một người không để ý đến, trật áo, tréo chân nằm ở giường phía Đông.
Khước Giám bảo:
– Người ấy mới thật đáng rể ta.
Đoạn chọn làm rể. Người đó là Vương Hi Chi, sau làm quan đến chức Hữu quân, có tài viết chữ đẹp hơn cả thiên hạ. “Đông sàng” là giường phía đông, chỉ người rể quý, “rể đông sàng”.
Trong “Nhị độ mai” có câu:
“Có Tây Tử Đô, thiếu đông sàng nào” là do điển tích trên. Vương Hy Chi, tự Dật Thiếu. Vì làm quan đến chức Hữu quân nên thường gọi là Vương Hữu Quân. Tương truyền Vương tập viết chữ bên bờ ao, sau nước ao đen ngòm những mực. Lối chữ “Khải” của Vương được người đời cho là lối chữ đẹp nhất từ xưa đến nay.

Người đời thường khen bút thế của Vương “lướt như mây bay, mạnh như rắn lộn”. Trong các bản bút thiếp của Vương để lại có bản “Lan Đình tập tự” viết ngày 3 tháng 3 năm Vĩnh Hòa thứ 9 đời nhà Tấn (337) được hậu thế quý trọng, cho làm mẫu mực để tập theo. Những bản “Lan Đình tập tự” có lưu hành nhưng có lẽ đó là những bản phỏng theo. Bản chính đã thất lạc từ sau đời nhà Đường (618-907).

Ngày nay, trong các lối chữ Hán có lối chữ “Lan Đình”; đó tức là lối chữ phỏng theo chữ viết của Vương Hy Chi trong “Lan đình tập tự”.
Trong “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, đoạn nói về Kiều bị Hoạn Thư cho ra tu ở Quán Âm các để chép kinh, Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều, có câu:
Khen rằng: “Bút pháp đã tinh
So vào với thiếp Lan Đình nào thua!

Ý nói chữ viết tốt ngang với chữ của Vương Hy Chi.
_________________________
Còn vế “dâu Nam gián” thì bắt nguồn từ lời của một bài thơ, trong bài thơ “Thái tần” có câu:

Vu dĩ Thái Tần,
Nam gián chi tân
Vu bỉ Thái Tảo
Vu bỉ hàng lạo

Nghĩa là: “Đi hái rau Tần, bên bờ khe phía nam, đi hái rau Tảo, bên lạch nước kia”. Theo cách chú giải truyền thống thì câu thơ trên ca ngợi người vợ hiền dâu thảo, chăm hái rau Tần, rau Tảo về làm cỗ cúng tổ tiên. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, Tảo và Tần tượng trưng cho đức tính siêng năng, chịu khó, hay làm của người phụ nữ. Thành ngữ “buôn tảo bán tần” đã có trong Kinh Thi. Vì vậy, dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó.
Truyện Lục Vân Tiên cũng có câu:
“Xem đà đẹp đẽ hòa hai:
Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng”.

(Sưu tầm và tổng hợp)

- Advertisement -

(**) “nhập chuế” : Ngày xưa gọi các con trai đi gửi rể là “chuế tế” nay thường nói con trai làm lễ thành hôn ở nhà vợ là nhập chuế, vào gửi hay ở rể.

ST

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY