18 C
Hanoi
Thứ Tư, 20 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTứ TrụChương 28 - Luận hỷ kị thần tàng trong chi gặp vận...

Chương 28 – Luận hỷ kị thần tàng trong chi gặp vận thấu ra thanh thuần

- Advertisement -

Nguyên văn:

Hỷ kị thần là thiên can tàng trong chi so với hỷ kị thần thiên can cơ bản có sự khác biệt, khi vận gặp thấu thanh, vốn đang tĩnh nằm đợi thời, thì chính là lúc dụng được nó, ứng nghiệm của hỷ kị sẽ thấy ngay. Vậy thấu thanh là gì? Đó là, giả như Giáp dụng Dậu Quan, gặp Thìn Mùi tức là Tài, mà vận thấu Mậu; gặp Ngọ Mùi tức là Thương, mà vận thấu Đinh.

Từ chú thích:

Trong nguyên cục tàng các thần không đồng nhất, là hỷ là kị, tĩnh lặng chờ thời gặp được vận dẫn xuất thì cái dụng mới thành hiện thực. Như tứ trụ Khang Hữu Vi bên trên, nguyên cục Đinh Kỷ tàng trong Ngọ, vận gặp chữ Kỷ thì Kỷ thổ dẫn xuất đắc dụng, lực Quan Sát chế Nhận mới biểu lộ rõ ràng.
Nếu hai chi mệnh và vận hội thành cục cũng luận thanh thuần. Như Giáp dụng Dậu Quan, bản mệnh có Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất (thành hỏa cục). Nhưng tại niên mới có vai trò quan trọng, tại nhật chỉ bình thường, còn giả như sinh vào giờ Ngọ, mà vận gặp Dần Tuất hội cục, thì hoãn không luận vội. Tuy xác định cách thành bại cao thấp, Bát tự đã có định luận, và so với cái vốn có của mệnh thường tồn tại bất đồng, nhưng mà trong 5 năm địa chi vận này cũng vẫn có thể luận họa phúc. Trường hợp thần ở nguyệt lệnh mà gặp vận thấu thanh, thì so với cái vốn có của mệnh không phải là không liên quan với nhau, chính là cái mà chương trước gọi là hành vận thành cách biến cách.

Mệnh và vận hội cục, như ở tứ trụ Khang, Mùi là hỏa thổ vận hội Mão mà thành mộc cục, hóa ra Thương phá cách. Đây là phương pháp thủ vận, tùy trường hợp mà xử trí.

Như:

Đinh Sửu / Đinh Mùi / Đinh Dậu / Đinh Mùi
Bính Ngọ – Ất Tỵ – Giáp Thìn – Quý Mão – Nhâm Dần

Đây là mệnh một ông anh họ Diêu. Hỏa vượng ngộ kim (Tài) mà lại được Thực thần sinh cho là phú cách Thực thần sinh Tài. Hỏa vượng kim suy, đến Tỵ vận, tam hợp Tỵ Dậu Sửu đủ mặt, (hoạt năng của kim mạnh nhất) nên đây là vận đắc ý nhất trong cuộc đời, các vận còn lại thì đều hết sức khó khăn. Mão vận hội Mùi, Kị thần thấu thanh phát động, qua đời.

Khi gặp vận thấu thanh hoặc hội hợp, thì những thay đổi so với khuôn mệnh không quá khác biệt, đặc biệt chỉ khoảng 5 năm mà thôi, qua hết 5 năm thì trở lại như cũ. Về phần địa chi hội hợp tại niên hoặc tại nhật hay thời thì không nên câu chấp. Tóm lại, hỷ kị là thần mang tính chất thanh thuần thì ứng nghiệm cát hung rõ ràng ngay, nếu là nhàn thần và hỗn tạp thì quan hệ không quan trọng.

Nguyên văn:
Cho nên thường cầm một Bát tự trên tay, lần lượt phải xét toàn bộ can chi, trên dưới để xem. Chi là sinh địa của can, can là thể hiện của chi, như trong mệnh có một chữ Giáp thì tổng quan tứ chi xem có Dần Hợi Mão Mùi không, nếu có một chữ thì Giáp có gốc (hữu căn). Hay như có một chữ Hợi thì tổng quan tứ chi xem có hai chữ Nhâm Giáp không, có Nhâm thì Hợi là lộc của Nhâm, Nhâm thủy dụng được; dụng Giáp thì Hợi là sinh địa của Giáp, dụng Giáp mộc được; cùng dụng Nhâm Giáp thì một lấy lộc làm gốc, một lấy Trường sinh làm gốc, cả hai cùng dụng được. Khi thủ vận cũng dùng phương pháp này, tức đem bản mệnh Bát tự lần lượt phối hợp can chi mà định.

Từ chú thích:
Hai câu “Chi là sinh địa của can, can là thể hiện của chi” thực là phương pháp cốt yếu để xem mệnh, còn nói tịnh thấu kiêm dụng thì dường như chưa đầy đủ. Địa chi tuy tàng nhiều nhưng phải tuân theo thứ tự, như Dần tàng Giáp Bính Mậu thì Giáp là khí đang vượng (đương vượng chi khí), Bính là khí phương sinh (phương sinh chi khí), còn Mậu là khí ký sinh (ký sinh chi khí), thứ tự đầu tiên là Giáp, sau là Bính, sau nữa mới đến Mậu, đây là điều hiển nhiên dễ thấy. Lại như Thìn tàng 3 thần là Mậu Ất Quý, thì Mậu là bản khí của thổ, Ất mộc là dư khí xuân, còn Quý là mộ của thủy. Tiên xét Mậu, thứ đến là Ất, sau nữa mới đến Quý, thứ tự cũng hiển nhiên dễ thấy.

Như:
Giáp Dần / Bính Dần / Canh Dần / Mậu Dần
Tân Mão – Nhâm Thìn – Quý Tỵ – Giáp Ngọ – Ất Mùi

Giáp Bính Mậu trong Dần đều thấu ra, nhưng Địa chi toàn Dần, Giáp mộc đương vượng, liền lấy tòng Tài làm dụng. Nếu Địa chi Dần Ngọ hội cục thì lấy Bính hỏa làm dụng rồi.

Như:
Mậu Thìn / Giáp Dần / Nhâm Tuất / Bính Ngọ

Ất Mão – Bính Thìn – Đinh Tỵ – Mậu Ngọ – Kỷ Mùi – Canh Thân

Mệnh này là của Thí Tái Thôn (1), người Chiết Đông (tên gọi tỉnh Chiết Giang thời nhà Đường). Giáp Bính Mậu trong Dần tề thấu còn chi gặp Dần Ngọ Tuất tam hợp hội cục, lấy Bính hỏa tòng Tài làm dụng thần.

Gọi là tịnh dụng, chính là một làm dụng thần, còn một làm tướng thần, không được nhầm lẫn. Cũng có trường hợp tuy thấu mà không dùng được, như tứ trụ của Bành Ngọc Lân (2), Mậu sinh tháng Sửu, Tân Quý tịnh thấu mà lại dụng Bính hỏa; hoặc mệnh của Ngũ Triêu Xu (3), Nhâm sinh tháng Ngọ, Đinh Kỷ tịnh thấu mà lại dụng Dậu Ấn (chi tiết tại chương “Thành trung hữu bại” và “Phối khí hậu đắc thất”). Có thể thấy phương pháp thủ dụng phải nghiệm và quan sát toàn cục, phối hợp nhu yếu của nhật nguyên để biến thông thì mới không lâm vào tình trạng lý luận ngớ ngẩn.

(1) Thí Tái Thôn:

Sinh ngày 06/02/1868, AL là ngày 13 tháng giêng năm Mậu thìn, giờ Ngọ. Sách sử không thấy ghi về người này, chỉ thấy trong Trích Thiên Tủy bổ chú của Từ Nhạc Ngô, luận rằng: “Vận hành nam phương, kiếm tiền trăm vạn, có danh tiếng trong giới tài chính. Đến Canh thân vận, xuống dốc không phanh, tài hao lộc tuyệt.”. Người này sống cuối đời nhà Thanh, đầu thời kỳ Dân quốc, là phú thương địa khu Chiết Đông. Hai mươi mấy tuổi thì bắt đầu giàu có, khoảng năm mươi tuổi thì kiếm tiền trên trăm vạn, khoảng năm mươi mấy tuổi thì phá sản, nhân đó mà qua đời.

(2) Bành Ngọc Lân (Peng Yulin)

Bính Tí / Tân Sửu / Mậu Tí / Quý Sửu

Bành Ngọc Lân là một danh tướng Trung Hoa cuối đời Thanh, sinh năm 1816, mất năm 1890. Khi cuộc loạn Thái Bình Thiên Quốc (với những lãnh tụ Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh …) bùng nổ, chiếm gần nửa nước Trung Hoa, lấy được Nam kinh để lập kinh đô và chia đôi giang sơn với nhà Thanh trong 11 năm từ 1853 tới 1864, triều đình nhà Thanh đã rung rinh, đất nước cực kỳ xáo trộn. Góp công đáng kể nhất trong việc dẹp yên được Thái Bình Thiên Quốc là một nhân sĩ tỉnh Hồ nam là Tăng Quốc Phiên (Zeng Guofan) cùng đạo quân tình nguyện của ông, đa số gốc Hồ nam, lấy tên là “Tương quân” (“quân đội vùng sông Tương”, một con sông chảy qua tỉnh Hồ nam). Bành Ngọc Lân là một tướng lãnh của đạo quân tình nguyện ấy, chỉ huy thủy binh, có công rất lớn trong việc dẹp Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó ông được cử làm Thủy sư Đô đốc, dần dần thăng tới Binh bộ Thượng thư của nhà Thanh (có thời kỳ ông làm quan Cung Bảo, trấn giữ sông Trấn Giang). Sau khi người Pháp lấy miền Bắc Việt Nam và đem quân tới biên giới Hoa Việt năm 1883-84, Bành Ngọc Lân đã tới biên giới trong chức Binh bộ Thượng thư để quan sát cùng tổ chức việc phòng thủ. Ông về hưu và mất ít năm sau đó.

(3) Ngũ Triêu Xu:

- Advertisement -

Đinh Hợi / Bính Ngọ / Nhâm Dần / Kỷ Dậu

Ngũ Triêu Xu là con trai Ngũ Đình Phương, hiệu là “Thê vân” (đám mây hình cái thang), nhà ngoại giao, nhà thư pháp thời kỳ Dân quốc. Mười tuổi theo cha đến Mỹ học. Năm 1923 tham gia chính phủ Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, tổng trưởng ngoại giao. Năm 1925, thị trưởng thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông. Năm 1927, Bộ trưởng ngoại giao chính phủ quốc dân ở Nam Kinh. Từng đảm nhiệm các công việc và chức vụ như Luật sư Anh quốc; Công sứ Trung Hoa dân quốc tại Hoa Kỳ; Viện trưởng Viện Tư pháp; Tổng trưởng đặc khu tự trị Quỳnh Nhai; Ủy viên Chính phủ,…. Năm 1934 bệnh mất tại Hồng Kông, hưởng dương 47 tuổi.

Tham khảo: http://baike.baidu.com/view/99789.htm

Hình: http://upload.wikimedia.org/wikipedi…Wu_Chaoshu.jpg

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY