27 C
Hanoi
Thứ Sáu, 12 Tháng Tư, 2024
spot_img
HomeTử Vi - Tứ HóaKị phổ của Trung Châu Tứ Hoá phái

Kị phổ của Trung Châu Tứ Hoá phái

- Advertisement -

Kị phổ của Trung Châu Tứ Hoá phái

1. Lưu xuất Kị.

Bản cung (A cung) thiên can tác động đối cung (B cung) tinh Hóa Kị, tức do bản cung Hóa Kị đáo đối cung gọi là “Lưu xuất Kị”, biểu thị ý nghĩa chủ tinh của bản cung (A cung) hoặc cung vị lưu xuất (tiết khí), không lưu giữ được.

Nếu đối cung (B cung) có niên Kị tọa thủ, tất cấu thành “Nghịch thủy Kị”, ý nghĩa không giống nhau. Ví dụ bản cung (A cung) là mệnh cung, quan lộc cung, tài bạch cung, tức Kị này gọi là “Thủy mệnh Kị”, đại biểu chủ nhân mệnh bàn này không thích hợp sáng nghiệp kinh doanh, sản xuất, thích hợp phát triển nghề dịch vụ, buôn bán giao dịch tiền mặt. Hoặc làm công chức, làm công ăn lương.

2. Lưu thủy Kị.

Nếu như B cung không phải đối cung của A cung, ngoài bản cung A cung và đối cung, các cung khác, Kị này thành “Lưu thủy Kị”. A cung sẽ như nước chảy vào B cung. Nếu như A cung là tài bạch cung, mà B cung là nô bộc cung, tức tài bạch Hóa Kị nhập nô bộc, là tiền tài chảy vào túi bằng hữu. Đại giang đông khứ, một đi không trở lại.

3. Tuần hoàn Kị.

Hai cung A, B trong mệnh bàn thuộc lục thân cung, (lục thân cung gồm mệnh, huynh, phu thê, tử nữ, nô bộc, phụ mẫu). Như A cung Hóa Kị nhập B cung, đồng thời B cung cũng Hóa Kị nhập A cung thành hình thái tương hỗ, Kị lai Kị khứ tức là “Tuần hoàn Kị”. Biểu thị giữa hai cung bình đẳng trong quan hệ có tình tất có nghĩa, ân oán phân minh, có đức báo đức, có thù báo thù, ví như B cung là nô bộc cung, nếu mệnh tạo quan tâm, chăm lo đối với bạn bè, đồng sự, thủ hạ, họ tất nhiên cũng quan tâm đến mệnh tạo, giúp đỡ mệnh tạo; nếu như mệnh tạo không quan tâm đến khó khăn của họ, khi mệnh tạo gặp khó khăn cũng sẽ không nhận được sự quan tâm từ họ.

4. Phản cung Kị.

Khi hành vận đại hạn đáo nhập bản mệnh tam phương, mà đại hạn mệnh cung Hóa Kị nhập bản mệnh phu thê cung, thiên di cung, phúc đức cung, sẽ xung tới bản mệnh quan lộc cung, mệnh cung, tài bạch cung, Kị khi đó gọi là “Phản cung Kị”. hoặc “Hồi lực Kị”. Khi Kị phản hồi nếu không thận trọng sẽ tự làm tổn thương bản thân. Hành vận gặp phải tình trạng này cần thận trọng tránh tự tổn hại. Đại hạn đáo bản mệnh tài bạch cung (A cung) phi xuất Kị nhập bản mệnh phu thê cung (B cung) Kị tinh này tức xung bản mệnh quan lộc cung (C cung), Khi lưu niên đáo B cung sẽ phát sinh tình hình không thuận lợi, Khi lưu niên đáo C cung, tất cần hết sức thận trọng.

5. Thị phi Kị (Lộc lai Kị).

Giả sử A, B hai cung không phải đối cung, khi A cung Hóa Lộc nhập B cung, mà B cung cũng Hóa Kị nhập A cung. Hình thái Lộc đi Kị lại tức gọi là “Thị phi Kị”. Nếu A, B đối cung, hình thành Lộc Kị xung thì không là “Thị phi Kị”. Giữa người với người mới phát sinh thị phi, cho nên “Thị phi Kị” là biểu hiện hiện tượng tại lục thân cung vị. Là hình tượng “lấy đức báo oán” hoặc “lấy oán báo đức”, tức có đối tốt với đối phương nhưng không được báo đáp mà nhận lại thị phi, oán ngôn. Ví dụ: Mệnh cung Hóa Lộc nhập phu thê cung, Phu thê cung Hóa Kị nhập mệnh cung biểu thị mệnh tạo yêu thương phối ngẫu, nhưng phối ngẫu cho rằng mệnh tạo quản quá chặt, quan tâm quá độ tạo thành áp lực làm phối ngẫu mất tự do.

6. Phiền toái Kị (Hỗ xung Kị).

Tức hai cung Hóa xuất Kị tinh, hình thành trạng thái đối cung xung nhau (đối cung hỗ xung). Ví dụ: Mệnh cung Hóa Kị nhập phúc đức cung, mà nô bộc cung Hóa Kị nhập tài bạch cung, lưỡng Kị tại tài phúc hình thành trạng thái đối cung hỗ xung, Tức là “Phiền toái Kị”. Chủ bằng hữu và mệnh tạo có sự phân tranh trong tài vụ, nên cần thận trọng trong giao dịch tiền bạc cùng bằng hữu. Ví dụ như mệnh cung và phu thê cung hình thành trạng thái Kị tinh đối cung hỗ xung gọi là “Oán than Kị”. Phu thê sẽ cãi vã, oán than liên miên.

7. Nghịch thủy Kị.

Ví dụ: Khi mệnh cung, tài bạch cung quan lộc cung có “Lưu xuất Kị” hoặc gọi “Thủy mệnh Kị” nhập đối cung, những cung này tức thiên di, phúc đức, hoặc phu thê cung có Kị năm sinh tọa thủ mà không tự hóa, Kị năm sinh như bức tường ngăn chặn “Lưu xuất Kị”, “Lưu xuất Kị” không bị lưu xuất, Hình thái đó gọi là “Nghịch thủy Kị”, phàm mệnh bàn có “Nghịch thủy Kị” tất nhiên phát đạt, có thể kinh doanh, mở xưởng, nguồn tài dồi dào, sự nghiệp thăng tiến. Kị này nhất định phải do bản mệnh tam hợp phi xuất, và đối cung như thiên di, phúc đức, phu thê tuyệt không thể tự hóa mới hợp cách “Nghịch thủy Kị”.

8. Thủy tiết Kị.

Là phá cách của ” Nghịch thủy Kị” tức trạng thái “Nghịch thủy Kị”, nhưng Kị năm sinh tọa thủ tại  thiên di cung, phúc đức cung, phu thê cung lại tự Hóa Kị, khi đó gọi là “Thủy tiết Kị”. Sẽ có sức phá hoại cực lớn, nhất là tự Hóa Lộc, tự Hóa Kị, sẽ dẫn đến hậu quả thất bại thảm hại một cách nhanh chóng. Như tục ngữ có câu ” kiếm bao nhiêu, tiêu ngần ấy”, kiếm được càng nhiều cũng tiêu sạch bách.

- Advertisement -

9. Chiết mã Kị (Tứ mã Kị).

Chiết tức chặt bỏ, tức cung dần, thân, Tỵ, hợi gọi là “Tứ mã Kị”. Tức hình thái Kị năm sinh tọa lạc tứ mã cung vị, hoặc thiên can của bốn cung này tự Hóa Kị, đều gọi là “Chiết mã Kị”. Chủ bôn ba, lao bác, nếu  bốn cung này là lục thân cung vị, tức biểu thị hiện tượng lục thân tụ ít ly nhiều, cũng tốt nhất nên tụ ít ly nhiều, nếu gần nhau lâu dễ xảy ra xung đột. Nếu là mệnh cung tất chủ phải ly hương, tại ngoại bôn ba lao bác, cach trở người thân.

10. Nhập khố Kị.
Thìn, tuất, sửu, mùi gọi là tứ mộ khố, có Kị năm sinh tọa thủ mà không tự hóa gọi là “Nhập khố Kị”. Có ý nghĩa thủ tài, tiến tài. “Nhập khố Kị” tồn tại một chút ý nghĩa khiếm nợ. Khi tọa tại lục thân cung, tức chủ lục thân nỗ lực kiếm tiền, mà mệnh tạo nhờ đó được lợi. Như tại phu thê cung, tức khi kết hôn phối ngẫu mang lại tài lộc, hoặc sau hôn nhân phối ngẫu nỗ lực kiếm tiền cho mệnh tạo. Nếu không phải lục thân cung tức mệnh tạo phải nỗ lực kiếm tiền. Như tại điền trạch, biểu thị mệnh tạo phải có trách nhiệm gánh vác sinh kế, phải kiếm tiền chăm lo cho gia đình, hoặc vì sản nghiệp mà nỗ lực không ngừng, là mệnh tạo “mắc nợ” gia đình. Tại tài bạch cung biểu thị vì tài bôn ba nhưng có thể thủ tài, nhưng nếu có tự hóa, tất không thể thủ tài, sẽ lưu thất, khi đó trở thành “Tiết khố Kị”.

11. Tuyệt mệnh Kị. “Tuyệt mệnh Kị” đoán sinh tử, nhất thiết Kị năm sinh tọa mệnh cung.

Khi mệnh cung tọa Kị năm sinh, tối Kị một cung khác Hóa Kị nhập mệnh.

1. Khi mệnh cung tọa Kị năm sinh, đại hạn quan lộc cung hoặc đại hạn điền trạch cung lại Hóa Kị nhập mệnh là “Tuyệt mệnh Kị”.

2. Mệnh cung không có niên Kị, đại hạn thiên di Hóa Kị xung bản mệnh; hoặc xung bản mệnh quan lộc cung; hoặc đại hạn điền trạch cung Hóa Kị xung bản mệnh cũng là “Tuyệt mệnh Kị”.

3. Tuyệt mệnh Kị là kiếp số chi vị, tuyệt mệnh chi sự, là đại hạn hoặc lưu niên Hóa Kị bất khả xung bản mệnh hoặc bản mệnh quan lộc cung. Điền trạch cung cũng bất khả Hóa Kị xung bản mệnh hoặc bản mệnh quan lộc cung.

4. Tức bản mệnh cung tọa Kị năm sinh, điền trạch cung hoặc quan lộc cung Hóa Kị, quyết không thể lại nhập bản mệnh, nhập bản mệnh tất sinh mệnh nguy hiểm.

5. Khi bản mệnh tọa Kị năm sinh, tối phạ (sợ nhất) Kị nhập, như phu thê cung Hóa Kị nhập bản mệnh cung, tất chủ phu thê tranh cãi phân khai, một trong hai người có sự cố ảnh hưởng thân thể.

6. Thiên di cung Hóa Kị xung bản mệnh; hoặc xung quan lộc, đồng thời điền trạch cung cũng Hóa Kị xung bản mệnh, tình trạng sinh mệnh vô cùng nguy hiểm.

7. Thiên di cung Hóa Kị xung bản mệnh quan lộc cung và xung bản mệnh tương đồng, nếu phát sinh sự bất ngờ sẽ vô cùng nghiêm trọng (lưu niên, đại hạn đồng luận).

8. Khi điền trạch cung Hóa Kị xung bản mệnh mệnh cung mà bản mệnh cung tuy vô Kị tọa thủ, cũng đồng dạng sinh mệnh gặp nguy hiểm.

9. Lưu niên thiên di cung bất khả Hóa Kị xung bản mệnh cung, xung tất nguy hiểm. Khi quan lộc cung tọa thủ Kị năm sinh, thiên di cung hoặc điền trạch cung Hóa Kị bất khả tái nhập quan lộc cung, nhập tất hung.

10. Đoán lưu niên có thể dựa trực tiếp bộ lưu niên tứ hóa nhập bản mệnh phán đoán.Tham khảo đại hạn và đại hạn tài bạch cung, có thể chỉ là tổn tài mà thôi.

Nếu  bản mệnh bị xung do đại hạn tử nữ hoặc đại hạn điền trạch, tai ương tất nghiêm trọng. Lưu niên thiên di cung Hóa Kị xung bản mệnh tất tai ách, xung quan lộc cung cũng tai ách, mệnh cung và quan lộc cung là nhất cửu đồng cung, là nơi sử dụng Tuyệt mệnh Kị.

(Giáo trình tứ hóa phi tinh sơ trung cơ bản – Huy Hà Phan)

- Advertisement -
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisement -
- Advertisment -

Có thể bạn thích

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY