18 C
Hanoi
Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTạp họcTruyện ngắn - về huyền học - phần 2

Truyện ngắn – về huyền học – phần 2

- Advertisement -

Liên bị chứng rò tuỷ

Liên bị chứng rò tuỷ, người cứ gầy đét dần, mặt quắt, môi thâm xám ngoét. Anh ta sợ gió, nước, thêm bệnh viêm đau khớp nữa. Cuối cùng đến khi thằng Được ba tuổi, anh ta bị bệnh tim, đau ngực. Chán quá, Liên hút thuốc phiện cho đỡ đau và đỡ buồn!… Cuối cùng, Liên nghiện nặng và mất khả năng về tình dục. Vợ anh chán ngán, đổ bệnh, ốm dậy người cứ ngơ ngác như mất hồn. Đến một hôm chị ta ra chợ, chen chúc thế nào lại bị một thanh niên nó bóp vú cho một cái. Hằng không chửi được cậu ta mà lại liếc một cái. Cậu thanh niên đi theo chị ta. Chị ta đi tắt qua ruộng ngô về làng; đến giữa cánh dồng, cậu thanh niên vứt cái thúng hàng trên đầu Hằng xuống rồi kéo Hằng xuống. Không một tiếng kêu. Sau đó, Hằng cứ phiên chợ nào cũng đi, nói đi bán than. Chị cứ đi mua than về rồi đem về bán lẻ cho các là rèn ở chợ. Sau đó lại quay ra làm hàng xén, giã gạo, xay thóc ban ngày, xẩm tối đi bỏ mối. Dạo nó, kinh tế nhà họ Bùi đã sa sút dần, người bốc thuốc ít dần, bệnh Liên nặng thêm. Một hôm có người đàn bà đi qua nhà họ Bùi, vừa đi vừa hát: “Vì buồn gánh gạo đội than, vì buồn phải lên núi xuống ngàn.” Hằng nhìn ra thấy đó là vợ một người thợ rèn quen, cô ta đỏ mặt chui vào buồng.

Thấy con dâu béo khoẻ ra

Thấy con dâu béo khoẻ ra, ông Hinh nghi nhưng chỉ thở dài. Việc của ông là chăm lo thằng cháu đích tôn nên người. Ông căn lá số cho nó, thấy sao thủ mệnh là Thất sát hãm địa gặp Thiên không, Thiên riêu, Kình dương. Vốn là những sao chủ trì mạng rất tham dâm, gian quyệt, hại người lành. Cung phúc có Địa kiếp, Địa không , cho nên phúc hoạ khôn lường. Ông nghĩ chưa hết phúc hay họa, đức năng thắng số cơ mà. Có cái Kình dương vốn dĩ biểu hiện của vật thể là cái đồ nam tính, quả không sai. Xem trong cung tử của cháu, ông ta thấy có lắm con trai, lấy làm mừng. Ông phải chăm nó lớn ngoan.

Được bốn tuổi, ông Hinh đã dạy

Được bốn tuổi, ông Hinh đã dạy Tam tự kinh cho cháu, và nói: “Học chữ quốc ngữ sau, học Tam tự kinh là học lễ trước. Ông dạy: “ Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, giảng cho thằng cháu ngồi há hốc mồm nghe: Nếu không giáo dục thì tính con người thay đổi, xấu đi. Rồi: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, rồi “Nhân bất học, bất tri lý”, “Ngọc bất trác, bất thành khí”; “Đệ ư trưởng, nghi tiên tri”. Đến đoạn “Cao tằng tổ, phụ chi thân, thân chi tử, tử chi tôn, chí nguyên tằng, nãi cửu tộc, nhân chi luân”. Giảng mãi cho nó mà nó không nhớ được chín đời (cửu tộc) từ kị (cụ) tằng tổ (cụ); tổ (ông), phụ (cha), thân (bản thân), tử (con), tôn (cháu), nguyên (chắt), tằng (chút). Nó hỏi: “Thế ông là gì?” Ông nó trả lời: Ta là tổ của cháu. Thằng cháu kém trí, cứ ê a mãi: Cao tằng, tổ phụ, chi thân. Ông Hinh cười: “Mày cứ như chửi ông ấy!”

Có lần nó theo ông đi bắn chim

Có lần nó theo ông đi bắn chim. Ông Hinh có khẩu súng hoa cải. Hai ông cháu bò vào một triền cỏ sát bờ sông, ở đó chim sẻ, chim ri đậu rất nhiều. Ông ngắm lưng lửng rồi bảo thằng cháu ném một cục đất. Đàn chim thấy động bay lên nửa mét thì ông Hinh bóp cò, đạn ghém toé ra, chim rụng như sung, thằng bé khoái chí cười như nắc nẻ. Trong đó, ông nhặt được một con chim sáo bị thương nặng, liền lấy cái lọ ra hấng máu. Ông bảo cháu: “Máu chim sáo ngâm mật cóc chữa được bệnh uốn ván , còn một cách chữa nữa là bắt giòi trong phân người đem nung khô dưới cái chôn bát, nghiền tơi, ngâm với nước tỏi. Đàn ông thì dùng bảy con, đàn bà thì dùng chín con. Tuỳ bệnh nặng nhẹ mà ngày uống một vài lọ thuốc bằng cái này này !” Ông chỉ vào cái lọ đang cầm bằng sứ bé hơn cái chén hạt mít. Ông hấng máu chim sẻ để ngâm rượu. Thằng cu con túm con chim sáo đập xuống đất cho đến chết, rồi nó giúp ông nhặt xác chim cho vào cái rọ, dễ đến mấy chục con. Qua một đoạn đường cỏ mọc nhiều cây thài bi, có một con chim bìm bịp bay tạch tạch vào một bụi. Ông Hinh suỵt cháu vào một góc, rôì moi lưới tung trùm lên bụi. Sau đó ông bảo thằng Được chui vào vồ con chim.
Trên đường về, ông cháu Được gặp một vị sư. Nhà sư nhìn thấy bọc chim to, máu rỏ rọc đường, ông ta trợn mắt lên, che mặt đi nhanh vào khúc đường khác, miệng lẩm bẩm: “ác quá, ác quá!” .

Được hỏi ông Hinh:- Nhà sư nói gì vậy ?
– Ông thấy bảo chim này không ngon bằng gà ác tiềm thuốc bắc, ông vẫn làm cho cháu ăn cho khoẻ.

Về nhà, ông Hinh cho con chim bìm bịp vào ngâm rượu đem chôn dưới gốc cây lựu, bảo cháu: “Nhớ ba tháng sau nhắc ông nhé, không uống thì bán”.

Mùa đông năm ấy, giặc Pháp chuyển hướng bình định xuống vùng quê của họ. Giặc đi đến đâu là đốt phá, giét chóc và hãm hiếp. Đàn ông còn khoẻ lo chống giặc, đàn bà thì mặc hai cái váy đụp bó người, sợ giặc làm càn. Ông Hinh lo quá, dẫn thằng cháu tản cư lên vùng núi phía Bắc gần hai năm. Lúc quay lại thì làng đã thành làng kháng chiến vững mạnh. Hào, hố công sự, tre trồng khắp nơi, rào làng cắm chông cản giặc. Liên đã bị giặc giết chết trong một trận càn, anh ta bị trúng đạn lạc. Còn Hằng bỏ làng đi theo anh thanh niên nọ, sang tỉnh bạn, nghe đâu cũng tham gia kháng chiến bên đó.

Ông Hinh dựng tạm một căn lều nhỏ trên cơ nhà đã bị đạn moóc – chi – ê đánh sập, chỉ có ngôi từ đường của nhà họ Bùi vẫn còn nguyên vẹn.

Hoà bình lập lại, thằng Được đi học, nó lớn lên trong sự chăm chút đặc biệt của ông Hinh.

Hằng trở về làng, anh thanh niên cũng đã bị chết vì giặc dã. Hằng không đi bước nữa, ở vậy nuôi con. Lúc đó, ông Hinh đã yếu lắm, hơn sáu mươi tuổi, đã thôi bốc thuốc, sống nhờ con dâu nuôi.

Được đi học nhưng tối trí; họp phụ huynh lần nào Hằng cũng được cô giáo nhắc là con lười học, nghịch ngợm và hay trêu chọc bạn. Tính Được y như tính Liên, ít nói, hay nghĩ ra những trò tai quái như: ném pháo vào phân trâu, nhét chuột chết vào cặp bạn gái, dính nhựa sung vào ghế của cô giáo. ở lớp học, có Lân cùng xóm với Được. Lân hiền, hay thương người, gặp cảnh khó chịu cậu ta liền tỏ ý ngay. Có hôm Được vứt cặp sách của Lân xuống vũng nước. Nhiều lần trêu trọc làm cậu ta phát cáu. Khi Được rủ Lân trốn học, Lân không nghe, Được bảo: “Mày học làm gì, học nhiều, biết lắm rồi khổ !”. Lân chửi: “Mày ngu thế, tao học để biết, không để ngu như mày !” Được nhảy vào đấm Lân sưng cả mặt. Được còn vục bùn, ném vào mặt Lân, xong nó bảo: “Theo luật, kẻ mạnh là kẻ thắng. Ông tao bảo, nếu cần thì không chừa thủ đoạn nào. Mày sợ chưa ?” Lân vuốt mặt bảo: “Mày là thằng vô lại, khốn nạn, mới nứt mắt mười hai tuổi đã mất dạy. Mày đánh tao, tao sẽ mách ông mày, mách cô giáo”.

Được cười nói: “Có giáo họ xa với nhà tao. Tao sẽ bảo chính mày đánh tao trước”. Nói xong, nó vù chạy đi. Sau nó bảo với cô giáo là Lân gây gổ, chửi bới làm nhục nó trước. Lân tức quá, nói với cố giáo: Chính nó, chính Được là thằng mất dạy, gây gổ hay khích bác làm nhục Lân. Nhưng cô giáo không nói gì. Từ hôm đó, Lân cạch mặt thằng Được và bỏ học luôn.
Lớn lên chút nữa, ông Hinh gửi Được lên phố huyện học. Nó theo đòi mấy đứa con nhà cửa hàng bách hoá và lương thực. Nó tích được một ít trò chơi của dân phố và tinh ranh hẳn ra. Nó bắt ông mua cho nó cái xe đạp Phượng Hoàng và cái đài ORION. Lúc đó cả làng chỉ nhà họ Bùi có xe đạp. Mười sáu tuổi nó đã biết tán gái. Có một điều bạn nó kháo nhau là thằng Được có cái của nợ rất to, khác thường.

Mười bảy tuổi nó đã biết đủ mùi; mặt sùi trứng cá, lông mép đen không cạo, để tóc trùm tai, suốt ngày ăn xong đạp xe đi chơi lông nhông, đàn đúm. Nó mang về đủ thứ lặt vặt như xoong, nồi, gà qué… Ban đầu, ông Hinh không để ý, sau ta hỏi, nó bảo: “Đồ ăn cắp đấy !” Khốn nạn thật, ông run lẩy bẩy, ho sù sụ chửi nó, nó nhe răng cười bảo: “Thằng đội trưởng nó vác gạo, đồ hợp tác về, cháu chỉ xin lại nó thôi !” ở làng mất gà, lợn liên tục, có nhà mất cả xoan ngâm ở ao; lợn nuôi trong trại của hợp tác xã mất liên tục, kẻ gian vào giết lợn, xẻ lấy đùi sau và tim cật mang đi. Lại nghe ở làng bên có goá chửa hoang, có cô gái bị cưỡng hiếp, có con nhà lành bị dụ ra bờ sông làm bậy, dân quân không đuổi bắt được tên con trai, còn cô gái cứ chối băng.

Thằng Được mắc chứng cuồng dâm, chỉ ông nó biết. Nó quá khoẻ, nghe bọn bạn nó kháo nhau nó “chơi” được cả chục lần trong đêm. Ông Hinh lo lắm, sợ nó bị gọi đi bộ đội. Năm đó giặc Mỹ đã leo thang bắn phá miền Bắc. Thằng Được không tham gia sinh hoạt đoàn đội gì. Có việc gì người ta đến hò đi, nó đi dân công được chăng hay chớ dăm buỏi bỏ về, người ta nhắc, trừ điểm nó bảo: “Cái bọn ly ty ấy, không chấp”.

Ông Hinh phải giã rau răm, lọc nước, bắt thằng Được uống ba ngày ba bát con. Rau răm cùng họ với Hà thủ ô, mọc cành, bò dưới đất, vị cay, dùng làm gia vị là chính, còn gọi là Thuỷ liễu, có tác dụng hạn chế ham muốn tình dục. Khổ nỗi, cái của cứ lủng lẳng như đồ con ngựa, nên nó không chịu nổi, phá bĩnh luôn.
Ông Hinh tính lấy vợ cho nó, nhưng nó bảo tự do sướng hơn. Đã có hai người đến đe cháu ông Hinh về tội tán tỉnh, dụ con gái họ.

Sang năm tới, nó sẽ đi bộ đội. Nó bảo: huấn luyện mấy tháng cho biết mùi lính thôi, sau này nó sẽ về đi học luật, cưỡi ngựa xem hoa thôi. Ông nọ sẽ chạy cho nó về quân sự tỉnh.

Bạn nó bảo: “Luật gì mày ! To thì không tới, bé thì không thông, mày chỉ có làm nghề hàng giát và buôn bán giống giỏi thôi !”

Ông nó chửi nó: “Người lính tính khỉ ! Sặc mùi tư sản còn bày trò. Người cua đồng cá lóc, tanh như cào cào cứ theo đuổi cái bọn rửng mỡ trên phố ấy có ngày chết mất ngáp !”

Không ngờ câu chửi của ông Hinh độc quá. Hôm sau công an xã vội tới cấp báo cho ông Hinh: thằng Được mò vào kho hợp tác xã vác thóc, bị phát hiện; người bảo vệ hô, nó bỏ chạy và bị bắn chết. Xác còn nằm dưới mương, công an huyện sắp về để kiểm tra hiện trường!
Xuân ấy, ông Hinh bảy ba tuổi.

Cuối năm ấy, ông Hinh chết trong lúc qua đoạn đê đầu sông, bị trúng gió độc.
* *
*
Ônh Nhẫn sau này trở thành một bí thư tỉnh uỷ một tỉnh miền núi. Có một lần ông trở lại thăm Kẻ Sặc. Ông gặp bà Hằng, lúc đó đã yếu lắm, lên từ đường họ hoạt động Bùi thắp hương cho những người đã khuất, ông thấy trên án có một cây gươm bạc và một cái tráp màu nâu. Ônh hỏi bà Hằng, bà cho biết những thứ đó bà đã tìm được trong cái rương gỗ cất trong buồng của ông Hinh. Ông Nhẫn hỏi bà có biết gì về chuyện ngày xưa

- Advertisement -

không, bà nói bà không biết, không quan tâm, thấy cha con ông Hinh nhắc đến. Chỉ có một lần, lúc ông Hinh đến ngày gần chết, cứ thấy nhắc đến một anh thanh niên tên Nhẫn nào đó.

Ông Nhẫn kể cho bà nghe câu chuyện cũ và bà thở dài, khóc.
Bà Hằng chết năm 1974.

Tất cả đã vào dĩ vãng. Ngôi từ đường họ Bùi để hoang và sụp đổ sau một trận bão. Mảnh đất cũ nhà ông Hinh người ta làm nhà mẫu giáo. Người làng lớn lên, nhất là người trẻ, ít ai biết đến ngày xưa đây là nhà ông Hinh bốc thuốc, dạy võ.

Ngày xưa, trong làng có lò võ họ Bùi nổi tiếng khắp

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY