28 C
Hanoi
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeDịch lýTĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG - Phần 15

TĂNG BỔ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG – Phần 15

- Advertisement -

Thứ mười một: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHẢN NGÂM

(Tuvivietnam – siêu tầm)


Quẻ Phản Ngâm có hai loại: Quẻ Phản ngâm và Hào Phản ngâm.
Quẻ Phản ngâm là quẻ biến thành tương xung. Hào Phản ngâm là hào biến thành tương xung (hào biến tương xung thì nhiều, với quẻ thì chỉ có một là Không biến Tốn, Tốn biến Khôn).
Quẻ Càn ở Tây Bắc, phải cóTuất, trái có Hợi; quẻ Tốn ở Đông Nam phải có Thìn, trái có Tỵ, Hai quẻ này đối nhau có Thìn và Tuất, Tỵ và Hợi tương xung.. Cho nên quẻ Càn vi Thiên biến thành Tốn vi Phong, rồi Tốn biến thành Càn; quẻ Thiên Phong Cấu biến thành Phong Thiên Tiểu Súc, rồi Tiểu Súc biến thành Cấu. Đấy là hai quẻ Càn và Tốn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Khảm ở Chính Bắc nằm tại Tí, quẻ Li ở Chính Nam nằm tại Ngọ. Hai quẻ này đối nhau có Tí và Ngọ tương xung. Cho nên Khảm vi Thuỷ biến thành Li vi Hoả, rồi Li biến thành Khảm; quẻ Thủy Hoả Ký Tế biến thành Hoả Thuỷ Vị Tế, rồi Vị Tế biến thành Ký Tế . Đấy là hai quẻ Khảm và Ly tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Cấn ở Đông Bắc. phải có Sửu, trái có Dần; quẻ Khôn ở Tây Nam, phải có Mùi, trái có Thân. Hai quẻ này đối nhau có Sửu và Mùi, Dần và Thân tương xung. Cho nên Cần vi Sơn biến thành Khôn vi Địa, rồi Khôn biến thành Cấn; quẻ Sơn Địa Bác biến thành Địa Sơn Khiêm, rồi Khiêm biến thành Bác. Đấy là hai quẻ Cấn và Khôn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Chấn ở Chính Đông nằm tại Mão, quẻ Đoài ở Chính Tây nằm ở Dậu. Hai quẻ này đối nhau có Mão và Dậu tương xung. Nên Chấn vi Lôi biến thành Đoài vi Trạch, rồi Đoài biến thành Chấn; quẻ Lôi Trạch Qui Muội biến thành Trạch Lôi Tuỳ, rồi Tuỳ biến thành Qui Muội. đó là hai quẻ Chấn và Đoài tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Tí biến Ngọ, Ngọ biến Tí; Sửu biến Mùi, Mùi biến Sửu; Dần biến Thân, Thân biến Dần; Mão biến dậu, Dậu biến Mão;Thìn biến Tuất, Tuất biến Thìn; Tỵ biến Hợi, Hợi biến Tỵ. Đó là những hào tương xung biến đổi lẫn nhau là Phản Ngâm của các hào.

Thứ mười hai: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHỤC NGÂM

Quẻ Phục Ngâm có 3 loại:
1. Quẻ Càn biến Chấn, Chấn biến Càn; Vô Vọng biến Đại Tráng, Đại Tráng biến Vô Vọng. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm cả Nội quái lẫn Ngoại quái .
2. Quẻ Cấu biến Hằng, Hằng biến Cấu; Độn biến thành Tiểu Quá, Tiểu Quá biến thành Độn; Bỉ biến thành Dự, Dự biến thành Bỉ; Phong biến thành Đồng Nhân, Đồng Nhân biến thành Phong; Lý biến thành Qui Muội, Qui Muội biến thành Lý; Giải biến thành Tụng, Tụng biến thành Giải. Đó là Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm ở Ngoại quái.
3. Quẻ Đại Hữu biến thành Phệ Hạp, Phệ Hạp biến thành Đại Hữu; Truân biến thành Nhu, Nhu biến thành Truân; Đại Súc biến thành Di, Di biến thành Đại Súc; Tuỳ biến thành Quải, Quải biến thành Tuỳ; Tiểu Súc biến thành Ích, Ích biến thành Tiểu Súc; Thái biến thành Phục, Phục biến thành Thái. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn. Phục Ngâm ở nội quái.
(Quẻ Phục Ngâm chỉ có Càn biến thành Chấn, Chấn biến thành Càn. Xét các quẻ khác không có Phục Ngâm).

Thứ mười ba: LUẬN VỀ VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ

– Mùa Xuân: Mộc vượng, Hoả tướng. Mùa Hạ: Hoả vượng, Thổ tướng. Mùa Thu: Kim vượng, Thuỷ tướng. Mùa Đông: Thuỷ vượng, Mộc tướng. Bốn tháng cuối mỗi mùa Thổ vượng, Kim tướng. Đó là vượng tướng ở bốn mùa.
– Mùa Xuân thì Thổ và Kim. Mùa Hạ thì Kim và Thủy. Mùa Thu thì Mộc và Hoả. Mùa Đông thì Hoả và Thổ. Đó là hưu tù ở các mùa.
– Phàm trong quẻ, hào vượng tướng mà bị Nhật thần cùng động hào khắc chế, trước mắt được thời mà tươi tốt, quá thời sẽ bị hại. Đó chỉ là vượng tướng dùng trong tạm thời.
– Phàm trong quẻ, hào hưu tù nếu được Nhật thàn cùng động hào sinh phù, trước mắt tuy không thể thoả chí, gặp thời sẽ đắc ý. Đó là hưu tù đợi thời mà dùng vậy.

Thứ mười bốn: LUẬN VỀ TRONG HỢP CÓ KHẮC

– Phàm trong quẻ hào Tí biến thành Sửu, hào Tuất biến thành Mão, đó là Tí với Sửu hợp, Tuất với Mão hợp, trong hợp có khắc, hợp ba phần mà khắc bảy phần. Nếu vượng tướng, được Nhật Nguyệt sinh phò trợ giúp, hoặc trong quẻ có động hào sinh, thì luận là hợp. Nếu hưu tù, mất thời lệnh, bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc trong quẻ động hào khắc, thì luận là khắc vậy. Duy Thân Kim hoá Tỵ Hoả, mà không có Nhật Nguyệt với động hào tương sinh, không luận khắc, mà là hoá hợp, hoá Trường Sinh vậy. Nếu xem vào ngày tháng Dần là Tam hình tụ hội, Thân bị Dần xung nên không thể luận cát được.

Thứ mười lăm: LUẬN VỀ HỢP XỨ PHÙNG XUNG, XUNG TRUNG PHÙNG HỢP

Hợp xứ phùng Xung có ba loại :

1. Phàm được quẻ Lục Hợp biến thành Lục Xung.

2. Nhật Nguyệt xung với hào.

3. Động hào biến thành xung.

Xung trung phùng Hợp cũng có ba loại:

1. Phàm được quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp.

2. Nhật Nguyệt hợp với hào.

3. Động hào biến thành hợp.

- Advertisement -

Hợp xứ phùng Xung mưu sự tuy thành mà kết quả lại tan. Xung trung phùng Hợp sự đã tan mà lại thành.

Thứ mười sáu: LUẬN VỀ TUYỆT XỨ PHÙNG SINH, KHẮC XỨ PHÙNG SINH

Kim có Tuyệt tại Dần, Mộc có Tuyệt ở Thân, Thuỷ cóTuyệt ở Tỵ, Hoả có Tuyệt ở Hợi[1].
– Ví như ngày Dần xem quẻ, hào Kim có Tuyệt ở Dần, nếu trong quẻ có hào Thổ động mà sinh Kim, là Tuyệt xứ phùng sinh.
– Ngày Thân xem quẻ, hào Mộc có Tuyệt ở Thân, nếu trong quẻ có hào Thuỷ động sinh Mộc, là Tuyệt xứ phùng sinh.
– Ngày Tỵ xem quẻ, hào Thuỷ có Tuyệt tại Tỵ, nếu trong quẻ có hào Kim động sinh Thuỷ, là Tuyệt xứ phùng sinh.
– Ngày Hợi xem quẻ, hào Hoả có Tuyệt tại Hợi, nếu trong quẻ có có hào Mộc động sinh Hoả, là Tuyệt xứ phùng sinh.
– Tuy ngày Tỵ xem quẻ, hào Thổ có Tuyệt tại Tỵ, nếu Nguyệt kiến sinh phò trợ giúp, hào Thổ không thể bảo là Tuyệt, mà là Nhật sinh. Nếu Thổ hoá ra Tỵ, lại có Nhật Nguyệt trợ giúp, không bảo là hoá Tuyệt, mà bảo là hoá hồi đàu sinh. Nếu Nhật Nguyệt chế Thổ, thì bảo Thổ Tuyệt tại Nhật thần, là hoá Tuyệt vậy.
– Nếu ngày Dậu xem quẻ, hào Dần bị khắc, trong quẻ lại có hào Thuỷ động sinh Mộc, ấy là khắc xứ phùng sinh. Ngoài ra đều phỏng theo như thế.
Nói chung Tuyệt xứ phùng sinh là “hàn cốc phùng xuân” (hang lạnh gặp xuân), khắc xứ phùng sinh là “hung hậu kiến cát” (sau hung gặp cát).

Thứ mười bảy: LUÂN VỀ BIẾN TIẾN THẦN VÀ BIẾN THOÁI THẦN

– Phàm trong quẻ Hợi biến thành Tí, Sửu biến thành Thìn, Dần biến thành Mão, Tỵ biến thành Ngọ, Mùi biến thành Tuất, Thân biến thành Dậu , Tuất biến thành Sửu là biến thành Tiến Thần. Tiến Thần thì cát hay hung tăng thêm uy thế.
– Phàm trong quẻ Tí biến thành Hợi, Tuất biến thành Mùi, Dậu biến thành Thân, Mùi biến thành Thìn, Ngọ biến thành Tỵ, Thìn biến thành Sửu, Mão biến thành Dần, Sửu biến thành Tuất là biến thành Thoái Thần. Thoái Thần thì cát hay hung đều giảm uy lực.

Thứ mười tám: LUẬN VỀ QUẺ NGHIỆM VÀ KHÔNG NGHIỆM

Phàm người xem quẻ, chỉ chí thành mới cảm cách được thần minh. Cho nên thận trọng trai giới, chỉ xem một việc, cáo trước Thần mà sau mới xem. Rồi nghiên cứu các lẽ của Dụng thần, của Nguyên thần, của Kị thần, của Cừu thần, cùng động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, biến hoá, Tuần không, Nguyệt Phá, Nguyệt kiến, Nhật thần, thì không quẻ nào là không nghiệm. Nếu người bói không xét lòng vốn có của người xem mà vọng đoán, thì lý không thông, quẻ chẳng nghiệm. Lại kèm hỏi thêm mấy chuyện, tất không định được, thì quẻ chẳng nghiệm. Như việc gian đạo, tà dâm thì trời chẳng dung, quẻ không nghiệm. Hoặc ngẫu nhiên thừa dịp mà xem, không chút thành kính, quẻ cũng không nghiệm.
Lại như xem thay cho người, tất trước hết nói rõ danh phận của người xem thay như thế nào, thân hay sơ, trên hay dưới đối với mình , phân biệt Dụng thần mà xem, để khỏi sai lầm. Nếu nô bộc thay cho chủ đến xem thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Nay có người vì giữ thể diện không nói thực tình, giả thác là thân thích, để chọn sai Dụng thần, tuy xem cũng vô ích vì không nghiệm..
Lại có người đến xem, lòng tuy thành kính, hoặc vì việc gì cản trở phải khiến người thay thế để xem, mà người xem thay hoặc lòng không thành thì không nghiệm. Lại hoặc một việc mà hôm nay xem, ngày mai lại xem nữa, hoặc một người xem liền bốn năm quẻ, tức nhàn chám khinh nhờn cũng không nghiệm.

[1] Tuyệt là một trong 12 thành phần của vòng Trường Sinh thuộc ngũ hành mà khởi đầu là Trường Sinh, tiếp đến là Mộc Dục, Quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng. Về sau gọi tắt là Kim tuyệt ở Dần, Mộc tuyệt ở Thân… có nghía hành Kim có Tuyệt ở Dần, hành Mộc có Tuyệt ở Thân….

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY