25 C
Hanoi
Thứ Sáu, 12 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử Vi40. Lá số danh nhân: Nhà văn kinh doanh Nguyễn Văn Vĩnh...

40. Lá số danh nhân: Nhà văn kinh doanh Nguyễn Văn Vĩnh (KHHB số 74l2)

- Advertisement -

Dưới thời Pháp thuộc, ở mỗi miền Việt Nam, Trung cũng như Nam hay Bắc, đã khai sanh ra những nhân vật có thể nói là nhân tài thường đi có cặp.

Khắp nước người dân tôn kính cụ Phan Bội Châu bao nhiêu thì luôn luôn không sao quên được lòng ngưỡng vọng cụ Phan Chu Trinh, ở miền Nam một khi đã nghĩ đến ông Bùi Quang Chiêu là liên tưởng ngay đến ông Nguyễn Phan Long, thì ở miền Bắc cũng vậy đã nói đến ông Phạm Quỳnh là nhớ ngay đến ông Nguyễn Văn Vĩnh.

Trước đây tôi đã có dịp trình bày hai cụ Phan và ông Quỳnh, nay tôi xin kể đến ông Vĩnh (xin quý vị nào có lá số ông Bùi Quang Chiêu hay ông Nguyễn An Ninh xin cho biết, tôi xin thành thật cảm ơn).

Ông Nguyễn Văn Vĩnh tuổi Nhâm Ngọ (1882) sanh ngày 30 tháng 4 giờ Dậu, nghĩa là ông hơn ông Quỳnh 10 tuổi.

Tuổi Nhâm Ngọ Mệnh vô chính diệu ở cung Thân. Thân đắc Đồng lương ở Dần. Ở đây có thể nói hai vị trí đi gióng đôi liên hệ mật thiết với nhau, mặc dầu Tang môn vẫn là thế nghịch của Bạch hổ và Thân cung vẫn ở thế đàn áp Dần cung.

Người này sanh ra đời ở hoàn cảnh cứ canh cánh lo âu tính toán (Mệnh) mà khi đã tính toán rồi thực hành lao đầu làm việc (Thân).

Mệnh vô chính diệu thấy Tang môn nằm chình ình (Mộc) nghiễm nhiên đóng vai chủ động cho đương số (Mộc mệnh). Người ta thường nói gặp Tang môn, Bạch hổ đắc dịa ở Mão Dậu, Dần Thân, cũng nên phân tách cho rõ hơn:
Bạch Hổ (Kim) đắc địa ở Thân Dậu (Kim) còn Tang Môn (Mộc) đắc địa ở Dần Mão (Mộc) thì Tang môn ở đây là trong nghịch cảnh hội với Đại hao, Địa Kiếp (Hỏa) một bầy hung hãn dẫu là hai sao này đều đắc địa phải kể là đắc Tuần ngự chế. Nếu là Triệt thì hết thảy từ Mã, Trường sinh, Hao, Kiếp, Tang môn gì đều tan nát hết. Với cái Mệnh vô chính diệu đắc Tuần này (tạm kể vì chỉ có Hỏa mệnh hay Kim mệnh mới toại nguyện) bảo toàn được chủ đích là sự lo toan cho Thân kinh doanh sự nghiệp dầu có bôn ba đây đó cũng xông pha không quản ngại.

Cũng nên kể Thiên Mã này chính lẽ không phải của ông, bằng ông có xử dụng thì chỉ mất công, sự nghiệp trồi trụt không có gì là bền vững mà ông còn lao tâm khổ xác vì Mộc mệnh.

Ngắm đến Thân ở Dần, Đồng Lương đắc cách, phải nhìn nhận ông được thanh danh là vì Đồng Lương được Cơ Âm cùng đắc cách hội chiếu. Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương tối hảo chỉ có ở Dần đủ cả nghĩa một sức thông minh hơn người và một văn nghiệp xuất chúng. Nhưng nào ông có theo hẳn văn nghiệp (Đồng Lương Triệt). Định mệnh đặt ông là phải lo âu toan tính, trí óc ông là làm việc thực tế kinh doanh cho nên lời văn ông cũng giản dị bình thường hoạt bát, không chứ đựng nhiều từ ngữ nặng nề như một số đồng nghiệp cùng thời. Ngay đến tư tưởng ông cũng thực tế hơn ông Phạm Quỳnh chủ chương lập luận bênh vực thuyết Lập Hiến muốn giữ phần nào chủ quyền hình thức, trái lại ông Nguyễn Văn Vĩnh nói huỵch toẹt là đã bị trị thì nên áp dụng chương trình trực trị cho rồi, ăn thua ở chỗ thực tâm của kẻ cầm quyền và dân chí, đừng nên nửa trăng nửa đèn thành không đi đến đâu. Có lẽ vì thế người đời mới gán cho cả hai ông là thân Pháp.
Cái nỗi khổ tâm của ông Quỳnh là tin vào lòng nhân hậu và khả năng của mình (Thiên Lương Tả Hữu). Nước dầu đã mất, nhưng tiếng nói của dân Việt còn là còn…Đối với một văn nhân trong nghịch cảnh (Tuổi Nhâm ở Hợi) Kể cũng đáng thương. Ông Vĩnh cũng viết “Nước Việt Nam sau này hay hay dở là ở chữ quốc ngữ”. Hai ông cùng chủ trương nên bảo toàn tiếng nói mẹ đẻ làm sao cho nó đừng mất và phổ biến rộng ra là được, cũng như cụ Phan Chu Trinh thường nói: Điều làm trước nhất là khai thông dân trí đã.

Cái chủ trương kinh doanh của ông Vĩnh không phải là không có hậu ý (Thân trong tam hợp tuổi) không phải là không chính nghĩa. Chỉ vì Thân (Đồng Lương) bị Triệt mà sự nghiệp ông không toại khi trồi khi trụt (Mã mượn). Với ông ta thấy con đường văn nghiệp chỉ là phương tiện, cái chí hướng kinh doanh mới là mục đích xa xăm của ông. Không phải là ông không biết thân phận của kẻ mất nước (thế Tang môn) cho nên ông cố hành động theo con đường chính nghĩa (Bạch Hổ) riêng tư của ông, tưởng không phải là không có tâm hồn với đất nước.

Đời ông đi vào cung Tuất là giai đoạn bắt đầu làm báo (1908) đạt được chí hướng của mình với nhiều hy vọng sau này (Thái Âm miếu đắc Long Trì). Bị Đà la không hẳn là La Võng nhưng cũng là một trong tam ám của Thái ÂM chỉ phần nào ngăn trở chậm bước đường tiến thân thỏa mãn của ông.

Bước sang cung Điền chỉ là giai đoạn khai sơn phá thạch giật gấu vá vai đem cái chí kinh doanh ra thực hành rầm rộ. Theo một số người cộng sự cho biết ông làm việc ngày đêm bất kể, chưa được hưởng thụ gì thì tuổi 45 đã đến rồi cứ một ngày một mội giòng nước ngược luôn cho đến năm 54 tuoir (1936) ông trút hơi thở cuối cung ở Tchephone (Hạ lào)

Đây cũng là một trường hợp tuổi Nhâm vận hành gặp Lộc tồn, lưu hà, Kiếp sát, Thiên không, ông mới chỉ là gây dựng sự nghiệp còn thiếu trước hụt sau. Nếu được đầy đủ cho mình hưởng thụ ngôi cao phú quý, có lẽ cao sanh đã đoản mệnh sớm hơn, cho hay đó chỉ là con đường rẽ mà thôi. Vì Thân ông bị Triệt thì làm sao ông mở máy chạy tốc độ không khỏi trục trặc lúc ban đầu, hay bước đầu tiến phải mất nhiều thời giờ hơn người khác. Một phần mệnh ông (Mộc) đáo Thủy cung không đến nỗi đoản mau phải chờ đến cung Quan (cũng Thủy) Kình Hình một cặp song kiếm phi đao kẹp cổ mạng Mộc, cũng phải chờ đến năm giao vận là năm tính sổ 10 năm thiếu đủ phải thanh toán cho sòng phẳng.

Người Mộc mệnh vô chính diệu thật khó kiếm được hung tinh đắc địa thủ vai cho xứng làm nên trò hơn Tang môn đắc Tuần. Còn Thiên Mã ở đây chỉ là Mã mượn của người Kim mệnh cũng nhờ Tuần cho ông được phần nào nghị lực. Đại hao, Địa kiếp ngộ Tuần cũng phần nào tiết chế sự tiết khí của Mệnh. Nhưng cung Quan Kình Hình không gì ngăn cản, Thái Dương vượng địa cùng Phượng Riêu đắc cách ở Tài tức là cát hung chung chiếu dàn cảnh kiến nhất Không, cuộc đời bôn ba như mộng ảo, phú quý là phù vân. Chỉ tiếc cho Thân ông được Thiên Lương vượng địa bị Triệt, cái thế chính nghĩa (Thái Tuế) đứng với Thiên Cơ đắc địa hẳn ông đã tính toán với một hoài vọng lớn lao cho dân cho nước, đến khi nhắm mắt qua đời ông ôm theo không một ai hiểu thấu (Thái ÂM miếu bị Đà ám).

Có phải cái dự tính của ông Nguyễn Văn Vĩnh hãy còn trong vòng bí mật mà tôi tin là không phải như người ta đã nghĩ về ông.

KHHB số 74L2.

Tử Vi Việt Nam Sưu Tầm – Theo Tử Vi Lý Số

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY