28 C
Hanoi
Thứ Bảy, 23 Tháng Ba, 2024
spot_img
HomeTử ViThạch Trung Ẩn Ngọc

Thạch Trung Ẩn Ngọc

- Advertisement -

Thạch trung ẩn ngọc

Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách cục khi Sao Cự Môn tọa thủ tại 2 cung Tí – Ngọ. Đây là cách mà bị người đời suy diễn nhiều nhất. Nào là phải gặp Tuần Triệt “mới mong sáng rõ”, hoặc “phải có hung tinh mới mong phá đá để lộ ngọc ra ngoài”…đủ trò. Nhưng thực chất về cách này thế nào?

Góc nhìn từ cổ thư

Cổ thư viết “Cự Môn Tí Ngọ Lộc Khoa Quyền, Thạch trung ẩn ngọc phúc hưng long”.

Cự Môn ở Tí Ngọ đã đành, nhưng điểu kiện đủ để được hưởng cái chữ “phúc hưng long” (phúc lớn lao) thì phải có Lộc Khoa Quyền. Tức là phải có Cát Hóa. Vậy thì cái quan điểm “cần tuần triệt” “cần hung tinh” là quan điểm suy diễn, bởi khi gặp Tuần Triệt sẽ bị phá cách.

Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách nói ẩn dụ của cổ nhân khi Cự Môn hội hợp được Cát diệu...
Thạch Trung Ẩn Ngọc là cách nói ẩn dụ của cổ nhân khi Cự Môn hội hợp được Cát diệu…

Thực ra cổ nhân nói “thạch trung ẩn ngọc” tức là hình ảnh ẩn dụ vậy thôi, chứ chẳng có cục đá, viên ngọc nào ở đây cả. Ý cổ nhân chỉ muốn nói rằng, cách này là các “nghi ẩn bất nghi hiển”, nên ẩn đi mà không nên hiện ra. Nguyên do là vì tại Tí Ngọ, vốn là đất vượng của Sao Cự Môn. Nhưng bản chất thì Cự Môn là Hung tinh, tính thì là Thị Phi Khẩu Thiệt, cái tính này là điểm cực bất lợi trong cuộc sống, đặc biệt là trong quan trường. Vậy khi Cự Môn lâm vượng địa sẽ được đắc dụng, tức là tính thị phi khẩu thiệt kia sẽ phải ẩn đi, phải mất đi. Giống như viên ngọc nằm sâu trong đá vậy.

Phân Tích

Riêng phân tích về cách này, cũng cần nói rõ thêm về các điều kiện phối hợp của nó :

  • Cự Môn gặp Quyền (hoặc) Lộc là Thượng cách
  • Cự Môn gặp Lộc tồn là Thứ cách.
  • Cự Môn độc vượng, không có Lộc tồn, chẳng có Hóa cát là tầm thường.

Đặc biệt, trái với quan điểm cho rằng “cần hung tinh để phá đá lấy ngọc ra”. Cách này rất sợ Kình Dương tại Ngọ. Gặp Kình dương tại Ngọ là sợ nhất vì riêng Kình đã làm nên cách “mã đầu đới kiếm” chủ về hung.

Cổ thư viết về trường hợp này có nói “Đãn kiến Kình Dương vi phá cách, Chủ nhân khốn trệ họa lai ương”. Tức là: Nếu gặp Kình dương thì là phá cách, chủ người khốn đốn, gặp nhiều tai ương.

Vương Đình Chi khi bình về cách này còn cho rằng, nếu Lưu niên Mệnh cung mà gặp cách này, lại có Lưu Kình bay đến thì không thể cát tường được.

Kết luận

Cổ nhân có lời khuyên cho cách Thạch trung ẩn ngọc này rằng:

“Bất tẩu tối cao phong vi nghi, tắc nhất sinh vị cao lộc hậu, nhược thủ đính điểm, tắc hữu lương hậu quả, hoặc tao chúng nhân sở chỉ trách, chí thân bại danh liệt”

Nghĩa là “chẳng nên đi đến đỉnh cao thì một đời được chức cao lộc hậu, nếu mà lên đến đỉnh cao ắt sẽ gặp rắc rối, dễ bị người ta chỉ trích, thậm chí là thân bại danh liệt”.
Đến đây thì cảng thấm thía cái câu “nghi ẩn bất nghi hiển”, cứ yên tâm ngồi đó “ngậm miệng ăn chè” mà hưởng vinh hoa phú quý, chớ có nổi hứng mà tranh đoạt với đời thì sẽ lãnh hậu quả. Đấy mới đích thực là “ngọc ẩn trong đá”.

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY